Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẢN PHẨM DỆT MAY THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.82 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
----------***----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý
ĐỊNH MUA SẢN PHẨM DỆT MAY THÂN THIỆN
MÔI TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI
Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Thu
Mã sinh viên: 1914410194
Lớp: Anh 06 – KTQT
Khóa: K58
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Hà Nội, tháng 6 năm 2023


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên
hướng dẫn là cô TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, người đã dành nhiều thời gian tâm
huyết để hướng dẫn tôi, cho tôi những lời khun thiết thực, những đóng góp tận
tình và khuyến khích tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của Trường Đại học Ngoại Thương,
những người đã cho tôi rất nhiều kiến thức bổ ích, kinh nghiệm q báu, cũng như
hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập tại trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến tất cả những thành viên trong gia đình tơi,
những người bạn, người thân, ln bên cạnh giúp đỡ, khuyến khích và ủng hộ tơi
hết mình để tơi có thể hồn thành bài luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả mọi người.
Phạm Thị Thu




MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...............................................................................6
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................7
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP..................................................................8
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1 Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2
4 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
5 Kết cấu của khóa luận..........................................................................................3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẢN PHẨM DỆT MAY THÂN
THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG NỘI ĐỊA......................................................................4
1.1 Khái niệm sản phẩm dệt may thân thiện môi trường........................................4
1.2 Ý định mua của người tiêu dùng......................................................................5
1.3 Khung lý thuyết về ý định mua của người tiêu dùng........................................5
1.3.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)...........5
1.3.2 Lý thuyết Hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)............6
1.4 Tổng quan nghiên cứu......................................................................................6
1.5 Khoảng trống nghiên cứu.................................................................................8
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm các mặt hàng dệt may thân thiện
với môi trường........................................................................................................9
1.6.1 Thái độ.......................................................................................................9
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MUA SẢN PHẨM DỆT MAY THÂN THIỆN MÔI
TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.......................12



2.1 Tổng quan về tình hình sản phẩm dệt may thân thiện môi trường nội địa.....12
2.2 Thuận lợi để phát triển sản phẩm dệt may nội địa thân thiện môi trường......14
2.3 Thách thức trong phát triển sản phẩm dệt may nội địa thân thiện môi trường
..............................................................................................................................15
2.4 Thực trạng mua sản phẩm dệt may thân thiện môi trường nội địa của sinh
viên trên địa bàn Hà Nội.......................................................................................16
CHƯƠNG 3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....18
3.1 Mơ hình nghiên cứu........................................................................................18
3.2 Thang đo nghiên cứu......................................................................................19
3.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................22
3.3.1 Phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha.............................22
3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA............................................................23
3.3.3 Phân tích hồi quy.....................................................................................24
3.3.4 Kiểm định One-Sample T Test................................................................24
3.3.5 Kiểm định Independent – Sample T Test................................................24
3.3.6 Kiểm định One – way ANOVA..............................................................25
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............26
4.1 Kết quả mẫu khảo sát......................................................................................26
4.2 Kiểm định thang đo........................................................................................27
4.2.1 Phân tích Cronbach’s Alpha....................................................................27
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA............................................................30
4.3 Hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết..........................................36
4.4 Phân tích tương quan – hồi quy......................................................................39
4.4.1 Phân tích tương quan...............................................................................40
4.4.2 Mơ hình hồi quy tuyến tính bội...............................................................41
4.4.3 Ý nghĩa của hệ số hồi quy riêng phần trong mơ hình..............................47


4.4.4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu............................................................49
4.5 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo................................50

4.5.1 Hạn chế của bài nghiên cứu....................................................................50
4.5.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................................51
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH Ý ĐỊNH MUA SẢN
PHẨM DỆT MAY NỘI ĐỊA CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.........52
5.1 Xây dựng và nâng cao thói quen xanh............................................................52
5.2 Nâng cao chuẩn chủ quan đối với sản phẩm xanh..........................................53
5.3 Nâng cao nhận thức kiểm soát hành vi...........................................................53
5.4 Nâng cao thái độ hướng đến tiêu dùng sản phẩm xanh..................................54
5.5 Nâng cao mức độ sẵn sàng chi trả..................................................................54
KẾT LUẬN...............................................................................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................1


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Xây dựng các thang đo và các biến nghiên cứu........................................19
Bảng 4.1 Tính tốn Cronbach’s Alpha cho từng khái niệm đo.................................27
Bảng 4.2 Kiểm định KMO và Bartlett của từng yếu tố tác động..............................30
Bảng 4.3 Tổng phương sai được giải thích của từng yếu tố tác động.......................31
Bảng 4.4 Ma trận nhân tố xoay của từng yếu tố tác động.........................................33
Bảng 4.5 Kiểm định KMO và Bartlett của nhân tố ý định mua sắm sản phẩm dệt
may nội địa thân thiện môi trường............................................................................35
Bảng 4.6 Tổng phương sai được giải thích của nhân tố ý định mua lặp lại..............35
Bảng 4.7 Thang đo chính thức..................................................................................37
Bảng 4.8 Phân tích tương quan Pearson...................................................................40
Bảng 4.9 Bảng tóm tắt hồi quy tuyến tính bội lần đầu.............................................41
Bảng 4.10 Bảng đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội lần đầu. 42
Bảng 4.11 Bảng thơng số của mơ hình hồi quy tuyến tính bội lần đầu....................43
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu...............................................49



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất......................................................................18
Hình 4.1 Mơ hình nghiên cứu chính thức.................................................................37
Hình 4.2 Đồ thị phân tán...........................................................................................45
Hình 4.3 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa.......................................................46


TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm sản phẩm dệt may
thân thiện môi trường nội địa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thu
Mã sinh viên: 1914410194

Khóa: 58

Lớp: Anh 06 - KTQT

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Đơn vị công tác: Trường Đại học Ngoại thương
Từ khóa (Keyword): sản phẩm dệt may nội địa thân thiện môi trường, sản phẩm dệt
may nội địa xanh
Nội dung tóm tắt:
1. Tên khóa luận: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm sản phẩm dệt may
nội địa thân thiện môi trường của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
2. Chủ đề nghiên cứu trong khóa luận: nghiên cứu hành vi tiêu dùng
3. Mục đích nghiên cứu khóa luận: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua
sắm các sản phẩm dệt may thân thiện môi trường nội địa của sinh viên trên địa bàn
Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp có giá trị để khuyến khích tiêu dùng sản phẩm dệt
may nội địa thân thiện môi trường và thúc đẩy thời trang bền vững
4. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận: Nghiên cứu định

lượng dựa trên bộ dữ liệu sơ cấp thu thập bằng bảng hỏi khảo sát.
5. Các nội dung chính và đóng góp của tác giả: Nghiên cứu được thực hiện để
nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm các sản phẩm dệt may
thân thiện môi trường nội địa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội, với dữ liệu thu thập
từ 275 sinh viên trên địa bàn Hà Nội có nghe nói đến sản phẩm dệt may thân thiện
mơi trường. Kết quả cho thấy có 5 nhân tố có tác động đến ý định mua sản phẩm dệt
may thân thiện mơi trường nội địa: Thói quen xanh có tác động mạnh nhất, tiếp theo
là nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, thái độ hướng đến tiêu dùng xanh
và ít nhất là sự sẵn lịng chi trả. Những kết quả này cung cấp những giải pháp có giá
trị để khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm dệt may thân thiện môi trường nội địa
cũng như phát triển sản phẩm dệt may bền vững.


LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu của Kilbourne et al. (2009) và Laroche et al., (2001) cho thấy
người tiêu dùng hiện đại ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề mơi
trường nên họ có xu hướng thích sử dụng những sản phẩm xanh và có lợi cho mơi
trường hơn. Dưới góc độ tiêu dùng, tiêu dùng bền vững có thể đạt được bằng cách
khuyến khích tiêu dùng sản phẩm xanh (Paul et al., 2016). Trong đó, sản phẩm xanh
là sản phẩm được thiết kế sao cho ít tác động xấu đến mơi trường nhất trong quá
trình sản xuất và tiêu dùng, sử dụng các nguyên vật liệu tái chế, tiết kiệm năng
lượng hoặc nước, sản phẩm hữu cơ, giảm thiểu sử dụng bao bì và giảm thải chất độc
hại ra môi trường (Esmaeilpour & Bahmiary, 2017). Các thương hiệu có cam kết
“xanh” và “sạch” có mức tăng trưởng cao, khoảng 4% và có tới khoảng 80% người
tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm có nguyên liệu
đảm bảo thân thiện với môi trường (Nielsen, 2021).
Trong bối cảnh ngày càng nhiều người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường
và ý thức tiêu dùng bền vững, tôi, một sinh viên đại học năm 4, đã chọn đề tài
nghiên cứu là "Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm sản phẩm dệt may thân

thiện môi trường nội địa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội". Lựa chọn này dựa trên
nhận thức về sự tăng cường ý thức môi trường trong cộng đồng sinh viên và mong
muốn đóng góp vào việc thúc đẩy tiêu dùng những sản phẩm thân thiện môi trường.
Trước tiên, nhận thấy ý thức bảo vệ mơi trường đang gia tăng trên tồn cầu và
người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến việc chọn lựa các sản phẩm thân thiện môi
trường. Với tư cách là sinh viên, tôi đã chứng kiến một sự phát triển mạnh mẽ của ý
thức về mơi trường trong nhóm đối tượng này và niềm mong muốn chung của sinh
viên trong việc góp phần bảo vệ mơi trường.
Thứ hai, sinh viên có tầm ảnh hưởng rất lớn đến bạn bè cùng trang lứa và cả
thế hệ tương lai. Quyết định tiêu dùng có ý thức của sinh viên có khả năng tạo ra
một sự thay đổi tích cực trong cộng đồng. Việc nghiên cứu ý định mua sắm sản
phẩm dệt may thân thiện môi trường của sinh viên sẽ giúp hiểu rõ hơn về xu hướng
tiêu dùng của nhóm này và đưa ra các khuyến nghị cần thiết để khuyến khích hành
vi mua sắm sản phẩm xanh.
1


Thứ ba, Hà Nội là một thị trường tiêu dùng quan trọng với dân số đông đúc và
nhu cầu tiêu dùng đa dạng. Nghiên cứu về ý định mua sắm sản phẩm dệt may thân
thiện môi trường tại địa bàn này sẽ cung cấp thông tin quý giá về xu hướng tiêu
dùng và động lực mua hàng của sinh viên. Những thơng tin này sẽ đóng góp đáng
kể vào việc phát triển và quản lý thị trường tiêu dùng thân thiện môi trường.
Cuối cùng, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm sản
phẩm dệt may thân thiện môi trường sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về yếu tố tâm lý,
thông tin và xã hội mà sinh viên quan tâm khi đưa ra quyết định mua sắm. Kết quả
của nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở để đề xuất các chính sách và chiến lược nhằm
khuyến khích tiêu dùng bền vững và hướng tới một tương lai môi trường lành mạnh
hơn
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là xác định các nhân tố tác động tới

ý định mua sắm sản phẩm dệt may nội địa thân thiện môi trường của sinh viên trên
địa bàn Hà Nội, từ đó tác giả đề xuất mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến ý định mua sắm sản
phẩm dệt may thân thiện môi trường nội địa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
Thứ hai, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến ý
định mua sắm sản phẩm dệt may thân thiện môi trường nội địa của sinh viên trên
địa bàn Hà Nội.
Thứ ba, đề xuất giải pháp để thu hút họ mua sắm sản phẩm dệt may thân
thiện môi trường nội địa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội nhiều hơn.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến ý định mua sắm sản phẩm
dệt may thân thiện môi trường nội địa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập được ở khu
vực thành phố Hà Nội.
Thời gian: Nghiên cứu tham khảo dữ liệu từ các nghiên cứu đi trước và được
khảo sát trong vòng 2 tháng từ tháng 5/2023 đến 6/2023.
2


4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu sơ cấp của nghiên cứu được thu thập
thông qua mạng xã hội như facebook, instagram, zalo. Thời gian diễn ra khảo sát là
trong vòng 2 tháng và tiến hành loại bỏ mẫu trả lời không tốt, giữ lại mẫu trả lời tốt
và tiến hành phân tích dữ liệu. Ngồi ra dữ liệu còn được tổng hợp từ các nghiên
cứu đi trước, các bài báo, các tạp chí,…
Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, mơ tả thống kê… để đánh giá
được tổng quan và đưa ra các nhận xét, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp định lượng: Sau khi xây dựng thang đo, thu thập dữ liệu và đánh giá
bằng phương pháp thang đo Likert 5 điểm, tác giả sử dụng phần mềm SPSS phân
tích dữ liệu. Trước hết, tác giả sẽ phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố
khám phá EFA, để kiểm định sơ bộ thang đo. Sau khi đánh giá sơ bộ, tác giả kiểm
định mơ hình nghiên cứu bằng phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội. Cuối
cùng, thơng qua T-Test và Anova, tác giả kiểm định các biến kiểm soát.
5 Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần lời cảm ơn, lời mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục hình,
phụ lục thì luận văn được chia thành 5 chương chính như sau:
● Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định mua sản phẩm dệt may nội địa thân thiện môi trường
● Chương 2 : Thực trạng tiêu dùng sản phẩm dệt may thân thiện môi trường ở
Việt Nam
● Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
● Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu
● Chương 5: Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh ý định mua sản phẩm
dệt may nội địa thân thiện môi trường

3


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN
CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA
SẢN PHẨM DỆT MAY THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
NỘI ĐỊA
1.1 Khái niệm sản phẩm dệt may thân thiện môi trường
Sản phẩm thân thiện mơi trường là nhóm sản phẩm mà q trình sản xuất và
tiêu thụ chúng khơng gây ảnh hưởng tiêu cực tới mơi trường(nếu có thì cũng có tác
động nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại). Trong một chừng mực nhất định, sản
phẩm thân thiện với môi trường cịn có tác động tích cực tới mơi trường (Dung,

2021).
Sản phẩm thân thiện với mơi trường cịn được gọi là các sản phẩm xanh, sản
phẩm sinh thái. Ngày nay, sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng được sử
dụng phổ biến tại các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Dưới góc độ xã
hội và môi trường, một sản phẩm được xem là sản phẩm thân thiện với môi trường
nếu đáp ứng 1 trong 4 tiêu chí:

 Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường;
 Sản phẩm đem đến những giải pháp an tồn đối với mơi trường và
sức khỏe con người, thay cho các sản phẩm độc hại truyền thống;
 Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong q trình sử dụng (ít
chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì);
 Sản phẩm tạo ra một mơi trường thân thiện và an tồn đối với sức
khỏe con người.
Luật bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 ngày 11/17/2020 có đưa ra
định nghĩa sản phẩm thân thiện với môi trường tại Điều 145, khoản 1. Theo đó,
“Sản phẩm, dịch vụ thân thiện mơi trường là sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ các
nguyên liệu, vật liệu, công nghệ sản xuất và quản lý thân thiện môi trường, giảm tác
động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sử dụng, thải bỏ, bảo đảm an tồn cho
mơi trường, sức khỏe con người và được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hoặc
cơng nhận”.
4


Tóm lại, sản phẩm dệt may thân thiện với mơi trường là những sản phẩm
được tạo ra bằng quá trình dệt hoặc may (Quá trình dệt là quá trình tạo ra vải bằng
cách tương tác giữa hai sợi dọc và ngang thơng qua máy dệt. Cịn q trình may là
q trình tạo ra sản phẩm bằng cách nối các miếng vải hoặc các mảnh vải lại với
nhau bằng chỉ và kim may) đáp ứng các tiêu chí q trình sản xuất, sử dụng và thải
bỏ bảo đảm an toàn cho môi trường, sức khỏe con người và được cơ quan có thẩm

quyền chứng nhận hoặc cơng nhận.
1.2 Ý định mua của người tiêu dùng
Theo Ajzen (2002), ý định hành vi được hình thành từ 3 yếu tố: thái độ đối
với hành vi, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi (sẽ được định nghĩa cụ
thể ở mục sau). Ý định hành vi là tiền đề dẫn đến hành vi.
Theo Elbeck (2008), ý định mua một sản phẩm được thể hiện qua sự sẵn
sàng của khách hàng tiềm năng trong việc mua sản phẩm đó. Việc kinh doanh của
một cơng ty có thể dựa trên việc khảo sát thị trường về ý định mua của người tiêu
dùng.
Khoản 1 Điều 3 Luật BVQLNTD năm 2010 giải thích: “Người tiêu dùng là
người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá
nhân, gia đình, tổ chức”.
Ý định mua của người tiêu dùng được hiểu là sự sẵn sàng mua một sản phẩm
nào đó trong tương lai gần và chịu ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: thái độ, chuẩn chủ quan
và nhận thức kiểm soát hành vi.
1.3 Khung lý thuyết về ý định mua của người tiêu dùng
1.3.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)
Thuyết Hành động hợp lý được Fishbein và Ajzen đề xuất và phát triển vào
năm 1975, là lý thuyết nền tảng cho nhiều nghiên cứu về ý định hành vi của người
tiêu dùng. Theo đó, hành vi của một người sẽ được quyết định bởi ý định thực hiện
hành vi của người đó. Và theo mơ hình lý thuyết, ý định này chịu ảnh hưởng bởi hai
yếu tố: thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan. Trong đó:
- Thái độ đối với hành vi là đánh giá của cá nhân đối với việc thực hiện hành
vi, có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Thái độ được quyết định bởi (1) niềm tin của
5


người đó vào hệ quả của hành vi và (2) sự đánh giá mức độ tốt hoặc xấu nếu những
hệ quả đó xảy ra.
- Chuẩn chủ quan là nhận thức của những người có ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng

cá nhân đó nên thực hiện hay khơng nên thực hiện hành vi. Chuẩn chủ quan được
quyết định bởi: (1) niềm tin những người có ảnh hưởng tới cá nhân này nghĩ rằng
họ nên làm gì và (2) động lực thực hiện hành vi của cá nhân theo suy nghĩ của
những người có ảnh hưởng.
1.3.2 Lý thuyết Hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)
Thuyết Hành vi dự định được cải tiến và mở rộng từ thuyết Hành động hợp
lý vào năm 1985 và được tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa vào năm 1991, 2002.
Mơ hình kế thừa hai nhân tố chính từ lý thuyết Hành động hợp lí là thái độ
đối với hành vi và chuẩn chủ quan, đồng thời được tác giả bổ sung vào nhân tố mới
là Nhận thức kiểm sốt hành vi. Đây có thể xem là sự cải tiến để khắc phục hạn chế
của lý thuyết Hành động hợp lý trước đó. Lý thuyết Hành vi dự định được vận dụng
rộng rãi, phổ biến vào các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng ở nhiều lĩnh vực
khác nhau, trong đó có lĩnh vực tiêu dùng xanh.
1.4 Tổng quan nghiên cứu
Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of reasoned action - TRA) được giới
thiệu và phát triển bời Fishbein và Ajzen (1975) và Lý thuyết hành vi hoạch định
(Theory of Planned Behavior – TPB) (Ajzen, 1991) đã được đã được các nhà
nghiên cứu ứng dụng rộng rãi để giải thích những giải thích tâm lý về hành vi của
người tiêu dùng. Thuyết TRA nhấn mạnh về việc biết trước hành vi của con người
bằng cách đề xuất rằng hành vi của một người bị ảnh hưởng bởi các ý định hành vi
trong đó ý định chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: thái độ, chuẩn chủ quan. Thuyết TPB
là mơ hình mở rộng hơn để giải quyết hạn chế của thuyết TRA. Thuyết TPB gồm ba
yếu tố quyết định độc lập về mặt ý định: (1) Thái độ đối với hành vi; (2) Chuẩn chủ
quan; (3) Nhận thức kiểm soát hành vi.
Thái độ được nhấn mạnh là một trong những tiền đề quan trọng của ý định
và hành vi trong nghiên cứu về tiêu dùng xanh (Jaiswal & Kant, 2018). Thái độ
hướng đến hành vi đề cập đến mức độ mà một người có đánh giá tích cực hay tiêu
cực đối với hành vi được đề cập. Theo thuyết TPB, thái độ đối với hành vi càng tích
6



cực thì ý định phải thực hiện hành vi càng mạnh mẽ. Birgelen, Semeijn and Keicher
(2009) nhận thấy rằng nếu người tiêu dùng có thái độ tích cực với việc giữ gìn mơi
trường, họ sẽ thích thức uống đóng chai có bao bì thân thiện với mơi trường. Theo
kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Bích Viên (2013), Paul et al., (2016), thái độ là nhân
tố có tác động mạnh nhất đến ý định mua sản phẩm xanh. Khi người tiêu dùng có
thái độ tích cực, họ sẽ có nhiều khả năng có ý định mua các sản phẩm xanh. Thêm
vào đó, các nghiên cứu của Emekci (2019), Wang et al., (2020), Chaudhary and
Bisai (2018), Jaiswal and Kant (2018) và Hoàng Thị Bảo Thoa (2017) cũng đã
chứng minh thái độ có tác động tích cực đến ý định tiêu dùng xanh. 
Chuẩn chủ quan là yếu tố quyết định thứ hai tác động đến ý định hành vi.
Chuẩn chủ quan đề cập đến áp lực xã hội mà con người cảm nhận được nhằm thực
hiện hay không thực hiện hành vi. Áp lực xã hội có thể xuất phát từ luật pháp, quy
định, chính sách khuyến khích của Nhà nước và nó có thể ảnh hưởng đến ý định
hành vi của cá nhân. Theo Hee (2000), chuẩn chủ quan của một cá nhân là sự ảnh
hưởng của những người quan trọng đối với họ, chẳng hạn như gia đình, người thân,
bạn bè, đồng nghiệp… Nghiên cứu của Wang et al., cho thấy chuẩn chủ quan là
nhân tố dự báo mạnh nhất về ý định mua xanh, nghĩa là ý định mua của người tiêu
dùng bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi các yếu tố khách quan như các luật và quy định
do chính phủ ban hành để thúc đẩy tiêu dùng xanh, trợ cấp mua hàng và các chính
sách ưu đãi, và lời khuyên từ những người quan trọng xung quanh.
Nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến mức độ dễ dàng hoặc khó khăn
được nhận thức khi thực hiện hành vi và phản ánh những kinh nghiệm trong quá
khứ và những trở ngại được dự đoán trước. Ajzen đề nghị nhân tố nhận thức kiểm
soát hành vi tác động trực tiếp đến ý định thực hiện hành vi, và nếu bản thân chính
xác trong cảm nhận về mức độ kiểm sốt của mình, thì kiểm sốt hành vi cịn dự
báo cả hành vi. Trái ngược với khái niệm của Bandura (1991) về nhận thức hiệu quả
được coi là “niềm tin của một cá nhân vào khả năng của họ trong việc thực hiện các
hành vi cần thiết để tạo ra các thành tựu”. Sự tự nhận thức hiệu quả xem xét các yếu
tố kiểm soát nội bộ; nhận thức kiểm sốt hành vi nhấn mạnh các yếu tố bên ngồi

và yếu tố chung (Armitage & Conner, 2001). Người tiêu dùng sẽ xem xét khả năng
tiếp cận, sự tiện lợi và chủng loại của sản phẩm khi chuẩn bị mua một sản phẩm
7


xanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực
đến ý định trong nhiều bối cảnh nghiên cứu khác nhau, chẳng hạn như ý định phân
loại rác thải nhựa đô thị (Shen et al., 2019), ý định mua sản phẩm xanh (Vũ Thị
Bích Viên, 2013; Paul et al., 2016; Nguyễn Thị Hoàng Yến & Nguyễn Vũ Hùng,
2020) và ý định tiêu dùng xanh (Wang et al., 2020). Trong nghiên cứu của
Chaudhary and Bisai (2018), nhận thức kiểm soát hành vi được xác định là nhân tố
tác động tích cực và mạnh nhất đến cả ý định và hành vi tiêu dùng xanh.
Ngoài ra, lý thuyết TPB cũng được mở rộng ở nhiều các bài nghiên cứu khác
nhau. Các yếu tố mở rộng được đưa vào nghiên cứu có thể kể đến như: sự quan tâm
môi trường, ý thức về môi trường, sự sẵn lịng chi trả, thói quen xanh, nhận thức
hiệu quả của người tiêu dùng, giá trị cảm nhận, nghĩa vụ đạo đức cá nhân, thói quen
tái chế, sự khơng sẵn có của sản phẩm xanh, độ nhạy cảm về giá… Nghiên cứu của
Chaudhary and Bisai bổ sung thêm nhân tố mối quan tâm về mơi trường, sự sẵn
lịng chi trả và kết quả cho thấy 2 nhân tố mới này cũng có tác động tích cực đến ý
định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng. Nghiên cứu của Wang et al., về ý
định mua sản phẩm xanh của người dân Trung Quốc trong bối cảnh đang phát triển
cũng mở rộng thêm với yếu tố thói quen xanh, sau khi phân tích thì thấy yếu tố này
cũng có ảnh hưởng rất tích cực đến ý định tiêu dùng sản phẩm xanh. Nghĩa là khi
một người có thói quen xanh, họ có xu hướng chọn lựa các sản phẩm được sản xuất
và đóng gói bằng cách sử dụng nguyên liệu tái chế, tái sử dụng hoặc đóng gói thân
thiện với mơi trường hơn. Đây là yếu tố có tính liên tục và có ảnh hưởng đến các
quyết định mua sản phẩm xanh trong tương lai của người tiêu dùng.
1.5 Khoảng trống nghiên cứu
Qua nghiên cứu tổng quan, có thể thấy các nghiên cứu nêu trên đã sử dụng
mơ hình TPB và mơ hình TPB mở rộng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý

định của người tiêu dùng, nhưng đó chủ yếu là nghiên cứu trên sản phẩm xanh chứ
nghiên cứu cụ thể trên sản phẩm dệt may thân thiện mơi trường vẫn cịn hạn chế.
Theo thuyết TPB, thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi ảnh
hưởng trực tiếp đến ý định và ý định ảnh hưởng đến hành vi. Thêm vào đó, ý định
tiêu dùng xanh chịu ảnh hưởng bởi sẵn sàng chi trả (Chaudhary and Bisai, 2018;
Huỳnh Đình Lệ Thu, 2022) và thói quen xanh (Huỳnh Đình Lệ Thu, 2022;
8


Aboelmaged, 2021). Vì vậy, tác giả lựa chọn khung lý thuyết TPB để nghiên cứu và
mở rộng, làm phong phú hơn mơ hình này bằng cách kết hợp hai nhân tố sẵn sàng
chi trả và thói quen tiêu dùng xanh để đánh giá, hiểu rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định mua sắm các sản phẩm dệt may thân thiện môi trường của sinh viên trên
địa bàn Hà Nội. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu.
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm các mặt hàng dệt may thân
thiện với môi trường 
1.6.1 Thái độ
Thái độ đối với tiêu dùng xanh đóng vai trị quan trọng trong việc xác định ý
định mua sản phẩm dệt may nội địa thân thiện môi trường của cá nhân. Và thái độ
này liên quan đến đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về hành vi tiêu dùng
xanh. Nếu cá nhân có thái độ tích cực, tức là họ tin rằng tiêu dùng xanh có giá trị và
có lợi cho bản thân và mơi trường, khả năng họ sẽ có ý định tiêu dùng xanh sẽ cao
hơn. Trong nghiên cứu này, thái độ đối với sản phẩm thân thiện môi trường sẽ được
đo lường bằng thang đo sự yêu thích, sự cảm nhận về ý tưởng này và thái độ tích
cực hoặc tiêu cực đối với mua sắm sản phẩm dệt may nội địa thân thiện môi trường.
1.6.2 Chuẩn chủ quan
Chuẩn chủ quan là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến ý định tiêu
dùng xanh. Chuẩn chủ quan đề cập đến sự ảnh hưởng của quan điểm, kỳ vọng và áp
lực xã hội đối với hành vi tiêu dùng xanh của cá nhân. Nếu cá nhân cảm thấy có sự
ủng hộ và kỳ vọng tích cực từ gia đình, bạn bè, cộng đồng hoặc các nguồn tác động

xã hội khác, khả năng họ sẽ có ý định tiêu dùng xanh sẽ tăng lên. Trong nghiên cứu
này, chuẩn chủ quan sẽ được đo lường bằng thang đo mức độ ảnh hưởng của những
người quan trọng với tôi và mức độ ảnh hưởng từ xã hội.
1.6.3 Nhận thức kiểm soát hành vi
Nhận thức kiểm soát hành vi cũng là một yếu tố quan trọng trong việc định
hình ý định tiêu dùng xanh. Yếu tố này liên quan đến đánh giá của cá nhân về mức
độ kiểm sốt mà họ có được đối với hành vi tiêu dùng xanh. Nếu cá nhân tin rằng
họ có đủ kiểm sốt và nguồn lực, cơ hội để thực hiện hành vi tiêu dùng xanh, khả
năng họ sẽ có ý định tiêu dùng xanh cao hơn. Vì vậy, tác giả chọn đo lường yếu tố
9


nhận thức kiểm soát hành vi bằng những thang đo: mức độ tin tưởng của cá nhân
vào khả năng mua sắm sản phẩm dệt may nội địa thân thiện môi trường của bản
thân, mức độ tự tin kiểm soát tài nguyên mua sắm, sự có sẵn của sản phẩm này, cơ
hội tiêu dùng.
1.6.4 Sự sẵn lòng chi trả
Sự sẵn lòng chi trả mơ tả thái độ sẵn lịng trả thêm tiền hơn. Trong nghiên
cứu này, sẵn lòng chi trả là một nhân tố đo lường mức độ một cá nhân sẵn lòng chi
trả cho sự chênh lệch giá giữa sản xanh và sản phẩm thông thường (Khoiriyah &
Toro, 2018). Các sản phẩm xanh thường đắt tiền hơn do chi phí sản xuất và chế biến
cao (Ling, 2013). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người có ý thức bảo vệ môi
trường không nhạy cảm với giá cả và giá cả không ảnh hưởng đáng kể đến việc mua
các sản phẩm xanh (Grankvist & Biel, 2001; Cronin et al., 2011). Mặt khác, nghiên
cứu của Choi and Parsa (2006) tại Hoa Kỳ nhận thấy rằng người tiêu dùng do dự
khi phải trả thêm tiền cho các sản phẩm và dịch vụ xanh. Tại Việt Nam, nghiên cứu
của Hà Nam Khánh Giao (2018) cho thấy rằng giá sản phẩm có mối quan hệ cùng
chiều với hành vi tiêu dùng xanh, người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh được
tiếp cận với nhiều nguồn thông tin nên họ hiểu được lý do sản phẩm xanh có giá cao
hơn các sản phẩm thơng thường. Các nghiên cứu liên quan đến tiêu dùng xanh đã

cho thấy sự sẵn lịng chi trả có ảnh hưởng tích cực đến ý định tiêu dùng xanh, chẳng
hạn như: Ý định mua xanh (Chaudhary, 2018); ý định mua sản phẩm xanh
(Khoiriyah & Toro, 2018; Setyawan et al., 2018). Mức độ sẵn lòng chi trả của người
tiêu dùng càng cao thì khả năng họ có ý định mua các sản phẩm xanh càng cao
(Khoiriyah & Toro, 2018). Theo Chaudhary (2018), người tiêu dùng sẵn sàng trả
thêm tiền để mua các sản phẩm xanh vì người tiêu dùng nhận thức được giá trị do
các sản phẩm xanh tạo ra, điều này đã nâng cao khả năng sẵn lòng trả thêm tiền cho
chúng. Trong nghiên cứu này, yếu tố sự sẵn lòng chi trả được đo lường bằng mức
độ sẵn lòng chi trả và mức độ tự hào khi có các sản phẩm dệt may nội địa thân thiện
môi trường.

10


1.6.5 Thói quen tiêu dùng xanh
Thói quen là hành động tinh thần lặp đi lặp lại có xu hướng tự duy trì sau
một thời gian nhất định của một cá nhân, giống như họ quen với nó mà khơng cần
suy nghĩ tìm hiểu nhiều (James, 1890). Việc thực hiện lặp đi lặp lại một hành vi có
thể hình thành thói quen, khi đó cá nhân sẽ có khả năng sử dụng các quy tắc quyết
định được đơn giản hóa để tiếp tục hành vi (Conner & Armitage, 1998). Theo Wang
et al., (2020), thói quen tiêu dùng xanh là việc tiêu thụ các sản phẩm xanh hàng
ngày tạo ra một loại hành vi quán tính, người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua các sản
phẩm xanh trong tương lai. Wang et al., (2020) giả thuyết rằng có thể nhận thấy sự
khác biệt giữa thói quen trong quá khứ và ý định mua trong tương lai thơng qua việc
điều tra thói quen mua của người tiêu dùng về các sản phẩm xanh, những người tiêu
dùng đã hình thành thói quen tiếp tục duy trì ý định mua cao hơn. Kết quả nghiên
cứu của Aboelmaged (2021) đã cho thấy thúc đẩy thói quen tái chế sẽ làm tăng ý
định tái chế rác thải điện tử của người tiêu dùng trẻ và kết quả nghiên cứu của
Ghazali et al., (2018) đã cho thấy thói quen tiêu dùng xanh có ảnh hưởng tích cực
đến ý định tiêu dùng xanh. Tác giả lựa chọn đo lường yếu tố này bằng thang đo kinh

nghiệm mua thiết bị tiết kiệm điện, hàng hóa có nhãn sinh thái và mức độ cố gắng
mua sản phẩm xanh vì mơi trường.

11


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MUA SẢN PHẨM DỆT MAY
THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA SINH VIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về tình hình sản phẩm dệt may thân thiện môi trường nội địa
Tiêu dùng sản phẩm dệt may thân thiện môi trường là một xu hướng đang
ngày càng được chú trọng và quan tâm trong nền kinh tế hiện đại. Việc lựa chọn các
sản phẩm dệt may này không chỉ đảm bảo sự hỗ trợ bảo vệ mơi trường và sức khỏe
con người, mà cịn tạo ra những giá trị tuyệt vời cho cả xã hội và kinh tế. Ở Việt
Nam, thực trạng tiêu dùng sản phẩm dệt may thân thiện môi trường đã bắt đầu
khẳng định sự tồn tại của nó.
Trước hết, chúng ta hãy ngắm nhìn tiềm năng phát triển của thị trường sản
phẩm dệt may thân thiện môi trường tại Việt Nam. Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã
công bố một báo cáo tổng quan ngành năm 2021, cho thấy giá trị xuất khẩu sản
phẩm dệt may năm 2021 đạt mức 40 tỷ USD, tăng 11% so với năm trước. Trong
con số đó, có sự gia tăng đáng kể của các sản phẩm dệt may thân thiện môi trường.
Điều này là bằng chứng rõ ràng cho tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường
sản phẩm dệt may thân thiện môi trường nội địa.
Không chỉ có tiềm năng thị trường, chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra các
chính sách hỗ trợ và quy định pháp lý nhằm thúc đẩy sự sản xuất và tiêu dùng các
sản phẩm dệt may thân thiện môi trường. Xu hướng sử dụng hàng made in Vietnam
và sản phẩm từ vải thiên nhiên Việt Nam là hai ví dụ điển hình, nhằm khuyến khích
sử dụng ngun liệu tự nhiên và cơng nghệ xanh trong q trình sản xuất dệt may.
Ngồi ra, các chính sách khác như miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu và máy móc
sản xuất, giảm thuế xuất khẩu cũng đã tạo động lực lớn cho doanh nghiệp và người

tiêu dùng chọn lựa sản phẩm dệt may thân thiện môi trường.
Người tiêu dùng ngày càng nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc tiêu
dùng các sản phẩm dệt may thân thiện môi trường. Một khảo sát mới đây do Tổ
chức quốc tế bảo tồn thiên nhiên tiến hành vào năm 2022 đã chỉ ra rằng 78% người
tiêu dùng tại Việt Nam đã hiểu về khái niệm "sản phẩm dệt may thân thiện môi
trường" và hơn 50% đã sẵn lịng chi trả thêm chi phí để mua các sản phẩm này.
Điều này không chỉ cho thấy sự nhận thức cao và sự đánh giá tích cực về tác động
12



×