Tải bản đầy đủ (.pdf) (251 trang)

Quản trị dòng tiền trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.16 MB, 251 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

   

VŨ THÙY LINH

QUẢN TRỊ DỊNG TIỀN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


VŨ THÙY LINH

QUẢN TRỊ DỊNG TIỀN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đoàn Hương Quỳnh
2. TS. Lưu Hữu Đức

HÀ NỘI - 2023


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án “Quản trị dòng tiền trong các DN ngành dệt may niêm
yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu độc lập của tơi, do
chính tơi hồn thành.
Các tài liệu tham khảo, trích dẫn, các số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên
cứu của cơng trình này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Nghiên cứu sinh

Vũ Thùy Linh


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này là kết quả nghiên cứu nghiên cứu nghiêm túc và sự cố gắng nỗ lực của
NCS. Bên cạnh đó, để hồn thành Luận án này, NCS đã nhận được nhiều sự khích lệ
động viên của gia đình, Thầy Cơ, đồng nghiệp và bạn bè.
Trước hết, NCS xin được gửi lời cảm ơn tới Bố Mẹ và các thành viên trong gia đình

đã ln động viên, chia sẻ để NCS hoàn thành Luận án này.
Qua đây, NCS xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy Cơ đã ln quan tâm,
dìu dắt, cung cấp kiến thức chun mơn trong q trình thực hiện Luận án này. Đặc biệt,
NCS xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn 1: PGS.TS.
Đoàn Hương Quỳnh và giảng viên hướng dẫn 2: TS. Lưu Hữu Đức đã ln tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên NCS hoàn thành nghiên cứu này.
NCS cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp đang cơng tác tại khoa Kế
tốn - trường Đại học Lao động - Xã hội đã luôn chia sẻ trong suốt quá trình NCS thực
hiện Luận án này.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghiên cứu sinh

Vũ Thùy Linh


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................... 2
2.1. Cơng trình nghiên cứu về dịng tiền ..................................................................2
2.1.1. Các cơng trình nghiên cứu lý thuyết về dịng tiền .......................................... 2
2.1.2. Cơng trình nghiên cứu thực nghiệm về dịng tiền .......................................... 3
2.2. Cơng trình nghiên cứu về quản trị dịng tiền ...................................................5
2.2.1. Cơng trình nghiên cứu lý thuyết về quản trị dòng tiền ................................... 5
2.2.2. Cơng trình nghiên cứu thực nghiệm về quản trị dòng tiền ............................. 9
2.3. Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu ...................................13
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 14
5. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 14

6. Phương pháp nghiên cứu luận án .......................................................................... 15
7. Khung nghiên cứu luận án...................................................................................... 17
8. Đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn của luận án ............................................ 17
9. Kết cấu luận án ........................................................................................................ 18
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DÒNG TIỀN ................................................. 19
VÀ QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN TRONG CÁC DN .................................................... 19
1.1. Lý luận về dòng tiền ..........................................................................................19
1.1.1. Khái niệm và nội dung của dòng tiền ........................................................... 19
1.1.2. Phân loại dòng tiền ....................................................................................... 21
1.1.3. Phân biệt dòng tiền thuần và lợi nhuận ........................................................ 26
1.2. Quản trị dòng tiền trong DN ............................................................................27
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị dòng tiền .................................................... 27
1.2.2. Nội dung quản trị dòng tiền .......................................................................... 28
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị dịng tiền của doanh nghiệp .......... 54
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị dòng tiền ................................................... 57
1.3. Kinh nghiệm quản trị dòng tiền của một số DN trên thế giới và bài học rút
ra cho các DN Việt Nam ..........................................................................................62
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị dòng tiền của một số DN trên thế giới ...................... 63
1.3.2. Bài học cho các DN ngành dệt may Việt Nam ............................................. 67


iv
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN TRONG CÁC DN
NGÀNH DỆT MAY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM .............................................................................................................................. 70
2.1. Khái quát về các DN ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam ...................................................................................................................70
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các DN ngành dệt may .................... 70
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh các DN ngành dệt may Việt
Nam….. ................................................................................................................... 71

2.1.3. Khái qt tình hình tài chính của các DN DMNY trên thị trường chứng
khoán Việt Nam ...................................................................................................... 77
2.2. Thực trạng dòng tiền của các DN DMNY trên thị trường chứng khốn Việt
Nam............................................................................................................................86
2.2.1. Thực trạng dịng tiền thuần theo hoạt động của các DN DMNY. ................ 86
2.2.2. Thực trạng dòng tiền thuần theo tính chất sở hữu của các DN DMNY ....... 96
2.3. Thực trạng quản trị dòng tiền trong các DN DMNY trên thị trường chứng
khoán Việt Nam ......................................................................................................100
2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch dòng tiền ............................................................. 100
2.3.2. Thực trạng thiết lập quy chế thu, chi tiền ................................................... 101
2.3.3. Thực trạng xác định ngân quỹ tối ưu .......................................................... 102
2.3.4. Thực trạng kiểm sốt dịng tiền vào ........................................................... 103
2.3.5. Thực trạng kiểm sốt dịng tiền ra .............................................................. 111
2.3.6. Thực trạng kiểm soát, tạo lập sự cân bằng thu, chi vốn bằng tiền ............. 118
2.4. Phân tích thực trạng quản trị dịng tiền của các DN DMNY thơng qua một
số chỉ tiêu tài chính .................................................................................................124
2.5. Kiểm định tác động của các nhân tố đến hoạt động quản trị dòng tiền của
các DN DMNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam ....................................131
2.5.1. Phạm vi dữ liệu và lựa chọn phương pháp phân tích ................................. 131
2.5.2. Lựa chọn các biến trong mơ hình và xử lý dữ liệu ..................................... 133
2.5.3. Giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu ........................................... 135
2.5.4. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 137
2.5.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 140
2.6. Đánh giá thực trạng quản trị dòng tiền trong các DN DMNY trên thị
trường chứng khoán Việt Nam .............................................................................141
2.6.1. Kết quả đạt được ......................................................................................... 141
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản trị dòng tiền của các DN
DMNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................... 142
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 149



v
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN TRONG
CÁC DN NGÀNH DỆT MAY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM ................................................................................................. 150
3.1. Bối cảnh kinh tế -xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành dệt may
Việt Nam .................................................................................................................150
3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển các DN ngành dệt may Việt Nam ......151
3.2.1. Mục tiêu phát triển của ngành dệt may....................................................... 151
3.2.2. Định hướng phát triển các DN ngành dệt may Việt Nam .......................... 152
3.3. Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị dòng tiền trong các DN DMNY trên
thị trường chứng khoán Việt Nam .......................................................................153
3.3.1. Các giải pháp trực tiếp ................................................................................ 153
3.3.2. Giải pháp bổ trợ .......................................................................................... 180
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp ........................................................................190
3.4.1. Đối với Chính phủ ...................................................................................... 190
3.4.2. Đối với Bộ Công Thương ........................................................................... 190
3.4.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước ..................................................................... 191
3.4.4. Đối với Hiệp hội dệt may Việt Nam ........................................................... 191
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 193
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 194
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 196
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 197
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 206


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

ASEAN
CCC
CMT
CPTPP

DN
DN DMNY
EBIT
EOQ
EVFTA
FCFE
FCFF
FOB
GTGT
OBM
ODM
KNTNNH
NCS
NI
NVL
NXB
RCEP
ROA
ROE
ROS
TSCĐ
VITAS
VLĐ
WTO


Viết đầy đủ bằng tiếng Anh
Association of South East
Asian Nations
Cash Conversion Cycle
Cut Make Trim
Comprehensive and
Progressive Agreement for
Trans-Pacific Partnership

Earnings Before Interest and
Taxes
Economic Order Quantity
European-Vietnam Free
Trade Agreement
Free Cash Flow to Equity
Free cash flow to the firm
Free on Broad

Nghĩa tiếng Việt
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Chu kỳ luân chuyển tiền
Gia công thuần túy
Hiệp định đối tác tồn diện và tiến
bộ xun Thái Bình Dương
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp dệt may niêm yết
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Lượng đặt hàng tối ưu
Hiệp định thương mại tự do giữa

Việt Nam - EU
Dòng tiền thuần của chủ sở hữu
Dòng tiền thuần của doanh nghiệp
Mua nguyên liệu, bán thành phẩm
Giá trị gia tăng
Original Brand
Sản xuất, tự thiết kế và ký hợp đồng
Manufacturing
thương mại
Original Design
Chủ động nguyên liệu, thiết kế, sản
Manufacturing
xuất thành phẩm
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Nghiên cứu sinh
Net Income
Thu nhập ròng
Nguyên vật liệu
Nhà xuất bản
Regional Comprehensive
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
Economic Partnership
khu vực
Tỷ suất sinh lời của tài sản
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời của doanh thu
Tài sản cố định
Vietnam Textile and Apparel Hiệp hội dệt may Việt Nam
Association
Vốn lưu động

World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Xác định số dư tiền cuối kỳ của DN

55

2.1

Phân loại DN DMNY theo quy mô vốn kinh doanh

84

2.2

Tổng hợp số lượng các DN DMNY kinh doanh có lợi nhuận và khơng có
lợi nhuận giai đoạn 2016 - 2021


91

2.3

Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các DN dệt may

86

2.4

Tình hình dịng tiền thuần của các DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021

94

2.5

Dòng tiền thuần của DN (FCFF) tại các DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021

103

2.6
2.7

Tổng hợp kết quả thay đổi dòng tiền thuần của DN (FCFF) tại các DN
DMNY giai đoạn 2016 - 2021
Dòng tiền thuần của chủ sở hữu (FCFE) tại các DN DMNY giai đoạn
2016 - 2021

105
105


2.8

Tổng hợp kết quả thay đổi dòng tiền thuần của chủ sở hữu (FCFE) tại các
DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021

107

2.9

Tình hình dịng tiền thuần của công ty cổ phần may Sông Hồng

125

2.10

Kỳ luân chuyển tiền bình qn của các DN DMNY

126

2.11

Tóm tắt quan hệ về dấu giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc

137

3.1

Đánh giá và phân loại các khoản phải thu khách hàng


171

3.2

Cơng ty cổ phần may Sơng Hồng dự báo dịng tiền theo cấp số nhân

184

3.3

Thống kê chi phí một lần đặt hàng của công ty cổ phần may Sông Hồng

186

3.4

Thống kê chi phí lưu kho của cơng ty cổ phần may Sông Hồng

187

3.5

So sánh giá tiền vải của công ty cổ phần may Sông Hồng

189

3.6

Xác định số dư tiền cuối kỳ và số tiền thừa (thiếu) quý IV/2022 của công
ty cổ phần may Sông Hồng


190


viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

1.1

Khung nghiên cứu của Luận án

17

1.2

Q trình ln chuyển tiền trong DN

20

1.3

Dịng tiền thuần của DN

21


1.4

Nội dung quản trị dòng tiền

29

1.5

Nội dung lập kế hoạch dòng tiền

29

1.6

Phương pháp tỷ lệ phần trăm theo doanh thu

34

1.7

Xác định ngân quỹ tối ưu theo mơ hình Baumol

38

1.8

Chi phí dự trữ tiền mặt

38


1.9

Các chứng khốn có khả năng thanh khoản cao giữ cân bằng tiền mặt ở
mức mong muốn

52

1.10

Chu kỳ tạo tiền của DN

54

1.11

Kỳ luân chuyển tiền của DN

55

1.12

Tổng hợp các nhân tố bên trong DN ảnh hưởng đến quản trị dịng tiền

58

1.13

Chuỗi cung ứng của Nike

64


1.14

Quy trình cấp tín dụng thương mại cho khách hàng của các DN dệt may
Thổ Nhĩ Kỳ

67

2.1

Khái qt mơ hình bộ máy tổ chức quản trị dòng tiền tại các DN DMNY
quy mơ vốn lớn

119

2.2

Khái qt mơ hình bộ máy tổ chức quản trị dịng tiền tại các DN DMNY
quy mơ vốn nhỏ và trung bình

120

2.3

Khung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản trị dòng tiền

136

3.1


Hệ thống séc ủy quyền

163

3.2

Phương pháp thu thập thư chuyển tiền

164

3.3

Quy trình xuất kho thành phẩm

167


ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
2.1
Cơ cấu tài sản của các DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021
79
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn của các DN DMNY phân loại theo quy mô
2.2
80
vốn kinh doanh giai đoạn 2016 - 2021
2.3

Cơ cấu nguồn vốn của các DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021
81
Tình hình biến động nợ phải trả của các DN DMNY giai đoạn 2016 2.4
82
2021
Doanh thu thuần, lợi nhuận trước lãi vay và thuế, lợi nhuận sau thuế của
2.5
83
các DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế, lợi nhuận sau thuế của các DN DMNY
2.6
84
giai đoạn 2016 - 2021
Biến động dòng tiền thuần các hoạt động của các DN DMNY giai đoạn
2.7
87
2016 - 2021
Biến động dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của các DN DMNY
2.8
90
giai đoạn 2016 - 2021
Biến động dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư của các DN DMNY giai
2.9
91
đoạn 2016 - 2021
Biến động dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính của các DN DMNY
2.10
92
giai đoạn 2016 - 2021
Tỷ trọng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của DN DMNY phân

2.11
93
loại theo quy mô vốn giai đoạn 2016 - 2021
Tỷ trọng dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư của DN DMNY phân loại
2.12
94
theo quy mô vốn giai đoạn 2016 - 2021
Tỷ trọng dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính của DN DMNY phân
2.13
95
loại theo quy mơ vốn giai đoạn 2016 - 2021
Tỷ trọng dịng tiền thuần của DN (FCFF) tại các DN DMNY theo quy
2.14
97
mơ vốn kinh doanh
Tỷ trọng dịng tiền thuần của chủ sở hữu (FCFE) tại các DN DMNY
2.15
99
theo quy mô vốn kinh doanh
2.16
Khoản phải thu khách hàng của các DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021
104
2.17
Thực trạng thu hồi nợ của các DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021
109
Thực trạng kỳ dự trữ tồn kho thành phẩm của các DN DMNY giai đoạn
2.18
111
2016 - 2021
Biến động các khoản phải trả trên tổng nguồn vốn của các DN DMNY

2.19
112
giai đoạn 2016 - 2021
Thực trạng kéo dài thời gian trả tiền nhà cung cấp của các DN DMNY
2.20
114
giai đoạn 2016 - 2021


x
2.21
2.22
2.23
2.24

Kỳ luân chuyển tiền của các DN DMNY giai đoạn 2016 - 2021
Tỷ trọng nợ phải thu quá hạn và nợ phải trả quá hạn của các DN DMNY
giai đoạn 2016 - 2021
Khả năng thanh toán của các DN DMNY t giai đoạn 2016 - 2021
Khả năng thanh toán của các DN DMNY phân loại theo quy mô vốn
kinh doanh giai đoạn 2016 - 2021

126
127
129
130


xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ


Hình

Tên hình

Trang

1.1

Quan điểm về quản trị dòng tiền

28

1.2

Xác định ngân quỹ tối ưu theo mơ hình Miller – Orr

41

1.3

Xác định ngân quỹ tối ưu theo mơ hình Stone

42

1.4

Rủi ro của DN

43


1.5

Mơ hình tổng qt để ra quyết định cấp tín dụng thương mại (bán chịu)

44

1.6

Quyết định cấp tín dụng cho khách hàng

45

1.7

Mơ hình quản lý hàng tồn kho A - B - C

48

1.8

Xác định lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu tối ưu theo mơ hình EOQ

49

2.1

Tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 1986 -2017

71


2.2

Quy trình sản xuất ngành dệt may

72

2.3

Chuỗi giá trị tổng quát ngành dệt may

72

2.4

Chuỗi giá trị chi tiết ngành dệt may

72

2.5

Các phương thức sản xuất ngành dệt may

73

2.6

Số dự án và số vốn đầu tư FDI vào ngành dệt may Việt Nam

75


2.7

Vị trí của ngành dệt may Việt Nam trên thế giới

76

2.8

Kết quả kiểm định của mơ hình FEM

137

2.9

Kết quả kiểm định của mơ hình REM

138

2.10

Kết quả kiểm định Hausman

139

2.11

Ma trận tương quan giữa các nhân tố trong mơ hình

139


2.12

Ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động quản trị dịng tiền theo mơ
hình tác động cố định sau hiệu chỉnh

140

3.1

Mơ hình xử lý ngân quỹ q IV/2022 của công ty cổ phần may Sông
Hồng

179

Đồ thị

Tên đồ thị

2.1

Lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng

115


xii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục
01

02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Tên phụ lục
Danh sách các DN DMNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Phiếu khảo sát đề tài nghiên cứu
Tổng hợp kết quả khảo sát
Câu hỏi phỏng vấn sâu
Kỳ dự trữ tồn kho thành phẩm bình qn của các DN DMNY
Số vịng quay hàng tồn kho thành phẩm của các DN DMNY
Kỳ thu tiền bình quân của các DN DMNY
Số vòng quay khoản phải thu của các DN DMNY
Kỳ trả tiền bình quân của các DN DMNY
Số vòng quay khoản phải trả của các DN DMNY
Hệ số khoản phải thu trên doanh thu của các DN DMNY

Khả năng thanh toán nợ tổng quát của các DN DMNY
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của các DN DMNY
Khả năng thanh toán nhanh của các DN DMNY
Khả năng thanh toán tức thời của các DN DMNY
Tỷ lệ dòng tiền hoạt động trên doanh thu của các DN DMNY
Tỷ lệ dòng tiền hoạt động trên tổng nợ của các DN DMNY
Vốn lưu động ròng của các DN DMNY

Trang
206
208
220
221
223
224
225
226
227
228
229
230
231
232
233
234
235
236


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dịng tiền là nguồn lực quan trọng hàng đầu đối với các hoạt động trong doanh nghiệp
(DN). Trong hoạt động kinh doanh, tiền được coi là máu và dòng tiền là huyết mạch của
DN. Dòng tiền giữ vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo hoạt động thường xuyên liên tục

cũng như gia tăng hiệu quả kinh doanh của các DN. Vì vậy, việc quản trị dòng tiền là
vấn đề quyết định trực tiếp đến sự sống còn của các DN. Theo Munusamy HR (2010) [90]:
quản trị dòng tiền quyết định sự tồn tại trong ngắn hạn và dài hạn của DN.
Trên thực tế, một số DN trên thế giới và ở Việt Nam trong đó có cả doanh nghiệp lớn
bị phá sản không phải do khả năng sinh lời thấp, lợi nhuận suy giảm mà do thiếu vốn bằng
tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn và đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cần thiết. Tuy
nhiên, tình trạng DN dư thừa tiền quá mức sẽ dẫn đến việc sử dụng tiền lãng phí và kém
hiệu quả trong khi DN phải vay vốn ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Điều đó
thể hiện sự yếu kém trong hoạt động quản trị dòng tiền của DN.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng
vốn. Việc quản trị dịng tiền có hiệu quả giúp DN kiểm soát vốn bằng tiền, chủ động hoạch
định điều khiển sự vận động của dòng tiền, đảm bảo sự cân đối, ăn khớp giữa dòng tiền
vào và dòng tiền ra đồng thời đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thơng
suốt. Bên cạnh đó, giá trị doanh nghiệp được phản ánh thông qua thị giá của cổ phiếu. Việc
quản trị dòng tiền hiệu quả sẽ giúp DN mở rộng cơ hội tăng trưởng, được các nhà đầu tư
tin tưởng kéo theo giá cổ phiếu tăng lên. Quản trị dòng tiền hiệu quả còn hỗ trợ gia tăng
lợi nhuận, đáp ứng kế hoạch tương lai và duy trì khả năng tăng trưởng bền vững của DN.
Hơn thế, quản trị dòng tiền giúp DN chủ động xử lý tình trạng thặng dư, thâm hụt tiền.
Trên cơ sở cân đối dòng thu - chi, DN phát hiện, phòng ngừa các lỗ hổng tiềm ẩn về dòng
tiền đồng thời có kế hoạch điều tiết nhu cầu vốn hợp lý, vừa đủ và đầu tư tiền mặt dư thừa
một cách linh hoạt, giúp tăng khả năng sinh lời.
Thời gian gần đây, bối cảnh diễn biến kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, thương
mại thế giới biến động, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang làm gia tăng
tính bất ổn của hệ thống thương mại tồn cầu và có những tác động nhất định tới nền kinh

tế Việt Nam. Bên cạnh đó, tác động tiêu tực của dịch Covid từ cuối năm 2019 khiến phần
lớn các DN nước ta đặc biệt là các DN dệt may niêm yết (DN DMNY) bị ảnh hưởng nặng
nề do gặp nhiều khó khăn trước sức ép về cạnh tranh, thanh lọc, biểu hiện rõ nhất là tình
trạng thiếu vốn, tồn đọng hàng hóa lưu kho do nhu cầu tiêu dùng giảm, chi phí hoạt động
tăng. Trên thực tế, mặc dù các DN DMNY tại Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp nhằm
duy trì lực lượng lao động, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhưng do ảnh hưởng của dịch
Covid-19 khiến tổng cầu trên thế giới giảm mạnh, đầu ra của sản phẩm gần như bị “đóng
băng”, nên hầu hết các DN DMNY nước ta hiện đang gặp rất nhiều khó khăn.


2
Để đứng vững trên thị trường, tránh rơi vào tình trạng phá sản, các DN DMNY cần
thực hiện có hiệu quả các giải pháp quản trị tài chính DN, trong đó quản trị dịng tiền là
cơng cụ hữu hiệu giúp các DN DMNY duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và lấp đầy
khoảng trống thu nhập. Đặc biệt, để trải qua giai đoạn khó khăn và nhiều biến động hiện
nay, các DN DMNY cần có chiến lược quản trị dịng tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh
tốn và tránh phải đối mặt với vấn đề rủi ro tài chính. Đó là việc làm cần thiết để gia tăng
lợi nhuận, củng cố tính bền vững và triển vọng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, làm
cách nào các DN DMNY có thể tăng cường quản trị dịng tiền trong điều kiện kinh tế hiện
nay vẫn là vấn đề bỏ ngỏ.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề quản trị
dịng tiền trong các DN DMNY. Chính vì vậy, NCS đã lựa chọn đề tài “Quản trị dòng tiền
trong các DN ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu tổng quan các cơng trình liên quan đến đề tài luận án có ý nghĩa rất quan
trọng, giúp NCS hệ thống hóa các vấn đề mang tính lý luận về hoạt động quản trị dịng tiền
trong các DN. Từ đó, NCS có thể xác định rõ các vấn đề đã được nghiên cứu và khoảng
trống còn bỏ ngỏ làm định hướng cho đề tài luận án của mình. Các cơng trình liên quan
đến vấn đề cần nghiên cứu có thể khái quát thành các nhóm cơ bản sau:
2.1. Cơng trình nghiên cứu về dịng tiền

2.1.1. Các cơng trình nghiên cứu lý thuyết về dịng tiền
Các cơng trình nghiên cứu lý thuyết về dịng tiền đã được các tác giả trong và ngoài
nước tiếp cận trên nhiều khía cạnh khác nhau.
2.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu lý thuyết trong nước về dịng tiền
Các cơng trình nghiên cứu trong nước về lý thuyết dòng tiền bao gồm các luận án tiến
sĩ và các nghiên cứu chuyên sâu đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của dòng tiền.
(1) Luận án tiến sĩ: “Ảnh hưởng của dòng tiền, rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống và
tính thanh khoản chứng khốn đến đầu tư của DN Việt Nam” của Lê Hà Diễm Chi (2016)
[13] đã nghiên cứu trường hợp dòng tiền của DN nhiều hạn chế tài chính so với DN ít hạn
chế tài chính và trong trường hợp DN có sự kiểm sốt của Nhà nước so với DN khơng có
sự kiểm sốt Nhà nước. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ đề cập tới một nhóm DN trong nền
kinh tế và cịn nhiều nhóm ngành khác chưa được đề cập tới.
(2) Luận án Tiến sĩ: “Hồn thiện phương pháp chiết khấu dịng tiền trong thẩm định giá
trị DN ở Việt Nam” của Lâm Thị Thanh Huyền (2021) [12] đã đi sâu phân tích phương
pháp chiết khấu dòng tiền được quy định trong các văn bản pháp lý cũng như việc vận
dụng phương pháp chiết khấu dịng tiền tại các DN có chức năng thẩm định giá ở Việt Nam.


3
Tuy nhiên, nghiên cứu chưa áp dụng phân tích cho phần lớn các DN đang hoạt động trên
thị trường.
(3) Nghiên cứu “Ý nghĩa của dòng tiền ròng đối với kiệt quệ tài chính của các DN niêm
yết tại Việt Nam” của Bùi Kim Dung, Lê Hoàng Vinh, Vũ Thị Anh Thư (2020) [5] khẳng
định dịng tiền rịng có ý nghĩa đối sự kiệt quệ tài chính của các DN.
2.1.1.2. Cơng trình nghiên cứu lý thuyết ngồi nước về dịng tiền
Bên cạnh các cơng trình trong nước nghiên cứu về dịng tiền, một số tác giả ngồi nước
cũng có các nghiên cứu sâu về vấn đề này. Cụ thể là:
(1) Nghiên cứu “Economic Evaluation & Investment Decision Methods - Phương pháp
đánh giá kinh tế & quyết định đầu tư” của John.M.S và Franklin. J.S (1995) [71] có sáu
chương đầu tiên trình bày giá trị thời gian của tiền và dòng tiền trước thuế, đồng thời áp

dụng chỉ tiêu đánh giá các tình huống đầu tư khác nhau trong điều kiện lạm phát và rủi ro.
Các chương sau tập trung vào tìm hiểu và phân tích các dự án với dịng tiền sau thuế.
(2) Nghiên cứu “Sources of contractor’s payment risks and cash flow problems in the
New Zealand construction industry: project team’s perceptions of the risks and mitigation
measures - Rủi ro thanh tốn của nhà thầu và các vấn đề về dịng tiền trong ngành xây
dựng New Zealand: nhận thức của nhóm dự án và các biện pháp giảm thiểu rủi ro” của
Jasper Mbachu (2011) [68] sử dụng phương pháp khảo sát mơ tả trong hai giai đoạn và
thực hiện thí điểm với các nhà thầu, nhà thầu phụ. Các kết luận trong nghiên cứu có thể
giúp nhà quản trị phân bổ hiệu quả các nguồn lực sẵn có để hạn chế rủi ro nhằm đạt được
dòng tiền tối ưu trong mỗi dự án. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ áp dụng cho các DN xây dựng,
còn rất nhiều ngành kinh tế khác chưa được đề cập tới.
2.1.2. Cơng trình nghiên cứu thực nghiệm về dịng tiền
2.1.2.1. Cơng trình nghiên cứu thực nghiệm trong nước về dòng tiền
(1) Luận án tiến sĩ: “Dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của các cơng ty phi tài
chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Nguyễn Thanh Hiếu (2015)
[19] đã xây dựng giả thuyết nghiên cứu, các mơ hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu cụ
thể, rõ ràng. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của
các cơng ty có quy mơ lớn.
(2) Nghiên cứu “Identifying factors influencing on the cash flow of construction
companies: Evidence from Vietnam stock exchange - Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng
đến dịng tiền của cơng ty xây dựng: Bằng chứng từ thị trường chứng khoán Việt Nam”
của Nguyễn Công (2019) [15]. Nghiên cứu này dựa trên khảo sát xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến dòng tiền thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn 105 doanh nghiệp ngành xây


4
dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam năm 2018. Dựa trên kết quả phân
tích EFA, nghiên cứu tìm ra 6 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến dịng tiền của cơng ty
xây dựng. Đó là: mơi trường vĩ mô; thời gian xây dựng; các khoản phải trả và phải thu; chi
phi xây dựng; giữ lại; thanh toán khoản vay và thuế. Nghiên cứu cũng cho thấy tác động

của các biến đến quản lý dòng tiền thay đổi với giá trị trung bình từ 0,17 đến 0,518. Trên
cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường quản trị
dòng tiền tại các công ty xây dựng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
(3) Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến dịng tiền của DN - Mơ hình nghiên cứu
và bằng chứng thực nghiện tại các cơng ty niêm yết thuộc ngành thực phẩm tại Việt Nam”
của Trần Thị Minh Nguyệt, Đàm Thị Thanh Tú (2019) [26] sử dụng chỉ tiêu FCFE và
FCFF làm đại diện cho dòng tiền của DN. Kết quả thực nghiệm là căn cứ để tác giả đưa ra
khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị dịng tiền cho các cơng ty thực phẩm niêm
yết tại Việt Nam.
(4) Nghiên cứu: “Dòng tiền, chất lượng lợi nhuận và nắm giữ tiền mặt: Trường hợp
tại Việt Nam” của Đặng Ngọc Hùng (2021) [10] sử dụng hồi quy cho dữ liệu bảng cho
thấy dòng tiền có quan hệ thuận chiều với mức độ nắm giữ tiền mặt, đồng thời chỉ ra sự
bất cân xứng trong độ nhạy dòng tiền của việc nắm giữ tiền mặt.
(5) Nghiên cứu “Ảnh hưởng của dòng tiền đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam bằng mơ hình tác động cố định” của Trương
Thị Thu Hương (2021) [27] cho thấy dòng tiền có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt
động của các DN. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra quy mô công ty và tỷ lệ nợ
có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng tài sản và cơ
hội đầu tư có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động.
2.1.2.2. Cơng trình nghiên cứu thực nghiệm ngồi nước về dòng tiền
(1) Nghiên cứu “Cash Flow Reporting and Financial Distress Models: Testing of
Hypotheses - Báo cáo dòng tiền và các mơ hình khó khăn tài chính: Kiểm tra các giả thuyết”
của Abdul Aziz and Gerald H. Lawson (1989) [30] bằng cách sử dụng các mơ hình Logit,
nghiên cứu khẳng định dòng tiền hoạt động ròng, là chỉ số hữu ích để đánh giá tình hình
tài chính của DN.
(2) Nghiên cứu “Towards more flexible and accurate cash flow forecasting – Hướng
tới dự báo dịng tiền linh hoạt và chính xác hơn” của Ammar P.Kaka (1994) [34], trình
bày mơ hình thiết kế sử dụng hơn 50 biến số để tính dịng tiền của các hợp đồng riêng lẻ.
Ngoài ra, một số rủi ro liên quan đến hợp đồng xây dựng đã được đưa vào mơ hình dịng
tiền bằng cách giới thiệu mơ phỏng ngẫu nhiên. Mơ hình được thử nghiệm bằng cách hợp

nhất các biến số và chứng minh rằng dòng tiền của nhà thầu rất nhạy cảm với rủi ro.


5
(3) Nghiên cứu “A cash flow analysis approach to privatisation: case study of Klaipeda
Stevedoring Company – Phương pháp tiếp cận phân tích dịng tiền đối với q trình tư
nhân hóa: Nghiên cứu điển hình tại cơng ty xếp dỡ Klaipeda” của Andrius Saveikis (2000)
[39] đã xem xét sự thay đổi về số lượng hàng tồn kho của DN, tín dụng thương mại cấp
cho khách hàng hoặc nhận được từ nhà cung cấp và tác động của chúng đối với dòng tiền.
Nghiên cứu này giúp DN đánh giá tốc độ luân chuyển tiền của doanh nghiệp, từ đó đưa ra
các biện pháp tối ưu hóa dịng tiền.
(4) Nghiên cứu “Do Free Cash Flow and Sale Growth Affect Firm Performance in
Taiwan?” của Liao (2008) [81] được thực hiện trên hai mô phỏng: (i) Mối quan hệ của cơ
chế quản trị dòng tiền trong DN và các vấn đề của người đại diện; (ii) Mối quan hệ của
tăng trưởng doanh thu và hiệu quả hoạt động của DN. Bên cạnh ba biến phụ thuộc là hiệu
quả hoạt động của DN, cơ chế quản trị DN và dòng tiền của DN, nghiên cứu còn thu thập
thêm các biến kiểm sốt như quy mơ DN, tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ nghiên cứu và phát triển, tỷ
suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của ngành công nghiệp. Kết quả từ nghiên cứu này cho
thấy ROA và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) có xu hướng biến động ngược
chiều với dịng tiền của DN, đặc biệt là đối với các DN không có nhiều cơ hội tăng trưởng.
(5) Nghiên cứu “The relation between cash flows and economic performance in the
digital age: an empirical analysis –Mối liên hệ giữa dòng tiền và hiệu suất kinh tế trong
thời đại kỹ thuật số: một phân tích thực nghiệm” của Salvatore Ferri, Alberto Tron,
Raffaele Fiume & Gaetano Della Corte (2020) [103] đề cập đến dòng tiền của một số ngành
kinh tế, sử dụng một mẫu hoàn chỉnh về các công ty niêm yết của Ý trong giai đoạn 2008
- 2017, với dữ liệu được thu thập từ các bảng cân đối kế toán. Trên cơ sở phân tích hồi quy,
nghiên cứu đánh giá các khoản đầu tư và khả năng tạo ra tiền mặt, trong đó tiền mặt có
tương quan tỷ lệ thuận với lợi nhuận trong tương lai.
2.2. Cơng trình nghiên cứu về quản trị dịng tiền
2.2.1. Cơng trình nghiên cứu lý thuyết về quản trị dịng tiền

2.2.1.1. Cơng trình nghiên cứu lý thuyết trong nước về quản trị dịng tiền
Các cơng trình nghiên cứu lý thuyết về quản trị dòng tiền chủ yếu bao gồm các luận
văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ nghiên cứu quản trị dòng tiền ở các ngành, lĩnh vực cụ thể.
(1) Phạm Ngọc Thúy và Hàng Lê Cẩm Phương (2007) [21] trong nghiên cứu “Quản lý
vốn lưu động tại các DN nhựa thành phố Hồ Chí Minh” đã đề cập đến quản trị dịng tiền
dựa trên phân tích quản trị ngân quỹ và tính thanh khoản của DN. Nghiên cứu khẳng định
cần đẩy nhanh tốc độ phát sinh các dòng tiền vào đồng thời giảm thiểu tốc độ phát sinh
dòng tiền ra của DN nhằm đảm bảo sự cân đối, trùng khớp giữa các dòng tiền phát sinh
trong DN.


6
(2) Luận án Tiến sĩ: “Quản lý tài sản tại các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam”
của Phan Hồng Mai (2012) [23] nghiên cứu quản lý dòng tiền thông qua việc đề cập tới
quản lý ngân quỹ và việc duy trì ngân quỹ tối ưu, quản lý khoản phải thu tại công ty cổ
phần ngành xây dựng niêm yết từ năm 2006 đến 2010. Luận án đã phân tích thực trạng
quản lý tài sản, qua đó đánh giá quản trị tiền mặt của DN. Tuy nhiên, nội dung mới chỉ
dừng lại ở bước đầu, chưa phản ánh toàn diện nội dung của quản trị dòng tiền trong các
DN. Vì vậy, các đánh giá và các giải pháp đưa ra tập trung dưới góc độ tiền là một khoản
mục trong phần tài sản của bảng cân đối kế toán của các DN này, chưa nhấn mạnh vào việc
nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền của DN.
(3) Luận án Tiến sĩ: “Quản trị dịng tiền tại tổng cơng ty đầu tư và phát triển nhà Hà
Nội” của Nguyễn Thị Hải Yến (2022) [20] xây dựng chính sách quản trị dòng tiền phù hợp
và tổ chức bộ máy thực hiện cơng tác quản trị dịng tiền tại đơn vị nghiên cứu.
2.2.1.2. Cơng trình nghiên cứu lý thuyết ngồi nước về quản trị dòng tiền
(1) Nghiên cứu “Small business financial management theory vs.practise – Lý thuyết và
thực hành quản trị tài chính doanh nghiệp” của Grablowsky & Rowell (1980) [62] đã chỉ
ra nguyên nhân thất bại trong kinh doanh của các DN nhỏ và vừa là khơng đủ vốn, quản trị
dịng tiền và hàng tồn kho kém hiệu quả. Cụ thể: hầu hết các DN khơng thực hiện dự báo
dịng tiền, không sử dụng bất kỳ kỹ thuật định lượng nào để xác định mức tiền mặt cần dự

trữ và không có thặng dư tiền mặt trong ngắn hạn. Nghiên cứu cũng xác định: các DN vừa
và nhỏ cần đầu tư tiền mặt dư thừa vào chứng khoán hoặc tài khoản thu nhập. Tuy nhiên,
nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích nguyên nhân thất bại của các DN nhỏ và vừa,
trong khi các DN có quy mơ lớn chưa được đề cập tới.
(2) Nghiên cứu “Agency Cost of Free Cash Flow, Corporate Finance, and Takeovers Chi phí của dịng tiền tự do, chi phí tài chính và doanh thu DN ” của Jensen (1986) [70]
đưa ra khái niệm tồn diện về lý thuyết dịng tiền của các DN và chỉ rõ quản trị dòng tiền
là nội dung quan trọng của quản trị DN. Cụ thể, nếu có sự chủ động tham gia, giám sát và
quản trị của các nhà đầu tư sẽ giúp DN hạn chế việc đầu tư dịng tiền vào các dự án có khả
năng sinh lời thấp.
(3) Cuốn sách “Corporate Finance: Theory and Practice – Tài chính DN: Lý thuyết và
thực hành” của Aswath Damodaran (2001) [43] trình bày về quản trị tài chính ngắn hạn.
Đặc biệt, quản trị dòng tiền là một nội dung quan trọng được trình bày chi tiết trong cuốn
sách.
(4) Cuốn sách “Short-Term Financial Management – Quản trị tài chính ngắn hạn” của
Terry S. Maness & John T. Zietlow (2005) [111] đề cập về quản trị tài chính ngắn hạn,
trong đó quản trị dòng tiền là một nội dung quan trọng, được chú trọng phân tích chi tiết.


7
(5) Nghiên cứu “Cash Flow Management and Manufacturing Firm Financial
Performance: A Longitudinal Perspective – Quản trị dòng tiền và hiệu quả tài chính của
DN sản xuất trong dài hạn” của James R. Kroes, Andrew S. Manikas (2013) [66] đề cập
các chính sách về dịng tiền, quản lý vốn lưu động dưới dạng các khoản phải thu tiền mặt
từ khách hàng, hàng tồn kho và các khoản thanh toán bằng tiền mặt cho nhà cung cấp, có
mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động của DN. Dựa trên nghiên cứu trước đó, nghiên cứu
này: (i) sử dụng một mẫu dữ liệu doanh nghiệp theo chiều dọc để kiểm tra mối quan hệ
giữa những thay đổi trong các thước đo dòng tiền và những thay đổi trong hoạt động tài
chính của DN; và (ii) điều tra hướng của mối quan hệ giữa những thay đổi hàng quý trong
vị thế dòng tiền và hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các phân tích trong
nghiên cứu cho thấy những thay đổi trong kỳ luân chuyển tiền và việc giảm thời gian thu

tiền bán hàng dẫn đến cải thiện hoạt động tài chính của DN.
(6) Nghiên cứu “Cash flow management practices: An empirical study of small
businesses operating in the South African retail sector - Thực tiễn quản trị dòng tiền: Một
nghiên cứu thực nghiệm về các DN nhỏ hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ ở Nam Phi” của
Augustine Oghenetejiri Aren & Athnia Sibindi (2014) [45] đã xem xét ảnh hưởng của hoạt
động quản trị dòng tiền đối với sự tồn tại hoặc tăng trưởng của các DN vừa & nhỏ bằng
cách khảo sát các DN hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ của Pretoria ở Nam Phi. Nghiên cứu
cho thấy quản trị dòng tiền rất quan trọng đối với sự tồn tại của một doanh nghiệp, đặc biệt
là các doanh nghiệp nhỏ, và quản trị dịng tiền kém cũng có thể dẫn đến thất bại trong kinh
doanh nhỏ. Từ đó, tác giả đưa ra lời khuyên về chính sách về các hành động khắc phục hậu
quả cần thiết để bảo vệ lĩnh vực này.
(7) Nghiên cứu “Cash Flow Management: Assessing Its Impact on the Operational
Performance of Small and Medium Size Enterprises at the Mafikeng Local Municipality in
South Africa Prior to the Global Financial Crisis - Quản trị dòng tiền: Đánh giá tác động
đối với hiệu quả hoạt động của các DN vừa & nhỏ tại Mafikeng - Nam Phi trước cuộc
khủng hoảng tài chính tồn cầu” của Ateba Benedict Belobo (2014) [44] đã xác định
những thiếu sót mà các DN vừa & nhỏ này gặp phải liên quan đến quản trị dịng tiền, trên
cơ sở đó đề xuất các biện pháp khả thi để cải thiện hoạt động quản trị dòng tiền của các
DNVVN. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận bằng phương pháp tổng hợp bằng cách phát
phiếu điều tra và phỏng vấn chuyên sâu. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy phần lớn các
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mafikeng hoạt động kém hiệu quả trước cuộc khủng hoảng
tài chính tồn cầu chủ yếu do quản lý dịng tiền kém. Tác giả đã đề xuất các biện pháp khả
thi có thể được sử dụng để cải thiện hoạt động quản trị dòng tiền để đạt được hiệu quả kinh
doanh tốt hơn.


8
(8) Nghiên cứu “Life – Cycle theory and cash flow management issues in China - Lý
thuyết vòng đời - chu kỳ và các vấn đề quản trị dòng tiền ở Trung Quốc” của Yang Meng
(2015) [117] tìm hiểu mối quan hệ của dòng tiền tự do với vòng đời doanh nghiệp sản xuất

trong các giai đoạn khác nhau. Các công ty cổ phần niêm yết năm 2004 - 2012 được chọn
làm mẫu nghiên cứu. Bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy, nghiên cứu
cho thấy: (i) Trong thời kỳ tăng trưởng, dòng tiền tự do và kết quả hoạt động của DN có
quan hệ tích cực với nhau; (ii) Trong thời gian đáo hạn, dòng tiền tự do và hiệu quả hoạt
động của DN có quan hệ tiêu cực với nhau; (iii) Trong thời kỳ suy thối, dịng tiền tự do
có tương quan tỷ lệ nghịch với kết quả hoạt động của DN.
(9) Nghiên cứu “Effects of cash flow Management on Financial Performance of Small
and Medium Enterprise in Mogadishu Somalia (A case study of bakara market) - Ảnh
hưởng của quản trị dòng tiền đối với hiệu quả tài chính của DN vừa & nhỏ ở Mogadishu
Somalia” của Abdirahman Tahlil Ali and Aaron L. Mukhongo (2016) [29] tìm ra mối quan
hệ giữa quản trị dịng tiền và hoạt động tài chính của các DN vừa và nhỏ được lựa chọn ở
Mogadishu-Somalia. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thay đổi trong quản trị dòng tiền của
nhà quản trị có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong phạm vi doanh nghiệp truyền
thông nhỏ ở Mogadishu.
(10) Nghiên cứu “The Role of Cash Management Policies in Corporation Governace”
của Tamar Gamsakhurdia (2016) [110] xem xét chính sách quản trị dòng tiền và rút tiền
mặt tại các DN. Nghiên cứu kết luận: việc nâng cao kiến thức và kỹ năng quản trị dòng
tiền là yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của tất cả các DN.
(11) Nghiên cứu “Cash Flow Management - Quản trị dòng tiền” của Ivan Klyuchankin
(2017) [65] khẳng định tầm quan trọng của dòng tiền và phương pháp quản trị dòng tiền.
Dữ liệu thu thập được bằng việc phỏng vấn với nhà quản lý và nhân viên của DN và từ các
tài liệu và báo cáo do họ cung cấp kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng. Kết quả cho thấy, để tối ưu hóa dịng tiền, DN cần thực hiện kiểm sốt nội bộ đối
với tồn bộ hoạt động tài chính bao gồm cả việc kiểm sốt dòng tiền.
(12) Nghiên cứu “The impact of cash flow management on the profitability and
sustainabilyty of small to medium sized enterprises – Tác động của quản trị dòng tiền đối
với lợi nhuận và sự bền vững của các DN vừa & nhỏ” của Wadesango, Tinarwo N, Sitcha
L, Machingambi S (2019) [116] phân loại các phương pháp quản trị dòng tiền hiện đang
được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Zimbabwe và tìm ra tác động của các
phương pháp này đối với lợi nhuận và tính bền vững của các DNVVN. Cả hai cách tiếp

cận nghiên cứu định tính và định lượng đã được áp dụng trong nghiên cứu này. Các phương
pháp thu thập dữ liệu được sử dụng bao gồm bảng hỏi và phỏng vấn chuyên sâu, dữ liệu


9
thu thập được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ. Kết quả cho thấy hầu hết các phương
pháp quản trị dòng tiền đang được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ảnh hưởng
khơng nhỏ đến lợi nhuận và tính bền vững của các doanh nghiệp này. Kết quả cũng chỉ ra:
một số doanh nghiệp vừa và nhỏ không áp dụng hiệu quả các phương pháp quản trị dòng
tiền hiệu quả dẫn đến phá sản.
(13) Nghiên cứu “Study on Cash Flow Management: With Reference to Bharat Heavy
Electrical Limited, Haridwar” của Manisha Pandey (2019) [82] sử dụng các kỹ thuật khác
nhau để phản ánh các vấn đề tồn tại trong hoạt động quản trị dòng tiền của các DN.
(14) Nghiên cứu “Cash flow management by contractors - Quản trị dòng tiền của nhà
thầu” của K Koopman and R Cumberlege (2021) [79] tập trung vào các kỹ thuật quản trị
dòng tiền khác nhau được các nhà thầu lựa chọn và kết hợp trong các quy trình hàng ngày
và ảnh hưởng của việc quản trị dòng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
Nghiên cứu nhấn mạnh mối liên hệ giữa các yếu tố tác động tiêu cực đến dòng tiền và
nguyên nhân dẫn đến việc các nhà thầu thất bại trong ngành xây dựng. Kết quả cho thấy
chi phí vốn tăng và mức độ cạnh tranh cao hơn trong thị trường ngành xây dựng, buộc các
công ty xây dựng phải chấp nhận rủi ro ngày càng cao, dòng tiền bị ảnh hưởng trước các
tác động tiêu cực của thị trường.
Như vậy, có thể thấy các nghiên cứu trên đều khẳng định vai trò quan trọng của quản
trị dịng tiền đối với các DN.
2.2.2. Cơng trình nghiên cứu thực nghiệm về quản trị dịng tiền
2.2.2.1. Cơng trình nghiên cứu thực nghiệm trong nước về quản trị dòng tiền
(1) Luận án Tiến sĩ: “Quản trị dòng tiền của các DN chế biến thực phẩm Việt Nam”
của Đỗ Hồng Nhung (2014) [11]. Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm, nội dung quản trị dòng
tiền của DN, đồng thời đánh giá toàn diện các nhân tố tác động tới quản trị dịng tiền của
DN, luận án đi sâu phân tích thực trạng hoạt động quản trị dòng tiền của các DN chế biến

thực phẩm, từ đó đề xuất mơ hình quản trị dòng tiền phù hợp với các DN này. Tuy nhiên,
luận án chưa lượng hóa đầy đủ các nhân tố khách quan tác động tới hoạt động quản trị
dòng tiền của DN.
(2) Luận án Tiến sĩ: “Tác động của Quản trị dịng tiền đến giá trị cổ đơng trong các
DN niêm yết ở Việt Nam” của Tô Lan Phương (2020) [25] đã thực hiện đánh giá hoạt động
quản trị dòng tiền và ảnh hưởng của quản trị dòng tiền đến giá trị cổ đông trong các DN
bất động sản. Luận án cho rằng việc quản trị dòng tiền tốt sẽ giúp đảm bảo khả năng chi
trả, đảm bảo hoạt động thu tiền đúng và đủ, giúp tăng khả năng sinh lời của DN. Kết quả
nghiên cứu của luận án sẽ giúp ban quản trị DN có cơng cụ để kiểm sốt và duy trì dịng


10
tiền tại mỗi thời điểm khác nhau, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn và có lợi
nhất cho DN.
(3) Luận án Tiến sĩ: “Quản trị dòng tiền của các DN ngành dệt may thuộc tập đoàn dệt
may Việt Nam” của Nguyễn Hương Giang (2022) [17] trên cơ sở sử dụng phần mềm Stata
đã khẳng định các yếu tố gồm: lượng tiền và các khoản tương đương tiền, vốn lưu động
rịng, kỳ trả tiền bình qn, kỳ thu tiền bình quân, thời gian tồn kho, tỷ suất sinh lợi, tăng
trưởng kinh tế và lạm phát là những yếu tố cơ bản tác động đến hoạt động quản trị dòng
tiền của các DN ngành dệt may thuộc Vinatex.
2.2.2.2. Cơng trình nghiên cứu thực nghiệm ngồi nước về quản trị dòng tiền
(1) Nghiên cứu “A linear programming model for cash flow management in the Brazilian

construction industry – Xây dựng mơ hình tuyến tính để quản trị dịng tiền trong ngành xây
dựng Brazil” của Paulo S.F.Barbosa & Priscilla R.Pimentel (2000) [95] phát triển mơ hình
tuyến tính để quản trị dịng tiền tối ưu trong ngành xây dựng, bao gồm các giao dịch tài
chính điển hình sử dụng các hạn mức tín dụng sẵn có đồng thời đánh giá ảnh hưởng của
việc thay đổi lãi suất và các hạn chế ngân sách thường xảy ra trong ngành xây dựng. Tuy
nhiên, nghiên cứu chưa đề cập tới các ngành kinh tế khác.
(2) Nghiên cứu “Relationship between free cash flow and financial performance

evidence from the listed real estate companies in China – Mối liên hệ giữa dòng tiền tự do
và minh chứng hoạt động tài chính từ các cơng ty bất động sản niêm yết ở Trung Quốc”
của Hong và cộng sự (2012) [64] lấy dữ liệu từ các công ty bất động sản niêm yết trên sàn
chứng khoán. Nghiên cứu khẳng định mối quan hệ của quản trị dòng tiền và hiệu quả hoạt
động của các DN. Kết quả hồi quy từ nghiên cứu này cho thấy mức độ dòng tiền dư thừa
và hiệu quả hoạt động của DN được đo lường bằng các chỉ tiêu tài chính có mối quan hệ
nghịch biến với nhau.
(3) Nghiên cứu “Cash Conversion Cycle Management in Small Firms: Relationships
with Liquidity, Invested Capital, and Firm Performance – Quản trị kỳ luân chuyển tiền
trong các DN nhỏ: Mối quan hệ với tính thanh khoản vốn đầu tư và hiệu quả hoạt động
của DN” của Jay J.Ebben & Alec C.Johnson (2012) [69] đã khảo sát mối quan hệ giữa kỳ
luân chuyển tiền và khả năng thanh khoản, vốn đầu tư và hiệu quả hoạt động của các DN
nhỏ. Trong một mẫu gồm 879 công ty sản xuất nhỏ của Hoa Kỳ và 833 công ty bán lẻ nhỏ
của Hoa Kỳ, chu kỳ luân chuyển tiền được kết luận có liên quan đến cả ba khía cạnh này.
Các DN có kỳ luân chuyển tiền hiệu quả hơn sẽ có khả năng thanh khoản cao hơn, nhu cầu
vay nợ ít hơn và có lợi nhuận cao hơn. Kết quả cũng chỉ ra rằng các chủ sở hữu hoặc người
quản lý doanh nghiệp nhỏ có thể tác động đến hiệu quả quản trị dịng tiền thơng qua việc
quản lý chu kỳ ln chuyển tiền.


11
(4) Nghiên cứu “Cash flow management utilization by Small Medium Enterprises
(SMEs) in Northern Uganda - Việc sử dụng, quản lý dòng tiền của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Bắc Uganda” của Gilbert Uwonda, Nelson Okello , Nicholas G Okello (2013)
[60]. Nghiên cứu này đã thiết lập mức độ sử dụng, quản lý dịng tiền, đó là một yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của một số doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu
đã sử dụng dữ liệu đã được thu thập và phân tích từ một mẫu gồm 120 doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ. Nghiên cứu chỉ ra những hạn chế trong việc sử dụng dòng
tiền trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là trong việc dự báo dòng tiền; lập kế
hoạch dịng tiền và kiểm sốt ngân sách. Mặt khác, việc sử dụng tài sản cố định dư thừa,

khơng có khả năng cung cấp tiền mặt, chính sách tín dụng kém là những mối quan tâm
khác đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát huy hết
tiềm năng của mình, họ phải lập kế hoạch kinh doanh, chuẩn bị dự báo dòng tiền và lập
ngân sách tiền mặt; đảm bảo kiểm soát ngân sách và kiểm soát nội bộ.
(5) Nghiên cứu “A Multi-Objective Fuzzy Linear Programming Model for CashFlow
Management - Mô hình lập trình tuyến tính để quản trị dịng tiền” của A.M.El – Kholy
(2014) [31] xem xét quản trị dòng tiền cho các dự án trong giai đoạn đấu thầu và xây dựng.
Mơ hình được đề xuất với các biến: số dư tiền mặt ban đầu, chi phí và số dư tiền mặt tối
ưu. Mơ hình xem xét các hạn chế của thị trường tài chính, hạn chế ngân sách và hạn chế
trong việc giữ tiền mặt của DN. Ngoài các biến số này, trong mơ hình đề xuất khoản thanh
toán vượt trội và việc chậm thanh toán theo tiến độ của chủ sở hữu trong một kỳ. Kết quả
của nghiên cứu chỉ rõ hiệu quả của quản trị dòng tiền tác động đến việc xác định số dư tiền
mặt tối ưu của DN.
(6) Nghiên cứu “Relationship between Cash Conversion Cycle (CCC) with Firm Size
and Profitability - Mối quan hệ giữa kỳ luân chuyển tiền với quy mô DN và khả năng sinh
lời” của Hassan Subhi AL - ABASS (2017) [63]. Nghiên cứu tập trung vào hai vấn đề cơ
bản: (i) Xác định mức độ ảnh hưởng của kỳ luân chuyển tiền với quy mô của các DN. (ii)
Xác định mức độ ảnh hưởng của CCC với lợi nhuận của DN. Dữ liệu được thu thập từ các
công ty niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán Karachi (KSE) trong giai đoạn 2012-2016.
Phân tích hồi quy và tương quan Pearson được thực hiện để kiểm tra thực nghiệm. Kết quả
của nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa CCC với quy mô và lợi nhuận của DN.
(7) Nghiên cứu “Effect of operating cash flow management on financial performance
of mutual funds in Kenya - Ảnh hưởng của quản trị dòng tiền đối với hoạt động tài chính
của các quỹ tương hỗ ở Kenya” của Murhuor Abiud Soet, Willy Muturi and Oluoch Oluoch
(2018) [91] tập trung vào ảnh hưởng của hoạt động quản trị dịng tiền đối với hoạt động tài
chính của quỹ tương hỗ ở Kenya. Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét mối quan hệ giữa
quản trị dòng tiền và hiệu quả tài chính của các quỹ tương hỗ ở Kenya. Nghiên cứu sử sụng



×