Website:
Email :
Tel : 0918.775.368
CHUYÊN ĐỀ: NGỮ PHÁP - NGỮ NGHĨA
Nghiên cứu ngữ pháp ngữ nghĩa của lời có gì khác với nghiên cứu ngữ
pháp - ngữ nghĩa của câu? Hãy nêu một vài ví dụ và phân tích để làm rõ cơ
chế tạo lập và lĩnh hội các hành động ngôn trung trực tiếp và gián tiếp
Nghiên cứu nghữ pháp - ngữ nghĩa của lời trên cơ sở nghiên cứu lời cầu
khiến tiếng Việt.
Đây là một hướng nghiên cứu còn rất mới mẻ trong ngôn ngữ học, trước đây
cũng có một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ đề cập đến lời cầu khiến nhưng còn hết
sức sơ sài, chưa đi sâu vào vấn đề. Như GS. Diệp Quang Ban khi bàn về lời cầu
khiến mới chỉ mô tả nó có vẻ giống với tiếng Nga chứ chưa đi vào cụ thể trong các
tình huống ngôn ngữ của tiếng Việt.
Nghiên cứu lời cầu khiến với các phương thức biểu hiện hoạt động cầu khiến
để định ra phương pháp nghiên cứu ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời.
- Nghiên cứu theo quan điểm ngữ pháp chức năng. Tức là xuất phát từ mục
đích giao tiếp để tìm ra phương tiện hình thức biể hiện các chức năng nghĩa học,
dụng học của lời cầu khiến.
Quá trình nghiên cứu đi từ mục đích đến phương tiện, từ trong ra ngoài, ý
nghĩa của các phương tiện biểu hiện các phương tiện
- Nghiên cứu lời cầu khiến trong mối quan hệ gắn bó với bối cảnh giao tiếp,
mục đích nói, hoạt động nói; dựa vào sự liên quan đó mà phát triển lý giải các đặc
trưng, cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của lời, kết quả đạt được sẽ là các phương
thức biểu hiện hoạt động tạo ra lời cầu khiến được nghiên cứu tổng hợp từ các bình
diện kết học, nghĩa học và dụng học.
Ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời dùng trong phạm vi hoạt động của lời nói để
phân biệt ngữ pháp- ngữ nghĩa (hiểu mặc định là ngữ pháp- ngữ nghĩa của câu).
1
Website:
Email :
Tel : 0918.775.368
Nếu ngữ pháp- ngữ nghĩa chỉ xác định quy tắc hiểu và sử dụng ý nghĩa của
hoạt động các phương tiện ngôn ngữ chủ yếu qua mối quan hệ giữa ngôn ngữ và
quy luật tư duy thì ngữ pháp ngữ nghĩa của lời nghiên cứu các vấn đề ngữ nghĩa có
tính quy luật trong lời nói không chỉ bao chứa mối quan hệ giữ ngôn ngữ và tư duy
mà còn bao chứa sự tác động của các nhân tố: mục đích nói, hoàn cảnh nói, tâm lý-
văn hoá dân tộc, ngôn cảnh hội thoại, vị thế giao tiếp, tri thức của những người
trong hội thoại... được cấu trúc hoá thành các biểu thức có tính quy tắc để mọi
người nhận diện và sử dụng đạt hiệu quả giao tiếp cao.
Quy tắc nghiên cứu ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời được xây dựng trên nền
tảng của những quy tắc ngữ pháp- ngữ nghĩa nhưng cụ thể và phong phú hơn ngữ
pháp - ngữ nghĩa.
Đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời là lời, là lời thành
phẩm, phân biệt với câu theo sự phân biệt lời nói và ngôn ngữ của Saussure và
phân biệt ngữ năng, ngữ thi của Chomsky. Thuật ngữ "phát ngôn" tạo ra sự mơ hồ
về nghĩa, gồm một ngữ, một ngữ động từ chỉ hành động bên cạnh nghĩa lời thành
phẩm không dùng.
Ngữ pháp truyền thống dùng thuật ngữ "câu" để chỉ chung câu và lời (câu
cụ thể là lời; câu trừu tượng là câu). Dùng lời phân biệt câu, chỉ ra câu thuộc hoạt
động ngôn ngữ (tính trừu tượng), khái quát hoá, tách ra khỏi ngôn cảnh. Còn lời là
sản phẩm cụ thể của một hoạt động nói năng trong một ngôn cảnh nhất định nhằm
một mục đích nhất định. Nghĩa của lời luôn chịu sự chi phối của ngôn cảnh nhưng
nó vẫn mang tính khái quát hoá tạo thành những quy luật và quy tắc sử dụng ở
những mức độ, phạm vi nhất định. Nhiệm vụ của ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời là
phân tích, tìm ra những quy luật ấy nhằm bổ sung, phát triển hệ thống quy tắc ngữ
pháp- ngữ nghĩa của lời.
* Sự cần thiết của hướng nghiên cứu này. Trước đây ngôn ngữ học truyền
thống thường chia làm 3 phạm vi: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Ngữ nghĩa thuộc
2
Website:
Email :
Tel : 0918.775.368
vào phạm vi từ vựng. Khi ngữ nghĩa học của từ phát triển, các nhà ngữ học đặt tên
là từ vựng- ngữ nghĩa. Trong ngữ pháp học, sau khi huynh hướng cấu trúc luận đạt
được một kết quả nhất định nó đã lộ ra một số bất cập, cho nên một số có khuynh
hướng nghiên cứu ngữ pháp khác phát triển (tạo sinh, nghĩa,...) để bổ sung; ngữ
pháp chức năng sau này cũng vậy.
Hành động ngôn trung là hoạt động nói được thể hiện bằng một lực thông
báo của lời thể hiện một mục đích nhất định của lời như: trần thuật, hỏi, cầu khiến.
Hành động ngôn trung trong lời là lực ngôn trung làm nên giá trị ngôn trung.
Hành động ngôn trung là quan trọng nhất vì nó nằm ngay trong lời nói được biểu
hiện qua các dấu hiệu ngôn ngữ ở mặt hình thức (ngôn từ) và ý nghĩa (ý nghĩa ngôn
từ). Ở mặt ý nghĩa, hoạt động ngôn trung (mục đích ngôn trung) được gọi là đích
ngôn trung (cầu khiến người nghe hành động theo mình đó là đích ngôn trung cầu
khiến).
Ở mặt hình thức, nó là phương tiện chỉ dẫn ra lực ngôn trung; các kiểu kết
cấu (cấu trúc), ngữ điệu, quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị tố tham thể.
Ngữ pháp truyền thống khi nghiên cứu nghĩa của câu là nói đến nghĩa sự tình
thuộc nghĩa học (nghĩa phản ánh thực tại khách quan).
Nghiên cứu hành động ngôn trung là nghiên cứu nghĩa tình thái chủ quan.
Tính chất nhận diện hành động ngôn trung:
+ Đích ngôn trung
+ Hướng khớp lời
+ Trạng thái tâm lý được biểu hiện
+ Hiệu lực ngôn trung
+ Cương vị xã hội của người nói và người nghe
+ Sự quan tâm của những người trong hội thoại
+ Chức năng liên kết ngôn từ
+ Nội dung lời nói ra
3
Website:
Email :
Tel : 0918.775.368
+ Sự cần thiết hay không của đối tượng ngôn hành
+ Vị thế xã hội
+ Hành động ngôn từ phải có biểu thức ngôn hành
Và có 3 tính chất cơ bản:
+ Đích ngôn trung
+ Hướng khớp lời
+ Trạng thái tâm lý được biểu hiện
Được phân ra làm 5 lớp hành động ngôn trung:
+ Lớp biểu hiện
+ Lớp chi phối
+ Lớp hành động, cam kết
+ Lớp biểu cảm
+ Lớp tuyên bố
Khi dựa vào mục đích ngôn trung thì được chia ra:
+ Hành động trần thuật (thuật lại sự tình)
+ Hành động hỏi (hỏi về điều chưa rõ)
+ Hành động cầu khiến (thể hiện điều mình nêu/ cho phép mình làm)
+ Hành động cảm thán (bày tỏ cảm xúc.....) ở mức độ cao.
Tương ứng những đích ngôn trung, những dấu hiệu hình thức đặc trưng giúp
nhận diện đúng đích ngôn trung gọi là biểu thức ngôn hành. Phương tiện chỉ dẫn
lực ngôn trung nằm trong biểu thức ngôn hành.
Các lời thể hiện các đích ngôn trung được gọi tên theo sự phân loại hành
động ngôn trung tương ứng:
+ Lời hỏi
+ Lời trần thuật
+ Lời cầu khiến
+ Lời cảm thán
4
Website:
Email :
Tel : 0918.775.368
Nếu chú ý đến hướng khớp lời trong mối quan hệ với thực tại thì lời cầu
khiến và lời hỏi được xây dựng theo hướng từ ngôn ngữ đến hiện thực. Có nghĩa là
hành động ngôn từ (lời nói) có trước và hành động thực tế có sau. Lời trần thuật
cảm thán xây dựng theo hướng ngược lại.
Lời cầu khiến là lời hỏi yêu cầu người nghe thực hiện hành động, lời hỏi yêu
cầu người nghe thực hiện hành động đáp lại lời hỏi và phải xuất hiện trong bối cảnh
giao tiếp trực tiếp (người nói, người nghe cùng tồn tại đồng thời tại thời điểm nói).
Với lời trần thuật có thể xuất hiện trong bối cảnh trực tiếp/ gián tiếp được thể
hiện bằng ngôn từ.
Hành động cầu khiến là khái niệm trổng quát bao gồm các hành động ngôn
trung, có ý nghĩa cầu (cầu, nhờ mời, chúc, xin...) và các hành động ngôn trung có
nghĩa "khiến" (yêu cầu, ra lệnh, cấm, cho phép...). Cầu và khiến đều giống nhau ở
đích ngôn trung, đều yêu cầu đối ngôn thực hiện hành động mà chủ ngôn mong
muốn. Sự khác nhau giữa cầu và khiến là ở mức độ của hiệu lực ngôn trung. Nếu
"cầu" yêu cầu sự thiện chí, tự nguyện hành động của đối ngôn thì "khiến" lại là
cưỡng ý, áp đặt đối ngôn hành động.
Ví dụ: - Mang quyển sổ này về cho anh Nhâm (khiến) (Triệu Bôn , Mầm
sống).
-... bây giờ anh nên nghe tôi, sắp hết buổi chiều rồi (cầu) (Triệu Bôn, Mầm
sống).
Giữa 2 cực đó là những hành động vừa có tính cầu vừa có tính khiến
(khuyên, đề nghị,...) cho nên tập hợp những hành động trên thành hành động cầu
khiến có tính khách quan hơn nghĩa mệnh lệnh.
Ý nghĩa cầu khiến của lời chính là nội dung của hành động cầu khiến, nó
thuộc về nghĩa tình thái chủ quan của lời do mục đích nói của chủ ngôn quyết định.
Nó phân biệt với nghĩa tình thái khách quan vốn là nghĩa tình thái hiện thực được
phản ánh trong lời.
5