Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Đánh giá tác động môi trường dự án thủy điện srepok 3 trên sông srepok

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

[œ\

LÊ QUANG MINH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN
THUỶ ĐIỆN SREPOK 3 TRÊN SÔNG SREPOK
Chuyên ngành: Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tái tạo tài
nguyên thiên nhiên.
Mã số: 1.07.14

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS HOÀNG HƯNG

TP. HỒ CHÍ MINH – 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

[œ\

LÊ QUANG MINH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN THUỶ
ĐIỆN SREPOK 3 TRÊN SÔNG SREPOK


LUẬN VĂN THẠC SỸ
BẢO VỆ, SỬ DỤNG HP LÝ VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN

TP. HỒ CHÍ MINH – 2007


Lời Cảm Ơn
[œ\

Trân trọng cảm ơn:
- Thầy Hoàng Hưng–Phó Giáo sư, Tiến sỹ và
toàn thể thầy cô đã giảng dạy lớp cao học Môi trường
niên khoá 2003-2006.
- Tập thể giáo viên, công nhân viên khoa Địa lý
và Phòng Sau Đại học, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn và cũng như các bạn học viên môi
trường khoá 2003-2006 đã tận tình giúp đỡ, cung cấp
cho tôi những kinh nghiệm, tư liệu và tạo điều kiện
thuận lợi giúp tôi hoàn thành Luận văn này.
- Và cũng cho phép tôi được cám ơn sự quan tâm
của gia đình, nhất là vợ và 2 con trai tôi là những
người tôi thương yêu nhất đã động viên tôi trong thời
gian thực hiện luận văn.

Học viên: Lê Quang Minh


Ghi chú:
1.

2.
3.

Mục lục chưa chính xác
Tài liệu tham khảo có thể đưa thêm vào
Powerpoint của báo cáo phải sửa lại


Luận án Thạc sỹ

BẢNG VIẾT TẮT
ADB
CAMP
CEA
ĐB & GPMB
EIA
EMA
FAO

IUCN
KTTV
MNDBT
MRCS
NGOs
ĐTM
OTCA
PAPs
PECC2
PMB


Bảng viết tắt

Asian Development Bank
Ngân hàng phát triển Châu Á
Catchments Area Management Plan
Kế hoạch quản lý lưu vực
Cumulative Environmental Affects
Tác động tích luỹ
Đền bù và giải phóng mặt bằng
Environmental Impact Assessment
Đánh giá tác động môi trường
External Monitoring Agency.
Cơ quan giám sát bên ngoài
Food and Agricultural Organization
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc
International Union for the Conservation of Nature and Natural
Resources
Hiệp hội bảo tồn thế giới
Khí tượng thuỷ văn
Mực nước dâng bình thường
Mekong River Commission Secretariat
Ban thư ký Uỷ ban sông Mê công
Non-Government Organizations
Các tổ chức phi chính phủ
Đánh giá tác động môi trường
Over-sea Technical Cooperation Agency
Cơ quan hợp tác kỹ thuật hải ngoại
Project Affected Peoples
Những người bị ảnh hưởng bởi công trình
Power Engineering Consulting Company No.2

Công ty tư vấn xây dựng điện 2
Project Management Board
Ban Quản lý dự án


Luận án Thạc sỹ

TCVN
TCXDVN
TĐC
TKKT
UNDP
UNEP
WB
WWF

Bảng viết tắt

Tiêu Chuẩn Việt Nam
Tiêu Chuẩn Xây Dựng Việt Nam
Tái định cư
Thiết kế kỹ thuật
United Nation Development Programme
Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc
United Nations Environment Program
Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc
World Bank
Ngân hàng thế giới
World Wildlife Fund
Quỹ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã



Luận văn Thạc sỹ

Học viên: Lê Quang Minh

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Mở đầu ..............................................................................................1
Giới thiệu chung......................................................................................1
I.1 Sự cần thiết của dự án ......................................................................2
I.2 Các nghiên cứu .................................................................................6
I.3 Mục đích, phạm vi của đề tài...........................................................9
I.4 Tình hình số liệu ...............................................................................9
I.5 Các văn bản liên quan......................................................................10
I.6 Phương pháp tổ chức.........................................................................11
Chương 2: Hiện trạng môi trường dự án .........................................................13
2.1

Lưu vực sông Sre pok...................................................................................13

2.2

Hiện trạng môi trường lưu vực thượng Sre pok ..............................................15

2.2.1

Hiện trạng môi trường vật lý .............................................................................15

2.2.2


Môi trường sinh thái ...........................................................................................27

2.2.3

Các giá trị sử dụng của con người .....................................................................39

Chương 3: Đánh giá tác động môi trường của dự án ....................................47
3.1

Nhận biết tác động môi trường tích luỹ và xuyên biên giới ....................47

3.1.1

Các tác động tích luỹ .........................................................................................47

3.1.2

Các tác động môi trường xuyên biên giới.........................................................51

3.2

Các tác động đến môi trường vật lý ..................................................................51

Mục lục


Luận văn Thạc sỹ

Học viên: Lê Quang Minh


3.2.1

Các tác động đến địa hình, địa chất, khoáng sản .............................................51

3.2.2

Các tác động đến khí hậu ..................................................................................53

3.2.3

Các tác động đến môi trường đất ......................................................................55

3.2.4

Các tác động đến môi trường nước ..................................................................57

3.2.5

Tác động đến môi trường sinh thái....................................................................61

3.3

Các giá trị sử dụng của con người .....................................................................64

3.4

Các giá trị chất lượng cuộc sống .......................................................................70

3.5


Các tác động tích luỹ đến hạ lưu của dự án .....................................................77

3.6

Các tác động môi trường xuyên biên giới.........................................................81

3.7

Các tác động làm thay đổi hình thái sông.........................................................83

3.8

Bồi lắng và tuổi thọ công trình..........................................................................84

Chương 4: Giải pháp giảm thiểu môi trường và chương trình giám sát ..........................88
4.1

Các biện pháp giảm thiểu ..................................................................................88

4.2

Kế hoạch tái định cư ..........................................................................................89

4.3

Kế hoạch quản lý lưu vực ..................................................................................94

4.4


Giám sát môi trường ..........................................................................................98

4.5

Kế hoạch giám sát môi trường ..........................................................................103

4.6

Hệ thống khí tượng thuỷ văn cho quan trắc và dự báo ....................................105

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................................108
Tài liệu tham khảo
Phụ luïc.

Muïc luïc


Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

học viên Lê Quang Minh

TÓM TẮT
Sơng Srepok là một trong những sơng nhánh chính của sơng Mê cơng, được hợp
thành bởi 2 con sông Krong Kno và Krong Ana, bắt nguồn từ các vùng núi phía Bắc
của Tỉnh Đắc Lắc ở độ cao từ 800m – 2000m. Sông Srepok được hợp lưu với sơng Sê
San tại Strung Treng cách sông Mê công 35 km về phía thượng lưu. Diện tích lưu vực
sơng Srepok là 29.450km2 trong đó phẩn diện tích trên lãnh thổ Việt Nam là 18.200
km2. Sông Srepok là một trong ba con sông lớn chảy trên lãnh thổ Tây ngun, con
sơng này đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Tỉnh Đắc Lắc nói
riêng và của vùng Tây Ngun nói chung.

Nhu cầu về điện năng tại Việt Nam trong các năm gần đây đã tăng cao rất
nhiều. Năm 1993 với công suất của các nhà máy điện là 2,083 MW và điện lượng
8,007 GWh tăng lên đến 3,911 MW và 17,739 GWh trong năm 1998. Tốc độ tăng của
nhu cầu dùng điện tại Việt Nam tăng đến 17.2%/năm tính từ năm 1993 đến năm
1998. Theo kết quả tính toán dự báo nhu cầu dùng điện của Tổng Công ty điện lực
Việt nam thì vào năm 2015, công suất của các nhà máy điện phải tăng đến 15,056
MW và điện lượng là 92,322 GWh mới đáp ứng được nhu cầu dùng điện của cả
nước.
Sông Srepok có một tiềm năng to lớn cho phát triển khai thác thủy điện trên quy
mô rộng, đồng thời kết hợp cung cấp nước cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên
khu vực. Tuy vậy cho đến nay trên sơng Srepok mới chỉ có một cơng trình loại nhỏ
(cơng suất 28 MW) đi vào hoạt động là nhà máy thủy điện Dray H’linh, không đủ đảm
bảo cung cấp điện cho Tỉnh Đắc Lắc. Để giải quyết nhu cầu cung cấp điện, cấp nước,
tạo điều kiện cho phát triển kinh tế của Tỉnh Đắc Lắc, và góp phần nâng cao nguồn điện
trên lưới Quốc Gia, việc xây dựng công trình thuỷ điện Srepok 3 cũng như việc đánh
giá tác động môi trường cho công trình này là rất cần thiết.

Tóm tắt


Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

học viên Lê Quang Minh

Mục tiêu của luận văn này là xác định các tác động môi trường có thể xuất hiện bởi
việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Srepok 3 trên bậc thang của sông Srepok và đề ra
các biện pháp giảm thiểu cho các tác động tiêu cực. Việc đánh giá tác động môi
trường của dự án là rất quan trọng.

Tóm tắt



Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

HV: Lê Quang Minh

Chương I.
MỞ ĐẦU
Sông Srepok là một trong ba con sông lớn chảy trên lãnh thổ Tây ngun, con sơng
này đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Tỉnh Đắc Lắc nói riêng
và của vùng Tây Nguyên nói chung.
Do cấu trúc địa hình đặc thù của vùng núi, và nguồn nước phong phú, sơng Srepok
có một tiềm năng to lớn cho phát triển khai thác thủy điện trên quy mô rộng, đồng thời kết
hợp cung cấp nước cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên khu vực. Tuy vậy cho đến
nay trên sơng Srepok mới chỉ có một cơng trình loại nhỏ (cơng suất 28 MW) đi vào hoạt
động là nhà máy thủy điện Dray H’linh, không đủ đảm bảo cung cấp điện cho Tỉnh Đắc
Lắc. Để giải quyết nhu cầu cung cấp điện, cấp nước, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế
của Tỉnh Đắc Lắc, và góp phần nâng cao nguồn điện trên lưới Quốc Gia. Năm 1999-2002
Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Điện 2 đã lập báo cáo quy hoạch bậc thang thuỷ điện trên
sơng Srepok. Trong đó có cơng trình thuỷ điện Srepok 3.
Như chúng ta đã biết, khi xây dựng cũng như vận hành một cơng trình thuỷ điện
bao giờ cũng gây ra một số các tác động đến môi trường tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội
trong khu vực. Các tác động này bao gồm cả tác động tiêu cực và tác động tích cực. Vì vậy
mơi trường tự nhiên, môi trường sinh thái cũng như môi trường kinh tế - xã hội trong khu
vực xây dựng cơng trình sẽ có một số thay đổi.
Nhằm đạt mục tiêu cơ bản là phát triển bền vững trong khu vực, báo cáo đánh giá
tác động môi trường là cần thiết nhằm phát hiện ra những tác động xấu tới môi trường khi
xây dựng cơng trình và từ đó đề xuất ra những biện pháp có thể thay đổi sao cho các tác
động môi trường không mong muốn được làm nhẹ tới mức bé nhất hoặc được loại trừ. Vì
vậy trong luận án thạc sỹ này, tác giả muốn đánh giá cụ thể các tác động môi trường của

dự án thuỷ điện Srepok 3 và đưa ra các biện pháp làm giảm thiểu các tác động này.
I.1

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN :

Đến cuối năm 2004 tổng công suất điện đạt được của cả nước là 9709 MW trong
đó nguồn điện từ các nhà máy thủy điện là 4 190 MW chỉ chiếm có 43% (đó là các nhà máy
thủy điện Đa Nhim, Thác Bà , Trị An , Hòa Bình, Thác Mơ, Yaly 1-2, Yaly 3-4, Hàm
Thuận – Đa Mi, Cần Đơn và một số nhà máy có cơng suất nhỏ khác) còn lại là nguồn điện
từ các nhà máy nhiệt điện, tuốc bin khí vv...và đến năm 2010 công suất dự kiến đạt được
là 19 337 MW (tăng gấp 4,6 lần).
Sản lượng điện tiêu thụ năm 2004 đạt 46,2 tỷ kWh trong đó thủy điện phát 17,6 tỷ
kWh chiếm 38,2%, nhiệt điện , tuabin khí và mua ngồi lần lượt chiếm 16,6%, 32,2% và
13%. Như vậy để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của các ngành kinh tế và
sinh hoạt của nhân dân. Tổng Công Ty Điện lực Việt Nam đã hiệu chỉnh Quy hoạch phát
triển Điện lực Việt Nam giai đoạn từ năm 2001-2010 có xét triển vọng đến năm 2020 (gọi
tắt là quy hoạch Điện V hiệu chỉnh) đã được Chính Phủ phê duyệt ngày 21 tháng 3 năm
2003. Nhu cầu phụ tải đến năm 2005 là 48,5 – 53,0 tỷ kWh, năm 2010 là 88,5 – 93 tỷ kWh
như vậy nhu cầu điện đến năm 2010 sẽ tăng gần gấp hai lần .
Dựa trên cơ sở nguồn điện hiện có và dự kiến nguồn điện phát triển trong tương lai
đến năm 2010 có xét đến năm 2020. Điện lực Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhiều nhà máy
thủy điện để đảm bảo nhu cầu tăng trưởng của phụ tải, trong đó có nhà máy thủy điện
Srepok3 dự kiến đưa vào vận hành năm 2010, gồm hai tổ máy, mỗi tổ có cơng suất 110
MW thuộc Tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nơng . Dự án thủy điện Srepok3 nằm trong quy hoạch phát

GVHD: PGS-TS Hoàng Hưng

Trang 1



Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

HV: Lê Quang Minh

triển điện lực Quốc gia của Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam và quy hoạch bậc thang
sông Srepok theo hệ thống điện Miền trung, trong việc phát triển kinh tế, xã hội cũng như
an ninh quốc phòng của Tỉnh .
I.2

GIỚI THIỆU CHUNG:

Sơng Srepok là một trong những sơng nhánh chính của sơng Mê Kơng bắt nguồn từ
các vùng núi phía Bắc, Đơng Bắc và Đơng của Tỉnh Đắc Lắc có độ cao từ 800m – 2000m,
được hợp lưu với sông Mê Kơng tại vị trí cách sơng chính Strung Streng 35 km về phía
thượng lưu. Diện tích lưu vực sơng Srepok là 29.450km2 trong đó phẩn diện tích trên lãnh
thổ Việt Nam là 18.200 km2, Chiều dài sông Srepok là 640 km, hướng chảy của sông
Srepok trên đất Việt Nam là Đông Nam – Tây Bắc sang đất Campuchia theo hướng Đơng
– Tây. Sơng Srepok do hai nhánh sơng chính là Krong Ana và Krong Knơ hợp thành, có
nhiều phụ lưu : Bờ phải có Ya H’leo, Ia Drung, bờ trái có Đ’pLai, H’ten, H’tioba . Độ dốc
của sơng Krong Ana bé, ở hai bờ bậc thềm đã được canh tác, khó có thể đặt các cơng trình
thủy điện. Sơng Krong Kno có độ dốc lớn ( khoảng 12%o) nhiều thác ghềnh, dịng chảy
sơng Srepok sau nhập lưu của Krong Ana và Krong Knơ cũng có độ dốc tương đối lớn (2
%o) và nhiều thác. Chính vì vậy các cơng trình thuỷ điện đều được hoạch định đặt trên
đoạn sông này.
Năm 1999-2002, Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Điện 2 đã lập báo cáo quy hoạch bậc
thang thuỷ điện lưu vực sông Srepok. Bảng I.1 mô tả một số đặc trưng các cơng trình thủy
điện .
Bảng I.1

STT


SƠ ĐỒ BẬC THANG KHAI THÁC THỦY ĐIỆN TRÊN SƠNG
SREPOK

Tên cơng trình

Chiều dài
sơng (km)

Diện
tích lưu
vực
(km2)

Hiệu quả
kinh tế-cs
lắp máy
(MW)

Tình trạng hiện
hữu

Dự kiến
năm bắt
đầu vận
hành

56

1100


52

NCTKT

2015

86

Đang xây dựng

2008

2008

1

Đức Xuyên

2

Buôn Tou Sarh

73-74

3

Chu Bông
Krông


97-98

3860

23

4

Buôn Kuôp

110-111

7980

280

Đang xây dựng

5

Dray H’Linh

127-128

28

Đang vận hành
và được mở rộng

6


Srepok3

136-137

220

Gđ TKKT

2010

7

Srepok 4

155-156

28

Gđ TKCS

2010

9410

Nguồn : Báo cáo quy hoạch bậc thang thủy điện lưu vực sông Srepok tháng 8/2002 Cty
TVXD Điện 2, báo cáo tình hình chuẩn bị đầu tư các dự án thủy điện (cuộc họp với WB
ngày 24-25/5/2005)
Cơng trình thuỷ điện Srepok 3 là cơng trình bậc thang thứ 6 trong hệ thống bậc thang thủy
điện sơng Srepok. Cơng trình dự kiến được xây dựng trên địa bàn huyện Bn Đơn (tỉnh


GVHD: PGS-TS Hồng Hưng

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

HV: Lê Quang Minh

Đắc Lắc) và huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nơng). Nhiệm vụ chính của cơng trình là cung cấp
điện cho khu vực với công suất lắp máy là 220 MW, công suất đảm bảo 46,5 MW và điện
lượng bình quân nhiều năm là 1060,2 kWh.
I.3

MỤC ĐÍCH, PHẠM VI CỦA BÁO CÁO:

Dự án thủy điện Srepok 3 có dung tích tồn bộ là 218,99 .106 m3 và công suất lắp
máy Nlm = 220MW theo điểm d- điều 14 nghị định của Chính Phủ số 143/2004/NĐ –CP,
thẩm quyền quyết định và phê duyệt báo cáo ĐTM là Bộ Tài nguyên và Môi trường .
Các dự án thủy điện trước đây luôn để lại hàng loạt các vấn đề tồn tại về môi trường
như môi trường sinh thái, môi trường kinh tế, xã hội tại vùng thực hiện dự án do đánh giá
tác động môi trường chưa đầy đủ, chưa chính xác. Báo cáo đánh giá tác động mơi trường
cơng trình thủy điện Srepok 3 được thực hiện với mục đích để tránh những vấn đề hạn chế
mà các ĐMT trước gặp phải, phạm vi của báo cáo bao gổm :
- Đánh giá hiện trạng môi trường nền khu vực thực hiện dự án.
- Phân tích, dự báo và đánh giá các tác động của dự án đối với từng thành phần môi
trường trong các giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành.
- Đánh giá tổng hợp tác động của dự án đối với mơi trường. Trên cơ sở đó đề ra các biện
pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phát huy tối đa các tác động tích cực

- Mơ tả, đánh giá hiện trạng và đề ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực khu
tái định cư, cơng trình thủy điện Srepok 3.
- Đề ra chương trình giám sát và quản lý môi trường
Nội dung của báo cáo bao gồm:
Chương I. Mở đầu
Chương II. Mô tả sơ lược dự án
Chương III. Hiện trạng môi trường
Chương IV. Đánh giá tác động môi trường
Chương V. Các biện pháp giảm thiểu tác động mơi trường
Chương VI. Chương trình giám sát và quản lý môi trường
Chương VII. Kết luận và kiến nghị
I.4. TÌNH HÌNH TÀI LIỆU, SỐ LIỆU LÀM CĂN CỨ CỦA BÁO CÁO
Báo cáo "Đánh giá tác động môi trường dự án thuỷ điện Srepok 3" được tiến hành
trên cơ sở các tài liệu sau:
- Báo cáo quy hoạch bậc thang thủy điện lưu vực sông Srêpok do Công ty tư vấn xây
dựng điện 2 lập tháng 8/2002.
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi DATĐ Srepok 3 do PECC2 lập năm 2001
- Thuyết minh DATĐ Srepok 3 giai đoạn khả thi do PECC2 thực hiện năm 2004
- Các số liệu, tài liệu, bản đồ chuyên ngành đã có sẵn về các yếu tố môi trường tại khu
vực dự án lưu trữ tại Viện Địa chất và Môi trường, Viện Địa lý, Viện Sinh thái và tài
nguyên sinh vật.
- Các số liệu điều tra, khảo sát về các yếu tố môi trường khu vực dự án được Viện Địa
chất và Môi trường, Viện Địa lý và Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật tiến hành vào
tháng 5 năm 2003.
- Các tài liệu khảo sát địa hình, địa chất, khí tương thủy văn cho cơng trình thủy điện
Srêpok 3 thực hiện trong giai đoạn tiền khả thi và nghiên cứu khả thi, tài liệu điều tra.
GVHD: PGS-TS Hoàng Hưng

Trang 3



Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

-

HV: Lê Quang Minh

Các điều tra khảo sát của PECC2 tại khu tái định cư (khảo sát về địa hình, địa chất, thổ
nhưỡng, điều tra bổ sung khối lượng số hộ bị ảnh hưởng)
Niên giám thống kê năm 2004 huyện Buôn Đôn, huyện Cư Jút

I.5. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY LIÊN QUAN ĐẾN ĐTM
- Luật bảo vệ môi trường, đã được công bố theo Lệnh số 29-L/CTN ngày 10/1/1994 của
Chủ tịch nước
- Nghị định số 175-CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo
vệ môi trường.
- Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động mơi trường dự án cơng trình thuỷ điện do
Cục Môi trường,Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành năm 2001.
- Luật đất đai của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, thông qua ngày 14/7/1993.
- Quyết định số 229-QĐ ngày 5/3/1997 của Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường về việc
ban hành Tiêu chuẩn Môi trường.
- Thông tư số 490/1998TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học Công nghệ
Môi trường hướng dẫn và thẩm định báo cáo đánh giá tác động Môi trường đối với các
dự án đầu tư.
- Quyết định số 1564/QĐ – NLDK ngày 03 tháng 07 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công
Nghiệp về việc phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện sông Srepok.
- Các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) ban hành năm 2001
- Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 40/2003/QĐ-TTg vế việc hiệu chỉnh một số
nội dung thuộc quy hoạch phát triển Điện Lực Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 có xét
triển vọng đến năm 2020. Ngày 21/3/2003.

- Nghị định số 143/2004/NĐ-CP về việc sửa đổi điều 14 Nghị định 175/CP ngày
18/10/1994 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
Các văn bản của địa phương bao gồm:
- Thông báo số 60/TB-UB ngày 18/5/2004 của UBND tỉnh Dak Lak Thông báo kết luận
của UBND tỉnh Dak Lak về việc tái định canh, định cư dư án thủy điện Srêpok 3.
- Công văn số 618/CV/UB ngày 15 tháng 4 năm 2005 của UBND tỉnh Dak Nông về
việc thoả thuận vị trí khu tái định canh, định cư Cư Jút.
- Công văn số 1522/CV/UB ngày 25 tháng 5 năm 2005 của UBND tỉnh Dak Lak về việc
thoả thuận vị trí khu tái định canh, định cư Bn Đơn.
I.6. PHƯƠNG PHÁP, TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
• Các phương pháp được sử dụng để tiến hành phân tích, dự báo và đánh giá các tác
động của dự án tới các yếu tố môi trường là :
+ Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường
dự án thuỷ điện Srepok 3, tác giả đã hỏi ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực môi
trường thuộc các Viện nghiên cứu chuyên ngành như: Viện Địa chất và Môi trường,
Viện Địa lý, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam. Các chuyên gia này đã tham gia lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
một số cơng trình thuỷ điện đã được xây dựng trên lãnh thổ Việt nam như: Thác Mơ,
Hàm Thuận-Đa Mi, Tuyên Quang, Buôn Kuop, A Vương, Buon Tua Srah... Kiến thức
và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia nói trên góp phần đánh giá chuẩn xác các tác
động mà dự án có thể gây ra đối với môi trường trong khu vực.

GVHD: PGS-TS Hoàng Hưng

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

HV: Lê Quang Minh


+ Phương pháp thống kê: Trong quá trình thực hiện Báo cáo Đánh giá tác động môi
trường đã sử dụng một loạt các tài liệu thống kê của địa phương (ở cấp tỉnh và huyện)
cũng như các tài liệu nghiên cứu đã được thực hiện từ trước tới nay của các Viện
chuyên ngành và các cơ quan có liên quan trong lĩnh vực môi trường tự nhiên và môi
trường kinh tế-xã hội. Các tài liệu này được hệ thống lại theo thời gian, được hiệu
chỉnh và giúp cho việc xác định hiện trạng môi trường cũng như xu thế biến đổi môi
trường trong khu vực dự án, làm cơ sở cho việc dự báo tác động môi trường khi thực
hiện dự án cũng như đánh giá mức độ của tác động đó.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát: Trên cơ sở các tài liệu về mơi trường đã có sẵn tiến
hành điều tra, khảo sát khu vực dự án nhằm cập nhật, bổ sung các tài liệu mới nhất
cũng như thẩm định hiện trạng môi trường trong khu vực dự án. Trong quá trình điều
tra, khảo sát phát hiện các vấn đề cần quan tâm, đặc biệt vùng lòng hồ.
+ Phương pháp so sánh: Trong q trình thực hiện Báo c Đánh giá tác động môi
trường, phương pháp so sánh được áp dụng trong dự báo các tác động có thể xảy đối
với các yếu tố như địa chất, khí hậu, thuỷ văn, chất lượng nước.... Các nghiên cứu về
diễn biến môi trường tại một số các cơng trình thuỷ điện, thuỷ lợi đã được xây dựng và
vận hành như Hồ Bình, Trị An, Thác Mơ, Thác Bà.... được sử dụng làm đối chứng
trong phương pháp này.
+ Phương pháp tính tốn thực nghiệm: Các phương trình thực nghiệm của các tác giả
trong nước cũng như nước ngồi được áp dụng để tính tốn dự báo sạt lở bờ hồ, xói
mịn tiềm năng và xói mịn hiện tại tồn lưu vực dự án, tính tốn lượng phù sa lắng
đọng trong lịng hồ, tính toán sinh khối bị ngập, dự báo biến đổi chất lượng nước...
+ Phương pháp GIS: sử dụng hệ thông tin địa lý để phục vụ thống kê, lưu trữ và tính
tốn các cơ sở dữ liệu đã có từ các nghiên cứu trước đây và các nghiên cứu mới nhất
trong khu vực.
+ Đánh giá nhanh: Bằng kinh nghiệm của các chuyên gia, trong quá trình điều tra khảo
sát thực địa, ngay tại địa bàn nghiên cứu việc đánh giá tác động đã được thực hiện sơ
bộ đối với một số yếu tố môi trường như môi trường sinh thái, môi trường kinh tế-xã
hội....

+ Để đánh giá tổng hợp tác động môi trường chúng tôi đã lập ma trận
các tác động, đồng thời tiến hành cho điểm tác động. Việc định lượng hố các tác động
là một cơng việc khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đánh giá
tác động môi trường dự án thuỷ điện Srepok 3 chúng tôi đã cố gắng thực hiện việc cho
điểm các tác động theo một thang điểm nhất định. Để thực hiện việc cho điểm tác động
đã có sự tham khảo các tài liệu hướng dẫn của Ngân hàng thế giới và Uỷ ban thế giới
về đập.

GVHD: PGS-TS Hoàng Hưng

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

HV: Lê Quang Minh

Chương II.
MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN
II.1

TÊN DỰ ÁN
Dự án thủy điện (DATĐ) Srêpok 3 trên sông Srêpok
Chủ đầu tư dự án là Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam (EVN).

Ban Quản lý Dự án Thủy điện 5 do EVN thành lập và thay mặt chủ đầu tư dự án
thực hiện việc điều hành dự án theo thể thức Chủ nhiệm điều hành.
II.2

MỤC TIÊU KINH TẾ – XÃ HỘI Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ CỦA DỰ ÁN


DATĐ Srêpok 3 có nhiệm vụ chính là cung cấp điện năng lên lưới quốc gia. Cơng
trình có cơng suất lắp máy 220 MW và điện lượng trung bình hàng năm 1060,2.106 kWh.
Nằm gần Đường dây 500kV Bắc Nam, DATĐ Srêpok 3 sẽ góp phần tăng tính ổn
định cho hệ thống điện Quốc gia. Đồng thời tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh
tế xã hội chung của Tây Nguyên và các tỉnh Đak Lắk, Đak Nông, một địa bàn chiến lược
về kinh tế, quốc phòng của cả nước.
II.3

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Dự kiến tiến độ thực hiện :

II.4

Khởi công xây dựng :
Giai đoạn xây dựng :
Giai đoạn vận hành :

Tháng 12/2005
Tháng 1/2006 – 12/2009.
Từ tháng 12/2009.

DỰ TỐN VÀ Q TRÌNH CHI PHÍ

Tổng mức đầu tư 4363.874.109 VNĐ (giá quý I/2005 vay 23.77% vốn nước ngoài
lãi 8% năm,47.14 % vốn trong nước lãi 11% năm, 15% vốn góp, ưu đãi 14.09 % lãi 7.8 %
năm). Trong đó:
- Vốn đầu tư xây dựng:
3544.858.109 VNĐ.
- Chi phí xây dựng:

1392.590 109 VNĐ.
- Chi phí thiết bị:
1120.323.109 VNĐ.
- Chi phí đường dây và trạm:
28,624.109 VNĐ.
- Cơng tác chuẩn bị xây dựng và hạng mục đặc biệt:
133,396.109 VNĐ.
- Chi phí khác:
342.029.109 VNĐ.
- Chi phí tái định cư
245.927.109 VNĐ.
- Dự phịng khối lượng & trượt giá:
281.969.109 VNĐ.
Trong đó riêng chi phí đền bù cho tái định cư là 245.927 109 VNĐ. và công tác bảo
vệ môi sinh môi trường là 67,010,331 103VNĐ
II.5
MÔ TẢ VỀ QUY MÔ, CÁC HẠNG MỤC CƠNG TRÌNH VÀ CƠNG NGHỆ
II.5.1 Đặc điểm vị trí cơng trình và các phương án nghiên cứu:

GVHD: PGS-TS Hồng Hưng

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

HV: Lê Quang Minh

DATĐ Srepok 3 dự kiến bố trí trên sơng Srepok thuộc địa phận các xã Ea Pô, Ea
Nuol, Cuor Kniar; bờ trái sông thuộc huyện Cư Jút (Đak Nông) và bờ phải thuộc huyện

Buôn Đôn (Đak Lak); cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 25km về phía Đơng Nam và
cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 400km về phía Tây Bắc. Có thể đến cơng trình theo đường
tỉnh lộ 681 nối liền thành phố Buôn Ma Thuột với thị trấn Buôn Đôn. (Xem Bản đồ vị trí
dự án và Bản đồ Quy hoạch Tổng thể thủy điện Srêpok 3 Tỉnh Đak Lak và Đak Nơng).
DATĐ Srêpok 3 được nghiên cứu bố trí theo sơ đồ đập - đường dẫn, gồm 2 cụm
cơng trình: Cụm tuyến đầu mối và cụm tuyến năng lượng. Trong giai đoạn TKKT, nhằm
lựa chọn phương án mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu
cực đối với môi trường, từ điều kiện địa hình, địa chất cơng trình đã xem xét các phương
án bố trí cơng trình để chọn phương án tối ưu như sau: (xem bản vẽ phương án bố trí cơng
trình phương án chọn)
1.

Cụm tuyến đầu mối:
Trong TKKT giai đoạn 1 tuyến đầu mối là tuyến đã được chọn trong báo cáo thiết
kế cơ sở-Các phương án kết cấu đập dâng được so chọn với mục đích tận dụng triệt để
nguồn vật liệu sẵn có tại địa phương, tận dụng tối đa các vật liệu đào để đắp đập và áp
dụng các kết cấu tiên tiến để đắp đập, rút ngắn thời gian thi cơng sớm đưa cơng trình vào
vận hành. Các phương án như sau :
Phương án 1 : Đập bê tơng đầm lăn tràn lịng sơng gồm 5 cửa van cung kích thước
15x15,5m, tiêu năng bằng mũi phun. Dẫn dịng thi cơng bằng cống , kích thước cống 4.5 x
6m.
Phương án 2 : Đập đá đổ lõi giữa chống thấm, tràn 5 cửa van cung, kích thước b x h
= 15 x 15,5 m được bố trí bên bờ phải, tiêu năng bằng dốc nước và mũi phun. Dẫn dịng thi
cơng qua 2 cống kích thước 4,5 x 6 m và qua tràn thi công dở ở cao độ 251m.
Phương án 3 ; Đập đá đổ - bản mặt bằng bê tơng. Tràn bố trí bên bờ trái gồm 5 cửa
van cung kích thước 15x15,5, tiêu năng sau tràn bằng dốc nước mũi phun. dẫn dịng thi
cơng qua hai cống kích thước 4,5x6m và qua tràn thi cơng dở ở cao độ 251m
Theo kết quả tính tốn, phương án đập đá đổ lõi giữa có khối lượng khơng lớn, tận
dụng được đá đào từ hố móng để đắp, giá xây dựng nhỏ nhất nên được chọn.
Trên cơ sở đập đá đổ lõi giữa và tràn 5 cửa van cung, kích thước 15x15,5m được

chọn, tiến hành chọn tuyến đập tràn có các phương án sau:
Phương án 1 : Tuyến đập chính được bố trí phía thượng lưu là phương án đã được
chọn trên. Tràn được bố trí vào đoạn giữa vai đập chính và đập phụ số 1, hơi lệch về phía
vai phải của yên ngựa. Việc bố trí này cho tuyến tràn có dốc nước ngắn, nhưng dịng chảy
sau mũi phun khơng thuận và sẽ gây xói lở bờ trái hạ lưu vai đập.
Phương án 2 : Tràn được bố trí gần n ngựa, dịch ra ngồi sơng hơn tuyến tràn 1,
tuyến tràn này tạo cho dòng chảy sau tràn thuận hơn và khơng gây xói lở chân đập cùng hạ
du sau tràn.
Phương án 2 là phương án có ưu điểm là dòng chảy sau tràn thuận lợi hơn và
khơng gây xói lở hạ lưu đập trong q trình vận hành nên được lựa chọn.
2. Cụm tuyến năng lượng:
Phương án lựa chọn tuyến đường dẫn dựa vào mực nước chết, công suất lắp máy đã chọn
được thể hiện như sau

GVHD: PGS-TS Hoàng Hưng

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

HV: Lê Quang Minh

Tuyến năng lượng 1 (Cửa lấy nước 1 –nhà máy 1): Được bố trí bên bờ phải sơng
Srêpok trùng với tuyến chọn trong báo cáo TKCS gồm kênh dẫn dài 1642m, cửa lấy nước
1, hai đường hầm áp lực dài 695.8, Nhà máy thủy điện 1 gồm hai tổ máy, kênh xả dài
232m.
Tuyến năng lượng 2 (Cửa lấy nước 2-Nhà máy 2): Được bố trí cùng tuyến năng
lượng 1, nhưng cửa lấy nước 2 bố trí lùi về phía hạ lưu 53,8 m so với cửa lấy nước 1, địa
hình tại cửa lấy nước 2 thấp hơn nên cao độ ngưỡng cửa là 242,5m. Vị trí nhà máy 2 bố trí

dịch về phía thượng lưu 48.2m so với nhà máy 1, chiều dài hầm 593,8m ( trong đó chiều
dài đoạn hầm nghiêng là 70.5m), đường kính hầm 8m. Các hạng mục khác giống như
tuyến năng lượng 1.
Tuyến năng lượng 3 (Cửa lấy nước 3-Nhà máy 3) : Do khối lượng đào kênh dẫn
vào nhà máy của tuyến năng lượng 1 và 2 lớn, nên trong T.K.K.T giai đọan 1 đã xem xét
hai phương án đường hầm dài 1419,5m. Ở phương án này cửa lấy nước 3 được bố trí gần
đập phụ 3. Tuyến đường hầm được bố trí dưới đỉnh phân thủy nên khơng cần bố trí đoạn
hầm nghiêng và vị trí đặt tháp điều áp cũng thuận lợi. Nhà máy 3 bố trí dịch về phía
thượng lưu sơng Srêpok , kênh xả có chiều dài 344m Nhà máy, trạm phân phối điện, như
tưyến năng lượng 1.
-

Tuyến năng lượng 4 (Cửa lấy nước 4-Nhà máy 3) :
Tuyến năng lượng 4 gồm : Cửa lấy nước 4 dịch về phía trái của cửa lấy nước 2 là 50m ,
tuyến hầm đi lệch về phía trái so với tuyến năng lượng 2 để sao cho hầm đặt dưới đỉnh
phân thủy vì vậy hầm khơng có đoạn đào nghiêng. Hầm dài 756,6m bị gãy khúc tại vị trí
tháp. Vị trí tháp điều áp, nhà máy, kênh xả và trạm phân phối như tuyến năng lượng 3.
Qua tính tốn cho thấy Tuyến năng lượng 2 có tổn thất cột nước và giá thành xây dựng
nhỏ nhất và điều kiện thi công tuyến năng lượng 2 thuận lợi hơn nên được kiến nghị chọn
3.

Mực nước làm việc:

Trong báo cáo Thiết kế Kỹ thuật Giai đoạn 1 đã tiến hành chọn mực nước chết, trên cơ sở
MNDBT=272m được chọn trong Báo cáo thiết kế cơ sở và các mực nước chết cách nhau
1m.
Việc chọn MNDBT của dự án trên nguyên tắc không ảnh hưởng đến năng lực phát điện
của nhà máy thủy điện DrâyLinh, nên MNDBT của công trình Thủy điện Srêpok 3 khơng
lớn hơn mực nước 273m.
Các tổ hợp MNDBT và MNC đươc xem xét như sau:

MNDBT
MNC

270
266

271
267

266

267

272
268

269

270

273
269

Qua tính tốn kinh tế năng lượng, cho thấy phương án MNDBT: 272m, MNC:
268m. có chỉ tiêu kinh tế tốt nhất, nên chọn.
Về mặt tác động môi trường của các phương án cơ bản như nhau, vì vậy trong phần
đánh giá tác động của dự án chúng tơi trình bày đánh giá phương án chọn và sẽ lưu ý
những điểm khác biệt của các phương án về tác động tới từng yếu tố của mơi trường.
Bố trí cơng trình theo phương án chọn sẽ được trình bày chi tiết hơn trong mục
II.6.2


GVHD: PGS-TS Hoàng Hưng

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

HV: Lê Quang Minh

II.5.2 Phương án bố trí cơng trình (phương án kiến nghị) :
Dự án kiến nghị được bố trí theo sơ đồ Đập - Đường Dẫn gồm 2 cụm cơng trình là cụm
tuyến đầu mối và cụm tuyến năng lượng (xem bản vẽ TĐ-2004-73-15-101)
Dự án thủy điện Srêpok 3 có MNDBT = 272 m
MNC = 268 m
Nlm
= 220 MW
Ebqnăm = 1.060,2 KWh
Vtb
= 218,99.106 m3
Vc
= 156,13.106 m3
Vhi
= 62,85.106 m3.
II.5.2.1

Các cơng trình chính

A
Tuyến đầu mối : Tuyến đầu mối gồm đập dâng, đập tràn, và các đập phụ.

Hồ chứa: Hồ chứa có chiều dài khoảng 10 km dọc theo sơng Srepok, hồ có chiều
rộng lớn nhất trên 3,5km, trung bình khoảng 1,7km, phần đi hồ dài khoảng 1,5km có
chiều rộng khoảng 300 - 500m. Dung tích hồ chứa là 218,99.106 m3, đây là một hồ chứa
sâu, độ sâu lớn nhất của hồ đạt tới 38m (ở MNDBT). Hàng năm tổng lượng dịng chảy
sơng Srepok đến hồ trung bình đạt 7,83 tỷ m3 nước, so với Vhi của hồ 62,85 106 m3, hệ số
điều tiết của hồ rất nhỏ, chỉ 0.80%. Vì vậy có thể thấy rằng hồ chứa Srepok 3 chỉ có tác
dụng nâng cao đầu nước phát điện.
Đập dâng : được bố trí ở lịng sơng có chiều dài theo đỉnh là 478.9m, chiều cao đập
là 52,5m. Đập được thiết kế là đập đá đổ lõi đất chống thấm. Mái thượng lưu m = 1,9, mái
hạ lưu m = 1,8. Nền lõi đập là đá cát bột kết đới IB. Để đảm bảo chống thấm nền được
khoan phụt gia cố bề mặt sâu 5m và khoan phụt xi măng sâu đến cao độ 192,8 m. Cao trình
đỉnh đập là 277,3m, tường chắn sóng cao 1m, chiều rộng đỉnh đập là 8m.
Đập tràn: được bố trí bên bờ phải, gồm 5 khoang tràn cửa van cung, kích thước
15x15,5m . Tràn được thiết kế xả hết lũ thiết kế tần suất p = 0,5% là 8.760m3/s và tính điều
tiết lũ tần suất p = 0,1% là 12.270 m3/s (đã tính đến điều tiết lũ của 2 hồ BanTou Shah và
Buôn Kuốp). Tràn mặt cắt thực dụng. Cao trình ngưỡng tràn là 256,5m. Tiêu năng sau tràn
bằng dốc nước mũi phun. Nền được xử lý khoan phun gia cố sâu 5m và khoan phụt xi
măng chống thấm tới cao độ 234.5m.
Cửa van cung được vận hành bằng máy nâng thủy lực, phai sửa chữa được vận
hành bằng cẩu chân dê.
Các đập phụ : gồm các Đập phụ số 1, Đập phụ số 2 , số 3 và số 4. Các đập phụ
được bố trí bên bờ phải sơng Srêpok.
Đập phụ 1 : Bố trí cách tuyến đập chính 500m về phía hạ lưu là đập đất đá hỗn
hợp. Chiều dài theo đỉnh là 879,8m, chiều cao lớn nhất là 24m. Cao trình đỉnh đập là
277m, tường chắn sóng cao 1m. Mái đập thượng lưu m = 3,0 và 3,25 , mái đập hạ lưu m =
1.8. Mái thượng lưu được bảo vệ bằng đá lát dày 0.45. Mái hạ lưu làm rãnh thoát nước và
trồng cỏ bảo vệ . Đập đào chân khay sâu vào đá đới IB để tránh hiện tượng thấm mất nước
Đập phụ số 2 : Bố trí cách vai bờ phải đập phụ 1 khoảng 100m tạo thành bể điều
tiết 1 trên kênh dẫn, là đập đất đồng chất ốp mái hạ lưu chiều dài theo đỉnh là 467.8m.
Chiều cao lớn nhất 20 m, cao trình đỉnh đập là 276.2m. Mái đập thượng lưu m = 3,0 , mái


GVHD: PGS-TS Hoàng Hưng

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

HV: Lê Quang Minh

đập hạ lưu là 2.25m. Mái thượng lưu được bảo vệ bằng đá lát dày 0,2m. Mái hạ lưu làm
rãnh thóat nước và trồng cỏ bảo vệ. Đập đào chân khay và bố trí khoan giảm áp hạ lưu.
Đập phụ số 3 : Bố trí cách đập phụ số 2 khoảng 350m về phía hạ lưu tạo thành bể
điều tiết 2 trên kênh, là đập đất đồng chất thoát nước bằng lăng trụ đá hạ lưu. Đập có chiều
dài theo đỉnh là 193.0m. Chiều cao đập lớn nhất là 31m, cao trình đỉnh đập là 277,0m ,
tường chắn sóng cao 1m. Mái thượng lưu m = 3,0 và 3,5, mái hạ lưu m = 2.75; 2.75 và 2.
Mái thượng lưu bảo vệ bằng đá xếp dày 0.35m, mái hạ lưu được bảo vệ bằng trồng cỏ và
rãnh thoát nước. Đập đào chân khay vào đá đới IB để tránh hiện tượng thấm mất nước
Đập phụ số 4 : Là đập đất đồng chất ốp mái hạ lưu , cách đập chính khoảng 3000
m vế phía thượng lưu, chiều dài theo đỉnh là 253.2m. Chiều cao đập lớn nhất là 8m. Mái
thượng lưu m = 2,5, mái hạ lưu m = 2 . Mái thượng lưu bảo vệ bằng đá lát dày 0,4m, mái
hạ lưu được bảo vệ bằng đá lát mái, trồng cỏ và rãnh thoát nước .
B
Tuyến năng lượng: Tuyến năng lượng được bố trí bên bờ phải sơng Srêpok gồm
Kênh dẫn, Cửa lấy nước, Đường hầm, Nhà máy thủy điện và trạm phân phối ngồi trời.
Kênh dẫn : Bố trí trên sườn đồi song song với đỉnh phân thủy của các đập phụ, là
kênh tự điều tiết , kênh dài 1477.5 m, kênh có mặt cắt hình thang và được phun bê tông
dày 5-10 cm để bảo vệ. Mái kênh đào qua đá m = 0,5, mái đào qua đất m = 2. Chiều rộng
đáy kênh là 30m. Độ dốc đáy kênh i = 0,0001. Cao độ đầu kênh là 259,86m, cao độ đáy
cuối kênh là 259,32m. Cao độ bờ kênh là 276m. Chiều rộng bờ kênh bên trái là 7m, làm

đường vận hành, chiều rộng bờ kênh bên phải là 3m dùng làm đường bảo dưỡng .
Bể áp lực : Đồng thời là bể lắng cát cấu tạo. Bể được bố trí cuối kênh dẫn, mặt cắt
hình thang. Bể có chiều rộng đáy là 48,3m, độ dốc đáy i = 0, cao độ đáy bể là 242,5m. Bể
có chiều dài đoạn chuyển tiếp 168.3m
Cửa lấy nước : Đặt cuối bể áp lực. Cửa lấy nước bằng bê tông cốt thép gồm 2
khoang . Kích thước mỗi khoang là 16x13m. Lưu lượng thiết kế của cửa lấy nước là 412,8
m3/s. Cao độ ngưỡng cửa là 244,0m. Cao độ đỉnh cửa là 276m.
Đường hầm áp lực : Bằng bê tông cốt thép, gồm 2 hầm, mặt cắt trịn, đường kính
trong là 8m. Đường hầm dài 593.8m. Lưu lượng qua mỗi hầm là 206.4 m3/s. Đoạn cuối
hầm và các đoạn chiều dày lớp đá mỏng được lót thép dày 0,022m.
.
Nhà máy thủy điện : Được đặt bên bờ phải sông Srepok. Nhà máy cách đập chính
khoảng 2,5 km về phía hạ lưu cách bờ sông Srepok khoảng 200m. Nhà máy gồm 2 tổ máy
tuốc bin Francis máy phát trục đứng công suất mỗi tổ là 110MW. Kích thước nhà máy là
93,5 x 25m
Cao trình sàn chống lũ là 224,0m. Cao độ tim bánh xe cơng tác là 205m. Trạm phân phối
ngồi trời đặt bên phải nhà máy , kích thước là 90 x 75m được bố trí ở cao độ 224,0m. Nhà
điều hành được bố trí bên phải ở thượng lưu nhà máy.
Kênh xả sau nhà máy dài 273m, chiều rộng đáy kênh là 40m, độ dốc đáy i =
0,001, mặt cắt hình thang. Mái đào qua đá m = 0,5, mái đào qua đất m = 2,0.
Nhà máy thủy điện Srepok 3 được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia qua đường dây
220kV dài 17,3 km tại cột G7 của đường dây Bn Kuốp –Krơng Buk .

GVHD: PGS-TS Hồng Hưng

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ


HV: Lê Quang Minh

Đường đến nhà máy dài 11 km nối từ đường liên tỉnh lộ 681 vào. (Đường từ Buôn Mê
Thuột đến thị trấn Buôn Đôn) .
Khu quản lý vận hành được đặt ở Buôn Mê Thuột cùng khu quản lý vận hành của cơng
trình thủy điện Bn Kuốp .
Dự án thủy điện Srêpok 3 không gây ảnh hưởng lớn tới môi trường bởi vì diện tích mặt hồ
ứng với mực nước dâng bình thường là 17,68 km2 trong đó có 152,22 ha đất trồng cây
hàng năm và nuôi trồng thủy sản và 812,57 ha đất trồng cây lâu năm. Số hộ phải di dời 189
hộ với 560 người (dự báo đến năm 2007)
II.5.2.2 Các cơng trình phụ trợ:
1

Các khu phụ trợ.

Các cơng trình phụ trợ gồm 3 khu chính bố trí tại gần tuyến đập, gần cửa lấy nước
và gần nhà máy thủy điện. Tại các khu phụ trợ sẽ có các bãi thải, bãi trữ vật liệu, trạm trộn;
Khu ban quản lý dự án và Quản lý vận hành, lán trại nhà thầu. Ngồi ra cịn có các cơng
trình phục vụ thi công khác: Các mỏ vật liệu (mỏ đất, mỏ đá, mỏ cát), Hệ thống cấp nước,
cấp điện, thông tin liên lạc, Đường giao thông phục vụ thi công ( xem bản vẽ tổng mặt
bằng xây dựng )
+

Khu phụ trợ số 1.

Có diện tích 2,95 ha bố trí bên bờ phải cách đập chính 600 m về phía hạ lưu .
Phạm vi phục vụ bao gồm : đập chính, đập tràn và các đập phụ số 1 và 2.
Tại đây bố trí khu văn phịng làm việc, nhà ở của các nhà thầu thi công, khu phụ trợ sản
xuất, trạm nghiền , trạm trộn , bãi để xe máy, kho vật tư.
+


Khu phụ trợ số 2.

Có diện tích 1,83 ha cách cửa lấy nước về bên phải 300m, nhà ở lán trại bố trí về bên trái
cách 400 m .
Phạm vi phục vụ bao gồm : kênh dẫn vào, cửa lấy nước, đập phụ số 3, số 4, đường hầm .
Tại đây bố trí khu văn phịng, nhà ở của các nhà thầu thi công, khu phụ trợ sản xuất, trạm
nghiền, bãi trữ đá, trạm trộn , bãi để xe máy, phịng thí nghiệm và cơ sở ban đ ầu.
+

Khu phụ trợ số 3.

Có diện tích 1,57 ha cách nhà máy 400m về phía hạ lưu .
Tại đây bố trí khu phụ trợ, trạm trộn bê tông , xưởng sửa chữa cơ khí , xưởng gia cơng cốt
pha, cốt thép, khu nhà ở của công nhân v.v… phục vụ thi công nhà máy thủy điện.
2. Các mỏ vật liệu xây dựng.
Mỏ đất: Vật liệu đất để đắp đập phụ dự kiến sử dụng đất eluvi trên nền đá cát bột
kết và Bazan. Mỏ đất A nằm phía bờ phải sơng Srêpok cách đập khoảng 4-5 km, trữ lượng
và chất lượng đảm bảo phục vụ cho công tác đắp đập, dự kiến khai thác khoảng
900.850m3. Mỏ đất B dự phịng nằm phía bờ trái sông Srêpok.
Mỏ đá: Vật liệu đá phục vụ cho bê tông dự kiến khai thác từ mỏ đá D là dải đá
bazan phân bố dọc bờ phải sông Srêpok, nằm giữa đập chính và nhà máy và cách đập
khoảng 1km nhà máy khoảng 2 km về phía thượng lưu. Đá cứng chắc, cường độ kháng nén
bão hoà là 950-1090 Kg/cm2. Dự kiến khai thác khoảng 591.000m3. Mỏ dự kiến khai thác

GVHD: PGS-TS Hoàng Hưng

Trang 11



Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

HV: Lê Quang Minh

đá bazan cho cốt liệu bê tông và cát bột kết cho công tác đắp, điều kiện khai thác tương đối
thuận lợi.
Mỏ đá E dự phịng nằm phía bờ trái gần mỏ đất B sơng Srêpok, cách đập chính
khoảng 1-1.5km về phía thượng lưu. Mỏ đá phân bố đá bazan ở bề mặt tương đối bằng
phẳng sát sông, phần sườn dốc hơn bên trong phân bố cát bột kết. Mỏ sẽ được khai thác
làm cốt liệu bê tông hoặc vất liệu đắp cho đập.
Mỏ cát: Cát làm cốt liệu bê tông dự kiến lấy ở mỏ cát Krông Nô, đã sử dụng cho
cơng trình Bn Kuốp cách tuyến cơng trình khoảng 40 - 45 km. Mỏ cát Bản Đơn nằm
cách cơng trình khoảng 40-45km theo đường tỉnh lộ 686. Cát có chất lượng tốt đáp ứng
cho công tác thủy công.Tuy nhiên do mỏ cát này nằm cạnh khu du lịch Bản Đôn, nên kiến
nghị đưa vào dự phòng.
3. Bãi thải, bãi trữ vật liệu và trạm trộn
Đất đá đào bóc lớp trên không sử dụng của các mỏ đất, mỏ đá, đập chính, đập tràn,
các đập phụ, kênh dẫn, cửa lấy nước, đường ống áp lực, nhà máy thủy điện, kênh dẫn
dòng, bãi trữ, và chính lớp bóc của bãi thải sau khi đã sàng lọc loại không sử dụng lại được
Sẽ được đưa tới đổ tại các bãi thải. Loại còn sử dụng lại được đưa tới các bãi trữ cùng các
vật liệu khai thác tại các mỏ vật liệu.
Các bãi thải được bố trí chú ý tới đảm bảo điều kiện thi công và tránh gây ô nhiễm
nguồn nước. Đất đá đỗ ra bãi thải được sử lý đầm nén bằng xe ủi để tránh sạt lở.
Trạm trộn và các bãi trữ vật liệu được bố trí tại các vị trí và gần tuyến đập chính,
đập phụ, kênh dẫn cửa lấy nước, nhà máy.
Khối lượng được đưa tới các bãi thãi :Tổng khối lượng đất, đá bóc bỏ tại các mỏ
và tại các hạng mục của cơng trình được đưa tới các bãi thãi là khoảng gần 1 900 000 m3
4. Khu quản lý công trường, lán trại thi công:
Dự kiến sẽ có 1 khu nhà làm việc của Ban Quản lý dự án và Tư vấn bố trí gần vị trí ngã ba
rẽ vào đầu mối đập cách khoảng 1000 m. Diện tích xây dựng là 600m2 và diện tích đất

khoảng 10.000 m2. Vị trí của khu làm việc của Ban A và Tư - Vấn xem bản vẽ tổng mặt
bằng xây dựng.
5. Hệ thống đường thi công và vận hành .
+

Đường giao thơng ngồi cơng trường

- Vật tư, thiết bị chính được lấy từ Thành phố Hồ Chí Minh và T.P Buôn Mê Thuột,
vận chuyển theo Quốc lộ 14 và Liên tỉnh lộ 681 đến công trường. Để có thể khởi cơng xây
dựng cơng trình vào năm 2005, cần phải nâng cấp đoạn đường liên tỉnh lộ 681 từ Buôn Mê
Thuột tới lối rẽ vào Công trường, dài khoảng 25km, chủ yếu là các cầu có tải trọng thấp.
Đoạn đường mới được xây dựng là đường nối từ Liên tỉnh lộ 681 đến nhà máy làm
đường quản lý vận hành sau này theo yêu cầu vận tải của công trường dài 12km bắt đầu tại
điểm Km15 trên đường LTL 681 đi Buôn Đôn (cách TP Buôn Mê Thuột 25 km) đi theo
bờ phải sông Srepok. Đường được dự kiến xây dựng theo tiêu chuẩn cấp 4 miền núi với
cấp tải trọng H18-XB 80 đảm bảo vận chuyển các thiết bị nặng của nhà máy.
+

Đường trong công trường gồm 2 tuyến chính.

GVHD: PGS-TS Hồng Hưng

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

HV: Lê Quang Minh

Đường thi cơng từ bờ trái đập chính sang bờ phải sơng Srepok . Tuyến

đường này dài 2 km dùng để phục vụ thi cơng phần vai trái của đập chính và cống. Để nối
liền giao thông giữa hai bờ sông bố trí một chiếc cầu tạm ở vị trí hạ lưu tràn trong quá trình
xây dựng. Cầu dạng cầu tiền chế có kết cấu bằng thép lắp ghép rộng 7m, tải trọng 30 T dài
150 m, trụ cầu bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ.
Đường tạm cố định phục vụ thi công: Là đường tạm chỉ phục vụ thi công
công trình nhưng cố định trong suốt q trình thi cơng. Các tuyến đường này được thiết kế
để đảm bảo các yêu cầu vận chuyển giữa khu phụ trợ với khu vực xây dựng cơng trình
chính và đi đến các khu vực khác nhau của đập ở cả hai bờ. Bao gồm đường tới tuyến đập,
đường đi tới tuyến nhà máy và hầm, đường tới cửa lấy nước – kênh dẫn vào . Tổng chiều
dài đường khoảng gần 18 km , được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi..
Ngồi 2 tuyến đường nêu trên cịn có các tuyến đường nối các hạng mục với các bãi thải,
bãi trữ và mỏ phục vụ thi công dự kiến dài khoảng 12.5 km
6. Hệ thống cấp nước phục vụ thi công.
Cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và thi công
tại công trường dự kiến lấy từ sông Srepok và các nhánh suối lớn. Nước từ sông được bơm
vào các bể lắng lọc và từ đây nước theo hệ thống cấp nước đến các hộ tiêu thụ.
7. Hệ thống cấp điện phục vụ thi công
Nguồn cung cấp điện thi công cho công trình thủy điện Srêpok 3 lấy từ đường dây
35kV dẫn điện từ Nhà máy thủy điện Đrây linh đi Bản Đôn dọc theo Tỉnh lộ 681.
Dự kiến xây dựng mới một trạm biến áp trung gian 35/22kV cạnh điểm đấu gần
đường vào công trường để cấp điện thi công. Từ trạm biến áp trung gian sẽ xây dựng
đường dây 22kV đi theo đường giao thông vào khu vực thi công dự án; các trạm biến áp
phụ tải 22/0,4kV và các nhánh rẽ sẽ được đấu nối vào trục đường dây này để cấp điện cho
các phụ tải của công trường, và các hộ tiêu thụ Một nhánh rẽ 22kV vượt kênh dẫn dịng
dùng để cấp điện thi cơng cho tuyến đập. Một phần đường dây cấp điện thi công sẽ được
sử dụng trở lại sau khi dự án hoàn thành để dùng làm nguồn cấp điện tự dùng dự phòng
cho nhà máy.
8. Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ thi công
Kiến nghị sử dụng 1 trong 2 giải pháp liên lạc sau đây để phục vụ điều hành trong q
trình thi cơng cũng như sử dụng lại để phục vụ cho cơng tác liên lạc hành chính sau khi

đưa NMTĐ Srepok 3 vào vận hành:
Giải pháp vô tuyến: Dự kiến lắp đặt 1 trạm Viba (tuyến truyền từ Bưu điện TP
Bn Mê Thuột đến khu vực cơng trình TĐ Srepok 3). Hệ thống Viba này sẽ dự kiến đặt
tại khu nhà điều hành dự án của Ban A.
Giải pháp hữu tuyến:Dự kiến lắp đặt mới tuyến cáp điện thoại hữu tuyến được thuê
bao từ Bưu điện Cư Jut đến khu nhà điều hành dự án của ban A.
Tại khu nhà điều hành dự án của Ban A, dự kiến lắp đặt 1 tổng đài điện thoại hữu tuyến 32
số để liên lạc điều hành cho tồn bộ cơng trường. Từ tổng đài này sẽ lắp đặt các tuyến cáp
nhiều đôi đến các máy lẻ thuê bao của đơn vị thi công. Cáp điện thoại nhiều đôi sẽ được
treo dọc theo các tuyến đường dây 22kV phục vụ thi công (trên cùng một cột).

II.6.2.3 Các khu tái định canh định cư:

GVHD: PGS-TS Hoàng Hưng

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

HV: Lê Quang Minh

Để bố trí tái định canh, định cư cho các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện
Srepok3 sẽ xây dựng hai khu tái định canh , định cư cho các hộ dân thuộc các xã Tân Hịa,
Ea Nl huyện Bn Đôn và xã Ea Pô huyện Cư Jut ( xem bản vẽ bố trí khu tái định canh
định cư )
Việc thoả thuận vị trí các khu tái định cư tái định canh với UBND tỉnh Đắc Nông đã
đạt được theo công văn số 618/CV/UB ngày 15 tháng 4 năm 2005 và của UBND tỉnh Dak
Lắc công văn số 1522/CV/UB ngày 25 tháng 5 năm 2005.
1


Khu tái định cư tái định canh huyện Cư Jút:

Khu TĐC nằm trong phạm vi thôn 478 xã Ea Pô huyện Cư Jút thuộc tiểu khu 841, cách
Trung tâm xã Ea Pơ 6 km về phía Tây Bắc đã được UBND tỉnh Dak Lak cũ ( nay thuộc
huyện Cư Jút tỉnh Dak Nông) thu hồi của Lâm trường Cư Jút giao cho huyện quản lý.
Khu TĐC hiện có khoảng 39 hộ được UBND xã Ea Pơ giao đất giao rừng nhưng hiện tại
khơng cịn rừng.
Tổng diện tích tự nhiên khoảng 300 ha, đã được khảo sát đo vẽ bình đồ 1/2000 làm cơ sở
cho việc qui hoạch cho 33 hộ tái định cư và 59 hộ tái định canh. Ranh giới như sau :
Phía Bắc tiếp giáp với khu rừng nghèo kéo tới bờ sơng Srepok
Phía Nam tiếp giáp khu vực dự án di dân Cồn Dầu của huyện Cư Jút
Phía Tây tiếp giáp đất canh tác của dự án chương trình 132 của huyện Cư Jút
Phía Đơng tiếp giáp với lịng hồ dự án thuỷ điện Srepok3
2

Khu tái định cư tái định canh huyện Buôn Đôn :

Khu TĐC- ĐC thuộc tiểu khu 527, 533 Lâm truờng Ea Tul thuộc xã Tân Hồ huyện
Bn Đơn tỉnh Dak Lak, nằm cách đường tỉnh lộ 681 khoảng 6km về phía Tây. Diện tích
đất tự nhiên : 367 ha. Hiện trạng là rừng nghèo kiệt và đã bị chặt phá bất hợp pháp hầu hết.
Hiện nay khu này đã đo vẽ BĐ 1/2000. Có ranh giới như sau :
Phía Đông và Bắc tiếp giáp với đất canh tác của dân và suối
Phía Nam tiếp giáp với lịng hồ thủy điện Srepok3
Phía Tây tiếp giáp các đập phụ
Ngồi khu tái định cư nằm trong khu 527, 533 trên, UBND huyện Buôn Đôn đề xuất
thêm khu tái định cư tại ngã ba đi vào mỏ đá Thạch Anh với diện tích khoảng 2.5 ha thuộc
thôn Ea Mdhar2 xã Ea Nuôl. Vị trí khu đất rất thuận lợi gần trung tâm để bố trí khu tái
định cư cho 32 hộ.
Quy mơ xây dựng khu dân cư, cơng trình cơng cộng, xây dựng các khu tái định

canh trình bày trong chương V mục V 1.2. Dự kiến quy mô số hộ đền bù tái định cư định
canh dự báo đến năm 2007 được trình bày trong bảng IV.7
II.5.3 Quy mơ các hạng mục cơng trình:
Quy mơ các hạng mục cơng trình, khối lượng các cơng trình thi cơng, nhu cầu cung
cấp đất, đá, nguyên vật liệu xây dựng trình bày trong bảng II.1: Tổng hợp khối lượng –
phương án kiến nghị.Các thông số cơ bản và đặc trưng chủ yếu của DATĐ Srepok 3 trình
bày trong bảng ở phần đầu báo cáo này.

GVHD: PGS-TS Hoàng Hưng

Trang 14


Luận văn thạc sỹ

HV: Lê Quang Minh

Cơng trình Srêpok 3
TKKT Bước 1

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

THÀNH PHẦN
Đào đất

Đào đá IA 2
Đào đá IB và II
Đào đá hầm ngang Ф< 8,5m
Đào đá hầm xiên Ф< 8,5m
Đá xây M100
Đất đắp
Đất đắp lõi
Đá đắp (mỏ)
Đá đổ
Đất đá đắp hỗn hợp
Đá lát mái
Tầng chuyển tiếp
Tầng lọc cát
Tầng lọc đá dăm
Trồng cỏ
Bê tông át phan (đường)
Dăm mặt đường
Đất cấp phối (đường)
Bê tông M150 (đứt gãy, phản ,bù)
Bê tông M200
Bê tông cốt thép M200
Bê tông cốt thép M250
Bê tông cốt thép M300
Cốt thép
Bê tông cốt thép M300 (ngầm)
Bê tông nút M200
Cốt thép (ngầm)
Khoan phun xi măng
Khoan phụt gia cố
Ống thóat nước

An ke ứng suất trước
An ke Ф 25 hở
An ke Ф 25 hầm
Khung chống thép hình
Phun vữa xi măng gia cố mái t=0.10m

GVHD: PGS-TS Hoàng Hưng

BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG - PHƯƠNG ÁN CHỌN
TUYẾN ĐẬP 2-2 -ĐẬP CHÍNH ĐẬP ĐÁ ĐỔ LÕI GIỮA-TUYẾN NĂNG LƯỢNG 2
MNDBT=272m; MNGC= 275,0m; MNC=268m; CTĐĐ=277.3m
Kích thước tràn bxh=15X15,5m; Số cửa tràn n=5 ;Qxả max=11761m3/s
ĐƠN
VỊ
103m3
103m3
103m3
103m3

103m3
103m3
103m3
103m3
103m3
103m3
103m3
103m2
103m3
103m3
103m3

103m3
103m3
103m3
103m3
103m3
103m3
103T
103m3
103m3
103T
103m
103m
103m
103m
103m
103m
103T
103m2

ĐẬP
ĐẬP
ĐẬP PHỤ ĐẬP PHỤ ĐẬP PHỤ
ĐẬP PHỤ KÊNH-DẪN ĐƯỜNG NGÁCH
NHÀ MÁY DẪN
ĐÊ QY TỔNG
CHÍNH
TRÀN
SỐ 1
SỐ 2
SỐ 3

SỐ 4
CLN
HẦM
THI CƠNG K-XẢ OPY DỊNG
CỘNG
93.413 105.435
126.95
29.436
23.494
8.852
275.434
44.200
92.926
22.801
27.709
850.650
29.987 116.087
81.604
6.909
1.107
147.313
15.826
57.511
11.691
468.035
70.819 517.652
1383.738
42.585
425.264 152.125
2592.183

82.351
9.119
91.470
10.319
10.319
0.329
0.660
0.334
0.530
1.853
17.032
384.385
161.636
223.557
24.638
54.208
2.500
28.858
896.813
272.673
272.673
199.413
324.613
9.376
49.116
582.517
761.753
8.426
770.179
17.431

15.000
32.431
14.182
11.145
2.686
1.681
0.659
30.353
26.321
26.321
86.643
0.245
44.866
2.332
2.808
0.341
137.235
95.280
0.3
38.643
2.305
2.548
0.259
139.335
8.226
7.705
3.447
6.5
25.878
0.275

0.143
0.502
0.290
0.103
0.159
1.471
0.590
0.306
1.075
0.621
0.220
0.340
3.152
1.101
0.571
2.007
1.160
0.411
0.635
5.884
10.581
4.008
0.160
0.200
0.093
2.741
1.655
1.182
20.620
1.990

3.986
5.976
1.702
0.524
0.150
0.277
0.017
0.012
1.932
0.700
0.034
5.348
59.981
20.286
46.121
15.034
141.422
2.816
0.251
7.195
10.262
0.235
3.045
0.026
0.009
0.015
0.001
1.474
0.097
0.035

2.941
0.752
8.629
30.811
30.811
1.002
2.713
3.715
0.807
0.807
11.6312
1.834
13.465
7.927
3.522
16.87
28.319
1.651
1.651
1.22
6
0
7.220
18.187
16.423
2.196
5.185
41.991
26.378
4.664

31.042
1.231
0.134
1.365
1.734
133.612
135.346

Trang 15


×