Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.73 KB, 6 trang )

GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HOÁ CHO TRẺ ĐẶC
BIỆT
Nội dung:
- Đối với trẻ khuyết tật
- Đối với trẻ gặp hoàn cảnh đặc biệt
- Đối với trẻ phát triển sớm
1. Đối với trẻ khuyết tật
Trẻ khuyết tật biểu hiện rất khác nhau ở nhiều loại khác nhau. Do đó, giáo dục hành vi
văn hóa cho các cháu cũng địi hỏi có sự khác nhau về mục tiêu, nội dung và phương pháp:

🍁Đối với trẻ thiểu năng

Đặc điểm trẻ thiểu năng thường là những trẻ có ích khả năng hiểu biết, khó giao tiếp với
mọi người và dường như không tự phục vụ bản thân ở nhiều mức độ khác nhau. Tạo điều
kiện cho trẻ thường xuyên được gần gũi và giao tiếp với trẻ bình thường để trẻ dễ bắt
chước hành vi đúng.
Như bé bị thiểu năng là trẻ đi học, bé đi vệ sinh, bé đi tại chỗ như thế thì ta giáo dục
hành vi cho trẻ là đi vệ sinh đúng chỗ và được lặp đi lặp nhiều lần, thường xuyên cần theo
dõi quan sát.
* Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ thiểu năng cần chú ý:
- Yêu cầu thực hiện hành vi văn hóa ở mức thật đơn giản, từ từ từng bước một
- Cho trẻ thực hiện hành vi theo mẫu thật rõ ràng, nhất là hành vi tự phục vụ
- Lặp đi lặp lại nhiều lần một hành vi mới được hình thành
- Theo dõi tỉ mỉ từng cháu trong ngày để kịp thời uốn nắn nhũng sai lệch
- Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được gần gũi và giao tiếp với trẻ bình thường
để trẻ dễ bắt chước hành vi đúng.

🍁Đối với trẻ khiếm thính

Đặc điểm trẻ khiếm thính là cơ quan thính giác bị phá hủy dẫn đến không nghe được
hoặc nghe kém âm thanh, nhất là tiếng nói của con người, nên trở thành câm. Tuy vậy


khơng phải vì thế mà trẻ khơng thể hình thành và phát triển hành vi văn hóa.
* Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ khiếm thính cần chú ý:
- Giáo dục bằng mẫu hành vi mang tính trực quan rõ nét để trẻ dễ nhìn và bắt chước
- Tận dụng phần thính năng cịn lại để giúp trẻ điều khiển hành vi bằng lời nói kết
hợp với cử chỉ điệu bộ.
- Bằng cử chỉ điệu bộ cùng với lời nói hay ký hiệu
- Tạo điều kiện giúp trẻ hòa nhập với bạn cùng tuổi và người lớn xung quanh
- Thường xuyên khuyết khích động viên mỗi khi trẻ làm được.
🍁Trẻ khiếm thị
Đặc điểm trẻ khiếm thị là trẻ khiếm thị thường phát triển tốt về thính giác, bằng lời nói
người lớn có thể miêu tả, diễn giải những hành vi văn hóa, cần hình thành ở các cháu đặc


biệt là hình thành hình thái bên trong của hành vi văn hóa, từ đó trẻ sẽ hình dung ra hình
thái bên ngồi của hành vi sao cho phù hợp.
Ví dụ:
Như trẻ bị khiếm thị là trẻ khơng nhìn thấy thì ta cần giáo dục trẻ qua lời nói về
những hành vi, kể những câu chuyện tốt, nói cho trẻ biết ăn bánh thì rác bỏ vào sọt rác, khi
mắc tiểu thì đến nhà vệ sinh.
* Khi giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ khiếm thị cần chú ý:
- Miêu tả bằng lời nói thật chi tiết những hành vi văn hóa cần hình thành ở trẻ để trẻ
dễ hình dung.
- Dùng chuyện kể, bài hát, bài thơ khen ngợi những hành vi văn hóa đẹp nhằm hình
thành động cơ bên trong của hành vi văn hóa
- Chú ý nhận xét và khen ngợi trẻ mỗi khi thực hiện hành vi văn hóa tốt.
2. Đối với trẻ gặp hồn cảnh đặc biệt
🍁Đối với trẻ gặp hồn cảnh khó khăn, thiếu thốn
Thường các cháu này rất thiếu thốn về vật chất và tình cảm nên các cháu hay mặc cảm,
tự ti và ln bi quan thụ động. Từ đó nảy sinh những hành vi khác lạ như cục cằn, hung
hăng, bối rối, ít tập trung hay khóc nhè...

Ví dụ:
Trẻ thiếu thốn là thiếu về vật chất và đồ ăn, khi trẻ thấy thức ăn là trẻ vào ăn thật
ngon, không cần sự chú ý của ai đang nhìn mình và hay dành đồ chơi với người khác vì trẻ
khơng có. Vì vậy, khi giáo dục trẻ, cần nói cho trẻ hiểu là khơng được dành đồ chơi, khi
muốn chơi thì phải mượn hay xin bạn và phải được bạn đồng ý thí mới được vào chơi. Kể
câu chuyện tốt cho trẻ nghe về việc cần chờ người khác cho phép mới được ăn cho dù mình
đang đói bụng.
* Giáo dục hành vi văn hóa đối với trẻ gặp hồn cảnh khó khăn, thiếu thốn cần chú ý:
- Người lớn cần thơng cảm và thể hiện tình thương u thực sự
- Khuyến khích trẻ hịa nhập với các bạn và cố gắng thực hiện
- Luôn kết hợp với cha mẹ hay người thân của các cháu để nhắc nhỡ họ nâng cao
trách nhiệm

🍁Đối với trẻ gặp hoàn cảnh biến động

Một cuộc sống êm đềm, khơng có xáo trộn lớn là điều kiện thuận lợi cho việc hình
thành và củng cố những hành vi văn hóa ở trẻ. Nhưng trên thực tế, một số trẻ gặp phải khá
nhiều biến động mà thân phận nhỏ nhoi khó có thể chịu đựng được. Đó là những trường
hợp trẻ mới nhập nhóm hay lớp, chuyển trường, dời nhà, có em bé mới, nhập viện, cha mẹ
ly dị, người thân qua đời...Những em bé này thường hay bị hẫng hụt, rơi vào tình trạng
khủng hoảng nên khơng làm chủ hành vi. Có cháu bình thường rất ngoan, nay do hoàn
cảnh thay đổi đột ngột mà sinh ra trái tính trái nết và nảy sinh những hành vi sai trái như:


Hay nổi cáu, tiểu tiện, đại tiện bừa bãi...
Ví dụ:
Trẻ bị sốc khi gia đình ba mẹ li hơn, dẫn đến trẻ ít nói chuyện với ai, trẻ mặc cảm
hay cáu gắt. Vì vậy, ta cần giáo dục trẻ bằng cách kể chuyện cho trẻ nghe có nội dung
tương tự để an ủi trẻ và cho trẻ cùng hòa nhập với bạn khác.
* Giáo dục trẻ gặp phải hoàn cảnh biến động cần chú ý:

- Giúp trẻ tìm mối liên quan giữa hoàn cảnh mới với hoàn cảnh trước đây
- Tổ chức nhiều trò chơi thể hiện các nhân vật gần giống với những người thân trước
đây.
- Kể các câu chuyện về những đứa trẻ cũng trong tình trạng có cảnh ngộ bị thay đổi
đột ngột
- Giúp trẻ hòa nhập với các bạn cùng tuổi
3. Đối với trẻ có hành vi lệch lạc
Do hồn cảnh sống và giáo dục khơng thuận lợi đã hình thành nên ở một số trẻ em
những hành vi lệch lạc so với trẻ bình thường. Biểu hiện của hành vi lệch lạc thật nhiều
hình vẻ: hung dữ, nhút nhát, quá khích...

🍁Đối với những trẻ hung dữ, thơ bạo

Đó là những trẻ hay gây gổ, đánh nhau, hay giành đồ chơi của các bạn, hay chửi tục nói
bậy, gan lì, thơ bạo, khó bảo, thường làm cho những người xung quanh ác cảm, khơng
muốn gần gũi...
Ví dụ:
Bé An thường lấy đồ chơi của bạn, cô la mà vẫn cứ lấy, thậm chí cịn hung dữ với
bạn. Muốn giáo dục bé An, thì ta cần kể chuyện tốt và có nội dung tương tự để giáo dục
cho bé An biết hành vi lấy đồ chơi của bạn là việc xấu, muốn chơi cần xin bạn để được
chơi.
* Giáo dục hành vi văn hóa cho những trẻ hung dữ, thô bạo cần chú ý:
- Thương yêu thật sự đối với các cháu, dùng tình thương cảm hóa các cháu
- Tránh thái độ định kiến, lúc nào cũng chỉ nhìn nhận mặt xấu của trẻ khiến trẻ khó
tin là mình sẽ trở thành bé ngoan
- Sử dụng phương pháp đánh giá đón trước, nhìn trẻ bằng con mắt thiện chí và cố
biểu dương những mặt tiến bộ của trẻ

🍁Đối với trẻ nhút nhát


Những cháu này thường thụ động, hay sợ hãi những chuyện không đâu, nhất là khi gặp
người lạ, hay khóc nhè, hay mút tay...
Ví dụ:
Bé Như là trẻ thụ động nhút nhát không chịu chơi với ai, mỗi lần tôi gọi Như lên trả
lời hay hát là bé cứ cầm áo nắm và vò cái áo mà cháu khơng chịu hát. Với trẻ như thế thì ta
cần giáo dục hành vi văn hóa tập cho trẻ tự tin trước đám đông, cho trẻ lên hát và khen


ngợi nhiều lần để khuyến khích trẻ tự tin.
* Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ nhút nhát cần chú ý:
- Tạo điều kiện cho trẻ năng giao tiếp với người xung quanh
- Dạy trẻ làm một số công việc vừa sức
- Tạo điều kiện cho trẻ tham gia nhiều hoạt động với các bạn để mạnh dạn hòa
nhập…

🍁Đối với trẻ quá hiếu động (hay quá khích)
Đây là những cháu nhanh nhẹn, hoạt bát, không ngồi yên hay bày trò nghịch ngợm, phá
phách, dường như dư thừa năng lượng, hoạt động khơng mệt mỏi, khó ngủ thường thể hiện
các hành vi lấc ca lấc cấc.
Ví dụ:
Lớp tơi có bé Khoa hay phá cái này, phá cái kia, không ngừng tay, tơi cũng hay la
hồi nhưng bé Khoa khơng khắc phục được, nên tôi giao nhiệm vụ cho bé quản lớp và chú
ý quan sát các bạn, giáo dục bé Khoa từ đó khơng cịn phá nữa.
* Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ quá hiếu động cần chú ý:
- Cần tạo cho trẻ sống trong bầu khơng khí n tĩnh
- Giúp trẻ làm một số cơng việc địi hỏi tính kiên trì cao như xếp hình, đóng các vai
người lớn
- Tạo điều kiện cho trẻ ngủ được giấc dài
🍁Đối với trẻ phát triển giới tính sớm
Đến ba tuổi mọi đứa trẻ đều có thể nhận ra giới tính của mình, biết mình là con trai hay

con gái, nhưng chúng chưa quan tâm đến giới tính mang tính dục.
Do ảnh hưởng gia đình, phim ảnh, tivi... cộng thêm tính tị mị, trẻ thích “khám phá lẫn
nhau”, một số trẻ phát triển giới tính khá sớm. Những trẻ đó thường hay quan tâm đến
người khác giới, thích nghịch bộ phận sinh dục của bạn khác giới, thậm chí cịn muốn sờ
mó vào bộ phận sinh dục của chính mình.
Ví dụ:
Trẻ rất quan tâm bộ phận sinh dục như đi vệ sinh xong là rửa và khơng cho bạn trai
thấy mình khi thay đồ, khi thay đồ là trẻ vào phòng kín và trẻ gái mặc quần lót sớm, cần
giáo dục tốt hơn và khen ngợi đây là hành vi tốt.
Cần dạy cháu không cho người lạ sờ vào bộ phận sinh dục.
* Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ phát triển giới tính sớm cần chú ý:
- Tạo cho trẻ một khung cảnh sống lành mạnh, không tiếp xúc với hình ảnh mang
tính khiêu dâm trong gia đình cũng như các nơi khác
- Khơng nên phân biệt giới tính quá rạch ròi
- Dạy trẻ bảo vệ bộ phận sinh dục của mình giống như các bộ phận khác của cơ thể.
Không cho người khác nhất là người lạ sờ mó vào bộ phận sinh dục của mình.


4. Đối với trẻ phát triển sớm
Sự phát triển của trẻ diễn ra khơng đồng đều, đó là quy luật. Do hoàn cảnh sống và giáo
dục, do tư chất của mỗi trẻ em, đặc biệt là do mối quan hệ giữa trẻ với hiện thực xung
quanh thông qua hoạt động của mỗi đứa trẻ khác nhau tạo ra tốc độ, nhịp độ và xu hướng
phát triển riêng cho từng cháu. Trong đó có một số trẻ phát triển rất nhanh so với những trẻ
bình thường.

🍁Đối với trẻ phát tiển sớm về những năng lực chung

Đó là những trẻ thơng minh về nhiều phương diện, biểu hiện ở óc quan sát tốt, tư duy
giải quyết nhiệm vụ nhận thức nhanh. Các cháu này thường đạt kết quả cao trong hoạt
động vui chơi, hoạt động khám phá và thường ham thích tìm hiểu những vấn đề của đời

sống xung quanh. Đặc biệt trẻ phát triển sớm có khả năng học hỏi nhanh nên vốn tri thức
khá phong phú. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển hành vi văn hóa tốt đẹp, tuy vậy, trẻ
thường muốn tham gia vào nhiều hoạt động, nhất là hoạt động trí tuệ nên dễ tổn hao năng
lượng thần kinh và trẻ cũng dễ “vênh mặt” trước bạn bè vì thành tích trội hơn của mình.
Ví dụ:
Trẻ này rất thông minh nên trẻ dẫn đến tự cao ln cho mình là giỏi hơn người khác
nên cần giáo dục trẻ là không khen ngợi trẻ quá, làm cho trẻ lên mặt cần giáo dục trẻ tính
khiêm nhường.
*Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ phát triển sớm những năng lực chung cần chú ý:
- Cần tổ chức cho trẻ các hoạt động khám phá để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu thế giới
xung quanh và các hoạt động mang tính chất sáng tạo để kích thích trẻ tạo ra cái mới.
- Cần cho trẻ tiếp xúc nhiều với cảnh đẹp của thiên nhiên
- Dần tạo điều kiện cho trẻ có những giấc ngủ lâu và sâu
- Cần khuyết khích trẻ nhưng đừng quá khen ngợi mà trẻ dễ “lên mặt”
- Cần cho trẻ tiếp xúc với những hành vi văn hóa đẹp, nhất là hành vi của bạn cùng
tuổi để noi theo và bắt chước.

🍁Đối với trẻ có năng khiếu

Đây là những trẻ em phát triển sớm về một hoạt động chuyên biệt nhất định như thơ ca,
hát múa, tạo hình, cờ vua...những trẻ có năng khiếu thường say mê và dành nhiều thời gian
cho hoạt động chun biệt mà minh thích và tỏ ra có khả năng vượt trội.
Ví dụ:
Trẻ phát triển tốt về khả năng tạo hình, cần khuyến khích trẻ sáng tạo. Tuy nhiên,
khơng phải lúc nào cũng phải học tạo hình và đừng ép trẻ vào một lĩnh vực nào đó mà trẻ
chưa có năng khiếu.
* Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ có năng khiếu cần chú ý:
- Phát hiện đúng năng khiếu của trẻ.
- Một khi đã phát hiện đúng là trẻ có năng khiếu về một lĩnh vực hoạt động nào đó



thì cần tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ hoạt động trong lĩnh vực đó
- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với con người và cảnh vật xung quanh.



×