Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Đặc Điểm Ngôn Ngữ Thể Loại Diễn Ngôn Bình Luận Kinh Tế - Xã Hội Trên Báo Mỹ (Có Đối Chiếu Với Bản Dịch Trên Báo Việt) .Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 193 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THANH LONG

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ THỂ LOẠI DIỄN NGƠN
BÌNH LUẬN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN BÁO MỸ
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI BẢN DỊCH TRÊN BÁO VIỆT)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG
ĐẠIQUỐC
HỌC KHOA
HỌC XÃ
HỘI
ĐẠI HỌC
GIA THÀNH
PHỐ
HỒVÀ
CHÍNHÂN
MINHVĂN
----------------------TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA
HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------


NGUYỄN THANH LONG
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THỂ LOẠI DIỄN NGÔN

NGUYỄN THANH LONG

BÌNH LUẬN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN BÁO MỸ
(CĨ ĐỐI CHIẾU VỚI BẢN DỊCH TRÊN BÁO VIỆT)
Ngành: Ngơn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 9222024

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THỂ LOẠI DIỄN NGƠN BÌNH LUẬN
KINH TẾ-XÃ HỘI TRÊN CÁC BÁO CỦA MỸ (CÓ ĐỐI CHIẾU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU
VỚI CÁC BẢN DỊCH TRÊN CÁC BÁO TIẾNG VIỆT)
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS.LUẬN
HUỲNH
THỊ HỒNG
TIỂU
TỔNG
QUANHẠNH
2. TS. HUỲNH BÁ LÂN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU
Người phản biện độc lập:
1. SỐ:
PGS.TS.
PHẠM HỮU ĐỨC

9222024
2. PGS.TS. NGUYỄN TẤT THẮNG

Người phản biện: Tập thể1.hướng
PGS.TS.
dẫn DƯ
khoaNGỌC
học: NGÂN
PGS.TS.THỊ
PHẠM
HỮU
ĐỨC
1. TS.2.HUỲNH
HỒNG
HẠNH
TS. ĐINH
GIANG
2. TS.3.HUỲNH
BÁLƯ
LÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kì một cơng
trình nghiên cứu nào khác.
TP. HCM, ngày tháng năm 2021
Người viết


Nguyễn Thanh Long


ii

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng tri ân sâu sắc đến hai thầy cô hướng dẫn của tôi, TS.
Huỳnh Thị Hồng Hạnh và TS. Huỳnh Bá Lân, hai thầy cô luôn bên cạnh tôi ngay từ
lúc chọn đề tài, trong từng bản thảo chuyên đề, luôn yêu thương và chỉ bảo tận tâm.
Các thầy cô đã dành nhiều thời gian để đọc, nhận xét và góp ý sửa chữa cho những
trang bản thảo cịn nhiều lỗi của tơi. Những nhận xét và chỉ dẫn uyên bác của thầy cô
đã vun đắp thêm cho kiến thức Ngôn ngữ học của tôi lẫn cách sống giữa cuộc đời.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trịnh Sâm, TS. Trần
Thanh Nguyện, và TS. Nguyễn Thị Kiều Thu đã giúp đỡ và cho những chỉ dẫn, góp
ý quý giá để tơi hồn thành các chun đề tiến sĩ.
Một lời cảm ơn chân thành xin gửi đến PGS.TS. Nguyễn Công Đức, TS. Đinh
Lư Giang, TS. Nguyễn Hoàng Trung cùng với quý thầy cô tham gia giảng dạy tại
Khoa Ngôn ngữ học đã hướng dẫn, giúp đỡ và luôn cho lời khun q giá để tơi
hồn thành các học phần cao học và các chuyên đề tiến sĩ.
Tôi cũng rất biết ơn các chuyên viên của Khoa Ngôn ngữ học đã luôn tạo
điều kiện và giúp đỡ kịp thời về các thủ tục hành chính.
Tơi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên
và giúp đỡ trong quá trình học tập và viết luận án của tôi.
Tôi luôn cảm thấy mắc nợ vợ cùng các con của mình. Vợ và các con tơi đã
hy sinh quá nhiều cho công việc học tập và nghiên cứu của tơi. Vợ và các con cũng
chính là động lực cho tơi hồn thành cơng trình này.
TP. HCM, ngày tháng năm 2021
Người viết

Nguyễn Thanh Long



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
QUY ƯỚC VIẾT TẮT VÀ TRÍCH DẪN TRONG LUẬN ÁN ..................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH .............................................................. viii
DẪN NHẬP ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2

2.1. Các nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 2
2.1.1. Về diễn ngơn báo chí .................................................................. 2
2.1.2. Về thể loại ................................................................................... 4
2.1.3. Về phân tích diễn ngơn báo chí theo thể loại .............................. 8
2.2. Các nghiên cứu trong nước .............................................................. 11
2.2.1. Về diễn ngơn báo chí ................................................................ 11
2.2.2. Về thể loại báo chí .................................................................... 13
2.2.3. Về phân tích diễn ngơn báo chí theo thể loại ............................ 13
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 15

3.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 15
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 15
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 15

4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................... 15
4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 15
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ............................................... 16


5.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 16
5.2. Nguồn ngữ liệu ................................................................................. 16
6. Đóng góp của luận án ..................................................................................... 18

6.1. Về phương diện lí luận ..................................................................... 18
6.2. Về phương diện thực tiễn ................................................................. 18


iv

7. Bố cục của luận án.......................................................................................... 18
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................ 20
1.1. Một số khái niệm hữu quan ...................................................................... 20

1.1.1. Thể loại và thể loại báo chí ........................................................... 20
1.1.1.1. Khái niệm thể loại ................................................................... 20
1.1.1.2. Phân tích thể loại..................................................................... 22
1.1.1.3. Thể loại báo chí....................................................................... 23
1.1.2. Diễn ngơn báo chí và phân tích diễn ngơn báo chí theo thể loại .. 26
1.1.2.1. Diễn ngơn và diễn ngơn báo chí ............................................. 26
1.1.2.2. Phân tích diễn ngơn................................................................. 28
1.1.2.3. Phân tích diễn ngơn báo chí theo thể loại ............................... 29
1.1.2.4. Phân tích thể loại diễn ngơn báo chí từ góc nhìn Ngơn ngữ học
chức năng hệ thống (SFL). .................................................................. 30
1.1.2.5. Phân tích thể loại diễn ngơn bình luận từ góc nhìn Phân tích
diễn ngơn phê phán ............................................................................. 32
1.1.2.6. Phân tích thể loại ứng dụng của diễn ngôn ............................. 35
1.1.3. Ngữ vực và phân tích ngữ vực ...................................................... 36
1.1.3.1. Ngữ vực .................................................................................. 36

1.1.3.2. Phân tích ngữ vực ................................................................... 38
1.2. Về thể loại bình luận báo chí .................................................................... 39

1.2.1. Một số quan niệm về bình luận, lập luận và bình luận báo chí .... 39
1.2.2. Diễn ngơn bình luận và diễn ngơn bình luận kinh tế - xã hội....... 41
1.2.3. Cấu trúc diễn ngôn bình luận kinh tế - xã hội ............................... 42
1.3. Về dịch thuật báo chí .................................................................................. 44

1.3.1. Nghiên cứu dịch thuật định hướng diễn ngôn (Discourse-oriented
translation studies) .................................................................................. 44
1.3.2. Hệ tư tưởng và dịch thuật ............................................................. 45


v

1.3.3. Tương đương trong dịch thuật ...................................................... 46
1.3.4. Dịch thuật báo chí ......................................................................... 49
1.3.5. Ngữ cảnh hóa (framing) trong dịch diễn ngơn báo chí ................. 50
1.3.6. Dịch ngữ cảnh hóa (transframing) ................................................ 53
Tiểu kết ................................................................................................................ 55
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THỂ LOẠI DIỄN NGƠN BÌNH
LUẬN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN BÁO MỸ ................................................. 56
2.1. Đặc điểm cấu trúc của diễn ngơn bình luận kinh tế - xã hội trên báo Mỹ
..................................................................................................................... 56

2.1.1. Tiêu đề ........................................................................................... 56
2.1.2. Dẫn đề ........................................................................................... 63
2.1.3. Phần mở đầu .................................................................................. 68
2.1.4. Phần thân ....................................................................................... 70
2.1.5. Phần kết ......................................................................................... 74

2.2. Đặc điểm các yếu tố bình luận trong diễn ngơn bình luận kinh tế - xã hội
trên báo Mỹ ......................................................................................................... 84

2.2.1. Phụ ngữ bình luận ......................................................................... 84
2.2.2. Cú và ngữ chêm xen ...................................................................... 87
2.3. Đặc điểm lập luận trong diễn ngơn bình luận kinh tế - xã hội trên báo Mỹ
..................................................................................................................... 91

2.3.1. Lập luận đơn.................................................................................. 92
2.3.2. Lập luận phức hợp......................................................................... 94
2.4. Đặc điểm trích dẫn trong diễn ngơn bình luận kinh tế - xã hội trên báo
Mỹ ................................................................................................................... 102

2.4.1. Về nội dung trích dẫn .................................................................. 103
2.4.2. Về phương thức trích dẫn............................................................ 104
2.4.3. Về phương tiện trích dẫn............................................................. 115
Tiểu kết .............................................................................................................. 122


vi

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGƠN BÌNH LUẬN KINH TẾ - XÃ
HỘI TRÊN BÁO VIỆT ĐƯỢC DỊCH TỪ BÁO MỸ ................................... 124
3.1. So sánh các diễn ngôn dịch từ báo Mỹ trên báo Việt với các diễn ngôn
nguồn ................................................................................................................. 124
3.1.1. Về cấu trúc……………………………………………………………124
3.1.2. Về nội dung………………………………………………...…………124
3.2. Đặc điểm lựa chọn thông tin .................................................................... 138

3.2.1. Bổ sung thông tin ........................................................................ 138

3.2.2. Lược bỏ thông tin ........................................................................ 144
3.2.3. Sửa đổi thông tin ......................................................................... 149
3.2.4. Thay đổi cấu trúc câu .................................................................. 154
3.3. Đặc điểm ngữ cảnh hóa bản dịch ............................................................. 156

3.3.1. Ngữ cảnh hóa qua dịch tiêu đề .................................................... 156
3.3.2. Ngữ cảnh hóa bằng việc duy trì thơng tin .................................. 159
3.3.3. Ngữ cảnh hóa bằng việc tách thơng tin có chọn lọc ................... 163
Tiểu kết .............................................................................................................. 167
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 169
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................ 172
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 173


vii

QUY ƯỚC VIẾT TẮT VÀ TRÍCH DẪN TRONG LUẬN ÁN
1)

2)

QUY ƯỚC VIẾT TẮT
-

CDA: Phân tích diễn ngơn phê phán

-

CTDN: Cấu trúc diễn ngơn


-

CTDNBL: Cấu trúc diễn ngơn bình luận

-

DNBL: Diễn ngơn bình luận

-

DNBLKTXH: Diễn ngơn bình luận kinh tế - xã hội

-

NNHCNHT: Ngôn ngữ học chức năng hệ thống

-

NYT: The New York Times

-

PTDN: Phân tích diễn ngơn

-

SFL: Systemic Functional Linguistics

-


TBKTSG: Thời báo Kinh tế Sài Gịn

-

TDGT: Trích dẫn gián tiếp

-

TDTT: Trích dẫn trực tiếp

-

TTCT: Tuổi trẻ cuối tuần

-

VD: ví dụ

-

VnE: Vnexpress.net

-

WP: The Washington Post

-

WSJ: The Wall Street Journal


QUY ƯỚC TRÍCH DẪN
Trích dẫn ngữ liệu
(Tên báo, thời gian xuất bản, số thứ tự diễn ngơn theo phụ lục)
Ví dụ: (NYT, 03/02/2018, 3 PL2)
Báo The New York Times, xuất bản ngày 03/02/2018, chi tiết về bài xem
diễn ngôn số 3, Phụ lục 2.


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
1) DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Các lí thuyết về thể loại và các đường hướng nghiên cứu thể loại theo
Bawashi và Reiff………………………………………………….…………………5
Bảng 2: Nguồn ngữ liệu DNBLKTXH trên báo Mỹ và bản dịch trên báo
Việt……………………………. …………………………..……………………....17
Bảng 2.1: Tỉ lệ sử dụng kiểu hành động ngơn từ trong tiêu đề diễn ngơn bình luận
kinh tế - xã hội trên báo Mỹ………....…. ……………………………….………...62
Bảng 2.2: Các kiểu dẫn đề trong diễn ngơn bình luận kinh tế - xã hội trên báo Mỹ...
…. …………………………..……………………....…. ………………………….67
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp Phụ ngữ bình luận……………………. ………………..84
2) DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mơ hình hạt nhân sự kiện của một số thể loại văn bản báo chí
………………………………………………………….…………………………..25
Hình 1.2: Sơ đồ tương tác trong giao tiếp báo chí …………………………..… ….27
Hình 1.3: Sơ đồ các yếu tố trong quá trình giao tiếp trong báo chí ………………. 27
Hình 1.4: Sơ đồ cấu trúc diễn ngơn bình luận kinh tế - xã hội.…………………….44
Hình 1.5: Dịch ngữ cảnh hóa: một khái niệm cầu nối trong dịch diễn ngơn báo
chí…………………………………………………………………………..............54

Hình 2.1: Cấu trúc điển hình của diễn ngơn bình luận kinh tế - xã hội trên báo Mỹ
..…………………..……………………………………………………….............. 83
Hình 2.2: Cấu trúc lập luận đơn…………………………………..………………..94
Hình 2.3: Cấu trúc lập luận phức hợp………………………………..…………….102
Hình 3.1: Sơ đồ dạng cấu trúc của diễn ngơn bình luận kinh tế - xã hội trên báo Việt
được dịch từ báo Mỹ …………...………………....……...……………....…….. 124
Hình 3.2: Mơ hình diễn ngơn bình luận kinh tế - xã hội trên báo Việt được chuyển
ngữ từ báo Mỹ so với các diễn ngơn nguồn……………………………..………..131
Hình 3.3: Mơ hình diễn ngơn bình luận kinh tế - xã hội được dịch từ báo Mỹ trên báo
Việt so với các diễn ngôn nguồn………………………………………..….……..137


ix

Hình 3.4: Mơ hình Chiến lược lựa chọn thơng tin và bản dịch diễn ngơn báo chí
……………………………………..….……..……………………………………156
Hình 3.5: Mơ hình Chiến lược Dịch ngữ cảnh hóa và bản dịch diễn ngơn báo chí
……………………………………..….……..……………………………………166
Hình 3.6: Mơ hình đánh giá bản dịch diễn ngơn báo chí………………………….167


1

DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Hoạt động báo chí không chỉ dừng lại ở việc tường thuật những điều đang
diễn ra mà phải diễn giải, giải thích, đưa ra quan điểm, bởi điều quan trọng không
phải là bản thân sự kiện mà là việc diễn giải nó. Trong khi đó, độc giả khơng cịn là
người thụ động tiếp nhận thơng tin từ một phía. Họ muốn nhận những thơng tin liên
quan đến mối quan tâm, liên quan đến cuộc sống của họ. Khi mà họ, bất kể trình độ

và vị thế như thế nào, đều có quyền nói ra ý kiến của mình thì khi tiếp nhận thơng tin,
họ cịn có thể đánh giá, kiểm định chất lượng thơng tin, tranh luận, phân tích và phản
bác lại (nếu thấy cần thiết).
Trong các thể loại báo chí, thể loại bình luận là thể loại có tính sáng tạo,
thơng tin trí tuệ cao. Đối tượng của bình luận là các sự kiện, vấn đề thời sự có tính
phức tạp, thu hút nhiều ý kiến đa chiều. Diễn ngơn bình luận có nhiệm vụ đánh giá,
nhận định các sự kiện, vấn đề cụ thể của đời sống, mang đến cái nhìn tồn diện, sâu
sắc. Chính vì đặc trưng này của thể loại bình luận báo chí, mà việc đọc hiểu, phân
tích kỹ lưỡng về các diễn ngơn bình luận là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực
đối với mọi độc giả. Nó giúp cho việc tương tác, tiếp nhận thơng tin trở nên phong
phú, đa chiều và trí tuệ hơn; từ đó mang đến những hiểu biết tồn diện, hệ thống về
những sự kiện, vấn đề trong xã hội và hình thành những thái độ, hành vi đúng mực,
hợp lý trong các hồn cảnh mà thực tiễn đặt ra.
Có tác giả đã từng nói: “Khơng có dịch thuật, khơng có lịch sử thế giới” (Lưu
Trọng Tuấn, 2009, tr.1). Dịch thuật giúp giải mã những nền văn hóa, văn minh đã bị
chôn vùi, giúp nối liền quá khứ với hiện tại, và mở rộng những khám phá mới trong
tương lai. Bassnett & Schäffner (2010) cho rằng: “Nghiên cứu dịch thuật ngày nay
đặt trọng tâm vào thực tiễn xã hội, thực tiễn văn hóa và giao tiếp, vào tầm quan trọng
của văn hóa và ý thức hệ của q trình dịch thuật và bản dịch, vào yếu tố chính trị
bên ngồi của bản dịch và vào mối quan hệ giữa hành vi dịch thuật và các yếu tố xã
hội” (tr.12). Thật vậy, dịch thuật khơng chỉ là một q trình ngơn ngữ trung gian mà


2

là một hoạt động xã hội phức tạp không thể tách rời khỏi ngữ cảnh nơi quá trình dịch
thuật xảy ra và liên quan đến các tác nhân xã hội.
Như thế, ngồi việc bình luận báo chí là thể loại diễn ngơn có những đặc thù
riêng cần phải tập trung nghiên cứu, thì việc chuyển dịch các diễn ngơn này từ tiếng
Anh sang tiếng Việt trên báo chí là một q trình cần được nghiên cứu kỹ khơng chỉ

vì các diễn ngôn này sẽ được xuất bản trên một tờ báo khác mà cịn vì chúng được
trình bày cho một kiểu độc giả có ngơn ngữ, văn hóa và các yếu tố xã hội khác biệt
so với diễn ngôn nguồn. Tác giả Nham Hoa đã viết trên Tuổi trẻ cuối tuần số ngày
21-6-2020 rằng: “Cho dù tự hào dân tộc đến đâu, chúng ta cũng phải thừa nhận thực
tế là trong quan hệ ngôn ngữ với thế giới, Việt Nam ta ở thế tiếp nhận nhiều hơn là
phát tán. Dịch thuật trong báo chí, do vậy, ln đứng trên tuyến đầu trong việc làm
phong phú thêm tiếng Việt. Không chỉ du nhập những khái niệm mới, báo chí cịn là
nhân tố chủ đạo định hình tập quán dịch thuật trên phạm vi toàn quốc. Những cấu
trúc, những cách xử lý trên báo sẽ được tiếp thu, lan tỏa rộng rãi, dần dà trở thành
chuẩn mực. Bởi vậy, nếu báo chí dịch sai và dùng sai, cái này sẽ được khuếch đại lên
nhiều lần, và sẽ di họa khôn lường.” (tr.11).
Theo những thông tin mà chúng tôi thu thập được, cho đến thời điểm hiện
tại, chưa có cơng trình nào đi sâu vào phân tích đặc điểm ngơn ngữ của thể loại diễn
ngôn này và các bản dịch trên báo Việt. Do vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“Đặc điểm ngơn ngữ thể loại diễn ngơn bình luận kinh tế - xã hội trên báo Mỹ
(có đối chiếu với bản dịch trên báo Việt)”, với mong muốn góp phần vào việc tìm
hiểu đặc điểm thể loại diễn ngơn bình luận kinh tế - xã hội tiếng Anh trên báo Mỹ và
bản dịch trên báo Việt.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
2.1.1. Về diễn ngôn báo chí
Diễn ngơn truyền thơng nói chung và báo chí nói riêng ngày càng được xem
là một lĩnh vực thú vị và là đối tượng thu hút sự quan tâm nghiên cứu từ nhiều mục
đích khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã có những cách tiếp cận khác nhau để tìm hiểu


3

các đặc điểm của ngơn ngữ báo chí. Khi đề cập đến các cơng trình nghiên cứu về diễn
ngơn báo chí có tính chun sâu, khơng thể khơng nhắc đến cơng trình “News as

discourse” (van Dijk, 1988), “The language of News Media” (Bell, 1991), “Language
in the News: Discourse and Ideology in the Press” (Fowler, 1991), “Media Discourse”
(Fairclough, 1995), “The language of Newspapers” (Reah, 1998), “Telling media
tales: the news story as rhetoric” (White, 1998), “English Media Texts - Past and
Present” (Ungerer, 2000), “An Introduction to Journalism: Essential Techniques and
Background Knowledge” (Rudin và Ibbotson, 2002) v.v.. Những cơng trình này đem
lại nhiều đóng góp to lớn cho việc nghiên cứu diễn ngơn báo chí.
Monika Bednarek (2006, tr.11-12) đưa ra tám đường hướng tiếp cận chính
đối với diễn ngơn truyền thơng nói chung, báo chí nói riêng. Chúng tơi trình bày lại
dưới đây với các tài liệu tham khảo cập nhật:
1) Đường hướng phê phán (the Critical Approach): gắn liền với nghiên cứu phê
phán về mối quan hệ giữa quyền lực và hệ tư tưởng, thường đề cập đến các giá trị
như trách nhiệm xã hội (van Dijk, 1988; Fowler, 1991; Fairclough, 1995; CaldasCoulthard, 2003; Weiss và Wodak, 2003; Lahlali, 2011).
2) Đường hướng phong cách/ ngữ dụng/ tự sự (The narrative/ pragmatic/
stylistic approach): gắn liền với việc nghiên cứu phân tích diễn ngơn, đặc biệt là cấu
trúc ngôn ngữ của diễn ngôn tin, bao gồm một số khía cạnh như phân tích ngữ dụng,
thể loại, phong cách và ngữ vực (Crystal và Davy, 1969; Carter, 1988; Bell, 1991;
Almeida, 1992; White, 1997; Ungerer, 2004; Lahlali, 2011).
3) Đường hướng ngôn ngữ học khối liệu (The corpus linguistic approach): nghiên
cứu dựa trên khối ngữ liệu về diễn ngơn báo chí (Minugh, 2000; Schneider, 2000;
Biber, 2003; Conboy, 2007; Cotter, 2010).
4) Đường hướng dựa vào thực tiễn (the practice-focused approach): các quan sát
gắn liền thực tiễn với mọi bình diện từ quyền lực đến điều hành để thúc đẩy hoạt động
báo chí (Bell, 1991; Reah, 1998; Rudin và Ibbotson, 2002; Cotter, 2010).


4

5) Đường hướng lịch đại (the diachronic approach): như tên gọi, nghiên cứu diễn
ngơn báo chí về phương diện phát triển lịch sử (Cotter, 1996; Herwig, 1999;

Schneider, 2000; Conboy, 2007).
6) Đường hướng ngôn ngữ học xã hội (the socio-linguistic approach): nhằm khám
phá mối quan hệ giữa phong cách và các yếu tố xã hội, giữa các biến động liên quan
đến các giai tầng xã hội (Bell, 1991; Jucker, 1992; Conboy, 2007).
7) Đường hướng tri nhận (the cognitive approach): bản chất của cách tiếp cận này
là “phân tích mối quan hệ giữa các quá trình tri nhận, ẩn dụ ý niệm, ý nghĩa xã hội và
diễn ngôn” (van Dijk, 1988).
8) Đường hướng hội thoại (the conversationalist approach): đường hướng này
nghiên cứu diễn ngôn truyền thông dựa trên các phương pháp phân tích hội thoại
(Clayman, 1990; Greatbatch, 1998).
Trong những đường hướng trên, đường hướng phân tích diễn ngơn phê phán
là một trong những đường hướng tiếp cận quan trọng có thể được áp dụng để nghiên
cứu diễn ngơn báo chí và vấn đề dịch diễn ngơn báo chí. Điều này cho thấy, việc phân
tích ngơn ngữ diễn ngơn báo chí để vận dụng vào thực tiễn đời sống ngày càng được
quan tâm nhiều hơn.
2.1.2. Về thể loại
Trên thế giới có rất nhiều cơng trình nghiên cứu thể loại như: “Language as
Social Semiotic: The Social Interpretation of Language and Meaning” (Halliday,
1978), cơng trình này được xem như là nền tảng cho cách tiếp cận thể loại theo Ngôn
ngữ học chức năng hệ thống; “The Problem of Speech Genres” (Bakhtin, 1986);
“Shaping Written Knowledge: The Genre and Activity of the Experimental Article in
Science (Bazerman, 1988); “The Ideology of Genre: A Comparative Study of Generic
Instability (Beebee, 1994); “Genre in a Changing World (Bazerman và các cộng sự,
2009); “Analysing Genre: Language Use in Professional Settings (Bhatia, 1993);
“Genre and the New Rhetoric (Freedman và các cộng sự, 1994); “Genre as Social
Action” (Miller, 1994); “Genre Analysis: English in Academic and Research Settings
(Swales, 1990); “The Origin of Genre” (Todorov, 2000), v.v.. Những cơng trình này


5


có nhiều đóng góp cho sự phát triển của những nghiên cứu về thể loại và những ứng
dụng của thể loại trong thực tiễn.
Hai tác giả Bawashi và Reiff với cơng trình: “Genre: An Introduction to
History, Theory, Research, and Pedagogy” (2010) đã cung cấp cho độc giả một khối
kiến thức toàn diện về một lĩnh vực học thuật rất quan trọng, gần gũi với hoạt động
trí tuệ của con người: nghiên cứu thể loại và thực hành (dạy và học viết) theo thể loại.
Theo dòng lịch sử, hai tác giả này đã trình bày chi tiết và đánh giá khách quan các
truyền thống và các khuynh hướng nghiên cứu thể loại khác nhau trên thế giới từ
nghiên cứu thể loại trong các truyền thống văn học bao gồm nghiên cứu thể loại trong
truyền thống tân cổ điển, nghiên cứu thể loại trong truyền thống cấu trúc luận, nghiên
cứu thể loại trong thời kì chủ nghĩa lãng mạn và hậu lãng mạn ở châu Âu, nghiên cứu
thể loại dựa trên phản ứng của độc giả, và nghiên cứu thể loại từ bình diện văn hóa,
đến nghiên cứu thể loại trong các truyền thống ngôn ngữ học bao gồm nghiên cứu thể
loại trong Ngôn ngữ học chức năng hệ thống, nghiên cứu thể loại trong Ngôn ngữ
học khối liệu, nghiên cứu thể loại trong tiếng Anh cho các mục đích cụ thể hay tiếng
Anh chuyên ngành, đến nghiên cứu thể loại trong các truyền thống tu từ (hùng biện)
và xã hội học (tr.14). Chúng tơi tổng hợp lại các lí thuyết, cách tiếp cận, các cơng
trình cùng với các tác giả nghiên cứu theo quan điểm của hai tác giả này.
Bảng 1: Các lí thuyết về thể loại và các đường hướng nghiên cứu thể loại theo
Bawashi và Reiff (2010, tr.37-251)
Các lí thuyết về
thể loại
1. Nghiên cứu thể
loại trong các truyền
thống
văn
học
(Genre in Literary
Traditions)


Các đường hướng
nghiên cứu
Hướng tiếp cận thể
loại theo tân cổ
điển
Hướng tiếp cận thể
loại theo cấu trúc
luận
Hướng tiếp cận thể
loại theo chủ nghĩa
lãng mạn và hậu
lãng mạn

Các cơng trình nổi bật và
tác giả nghiên cứu
The Fantastic (Todorov, 1975); The
Origin of Genres (Todorov, 2000)
Metaphors of Genre: The Role of
Analogies in Genre Theory (Fishelov,
1993)
Law of Genre (Derrida, 2000); Genre
(Frow, 2006)


6

Hướng tiếp cận thể
loại theo phản ứng
độc giả

Hướng tiếp cận thể
loại theo nghiên
cứu văn hóa
2. Thể loại trong các Thể loại và Ngôn
truyền thống ngôn ngữ học chức năng
ngữ học: Ngôn ngữ hệ thống
học chức năng hệ
thống và Ngôn ngữ
học khối liệu (Genre
in
Liguistic Thể loại và Ngôn
Traditions: Systemic ngữ
học
lịch
Functional
and sử/khối liệu
Corpus Linguistics
3. Thể loại trong các Tiếng Anh cho các
truyền thống ngơn mục đích cụ thể và
ngữ học: Tiếng Anh các cách tiếp cận
cho các mục đích cụ thể loại phê phán
thể
(Genre
in
Liguistic Traditions:
English for Specific
Purposes)
4. Thể loại trong các Thể loại như là một
truyền thống tu từ hành động xã hội
học và xã hội học

Các truyền thống
(Genre in Rhetorical thể loại của Pháp,
andSociological
Thụy Sĩ và truyền
Traditions)
thống tổng hợp thể
loại của Brazil
5. Nghiên cứu thể Thể loại như là các
loại tu từ (Rhetorical hình thức có tình
Genre Studies)
huống
6. Nghiên cứu thể
loại trong các bối
cảnh
học
thuật
(Genre Research in
Academic Contexts)

The Power of Genre (Rosmarin,
1985)
The Ideology of Genre: A
Comparative Study of Generic
Instability (Beebee, 1994)
Language as Social Semiotic: The
Social Interpretation of Language and
Meaning (Halliday, 1978); Genres
and Registers of Discourse (Eggins &
Martin, 1997); Analysing Genre:
Functional Parameters (Martin, 1997)

Discourse on the Move: Using
Corpus Analysis to Describe
Discourse Structure (Biber, 2007)
Genre and the Language Learning
Classroom (Paltridge, 2001); Genre
Analysis: English in Academic and
Research Settings. (Swales, 1990);

Genre as Social Action (Miller,
1984/1994)
School Radio: Socio-Discursive
Interaction Tool in the School (Baltar
và các cộng sự, 2009); Mapping
Genre Research in Brazil: An
Exploratory Study (Araújo, 2010)
Rethinking Genre in School and
Society: An Activity Theory Analysis
(Russell, 1997); Writing Genres
(Devitt, 2004)
Nghiên cứu về học The Case for Explicit Teaching: Why
tập và thụ đắc thể What You Don’t Know Won’t Help
loại trong các bối You (Williams and Colomb, 1993)
cảnh học thuật
Nghiên cứu về cách Transferability and Genres (Devitt,
các kiến thức thể 2007); Teaching and Learning a
loại chuyển thành Multimodal Genre in a Psychology
thể hiện thể loại
Course (Anson và các cộng sự, 2005)



7

Nghiên cứu liên
văn hóa về thể loại
trong các bối cảnh
học thuật
Nghiên cứu về thể
loại và học vấn đọc
viết nâng cao
7. Nghiên cứu thể Nghiên cứu về việc
loại trong các bối học thể loại ở nơi
cảnh chuyên nghiệp làm việc
và nơi làm việc
(Genre Research in
Workplace
and Nghiên cứu về các
Professional
thể loại ở nơi làm
Contests)
việc: kiến tạo, phân
bố, và đàm phán
kiến thức
Nghiên cứu lịch sử
của các thể loại
chuyên nghiệp

8. Nghiên cứu thể
loại trong các bối
cảnh truyền thông
mới và công chúng

(Genre Research in
Public and New
Media Contexts)

Nghiên cứu về các
hệ thống thể loại ở
nơi làm việc
Nghiên cứu dân tộc
học của các thể loại
ở nơi làm việc
Nghiên cứu về
xung đột và thay
đổi trong các bối
cảnh chuyên nghiệp
và nơi làm việc
Nghiên cứu về các
thể
loại
công
chúng: Kiến tạo và
duy trì kiến thức
Nghiên cứu lịch sử
về các thể loại cơng
chúng
Nghiên cứu về các
hệ thống thể loại
trong công chúng

Genre in a Changing World
(Bazerman và các cộng sự, 2009);

Genre and ESL Reading: A
Classroom Study (Hyon, 2002)
Building Genre Knowledge (Tardy,
2009)
Developing a ‘Discursive Gaze’:
Participatory Action Research with
Student Interns Encountering New
Genres in the Activity of the
Workplace (Smart and Brown, 2006)
Discourse Regulations and the
Production of Knowledge (Paré,
1993)

Shaping Written Knowledge: The
Genre and Activity of the
Experimental Article in Science
(Bazerman, 1988)
Systems of Genres and the Enactment
of Social Intentions (Bazerman,
1994)
Other Floors, Other Voices: A
Textography of a Small University
Building (Swales, 1998)
A Time to Speak, a Time to Act: A
Rhetorical Genre Analysis of a
Novice Engineer’s Calculated Risk
Taking (Artemeva, 2006)
The Distinction Between News and
Reportage
in

the
Brazilian
Journalistic Context: A Matter of
Degree (Bonini, 2009)
Systems of Genres and the Enactment
of Social Intentions (Bazerman,
1994)
(En)Compassing Situations: Sex
Advice on the Rhetoricof Genre
(Knighton, 2002)


8

Nghiên cứu về
trung gian của hành
động cá nhân và
hành động công
chúng
Nghiên cứu về loại
và các phương tiện
truyền thông mới
Nghiên cứu về thể
loại truyền thông
mới trong các bối
cảnh học thuật
Nghiên cứu dựa
trên thể loại về các
weblog trong các
bối cảnh học thuật

Nghiên cứu về thể
loại điện tử trong
các bối cảnh nơi
làm việc

Genre and Identity: Citizenship in the
Age of the Internet and the Age of
Global Capitalism (Bazerman, 2002);

The Evolution of Internet Genres
(Bauman, 1999); Literacy in the New
Media Age (Kress, 2003)
Academic Literacy in a Wired World:
Redefining Genres for College
Writing Courses (Trupe, 2007)
Blogging as Social Action: A Genre
Analysis of the Weblog (Miller and
Shepherd, 2007)
Genre
Systems:
Structuring
Interaction through Communicative
Norms (Yates and Orlikowski, 2002)

Chuck Bazerman trong lời hiệu đính cho cơng trình: “Genre: An Introduction
to History, Theory, Research, and Pedagogy” đã viết rằng: “Căn cứ vào sự phong phú
của khái niệm thể loại, khơng có gì lạ khi nhiều cách tiếp cận để hiểu và dạy thể loại
đã được phát triển ở nhiều nơi trên thế giới” (tr.18). Bằng cách theo dõi các thể loại,
chúng ta có thể thấy cả tính qui tắc phức tạp của đời sống giao tiếp và tính cá thể của
từng phát ngơn có tình huống. Thể loại giúp chúng ta thấy được tính mục đích và tính

linh hoạt của hình thức. Sự hiểu biết đúng đắn về thể loại cũng cho thấy hành động
giao tiếp cơ bản và tình huống xã hội lí giải cho hình thức và động cơ của các hành
động đọc và viết. Sự hiểu biết về thể loại giúp chúng ta tiếp xúc với những hoạt động
sử dụng ngôn ngữ đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội, kinh tế, chính trị
và văn hóa.
2.1.3. Về phân tích diễn ngơn báo chí theo thể loại
Khi nhắc đến các nghiên cứu về một thể loại báo chí cụ thể, đầu tiên phải kể
đến là “News as Discourse” của van Dijk (1988), một cơng trình nghiên cứu cấu trúc
của diễn ngơn tin theo hướng tiếp cận tri nhận. Cơng trình tập trung vào cấu trúc diễn


9

ngơn tin và q trình xử lý tri nhận trong sản xuất và lĩnh hội tin. Theo tác giả, trong
diễn ngôn tin, các cấu trúc vĩ mô (macrostructures) được bộc lộ trong các tiêu đề và
dẫn đề. Lược đồ tin (News schemata) dựa trên một cấu trúc trình bày gồm tóm tắt
(tiêu đề và dẫn đề), sự kiện chính, bối cảnh, kết quả (đánh giá và dự đốn) và bình
luận. Chỉ phần tóm tắt và sự kiện chính là bắt buộc, cịn các yếu tố khác của sự tình
là tùy chọn. Diễn ngôn tin thể hiện cấu trúc từ trên xuống (a top-down structure)
không thường theo thứ tự thời gian hoặc nguyên nhân - kết quả. van Dijk chú trọng
tầm quan trọng của mối liên hệ giữa diễn ngôn với ngữ cảnh. Tác giả gắn liền phân
tích cấu trúc diễn ngơn tin với q trình tạo lập và lĩnh hội. Quá trình tạo lập liên quan
đến việc lựa chọn, tổng hợp và chuyển đổi các nguồn tin tức, viết, chỉnh sửa và viết
lại với một góc nhìn để tạo ra các diễn ngơn đáng tin cậy. Trong khi đó, q trình đọc
liên quan đến việc giải mã cấu trúc bề mặt, phân tích cú pháp và giải thích ngữ nghĩa,
tất cả đều được coi là liên quan đến sơ đồ tin và cấu trúc vĩ mô của ngữ cảnh.
Kế đến là Bell với cơng trình “The Language of Media” (1991). Tác giả cố
gắng tích hợp các vấn đề về cấu trúc văn bản, sản xuất tin và độc giả. Ông so sánh
diễn ngôn tin nhanh (hard news) với tường thuật cá nhân và tìm thấy sự khác biệt về
cấu trúc và ngôn ngữ. Theo tác giả, một diễn ngôn tin thường bao gồm một cấu trúc

ba thành phần (three-components structure) gồm tiêu đề, dẫn đề và nội dung được thể
hiện và đọc theo thứ tự đó, nhưng được tạo lập theo thứ tự dẫn đề - nội dung - tiêu đề
(lead-body-headline).
Bolivar với cơng trình “The structure of newspaper editorials” (1994) nghiên
cứu cấu trúc các bài xã luận báo chí bằng cách sử dụng một đơn vị gọi là bộ ba (triad).
Bolivar cho rằng các lượt trao đổi lời (exchange) được sử dụng trong phân tích diễn
ngơn nói cũng có thể được sử dụng để phân tích diễn ngơn viết. Tác giả cho rằng
chức năng của bộ ba là đàm phán việc truyền tải thông tin và đánh giá trong diễn
ngôn viết. Cấu trúc bên trong của bộ ba này có thể được mô tả theo ba lượt cơ bản
được gọi là Lời dẫn (L-Lead), Tiếp lời (F-Follow) và Đánh giá (V-Valuate), được
hiện thực hóa bởi các câu được hiểu là sản phẩm của hành động ngôn ngữ thông
thường. Hệ thống của Bolivar cũng phân loại các bộ ba theo vị trí và chức năng thành


10

Tình huống (S-Situation), Phát triển (D-Development) và Khuyến nghị (RRecommendation). Theo Bolivar, bộ ba này tuân theo trình tự tự nhiên SDR và tạo
nên một đơn vị ở cấp cao hơn được gọi là Sự tiến triển (Mv–Movement). Sự tiến triển
đề cập đến thế giới thực, một thế giới hiện tại hoặc quá khứ, được gọi là loại A và Sự
tiến triển này có thể được theo sau bởi Sự tiến triển loại B đề cập đến thế giới của
những khả năng hoặc thế giới có thể có. Sự tiến triển cuối cùng, loại C, đề cập đến
thế giới cần phải có và tạo thành một sự đánh giá lên các sự tiến triển B và A. Những
sự tiến triển này có thể kết hợp với các sự tiến triển khác để tạo thành đơn vị lớn nhất
ở cấp cao nhất mà tác giả gọi là Tạo tác (Artifact).
Kế thừa và phát triển các quan điểm của van Dijk, White (1998) đã đưa ra
mơ hình diễn ngơn tin theo quỹ đạo (orbital structure) bao gồm hạt nhân (tiêu đề và
dẫn đề) và các vệ tinh độc lập trong phần nội dung, liên kết với tiêu đề/dẫn đề theo
các mục đích khác nhau: tạo dựng, ngữ cảnh hóa, giải thích và đánh giá. Cấu trúc quỹ
đạo này tương tự như cấu trúc tiêu đề-dẫn đề-nội dung của Bell và cấu trúc lược đồ
tin của van Dijk bao gồm tiêu đề và dẫn đề, và các yếu tố khác như Sự kiện chính,

Kết quả, Sự kiện trước đó và Đánh giá.
Các cơng trình nghiên cứu diễn ngơn tin cịn phải kể đến “Media Discoure”
(Fairclough, 1995), “Mediated Discourse as Social Interaction: A study of News
Discourse (Scollon, 1998). Những cơng trình này đều có những đóng góp to lớn cho
việc nghiên cứu một thể loại diễn ngơn báo chí cụ thể.
Với cơng trình “From Genre to Sentence: the Leading Article and its
Linguistic Realization” (2000), Vestergaard nghiên cứu các đặc điểm thể loại của bài
xã luận với các bộ phận cấu thành của nó, và tìm hiểu mối quan hệ sâu hơn giữa các
bộ phận đó và hiện thực hóa ngơn ngữ. Theo tác giả, các đặc điểm chính của bài xã
luận là: a) giả định về kiến thức nền của độc giả về sự kiện thực tế; b) phần lớn các
động từ ở thì hiện tại hoặc thì hiện tại hồn thành phản ánh mối quan tâm chính đến
hậu quả hiện tại hơn là quá khứ; và c) mức độ phổ biến của các đánh giá hiển ngôn.
Vestergaard cho rằng bài xã luận là kiểu diễn ngơn mà Longacre (1983, 1992) gọi là
Giải thích (Expository), thường có bốn “bước thoại nằm ở cấu trúc sâu” được biểu


11

hiện như sau: Mô tả vấn đề, Các giải pháp đề xuất, Lập luận về giải pháp, và Đánh
giá giải pháp.
Westin thực hiện một nghiên cứu ngôn ngữ học lịch đại dựa trên ngữ liệu về
ngôn ngữ của các bài xã luận trên báo tiếng Anh qua cơng trình “Language Change
in English Newspaper Editorials” (2002). Nghiên cứu dựa trên tổng cộng 864 bài xã
luận. Ngữ liệu lấy từ tờ Daily Telegraph, The Guardian và The Times. Tác giả nghiên
cứu sự thay đổi và biến đổi ngôn ngữ của thể loại này, cũng như tính liên tục ngơn
ngữ, trong suốt thế kỷ 20. Các đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong nghiên cứu
của bà chủ yếu là những điều mà Biber (1988, 1989) đã chứng minh là dấu hiệu của
các chức năng giao tiếp: sự tham gia của cá nhân, mật độ thông tin, diễn ngôn tường
thuật, diễn ngôn lập luận, diễn ngôn trừu tượng và tham chiếu hiển ngôn. Westin phát
hiện một khuynh hướng thoát khỏi phong cách “tường thuật” trong các bài xã luận

trên báo tiếng Anh qua việc ít sử dụng động từ thì q khứ cũng như ngơn ngữ báo
chí ngày càng trở nên “gần gũi với độc giả” (reader-friendly) hơn qua việc sử dụng
các câu ngắn nhiều hơn và giảm sử dụng các mệnh đề phụ.
Wang với cơng trình “Newspaper commentaries on terrorism in China and
Australia: a constrastive genre study” (2006), đã nghiên cứu diễn ngơn bình luận báo
chí có cùng một chủ đề theo hướng đối chiếu thể loại. Richardson với cơng trình
“Analysing newspapers: An approach from critical discourse analysis” (2007) đã giới
thiệu một hướng tiếp cận hiện đại về ngơn ngữ báo chí và việc áp dụng phương pháp
phân tích diễn ngơn để phân tích một thể loại báo chí cụ thể.
Có thể thấy, khuynh hướng vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngơn vào
nghiên cứu các thể loại diễn ngơn báo chí ngày càng phổ biến và mang lại nhiều đóng
góp thiết thực trong học thuật cũng như trong đời sống xã hội.
2.2. Các nghiên cứu trong nước
2.2.1. Về diễn ngôn báo chí
Ở trong nước có khá nhiều nghiên cứu về diễn ngơn báo chí và ngơn ngữ báo
chí. Có thể kể tên một số cơng trình nổi bật như: “Báo chí, những vấn đề lý luận và
thực tiễn” (Hà Minh Đức, 1997) và “Cơ sở lý luận báo chí – đặc tính chung và phong


12

cách” (Hà Minh Đức, 2000) đã giới thiệu về đặc trưng của báo chí Việt Nam. Cơng
trình “Từ lí luận đến thực tiễn báo chí” (Tạ Ngọc Tấn, 1999) đã giới thiệu những kiến
thức cơ bản về các phương tiện truyền thơng. Các cơng trình “Về diện mạo báo chí
Việt Nam” (Phan Quang, 2001) và “Nghề văn nghiệp báo” (Phan Quang, 2005) đã
phác họa những nét đặc thù của diện mạo báo chí Việt Nam và hướng dẫn nghiệp vụ
làm báo, đặc biệt tác giả đã nêu kinh nghiệm viết thể loại phóng sự điều tra. Cơng
trình “Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng” (Dương Xn Sơn, Đinh Văn Hường và
Trần Quang, 2004) đã trình bày các khái niệm, phạm trù, đặc trưng, chức năng,
nguyên tắc, hiệu quả, tính sáng tạo của lao động báo chí, và những vấn đề có tính

phương pháp luận làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong
lĩnh vực báo chí truyền thơng. Cơng trình “Phương pháp nghiên cứu ngơn ngữ báo
chí” (Dương Văn Quảng, 1998) đưa ra phương pháp nghiên cứu ngơn ngữ báo chí
như là một hiện tượng xã hội và cho rằng đối tượng người đọc đơi khi được nhìn nhận
là một “mục tiêu” cần đạt tới. “Ngơn ngữ báo chí – Những vấn đề cơ bản” (Nguyễn
Đức Dân, 2007) bên cạnh giới thiệu đặc điểm ngơn ngữ báo chí nói chung, ngơn ngữ
báo viết, báo hình nói riêng, đã đưa ra cấu trúc thơng tin và sự thể hiện cụ thể của cấu
trúc đó qua những bộ phận khuôn tin, tiêu đề, đề dẫn…; cách đưa thơng tin chìm và
kĩ thuật xây dựng thơng tin chìm trong báo chí; ngơn từ của nhà báo và những yêu
cầu về logic diễn đạt trong báo chí. “Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí”
(Hồng Anh, 2003) đã miêu tả tỉ mỉ về tính chính xác, tính cụ thể, tính thời sự, tính
ngắn gọn, tính đại chúng, tính định lượng, tính bình giá, tính khn mẫu trong ngơn
ngữ báo chí. “Ngơn ngữ báo chí” (Vũ Quang Hào, 2001) đã nhận xét về hiện tượng
lệch chuẩn trong ngơn ngữ báo chí. Tác giả đã khái quát tác dụng của sự lệch chuẩn
qua một số nhận định: (1) Sự chế định của lệch chuẩn đối với phong cách của nhà
báo và thể loại; (2) lệch chuẩn và ngơn ngữ chuẩn mực; (3) lệch chuẩn góp phần tạo
nên phong cách ngôn ngữ của nhà báo; và (4) vấn đề phong cách ngôn ngữ và phong
cách nhà báo. Nguyễn Tri Niên trong “Ngơn ngữ báo chí” (2003) nhận định rằng:
“Ngơn ngữ báo chí là một lĩnh vực chuyên nghiệp của báo chí. Tuy chất liệu chủ yếu
của nó là ngơn ngữ và có mối liên hệ mật thiết với ngơn ngữ nhưng khơng vì thế mà


13

xem hai cái là một. Vì vậy, khơng phải cứ biết dùng từ chính xác, biết viết câu đúng
qui tắc, biết vận dụng phép tu từ v.v. là có thể viết được báo vì ngơn ngữ báo chí có
những đặc điểm, quan hệ, qui phạm riêng của nó trên cơ sở những tính chất đặc thù
của báo chí”. Nguyễn Vạn Phú trình bày về “chuyện chữ và nghĩa” trong ngơn ngữ
kinh doanh và ngơn ngữ báo chí tiếng Anh trong “Tiếng Anh lý thú” (2001). Trương
Quang Phú với “Để hiểu được CÁI BĨNG BẨY, CÁI HÀI HƯỚC trong ngơn ngữ

báo chí Anh – Mỹ” (2002) đã giúp bạn đọc nhận diện được ngôn ngữ được viết theo
lối diễn cảm trong báo chí tiếng Anh.
2.2.2. Về thể loại báo chí
“Các thể loại báo chí – thơng tấn” (Đinh Văn Hường, 2011) đã hướng dẫn
cách phân tích và chứng minh qua các thí dụ thuộc ba thể loại tin, phỏng vấn và tường
thuật. Cơng trình “Thể loại báo chí” của nhiều tác giả đã cung cấp cho sinh viên ngành
báo chí một số lý luận và kĩ thuật cơ bản để viết một số thể loại báo chí thơng dụng.
Hai cơng trình “Các thể loại báo chí chính luận” (Trần Quang, 2005) và “Kỹ thuật
viết tin” (Trần Quang, 2005) đã giới thiệu những cơ sở lý luận và hướng dẫn kĩ thuật
viết tin, phỏng vấn, tường thuật và các thể loại báo chí chính luận khác. “Các thể loại
báo chí chính luận nghệ thuật” (Dương Xuân Sơn, 2004) đã trình bày những tri thức,
kinh nghiệm thực tiễn báo chí Việt Nam và thế giới qua các thể loại: phóng sự, ký
chân dung, ký chính luận, ghi nhanh và câu chuyện báo chí. Trong “Tiêu đề văn bản
tiếng Việt” (Trịnh Sâm, 2001) đã khái quát tính chất tiêu biểu của tiêu đề văn bản
tiếng Việt và cơng trình “Đặc điểm ngơn ngữ báo chí nhìn từ hoạt động báo chí ở
TP.HCM” (Trịnh Sâm, 2008) đã nêu những đặc điểm khái quát cũng như các mơ hình
tổ chức thơng tin trên báo chí ở Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.3. Về phân tích diễn ngơn báo chí theo thể loại
“Phân tích diễn ngơn về chính trị - xã hội trên tư liệu báo chí tiếng Anh và
tiếng Việt hiện đại” (Nguyễn Hịa, 1999) và cơng trình “Phân tích diễn ngơn: một số
vấn đề lí luận và phương pháp” (Nguyễn Hịa, 2008) đã có những đóng góp quan
trọng trong việc tìm kiếm, cung cấp lý luận và phương pháp thích hợp cho việc phân
tích diễn ngơn. Luận án “Đối chiếu ngơn ngữ phóng sự trong báo in tiếng Anh và


14

tiếng Việt” (Nguyễn Thị Thanh Hương, 2003) đề cập đến ba siêu chức năng của ngôn
ngữ học chức năng hệ thống là chức năng tư tưởng qua thông tin trong cú, chức năng
liên nhân qua thái độ của người viết và chức năng văn bản qua sự liên kết và phân

phối các thơng tin chính trong phóng sự trên báo in tiếng Anh và tiếng Việt. Luận án
tiến sĩ “So sánh ngơn ngữ báo chí tiếng Việt và tiếng Anh qua một số thể loại”
(Nguyễn Hồng Sao, 2010) thông qua lý thuyết thẩm định nghiên cứu về cấu trúc thể
loại và ngôn ngữ lượng giá trong hai thể loại diễn ngơn tin quốc tế và phóng sự. Luận
án “Ngơn ngữ báo chí Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh” (Trần Thanh Nguyện,
2011) đã tổng kết tình hình nghiên cứu ngơn ngữ báo chí ở Việt Nam và đưa ra một
cái nhìn bao qt về đặc điểm của ngơn ngữ báo chí trên các bình diện ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp và cách tổ chức văn bản cũng như xác lập được một hệ thống thể loại
văn bản báo chí và bản chất chung của tất cả các thể loại. Cơng trình “Ngơn ngữ bình
luận trong báo in tiếng Việt hiện nay” (Huỳnh Thị Chuyên, 2014) nghiên cứu đặc
điểm ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng Việt theo ngữ pháp chức năng của
Halliday, cụ thể là siêu chức năng tư tưởng, siêu chức năng liên nhân và siêu chức
năng văn bản. Luận án “Tính tương tác của diễn ngơn báo chí qua một số báo điện tử
phổ biến hiện nay” (Vũ Thị Hồng Tiệp, 2017) đã khảo sát 7 chủ đề và phân loại thành
ba kiểu tương tác: tạo lập chủ đề, duy trì chủ đề, duy trì và phát triển chủ đề, các chủ
đề có một mơ hình tương tác thể loại phổ biến.
Nhìn chung, phong phú và đa dạng là những từ có thể dùng để mơ tả bức
tranh tổng thể nghiên cứu về diễn ngôn báo chí. Tuy nhiên, những nghiên cứu chun
sâu về diễn ngơn của một thể loại cụ thể vẫn cịn rất ít, đặc biệt là hướng nghiên cứu
theo lí luận phân tích thể loại và phân tích diễn ngơn. Trên bình diện ngơn ngữ, việc
nghiên cứu thể loại diễn ngơn bình luận trên báo chí Mỹ và đối chiếu với các bản dịch
tiếng Việt thì cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu
nào. Đây là lần đầu tiên, vấn đề này được nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ
thống.


×