Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Bình diện ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng việt (có so sánh với tiếng anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.78 KB, 162 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN ĐƠNG

BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG VIỆT
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học so sánh
Mã số
: 5.04.27
Khóa học
: 2004-2007

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN CƠNG ĐỨC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2008


MỤC LỤC
((((( (((((
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ................................ 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................ 4
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................... 6
6. Bố cục luận văn ......................................................................... 8


NỘI DUNG
Chương một: Tổng quan về ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc
trong tiếng Việt .............................................................. 9
1.1. Khái niệm từ ........................................................................... 9
1.2. Ngữ cố định - Đơn vị từ vựng tương đương với từ ..............

9

1.3. Nghĩa của từ ngữ ................................................................

11

1.4. Khái niệm màu sắc ............................................................... 14
1.5. Phân loại từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt ....................... 15
1.6. Từ ngữ chỉ màu sắc trong các lớp từ vựng tiếng Việt ........... 23
Chương hai: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt . 29
2.1. Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Việt . 29
2.2. Sự biến đổi ý nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt 30
2.3. Các kiểu ý nghĩa của từ đa nghĩa chỉ màu sắc trong tiếng Việt 46
2.4. Từ ngữ chỉ màu sắc trong hiện tượng đồng âm của tiếng Việt 50
2.5. Từ ngữ chỉ màu sắc trong hiện tượng đồng nghĩa của tiếng Việt
52
2.6. Từ ngữ chỉ màu sắc trong hiện tượng trái nghĩa của tiếng Việt .
54
1


2.7. Các phương thức tạo nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng
Việt ..................................................................................................57
Chương ba: So sánh ngữ nghĩa của một số từ ngữ chỉ màu sắc

trong tiếng Việt và tiếng Anh ....................................... 62
3.1. Những điểm giống nhau ........................................................ 63
3.2. Những điểm khác biệt ............................................................ 74
KẾT LUẬN: .................................................................................... 91

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lý do chọn đề tài
Màu sắc là một thuộc tính của vật thể, tồn tại một cách khách
quan trong thế giới vật chất, mà thị giác con người có thể nhận biết
được. Tuy vậy, sự nhận thức và phân biệt màu sắc lại hồn tồn có
tính chất chủ quan đối với từng cộng đồng người nhất định. Trong các
ngôn ngữ khác nhau, người ta phân chia dải màu và ghi nhận các sắc
độ, sắc thái về màu theo những cách riêng khác nhau. Hệ thống tên
gọi màu sắc do đó cũng khơng thể giống nhau trong mọi ngơn ngữ.
Vấn đề khá phức tạp này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu, trong đó có các nhà ngơn ngữ học.
Màu sắc được thể hiện bằng tính từ trong hệ thống từ loại tiếng
Việt. Nghiên cứu các từ ngữ chỉ màu sắc nói riêng và trường từ vựng
chỉ màu sắc nói chung ở các ngơn ngữ, bao giờ người ta cũng phát
hiện được những cái riêng thuộc về đặc điểm dân tộc, văn hố của
từng ngơn ngữ và những cái chung có tính phổ qt cho nhiều ngơn
ngữ. Tuy nhiên những đặc điểm có tính phổ qt trong các ngôn ngữ
cũng không bao giờ là tuyệt đối, không có cá biệt và ngoại lệ. Rồi
những cái gọi là cái riêng của một ngôn ngữ này hay ngôn ngữ khác
cũng không phải là cái riêng duy nhất, tuyệt đối chỉ có trong một ngơn
ngữ. Ví dụ theo Berlin và Kay [18, tr.94], các màu cơ bản trong tiếng

Anh là white (trắng), black (đen), red (đỏ), green (xanh lá cây), yellow
(vàng), blue (xanh nước biển), brown (nâu), purple (tím), pink (hồng),
orange (da cam), grey (xám), còn trong tiếng Việt theo ông cha ta, 5
màu cơ bản trong “ngũ sắc” là xanh, đỏ, trắng, tím, vàng hay theo một
quan niệm khác là bảy màu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng, nâu, đen.
3


Quan niệm về ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc giữa các dân
tộc cũng có nhiều khác biệt. Người Việt xem màu đỏ là màu may mắn
nên có từ ngữ đỏ bạc, số đỏ, vận đỏ, ... mang sắc thái kết hợp. Người
Anh lại xem màu đỏ là sự thua lỗ nên có từ ngữ red ink (sự thua lỗ
trong kinh doanh), not a red cent (không … một xu), be in the red (nợ
tiền ngân hàng), …
Vì những lý do trên, luận văn này chọn vấn đề bình diện ngữ
nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng
Anh) làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đặt vấn đề nghiên cứu bình diện ngữ nghĩa của từ ngữ
chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh để từ đó có thể rút ra các nét
tương đồng và dị biệt giữa hai ngơn ngữ bởi vì ngữ nghĩa của từ ngữ
chỉ màu sắc khơng phải lúc nào cũng hồn tồn mang nghĩa đen mà
cịn có sự chuyển nghĩa. Những nét tương đồng và sự khác biệt này,
có thể giúp người học ngoại ngữ phân biệt và tạo lập phát ngôn một
cách phù hợp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu về từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng
Anh có thể nói là chưa nhiều. Có thể kể một vài cơng trình tiêu biểu
như:
Hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc của tiếng Việt trong sự liên hệ với

mấy điều phổ qt – Tạp chí Ngơn Ngữ số 2/ 1993 của Đào Thản.
Trong cơng trình này ơng đã nghiên cứu và chỉ ra hệ thống từ ngữ chỉ
màu sắc của tiếng Việt bao gồm bảy màu cơ bản là xanh, đỏ, trắng,
tím, vàng, nâu, đen. Ngồi ra, ơng cịn thống kê được một hệ thống

4


màu phụ dựa vào tên gọi của các đối tượng, vật thể, chất liệu, trong
thế giới tự nhiên, …
Một vài đặc điểm của các từ chỉ màu phụ trong tiếng Việt – Hội
nghị khoa học 2002 của Trịnh Thị Thu Hiền. Trong cơng trình này, tác
giả đã nghiên cứu và chỉ ra tiếng Việt bao gồm tám từ chỉ màu cơ bản
là xanh, đỏ, trắng, tím, vàng, nâu, đen và xám. Tác giả cũng xây dựng
một hệ thống màu phụ dựa vào tên gọi của các đối tượng, vật thể,
chất liệu, trong thế giới tự nhiên, …
BASIC COLOR TERMS Their Universality and Evolution –
Center for Study of Language and Information, the United States 1999
(Brent Berlin and Pual Kay), trong công trình này các tác giả đã chỉ ra
các giai đoạn phát triển của các từ chỉ màu sắc cơ bản trong các ngôn
ngữ và hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc trong các ngôn ngữ.
An investigation on the semantic feature of words denoting colour
(black-white-blue-green-red-yellow)– đề tài luận văn thạc sĩ Anh văn
1999 của Nguyễn Thị Thu Sương. Chúng tôi tạm dịch tên đề tài là
Nghiên cứu về đặc trưng ngữ nghĩa của từ ngữ biểu thị màu sắc (đentrắng-xanh dương-xanh lá-đỏ-vàng). Trong đề tài này tác giả đã nêu
ngữ nghĩa cũa từ ngữ biểu thị màu sắc tiếng Anh (semantics of words
denoting colour- WsDC), sự thay đổi nghĩa (semantic change).
Tuy nhiên chúng tơi chưa thấy có cơng trình nào đi sâu về lĩnh
vực ngữ nghĩa từ ngữ màu sắc mang tính đối chiếu giữa hai ngơn ngữ
thuộc hai nền văn hóa khác nhau, như tiếng Việt và tiếng Anh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, chúng tơi chọn đối tượng
nghiên cứu chính cho luận văn là bình diện ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ
5


màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh. Trong luận văn này chúng tơi
chỉ xét đến bình diện ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc cơ bản trong
tiếng Việt gồm trắng, đen, đỏ, xanh, vàng, nâu, tím, hồng, xám. Chúng
tơi chọn những màu này vì tầng số kết hợp của chúng với các từ ngữ
khác diễn ra khá nhiều trong các ngữ và thuật ngữ.
4. Nhiệm vụ của luận văn
Luận văn này có nhiệm vụ cụ thể là:
1. Tìm hiểu ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc chính trong tiếng
Việt, cụ thể là
- Xem xét sự biến đổi ý nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc chính cĩ
hàm ý cố định trong tiếng Việt;
- Các kiểu ý nghĩa của từ đa nghĩa chỉ màu sắc trong tiếng Việt;
- Các phương thức tạo nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng
Việt.
2. Đối chiếu trong chừng mực có thể, từ đó luận giải những điểm
tương đồng và những điểm khác biệt về bình diện ngữ nghĩa của
từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh. Trên cơ sở đó,
hy vọng có thể mang đến một vài ứng dụng trong việc dạy và học
tiếng Anh, tiếng Việt về những nội dung liên quan đến đối tượng
khảo sát.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp một số
phương pháp như:

- Thu thập và phân loại tài liệu
- Khảo sát tài liệu và phân tích
- Phương pháp thống kê
6


- Phương pháp phân tích phân bố
- Phương pháp so sánh đối chiếu
5.2. Nguồn ngữ liệu
Trong tiếng Việt nguồn ngữ liệu chủ yếu được chúng tôi thu thập
từ Đại từ điển Tiếng Việt (Trung Tâm Ngơn Ngữ và Văn Hóa Việt
Nam, Nguyễn Như Ý chủ biên 1988), Từ điển tiếng Việt (Viện Ngơn
Ngữ Học, Hồng Phê chủ biên 2004), Truyện Kiều, …
Trong tiếng Anh, chúng khảo sát và thu thập ngữ liệu chủ yếu từ
Oxford Advanced Learner's Dictionary (7th Edition Oxford
University Press),
Merriam-Webster’s 11th Collegiate Dictionary,
Cambridge Learner’s Dictionary – 2nd edition,
English Idioms (Jennifer Seidl and W. McMordie Oxford University
Press),
Từ điển thành ngữ Anh-Việt thông dụng (Lã Thành, Nhà xuất bản
Khoa Học và Kỹ Thuật 1995),
Thành Ngữ và tục ngữ tiếng Anh (Nguyễn Kiều Liên và Ngọc
Bích 2002),
Collins Cobuild Dictionary on CD-Rom 2006,
Longman Active Study Dictionary, new edition,
và các cơng trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được triển
khai thành ba chương:

+ Chương một : Tổng quan về ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc
trong tiếng Việt
+ Chương hai : Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt
7


+ Chương ba : So sánh ngữ nghĩa của một số từ ngữ chỉ màu sắc
trong tiếng Việt và tiếng Anh

8


CHƯƠNG MỘT
TỔNG QUAN VỀ NGỮ NGHĨA CỦA
TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG VIỆT
1.1. Khái niệm từ
Từ là một đơn vị cơ bản của ngôn ngữ đã được nhiều nhà ngơn
ngữ học trong nước và ngồi nước định nghĩa nhưng các định nghĩa
này gần như chưa thống nhất với nhau. Theo Ferdinand de Saussure
(1857-1913) thì “… từ mặc dù khó định nghĩa, vẫn là một đơn vị trung
tâm trong toàn bộ cơ cấu của ngôn ngữ” (dẫn theo Nguyễn Công Đức
và Nguyễn Hữu Chương [4, tr.4]). A.Meillet định nghĩa về từ như sau:
“Từ là kết quả của sự kết hợp một ý nghĩa nhất định với một tổ hợp
các âm tố nhất định, có thể có một cơng dụng ngữ pháp nhất định”
(dẫn theo Nguyễn Công Đức và Nguyễn Hữu Chương [4, tr.6]).
Nguyễn Kim Thản viết: “Từ là đơn vị cơ bản của ngơn ngữ, có thể tách
khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là
một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và
chức năng ngữ pháp” (dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp [6, tr.20]) …
nhưng nhìn chung chúng tôi thấy “… với tư cách là định nghĩa sơ bộ,

có tính chất giả thiết để làm việc, có thể chấp nhận định nghĩa từ như
sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình
thức” (dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp [5, tr.61]).
1.2. Ngữ cố định - Đơn vị từ vựng tương đương với từ
Ngữ cố định là gì? Trong nói, viết hằng ngày, bên cạnh đơn vị
cơ bản là từ, người ta còn dùng ngữ (hay cụm từ) cố định. Ngữ cố
định là một loại đơn vị từ vựng được hình thành do sự ghép lại của vài
9


từ, có đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa ổn định, tồn tại với tư cách một
đơn vị mang tính sẵn có như từ. Thí dụ: xanh vỏ đỏ lịng, đổi trắng
thay đen,... trong tiếng Việt; a black look (cái nhìn giận dữ), to be in
the black (có tiền), ... trong tiếng Anh. Những đơn vị ấy tuy do vài từ
ghép lại nhưng lại có những đặc điểm giống như từ. Chúng là những
đơn vị có sẵn trong ngơn ngữ, hình thành trong q trình giao tiếp có
tính xã hội, mang tính cố định, bất biến và được coi là đơn vị tương
đương với từ. Khi cần sử dụng trong giao tiếp, người ta chỉ việc lựa
chọn và tái sử dụng chứ không phải lâm thời ghép các âm lại theo
cách riêng của cá nhân.
Cần phân biệt sự khác nhau giữa ngữ cố định và từ ghép:

- Về mặt tính chất của các thành tố: Ngữ cố định là đơn
vị do nhiều từ kết hợp lại, tuy được kết hợp với nhau một
cách chặt chẽ nhưng mỗi thành tố của ngữ cố định vẫn hiện
rõ bản chất từ của chúng. Cịn từ ghép là đơn vị hồn chỉnh
có cấu tạo nội bộ, gồm một hay nhiều hình vị. Ở các từ ghép,
hai hình vị căn tố mang đặc điểm thành tố cấu tạo từ rất rõ,
nhiều khi nghĩa của chúng bị mờ nhịe hẳn đi, khơng cịn tư
cách một từ độc lập nữa, nó liên kết chặt hay phụ thuộc vào

yếu tố đi kèm.
- Về mặt cấu tạo: Cấu tạo của từ đơn giản gồm ghép hay láy
hình vị. Cấu tạo của ngữ cố định phức tạp hơn nhiều. Nó là kết quả
của sự vận dụng tổng hợp những quan hệ cú pháp của từng ngôn
ngữ.
- Về mặt nghĩa, nghĩa của từ có chức năng định danh sự vật,
hành động, tính chất... rất rõ cịn ngữ cố định bên cạnh nghĩa đen còn
10


có nghĩa bóng. Thử so sánh: hồng hào / đỏ da thắm thịt, căm phẫn /
bầm gan tím ruột, …
1.3. Nghĩa của từ ngữ
Như trên đã nói “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về
ý nghĩa và hình thức”. Theo Nguyễn Thiện Giáp [5, tr.76], ta có một
tam giác ngữ nghĩa có tính khái qt: một đỉnh là ngữ âm, một đỉnh là
cái sở chỉ (đối tượng biểu thị), một đỉnh là cái sở biểu (ý niệm).
Từ ngữ âm

Biểu hiện

Gọi tên

Cái sở chỉ

Cái sở biểu

Phản ánh

Cái sở chỉ là đối tượng mà từ biểu hiện, gọi tên. Cái sở chỉ có thể

gồm những đối tượng ngồi ngôn ngữ như: sự vật, hiện tượng trong
thực tế khách quan, tư duy và người sử dụng và những đối tượng
trong ngơn ngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu trúc) của
ngôn ngữ.
Cái sở biểu là sự phản ánh của đối tượng trong nhận thức của
con người. Nó phản ánh sự vật, hiện tượng trong nhận thức của con
người.
Trong mối quan hệ với từ ngữ âm – là cái biểu hiện, cái sở chỉ
và cái sở biểu làm thành cái được biểu hiện của từ. Không nên lầm
lẫn cái được biểu hiện với nghĩa của đơn vị ngôn ngữ. Nghĩa của từ
(cũng như của các đơn vị ngôn ngữ khác) là quan hệ của từ với cái gì
11


đó nằm ngồi bản thân nó. Hiểu nghĩa của một đơn vị nào đó là hiểu
đơn vị ấy có quan hệ với cái gì, tức là nó biểu thị cái gì.
Vì từ có quan hệ rất đa dạng với các hiện tượng khác cho nên
nghĩa của từ cũng là một hiện tượng phức tạp, bao gồm một số thành
tố đơn giản hơn như:
a. Nghĩa sở chỉ: là mối quan hệ của từ với đối tượng mà từ biểu
thị. Đối tượng mà từ biểu thị không phải chỉ là những sự vật, mà cịn
là các q trình, tính chất, hoặc hiện tượng thực tế nào đó. Những sự
vật, q trình, tính chất, hoặc hiện tượng mà từ biểu thị được gọi là
cái sở chỉ của từ. Mối quan hệ của từ với cái sở chỉ được gọi là nghĩa
sở chỉ.
b. Nghĩa sở biểu: là quan hệ của từ với ý, tức là với khái niệm
hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện. Khái niệm hoặc biểu tượng có quan
hệ với từ được gọi là cái sở biểu và quan hệ giữa từ với cái sở biểu
được gọi là nghĩa sở biểu. Thuật ngữ ý nghĩa, thích hợp nhất là dùng
để chỉ nghĩa sở biểu.

Cái sở biểu và cái sở chỉ của một từ có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Cái sở biểu chính là sự phản ánh của cái sở chỉ trong nhận thức
của con người. Tuy nhiên giữa cái sở biểu và cái sở chỉ vẫn có sự
khác nhau rất lớn. Mỗi cái sở biểu có thể ứng với nhiều cái sở chỉ
khác nhau vì nó có quan hệ với cả một lớp hạng đối tượng trong thực
tế. Ngược lại, một cái sở chỉ có thể thuộc vào những cái sở biểu khác
nhau, bởi vì cùng một sự vật, tùy theo đặc trưng của mình, có thể
tham gia vào một số lớp hạng khác nhau, bắt chéo nhau.
Nghĩa sở chỉ thể hiện ra khi sử dụng các từ trong lời nói. Nó
khơng có tính ổn định, bởi vì bản thân mối quan hệ của từ với cái sở
chỉ có thể thay đổi tùy theo hồn cảnh nói năng cụ thể.
12


Quan hệ giữa ngữ âm của từ với cái sở biểu, tức là nghĩa sở
biểu của từ đó, trong một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định là cái
có tính chất ổn định. Vì vậy, nghĩa sở biểu thuộc vào hệ thống ngơn
ngữ. Khi nói đến ý nghĩa hay nghĩa từ vựng của các từ, trước hết
người ta muốn nói đến chính cái nghĩa này.
c. Nghĩa sở dụng: là quan hệ của từ với người sử dụng (người
nói, người viết, người nghe, người đọc). Người sử dụng hồn tồn
khơng thờ ơ với từ ngữ được dùng. Họ có thể bộc lộ thái độ, cảm xúc
của mình với từ ngữ và qua đó tới cái sở chỉ và cái sở biểu của từ
ngữ. Quan hệ của từ với người sử dụng được gọi là nghĩa sở dụng.
d. Nghĩa kết cấu: là quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ
thống từ vựng được gọi là nghĩa kết cấu. Nghĩa sở chỉ và nghĩa sở
biểu trong các ngôn ngữ đều có quan hệ với việc nhận thức hiện thực
khách quan. Nhưng sự hình thành của những cái sở biểu lại được
diễn ra trên cơ sở ngôn ngữ, bằng những phương tiện có sẵn, cho
nên có thể đạt đến các cái sở biểu bằng những con đường khác nhau,

bởi vì bản thân quá trình nhận thức được thực hiện bằng những biện
pháp ngôn ngữ khác nhau. Khi các biện pháp ngôn ngữ thay đổi thì
cái sở biểu cũng thay đổi. Chính vì vậy, cái sở biểu của những từ
tương ứng trong các ngơn ngữ khơng hồn tồn giống nhau. Sự khác
nhau là do quan hệ nội tại lẫn nhau giữa các từ trong từng ngôn ngữ
qui định.
Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối
vị và trục ngữ đoạn. Quan hệ của từ với các từ khác trên trục đối vị
được gọi là nghĩa khu biệt hay giá trị. Quan hệ của từ với các từ khác
trên trục ngữ đoạn được gọi là nghĩa cú pháp hay ngữ trị. Nghĩa cú
pháp hay ngữ trị của từ chính là khả năng kết hợp từ vựng và khả
13


năng kết hợp cú pháp của từ đó. Khả năng kết hợp từ vựng là khả
năng kết hợp của các nghĩa, còn khả năng kết hợp cú pháp là khả
năng dùng các từ trong những cấu trúc nào đó.
1.4. Khái niệm màu sắc
Theo (Wikipedia, encyclopedia) [34], màu sắc là đặc tính giác
quan của thị giác con người tương ứng với các loại từ ngữ được gọi
như đỏ, vàng, trắng … (trong tiếng Việt). Màu sắc có được từ ánh
sáng quang phổ (sự phân phối năng lượng ánh sáng đối với chiều dài
sóng) tác động vào mắt bằng các trực giác quang phổ của cơ quan
hấp thụ ánh sáng.
Các loại màu sắc và các chỉ định về vật lý của màu sắc cũng có
liên quan đến các vật thể, vật liệu, các nguồn ánh sáng … chúng được
dựa vào các đặc tính tự nhiên như sự hấp thụ, sự phản chiếu hoặc là
sự phát ra quang phổ.
Theo Đào Thản thì màu sắc là một thuộc tính của vật thể, tồn tại
một cách khách quan trong thế giới vật chất, mà thị giác con người có

thể nhận biết được( 1). Tuy vậy, sự nhận thức và phân biệt màu sắc lại hoàn tồn có tính chất chủ
quan đối với từng cộng đồng người nhất định. Trong các ngôn ngữ khác nhau, người ta phân chia dải màu và
ghi nhận các sắc độ, sắc thái về màu theo những cách riêng khác nhau. Hệ thống tên gọi màu sắc do đó cũng
khơng thể giống nhau trong mọi ngôn ngữ. Vấn đề khá phức tạp này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu, trong đó có rất nhiều nhà ngơn ngữ học. Màu sắc được thể hiện bằng danh từ và tính từ trong hệ
thống từ loại. Trong đó, tính từ chỉ màu sắc được sử dụng rộng rãi trong nhiều kiểu loại văn bản.

Từ thực tế 78 ngôn ngữ khác nhau, B.Berlin và P.Kay [18, tr.2]
đã rút ra những điều phổ quát hết sức thú vị:

1

Hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc của tiếng Việt trong sự liên hệ với mấy điều phổ qt. Tạp chí Ngơn
ngữ số 2 / 1993.

14


- Mọi ngơn ngữ ít nhất cũng đều có hai từ chỉ màu đen và màu
trắng.
- Nếu có ba từ thì có thêm màu đỏ,
- Nếu là bốn từ thỉ có thêm màu xanh lá hoặc vàng,
- Nếu là năm từ thì có thêm cả xanh lá và vàng,
- Nếu là sáu từ thì có thêm màu xanh da trời,
- Nếu là bảy từ thì có thêm màu nâu,
- Nếu có trên bảy từ thì có thêm tím, hồng, da cam, xám, hoặc
hỗn hợp của những màu này.
1.5. Phân loại từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt
Từ các kết luận có tính phổ qt, ta thấy trong sự ghi nhận màu
sắc, vấn đề xác định màu cơ bản (màu chính) và màu phụ là một thực

tế đặt ra đối với nhiều ngơn ngữ. Tính hệ thống của các từ ngữ chỉ
màu đòi hỏi phải chỉ ra được trong một ngôn ngữ những màu nào
được coi là màu cơ bản, những màu nào là màu phụ và ứng với
chúng là những từ ngữ nào. Tuy nhiên cũng có thể suy ra rằng:
Số lượng từ chỉ màu trong các ngôn ngữ nói chung khơng có sự
tương đương nhau, do sự ghi nhận và gọi tên màu sắc khơng giống
nhau. Có ngơn ngữ chỉ biết có hai màu duy nhất, lại có những ngôn
ngữ phân biệt rõ đến trên bảy màu. Như vậy là chỉ có thể nói đến việc
xác định màu cơ bản cho từng ngôn ngữ cụ thể. Hơn nữa vấn đề này
cũng chỉ đặc biệt quan trọng đối với những ngơn ngữ có số lượng từ
ngữ chỉ màu tương đối phong phú, trong đó có thể kể đến tiếng Việt và
tiếng Anh.
Sự nhận thức về màu và phân chia dải màu để gọi tên các màu
trong các ngôn ngữ thường là dựa trên cảm nhận thị giác và quan
điểm truyền thống của từng cộng đồng người, nhiều hơn là dựa vào
15


kết quả phân tích quang phổ. Vì lẽ đó có một số màu được coi là màu
cơ bản ở ngôn ngữ này lại có thể khơng phải là màu cơ bản ở một
ngôn ngữ khác. Chẳng hạn thời xưa theo ông cha ta màu xanh da trời,
xanh lá cây và màu da cam không được coi là màu cơ bản trong tiếng
Việt, trong khi đó ở tiếng Anh, theo Berlin và Kay, các màu cơ bản lại
là trắng, đen, đỏ, xanh lá cây, vàng, xanh nước biển, nâu, tím, hồng,
da cam, xám, còn ở tiếng Nga các màu cơ bản lại là hồng, nâu, trắng,
đen, xám cộng với bảy màu có trong quang phổ cầu vồng.
Bảy từ chỉ màu được đưa ra theo thứ tự trong tài liệu phổ quát
trên khơng nhất thiết đó là tên gọi bảy từ chỉ màu cơ bản của ngôn
ngữ nào. Bảy màu này cũng không trùng với bảy màu của cầu vồng
gồm đỏ, da cam, chàm, lục, lam, tím, vàng. Điều này có nghĩa là bảy

màu của cầu vồng khơng có liên quan gì đến bảy màu trên, đồng thời
cũng gần như khơng có liên quan gì đến nhóm màu cơ bản của từng
ngơn ngữ. Đương nhiên cũng có trường hợp như tiếng Nga, nhóm
màu cơ bản được các nhà nghiên cứu xác định là bao gồm cả bảy
màu của cầu vồng cộng thêm một số màu khác, nhưng cũng có nhiều
ngơn ngữ khơng coi bảy sắc cầu vồng là cơ sở để xác định các màu
cơ bản của mình kể cả những ngơn ngữ có số lượng từ chỉ màu khá
lớn.
Để phân loại từ ngữ chỉ màu sắc tiếng Việt ta có thể dựa vào
nhiều tiêu chí như sau:
1.5.1. Phân theo chức năng: Xét về chức năng ta có thể phân từ
ngữ chỉ màu sắc thành hai loại là từ ngữ chỉ màu sắc chính và từ ngữ
chỉ màu sắc phụ.
1.5.1.1. Các từ ngữ chỉ màu sắc chính trong tiếng Việt.

16


Theo Đào Thản, để xác định các từ ngữ chỉ màu sắc cơ bản
trong tiếng Việt phải chăng cần lưu ý đến một quan điểm có tính chất
truyền thống của phương đơng, đó là thuyết ngũ hành. Theo người
Trung Quốc ngũ hành là 5 nguyên tố vật chất cấu tạo nên thế giới và
họ cho rằng:
- màu đỏ tượng trưng cho lửa và nó tương ứng với phía nam
cũng như mùa hè ấm áp;
- màu đen tượng trưng cho nước và nó tương ứng với phía bắc
cũng như mùa đơng vì vào mùa đơng ở phía bắc khơng có
nước;
- màu xanh lá cây tượng trưng cho gỗ và nó tương ứng với
hướng đơng cũng như có liên quan đến mùa xuân;

- màu trắng tượng trưng cho kim loại và nó tương ứng với phía
tây cũng như mùa thu;
- màu vàng tượng trưng cho đất và nó là tập hợp năm yếu tố.
Từ con số 5 này và ứng với năm nguyên tố này, theo nguyên tắc
"ngũ phân", chúng ta có ngũ quan (năm giác quan), ngũ tạng, ngũ vị,
ngũ quả, ngũ kim, ngũ âm, ngũ cốc, v.v… Đó chính là nhóm gồm 5
thành phần, yếu tố hoặc bộ phận cơ bản, xác định cho từng phạm vi
khái niệm, sự vật. Và như vậy ngũ sắc có thể chính là 5 màu cơ bản
nhất mà ông cha chúng ta đã từng quan niệm và ghi nhận trong ngôn
ngữ: xanh, đỏù, trắng, tím, vàng.
Tuy nhiên đó chỉ mới là 5 màu cơ bản nhất theo quan niệm cổ
truyền. Thực tế nhận thức và sự phát triển của tiếng Việt chứng tỏ là
số màu được coi là cơ bản cịn có thể nhiều hơn. Chẳng hạn còn phải
kể thêm màu đen. Sở dĩ màu này không được liệt vào ngũ sắc trong
tiếng Việt chỉ vì một ấn tượng từ rất xa xưa mà cho đến nay vẫn còn:
17


màu đen không được coi là màu, cũng như màu trắng thường bị coi là
không màu. Ở đây rõ ràng là phải dùng đến định nghĩa của các tác giả
tài liệu phổ qt: màu cơ bản thì có tiêu điểm rõ, và đối lập trong tập
hợp tiêu chuẩn, chẳng hạn như đen và trắng là hai màu bài trừ nhau.
Ngoài ra, từ sự phân chia các nhóm màu trong tập hợp tiêu
chuẩn, còn phải kể đến màu nâu cũng là một trong những màu cơ bản
trong tiếng Việt. Nhờ có nhóm màu phụ nâu non, đà, gụ, gạch, gạch
cua,... mà nâu có được chỗ đứng vững vàng trong danh sách các màu
cơ bản của tiếng Việt.
Với cách xác định đơn giản như trên, Đào Thản nhận định trong
tiếng Việt có bảy màu cơ bản là: đen, trắng, xanh, đỏ, vàng, tím, nâu.
Theo Trịnh Thị Thu Hiền [7, tr.58] thì màu xám cũng có các màu

phụ như xám tái, xám tro, xám lông chuột, xám ghi, … cho nên màu
xám cũng là màu cơ bản trong tiếng Việt.
Tuy nhiên, theo công trình nghiên cứu của B.Berlin và P.Kay [18,
tr.102] thì trong ngơn ngữ của người Việt có chín màu cơ bản đó là
trắng, đen, đỏ, xanh, vàng, nâu, tím, hồng, xám và chúng tơi cũng
đồng tình với quan niệm này vì màu hồng cũng có các màu phụ như
hồng đào, hồng phấn, hồng xiêm, …
1.5.1.2. Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ trong tiếng Việt
Một thực tế rất đáng chú ý là cách gọi tên màu trong tiếng Việt
cũng có thể góp thêm những căn cứ quan trọng cho việc xác định màu
cơ bản, hay màu phụ. Đã có một tên gọi là xanh chỉ màu xanh nói
chung thì xanh da trời, xanh lá cây, xanh lá mạ không thể cũng đồng
thời là màu cơ bản, mà tất yếu chúng phải là màu phụ của xanh. Cũng
tương tự như vậy, một tên gọi màu cụ thể như (màu) da cam chỉ có
thể là tên gọi của một màu phụ, của đỏ hoặc vàng. Những màu như
18


lục, lam, chàm trong tiếng Việt không được coi là màu cơ bản, mà chỉ
là màu phụ của xanh. Các từ lục, lam, chàm tuy có khi được dùng độc
lập để chỉ màu, như màu lục, màu lam, màu chàm, nhưng thực tế
chúng không phải là tên gọi của những màu riêng nào khác ngoài
phạm vi của màu xanh. Trong quan hệ kết hợp với xanh, các yếu tố
lục, lam, chàm ln ln ở vị trí phụ thuộc:
Lục =

Lam =

Chàm =


Xanh lục

Xanh lam

Xanh chàm

Màu xanh lục

Màu xanh lam

Màu xanh chàm

Xanh màu lục

Xanh màu lam

Xanh màu chàm

Đến đây, có thể phân chia các nhóm màu căn cứ vào mối quan
hệ giữa màu cơ bản với màu phụ.
a. Dựa vào mối quan hệ giữa màu cơ bản với màu phụ
Màu cơ bản trong tiếng Việt là màu mang tên gọi chung cho cả
một nhóm màu phụ. Từ một màu cơ bản, một người bản ngữ với thị
giác lành mạnh có thể dễ dàng gọi ra nhiều màu phụ khác nhau của
nó. Bởi vì tên gọi màu phụ trong tiếng Việt hết sức cụ thể, chúng được
mượn trực tiếp từ tên gọi của đối tượng, sự vật trong thế giới khách
quan. Ngược lại, từ vơ số màu phụ có thể qui chúng thành các nhóm
màu, trong đó có một màu cơ bản đứng đầu nhóm. Thí dụ các nhóm
màu phụ bổ sung cho 9 màu cơ bản:
+ Màu phụ của đen gồm: huyền, nhung, mun, đồng hun, …

+ Màu phụ của trắng gồm: vôi, kem, sữa, thiếc, bạc, ngà, bạch
kim, nguyệt bạch, ...
+ Màu phụ của xanh gồm: rêu, chàm, lục, lơ, da trời, nước biển,
lá cây, lá mạ, nõn chuối, cổ vịt, cánh trả, ...

19


+ Màu phụ của đỏ gồm: son, tía, bồ quân, hoa hiên, mận chín,
da cam, huyết dụ, tiết dê, …
+ Màu phụ của hồng gồm: hồng đào, hồng phấn, hồng xiêm, …
+ Màu phụ của vàng gồm: hoàng yến, mật ong, đồng, đồng
thau, ...
+ Màu phụ của tím gồm: hoa cà, tím huế, tím than, sim, bằng
lăng, …
+ Màu phụ của nâu gồm: gạch, gụ, đà, nâu non,...
+ Màu phụ của xám gồm: xám tro, xám chì, xám đen,…
Dĩ nhiên muốn có một bảng phân chia các nhóm màu một cách
thật chính xác, cần thiết phải vận dụng ba tiêu chí về độ màu, độ sáng,
độ bão hịa của màu sắc để phân biệt các màu với nhau trên cơ sở
khoa học như nhiều nhà nghiên cứu đã làm. Bởi lẽ màu phụ bao giờ
cũng là màu bổ sung, phụ cho một màu cơ bản nào đó, nhưng màu
phụ cũng cịn có thể là một màu hỗn hợp, phụ cho một số màu cơ bản
khác nhau.
b. Dựa vào các đối tượng, vật thể, chất liệu, trong thực tế,
trong thế giới tự nhiên
Tên gọi các màu phụ trong tiếng Việt không chỉ dựa vào các
nhóm màu cơ bản mà cịn dựa vào tên gọi của các đối tượng, vật thể,
chất liệu trong thực tế, trong thế giới tự nhiên để phát triển hệ thống
màu sắc của mình vì các từ ngữ chỉ màu sắc cơ bản không đủ để thể

hiện diễn tả đến những màu sắc mà con người liên tưởng.
* Người Việt đã liên tưởng đến tên gọi của các lồi cây cỏ, hoa
lá hoặc các bộ phận có màu sắc tự nhiên trong cơ thể sống của sinh
vật để đặt tên cho các màu sắc phụ như:

20


- hoa hiên, hoa cà, hoa lí (thiên lí), hoa mơ, hoa chanh, hoa
mai...
- lá cây, lá mạ, cỏ úa, nõn chuối, cánh sen, ...
- mận chín, bồ quân, hạt dẻ, hạt dưa.. .
- cánh trả, cánh gián, cánh cam, cánh vạc, ...
- mỡ gà, gan gà, gạch cua, lòng tôm, cổ vịt, da lươn, trứng sáo,
tiết dê,.. .
* Sự liên tưởng khơng dừng lại ở các lồi hoa, cây cỏ, mà chúng
được liên hệ đến các hiện tượng, cảnh vật nhìn thấy trong thiên nhiên
như: mây, khói, lửa, nắng, da trời, nước biển, ráng chiều, hồ thủy,
nguyệt bạch, thanh thiên, . . .
* Tên gọi của kim loại, khoáng chất cũng được người Việt sử
dụng để đặt tên cho màu sắc như: bạc, đồng, chì, thiếc, bạch kim,
thủy ngân, hồng ngọc, bích ngọc, cẩm thạch, . . .
* Các chất liệu trong tự nhiên như: tro, son, đất, than, mun,
gạch, xi măng, gụ, kem, ngà, mật ong, hổ phách, cánh kiến, san hô, ...
* Tên gọi các vật phẩm khác có màu sắc đặc trưng cũng khơng
nằm ngồi phạm vi liên tưởng của người Việt để làm giàu nhóm từ
vựng màu sắc phụ trong tiếng Việt như: bánh mật (nước da), cà phê,
cà phê sữa, cháo lòng, muối tiêu, tàn thuốc,...
Cách gọi tên các màu phụ trong tiếng Việt như trên nói lên quan
niệm của người nói tiếng Việt trong việc ghi nhận và miêu tả những

cung bậc khác nhau của màu sắc.
1.5.2. Phân theo nghĩa.

21


Xét về nghĩa ta có thể phân từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt
thành các loại sau ( 2):
a. Từ ngữ chỉ màu sắc nghĩa đen: xanh, đỏ, vàng, đen, trắng,
nâu, gụ, xám, tím, trong, đục, mờ, đậm, vv… các loại từ ngữ
này thường chỉ có một nghĩa nhất định và chúng chỉ mang
nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc
b. Từ ngữ chỉ màu sắc nghĩa bóng: sáng sủa, trong sáng,
đen tối, trong trắng, đậm đà, vv…, loại từ ngữ này không
đơn giản mang nghĩa của màu sắc nữa mà chúng được
chuyển nghĩa sang một dạng khác.
c. Từ ngữ chỉ màu sắc phóng đại: xanh ngắt, xanh um, xanh
lè, vàng chói, vv…, loại từ ngữ này dùng để biểu thị ý
nghĩa màu sắc ở mức độ cao.
d. Từ ngữ chỉ màu sắc giảm nhẹ: xanh xanh, đỏ đỏ, mờ mờ,
dìu dịu, vv…, loại này thường dùng phương pháp láy để
phát triển từ ngữ chỉ màu sắc.
1.6. Từ ngữ chỉ màu sắc trong các lớp từ vựng tiếng Việt
1.6.1. Từ ngữ chỉ màu sắc trong lớp từ vựng toàn dân và từ vựng
hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ.
Căn cứ vào phạm vi sử dụng, có thể chia từ vựng của từ ngữ chỉ
màu sắc trong tiếng Việt thành các lớp từ như: từ toàn dân, từ hạn
chế về mặt xã hội - lãnh thổ, từ địa phương, tiếng lóng, từ nghề
nghiệp.
a. Từ ngữ chỉ màu sắc trong lớp từ toàn dân là những từ được

toàn dân hiểu và sử dụng, không phân biệt địa phương hay tầng lớp
2

Tiếng Việt Hiện Đại, TS Nguyễn Văn Thành

22


xã hội. Đó là những từ quan trọng nhất của mỗi ngơn ngữ. Thí dụ:
xanh, đỏ, vàng, tím, đen, ….
- Về nội dung: đó là những từ biểu thị những khái niệm cần thiết
nhất trong đời sống dân tộc.
- Về mặt nguồn gốc: đại đa số là những từ vốn có của dân tộc
hoặc vay mượn từ các ngơn ngữ khác từ rất lâu đời.
- Về chức năng đối với hệ thống ngơn ngữ: từ tồn dân là cơ sở
để cấu tạo từ mới, làm giàu cho vốn từ dân tộc đồng thời cũng là từ
ngữ của văn học, khoa học, hành chính cơng vụ.
b. Từ ngữ chỉ màu sắc trong lớp từ địa phương là những từ
được dân cư của một hay vài vùng nào đó sử dụng. Đó là một
nhánh phụ của ngơn ngữ tồn dân.
- Về nội dung: chúng là tên gọi những đặc sản, đặc điểm sinh
hoạt văn hố, xã hội của một địa phương, đơi khi chúng phản ánh
cách nhận thức riêng biệt về sự vật, hiện tượng của địa phương.
Thí dụ: người phương bắc có dùng ngữ răng đen hạt huyền điều
này là do phong tục nhuộm răng ngày trước của người phương
bắc, hay các từ ngữ như trắng chân, trắng chiếu, áo gụ, quần điều,
màu tiết dê,…
c. Từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng lóng là những từ được một
tập thể xã hội nhất định sử dụng nhằm mục đích khơng cho người
ngồi tập thể biết nội dung các câu nói hoặc chỉ cốt để biểu hiện

một phong cách nói năng riêng của tập thể.
- Về nội dung: thường là những tên gọi tồn tại song song bên
cạnh những tên gọi đã có trong ngơn ngữ tồn dân. Chúng có nội
dung phong phú, bao gồm nhiều khái niệm khác nhau liên quan
đến cuộc sống của tập thể.
23


- Về vai trị đối với ngơn ngữ dân tộc: chúng chiếm số lượng
không nhiều. Chúng không được xếp vào ngơn ngữ văn hố, phạm
vi sử dụng của chúng thường hạn chế trong những tập thể nhỏ hẹp
và chỉ được sử dụng chủ yếu trong khẩu ngữ. Thí dụ: bồ câu trắng
(cảnh sát giao thông đi xe mô tô trắng), gà móng đỏ, dế đen (điện
thoại di động có chứa phim đen)... Các phong cách khoa học, hành
chính-cơng vụ khơng sử dụng chúng. Trong văn học, đơi khi tiếng
lóng được sử dụng nhằm mục đích khắc họa đặc trưng của một tập
thể trong tính cách của nhân vật. Tiếng lóng là một dịng nhỏ của
vốn từ tồn dân, sau thời gian được thử thách, sàng lọc, những
yếu tố được đánh giá là tích cực có thể được bổ sung vào ngơn
ngữ tồn dân.
d. Từ ngữ chỉ màu sắc trong lớp từ nghề nghiệp là những từ
được sử dụng trong phạm vi một nghề nghiệp nhất định.
- Về nội dung: Chúng thường biểu thị đặc trưng, tính chất hay
để gọi tên sự vật hiện tượng của một nghề. Thí dụ:
+ trong tin học ta có các từ ngữ như hacker mũ trắng (người
xâm nhập vào mạng hoặc hệ thống máy tính với ý đồ tốt), hacker
mũ đen (người xâm nhập vào mạng hoặc hệ thống máy tính với ý
đồ xấu), hacker mũ xám (người xâm nhập vào mạng hoặc hệ thống
máy tính khơng có ý đồ); trong đó trắng, đen, xám dùng để chỉ tính
chất tốt xấu.

+ trong y khoa ta có các từ ngữ như ban đỏ, máu trắng …trong
tiếng Việt, hay blue baby (em bé bệnh tim bẩm sinh), black head
(mụn trứng cá), …. trong tiếng Anh.
- Về vai trò: Khác với từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng lóng, từ
ngữ chỉ màu sắc trong lớp từ nghề nghiệp không phải là tên gọi
24


×