Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Cam kết bảo vệ môi trường dự án Cấp nước sinh hoạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 38 trang )

Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
MỞ ĐẦU
Nước là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con người. Đặc biệt
khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề nước sinh hoạt ngày càng được quan tâm
hơn, không chỉ đối với khu vực thành thị mà còn cả ở nông thôn.
Nước sinh hoạt đã và đang là một trong những mục tiêu mang tính Quốc gia
hàng đầu ở Việt Nam. Trong điều kiện môi trường hiện nay, các nguồn nước ngày
càng bị ô nhiễm nặng. Không chỉ nguồn nước mặt mà cả nguồn nước ngầm cũng
đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm do các chất thải của các hoạt động sống hàng
ngày cùng nhiều yếu tố tác động khác. Chính vì vậy mà nguồn nước cấp cho các
hoạt động sống của nhân dân càng cần được quan tâm nhiều hơn.
Năm 1998, chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn ra đời và đã được thực hiện. Đến nay chương trình đó đã mang lại
hiệu quả rõ rệt. Số lượng người dân được tiếp cận với nước sạch hợp vệ sinh đã
tăng lên đáng kể.
Xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum là một xã thuộc vùng Tây Nguyên
với 8.417 nhân khẩu (1.622 hộ). Mức sống của người dân trong xã còn thấp, cơ sở
vật chất nghèo nàn.
Qua khảo sát cho thấy hiện nay nguồn nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt
của người dân trong xã chủ yếu là nước suối chưa qua xử lý, một số ít hộ gia đình
có giếng khơi nhưng vẫn chỉ là tạm bợ. Đối với những người dân tộc thiểu số thì
nguồn nước ăn uống sinh hoạt vẫn chỉ là nước suối, nước khe được đưa về nhà bằng
những ống lồ ô, tre nứa hoặc các dụng cụ khác. Đối với người Kinh, một số gia đình
có điều kiện về kinh tế thì họ đào giếng, còn đa số vẫn dùng nước suối trực tiếp
không qua xử lý. Số gia đình có giếng thì đa số vẫn chỉ là giếng tạm, thành giếng
bằng đất, miệng giếng bằng vỏ thùng phi hoặc che tạm bợ. Do việc giữ gìn vệ sinh
không tốt và các giếng này có khoảng cách với khu vực chăn nuôi, thoát nước
không đảm bảo tiêu chuẩn nên đa số giếng đào bị xâm nhập nước bẩn xung quanh
và tình trạng vệ sinh cũng đang bị xuống cấp trầm trọng.
Trước tình hình thời tiết khí hậu ngày càng khắc nghiệt, lượng nước mặt xa
khu dân cư và nguồn nước này ngày càng bị ô nhiễm nặng dẫn đến tình trạng thiếu


nước dùng của người dân trong xã. Vì vậy mà nguồn nước cấp cho các hoạt động
sống của nhân dân ngày càng cần được quan tâm. Để đảm bảo được yêu cầu trong
hoàn cảnh mới thì việc xây dựng một công trình cấp nước tập trung có sự quản lý
về chất lượng và trữ lượng là hết sức cần thiết.

1
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
Công trình cấp nước sinh hoạt xã Đắk La ra đời nhằm cung cấp nước sạch
phục vụ cho nhân dân trong xã Đắk La sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải
thiện chất lượng cuộc sống người dân vùng dự án, đồng thời đáp ứng được yêu cầu
nguyện vọng của người dân trong xã nói riêng và huyện Đắk Hà nói chung.
Có thể nói, dự án sẽ có ý nghĩa to lớn về sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Kon Tum nói chung và xã Đắk La nói riêng. Tuy nhiên, quá trình triển khai và
hoạt động của dự án tất yếu sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường. Nếu
không được đánh giá một cách đúng đắn, đầy đủ ngay từ ban đầu để từ đó xây dựng
các giải pháp quản lý cũng như các giải pháp kỹ thuật nhằm khống chế ô nhiễm thì
có thể dẫn đến suy thoái chất lượng môi trường khu vực.
Hiểu được tính cấp thiết và những ảnh hưởng có thể xảy đến của dự án đối
với môi trường, trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Kon Tum
(chủ dự án) đã phối hợp cùng công ty TNHH Kỹ thuật Đo đạc địa chính Quảng
Ngãi (đơn vị tư vấn) tiến hành lập bản cam kết bảo vệ môi trường cho công trình:
“Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum”.

2
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên dự án: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum.
1.2. Tên cơ quan chủ dự án: Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn Kon Tum.
1.3. Địa chỉ liên hệ của cơ quan chủ dự án: 88 Hai Bà Trưng, TP Kon

Tum, tỉnh Kon Tum.
1.4. Người đứng đầu cơ quan chủ dự án:
Đại diện: (Ông) Hồ Văn Đà Chức vụ: Giám đốc
1.5. Phương tiện liên lạc với cơ quan chủ dự án:
Điện thoại: 0603.861.985 Fax: 0603.862.890
II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Vị trí địa lý
Xã Đắk La là một xã vùng cao nằm ở phía Nam thị trấn Đắk Hà cách thành
phố Kon Tum khoảng 14km.
Toạ độ địa lý:
+ Kinh độ Đông: 107
0
54’42’’ – 108
0
02’08’’
+ Vĩ độ Bắc: 14
0
23’47’’ – 14
0
30’22’’
Địa giới hành chính của xã nằm ở phía Bắc thành phố Kon Tum.
Ranh giới tiếp giáp của xã:
+ Phía Đông giáp xã Ngọc Wang, huyện Đắk Hà;
+ Phía Tây giáp xã Hà Mòn;
+ Phía Nam giáp thành phố Kon Tum;
+ Phía Bắc giáp xã Hà Mòn huyện Đắk Hà.

3
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
Hình 2.1.Bản đồ hành chính huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum.


2.2. Điều kiện về khí tượng - thuỷ văn
2.2.1. Khí hậu
a. Nhiệt độ
Yếu tố nhiệt độ tác động rất lớn trong việc xác định phân bố quy hoạch cơ cấu
cây trồng bởi vì tác dụng đồng hoá cũng như tốc độ sinh trưởng và phát triển của mỗi
loại thực vật diễn ra trong một giới hạn diễn biến nhiệt độ nhất định.
Nhiệt độ không khí trung bình cả năm: 23,3
0
C, nhiệt độ cao nhất là vào tháng
4 (33,2
0
) và thấp nhất là vào tháng 1 (14,2
0
)

Khu vực
dự án
4
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình lớn nhất và thấp nhất của các tháng
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
t
tb
0
20.2 22.1 24.5 25.7 25.4 24.6 24.2 24.0 23.8 23.1 21.9 20.3
t
0
max
27.8 30.3 32.6 33.2 31.6 29.3 28.9 28.5 28.8 28.8 27.7 26.8

t
min
0
14.2 16.1 18.6 20.8 21.8 22.1 21.5 21.6 20.9 19.5 17.6 15.3
b. Lượng mưa
Mưa ở địa bàn tỉnh Kon Tum phân bố không đều theo không gian và thời
gian. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng
11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Theo số liệu của Đài khí tượng thuỷ văn khu vực
Tây Nguyên thì lượng mưa trung bình năm ở xã Đắk La là 1.900mm. Lượng mưa lớn
nhất vào tháng 8. Tuy nhiên có năm xảy ra biến trình kép với cực đại phụ xảy ra vào
tháng 5 hoặc tháng 6.
Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình các tháng trên địa bàn vùng dự án
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Xkt 0.9 7.4 29.5 76.8 222.2 297.7 280.2 344.6 269.1 182.5 53.9 7.2
Xđt 0.8 6.3 43.5 96.5 238.5 292.9 307.1 405.4 277.9 158.6 50.3 10.2
Lượng mưa bình quân nhiều năm tại Đắk La là Xo = 1.900mm, độ sâu dòng
chảy bình quân nhiều năm Y
0
= 807mm.
c. Gió
Gió thịnh hành là gió Đông Nam và Tây Nam. Tốc độ gió bình quân từ 0,9
-2,2m/s. Đặc biệt số liệu quan trắc được cho thấy tốc độ gió lớn nhất xảy ra là 20m/s
(năm 1984). Tuy nhiên đối với tỉnh Kon Tum gió bão xảy ra ít nên đây là một thuận
lợi rất lớn.
Tốc độ gió lớn nhất các tháng đo được như bảng sau:
Bảng 2.3. Bảng tốc độ gió lớn nhất của các tháng trong năm
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Vx 14 17 14 20 15 17 17 12 14 10 18 15
Năm 86, 87 82 85, 86 84 82 78 79.87 80 80 85 84 80
Ghi chú: 86, 87…: năm quan sát.

Tốc độ gió P = 50% (Đông) V
tb
: = 12m/s
Tốc độ gió lớn nhất V
max
= 27m/s
d. Bốc hơi

5
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
Bảng 2.4. Lượng bốc hơi qua các tháng trong năm
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
∆Zmm 25,3 31.
2
43.
7
44.0 30.
6
25.1 25.1 21.
3
17.
1
13.
8
15.
3
19.5
2.2.2. Chế độ thuỷ văn
a. Mạng lưới sông suối: Do địa hình dốc, địa tầng, chế độ mưa khá phức tạp
nên sông suối trong khu vực cũng rất đa dạng, phân bổ đều khắp trong khu vực.

Vùng dự án ngoài con suối chính là Kon TrangKla còn có suối Cà Sầm và một số
nhánh suối nhỏ khác đổ ra sông Đắk Bla.
b. Tình hình lưới trạm: Lưu lượng suối Đắk Uy không có trạm đo mưa,
không có trạm đo đạc về các yếu tố khí tượng thuỷ văn. Ngoài lưu vực có các trạm
như sau:
Bảng 2.5. Bảng thống kê các trạm đo tại các sông
Trạm đo Tên sông Thời gian quan trắc Yếu tố quan trắc
Kon Tum ĐắkBla 1962-1990 Các yếu tố
Đắk Cấm Đắk Cấm 1977-1984 X.Y.Q.H
Đắk Tô Đắk TKam 15năm X.Y.Q.H
c. Nguồn nước ngầm: Dựa vào kết quả khảo sát của Liên đoàn địa chất
(Đoàn 701) miền Nam biết được ở vùng dự án có 2 giếng khoan có trữ lượng nước
tương đối lớn, chất lượng nước khá tốt có thể sử dụng làm nguồn nước cung cấp cho
trạm cấp nước tập trung trong vùng dự án.
Tại thôn 4 xã Đắk La có 1 giếng khoan. Căn cứ vào lý lịch giếng khoan được
biết: Giếng khoan có đường kính ống chống D = 140mm, sâu 60m, lưu lượng ổn
định là 17 (l/s) vào tháng 10/1997 và do độ chênh lệch áp suất nước trong giếng tự
phun lên khỏi mặt đất 1,5m lưu lượng nước tự phun lên tại giếng khoan này vào thời
điểm tháng 4/1998 (mùa kiệt nhất) là 9l/s. Hiện tại giếng vẫn được bà con khu vực
xung quanh sử dụng để sinh hoạt.
Tại UBND xã Đắk La có 1 giếng khoan: Có đường kính ống chống D =
140mm, sâu 60m. Cũng theo tài liệu của Đoàn địa chất 70l thì lưu lượng của giếng
này là 12 l/s. Hiện tại giếng này đã bị lấp.
Dựa vào kết quả khảo sát tiến hành khoan thăm dò nước ngầm 1 giếng tại
thôn 4 cách giếng khoan số 1 cách 800m để tính toán cho dự án.

6
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
2.2.3. Địa hình và địa chất khu vực
a. Địa hình

Địa hình khu vực dự án chia làm 03 loại chính sau:
- Địa hình núi thấp: Địa hình này chủ yếu là phân bố dọc theo trục Quốc lộ 14
chạy qua địa bàn xã Đắk La. Loại địa hình này chủ yếu là rừng tự nhiên. Độ dốc địa
hình dao động từ 20 - 25
0
. Tuy nhiên diện tích này rất ít.
- Địa hình gò đồi: Độ dốc địa hình từ 5 - 15
0
, cục bộ có nơi đến 20
0
. Đây là
vùng chính trồng các loại cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cà phê.
- Địa hình thung lũng: Tại đây độ dốc địa hình dao động từ 1 - 5%. Cao độ từ
550 – 600m và đây chính là vùng làm lúa nước 2 vụ trong năm.
Riêng địa hình khu vực dân cư thuộc địa hình gò đồi. Dân cư chủ yếu bám
theo tuyến Quốc lộ 14 và tuyến liên thôn nên việc bố trí tuyến đường ống khá thuận
lợi.
b. Địa chất
Địa hình kiểu bóc mòn - tích tụ, độ cao tương đối thấp (500 - 550m) so với
vùng núi ở phía bắc và cao nguyên Pleiku. Yếu tố địa hình đó tạo cho khí hậu địa
phương của vùng tính khô tương đối trên nền khí hậu mưa ẩm dồi dào của toàn khu
vực, biểu hiện ở nhiệt độ trung bình năm tương đối cao hơn, lượng mưa, số ngày
mưa, độ ẩm thấp hơn so với vùng lân cận.
c. Địa chất thủy văn
Theo tài liệu khảo sát của Liên đoàn khảo sát ĐCTV - ĐCCT Miền Trung xã
Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum các nhà ĐCTV đã phân định các tầng chứa
nước như sau:
* Các tầng chứa nước trong trầm tích Holocen
Các tầng chứa nước trong trầm tích Holocen bao gồm những thành tạo bở rời
nguồn gốc sông, phân bố chủ yếu dọc sông Đắk Bla, và các suối nhỏ với diện tích

khoảng 75km
2
. Thành phần: Chủ yếu là cát, bột lẫn sét, cuội sỏi. Chiều dày thay đổi
từ 1,1 đến 35m thường gặp 5 – 10m.
* Nước thuộc loại không áp
Mực nước tĩnh nằm ở độ sâu từ 0,8 đến 6,6m, thường gặp 1,5 đến 3,0m. Về
mùa khô mực nước hạ thấp đến 5 - 6m (nhiều giếng nước cạn tới đáy). Qua quá trình
khảo sát thực địa tìm kiếm nước dưới đất cho thấy độ khoáng hoá của nước thay đổi
từ 0,037 – 0,38g/l, thuộc loại nước nhạt. Nước trong các lỗ khoan thường có độ
khoáng hoá gấp 10 lần so với nước ở điểm lộ và giếng. Thành phần hoá học chủ yếu
của nước là bicarbonat – sulfat calci.

7
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
* Các tầng chứa nước trong trầm tích pleistocen
Các trầm tích lộ ra ở Thành phố Kon Tum và phía Nam thị trấn Đắk Tô, phần
còn lại bị phủ bởi các trầm tích Holocen. Chúng là trầm tích sông, thành phần chủ
yếu là cát, bột sét, cuội sỏi. Bề dày thay đổi từ 2 – 34,5m, thường gặp 10 đến 15m.
Nước trong các trầm tích thuộc loại không áp hoặc áp yếu. Mực nước thay đổi
từ 3,5 đến 9,2m, lưu lượng các giếng từ 0,25 đến 0,3l/s, lưu lượng các điểm lộ từ 0,3
đến 3,5 l/s, thường gặp <1,01 l/s. Chỉ có 1 lỗ khoan khai thác khoảng 20 – 25m
3
/h,
thuộc loại chứa nước trung bình.
Nguồn cung cấp cho các tầng chứa nước là nước mưa rơi trực tiếp ở phần lộ,
thấm từ các tầng chứa nước và nước mặt. Mực nước biến đổi rõ rệt theo mùa với
biên độ dao động trong khoảng từ 1 – 3m.
* Các tầng chứa nước trong trầm tích Neogen (N)
Các trầm tích Neogen hệ tầng phân bố rộng rãi trong vùng trũng, tạo thành 1
dải chạy dọc theo quốc lộ 14. Thành phần gồm cát, sét, cuội, sỏi gắn kết yếu, tạo

thành các lớp xen kẹp nhau. Do mức độ gắn kết của đất đá còn yếu, mẫu lõi khoan
lấy lên bị bở rời, nên loại nước trong trầm tích Neogen được xếp vào dạng nước lỗ
hổng. Bề dày trầm tích thường gặp từ 15 – 50m.
Trên mặt cắt thấy rõ 2 phần: Phần trên là lớp sét kết, cát kết, bột kết lẫn các
vật chất hữu cơ, phần dưới trầm tích có độ hạt thô hơn, bao gồm cát kết, sạn cuội kết
lẫn sét, gắn kết yếu dễ vỡ vụn.
Nước trong các trầm tích N thuộc loại có áp, đôi nơi có áp lực cục bộ, mực
nước thường nằm dưới mặt đất từ 3 - 7m. Dải trầm tích từ thị trấn Đắk Hà xuống
Thành phố Kon Tum và Plei Mrông có độ chứa nước không đều, dao động từ nghèo
đến giàu, tỷ lưu lượng các lỗ khoan từ 0,13 – 5m/sm, thường gặp 0,2 – 0,3 l/sm,
thuộc loại chứa nước trung bình.
Bảng 2.6. Kết quả bơm thí nghiệm những lỗ khoan trong các tầng chứa nước N
TT Lỗ khoan Vùng H(m) Q(l/s) S(m) q(l/sm) K(m/ng) M(g/l)
1 2 3 4 5 6 7 8 9
2 KT152 Thành phố
Kon Tum
43,5 2 1,0 2,0 1,14
3 KT153 Thành phố
Kon Tum
50,4 1,39 23,0 0,06 0,19 0,278
4 ĐH2 TT.Đắk Hà 31,0 3,14 12,9 0,24 0,03
5 ĐH3 TT. Đắk Hà 11,5 2,0 15,7 0,13
6 ĐL1 Xã Đắk La 15 2,3 Thí nghiệm tự chảy 0,152

8
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
7 ĐL2 Xã Đắk La 21,5 7,5 Thí nghiệm tự chảy 0,145
(Nguồn: Tài liệu của Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT Miền Trung)
Mực nước biến đổi theo mùa, biên độ dao động giữa mùa khô và mùa mưa
khoảng 1,0 – 1,5m, lưu lượng thay đổi từ 0,3 – 0,6 l/s. Nhìn chung nước có chất

lượng tốt, độ khoáng hoá từ 0,025 đến 1,02g/l, thường gặp 0,03 – 0,09 g/l. Phía Bắc
vùng trũng nước chủ yếu thuộc loại bicarbonat – clorua natri.
Các tầng chứa nước N có độ chứa nước thay đổi theo diện và chiều sâu. Phần
phía Bắc trầm tích thuộc loại nước nghèo, còn lại thuộc loại trung bình, có khả năng
cung cấp nước nhỏ đến vừa.
* Các tầng chứa nước trong đá bazan Pliocen – Pleistocen
Các thành tạo bazan thuộc hệ tầng Túc Trung với diện tích khoảng 15km
2
.
Thành phần gồm bazan tholeit, bazan olivin kiềm. Đá có cấu tạo đặc sít xen lỗ hổng,
nứt nẻ không đều, phần trên bị phong hoá triệt để tạo thành đất màu đỏ. Chiều dày
các thành tạo phun trào thay đổi từ 13 – 161m, thường gặp từ 60 – 1000m.
Nước dưới đất trong tầng này thuộc loại không áp, đôi nơi có áp cục bộ, mực
nước thay đổi từ 0-31,26m, thường gặp từ 3-6m. Nhìn chung bazan có độ chứa nước
trung bình đến giàu.
Nước trong đá bazan thường không màu không mùi có vị nhạt. Độ khoáng
hoá thay đổi từ 0,07-0,287 g/l, thường gặp từ 0,1-0,25 g/l, thuộc lọai nước nhạt.
Mực nước thay đổi theo mùa, với biên độ dao động từ 1,65–2,75m, thấp nhất
vào tháng 5,6 và cao nhất vào tháng 8, 9.
Nguồn cung cấp cho các tầng chứa nước chủ yếu là nước mưa rơi trực tiếp ở
phần lộ, thấm từ các tầng chứa nước và nước mặt.
Các tầng chứa nước này có diện tích phân bố đáng kể, bề dày tương đối lớn,
mức độ chứa nước từ trung bình đến giàu, nước có chất lượng tốt, có khả năng đáp
ứng yêu cầu cung cấp nước tập trung quy mô vừa và nhỏ.
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực dự án
2.3.1. Tình hình kinh tế, chính trị
Qua điều tra người dân nơi đây đã có trình độ canh tác lúa nước và một số cây
có hạt, đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc trồng trọt. Giống lúa
mới được người dân sử dụng. Tập quán phát rừng làm rẫy được bà con từ bỏ mà tập
trung vào việc khai hoang canh tác đất gò đồi trồng màu và cây cao su, cà phê. Các

hủ tục lạc hậu được xoá bỏ và thay vào đó là các nét truyền thống văn hoá như cồng

9
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
chiêng, nhà rông được người dân phát huy. Tình hình an ninh chính trị được giữ
vững.
2.3.2. Tình hình xã hội
a. Dân số và lao động
Theo số liệu điều tra của Ủy ban nhân dân xã Đắk La cung cấp thì toàn xã có
7.575 nhân khẩu.
Xã Đắk La hiện nay có 11 thôn, trong đó có 05 thôn đồng bào dân tộc ít người
và 05 thôn người Kinh. Phần lớn dân cư được phân bố rải rác dọc 02 bên đường giao
thông (dọc Quốc lộ 14 và đường liên thôn thuộc địa bàn xã) thôn ở gần trung tâm xã
nhất là thôn 10 (cách trung tâm xã 05 km), sau đó đến các thôn 9, 8, 7. Thôn ở cách
xa trung tâm xã nhất là các thôn 4, 5, 6.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2%.
b. Giáo dục và y tế
Giáo dục: Xã có các trường cấp 1, 2 trong đó có cả học sinh người Kinh và
các em học sinh dân tộc khác. Ngoài trường học nằm ngay trung tâm xã thì ở tất cả
các thôn đều có lớp học lẻ dành cho học sinh các lớp 1, 2.
Y tế: Qua khảo sát thực tế, vùng dự án hiện nay có trạm xá với quy mô nhỏ,
có y sỹ, và bác sỹ thường xuyên chăm lo việc khám chữa bệnh của nhân dân trong
xã.
c. Điều kiện giao thông
Hiện nay tuyến đường giao thông chính đi qua trung tâm là Quốc lộ 14 với
tổng chiều dài 8km (đoạn qua vùng dự án). Hiện trạng đường nhựa, mặt rộng. Đây là
tuyến đường huyết mạch để huyện có điều kiện giao lưu kinh tế. Phát triển ngành
nghề du lịch và dịch vụ trong tương lai.
Tuyến đường nối từ Quốc lộ 14 đi qua thôn 5, 6, 7, 8, 9 và 10 dài 6km đã
được nhựa hóa. Đoạn đường này đã được đầu tư nhưng do nguồn kinh phí hạn hẹp

nên chưa được nhựa hoá mà còn là đường đất nên nhanh bị xuống cấp.
Ngoài ra hiện nay còn có một số tuyến đường vào khu công nghiệp Đắk La,
khu mỏ đá, đường vào trạm rộng bê tông nhựa…
Như vậy với mạng lưới tuyến đường nêu trên còn khó khăn hơn so với các xã
trên địa bàn.
d. Điều kiện thủy lợi
Hiện nay, trong vùng có các công trình thuỷ lợi nhỏ phục vụ tưới khoảng 300
ha lúa 2 vụ của xã như đập thuỷ lợi Kon TrangKla, đập Ba Tri, đập Ka Ha, kênh tưới

10
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
3A, đập thôn 1A… Các vùng trồng lúa nhỏ lẻ khác của đồng bào dân tộc địa phương
chủ yếu là các đập tạm bằng cành cây.
e. Hệ thống điện và thông tin liên lạc
Hệ thống điện được Nhà nước quan tâm đầu tư nên tương đối ổn định, hiện
nay điện sinh hoạt đang được nhà nước đầu tư kéo điện lưới quốc gia đến tất cả các
thôn làng của xã. Đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của xã.
100% các thôn, bản đều xây dựng được nhà văn hoá, xã có điểm bưu điện văn
hoá trung tâm là nơi kết nối địa phương với bên ngoài giúp cho kinh tế xã hội của
khu vực ngày một phát triển.
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Quy mô đầu tư
Hệ thống cấp nước tập trung khai thác nước ngầm công suất 1.440m
3
/ngày
đêm (72m
3
/h) trạm xử lý hoạt động 20 giờ trong ngày cung cấp nước cho 11 thôn
trong xã, ngoài ra còn cung cấp nước sạch cho các trường học, trạm y tế và các
xưởng sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Các hạng mục dự kiến đầu tư gồm:
- Công trình thu, trạm bơm cấp I;
- Hệ thống xử lý nước công suất 72m
3
/h (tháp làm thoáng, bể lắng, lọc, bể
chứa nước sạch, bể chứa bùn, hệ thống keo tụ, khử trùng);
- Nhà trạm bơm cấp 1, nhà quản lý;
- Đường đi nội bộ, cổng, tường rào trạm xử lý;
- Mạng lưới đường phân phối nước là ống nhựa HDPE và ống STK;
- Đấu nối vào hộ gia đình.
Nước ngầm có chứa sắt ở dạng hóa trị II của các hợp chất sunfat và clorua, sắt
sẽ tạo ra cặn hòa tan FeS, Mangan tồn tại ở dạng hòa tan của các hợp chất
Mn(HCO
3
)
2
. Ngoài ra nước ngầm không có oxy nhưng chứa nhiều khí CO
2
,
H
2
S Trong quy trình công nghệ xử lý nước sắt (II) và hyđroxit sắt (II) được tạo
thành từ trạng thái hòa tan sang cặn lắng. Do vậy chúng tôi đưa ra dây chuyền công
nghệ xử lý nước vùng dự án như sau:

11
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
* Dây chuyền công nghệ xử lý nước vùng dự án như sau:
Vị trí được chọn để đặt trạm xử lý nước tại quả đồi cao su gần nhau thuộc
thôn 3 xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum.

3.2. Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư của dự án: 21.699.605.000 đồng (Hai mươi mốt tỷ sáu trăm
chín mươi chín triệu sáu trăm linh năm nghìn đồng).
Cơ cấu tổng vốn đầu tư được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 3.1. Tổng mức đầu tư
Đơn vị tính: triệu đồng
- Chi phí xây dựng 15.245.957.672
- Chi phí thiết bị 1.373.784.000
- Chi phí giải phóng mặt bằng 484.475.520
- Chi phí quản lí dự án 301.267.247
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1.308.783.987
- Chi phí khác 154.953.233
- Chi phí dự phòng 2.830.383.249
TỔNG CỘNG 21.699.605.000

Chất
keo tụ
Mạng ống
phân phối
nước
Hộ sử dụng
nước
Công
trình
thu
Tháp
làm
thoáng
Bể
lắng

đứng
Bể
lọc
Bể chứa
nước sạch
Hố thu
bùn
Chất
khử
trùng
Rãnh thoát
nước
12
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
IV. NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG
4.1. Nguyên, nhiên liệu sử dụng
4.1.1. Nguyên liệu
- Sắt thép;
- Ximăng;
- Gạch tuynen;
- Các loại vật liệu như cát, đá, sạn phải được làm sạch trước khi thi công.
4.1.2. Nhiên liệu
- Hóa chất khử trùng: Clo hoạt tính ở dạng bột, dạng viên nén và dạng dung
dịch.
- Phèn, keo tụ: PAC (Poly Aluminium Chloride) là loại phèn nhôm thế hệ mới
tồn tại ở dạng cao phân tử (polyme).
- Xăng, dầu trong quá trình hoạt động của máy móc, thiết bị.
4.2. Nhu cầu về điện
Căn cứ vào công suất nhà máy và khả năng cung cấp điện của địa phương để
xây dựng hệ thống điện điều khiển.

Tổng hợp thiết bị điện hoạt động tối đa được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.1. Bảng thiết bị điện sử dụng trong dự án
TT Thiết bị Số
lượng
Công
suất
(KW)
Điện năng
tiêu thụ
(KW)
cos
φ
Ghi chú
1 Bơm GK1 (dự phòng) 1 21,5 35,3 0,85
Bơm GK1 1 4,4 7,4 0,85
2 Bơm GK2 1 9 15,5 0,85
3 Bơm trục ngang bể thu 1 20 32,5 0,85
4 Bơm rửa lọc 1 12,3 12,3 0,85
5 Bơm định lượng hóa
chất
2 2 4 0,85
6 Điện chiếu sáng 5 5 0,85 Toàn bộ
Tổng 104,6
Vậy công suất của trạm xử lý: P= 129,9/cos
φ
= 104,6/0,85= 123,1KVA

13
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
Chọn và lắp đặt máy biến áp công suất 150KVA tại vị trí nhà máy để cung

cấp điện cho khu xử lý vận hành.
4.3. Cung cấp nước
Tuyến ống truyền tải và phân phối là ống HDPE, đường kính từ DN250 đến
DN32.
Căn cứ vào:
- Sự phân phối dân cư trên địa bàn dự án.
- Lưu lượng nước tính toán
- Địa hình phân bố dân cư chia làm 4 nhánh phân phối về các thôn trên phạm
vi toàn xã.
→ Hệ thống mạng đường cấp nước sử dụng là ống HDPE và phụ kiện HDPE.
Chiều sâu chôn ống theo tiêu chuẩn TCXD33/2006, chiều sâu từ 40 đến 90cm, bảo
vệ đường ống bằng đệm cát dày 20 đến 50cm. Chọn chiều sâu chôn ống: 70cm, đắp
cát: 20cm.
• Chiều dài các loại ống cấp nước: Cụ thể:
Đường kính
(mm)
Độ dày thành ống Chiều dài ống
(m)
DN250 PN12,5 868,37
DN200 PN12,5 62,55
DN160 PN10 1.550,67
DN140 PN10 1.856,97
DN125 PN10 1.991,6
DN110 PN10 3.211,48
DN90 PN10 1.839,98
DN75 PN10 1.452,92
DN63 PN10 4.266,03
DN50 PN 0 3.529,64
DN40 PN10 6.402,06
DN32 PN10 3.157,59


14
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Công trình cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum sẽ
đem lại lợi ích kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án cũng có
thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Vì vậy cần đánh giá cụ thể,
chi tiết ngay từ giai đoạn bắt đầu xây dựng.
5.1. Giai đoạn thi công xây dựng
5.1.1. Các tác động đến môi trường
Các nguồn phát sinh, đối tượng, quy mô và mức độ tác động chất thải trong
giai đoạn thi công xây dựng dự án có thể tóm tắt sơ lược như bảng 5.1 sau:
Bảng 5.1: Nguồn phát sinh, đối tượng và mức độ tác động chất thải trong giai
đoạn chuẩn bị thi công xây dựng dự án
Nguồn gây tác
động
Tác nhân
ô nhiễm
Đối tượng chịu
tác động
Quy mô (không gian, thời
gian) chịu tác động
Mức độ
tác động
NHÓM I: KHÍ THẢI, TIẾNG ỒN
Phương tiện giao
thông chuyên chở
nguyên vật liệu
Bụi, CO,
NO

x
, SO
2
,

- MT không
khí;
- Con người và
thực vật.
- Hai bên tuyến vận chuyển
- Công nhân thi công, dân
cư 2 bên đường, thực vật 2
bên đường.
- Thời gian tác động:
khoảng 4 tháng.
Thấp
Máy móc thi
công san lấp, xây
dựng công trình
Bụi, SO
2
,
NO
x
, CO,
khói hàn,
tiếng ồn,
- MT không
khí;
- Con người và

thực vật.
- Trong phạm vi công trình;
- Công nhân thi công,
- Thực vật giáp công
trường.
- Thời gian tác động:
khoảng 4 tháng
Trung
bình
NHÓM II: NƯỚC THẢI
Bảo dưỡng, xả
rửa máy móc,
thiết bị
Nước thải
công
nghiệp
chứa cặn
lơ lửng,
dầu mỡ
- MT nước
mặt, nước
ngầm;
- HST;
- MT đất.
- Phạm vi công trường.
- HST xung quanh.
- Thời gian tác động:
4 tháng
Thấp,
gián đoạn

Sinh hoạt của
công nhân xây
dựng
NT sinh
hoạt chứa
hàm lượng
chất hữu
- Phạm vi công trường.
- Thời gian tác động:
4 tháng
Thấp

15
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
Nước mưa chảy
tràn trên bề mặt
công trường
Nước mưa
chảy tràn
chứa cặn,
dầu mỡ
- MT nước
mặt, nước
ngầm;
- HST.
- Xung quanh khu vực công
trường.
- HST xung quanh.
- Thời gian tác động:
khoảng 4 tháng

Thấp
NHÓM III: CHẤT THẢI RẮN
San lấp, GPMB
CTR xây
dựng như
đất, đá,
gạch vỡ,…
MT đất, không
khí
- Phạm vi công trường.
- Thời gian tác động :
khoảng 4 tháng
Thấp
Sinh hoạt của
công nhân
CTR sinh
hoạt chứa
các chất
hữu cơ
MT đất, không
khí
- Phạm vi công trường.
- Thời gian tác động:
khoảng 4 tháng
Thấp
a. Tác động của khí thải, bụi
• Khí thải
Khí thải phát sinh chủ yếu do các phương tiện giao thông chuyên chở nguyên
vật liệu và các loại máy móc thiết bị phục vụ thi công trên công trường như máy trộn
bê tông, máy xúc trong quá trình san ủi mặt bằng, đào hố móng, đào các rãnh để

đặt ống nước, đổ bê tông
Thành phần chính của các loại khí thải này bao gồm CO
2
, CO, NO
x
,
hydrocacbon, hơi xăng dầu Các khí thải này thường là sản phẩm của quá trình đốt
cháy nhiên liệu ở các động cơ đốt trong và các dạng nhiên liệu cháy không hết từ
động cơ xe thải ra ngoài.
Hệ số phát thải các chất ô nhiễm theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) được trình bày trong bảng 5.2.
Bảng 5.2. Tiêu chuẩn tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện giao thông thải
ra
Loại phương tiện
Đơn vị
(U)
TSP
Kg/U
SO
2
kg/U
NO
x
kg/U
CO
kg/U
VOC
kg/U
1. Xe chạy xăng
1000 Km 0,4 4,5S 4,5 70 7

Tấn nhiên liệu 3,5 20S 20 300 30
2. Xe tải nhỏ động cơ
Diesel < 3,5 tấn
1000 Km 0,2 1,16S 0,7 1 0,15
Tấn nhiên liệu 3,5 20S 12 18 2,6
Tấn nhiên liệu 0,76 20S 27,11 169,7 24,09
(Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới WHO)
Ghi chú: S là hàm lượng Sulfure trong xăng dầu (S=0,25%)

16
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
Theo ước tính mỗi ngày:
- Có khoảng 10 xe máy chạy vào dự án: 5km x 10 = 50 km (tuyến đường công
nhân vào làm việc lấy trung bình khoảng 5 km);
- Có khoảng 4 động cơ hạng nhỏ < 3,5 tấn, làm việc 8 tiếng/ngày; sử dụng 10
tấn dầu DO/năm = 0,033 tấn/ngày
Theo đó, căn cứ hệ số phát thải bảng 5.2 ta sẽ tính được tải lượng khí thải phát
sinh như bảng sau:
Bảng 5.3. Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện giao thông thải ra
Chất ô nhiễm
Loại
phương tiện
TSP
kg/ngày
SO
2
kg/ngày
NO
x
kg/ngày

CO
kg/ngày
VOC
kg/ngày
Xe máy (100km) 0,02 0,225S 0,225 3,5 0,35
Động cơ hạng <3,5T 0,1155 0,66S 0,396 0,594 0,0858
(Nguồn: Công ty TNHH Kỹ thuật Đo đạc Địa chính Quảng Ngãi )
Vì công trình diện tích nhỏ nên các loại phương tiện hoạt động chủ yếu nhỏ.
Tuy nhiên mức độ tác động của các khí thải còn phụ thuộc vào điều kiện gió,
nhiệt độ, độ ẩm… của khu vực. Vận tốc gió càng lớn thì khả năng phát tán càng xa.
Tuy nhiên, lượng phát thải tương đối ít nên mức độ ảnh hưởng đến dân cư xung
quanh không đáng kể. Thêm nữa là các tác động trên chỉ xảy ra trong giai đoạn thi
công nên mang tính thời điểm, có thể hạn chế bằng các giải pháp kỹ thuật và quản lý
hợp lý.
• Bụi
Quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị; quá trình vận chuyển
cát, xi măng, đất, đá,… sẽ làm rơi vãi khá nhiều bụi, đất trên đường đi. Khi đến điểm
tập kết tại trạm, việc đổ đất, cát từ trên xe xuống cũng sẽ gây bụi với mật độ khá lớn.
Thêm vào đó là một lượng bụi từ mặt đất bị gió cuốn bay lên và phát tán ra các vùng
xung quanh.
Tuy nhiên, chất lượng môi trường nền xung quanh còn khá tốt nên tác hại của
bụi, khí thải đến con người và thực vật khu vực được đánh giá ở mức độ thấp.
b. Tác động của nước thải:
Nước thải trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là nước thải sinh hoạt của
công nhân xây dựng, nước mưa chảy tràn và nước thải công
nghiệp.
+ Nước thải sinh hoạt:

17
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum

Theo dự kiến trong giai đoạn này Dự án sẽ phải sử dụng
khoảng 12 công nhân xây dựng. Lượng công nhân tập trung là
nguyên nhân phát sinh một lượng nước thải sinh hoạt đáng kể.
Với khoảng 12 công nhân thi công xây dựng, với tiêu chuẩn dùng nước cho ăn
uống, tắm rửa vệ sinh là 100 lít/người/ngày. Như vậy lượng nước cấp có thể tính như
sau:
Q = N * q/1000
Trong đó: N: Tổng số lao động, N = 12người.
q: Tiêu chuẩn dùng nước, q = 100 lít/người/ngày.
Lưu lượng nước thoát bằng 80% lưu lượng nước cấp, như vậy lượng nước
thải mỗi ngày khoảng:
Q
thải
= Q * 0,8 = 1,2* 0,8 = 0,96 (m
3
/ngày)
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt: nước thải này chứa chủ yếu là các chất cặn
bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD
5
/COD), các hợp chất dinh
dưỡng (N, P) và vi sinh vật, nước thải này vượt quá tiêu chuẩn quy định xả thẳng vào
cống thoát nước nên khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nếu không
được xử lý.
Hiện tại chưa có số liệu chính xác về nồng độ, cũng như khối lượng của các
thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nhưng theo tính toán thống kê của nhiều
quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do con người thải vào môi trường
mỗi ngày (nếu không xử lý) như bảng sau:
Bảng 5.4. Khối lượng chất ô nhiễm phát sinh trong nước thải sinh hoạt
TT Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)
1 BOD

5
45 – 54
2 COD 71 – 102
3 SS 70 – 145
4 Tổng Nitơ 6 – 12
5 NH
4
+
2,4 – 4,8
6 Dầu mỡ 10 – 30
7 Tổng Phospho 0,8 – 4,0
(Nguồn: Đánh giá nhanh WHO)
Căn cứ vào số lượng công nhân tại khu vực Dự án (12 người), ước tính tải
lượng trung bình các chất ô nhiễm phát sinh do nước thải sinh hoạt như bảng sau:

18
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
Bảng 5.5. Ước tính tải lượng trung bình các chất ô nhiễm phát sinh
TT Chất ô nhiễm
Tải lượng
(g/ngày)
Nồng độ
(mg/lít)
QCVN
14:2008/BTNMT,
lấy K=1,2 (giá trị
C
max
theo cột B)
1 BOD

5
540 – 648 562,5 – 675 60
2 COD 852 – 1224 887,5 – 1500 -
3 SS 840 – 1740 875 – 1812,5 120
4 Tổng Nitơ 72 – 144 75 – 150 -
5 NH
4
+
28,8 – 57,6 30 – 60 12
6 Dầu mỡ 120 – 360 125 – 375 24
7 Tổng Phospho 9,6 – 48 10 – 50 12
Ghi chú:
QCVN 14:2008 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt cột B
(Giá trị C): khi thải vào nguồn nước không dùng cho cấp nước sinh hoạt.
Dấu (-): Không có trong quy chuẩn.
Nhận xét:
So sánh với QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải sinh hoạt cột B: khi thải vào nguồn nước không dùng cho cấp nước sinh hoạt
cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đều lớn hơn giới hạn
cho phép của quy chuẩn. Lượng nước thải này tuy không nhiều, nhưng cũng cần có
biện pháp xử lý thích hợp trước khi thải ra môi trường.
+ Nước mưa chảy tràn:
Vì thời gian xây dựng chỉ trong vòng 4 tháng và vào mùa nắng
nên lượng mưa chảy tràn trong khu vực gây ô nhiễm môi trường
là không đáng kể.
+ Nước thải công nghiệp:
Các phương tiện giao thông chuyên chở nguyên vật liệu, các máy móc thi
công công trình tất yếu sẽ phát sinh lượng nước thải trong quá trình vệ sinh bảo
dưỡng phương tiện. Loại nước thải này chứa các chất ô nhiễm với nồng độ cao sẽ là
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất xung quanh.

Tuy nhiên, do số lượng xe chuyên chở nguyên vật liệu ít, tải lượng dầu mỡ
thoát ra không nhiều nên ít ảnh hưởng đến môi trường.

19
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
c. Tác động của chất thải rắn:
+ Chất thải rắn xây dựng:
Chất thải rắn xây dựng phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu là rác
thải xây dựng như: đất đá, cốp pha, các loại bao bì, nguyên vật liệu, sắt
thép vụn rơi vãi Nếu không có biện pháp thu gom và quản lý thích
hợp thì sẽ gây mất vẻ mỹ quan khu vực.
+ Chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân xây
dựng như: thức ăn thừa, vỏ hoa quả, các loại giấy gói, túi nilon…Với lượng công
nhân xây dựng làm việc thường xuyên trên công trường là 12 người. Trung bình mỗi
người thải ra là 0,6 – 0,85kg/người/ngày (Theo tiêu chuẩn rác thải của
Viện vệ sinh và Y tế công cộng Việt Nam). Như vậy, tổng khối
lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 7,2 – 10,2 kg/ngày.
Nhìn chung khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tuy không nhiều nhưng thành
phần chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy tạo nên các chất khí có mùi hôi thối như
H
2
S, NH
3
, Mercaptant gây ô nhiễm môi trường không khí. Do đó, cần phải có các
biện pháp thu gom và xử lý hiệu quả.
d. Tác động của tiếng ồn và độ rung
Mức ồn và độ rung phát ra từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng
trên công trường. Tiếng ồn vượt quá quy chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe của công nhân lao động như gây mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu. Tiếng ồn

và độ rung còn làm giảm năng suất lao động, biến đổi nhịp tim và gây tác hại xấu
đến hệ thần kinh của người vận hành máy móc. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến người
dân lân cận. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức ồn phát ra từ một số máy móc
thiết bị thi công ở khoảng cách 1,5 m đến 500 m được thể hiện ở bảng sau:
Theo tài liệu “Môi trường đại cương” - PGS. TS Trần Cát, 1999 thì mức ồn
phát sinh từ máy trộn bê tông và các xe đổ nguyên vật liệu như sau:
Bảng 5.6. Mức ồn do các thiết bị máy móc gây ra (dBA)
TT Phương tiện thi công Mức ồn cách nguồn 7,5 m
1 Máy trộn bê tông dùng dầu Diezel 81
2 Xe đổ vật liệu 1,5T 81
TCVN 5949 – 1998 (dBA) 75 (trung bình từ 6h - 18h)

20
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
Bên cạnh đó, để đảm bảo nền công trình ổn định trong khu xây dựng thì các
bể chứa có dung tích lớn phải đóng cọc. Khi đóng cọc tạo ra các rung động có thể
gây ảnh hưởng xung quanh. Tuy nhiên quanh khu vực trạm xử lý không có công
trình xây dựng kiên cố nào nên không gây ảnh hưởng đến chất lượng các công trình
xung quanh. Ngoài ra, thời gian xây dựng chỉ trong vòng 4 tháng nên tiếng ồn ảnh
hưởng đến sức khỏe công nhân không đáng kể.
5.1.2. Những rủi ro trong giai đoạn xây dựng
- Sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông
Nhìn chung, sự cố lao động, tai nạn giao thông có thể xảy ra bất ngờ trong
nhiều tình huống của giai đoạn thi công xây dựng dự án. Có thể được tóm tắt một số
dạng tai nạn như sau:
Tai nạn giao thông có thể xảy ra khi công nhân băng qua đường giao thông để
đến công trường, rời công trường, dạng tai nạn này cũng có thể xảy ra ngay trên
công trường do các phương tiện thi công và vận chuyển nguyên vật liệu gây ra đối
với công nhân.
Do sự bất cẩn trong lao động, cường độ lao động nặng nhọc, thời gian làm

việc liên tục và lâu dài có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ của công nhân.
- Sự cố cháy nổ
Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu
hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về
người và tài sản trong quá trình thi công. Có thể xác định các nguyên nhân cụ thể
như sau:
Các kho chứa nguyên liệu tạm thời phục vụ cho máy móc, thiết bị kỹ thuật
trong quá trình thi công là các nguồn gây cháy nổ.
Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra
sự cố giật, chập, cháy nổ…, gây thiệt hại về kinh tế hay tính mạng công nhân;
Nhìn chung, sự cố cháy nổ thường ít khi xảy ra trong quá trình thi công. Tuy
nhiên, nếu sự cố này xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con người, tài sản và môi
trường khu vực.
5.2. Khi dự án đi vào hoạt động
5.2.1. Nguồn phát sinh, đối tượng và mức độ tác động trong giai đoạn
hoạt động dự án
Bảng 5.7. Nguồn phát sinh, đối tượng và mức độ tác động trong giai đoạn hoạt
động dự án

21
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
Nguồn gây
tác động
Tác nhân ô
nhiễm
Đối tượng
chịu tác động
Quy mô (không gian/thời
gian) chịu tác động
Mức độ

tác động
NHÓM I: KHÍ THẢI, TIẾNG ỒN
Phương tiện
giao thông (ô
tô, xe máy)
Bụi, SO
2
,
NO
x
, CO,
tiếng ồn,
- MT không
khí;
- Con người.
- Xung quanh khu vực dự
án;
- Thời gian tác động: dài.
Thấp
Hoạt động của
công nhân
Tiếng ồn và
chấn động
- MT không
khí;
- Con người.
- Công nhân khu vực xây
dựng.
- Thời gian tác động: dài.
Thấp

NHÓM II: NƯỚC THẢI
Sinh hoạt của
cán bộ sản
xuất
NT sinh hoạt
chứa hàm
lượng chất
hữu cơ cao
- MT nước
mặt, nước
ngầm, không
khí, đất;
- HST;
- Con người.
- Phạm vi công trình và
xung quanh;
- HST xung quanh.
- Thời gian tác động: dài.
Thấp
NHÓM III: CHẤT THẢI RẮN
Sinh hoạt của
cán bộ kĩ thuật
CTR thông
thường
- MT đất,
không khí;
- Con người.
- Phạm vi dự án
- Cán bộ kĩ thuật của dự án.
- Thời gian tác động: dài.

Thấp
(Nguồn: Công ty TNHH Kỹ thuật Đo đạc Địa chính Quảng Ngãi, 2010)
a. Tác động của bụi, khí thải
Bụi và khí thải sinh ra từ hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào khu
vực
Trong quá trình hoạt động lượng xe đi vào trạm không đồng bộ nên mức độ
ảnh hưởng thấp.
Khi dự án đi vào vận hành, các máy móc đều chạy bằng động cơ điện nên
không tạo ra khí thải
b. Tác động của chất thải rắn
Khi dự án đi vào hoạt động thì lượng chất thải rắn phát sinh không nhiều, do
quá trình vận hành công trình cấp nước sinh hoạt chỉ cần một số ít cán bộ kĩ thuật
nên lượng chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu là chất thải rắn sinh
hoạt. Tuy nhiên nguồn gây tác động không nhiều nên tác động của nó là không đáng
kể.

22
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt như: thức ăn thừa,
vỏ hoa quả, các loại giấy gói, túi nilon… Nhìn chung khối lượng chất thải rắn sinh
hoạt tuy không nhiều nhưng thành phần chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy tạo nên
các chất khí có mùi hôi thối như H
2
S, NH
3
, Mercaptant gây ô nhiễm môi trường.
Các chất thải này nếu không thu gom và xử lý đúng quy định sẽ là nguồn phát tán
các mầm bệnh và các chất độc khác vào trong môi trường đất làm ô nhiễm môi
trường đất, theo chuỗi thức ăn và tích tụ sinh học ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
Do đó, cần phải có các biện pháp thu gom và xử lý hiệu quả.

c. Tác động của nước thải
Nước thải sinh hoạt: Đây là lượng nước thải phát sinh do nhu cầu sử dụng
cho mục đích sinh hoạt của cán bộ công nhân viên (7 người).
Theo tiêu chuẩn cấp nước của 1 người/ngày.đêm của TCXDVN 33:2006 là
100 lít/người/ngày.đêm và hệ số phát thải (tỉ số lưu lượng nước thải/nước cấp),
khoảng 80%. Thì tổng lượng nước thải sinh hoạt dự báo khoảng 0,56 m
3
/ngày.đêm.
Nước thải sinh hoạt tuy khối lượng không nhiều nhưng nếu không xử lý trước
khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nặng cho môi trường, đặc biệt ảnh hưởng đến
sức khoẻ của con người. Tuy nhiên, với lượng nước thải ít nên mức độ tác hại đến
môi trường được đánh giá thấp.
d. Tác động của tiếng ồn
Tiếng ồn của dự án khi hoạt động chủ yếu do vận hành máy bơm. Các thiết bị
này chỉ tạo tiếng ồn trong phòng đặt máy bơm nên không có ảnh hưởng gì đến dân
cư xung quanh.
5.2.2. Những tác động của dự án đến tình hình kinh tế - xã hội
* Tác động của dự án đến sản xuất, kinh tế
Khi công trình vận hành sẽ cấp đủ nước cho các nhu cầu sản xuất của địa
phương sẽ góp phần phát triển các ngành tiểu thủ công nghệp, kinh tế sẽ tăng trưởng.
* Đối với đời sống văn hoá- xã hội
Khi dự án hoạt động sẽ cấp nước đủ cho khoảng 8.417 người, đã góp phần
giải phóng phụ nữ và trẻ em khỏi các công việc nặng nhọc về giải quyết nước sinh
hoạt cho gia đình.
Do có đủ nước sạch sẽ ngăn ngừa được các dịch bệnh lan tràn theo dòng
nước, giảm bớt tiền thuốc men và công lao động chăm sóc người ốm.
Do có đủ nước phục vụ các khu công cộng, vui chơi giải trí làm bộ mặt xã
sạch đẹp văn minh.

23

Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
Tóm lại, dự án xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho xã Đắk La có tác
động đến các yếu tố môi trường tự nhiên và tài nguyên đang sử dụng nhưng các tác
động tiêu cực là rất nhỏ và chủ yếu trong giai đoạn xây dựng, còn trong giai đoạn
vận hành hầu như không tạo nên các tác động tiêu cực.
Dự án có tác dụng to lớn đối với đời sống kinh tế kích thích các ngành sản
xuất trên địa bàn xã như công nghiệp, thương mại dịch vụ và các ngành khác. Dự án
mang lại các tác động tích cực cho đời sống văn hoá, xã hội cho cộng đồng.
* Hiệu quả kinh tế - xã hội
Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt là một trong những bước phát triển cơ
sở hạ tầng quan trọng, tác động mạnh tới công tác và toàn bộ hoạt động sinh hoạt của
nhân dân.
Hệ thống cấp nước sinh hoạt được xây dựng trong khuôn khổ của Dự án này
sẽ giúp đỡ nhân dân thoát khỏi cảnh thiếu nước sạch để sử dụng. Nước sạch sẽ làm
giảm tỷ lệ bệnh tật do dùng nước không đảm bảo vệ sinh gây nên, nâng cao sức khoẻ
đời sống của người dân trong xã.
Sau khi công trình cấp nước sạch được đưa vào hoạt động, các hoạt động
tăng gia kinh tế sẽ có nước để sử dụng, được cải tạo hợp vệ sinh hơn, tránh được hiện
tượng ô nhiễm môi trường như hiện nay.
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
6.1. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong quá trình thi công xây dựng
6.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực có liên quan đến chất thải
a. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
• Bụi
- Để hạn chế bụi tại khu vực công trường xây dựng cần có kế hoạch thi công
và kế hoạch cung cấp vật tư thích hợp.
- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hoá các thao tác và quá
trình thi công ở mức tối đa.
- Khu vực công trường, khu chứa vật liệu xây dựng được che chắn bằng tường
tạm (gỗ ván hoặc tôn).

- Các khu vực thi công có xe ra vào thường xuyên cần phun nước vào mùa
nắng để hạn chế bụi phát tán vào môi trường.
- Các xe chở đất san lấp, chở vật liệu xây dựng phải được phủ kín bằng vải
bạt, tránh tình trạng rơi vãi trên đường vận chuyển. Bên cạnh đó, quá trình bốc dỡ

24
Bản cam kết BVMT công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum
vật liệu hoạt động thủ công cần trang bị bảo hộ cần thiết, tránh ảnh hưởng đến sức
khoẻ công nhân.
• Tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh trong giai đoạn thi công chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh. Tuy thời gian phát sinh ồn ngắn nhưng chủ đầu tư cần phải có
các biện pháp giảm thiểu như:
- Bố trí thi công hợp lý, các thiết bị phát sinh ồn cao như máy đào, xúc… thì
bố trí thi công vào ban ngày.
- Để giảm thiểu tiếng ồn đến mức thấp hơn tiêu chuẩn cần lắp thiết bị giảm
âm cho các máy có độ ồn cao.
- Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn.
b. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu như sau:
- Hầu hết công nhân thi công là người địa phương nên vấn đề sinh hoạt chủ
yếu ở nhà nên sẽ giảm thiểu nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường.
- Trong quá trình san lấp mặt bằng chủ dự án sẽ tạo độ dốc để thoát nước mưa
vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.
- Sau quá trình san lấp mặt bằng, Chủ dự án sẽ ưu tiên thi công và lắp đặt
mạng lưới thoát nước nội bộ dự án và đấu nối vào mạng lưới thoát nước chung của
khu vực.
- Hạn chế tối đa việc thải dầu, mỡ từ các thiết bị thi công cơ giới và các chất
lỏng khác từ việc trộn bê tông.
- Giảm lượng nước thải bằng cách dùng nước tiết kiệm và hợp lý.

c. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn
Các loại chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu là xà bần xây
dựng và rác sinh hoạt. Chủ dự án phải tiến hành thu gom xà bần tái sử dụng làm vật
liệu san lấp. Thùng chứa rác sinh hoạt phải được bố trí tại khu vực lán trại để công
nhân thu dọn giấy gói, thức ăn thừa… lượng rác thải này phải hợp đồng với Công ty
môi trường đô thị tỉnh Kon Tum đến vận chuyển hàng ngày.
6.1.2. Biện pháp an toàn lao động
a. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động
Chủ dự án phải kiểm tra nhà thầu thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn lao
động, cụ thể là:

25

×