Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

tham vấn cho thân chủ nhiễm hiv đang sử dụng ma túy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.78 KB, 20 trang )





Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về tham vấn HIV
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về tham vấn HIV
Báo cáo đề dẫn
Báo cáo đề dẫn


Tham vấn cho thân chủ
Tham vấn cho thân chủ
nhiễm HIV đang sử dụng ma
nhiễm HIV đang sử dụng ma
túy
túy
BCV: BS Nguyễn Minh Tiến
BCV: BS Nguyễn Minh Tiến

Phần dẫn nhập
Phần dẫn nhập

Thân chủ nhiễm HIV đang sử dụng ma túy là những
người đang cùng lúc đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe
thể chất, sức khỏe tâm thần, cũng như các vấn đề xã
hội, pháp luật…
Mặc dù việc tham vấn về nội dung HIV/AIDS cho các
thân chủ sử dụng ma túy nói chung không có gì khác
biệt với những thân chủ khác, tham vấn viên vẫn thường
phải quan tâm đến và phải giải quyết một số các vấn đề
đặc thù trên thân chủ sử dụng ma túy.



Trong thực tế hiện nay, nhiều cơ sở tham vấn, xét
nghiệm và điều trị HIV đang phải phục vụ và chăm sóc
cho một số lượng ngày càng nhiều những người sử
dụng ma túy có HIV. Do vậy, việc trao đổi, chia sẻ kinh
nghiệm trong làm việc với các đối tượng này là một việc
rất cần thiết.
Nội dung phản ánh trong báo cáo đề dẫn này tập trung
chủ yếu vào những vấn đề đặc thù trong mối quan hệ
giữa tham vấn viên và thân chủ nhiễm HIV sử dụng ma
túy trong quá trình tham vấn. Các kiến thức chung về
tham vấn HIV, về điều trị ARV và về điều trị cai nghiện –
phục hồi cho người nghiện ma túy (thuộc nội dung tập
huấn nghiệp vụ cho cán bộ tham vấn và điều trị HIV) sẽ
không được đề cập đến trong báo cáo đề dẫn này.

Một số vấn đề đặc thù ở những thân
Một số vấn đề đặc thù ở những thân
chủ nhiễm HIV đang sử dụng ma túy
chủ nhiễm HIV đang sử dụng ma túy
có thể gây trở ngại cho công việc
có thể gây trở ngại cho công việc
tham vấn HIV
tham vấn HIV

Người sử dụng ma túy có thể đồng thời có đủ các kiểu
hành vi nguy cơ gây lây nhiễm HIV như dùng chung
kim tiêm, quan hệ tình dục không an toàn và kể cả
đường truyền từ mẹ sang con.
Nghiện ma túy là một loại rối loạn có tính chất kéo dài,

dai dẳng và hay tái phát, gây ảnh hưởng tiêu cực đến
nhiều mặt hoạt động trong cuộc sống của người
nghiện. Vì thế, việc sử dụng ma túy sẽ ảnh hưởng
không ít đến khả năng thân chủ chấp nhận tình trạng
nhiễm HIV, khả năng thay đổi hành vi nguy cơ và khả
năng tuân thủ điều trị ARV khi có chỉ định điều trị.

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần thường gặp như:
trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh – cưỡng chế,
rối loạn cảm xúc, các rối loạn nhân cách (thường thấy
nhất là rối loạn nhân cách chống đối xã hội), rối loạn
ứng xử, rối loạn thích nghi… Các rối loạn này có thể
tiên phát, thứ phát hoặc đi kèm đồng thời với tình trạng
nghiện ma túy.


Các vấn đề trong quan hệ xã hội và khả năng giao tiếp
Các vấn đề trong quan hệ xã hội và khả năng giao tiếp
kém làm hạn chế phần nào chất lượng mối quan hệ và
kém làm hạn chế phần nào chất lượng mối quan hệ và
trao đổi thông tin giữa tham vấn viên và thân chủ trong
trao đổi thông tin giữa tham vấn viên và thân chủ trong
tiến trình tham vấn.
tiến trình tham vấn.

Một số đông người nghiện ma túy có các vấn đề khó
khăn trong học tập lúc nhỏ, học lực kém, bỏ học sớm,
thậm chí có người không biết chữ. Điều này có thể trở
ngại cho việc tiếp thu và hiểu biết đúng đắn các thông
tin, kiến thức về HIV-AIDS.

Người nghiện ma túy thường sử dụng các “cơ chế tự
vệ” (defense mechanism) như “chối bỏ”, “phóng
chiếu”, “hợp lý hóa” và “tạo phản ứng ngược” trong lúc
đối thoại và giao tiếp với người khác. Điều này dễ làm
cho thân chủ có vẻ không thành thật hoặc lý luận
không phù hợp với ứng xử, từ đó gây cản trở cho việc
thiết lập lòng tin trong quá trình tham vấn.

Một số thân chủ có thái độ phản kháng, khó thay đổi,
không hợp tác với cán bộ tham vấn và điều trị, có khi
đến mức “bất cần đời”, không cần đến sự hỗ trợ của
người khác.
Một số thân chủ có liên quan đến các vấn đề gây án,
phạm pháp…
Phần lớn thân chủ có các vấn đề trong quan hệ gia
đình, một số có tình trạng ly thân, ly hôn, gia đình từ
bỏ, xung đột… Điều này làm giảm khả năng huy động
được nguồn lực hỗ trợ từ gia đình để giúp thân chủ
vượt qua các khó khăn cả trong việc phục hồi chống
tái nghiện lẫn trong việc chăm sóc, điều trị tình trạng
nhiễm HIV.

Một số đông thân chủ, nhất là người trẻ, thường không
có việc làm hoặc việc làm không ổn định. Việc này góp
phần làm giảm chất lượng cuộc sống của họ và giảm
khả năng hội nhập của bản thân họ đối với cộng đồng
xã hội.
Thân chủ nghiện ma túy cũng là những người rất dễ
mẫn cảm với các áp lực và khó khăn trong cuộc sống,
kèm theo với những kỹ năng ứng phó yếu kém trong

việc giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đặt ra cho họ.
Điều này khiến họ dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng,
trầm cảm và có ý tưởng tự sát. Ma túy cũng đồng thời
là một phương tiện tự sát có sẵn, dễ tìm và dễ sử dụng
đối với họ.
Thân chủ nhiễm HIV đồng thời sử dụng ma túy là
những người dễ cảm nhận được hoặc lo sợ về tình
trạng kỳ thị của người khác đối với mình cả vì họ
nghiện ma túy lẫn vì họ nhiễm HIV.

Một số khó khăn có thể gặp của
Một số khó khăn có thể gặp của
tham vấn viên khi làm việc với thân
tham vấn viên khi làm việc với thân
chủ nhiễm HIV đang sử dụng ma túy
chủ nhiễm HIV đang sử dụng ma túy

Tham vấn viên có thể cảm thấy khó thiết lập được một
mối quan hệ chân thành, tin cậy, thấu cảm và lâu bền
với với thân chủ trong quá trình tham vấn.
Tham vấn viên có thể cảm thấy mệt mỏi khi làm việc
với những thân chủ phản kháng, bất hợp tác, khó tin
cậy; thậm chí có thể mất tự tin, nản lòng khi gặp thất
bại trong một số trường hợp.
Tình trạng “đối thoại leo thang” rất dễ xảy ra trong khi
tham vấn làm cho chất lượng mối quan hệ tham vấn
và hiệu quả của giao tiếp bị ảnh hưởng.

Quan điểm và thái độ của tham vấn viên ít nhiều có
thể bị chi phối bởi những thành kiến và các giá trị đạo

đức vốn có của mình để đánh giá tiêu cực về thân
chủ.
Do thân chủ thường có thái độ tiêu cực về cuộc sống,
kỹ năng ứng phó yếu kém và thiếu nguồn lực hỗ trợ từ
môi trường sống xung quanh nên tham vấn viên đôi
khi khó vận dụng được những yếu tố thuận lợi nhằm
giúp thân chủ thay đổi.

Một số ý kiến chia sẻ
Một số ý kiến chia sẻ

Tham vấn viên cần cập nhật thông tin về nghiện ma
túy để hiểu biết rõ hơn về các thân chủ mà mình làm
việc.
Lý thuyết về thay đổi hành vi của J. O. Prochaska:
Sự thay đổi hành vi trải qua 6 giai đoạn:
1. Chưa xem xét (precontemplation)
2. Xem xét (contemplation)
3. Chuẩn bị (preparation)
4. Hành động (action)
5. Duy trì (maintenance)
6. Kết thúc (termination)

Lý thuyết của Prochaska xem tiến trình thay đổi hành vi
không tuần tiến đi theo một đường thẳng tắp, mà trải
qua nhiều giai đoạn rất khó khăn, trong đó sự “tái phát”
là có tính quy luật.
Việc xác định thân chủ đang ở trong giai đoạn nào của
sự thay đổi sẽ giúp rất nhiều cho tham vấn viên trong
việc xác định mục tiêu và hình thức can thiệp hỗ trợ.


Đối với thân chủ đang trong giai đoạn “chưa xem xét”
về việc thay đổi các hành vi nguy cơ (trong tiêm chích
ma túy và quan hệ tình dục), nên áp dụng phương
pháp “tham vấn tạo động cơ” (motivational
counseling). Việc giúp thân chủ từ chỗ “chưa xem xét”
(chưa nghĩ đến việc thay đổi) chuyển sang “xem xét”
(bắt đầu nghĩ đến việc cần phải thay đổi hành vi) đôi
khi là một mục tiêu vừa đủ để bắt đầu cho quá trình
thay đổi hành vi lâu dài về sau.

Đối với thân chủ phản kháng, bất hợp tác cần thực hiện
việc “hóa giải phản kháng” (to work through resistance)
để có thể thiết lập một mối quan hệ làm việc tốt ngay từ
buổi làm việc đầu tiên.
Ba điều Nên:
1. Cần nhận biết rằng thân chủ không phản kháng cá
nhân tham vấn viên
2. Tìm những yếu tố tích cực trong thái độ phản kháng
của thân chủ
3. Sử dụng những cách thức ứng phó mà thân chủ vốn
quen thuộc để giúp họ bắt đầu hợp tác với quá trình
tham vấn
Hai điều Không Nên:
1. Sớm áp đặt các qui định
2. Phán xét đúng sai

Việc thân chủ vẫn còn sử dụng ma túy không nhất
thiết là một trở ngại tuyệt đối cho việc xét nghiệm,
tham vấn và điều trị HIV. Dù thân chủ còn đang sử

dụng ma túy, đang điều trị thay thế bằng methadone
hoặc đã điều trị cắt cơn và đang trong giai đoạn phục
hồi, các mục tiêu chính của tham vấn HIV vẫn không
thay đổi. Việc thân chủ chấp nhận tình trạng nhiễm,
thay đổi hành vi nguy cơ, hợp tác tốt trong điều trị
ARV và các bệnh nhiễm trùng cơ hội vẫn có vai trò
quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và chất
lượng cuộc sống của thân chủ.




Xin chân thành cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 12 năm 2007
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 12 năm 2007

×