Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn thạc sỹ thế giới nhân vật trong truyện ngắn phong điệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Nguyễn Thị Hồng Mơ

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 822.0121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Nguyễn Thị Thanh Ngân

THÁI NGUYÊN - 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm luận văn, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, động viên thiết thực, quý báu. Tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu và các thầy cô Trường Đại học Khoa học- Đại học
Thái Nguyên mặc dù điều kiện học tập rất khó khăn, nhƣng đã hỗ trợ chu đáo
để học viên có thể theo học chƣơng trình một cách thuận lợi, đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để học viên có thể tham gia học tập với kết quả tốt nhất, làm
nền tảng vững chắc cho việc triển khai luận văn.
Cô giáo: Nguyễn Thị Thanh Ngân và cơ Trịnh Thị Thu Hịa đã tận tình


hƣớng dẫn từ khâu xây dựng đề cƣơng luận văn., đến triển khai luận văn và
hoàn thiện bản thảo bảo vệ.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí, đồng nghiệp, ngƣời
thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi để hồn thành luận
văn này./.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng bản
thân tơi, qua q trình tìm hiểu, nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan đến đề tài,
khơng sao chép từ bất cứ cơng trình nghiên cứu nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với những cam đoan này!


iii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................6
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................7
7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................7
CHƢƠNG 1 TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC

VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI..........................................................................................8
1.1. Truyện ngắn và thế giới nhân vật trong truyện ngắn ...........................................8
1.1.1 Khái quát về truyện ngắn ................................................................................8
1.1.2. Nhân vật văn học và nhân vật trong truyện ngắn ........................................11
1.2. Truyện ngắn Phong Điệp và những dấu ấn sáng tạo nổi bật..............................19
1.2.1. Vài nét về nhà văn Phong Điệp ...................................................................19
1.2.2. Những dấu ấn sáng tạo của nhà văn trong thể loại truyện ngắn ..................24
1.2.3. Vị trí truyện ngắn Phong Điệp trong văn học đƣơng đại ............................29
CHƢƠNG 2 CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP33
2.1. Những ngƣời cô đơn ..........................................................................................33
2.1.1. Mn triệu vẻ cơ đơn ...................................................................................36
2.1.2. Trăm ngàn lí do cô độc ................................................................................45
2.1.3. Một tƣơng lai cô quạnh ................................................................................49
2.2. Những kẻ bị tha hóa ...........................................................................................53
2.2.1. Sự tha hóa tự thân ........................................................................................54
2.2.2. Sự biến chất do hồn cảnh xơ đẩy ...............................................................56
2.3. Những con ngƣời bất hạnh .................................................................................60
2.3.1. Bi kịch của những bậc cha mẹ khốn khổ vì con ..........................................60
2.3.2. Bi kịch của những đứa con hiếu thảo ..........................................................64
2.3.3. Bi kịch của những ngƣời phụ nữ lầm lỡ trong tình yêu...............................67
2.3.4.Con ngƣời giàu nghị lực, khao khát vƣơn lên để khẳng định và hồn thiện
mình .......................................................................................................................70


iv

CHƢƠNG 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN PHONG ĐIỆP...............................................................................................75
3.1. Bút pháp khắc hoạ nhân vật của Phong Điệp.....................................................75
3.1.1. Khắc họa nhân vật qua tên gọi .....................................................................75

3.1.2. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình ...............................................................80
3.1.3. Khắc họa nhân vật qua lời thoại ..................................................................82
3.1.4. Khắc họa nhân vật qua biểu hiện nội tâm ....................................................84
3.1.5. Khắc họa nhân vật qua hành động ...............................................................86
3.2. Yếu tố kì ảo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyện ngắn Phong Điệp89
KẾT LUẬN ...............................................................................................................94


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đối với một tác phẩm văn học, sự kết hợp của các yếu tố cơ bản
nhƣ đề tài, chủ đề, tƣ tƣởng văn học, kết cấu và ngôn từ nghệ thuật, … sẽ sóp
phần thể hiện thế giới nghệ thuật ở cả phƣơng diện nội dung và hình thức.
Trong đó, nhân vật văn học là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng
trong việc tạo nên một chỉnh thể tác phẩm văn học. Từ những nhân vật có tên
nhƣ Thạch Sanh, Thúy Kiều, Xuân Tóc Đỏ…. cho đến những nhân vật không
tên nhƣ chị vợ của Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim lân, những kẻ đƣa
tin, lính hầu, … hay những con vật, cây cối, đồ vật rất đời thƣờng cũng trở
thành nhân vật văn học một cách vô cùng sinh động và mang ý nghĩa sâu sắc.
Mỗi nhân vật đều ẩn chứa những ý tƣởng sáng tạo riêng của tác giả, đều góp
phần thể hiện tƣ tƣởng chủ đề của tác phẩm. Nhân vật văn học chính là ngƣời
dẫn dắt ngƣời đọc vào một thế giới riêng của đời sống. Chính vì vậy, để hiểu
đƣợc ý nghĩa, quan niệm tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm, việc trƣớc tiên
cần triển khai chính là tìm hiểu, khai thác nhân vật ở mọi khía cạnh.
1.2. Trong tiến trình vận động của nền văn học Việt Nam đƣơng đại,
Phong Điệp là một trong số những nhà văn nữ có nhiều đóng góp. Là tác giả
của hơn 20 đầu sách (bao gồm các tập truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dài cho
thiếu nhi, tản văn, đối thoại văn học…), Phong Điệp gặt hái đƣợc nhiều thành

công đặc biệt ở thể loại truyện ngắn: Giải Nhì (khơng có giải Nhất) cuộc thi
truyện ngắn hai năm 1996 - 1997 trên báo Văn nghệ Trẻ với truyện ngắn Ma
mèo; Giải thƣởng Văn học tuổi xanh 1996 do Tạp chí Tuổi xanh tổ chức năm
1996 với truyện ngắn Hoạ sĩ; Giải chùm truyện ngắn hay nhất viết về đề tài phụ
nữ hậu chiến (Cuộc thi truyện ngắn hai năm 2013 - 1914 của Tạp chí Văn nghệ
Quân đội, trao giải năm 2015),… Ngay từ truyện ngắn đầu tay, Phong Điệp đã
để lại dấu ấn sáng tạo nghệ thuật đặc biệt, nhận đƣợc quan tâm của đơng đảo
độc giả và giới phê bình.


2

1.3. Việc khai thác thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Phong Điệp
có ý nghĩa đặc biệt. Khơng dừng lại ở việc thể hiện tính cách xã hội lịch sử và
mảng đời sống gắn liền với nhân vật, hay quan niệm về tính cách và tƣ tƣởng
mà tác giả muốn thể hiện, việc làm này cịn góp phần làm sáng rõ hơn cá tính
sáng tạo, phong cách nghệ thuật và đóng góp của Phong Điệp trong nền văn
học Việt Nam đƣơng đại. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các cơng
trình khai thác về nhân vật trong tác phẩm của Phong Điệp chƣa nhiều,
những sáng tạo nghệ thuật của Phong Điệp chƣa đƣợc xem xét sâu sắc và
toàn diện.
Chính vì điều đó, chúng tơi cho rằng, đề tài “Thế giới nhân vật trong
truyện ngắn Phong Điệp” sẽ nằm trong những đề tài mới mẻ và có tính cấp
thiết hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Về thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Nhân vật trong truyện ngắn là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều sách
chuyên khảo, đề tài, luận án, bởi đây là vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học. Các cơng trình nhƣ Từ điển thuật ngữ văn học (tác giả
Lại Nguyên Ân), 150 thuật ngữ văn học bằng các cách diễn đạt khác nhau đã

nêu định nghĩa về nhân vật văn học một cách khái quát nhất. Tác giả Trần
Đình Sử trong cơng trình Lí luận văn học cũng khẳng định tầm quan trọng
đặc biệt của nhân vật trong việc thể hiện sáng tạo nghệ thuật cũng nhƣ tƣ
tƣởng nghệ thuật của nhà văn. Trên cơ sở lí luận ấy, nhiều cơng trình sau này
đã khai thác thế giới nhân vật trong các sáng tác cụ thể. Có thể kể đến các
cơng trình tiêu biểu nhƣ:
Tác giả Lê Hồng Tuyến, trong luận văn Thế giới nhân vật trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư, đã hệ thống khái niệm và vai trò của thế giới nhân vật
trong tác phẩm văn học. Từ lý thuyết về nhân vật văn học, tác giả đã vận
dụng làm sáng tỏ các dạng nhân vật cụ thể trong truyện ngắn của Nguyễn


3

Ngọc Tƣ đồng thời chỉ ra tài năng của Nguyễn Ngọc Tƣ qua nghệ thuật xây
dựng nhân vật. [34]
Tác giả Nguyễn Thúy Ngân, trong Thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Lan Khai, qua những thống kê phân loại đã đƣa ra những nhận xét, đánh giá về
thế giới nhân vật và những đặc điểm thi pháp nhân vật trong truyện ngắn của
Lan Khai. [29]
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, trong luận văn Thế giới nhân vật trong
truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà. Trong đề tài tác giả đã khái quát lý luận cơ
bản ở phƣơng diện từ ngữ, thuật ngữ đồng thời đƣa ra những quan niệm trong
nghiên cứu và phê bình văn học về nhân vật văn học, nhân vật trong truyện
ngắn, nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại. Đồng thời, tác giả đã
vận dụng lý thuyết cơ bản đó để chỉ ra quan niệm về nghệ thuật con ngƣời,
đặc biệt là dạng nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn
của Võ Thị Xuân Hà. [23]
Tác giả Phạm Thị Hòa trong Thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Khải, đã áp dụng lý thuyết về nhân vật văn học vào nghiên cứu

truyện ngắn Nguyễn Khải, chỉ ra những nét độc đáo của thế giới nhân vật
đƣợc thể hiện cụ thể qua các dạng thức và đặc điểm nhân vật, qua nghệ thuật
xây dựng nhân vật của nhà văn. [21]
Tác giả Nguyễn Thị Sen, trong chƣơng 2 và 3 Thế giới nghệ thuật
trong truyện ngắn Trang Thế Hy, đã chỉ rõ đặc điểm chung của thế giới nhân
vật, những hình tƣợng nhân vật nổi bật trong truyện ngắn của Trang Thế Hy,
từ đó đƣa ra cái nhìn cụ thể về tài năng của tác giả qua nghệ thuật xây dựng
nhân vật. [33]
Các công trình vừa nêu trên đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhiều tác giả giúp đề tài xây dựng cơ
sở lý luận, tham khảo cách thức và phƣơng pháp thực hiện.


4

Nhƣ vậy, dù đóng góp ở các khía cạnh cụ thể, nhƣng nhìn chung, cho
đến thời điểm hiện tại, các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này khơng chỉ
xây dựng đƣợc nền tảng lý luận chung về khái niệm, chức năng, vai trò của
nhân vật, kết quả phân loại nhân vật mà còn xem xét ý nghĩa, quan niệm tác
giả về cuộc sống và con ngƣời, đồng thời thấy đƣợc tài năng, cá tính sáng tạo
của mỗi nhà văn.
2.2. Về tác phẩm của Phong Điệp
Phong Điệp là một nhà văn quen thuộc với bạn đọc từ những năm cuối
thế kỉ XX. Không phải ngẫu nhiên, nhà văn nữ ấy đƣợc tôn vinh là một trong
số những ngƣời đã đem đến một luồng sinh khí mới cho văn học Việt Nam
đƣơng đại. Sáng tác của tác giả nhận đƣợc sự quan tâm của đơng đảo độc giả,
các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu, trong số đó. có thể kể đến một số cơng
trình sau:
Tác giả Phạm Thị Hậu, trong Đặc điểm truyện ngắn Phong Điệp, đã đƣa
ra đánh giá tổng quan ở cả hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật trong

truyện ngắn của Phong Điệp. Cụ thể tác giả đã làm nổi bật “Bức tranh đô thị,
xung đột nổi bật trong đời sống đô thị Việt Nam đƣơng đại, con ngƣời đô thị,
quan niệm nghệ thuật về cuộc sống đô thị và con ngƣời của nhà văn Phong
Điệp; cốt truyện và kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nghệ
thuật, sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn Phong Điệp” [24]. Có thể thấy
trong cơng trình nghiên cứu trên, tác giả đã bƣớc đầu đƣa ra nhận định khái
quát về nội dung tƣ tƣởng và nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Phong
Điệp. Đặc biệt tác giả có chỉ ra một số dạng thức về con ngƣời đô thị Việt Nam
đƣơng đại đƣợc xây dựng trong truyện ngắn của Phong Điệp. Đó cũng là một
trong những kiểu nhân vật trong truyện của chị. Ngoài ra khi xem xét nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Phong Điệp, tác giả tập trung
khai thác nghệ thuật khắc hoạ nhân vật trong những tình huống kịch tính, qua
ngơn ngữ đối thoại, độc thoại.


5

Tác giả Nguyễn Thái Dũng, trong Cảm quan đô thị trong tiểu thuyết
của Phong Điệp, đã tập trung khảo sát ba cuốn tiểu thuyết: Lạc chốn thành
thị, Blogger và Ga kí ức và tham khảo một số truyện ngắn của Phong Điệp,
chỉ ra những đặc điểm nổi bật về cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của Phong
Điệp trên cả hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. [13]
Tác giả Nguyễn Thị Hƣơng, trong Tổ chức trần thuật trong văn xuôi
Phong Điệp, đã làm sáng tỏ những sáng tạo về mặt tổ chức trần thuật trong
sáng tác của Phong Điệp, qua đó thể hiện những đổi mới về mặt nghệ thuật tự
sự của Phong Điệp cũng nhƣ thế hệ nhà văn trƣởng thành trong thời kì đổi
mới. [25]
Ngồi cơng trình nêu trên, các vấn đề nghiên cứu về các sáng tác của
Phong Điệp nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều độc giả và giới phê bình thơng
qua những bài viết đánh giá, nhận xét. Nhiều nhà văn, nhà thơ cũng dành

những thiện cảm đặc biệt khi nhận xét về truyện ngắn của Phong Điệp nhƣ
Nguyễn Huy Thiệp, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều, Võ Thị Xuân
Hà… Các tác giả, từ những góc độ nhất định đã đƣa ra những nhận định,
đánh giá khái quát, phát hiện ra đặc điểm nổi bật những cách tân đổi mới về
nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn Phong Điệp.
Nhìn chung, các cơng trình mới dừng lại ở mức xem xét về đặc điểm
nội dung tƣ tƣởng và nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn hay tiểu thuyết của
Phong Điệp. Các bài báo, đánh giá và nhận xét của giới phê bình mới chỉ
điểm qua hoặc nhắc tới để khẳng định giá trị của tác phẩm của Phong Điệp,
những đóng góp của nhà văn ở từng yếu tố cụ thể. Cho đến nay, theo khảo sát
của chúng tơi, vẫn chƣa có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu về vấn đề
“Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Phong Điệp”. Đó là động lực thơi thúc
chúng tơi hồn thiện đề tài này.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thế giới nhân vật trong truyện ngắn
của Phong Điệp.
Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tập trung khảo sát, nghiên cứu hệ


6

thống nhân vật trong các tập truyện ngắn:
- Nhật kí nhân viên văn phòng (Nhà xuất bản Trẻ 2012).
- Biên bản bão (Nhà xuất bản Phụ nữ 2016).
- Những mối tình câm (Nhà xuất bản Phụ nữ 2018).
- Lạc nhau ở Chân mây (Nhà xuất bản Quân đội 2018).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này hƣớng tới các mục đích sau:
- Thứ nhất, đóng góp vào lý luận về nhân vật văn học thông qua việc

khai thác thế giới nhân vật trong truyện ngắn của một tác giả cụ thể.
- Thứ hai, từ kết quả nghiên cứu đã thu đƣợc, đề tài vận dụng các lý
thuyết về nhân vật văn học vào nghiên cứu truyện ngắn của Phong Điệp góp
phần làm sáng rõ hơn cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật Phong Điệp.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích đề ra, đề tài đề xuất thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận, quan điểm về nhân vật văn học.
- Dựa trên những lý thuyết về nhân vật văn học đã đƣợc xây dựng, tiến
hành khảo sát và phân loại, thống kê các dạng nhân vật trong truyện ngắn
Phong Điệp.
- Khai thác cứ liệu đã khảo sát đƣợc, chỉ ra các dạng thức và đặc điểm
nhân vật trong truyện ngắn của Phong Điệp.
- Phát hiện và khẳng định những sáng tạo nghệ thuật trong xây đựng
nhân vật của Phong Điệp.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng phƣơng pháp sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: Áp dụng khai thác những
lý thuyết về nhân vật, những quan điểm liên quan đến nhân vật trong tác
phẩm văn học, đặc biệt trong truyện ngắn.


7

- Phương pháp thống kê, phân loại: Đƣợc dùng để thống kê và phân
loại các dạng nhân vật trong truyện ngắn Phong Điệp.
- Phương pháp phân tích: Đƣợc sử dụng để phân tích, miêu tả đặc
điểm của nhân vật và làm rõ vai trò của các nhân vật trong truyện ngắn.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Để làm nổi bật đặc điểm nhân vật,
sự sáng tạo khi xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Phong Điệp.
6. Đóng góp của đề tài

- Thông qua việc nghiên cứu “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Phong Điệp”, đề tài góp phần khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo của tác
giả, từ đó thấy đƣợc đóng góp của nhà văn đối với nền văn học Việt Nam
đƣơng đại.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ việc
nghiên cứu, tìm hiểu về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Phong Điệp
nói riêng và về truyện ngắn của Phong Điệp nói chung.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn gồm có 03
chƣơng chính:
Chƣơng 1. Truyện ngắn Phong Điệp trong dòng chảy văn học Việt
Nam đƣơng đại.
Chƣơng 2. Các kiểu nhân vật điển hình trong truyện ngắn Phong Điệp.
Chƣơng 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Phong Điệp.


8

CHƢƠNG 1
TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP TRONG DÒNG CHẢY VĂN
HỌC VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
1.1. Truyện ngắn và thế giới nhân vật trong truyện ngắn
1.1.1 Khái quát về truyện ngắn
Truyện ngắn ra đời tƣơng đối muộn so với các thể loại khác, vào
khoảng thế kỷ XIX, nhƣng không cần phải mất hàng thế kỷ để hồn thiện và
phát triển, ngay sau đó truyện ngắn đã trở thành một trong những hình thức
nghệ thuật lớn của nền văn học thế kỷ XX. Cùng với sự phát triển của truyện
ngắn trên thế giới, các nhà văn ở Việt Nam nhanh chóng bắt nhịp và cho ra
đời những sáng tác ấn tƣợng. Tác phẩm “Sống chết mặc bay!” (1918) đƣợc
coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối Phƣơng Tây của nền văn học mới Việt

Nam hồi đầu thế kỷ XX. Sau truyện ngắn này, văn học Việt Nam hiện đại đã
xuất hiện nhiều nhà văn thử sức với thể loại văn học mới mẻ này nhƣ: Vũ
Trọng Phụng, Thạch Lam, Nam Cao, … Sự ra đời và phát triển của truyện
ngắn đã và đang là sự quan tâm lớn của giới phê bình và nghiên cứu về những
vấn đề xoay quanh thể loại này.
1.1.1.1. Khái niệm về truyện ngắn
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa một cách khá toàn diện về truyện ngắn nhƣ
sau: “Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ... Khác với tiểu thuyết là thể loại
chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự toàn vẹn và đầy đặn của nó, truyện ngắn
thƣờng hƣớng tới việc khắc họa một hiện tƣợng, phát hiện một nét bản chất
trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con ngƣời. Vì thế trong
truyện ngắn thƣờng có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Và nếu mỗi nhân vật
của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ
của thế giới ấy” [20].


9

Trong nghiên cứu lý luận văn học, truyện ngắn đƣợc các nhà nghiên
cứu quan niệm khác nhau. Nhƣng về cơ bản truyện ngắn đƣợc phân biệt với
các thể loại văn xuôi khác ở hai phƣơng diện dung lƣợng và thi pháp:
Từ điển Thuật ngữ Văn học có viết: "Yếu tố quan trọng bậc nhất của
truyện ngắn là những chi tiết cơ đúc, có dung lƣợng lớn và lối hành văn mang
nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chƣa nói hết" [20]. Về dung
lƣợng, truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, chủ yếu đƣợc viết bằng văn
xi. Với số lƣợng ít ỏi của câu chữ, truyện ngắn ngắn gọn, súc tích, các yếu
tố nhƣ nhân vật, tình tiết trong truyện ngắn so với các thể loại dài hơi nhƣ tiểu
thuyết hay truyện dài cũng hạn chế hơn.
Về thi pháp, các yếu tố nhƣ cốt truyện, nhân vật, giọng điệu, ngơn ngữ,

tình huống truyện… đƣợc xem là những yếu tố khiến truyện ngắn trở nên cô
đọng, chứa đựng dung lƣợng lớn về ý nghĩa. Trong đó cốt truyện của truyện
ngắn thƣờng nổi bật, hấp dẫn. Kết cấu trong truyện ngắn thƣờng là một sự
tƣơng phản, liên tƣởng. Bút pháp trần thuật thƣờng là chấm phá, hành văn có
nhiều ẩn ý. Nhân vật là tâm điểm của sự sáng tạo, sự lý giải, quan niệm về
cuộc sống của mỗi tác giả. Giọng điệu trong truyện ngắn thƣờng hết sức tự
do, linh hoạt.
Có thể khái quát rằng truyện ngắn là tác phẩm có hình thức tự sự cỡ
nhỏ, nhà văn thông qua một hiện tƣợng, một lát cắt trong quan hệ nhân sinh
hay đời sống con ngƣời thể hiện cái nhân sinh quan, thế giới quan của mình.
1.1.1.2.Vài nét về đặc trưng thể loại
Về nhân vật do bị hạn chế về mặt dung lƣợng nên số lƣợng nhân vật bị
thu hẹp; chân dung nhân vật cũng ít khi đƣợc nhà văn khắc họa tỉ mỉ nhƣ tiểu
thuyết, truyện dài. Tuy nhiên, khơng phải vì thế mà nhân vật khơng còn ý
nghĩa khái quát, trái lại còn đƣợc nhà văn sử dung nhƣ tâm điểm của sự sáng
tạo, khắc họa nhƣ một tính cách điển hình. Nhiều nhà văn cũng đã khẳng định
nhân vật trong các tác phẩm truyện ngắn không phức tạp theo kiểu truyện dài


10

nhƣng khi tìm đọc truyện ngắn vẫn có nhiều khía cạnh khiến cho bạn đọc cảm
thấy cả nhân vật đƣợc xây dựng lẫn dụng ý tác giả của truyện không giản đơn.
Cốt truyện của truyện ngắn thƣờng tập trung vào một vài biến cố, lát cắt
trong cuộc sống, các sự kiện đƣợc nhà văn sắp xếp trong một không gian, thời
gian nhất định. Theo Từ điển Văn học của tác giả Nguyễn Xuân Nam truyện
ngắn “tập trung mô tả một mảnh đất của cuộc sống, một biến cố hay một vài
biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện nào
đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của xã hội” [27].
Tình huống truyện ngắn có vai trị quan trọng, thể hiện rõ nhất đặc

trƣng phong cách thể loại, giúp gắn kết các nhân vật cùng tham gia vào một
sự kiện, biến cố có ý nghĩa góp phần bộc lộ quan hệ và tính cách các nhân vật,
thể hiện quan niệm, chủ đề tƣ tƣởng mà nhà văn muốn hƣớng tới. Với một tác
giả truyện ngắn, khi tạo dựng đƣợc tình huống truyện đặc sắc, đây đƣợc xem
nhƣ đã có một tiền đề khá chắc chắn cho thành công của tác phẩm.
Ngôn ngữ là đơn vị cơ sở đầu tiên và cũng là đơn vị cuối cùng thể hiện
những đặc sắc trong sáng tác của mỗi nhà văn. Với truyện ngắn, ngôn ngữ
phải phát huy tối đa chức năng của mình do u cầu tính ngắn gọn của thể
loại. Ngơn ngữ truyện ngắn vừa mang tính chất ngơn ngữ văn xi vì đặc
trƣng phản ánh vấn đề qua phƣơng thức tự sự, vừa gần gũi với ngôn ngữ thơ
ca, vì địi hỏi ngắn gọn, Nhà văn viết sao cho vẫn ngắn gọn đáp ứng yêu cầu
thể loại mà cơ đọng, chính xác.
Truyện ngắn là thể loại văn học khá phổ biến và gần gũi, vừa ngắn gọn,
súc tích lại mang tính thời sự, phản ánh một cách chân thực cuộc sống đời
thƣờng. Trải qua hàng ngàn năm, với những đặc trƣng riêng về thể loại, ngày
nay truyện ngắn đã chiếm lĩnh đƣợc vị trí quan trọng trong nền văn học đƣơng
đại Việt Nam. Cùng với sự thay đổi của xã hội, truyện ngắn không ngừng
phát triển để càng ngày càng khẳng định giá trị riêng biệt mà không một thể
loại nào có đƣợc.


11

1.1.2. Nhân vật văn học và nhân vật trong truyện ngắn
1.1.2.1. Khái quát về nhân vật văn học
a. Khái niệm
Văn học không thể thiếu nhân vật. Trong truyện ngắn nhân vật chính là
hạt nhân của tác phẩm, đó chính là hình thức cơ bản để qua đó miêu tả thế
giới một cách hình tƣợng.
Theo các tài liệu nghiên cứu trên thế giới, từ nhân vật xuất phát từ tiếng

Hy Lạp cổ đại (χαρακτήρ), từ tiếng Anh có từ thời Phục hƣng, và sau này nó
đƣợc sử dụng rộng rãi vào thời kỳ Tom Jones năm 1749. Từ đó, ý thức về
"một bộ phận do một diễn viên đóng vai" đã phát triển. Cụm "một bộ phận do
một diễn viên đóng vai" chính là sơ khai của nội hàm khái niệm nhân vật văn
học hiện nay đang đƣợc sử dụng rộng rãi.
Nhân vật trong tác phẩm văn học không giống với các nhân vật thuộc
các loại hình nghệ thuật khác. Một nhân vật văn học chỉ đƣợc độc giả thấy
qua chất liệu duy nhất là ngôn từ cả tác giả chứ khơng thể hữu hình nhƣ các
nhân vật trong nghệ thuật hội họa, điêu khắc hay sân khấu điện ảnh. Nhân vật
chính là trung gian để dẫn dắt ngƣời đọc đến với nội dung của tác phẩm văn
học. Một nhân vật văn học thƣờng đại diện cho một tầng lớp hoặc một nhóm
ngƣời cụ thể và nó tạo nên một loại hình nhân vật trong từng tác phẩm văn
học cụ thể.
Tại Việt Nam, cũng có khá nhiều tài liệu, báo cáo và cơng trình nghiên
cứu đề cập đến khái niệm này, có thể tổng quan trong một số cơng trình
nghiên cứu sau:
Trong tài liệu Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có đề cập đến khái niệm nhân vật văn học:
“Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ƣớc lệ, khơng thể đồng
nhất nó với con ngƣời có thật trong đời sống… Nhân vật văn học là ngƣời dẫn
dắt độc giả vào một thế giới khác của đời sống” [20].


12

Trong tài liệu Đại từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Nhƣ Ý có đề
cập đến khái niệm nhân vật văn học là: “Nhân vật văn học luôn gắn chặt với
chủ đề của tác phẩm và luôn luôn gắn liền với cốt truyện. Nhờ đƣợc miêu tả
qua xung đột, mâu thuẫn, nên khác với hình tƣợng hội họa và điêu khắc, nhân
vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách đƣợc bộc lộ dần trong

khơng gian, thời gian, mang tính chất q trình” [37].
Có thể thấy một nhân vật trong tác phẩm văn học có thể là những nhân
vật đƣợc tác giả gọi tên nhƣ con ngƣời đời thƣờng nhƣ Thúy Kiều (Truyện
Kiều - Nguyễn Du, Hồng (Đơi mắt - Nam Cao), Chị Thao, chú Tính (Lạc
nhau ơ Chân Mây - Phong Điệp)… Hay cũng có thể là những nhân vật khơng
có tên nhƣ anh thanh niên (Lặng lẽ Sapa- Nguyễn Thành Long), nhân vật bạn
ở phố và bạn ở quê (Lạc phố- Phong Điệp),… Đôi khi cũng có thể là một đại
từ nhân xƣng nhƣ nhân vật xƣng “tơi” “mình – ta”,... Nhân vật có thể là các
con vật nhƣ: Dế mèn (Dế mèn phiêu lƣu kí – Tơ Hồi), cây Thì là trong
truyện dân gian Sự tích cây Thì là,… Tuy nhiên khái niệm nhân vật văn học
cần phải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng. Vì trong nhiều trƣờng hợp, khái niệm
nhân vật đƣợc sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tƣợng nổi bật nào
đó trong tác phẩm. Dù tác giả viết về đồ vật, con vật hay cỏ cây hoa lá thì
cũng khơng ngồi mục đích là nói về con ngƣời và tất cả đều đƣợc “ngƣời
hóa”, nghĩa là chúng mang những đặc điểm, cốt cách nhƣ con ngƣời.
Nhìn chung, có thể hiểu nhân vật văn học những con ngƣời, mà theo đó
đƣợc các nhà văn mơ tả trong các tác phẩm văn học bằng cách sử dụng các
phƣơng tiện văn học. Nhân vật văn học có thể đƣợc mơ tả kĩ càng hoặc mơ tả
sơ lƣợc, có thể xuất hiện một cách sinh động hay chỉ xuất hiện mờ nhạt, ở vài
hay một phân đoạn nhỏ của toàn văn. Nhân vật văn học có thể xuất hiện một
lần hay nhiều lần, có thể là thƣờng xuyên hoặc từng thời điểm. Nhân vật văn
học có thể giữ vai trị quan trọng nhiều hoặc ít. Mỗi một nhân vật văn học ở
trong một bối cảnh và tình tiết văn học khác nhau, giúp tạo nên tổng thể nội


13

dung của một tác phẩm văn học. Đây cũng là cách hiểu của tác giả đề tài và là
nội hàm khái niệm nhân vật văn học đƣợc sử dụng xuyên suốt luận văn này.
b. Phân loại nhân vật văn học

Có nhiều cách phân loại nhân vật văn học khác nhau. Ở mỗi một tài
liệu nghiên cứu lại có những cách phân loại riêng biệt. Mỗi một tác giả nghiên
cứu lại đƣa ra những định hƣớng phân loại khiến chúng ta rất khó có thể đƣa
ra một cách phân loại tiêu chuẩn cho nhân vật văn học.
Điển hình nhƣ tài liệu: Types of Characters, dẫn nguồn từ Cổng thông
tin điện tử của Đại học PurDue, Top 5 trƣờng Đại học có sự sáng tạo và đổi
mới nhất nƣớc Mỹ, theo đánh giá từ báo cáo của U.S News & World, khai
thác thông tin ngày 31 tháng 08 năm 2021, nhân vật nói chung và nhân vật
trong văn học nói riêng thƣờng đƣợc phân loại thành ba loại hình chính: Nhân
vật chính (nhân vật trung tâm, nhân vật anh hùng); nhân vật đối kháng (đối
thủ hay kẻ thù của nhân vật chính) và nhân vật phụ (nhân vật giúp ngƣời đọc
hiểu rõ hơn về một nhân vật khác, thƣờng là nhân vật chính).
Tuy nhiên, qua q trình tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả đúc kết cách
phân loại sau đây đối với nhân vật văn học, và đây cũng là cách phân loại
đƣợc sử dụng để làm nền cơ sở lý luận cho tồn luận văn này.
Có thể phân loại nhân vật văn học theo ba góc độ: Theo góc độ nội
dung tƣ tƣởng và phẩm chất nhân vật, theo góc độ kết cấu nhân vật, và theo
loại hình nhân vật. Cụ thể:
Thứ nhất, theo góc độ nội dung tư tưởng và phẩm chất nhân vật
Theo góc độ nội dung tƣ tƣởng và phẩm chất nhân vật, nhân vật văn
học đƣợc phân thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Nhân vật
chính diện là nhân vật tạo ra hành động của câu chuyện và thu hút sự quan
tâm và đồng cảm của ngƣời đọc. Nhân vật chính diện thƣờng là một nhân vật
đƣợc phát triển tốt; với phẩm chất và tƣ cách tốt, để theo đó có thể phát triển
cốt truyện một cách tối ƣu và đạt hiệu quả nội dung sâu sắc.


14

Đối lập với nhân vật chính diện là phản diện. Nhân vật phản diện là

nhân vật chống lại nhân vật chính diện. Cùng với nhân vật chính diện, nhân
vật phản diện di chuyển cốt truyện, tạo ra hành động và thu hút sự quan tâm
của ngƣời đọc.
Trong các tác phẩm văn học, khi có một nhân vật chính diện hoặc một
nhân vật chính diện đóng vai một anh hùng đứng về phía tốt và sự thật, thì
nhân vật phản diện sẽ chống lại nhân vật anh hùng này và cố gắng ngăn cản
bằng cách đe dọa nhân vật chính diện và những ngƣời khác. Nhân vật phản
diện không phải lúc nào cũng cần phải là một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời để
làm cho nhân vật chính diện khốn khổ. Đơi khi lại là ngƣợc lại.
Thứ hai, theo góc độ kết cấu nhân vật
Theo góc độ kết cấu nhân vật, nhân vật văn học đƣợc phân thành nhân
vật chính, nhân vật trung tâm và nhân vật phụ. Ba loại hình nhân vật này có
tần suất xuất hiện khác nhau, nhân vật chính xuất hiện nhiều nhất, sau đó là
nhân vật trung tâm và nhân vật phụ xuất hiện ít hơn, nhƣng song hành trong
các tình huống của nhân vật chính. Tuy nhiên, trong nhiều tác phẩm, số lần
xuất hiện của nhân vật phụ đơi khi ngang bằng với nhân vật chính để làm nền
cho nhân vật chính biểu thị phẩm chất của mình. Nhân vật trung tâm ở giữa,
làm vai trị trung gian để kết nối giữa nhân vật phụ và nhân vật chính trong
tác phẩm.
Thứ ba, theo loại hình nhân vật
Theo loại hình nhân vật, nhân vật văn học đƣợc phân thành nhân vật
trữ tình, nhân vật tự sự, và nhân vật kịch. Theo xu hƣớng văn học hiện đại,
các loại hình này ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Nhân vật trong các tác phẩm văn học khơng chỉ là ngƣời, nhân vật cịn có
thể là động vật, sinh vật trong một câu chuyện. Nhà văn sử dụng các nhân vật để
thể hiện các hành động và lời thoại, chuyển câu chuyện theo mạch truyện hay
cốt truyện của tác phẩm văn học. Một tác phẩm văn học có thể chỉ có một nhân


15


vật (nhân vật chính) và vẫn là một câu chuyện hồn chỉnh. Xung đột của nhân
vật này có thể là nội tâm (trong chính anh ấy/cơ ấy) hoặc xung đột với điều gì đó
trong đời sống tự nhiên. Hầu hết các câu chuyện đều có nhiều nhân vật tƣơng
tác với nhau, và một trong số các nhân vật tƣơng tác với nhân vật chính là nhân
vật phản diện, gây ra xung đột cho nhân vật chính. Đây cũng là đặc trƣng biểu
thị trong cả nhân vật trữ tình, tự sự hay nhân vật kịch.
c. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
* Đối với tác phẩm văn học
Trong tác phẩm Anthropology and Literature (Nhân học và Văn học)
của tác giả Michał Paweł Markowski, năm 2012, có đề cập đến vấn đề mối
quan hệ giữa nhân học và văn học. Tác giả khẳng định giữa văn học và nhân
học có mối quan hệ chặt chẽ. Các nhân vật trong các tác phẩm văn học đều là
những biểu thị về giá trị nhân học rõ nét trong từng tác phẩm văn học.
Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học có thể đƣợc tổng kết trong
những vai trị sau đây:
Trong tác phẩm văn học, nhân vật là thứ tạo nên câu chuyện và cốt
truyện cho tác phẩm. Khơng có nhân vật, khơng có câu chuyện và cốt truyện
để kể, chỉ có rất nhiều khung cảnh.
Nhiều nhân vật trong văn học, phim truyền hình và điện ảnh có ảnh
hƣởng rất lớn đến con ngƣời. Một số ngƣời thích sống cuộc sống của họ
thông qua những nhân vật này, những ngƣời dƣờng nhƣ có cuộc sống thú vị
hơn. Ngồi ra, những nhân vật này có vẻ rất thật và đầy cảm hứng, đến nỗi
mọi ngƣời quên rằng họ chỉ là hƣ cấu.
Nhìn chung, nhân vật văn học là yếu tố quan trọng bậc nhất trong tác
phẩm văn học, vì nhân vật tạo nên câu chuyện, tạo nên tình tiết và cốt truyện,
từ đó nhân vật tạo nên tác phẩm. Khơng có nhân vật, khơng có câu chuyện để
kể, chỉ có rất nhiều khung cảnh liên tục hiện ra.



16

Chức năng chính của một nhân vật trong một câu chuyện văn học, đó
là mở rộng hoặc kéo dài cốt truyện, làm cho nó dễ đọc và thú vị hơn. Nhiều
tác phẩm văn học sử dụng nhiều nhân vật và truyện nào cũng có nhân vật
chính với những ảnh hƣởng với mức tác động cao đến cốt truyện.
Nhân vật chính có thể là nhân vật chính diện, phản diện, động, tĩnh,
phẳng... Ngƣời đọc cảm thấy rằng các nhân vật đƣợc đƣa ra trong các tác
phẩm văn học tồn tại, và họ thích đọc những nhân vật và hành động thực
và sống động nhƣ thật của họ.
* Đối với xã hội
Đối với xã hội, nhiều nhân vật trong văn học, thậm chí, có ảnh hƣởng
rất lớn đến xã hội và có tác động rất lớn đến xu hƣớng, tâm lý của con ngƣời
trong xã hội đó. Một số ngƣời thích sống cuộc sống của những nhân vật văn
học. Đƣợc sống nhƣ những nhân vật này, họ cảm thấy dƣờng nhƣ có cuộc
sống thú vị hơn. Đơi khi, vì u thƣơng nhân vật và việc xây dựng nên hình
tƣợng nhân vật quá thật và truyền cảm hứng quá tốt mà độc giả sẽ nghĩ rằng
nhân vật hƣ cấu lại là nhân vật thực ở ngoài đời thực.
Các nhân vật trở nên quan trọng đối với khán giả, đến mức nó hiện
diện trong đời sống thƣờng nhật của hầu hết ngƣời dân, từ trẻ em đến thanh
thiếu niên và ngƣời lớn. Nhân vật bƣớc ra từ trong các tác phẩm văn học và
trở nên hiện thực hóa bằng những hình tƣợng hiện diện trong thực tiễn đời
sống.
Nhƣ vậy, nhân vật văn học thực sự có những tác động đến xã hội,
nhiều độc giả chi tiền ra để ăn mặc và sống cuộc sống nhƣ các nhân vật này
cho thấy tầm ảnh hƣởng của nó đối với xã hội.
1.1.2.2. Khái quát về nhân vật trong truyện ngắn
Khái niệm nhân vật truyện ngắn đƣợc hiểu theo những cách khác nhau.
Trong đó, nhà văn Nguyễn Minh Châu lại nhận xét: “nhân vật là một lát cắt
của dịng đời” [10, tr.102]. Nhà văn Bùi Hiển lại có quan điểm: nhân vật



17

trong truyện ngắn thƣờng phát khởi từ “một khoảnh khắc trong cuộc đời con
ngƣời mà dựng lên… khoảnh khắc mà nhân vật thể hiện đầy đủ nhất ý chí,
tình cảm của con ngƣời.” [19, tr.98]. Vũ Thị Tố Nga (Đại học Hải Phòng)
cho rằng: “Truyện ngắn thƣờng chớp lấy cái thần thái của nhân vật” [27].
Từ những quan điểm trên, nhận thấy nhân vật trong truyện ngắn là
nhân vật ngoài việc mang các đặc điểm của nhân vật văn học nói chung nó
cịn đƣợc miêu tả hết sức ngắn gọn. Nhân vật truyện ngắn có thể là chỉ vài nét
phác thảo về một phần đời, một chốc lát, một khoảnh khắc của con ngƣời.
Nhân vật cũng có thể khơng đầu, khơng cuối, khơng tên, khơng tuổi, khơng
tính cách, khơng q khứ, tƣơng lai, khơng có kết cục... Nhƣng khơng phải vì
thế mà sự phản ánh hiện thực, các giá trị văn học mà tác giả muốn lột tả qua
nhân vật truyện ngắn kém đi. Với đặc điểm ngắn gọn, cô đọng, nhân vật của
truyện ngắn đã mô tả hiện thực bằng cách riêng của mình. Do đó, nó là yếu tố
quan trọng truyền đi thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn. Nhân vật
truyện ngắn có thể chỉ đƣợc khắc họa qua một lát cắt hoặc một tình huống
nên sức biểu hiện của nó phục thuộc vào cƣờng độ cảm xúc và sự chắt lọc
của chi tiết của tác giả.
Ngoài những đặc điểm chung của nhân vật văn học, nhân vật truyện
ngắn cịn có những đặc điểm riêng, so với nhân vật của các loại hình văn học
khác và ngay cả trong cùng loại hình tự sự. So với nhân vật trữ tình và kịch,
nhân vật truyện ngắn mang đầy đủ đặc điểm của loại hình nhân vật tự sự:
Thứ nhất, nhân vật truyện ngắn thƣờng bắt nguồn từ những con ngƣời
bình thƣờng, con ngƣời hằng ngày với tất cả tính tự nhiên nhiều vẻ của nó từ
ngoại hình, tính cách, số phận,...
Thứ hai, nhân vật truyện ngắn gắn bó tồn diện hơn cả với thời đại của
mình đang sống.



18

Thứ ba, mỗi nhân vật thƣờng chứa đựng những sắc thái thẩm mĩ phong
phú. Trong nhân vật vừa có sự đáng say mê, có sự đáng cƣời, có sự đáng tự
hào, có sự bi ai hay căm phẫn.
Thứ tƣ, cuộc đời, số phận của nhân vật đƣợc triển khai theo chiều rộng
của không gian và chiều dài của thời gian.
Thứ năm, nhân vật trong truyện ngắn có khả năng đem lại tính đa
dạng nhiều vẻ cho số phận.
So với nhân vật tiểu thuyết trong cùng loại hình tự sự, nhân vật truyện
ngắn cũng có nhiều khác biệt: Trong tiểu thuyết, nếu nhân vật đƣợc xây dựng
trọn vẹn cả quá trình, gần nhƣ là cả cuộc đời thì nhân vật truyện ngắn thƣờng
đƣợc xây dựng trong lát cắt cuộc đời hoặc trong một tình huống, hồn cảnh
cụ thể. Xét về mặt số lƣợng, nhân vật trong tiểu thuyết thƣờng nhiều hơn so
với truyện ngắn (có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn nhân vật). Cịn trong
truyện ngắn nhân vật rất ít, có khi chỉ có một hoặc số lƣợng có thể đếm đƣợc
trên đầu ngón tay. Với tiểu thuyết, đời sống tâm lí nhân vật mang tính q
trình cịn đời sống tâm lí của nhân vật trong truyện ngắn lại mang tính hiện
tƣợng. Trong tiểu thuyết, tính cách con ngƣời đƣợc thể hiện trong cả q
trình. Ngƣợc lại, tính cách của nhân vật truyện ngắn chỉ đƣợc thể hiện một
phần mà thôi.
Cuối cùng, nếu nhân vật tiểu thuyết cho chúng ta cảm giác nhƣ bắt
gặp nhiều hơn trong cuộc sống thì nhân vật truyện ngắn là những hiện tƣợng
hiếm có, ít gặp hơn. Vì vậy, qua việc so sánh trên, chúng ta thấy đƣợc nhân
vật trong truyện ngắn có những đặc trƣng riêng làm nên sức hấp dẫn riêng của
thể loại. Nhân vật truyện ngắn là những con ngƣời đời thƣờng và bao giờ cũng
đƣợc đặt vào những tình huống gay cấn. Từ tình huống ấy làm nổi bật nên tính
cách, số phận và chiều sâu tâm lí của nhân vật. Nhân vật truyện ngắn thể hiện

những thăng trầm của thời đại, đƣợc khám phá đa dạng, nhiều chiều. Qua nhân


19

vật, ngƣời đọc thấy đƣợc một cuộc sống mn hình vạn trạng đang diễn ra xung
quanh mình và thấy đƣợc thân phận con ngƣời trong đó nhƣ thế nào.
Giống nhƣ các nhân vật trong đa phần thể loại văn học khác, nhân vật
trong truyện ngắn cũng có một vị trí, vai trị hết sức quan trọng. Nó là tâm
điểm của sự sáng tạo, sự lí giải cuộc sống của mỗi nhà văn. Khi nhà văn xây
dựng lên nhân vật giống nhƣ một cỗ xe nhằm để chuyển tải những tƣ tƣởng, ý
tƣởng của nhà văn đến với ngƣời đọc, tiếng nói của nhân vật cũng chính là
tiếng nói của nhà văn với thời cuộc. Với những hạn chế về mặt dung lƣợng,
có thể nói truyện ngắn hấp dẫn, lơi cuốn ngƣời đọc khi xây dựng nhân vật
một cách thành công.
1.2. Truyện ngắn Phong Điệp và những dấu ấn sáng tạo nổi bật
1.2.1. Vài nét về nhà văn Phong Điệp
1.2.1.1. Tiểu sử nhà văn Phong Điệp
Nhà văn Phong Điệp, tên thật là Phạm Thị Phong Điệp sinh năm 1976
tại thành phố Nam Định. Phong Điệp khơng sinh ra trong gia đình có truyền
thống văn chƣơng, bố mẹ và chị gái đều làm bác sĩ nhƣng Phong Điệp lại đi
theo con đƣờng văn chƣơng từ rất sớm. Chị bắt đầu thích viết từ khi 9 - 10
tuổi, với những bài thơ ghi lại cảm xúc của mình về cuộc sống xung quanh
đƣợc ghi lại trong một cuốn vở học trò. Ở tuổi 12 Phong Điệp đã có những
dấu ấn đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của mình, với cuốn sổ tay đƣợc đăng
lên báo. Năm lớp 10, chị tham dự trại sáng tác của Hội nhà văn tổ chức tại Hà
Nội và các tác phẩm đã đƣợc đăng trên báo Hoa học trò. Khi 17 tuổi nhà văn
tiếp tục nhận giải nhất cuộc thi sáng tác văn học với truyện ngắn Huyền thoại
đêm do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nam Định tổ chức.
Từ đó đến nay, Phong Điệp vẫn đều đặn viết và có tác phẩm xuất bản.

Năm 18 tuổi, Phong Điệp bắt đầu sự nghiệp học tập và sinh sống tại Hà Nội.
Cuộc sống mƣu sinh nơi phố thị đã giúp nhà văn chiêm nghiệm, tích luỹ
thành vốn sống. Từ đó Phong Điệp đã thể hiện khá sinh động về cuộc sống


20

của giới trẻ nơi phố thị trong những trang văn của chị. Hiện nay, Phong Điệp
đang công tác tại Báo Văn nghệ Trẻ, nhà văn vẫn tiếp tục không ngừng cho ra
đời nhiều tác phẩm hay và ý nghĩa. Đây chính là minh chứng tiêu biểu cho
những đóng góp của nữ nhà văn trong dòng vào chảy văn học đƣơng đại.
1.2.1.2. Quá trình sáng tác của Phong Điệp
Quá trình sáng tác của Phong Điệp có thể đƣợc tóm lƣợc qua các cột
mốc sau đây:
Phong Điệp sáng tác văn học từ rất sớm. Rất nhiều các tác phẩm đã ra
đời trong giai đoạn những năm 1990, có thể kể nhƣ: Tập truyện ngắn: Khi ta
hai mươi (Nhà xuất bản Trẻ, 1996), Tập truyện ngắn: Ma mèo (Nhà xuất bản
Trẻ, 1997).
Năm 1996 - Phong Điệp đạt giải ba cuộc thi sáng tác văn học Mùa xuân
tuổi hoa do báo Hoa học trò tổ chức với truyện ngắn Thảo nguyên, giải
thƣởng Văn học tuổi xanh do Tạp chí Tuổi xanh tổ chức với truyện ngắn Hoạ
sĩ, và giải Nhì (khơng có giải Nhất) cuộc thi truyện ngắn trên báo Văn nghệ
Trẻ với truyện ngắn Ma mèo trong hai năm 1996 - 1997.
Năm 1998 - Phong Điệp trở thành phóng viên, biên tập viên tại báo Văn
Nghệ Hội Nhà văn Việt Nam. Đây là cái nơi cho q trình sáng tác của Chị.
Những năm 2000 – Phong Điệp tiếp tục sáng tác những tác phẩm văn
học có giá trị. Hàng loại tác phẩm đã ra đời trong giai đoạn những năm 2000,
cụ thể:
- Tập truyện ngắn: Người phía bên kia đường (Nhà xuất bản Trẻ, 2000)
- Tập truyện ngắn: Phòng trọ (Nhà xuất bản Thanh niên, 2001)

- Tập truyện ngắn: Giấc mơ bay qua cửa sổ (Nhà xuất bản Kim Đồng, 2002)
- Tập truyện ngắn: Người của ngày hôm qua (Nhà xuất bản Kim Đồng, 2003)
- Tập truyện ngắn: Vườn hoang (Nhà xuất bản Thanh niên, 2005)
- Truyện dài: Lạc chốn thị thành (Nhà xuất bản Trẻ, 2005)


×