Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Hiện Tượng Chệch Chuẩn Từ Vựng - Ngữ Nghĩa Trong Ngôn Ngữ Thơ Việt Nam Hiện Đại .Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 149 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ KIM NGÂN

HIỆN TƯỢNG CHỆCH CHUẨN TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA
TRONG NGÔN NGỮ THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 8229020
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ VĂN HẢI

TP. HỒ CHÍ MINH – 2021


ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong luận văn này là của chính
tơi, có sự hỗ trợ từ người hướng dẫn TS.Hồ Văn Hải. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong luận văn là trung thực.

Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2021
Người cam đoan

Lê Kim Ngân



iii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này, ngồi sự cố gắng của bản thân cịn có sự
hướng dẫn nhiệt tình của q thầy cơ, cũng như sự ủng hộ của gia đình và bạn bè
trong suốt thời gian học tập nghiên cứu.
Trước tiên, tôi chân thành cảm ơn đến TS. Hồ Văn Hải đã hết lòng giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn quý thầy cô,
Khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Đại học quốc gia
Tp.HCM đã tạo mọi điều kiện giúp tơi hồn thành chương trình học và luận văn.
Chân thành cảm ơn phịng tư liệu ngơn ngữ học, thư viện trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề
tài.
Cuối cùng, tơi chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng
nghiệp đã cổ vũ và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2021


iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU….………………...……………………………………………………....1
1. Lý do chọn đề tài…………….……...………………………………………...…..1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…….………………………………………………….2
3. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………….…..5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………..………….5
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu………………………………….…..6
6. Ý nghĩa và những đóng góp của luận văn………………………………...………7
7. Cấu trúc của luận văn……………………………………………………………..8
CHƯƠNG 1: Một số vấn đề lý thuyết………….…………………..………….…....9

1.1. Từ vựng tiếng Việt và hiện tượng chệch chuẩn ……………………………..…9
1.1.1. Từ và từ vựng tiếng Việt………………………………………………….…..9
1.1.2. Hiện tượng chệch chuẩn………………………..……………………………16
1.2. Hiện tượng chệch chuẩn từ vựng - ngữ nghĩa và ngôn ngữ thơ ………..…..... 31
1.2.1. Hiện tượng chệch chuẩn từ vựng - ngữ nghĩa trong sự phát triển của ngôn ngữ
thơ Việt Nam hiện đại………………………………………………………….…..31
1.2.2. Hiện tượng chệch chuẩn từ vựng – ngữ nghĩa trong mối quan hệ với người
tiếp nhận………………...……….……………………………………………..…..33
Tiểu kết………………………………………………………………….…………34
CHƯƠNG 2: Phương thức thể hiện chệch chuẩn từ vựng – ngữ nghĩa trong ngôn
ngữ thơ Việt Nam hiện đại…………..……………………….……………….……34
2.1. Chệch chuẩn từ vựng – ngữ nghĩa do chệch chuẩn hình thức ……….……….34
2.1.1. Thơng qua phương thức láy lại…………….………...………………..…….34
2.1.2. Thông qua phương thức rút gọn……………………………..………………37


v
2.1.3. Thông qua việc gián cách các yếu tố trong từ……………….……………...40
2.1.4. Thông qua việc đảo trật tự các yếu tố trong từ…………………….…...…...44
2.1.5. Thông qua ngữ âm …………………………………………………...…..…48
2.2. Chệch chuẩn từ vựng – ngữ nghĩa do chệch chuẩn ngữ nghĩa từ vựng .…...…51
2.2.1. Kết quả khảo sát……………………………………………………………..51
2.2.2. Nhận xét…………………………………………..…………………………56
Tiểu kết…………………………………………………………………………….57
CHƯƠNG 3: Đặc điểm và giá trị biểu đạt của hiện tượng chệch chuẩn từ vựng ngữ nghĩa…………...………..…………………………………………….…...…..57
3.1. Hiện tượng chệch chuẩn từ vựng – ngữ nghĩa mang tính lâm thời và dấu ấn cá
nhân ……….……………………………………...…………………………...…..64
3.2. Giá trị của hiện tượng chệch chuẩn từ vựng – ngữ nghĩa..……………………67
3.2.1. Giá trị tạo ấn tượng………………………………………………….………68
3.2.2. Giá trị tạo hình và biểu cảm…………………………………………….…...73

3.2.3. Giá trị nhận thức…………………………………………………………….78
Tiểu kết …...……………………………………….………...………….……… ...78
KẾT LUẬN…………………………………………………..…….………………79
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………...……….…..………..81
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tầm quan trọng của từ vựng – ngữ nghĩa và mối quan hệ với ngơn ngữ
thơ
Bình diện từ vựng – ngữ nghĩa là một đối tượng nghiên cứu quan trọng, mà nếu
được nghiên cứu kỹ, tồn diện và triệt để thì chắc chắn nó sẽ đem lại nhiều điều lý thú.
Cho đến nay, nghiên cứu về bình diện từ vựng – ngữ nghĩa đã có nhiều thành tựu nhất
định, những kết quả đấy là tiền đề và cơ sở để đi sâu nghiên cứu từ vựng – ngữ nghĩa
trên những ngữ liệu mới.
Thế kỉ XX đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của văn học Việt Nam, khép lại
thời văn học trung đại, mở ra thời kì của văn học hiện đại, đồng hành với các tìm tịi
nghệ thuật của thế giới hiện đại là những cách tân đổi mới trong sự phát triển của thơ
ca. Đóng góp chủ yếu cho tiến trình hiện đại hóa thơ ca tiếng Việt là phong trào Thơ
mới 1932- 1942. Năm 1932, lần đầu tiên trong lịch sử văn học, “một thời đại mới trong
thi ca” đã xuất hiện, cái tôi cá nhân được đề cao như một sự đối lập với mĩ học phong
kiến phương đông. Từ ngữ được đổi mới đậm chất biểu cảm; cùng với sự tự do lựa
chọn và cách tân thể thơ, câu thơ, cái tôi thi nhân của phong trào đã tạo ra những bước
đi liên tục của ngôn ngữ thơ, đưa ngôn ngữ thơ từ “điệu ngâm sang điệu nói” (Trần
Đình Sử), từ chưa hồn thiện đến hồn thiện.
Những nét đặc thù trên đã góp phần tăng thêm giá trị về mặt thể loại cho tác phẩm.
Văn học Việt Nam hiện đại là tiền đề, là mầm mống cho những sáng tạo ngơn từ. Có

lẽ trừ khẩu ngữ, nơi mà người nói có thể tự do sáng tạo một cách mn hình vạn trạng
lời nói của mình, thì văn bản văn chương là nơi phát huy tập trung sự sáng tạo ấy một
cách đầy đủ nhất.
1.2. Kết quả nghiên cứu về hiện tượng chệch chuẩn trong ngôn ngữ thơ Việt
Nam hiện đại còn rất hạn chế
Cho đến thời điểm chúng tôi bắt đầu thực hiện luận văn này, ở Việt Nam mới chỉ
có hai tác giả là Hồ Xuân Mai, Nguyễn Thị Đào có cơng trình nghiên cứu khoa học
mang tính chun luận có liên quan trực tiếp đến hiện tượng chệch chuẩn trong mối
liên hệ với ngôn ngữ thơ.


2

Tác giả Hồ Xuân Mai (2000) có luận văn thạc sĩ Hiện tượng chệch chuẩn về mặt
từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ nghĩa – cú pháp của câu trong văn bản văn học nghệ thuật.
Tác giả Nguyễn Thị Đào (2018) có bài viết Từ ngữ “chệch chuẩn” và những kết hợp
tạo từ mới lạ trong hồi ký của Tô Hồi. Tuy nhiên, nghiên cứu trên vẫn cịn nhiều điều
để ngõ. Tác giả Hồ Xuân Mai không giới thiệu về lý thuyết chuẩn mực ngôn ngữ và
hiện tượng chệch chuẩn. Tác giả Nguyễn Thị Đào thì khơng nêu ra được từng trường
hợp chệch chuẩn cụ thể.
Từ hai lý do trên, chúng tôi thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu đề tài hiện tượng
chệch chuẩn này, đặc biệt là ứng dụng vào phân tích ngơn ngữ thơ Việt Nam hiện đại
để thấy rõ hơn đặc điểm của hiện tượng chệch chuẩn và giá trị mà nó mang lại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ lâu, các cơng trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã đề cập đến
mối tương quan giữa ngôn ngữ văn chương và chệch chuẩn ngôn ngữ. Dưới đây, chúng
tôi sẽ điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề mang tính nổi bật ở trong và ngoài nước.
2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngồi
Hiện tượng chệch chuẩn trong ngơn ngữ thơ được nhắc đến một cách nghiêm
túc và đầy đủ nhất trong tác phẩm “A Linguistics Guide to English Poetry” (1969),

Geoffrey N.Leech đã phân biệt ba loại chệch chuẩn là: chệch chuẩn hình thức (form),
ngữ nghĩa (semantic deviation), nhận thức (realization). Ông cũng vẽ ra các mơ hình
để làm cơ sở cho việc phân tích.
Viktor Shklovsky khơng trực tiếp nói đến hiện tượng chệch chuẩn, nhưng ơng
cho rằng các nhà thơ có những suy nghĩ rất đặc biệt: “Các nhà thơ có một lối suy nghĩ
đặc biệt khó hiểu và họ có khả năng sản sinh ra những thế giới thần bí và những khái
niệm mới. Khi xem xét các diễn ngôn thơ ở cấu trúc ngữ âm, từ vựng và cách chuyển
tải của ngôn từ, chúng tôi thấy rằng các nhà thơ sử dụng cấu trúc tăng cường từ từ,
nhãn hiệu nghệ thuật được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong các tác phẩm của họ. Nhà
thơ tạo ra tầm nhìn là kết quả của nhận thức khơng được tự động hóa” [18, tr.37].
Các nhà nghiên cứu khác như Richard Bradford, Paul Simpson, Katie Wales đều
nhắc đến chệch chuẩn, nhìn chung khái niệm khơng hồn tồn giống nhau nhưng khơng


3

có sự mâu thuẫn qua lại. Chúng tơi sẽ phân tích chi tiết quan điểm của các nhà nghiên
cứu này tại mục 1.1.2. Đa số các học sinh, sinh viên ứng dụng lý thuyết của Leech vào
phân tích chệch chuẩn trong các tác phẩm văn chương, có thể kể đến các tác phẩm
nghiên cứu ở nước ngoài thời gian gần đây như sau:
Trong Linguistic deviation and the rhetoric figures in Shakespeare’s selected
plays (2019), nhóm tác giả Fathur Rahman – Sukardi Weda hướng đến việc phát hiện
ra những chệch chuẩn ngôn ngữ trong các vở kịch của Shakespeare.
Trong Semantic Deviation in Al-Sayyab’s, The Detective and Eliot's
Ash-Wednesday Poems (2020), nhóm tác giả là Atyaf Hasan Ibrahima, Sarab kadir
Mugairb, Amthal Mohammed Abbas áp dụng các mơ hình của tác giả Leech để nghiên
cứu các chệch chuẩn trong hai bài thơ ở hai ngôn ngữ khác nhau (một bài thơ tiếng
Anh, một bài thơ tiếng Tây Ban Nha).
Nhóm tác giả Herianah, Jusmianti Garing, Jerniati I, Nuraidar Agus, and
Musayyedah trong tác phẩm Linguistic Deviation of Remy Sylado’s Poetry Lebih Baik

Mati Muda and Its Contribution to Literature Learning at Junior High School (2020)
đã phân tích các khía cạnh chệch chuẩn về ngơn ngữ trong thơ của Lebih Baik Mati
Muda, với mục đích nhấn mạnh giá trị của các chệch chuẩn trong việc học và năng lực
hiểu của các em học sinh trung học.
Hoặc tác phẩm Linguistic Deviation in Literary Style Science (2020), nhóm tác
giả Mohammad S. Mansoor and Yusra M. Salman đã cố gắng làm sáng tỏ các chệch
chuẩn ngôn ngữ trong phong cách văn học với ba thể loại chính là thơ, kịch và văn
xi.
2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
Trong tác phẩm Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (1983), tác giả Cù
Đình Tú lần đầu nhắc đến chuẩn mực và chệch chuẩn ngơn ngữ. Ơng cho rằng chệch
chuẩn ngơn ngữ có thể là một dấu hiệu để xác định phong cách ngôn ngữ sáng tác của
một tác giả: “Trong sự đối chiếu với chuẩn mực thì sáng tạo ngơn ngữ có nghĩa là tạo
ra những cái đi chệch chuẩn mực ngôn ngữ. Chệch chuẩn mực – chứ không phải chống


4

lại chuẩn mực – cũng là một cái “lỗi”, nhưng là cái “lỗi muốn có” cái “lỗi nên có” ở
các nhà văn để tạo nên phong cách tác giả” [50, tr.123].
Tiếp theo đó là tác giả Nguyễn Phan Cảnh trong cơng trình Ngơn ngữ thơ (1987)
đề cập đến phương thức trật tự từ và phương thức kết hợp. Ông cũng nhấn mạnh rằng
trong thơ thường có các kết hợp chệch chuẩn và chính nhờ những kết hợp chệch chuẩn
đó mà “ngơn ngữ thơ ln đi chệch hẳn khỏi sự đốn trước thơng thường” vì thế thơ
mang đến sự bất ngờ cho người đọc.
Trong cơng trình “Từ ngơn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật” (1998), tác giả
Đào Thản đề cập đến chệch chuẩn do thay đổi trật tự từ. Ông nhấn mạnh thay đổi trật
tự từ thường xuất hiện ở từ ghép đẳng lập, hạn chế ở các từ láy. Tác dụng chủ yếu của
nó là tạo ra sự hài hòa về mặt ngữ âm, âm điệu cho văn bản.
Cùng quan điểm trên, tác giả Hữu Đạt trong cơng trình “Ngôn ngữ thơ Việt Nam”

cũng đã đề cập đến trật tự từ tạo ra các chệch chuẩn. Ông nhấn mạnh sắc thái biểu cảm
của từ khi chuyển đổi vị trí của các yếu tố. Ông cũng cho rằng trong tiếng Việt khơng
phải bất cứ từ nào cũng có thể thay đổi vị trí, q trình thay đổi phụ thuộc nhiều vào
ngữ cảnh và từng trường hợp cụ thể. Về phương thức kết hợp, trong văn bản thơ thường
có những kết hợp chệch chuẩn, bất thường, nhờ đó tạo ra điều bất ngờ mới mẻ về nghĩa.
Ngoài ra, Nguyễn Lai (1996), Nguyễn Nguyên Trứ (1988-1989), Đái Xuân Ninh
(1985), các tác giả này cũng nhắc đến chệch chuẩn nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ
phác họa diện mạo của hiện tượng chệch chuẩn, chưa đi sâu phân tích đặc điểm.
Một vài chuyên khảo liên quan trực tiếp đến hiện tượng chệch chuẩn trong ngơn
ngữ văn chương có thể kể đến như:
Luận văn thạc sĩ Hiện tượng chệch chuẩn về mặt từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ
nghĩa – cú pháp của câu trong văn bản văn học nghệ thuật (2000), trong đó, tác giả Hồ
Xuân Mai có giới thiệu những kết quả nghiên cứu bước đầu của ông về hiện tượng
chệch chuẩn ở hai phương diện là từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ nghĩa cú pháp. Về cách
thức, ông đưa ra từng trường hợp chệch chuẩn ứng với kết quả khảo sát, sau đó tiến
hành phân tích để rút ra các giá trị mà chệch chuẩn mang lại. Tuy nhiên, nội dung trong


5

luận văn của tác giả Hồ Xuân Mai chưa đưa ra cái nhìn khái quát về lý thuyết của hiện
tượng chệch chuẩn, chỉ dừng lại ở việc mô tả những trường hợp chệch chuẩn.
Báo cáo khoa học Từ ngữ “chệch chuẩn” và những kết hợp tạo từ mới lạ trong
hồi ký của Tơ Hồi (Tạp chí khoa học, trường Đại học Vinh tập 47, 2018), Tác giả
Nguyễn Thị Đào có giới thiệu về “chệch chuẩn” dựa trên những khái niệm, bàn luận
về “chuẩn mực ngôn ngữ”. Bài viết cũng đề cập đến những giá trị của hiện tượng chệch
chuẩn trong nghiên cứu văn học. Tuy nhiên bài viết tập trung vào phân tích văn chương
thay vì làm rõ từng trường hợp chệch chuẩn.
Nghiên cứu hiện tượng chệch chuẩn từ vựng – ngữ nghĩa trên ngôn ngữ thơ Việt
Nam hiện đại còn khá khiêm tốn. Dù vậy, các kết quả nghiên cứu trên vẫn là kiến thức

cơ bản mà chúng tôi sẽ vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến 2 mục đích nghiên cứu cơ bản sau đây:
-

Hệ thống được những vấn đề lý luận chung về hiện tượng chệch chuẩn.

-

Xác định các đặc điểm của hiện tượng chệch chuẩn từ vựng – ngữ nghĩa trên
3 phương diện: đặc điểm cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm biểu đạt.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là: hiện tượng chệch chuẩn từ vựng –
ngữ nghĩa trong ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống đặc điểm của hiện tượng chệch chuẩn
từ vựng – ngữ nghĩa nằm trong thời kì thơ Việt Nam hiện đại. Cụ thể là hiện tượng
chệch chuẩn từ vựng – ngữ nghĩa xuất hiện trong các tác phẩm của 9 nhà thơ sau: Thế
Lữ, Lưu Trọng Lư, Vũ Hoàng Chương, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Trần Dần, Huy Cận,
Nguyễn Duy, Lê Đạt.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu


6

Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả là phương
pháp nghiên cứu chủ yếu.

Chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả để làm rõ diện mạo và đặc điểm của hiện
tượng chệch chuẩn từ vựng – ngữ nghĩa. Trong quá trình miêu tả, chúng tôi vận dụng
kết hợp các thủ pháp nghiên cứu khác như sau: phân tích, phân loại và hệ thống hóa,
thống kê.
Trên cơ sở ngữ liệu đã thu thập được, chúng tơi tiến hành phân tích ngữ liệu theo
hai bình diện ngơn ngữ (hình thức cấu trúc, ngữ nghĩa). Kết quả phân tích là sự xác lập
các kiểu loại chệch chuẩn từ vựng – ngữ nghĩa cùng các mơ hình, sơ đồ (nếu có) có
tính chất khái qt.
Để đánh giá độ đa dạng, phong phú của hiện tượng chệch chuẩn, chúng tôi thực
hiện hai loại thống kê sau đây:
-

Thống kê tần số xuất hiện của các kiểu loại chệch chuẩn từ vựng ngữ nghĩa trên
tổng số lượng chệch chuẩn đã thu thập được.

-

Thống kê độ phân bố của chệch chuẩn theo từng tác giả.
5.2. Nguồn ngữ liệu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi dựa vào hai nguồn ngữ liệu sau:
Nguồn ngữ liệu trực tiếp thu thập được qua khảo sát văn bản và kinh nghiệm thực

tế của người viết. Đây cũng là nguồn ngữ liệu chủ yếu để thực hiện luận văn, chiếm
hơn 90% tổng số ngữ liệu.
Nguồn ngữ liệu thu thập được qua các tài liệu nghiên cứu và một số sách tham
khảo khác. Nguồn ngữ liệu này chiếm gần 10% tổng số ngữ liệu.
Nguyên tắc thu thập ngữ liệu: xuất phát điểm từ đặc trưng của đối tượng nghiên
cứu cũng như đặc trưng của ngôn ngữ thơ, để thu thập ngữ liệu, chúng tôi quán triệt
theo phương châm thu thập ngữ liệu có chọn lọc.
Tiêu chí xác định ngữ liệu: để lựa chọn ngữ liệu, chúng tôi xác định rõ khái niệm

chệch chuẩn (xem chương 1, mục 1.1.2) sau đó đề ra tiêu chuẩn để làm cơ sở sàng lọc
ngữ liệu, loại bỏ ngữ liệu không đúng yêu cầu. Một hiện tượng chệch chuẩn từ vựng ngữ nghĩa khi nó đáp ứng các yêu cầu sau:


7

(1) Đó là một từ hoặc một cụm từ. Tức nó có hình thức ngơn ngữ.
(2) Từ hoặc cụm từ đó hoặc có hình thức ngơn ngữ chệch đi với hình thức ngơn ngữ
đã được biết đến trước đó hoặc có ngữ nghĩa chệch đi với ngữ nghĩa được biết
đến trước đó.
(3) Sự chệch đi này phải phản ánh một điều gì đó khác thường của nhận thức hoặc
của thực tiễn.
(4) Sự chệch chuẩn này phải mang đến cho người tiếp nhận một điều gì đó có tính
chất mới mẻ, thú vị hoặc sắc sảo. Hoặc ít nhất, nó cũng phải có tác dụng liên kết
nội dung trong văn bản.
6. Ý nghĩa và những đóng góp của luận văn
6.1. Đóng góp về mặt lý thuyết
Nếu đề tài này được thực hiện thành cơng thì nó sẽ đóng góp thêm về:
Một góc nhìn về hiện tượng chệch chuẩn từ vựng – ngữ nghĩa từ nhiều phương
diện khác nhau như khái niệm, cấu trúc, phân loại, đặc điểm ngữ nghĩa, giá trị biểu
đạt,…
Xác định đúng đắn vị trí của hiện tượng chệch chuẩn từ vựng – ngữ nghĩa trong
ngôn ngữ thơ ca.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được vận dụng để nâng cao chất lượng
công tác giảng dạy ở các lĩnh vực sau đây:
Việc giảng dạy các vấn đề liên quan đến chệch chuẩn ở bậc Đại học và bậc trung
học phổ thông. Nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy và học tập cho sinh viên bậc đại
học – đặc biệt là sinh viên ngành ngữ văn.
Việc phân tích tác phẩm văn học, sáng tác văn chương và việc sử dụng ngôn

ngữ trong các hoạt động địi hỏi tính chất trí tuệ - thẩm mỹ ở trình độ cao.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn có dung lượng 150 trang. Phần chính văn của luận văn có 91 trang.
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phần chính văn gồm có 3 chương:


8

Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết
Chương 2: Phương tiện thể hiện chệch chuẩn từ vựng – ngữ nghĩa trong ngôn
ngữ thơ Việt Nam hiện đại
Chương 3: Đặc điểm và giá trị biểu đạt của hiện tượng chệch chuẩn từ vựng ngữ
nghĩa
Sau cùng là phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục


9

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
1.1. Từ vựng tiếng Việt và hiện tượng chệch chuẩn
1.1.1. Từ và từ vựng tiếng Việt
Khác với hệ thống ngữ âm – âm vị, vốn là một hệ thống khép kín, hệ thống từ
vựng là một hệ thống tương đối mở rộng, bao gồm rất nhiều đơn vị. Từ vựng là tập hợp
các từ và ngữ cố định của ngơn ngữ. Vì có nhiều tiêu chí khác nhau cho nên có những
kiểu từ vựng khác nhau. Ở đây, khái niệm từ vựng được dùng với nghĩa rộng nhất: tập
hợp tất cả các từ của một ngôn ngữ, không phân biệt tiêu chuẩn tập hợp.
Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng, đồng thời cũng là khái niệm căn cơ của ngôn
ngữ học. Hiện có rất nhiều định nghĩa về từ với khoảng vài trăm định nghĩa khác nhau.
Dưới đây là một số quan điểm liên quan đến khái niệm “từ”.

1.1.1.1. Khái niệm
a. Quan điểm của các nhà nghiên cứu nước ngoài:
Ferdinand de Saussure, một nhà ngơn ngữ học nổi tiếng có nói trong bài giảng
của ông về tầm quan trọng và giá trị của từ: “… từ mặc dù khó định nghĩa, vẫn là một
đơn vị mà trí tuệ buộc phải chấp nhận, một cái gì có địa vị trung tâm trong cơ thể của
ngôn ngữ” [41, tr.214]. Phát biểu của F.de.Saussure cho thấy: từ là đơn vị tồn tại hiển
nhiên đối với người bản ngữ; là đơn vị trung tâm của một hệ thống ngơn ngữ; việc nhận
diện từ hết sức khó khăn.
Trong cơng trình nhập mơn ngơn ngữ học lý thuyết, tác giả J.Lyons nhận định:
“Từ là một sự kết hợp của một nghĩa nhất định với một phức thể âm thanh nhất định,
có thể giữ một vai trị nhất định” [34, tr.321].
Trong cơng trình “Ngơn ngữ học lịch sử và ngôn ngữ học đại cương” A.Meillet
định nghĩa về từ như sau: “Từ là kết quả của sự kết nạp một ý nghĩa nhất định với một
tổ hợp các âm tố nhất định, có thể có một cơng dụng ngữ pháp nhất định” [Dẫn theo
Nguyễn Công Đức, 17, tr.6]. Phát biểu của ơng cho thấy bản thân từ có ít nhất ba bình
diện cơ bản khác nhau cấu thành.


10

Bên cạnh định nghĩa của A.Meillet cịn có những định nghĩa của các nhà ngôn
ngữ học khác như L.V.Sherba, A.Martinet, L.Bloomfield. Theo L.Bloomfield, từ là
hình thái tự do nhỏ nhất mà hình thái tự do là bất kỳ hình thái nào có thể xuất hiện với
tính cách một phát ngơn khác với hình thái ràng buộc vốn khơng thể nói riêng một mình
[62].
Tuy nhiên mỗi ngơn ngữ thuộc vào những loại hình hay những tiểu loại hình khác
nhau. Điều đó làm cho việc nhận diện từ, định nghĩa từ có tính phổ qt là rất khó thực
hiện. Đó cũng chính là lời giải thích cho việc có đến hàng trăm định nghĩa về từ trong
ngôn ngữ học. Mỗi một định nghĩa lại phản ánh một hoặc một vài bình diện nào đó của
từ. Viện sĩ L.V.Sherba đã có một nhận xét xác đáng rằng: “Thực ra, “từ” là gì? Tơi

nghĩ rằng nó sẽ khác nhau trong các ngơn ngữ khác nhau. Từ đó rút ra khái niệm “từ
nói chung” khơng tồn tại” (dẫn theo Nguyễn Văn Tu).
b. Quan điểm của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam
Trong quyển Từ và từ tiếng Việt hiện đại, tác giả Nguyễn Văn Tu cho rằng: “từ
là đơn vị cơ bản chủ yếu có khả năng vận dụng độc lập mang ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa
ngữ pháp. Chúng ta gọi từ là đơn vị trung tâm bởi vì từ có đầy đủ tiêu chuẩn ngôn ngữ
cơ bản và đơn vị quan trọng nhất trong Tiếng Việt” [49, tr.33]. Như định nghĩa này,
Nguyễn Văn Tu đã không đề cập đến mặt ngữ âm của từ tiếng Việt.
Một số định nghĩa khác như của Mai Ngọc Chừ: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa,
có kết cấu vỏ âm bền vững, hồn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập,
tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu” [6, tr.137]; của Nguyễn Thiện Giáp: “Từ của
Tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói, có hình thức của
một âm tiết và là một khối viết liền”.
Định nghĩa về từ mang tính tương đối hồn chỉnh là của tác giả Đỗ Hữu Châu,
khi ông đề cập đến cả 3 bình diện của từ là ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp: “ từ của
Tiếng Việt là một hoặc một số âm cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp
nhất định, nằm trong kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định.
Từ là đơn vị lớn nhất trong các đơn vị ngôn ngữ và nhỏ nhất để tạo câu” [3, tr.139].
c. Quan điểm của người viết


11

Nhìn chung, có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có thể chia thành 2 nhóm quan
điểm chính. Quan điểm thứ nhất xem mỗi từ là một tiếng: tức là ranh giới từ trùng với
tiếng. Các tác giả theo quan điểm này có thể kể đến là Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Tài
Cẩn. Quan điểm thứ hai xem từ có thể là tiếng và có thể là tổ hợp tiếng. Tùy thuộc vào
việc tiếng và các tổ hợp tiếng có đảm bảo các yếu tố như hoàn chỉnh về ngữ âm, ngữ
nghĩa và độc lập về cú pháp hay không mà được xếp là từ. Các tác giả tiêu biểu theo
quan điểm này là Nguyễn Kim Thản, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ, Diệp Quang Ban.

Trong luận văn này chúng tôi dựa theo quan điểm thứ hai làm cơ sở lí luận. Theo
đó: “Từ Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm
ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu
ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong các đơn vị ngôn ngữ và nhỏ nhất để tạo câu”.
1.1.1.2. Các bình diện của từ tiếng Việt
Từ là một loại tín hiệu có nhiều bình diện. Ở đây, chúng tơi xét hai bình diện cơ
bản của từ là bình diện hình thức và bình diện nội dung. Nói đến hình thức của từ, trước
hết khơng chỉ nói đến từ - ngữ âm mà cịn phải nói đến từ - cấu tạo và từ - ngữ pháp.
Ba thành phần này là một thể thống nhất quy định lẫn nhau và góp phần quyết định một
từ - ngữ âm nào đó là một hay hai từ. Tuy nhiên, ở đây, khi nói về bình diê ̣n hình thức,
chúng tơi chỉ bàn về cấ u trúc hình thức của từ, còn nói về bình diê ̣n nô ̣i dung là nói về
ý nghiã của từ.
a. Bình diện hình thức
Căn cứ vào các tiêu chí được nêu trong định nghĩa về “từ”, cùng với những
phương thức cấu tạo từ, chúng tôi phân xuất từ tiếng Việt thành hai loại là từ đơn và từ
phức.
Từ đơn là từ chỉ có một từ tố. Từ tố khác từ ở chỗ: có từ tố có thể đứng riêng một
mình, và cũng có từ tố bị lệ thuộc. Trong khi đó một từ, theo định nghĩa, ln có khả
năng đứng độc lập một mình. Ví dụ: khóc, cười, cây, đẹp, bánh, kẹo, mứt, cơm, canh,
bún, xe, nhà,…
Từ phức là từ có ít nhất hai từ tố tạo nên, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hai từ
tố mà chúng ta có những từ loại nhỏ hơn khác, bao gồm từ ghép và từ láy.


12

Từ ghép là từ có ít nhất hai từ tố cơ sở cấu tạo nên. Tùy vào quan hệ giữa hai từ
tố cơ sở này mà từ ghép được chia thành từ ghép hợp nghĩa và từ ghép phân nghĩa. Từ
ghép hợp nghĩa là từ ghép mà trong đó các từ tố trực tiếp kết hợp với nhau theo quan
hệ bình đẳng, cả hai từ tố ghép vào nhau để biểu hiện một nghĩa mới dựa trên việc tổng

hợp ý nghĩa của hai từ tố. Từ ghép hợp nghĩa hay còn gọi là từ ghép đẳng lập biểu thị
ý nghĩa khái quát, tổng hợp và trừu tượng. Ví dụ: ăn uống, đi lại, đất nước, nhà cửa,
cơm canh, bánh mứt. Từ ghép phân nghĩa là cũng là từ ghép, gồm hai từ tố trực tiếp
kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ. Nghĩa là trong từ ghép đó có một từ tố chính
và một từ tố phụ bổ sung nghĩa cho từ tố chính đó. Từ ghép phân nghĩa cịn được gọi
là từ ghép chính phụ biểu thị ý nghĩa cụ thể, phân tách ý nghĩa trừu tượng thành ý nghĩa
riêng lẻ. Ví dụ: hoa sen, hoa lan, xe tải, xe đạp, cá chép, cá trạch, mùa đông,…
Từ láy là những từ có hai hay nhiều từ tố có quan hệ với nhau về ngữ âm. Thường
được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức láy lặp lại tồn bộ hay bộ phận
hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh - quy
tắc thanh điệu) của một từ tố hoặc đơn vị có nghĩa. Căn cứ vào số lần tác động của
phương thức láy, có thể chia từ láy thành các dạng sau: láy đôi, láy ba âm tiết, láy bốn
âm tiết. Trong đó láy đơi cịn được phân chia thành láy toàn bộ và láy bộ phận. Láy bộ
phận có thể là láy phụ âm hoặc láy vần. Ví dụ láy đơi bộ phận là láy phụ âm: nhộn nhịp,
vui vẻ, hân hoan,… Ví dụ láy đơi bộ phận là láy vần: êm đềm, âm thầm, bát ngát, chênh
vênh,… Ví dụ láy đơi tồn bộ: xanh xanh, đỏ đỏ, phơi phới, thoang thoảng,… Ví dụ láy
ba: sạch sành sanh, sát sàn sạt,… Ví dụ láy tư: ríu ra ríu rít, thánh tha thánh thót, róc
ra róc rách,…
Như vậy, xét về bình diện hình thức của từ, căn cứ vào phương thức cấu tạo từ thì
từ tiếng Việt có thể chia thành từ đơn, từ phức (từ ghép (ghép đẳng lặp, ghép chính
phụ); từ láy (láy tiếng, láy âm)). Việc xác định hình thức cũng như từ loại của từ sẽ làm
cơ sở để chúng tôi nhận diện chệch chuẩn từ vựng khi triển khai đề tài.
b. Bình diện nội dung ý nghĩa
Bình diện ngữ nghĩa của từ, có thể gọi chung là ý nghĩa của từ. Theo các nghiên
cứu trước đây, có nhiều cách hiểu về ý nghĩa của từ. Nhìn chung sẽ có hai phạm trù ý


13

nghĩa của từ: ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp. Trong mỗi phạm trù ý nghĩa sẽ bao

gồm một số thành phần ý nghĩa nhỏ hơn. Xét phạm trù ý nghĩa từ vựng, nó bao gồm 3
thành phần ý nghĩa sau:
Ý nghĩa biểu vật: là thành phần ý nghĩa liên quan đến các sự vật, hiện tượng trong
thực tế khách quan. Tuy nhiên, đây chỉ là những hình ảnh chung chung (khái quát) về
sự vật hay hiện tượng chứ không phải là bản thân một sự vật hay hiện tượng cụ thể
trong thực tế khách quan. Về cơ bản, ý nghĩa biểu vật chỉ gợi ra các sự vật, hiện tượng,
hành động, tính chất,… chứ khơng phải là các sự vật, hiện tượng, hành động, tính
chất,…
Ví dụ: từ (con) “gà” trong tiếng Việt, ý nghĩa biểu vật là hình ảnh về con gà chung
chung, khơng bao gồm những đặc điểm cụ thể như màu lơng, giới tính, cân nặng, độ
tuổi,…
Ý nghĩa biểu niệm là thành phần ý nghĩa liên quan đến những hiểu biết trong tư
duy về ý nghĩa biểu vật của từ. Nếu như nghĩa biểu vật là sự ngơn ngữ hóa sự vật, hiện
tượng trong thực tế khách quan thì nghĩa biểu niệm là sự ngơn ngữ hóa khái niệm về
sự vật, hiện tượng. Nghĩa biểu niệm của từ bao gồm nhiều nét nghĩa nên có thể phân
định, chia tách được thành phần nhỏ. Mỗi phần nhỏ ấy là một nét nghĩa, tập hợp các
nét nghĩa ấy lại tạo thành một cấu trúc biểu niệm của từ.
Ví dụ: cấu trúc biểu niệm của từ “ăn” là một hoạt động; chỉ hành động đưa thức
ăn từ bên ngoài vào cơ thể; dưới tác động của răng; nghiền nát trong khoang miệng và
nuốt.
Nghĩa biểu thái là thành phần ý nghĩa liên quan đến quan hệ của người sử dụng
đối với từ; nói cụ thể hơn, phản ánh tình cảm, xúc cảm, thái độ của người sử dụng ngơn
ngữ.
Ví dụ: các từ chết, hy sinh, bỏ mạng, từ trần,… giống nhau về nghĩa biểu niệm
(biểu thị trạng thái không còn sống) nhưng khác nhau về nghĩa biểu thái (thái độ kính
trọng khi dùng từ hy sinh với người bỏ mình vì đất nước, thái độ kinh thường, ghét bỏ
khi dùng từ bỏ mạng,…) [4, tr.279].


14


Mỗi thành phần ý nghĩa đều có đặc điểm riêng và bị chi phối bởi những yếu tố
nhất định. Liên quan đến các yếu tố chi phối quá trình hình thành ý nghĩa của từ phải
kể đến tam giác ngữ nghĩa. Kế thừa quan điểm của F.de Saussure về sự gắn kết giữa
mặt khái niệm và mặt âm thanh, cùng với các lý thuyết về tam giác ngữ nghĩa của các
nhà ngôn ngữ học đi trước như Ogden, Gustag, J Lyon,… tác giả Đỗ Hữu Châu (1999)
đã đưa ra những nhận định mà theo quan điểm của chúng tôi là tương đối đầy đủ để
nhìn nhận và xem xét các yếu tố chi phối đến quá trình hình thành ý nghĩa của từ.
Quá trình hình thành ý nghĩa của từ do 3 yếu tố cơ bản chi phối là: (1) sự vật hiện
tượng mà từ gọi tên; (2) người sử dụng ngơn ngữ; (3) mối quan hệ giữa nó với các từ
khác trong hệ thống.
Ý nghĩa biểu vật bị chi phối bởi sự vật hiện tượng mà từ gọi tên. Theo
A.A.Reformatxki thì: “Nghĩa, đó là quan hệ của từ với sự vật, hiện tượng mà nó biểu
thị, đó là quan hệ của sự kiện ngơn ngữ với sự kiện ngồi ngơn ngữ” [42].
L.S.Barkhudarov cũng có ý kiến tương tự, khi ông cho rằng: “quan hệ của tín
hiệu đối với cái gì đó nằm ngồi bản thân tín hiệu chính là nghĩa của tín hiệu” (Dẫn
theo Nguyễn Cơng Đức).
P.A.Budagov cho rằng: “Có thể gọi nghĩa của từ là mối liên hệ được hình thành
về mặt lịch sử giữa âm thanh của từ và sự phản ánh của sự vật hoặc hiện tượng. Sự
phản ánh đó nảy sinh trong nhận thức của chúng ta. (P.A.Budagov. Dẫn luận vào khoa
học về ngôn ngữ, M.1965).
Nghĩa biểu thái được tạo ra do mối quan hệ giữa từ và người sử dụng. Ví dụ: cho,
tặng, biếu, bố thí, đút lót,… tất cả những từ này có nghĩa chung là: giao quyền sở hữu
một cái gì đó cho người khác mà không lấy tiền. Thế nhưng, sắc thái biểu cảm của các
từ này thì khác nhau: “cho” mang sắc thái nghĩa trung hòa, “tặng”, “biếu” mang sắc
thái trang trọng, “bố thí” mang sắc thái âm tính, có ý coi thường.
Nghĩa của các từ là mối liên hệ giữa các từ với nhau. YU.D.Apresjan nhận định
rằng: “Nội dung ngữ nghĩa của từ khơng phải là cái gì tự thân. Nó hồn tồn bị quy
định bởi những mối liên hệ được hình thành trong hệ thống những sự đối lập của từ



15

này với từ khác cũng thuộc trường ấy” (Yu.D.Apresjan, phân tích có tích chất miêu tả
các nghĩa và các trường nghĩa, “Tuyển tập từ điển học”, tập 5, 1952 trang 53).
Sau cùng, xuất phát từ mối quan hệ giữa từ và sự vật hình thành ý nghĩa biểu vật;
từ mối quan hệ của từ với khái niệm sẽ hình thành các ý nghĩa biểu niệm; từ mối quan
hệ với nhân tố người dùng hình thành các ý nghĩa phong cách và liên hội; từ mối quan
hệ với cấu trúc ngôn ngữ (với các từ khác) sẽ hình thành ý nghĩa cấu trúc; từ quan hệ
giữa ý nghĩa với các thành phần hình thức mà hình thành các ý nghĩa cấu tạo từ, các ý
nghĩa ngữ pháp.
c. Mối quan hệ giữa hai bình diện hình thức và nội dung
Ngơn ngữ là một hệ thống tín hiệu. Từ là đơn vị cơ bản nhất trong ngơn ngữ, nó
là một tín hiệu trong hệ thống tín hiệu đó. Theo ngun lí chung, một tín hiệu bao giờ
cũng phải có hai mặt: Đó là mặt biểu hiện (hình thức tín hiệu) và mặt được biểu hiện
(nội dung tín hiệu). Mặt hình thức của tín hiệu là những dạng âm thanh khác nhau mà
trong quá trình nói năng con người đã thiết lập lên mã cụ thể, đó chính là đặc trưng âm
thanh cụ thể của từng ngơn ngữ. Cịn mặt nội dung (cái được biểu hiện) là những thông
tin, những thông điệp về những mảnh khác nhau của thế giới hiện tại mà con người
đang sống, hoặc những dấu hiệu hình thức để phân cắt tư duy, phân cắt thực tại…
Như vậy, để trở thành một tín hiệu, bất kì một hiện tượng ngơn ngữ nào đã xuất
hiện trong giao tiếp cũng phải bao gồm 2 mặt khác nhau là mặt biểu hiện và mặt được
biểu hiện. Mặt biểu hiện làm nhiệm vụ vận chuyển trung gian những ý nghĩ, tình cảm,
xúc cảm, nhu cầu khác nhau của người nói tới được cơ quan thụ cảm của người nghe.
Nếu khơng có cái biểu hiện thì q trình giao tiếp giữa người nói và người nghe sẽ hồn
tồn bị cắt đứt. Lúc đó, ngơn ngữ sẽ khơng thực hiện được chức năng của nó.
Mối liên hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là mối liên hệ đặc trưng của
ngôn ngữ. Saussure đã từng miêu tả mối liên hệ giữa chúng như hai mặt của một tờ
giấy. Không thể cắt mặt này mà khơng đồng thời cắt mặt cịn lại. Mỗi một cái biểu hiện
ln chỉ có một cái được biểu hiện tương ứng, đặc trưng này được thể hiện ở chỗ khi

mối liên hệ 1–1 này bị cắt đứt thì các quá trình giao tiếp sẽ bị ảnh hưởng hoặc khơng
thể thực hiện được. Do tính chất và số lượng của các từ trong một ngôn ngữ là vô cùng


16

lớn nên ngôn ngữ học cấu trúc luận cho rằng mối liên hệ 1–1 này phải được coi là võ
đoán với nhau và phải được quy ước.
Cấu trúc của từng lớp từ bao gồm từ đơn, từ ghép, từ láy đều liên quan đến cơ chế
tạo nghĩa. Ngơn ngữ có những lí do và cách thức khác nhau để lựa chọn các hình thức
cấu tạo của từ nhằm biểu đạt những sự vật, hiện tượng, đặc trưng hay tính chất trong
thực thế khách quan. Sự lựa chọn này có liên quan đến bản thân hình thức ngơn ngữ và
các mối quan hệ đối lập giữa chúng với nhau.
1.1.2. Hiện tượng chệch chuẩn
1.1.2.1. Khái niệm
Hành vi chệch chuẩn (deviation) xét theo nghĩa rộng là một hiện tượng xã hội
xảy ra trong nhiều lĩnh vực đời sống. Đó là những hành vi sai lệch so với những chuẩn
mực xã hội thông thường và khơng được xã hội chấp nhận. Có thể dễ dàng nhận thấy
hành vi lệch chuẩn xung quanh ta hàng ngày như các tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm
đạo đức, vi phạm thuần phong mỹ tục,… Tùy thuộc vào mức độ chệch chuẩn mà hiện
tượng chệch chuẩn được chia thành 2 cấp độ: (1) xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác thì nó được điều chỉnh và trừng phạt bởi luật pháp, (2) hành vi chỉ
không phù hợp với mong đợi của cộng đồng, của xã hội thì nó sẽ bị lên án.
Chệch chuẩn xét theo nghĩa hẹp – trong một lĩnh vực cụ thể sẽ có những biểu
hiện gắn với đặc thù riêng. Chệch chuẩn ngôn ngữ là một trường hợp như vậy. Như đã
biết, cho đến nay xung quanh khái niệm chuẩn ngơn ngữ và chệch chuẩn cịn khá nhiều
ý kiến chưa thống nhất. Để có cái nhìn tổng thể về chệch chuẩn ngôn ngữ, chúng tôi sẽ
điểm qua một số quan điểm phổ biến như sau:
a. Quan điểm của các nhà nghiên cứu nước ngoài
Geoffrey N.Leech đã miêu tả về hiện tượng chệch chuẩn như sau: “Deviation is

the violating of standards that are obeyed by all. Poetry as a genre is a deviation from
the everyday language, but poetry has its own laws and norms that distinguish it from
the everyday language, despite the literary deviation, and thus generates its own
pattern. A deviation is treated as a poetic license or writer's license in a literary context
and it must be noted that deviation could appear at different linguistic levels” [63,


17

tr.50]. Ông cũng nhận định thêm rằng, chệch chuẩn là một dạng của lạ hóa, nó được
xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ thông thường: “Such deviations from linguistic or
other socially accepted norms have been given the special name of foregrounding…
the foregrounded figure is the linguistic deviation, and the background is the language”
[63, tr.57].
Wales, Short và Simpson cũng đồng quan điểm trên, khi xem chệch chuẩn là
một dạng lạ hóa (foregrounding). Tuy nhiên cách hiểu lạ hóa của các tác giả lại có phần
khác nhau. Wales định nghĩa về lạ hóa như là việc giảm bớt các ký hiệu ngơn ngữ so
với các chuẩn mực của ngôn ngữ thông thường (the throwing into relief of the linguistic
sign against the background of the norms of ordinary language) [61, tr.157]; trong khi
Leech và Short cho rằng lạ hóa là làm cho cái gì đó nổi bật so với các từ ngữ hoặc hình
ảnh xung quanh (it as making something stand out from the surrounding images or
words) [64, tr.57].
Đối với Guy Cook, ông cho rằng: “the linguistic deviation is “a case of nonconformity to the norms and regularities of discourse structure” [56, tr.74]. Chúng tôi
tạm dịch là: chệch chuẩn ngôn ngữ là một trường hợp không phù hợp với các chuẩn
mực và các quy luật của cấu trúc diễn ngôn”.
Đồng quan điểm này, Bradford tin rằng chệch chuẩn là cách viết và cách phát
âm của một từ nhất định hoặc toàn bộ cấu trúc của một câu khơng tương thích với các
chuẩn mực và quy ước thông thường của ngôn ngữ thông thường (is the spelling and
the pronunciation of a certain word or a whole structure of a sentence that is not
compatible with the ordinary norms and conventions of ordinary language [55, tr.54]).

Nhìn chung, có 2 luồng quan điểm như trên. Cả hai quan điểm đều cho rằng
chệch chuẩn là vượt ra khỏi những chuẩn mực ngôn ngữ thông thường, nhưng Leech,
Wales, Short và Simpson cho rằng chệch chuẩn là một dạng lạ hóa; trong khi Cook,
Bradford thì khơng nhắc đến lạ hóa. Trong q trình tìm hiểu thì chúng tơi nhận thấy
rằng quan điểm của Leech được đại đa số mọi người vận dụng trong nghiên cứu. Thứ
nhất, ông đã liệt kê ra được những trường hợp chệch chuẩn (semantic deviation, lexical
deviation, phonological deviation, grammatical deviation, graphological deviation,


18

dialectal deviation, register deviation, deviation of a period of history). Thứ hai, ơng
xây dựng được mơ hình của các kiểu loại. Ở đây, chúng tôi chỉ quan tâm đến chệch
chuẩn từ vựng và ngữ nghĩa.
Theo Leech, chệch chuẩn từ vựng (lexical deviation) là khi một từ khơng chính
thống (nonce-formations), được xem như một hình thức ngơn ngữ được phát minh ra
một cách có ý thức hoặc do một người nói cụ thể vơ tình sử dụng trong một dịp nào đó.
Q trình này cịn được gọi là phát minh hay đổi mới từ vựng: “is seen as a linguistic
form which is consciously invented or accidentally used by a particular speaker on one
occasion. This process is also called lexical invention or innovation” [63, tr.42].
Chệch chuẩn ngữ nghĩa (semantic deviation) được hiểu rằng: “Semantic
deviation “in poetry, TRANSFERENCE OF MEANING, or METAPHOR in its widest
sense, is the process whereby literal absurdity leads the mind to comprehension on a
figurative plane". Semantic deviation as some kind of "nonsense" or "absurdity" where
the meaning is not in evidence at first sight and we have to search for it. Semantic
deviation is concerned with the notion of meaning. Meanings are formulated with
words and sentences in particular contexts. So, this notion is controlled by rules of the
language” [63, tr.48].
Hiểu một cách ngắn gọn, sai lệch ngữ nghĩa dùng để chỉ “các quan hệ nghĩa
không nhất quán về mặt logic hoặc nghịch lý theo một cách nào đó. Một từ bình thường

có thể có một ý nghĩa khác thường, hoặc khơng có nghĩa hoặc vơ lý khi chúng ta xem
xét nghĩa đen (biểu thị), nhưng nó mang nghĩa khơng theo nghĩa đen (bao hàm). Vì
vậy, có những câu tưởng chừng như vơ nghĩa và vơ lý lại có ý nghĩa cụ thể trong một
ngữ cảnh nhất định tùy thuộc vào cuộc đời của tác giả và nền tảng văn hóa. Nhưng “sự
kỳ quặc về mặt giá trị cho nó sức mạnh ý nghĩa bất thường
Theo quan điểm của Leech, chệch chuẩn ngữ nghĩa bao gồm: sự kỳ quặc về
ngữ nghĩa (semantic oddity), sự chuyển nghĩa (transfer of meaning), sự cường điệu
hoặc lừa dối trung thực (honest deception).
d. Quan điểm của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam:


19

Như đã đề cập trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề, ở Việt Nam hiện nay chưa
có nhiều quan điểm chính thống về hiện tượng chệch chuẩn. Chỉ có tác giả Cù Đình Tú
là trực tiếp đề cập đến khái niệm chệch chuẩn.
Quan điểm của Cù Đình Tú: “chệch chuẩn trong sử dụng ngôn ngữ là hiện tượng
“đi chệch chuẩn mực ngơn ngữ” [50, tr.123]. Theo đó ơng cho rằng “chuẩn mực ngôn
ngữ” nên được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nghĩa hẹp là những quy tắc về
phát âm, viết chữ, dùng từ, đặt câu do cộng đồng xã hội hiện đang nói, viết như thế nào,
chứ khơng phải do thiên kiến chủ quan nào đó định ra và ép buộc mọi người phải theo.
Nghĩa rộng là chuẩn mực mang tính khách quan xã hội. Đó là toàn bộ cách phát âm,
viết chữ, dùng từ, đặt câu được mọi người trong xã hội chấp nhận và sử dụng ở một
giai đoạn nhất định. Ngồi ra, Cù Đình Tú cũng nhấn mạnh, chệch chuẩn xuất hiện
nhiều trong ngôn ngữ văn chương, tuy nhiên theo ơng thì bên cạnh những chệch chuẩn
thành cơng cũng có khơng ít những chệch chuẩn không đạt.
Tác giả Hữu Đạt không trực tiếp đề cập đến khái niệm chệch chuẩn, nhưng ơng
có liệt kê một vài xu hướng thể hiện chệch chuẩn: do dùng từ, thuật ngữ khơng chính
xác; do dùng thừa từ.
Gần đây nhất, tác giả Nguyễn Đức Chính có đề cập đến tính lệch chuẩn trong

luận án tiến sĩ Phong cách ngơn ngữ thơ Bùi Giáng (2018). Cụ thể trong luận án,
Nguyễn Đức Chính cùng quan điểm với Cù Đình Tú. Ơng cũng phân loại các dạng
chệch chuẩn bao gồm: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
e. Quan điểm của người viết
Ở đây, chúng tôi hiểu khái niệm chệch chuẩn theo một phần quan điểm của
Leech. Vì các ngơn ngữ thuộc những hoại hình ngơn ngữ khác nhau, nên các khái niệm
sẽ được hiểu và vận dụng sao cho phù hợp nhất với loại hình ngơn ngữ đó. Những kết
quả nghiên cứu bao gồm khái niệm và phân loại chệch chuẩn của Leech, chúng tôi vẫn
tiếp thu một cách chọn lọc. Cụ thể, trong luận văn này, khái niệm chệch chuẩn được
hiểu như sau:
-

Là sự “chệch ra khỏi” hoặc “vi phạm” các tiêu chuẩn ngôn ngữ được tất cả mọi
người tuân theo.


20

sự vi phạm hoặc vượt ra khỏi các tiêu chuẩn ngơn ngữ này phải mang đến một

-

giá trị nào đó.
Chúng tôi cho rằng không thể xếp bất cứ hiện tượng vượt ra khỏi tiêu chuẩn ngôn
ngữ nào cũng là chệch chuẩn, sau đó mới đánh giá chệch chuẩn đó có hiệu quả, hoặc
tạo được giá trị gì hay khơng. Theo chúng tơi, nếu khơng mang đến giá trị thì hiện
tượng vi phạm tiêu chuẩn ngơn ngữ chính là lỗi dùng từ sai.
Như vậy, dựa trên quan điểm trên, khái niệm chệch chuẩn ngơn ngữ có hai vấn đề
tiếp theo cần làm sáng tỏ là chuẩn mực ngôn ngữ và giá trị chệch chuẩn mang lại. Phần
lớn ý kiến được hệ thống hóa trong các tài liệu ngơn ngữ học Việt Nam đều cho rằng

chuẩn ngôn ngữ là mẫu ngôn ngữ đã được xã hội đánh giá, lựa chọn và sử dụng. Cố
nhiên sự đánh giá và lựa chọn đó sẽ khơng thể đạt đến sự nhất trí hồn tồn, vì vậy tính
chất bắt buộc cũng như tính chất ổn định của chuẩn chỉ là tương đối.
Chuẩn mực của ngôn ngữ (từ đây gọi tắt là chuẩn ngôn ngữ) phải mang tính chất
quy ước xã hội, phải phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ.
Chuẩn phải mang tính chất quy ước xã hội tức là phải được xã hội chấp nhận và
sử dụng. Hiểu đơn giản thì chuẩn phải là cái đúng. Cái đúng đó được thể hiện qua việc
mọi thành viên trong cùng một cộng đồng (trong những điều kiện tương đối thống nhất)
hiểu và dùng đúng như nhau. Và chỉ dừng lại ở việc quy ước, chỉ dẫn mà không trở
thành quy định hay luật lệ. Như vậy cái đúng là điều kiện đầu tiên để thừa nhận tính
chuẩn mực của ngơn ngữ. Nói như Lép Tơn xTơi: “Trong q trình giao tiếp, trước hết
cần phải quan tâm sao cho công cụ truyền đạt các khái niệm – tức là ngơn ngữ phải
đúng”.
Ví dụ: đang đi trên đường mà thấy nước từ trên trời rơi xuống => lúc này từ
“mưa” là từ đúng để truyền đạt nội dung sự việc.
Tuy nhiên, cái đúng chỉ mới là một mặt của chuẩn ngơn ngữ. Chuẩn mực cịn
phải phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngơn ngữ. Bởi ngơn ngữ là một hệ thống
mở, có thể những chệch chuẩn trước kia đã trở thành chuẩn mực của hôm nay. Cần
phải dựa trên những cứ liệu thực tế của ngôn ngữ, mà ở đây là tiếng Việt để nắm bắt
quy luật biến đổi và phát triển trên tất cả các cấp độ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.


×