1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực, nội
dung trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội
dung nghiên cứu trong Luận văn này.
Nha Trang, tháng 05 năm 2010
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Thắng
2
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi nhận được sự hướng dẫn tận tình,
sự giúp đỡ quí báu của các thầy giáo Khoa Khai thác thủy sản, Trường Đại học Nha
Trang, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Ban Quản lý Dự án sông Mê
Kông các tỉnh Tây Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk,
Chi cục Thủy sản tỉnh Đắk Lắk, gia đình và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Tiến sĩ Hoàng Văn Tính, Trưởng Bộ môn
Công nghệ Khai thác thủy sản, Khoa Khai thác thủy sản, Trường Đại học Nha Trang,
đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy: TS. Hoàng Hoa Hồng, Phó Hiệu
trưởng, Trường Đại học Nha Trang; thầy TS. Phan Trọng Huyến, Trưởng Khoa khai
thác thủy sản, Trường Đại học Nha Trang; PGS. TS. Nguyễn Văn Động; TS. Thái
Văn Ngạn; TS. Trần Đức Phú; TS. Nguyễn Đức Sỹ; tôi cũng xin chân thành cảm ơn
đến các thầy giáo Lớp cao học Công nghệ khai thác thủy sản, Khóa học 2007 - 2010
đã tận tình giảng dạy tôi hoàn thành khóa học, nâng cao nhận thức chuyên môn để
hoàn thành Luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy
sản (DECAFIREP) đã tạo điều kiện, bố trí thờ gian cho tôi đi học, đi thu thập số liệu
và cung cấp số liệu cần thiết để tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Dự án Hợp phần tăng cường quản lý Khai
thác thủy sản (SCAFI) đã hỗ trợ kinh phí cho tôi trong suốt quá trình đi học tập tại
trường Đại học Nha Trang.
Tôi xin trân thành cảm ơn đến TS. Phan Đình Phúc, Giám đốc Dự án sông Mê
Kông các tỉnh Tây Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ trong quá trình thực hiện Đề
tài để tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, các phòng,
ban của Trường đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho chúng tôi trong suốt quá
trình học cao học tại Trường.
Một lần nữa xin cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Thắng
3
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC HÌNH 6
MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Bố cục của đề tài: 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 9
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên-xã hội 9
1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình 9
1.1.2. Các đơn vị hành chính 10
1.1.3. Hệ thống giao thông 10
1.1.4. Dân số, lao động và thành phần dân tộc 11
1.2. Tổng quan về đặc điểm thời tiết, khí hậu và thủy văn tỉnh Đắk Lắk 13
1.2.1. Đặc điểm thời tiết và khí hậu 13
1.2.2. Đặc điểm về thủy văn 14
1.3. Tiềm năng phát triển nghề khai thác thủy sản 17
1.4. Hiện trạng quản lý nghề cá tại lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh Đắk Lắk 19
1.4.1. Cơ quan quản lý nghề cá nội địa tỉnh Đắk Lắk 19
1.4.2. Thể chế, pháp luật 19
1.4.3. Đánh giá chung về hiện trạng quản lý nghề cá 21
1.5. Tổng quan về nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 21
1.5.1. Tình hình nghiên cứu của nước ngoài 21
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Cách tiếp cận 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1. Phương pháp điều tra 25
2.2.2. Phương pháp đánh giá hiện trạng nghề khai thác thủy sản 26
4
2.3. Điều tra hiện trạng kinh tế xã hội 28
2.4. Thời gian nghiên cứu: 28
2.5. Xử lý số liệu 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1. Vốn đầu tư, lao động, cơ sở hạ tầng nghề cá tỉnh Đắk Lắk 30
3.1.1. Vốn đầu tư cho nghề cá 30
3.1.2. Lao động nghề cá 31
3.1.3. Cơ sở hạ tầng nghề cá 33
3.2. Hiện trạng nguồn lợi thủy sản tại lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh Đắk Lắk 33
3.2.1. Thành phần loài 33
3.2.2 Các loại thủy sinh khác 35
3.2.3. Thành phần một số loài cá ngư dân đánh bắt được 35
3.3. Hiện trạng nghề cá tại lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh Đắk Lắk 37
3.3.1. Ngư cụ 37
3.3.2. Tàu thuyền khai thác 39
3.3.3. Mùa vụ và thời gian khai thác 40
3.3.4. Sản lượng khai thác 41
3.4. Đề xuất giải pháp về quản lý nghề khai thác thủy sản tại lưu vực sông Srêpốk thuộc
tỉnh Đắk Lắk 51
3.4.1. Phân tích thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu của việc khai thác và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản trên lưu vực sông Srêpốk 51
3.4. 2. Các giải pháp quản lý nghề khai thác thủy 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1. Kết luận 63
2. Khuyến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC: 67
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Phân bố dân số của các huyện tại lưu vực sông Srêpốk 11
Bảng 3.1. Lao động tham gia đánh bắt cá tại lưu vực sông Srêpốk 31
Bảng 3.2. Số lượng cán bộ quản lý nghề cá tỉnh Đắk Lắk 32
Bảng 3. 3: Danh sách các loài cá kinh tế và quý hiếm của tại lưu vực sông Srêpốk 34
Bảng 3.4. Thành phần một số loại cá ngư dân đánh bắt được trong lưu vực 36
Bảng 3.5: Cơ cấu nghề nghiệp của các huyện 37
Bảng 3.6: Ngư cụ đánh bắt thủy sản trong lưu vực sông Srêpốk
38
Bảng 3.7: Phân bố tàu thuyền khai thác theo các huyện tại lưu vực sông Srêpốk 39
Bảng 3.8: Sản lượng khai thác cá tự nhiên qua các năm 41
Bảng 3.9: Sản lượng khai thác theo nghề ước tính năm 43
Bảng 3.10: Sản lượng khai thác của các huyện tính theo nghề ước tính năm 43
Bảng 3.11: Sản lượng khai thác tính theo nghề ước tính năm của huyện Ea Soup 44
Bảng 3.12: Sản lượng khai thác tính theo nghề ước tính năm của huyện Krông Buk 44
Bảng 3.13: Sản lượng khai thác tính theo nghề ước tính năm của huyện Buôn Đôn 45
Bảng 3.14: Sản lượng khai thác tính theo nghề ước tính năm của huyện Krông Pắk 45
Bảng 3.15: Sản lượng khai thác tính theo nghề ước tính năm của huyện Krông Bông 46
Bảng 3.16: Sản lượng khai thác tính theo nghề ước tính năm của huyện Krông Ana 46
Bảng 3.17: Sản lượng khai thác tính theo nghề ước tính năm của huyện Lắk 47
Bảng 3.18.Thống kê sản phẩm của nghề Chài quang 48
Bảng 3.19. Thống kê sản phẩm của nghề Đăng mắt lưới nhỏ 51
6
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Bản đồ lưu vực sông Srêpốk 12
Hình 1.2: Các thủy vực trong lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh Đắk Lắk 17
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nghề cá tỉnh Đắk Lắk 19
Hình 2.1: Sơ đồ ước tính sản lượng tại lưu vực sông Srêpốk 25
Hình 3.1. Tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư qua các năm 30
Hình 3.2: Lao động làm nghề cá của các huyện thuộc lưu vực sông Srêpốk 32
Hình 3.3: Biến động số lượng tàu thuyền qua các năm 40
Hình 3.4: Biến động sản lượng khai thác tự nhiên qua các năm 42
Hình 3.5: Ước lượng Sản lượng khai thác theo nghề năm 2009 47
Hình 3.6: Tỷ lệ chiều dài cá khai thác được nghề Chài quang 49
Hình 3.7: Tỷ lệ chiều dài cá khai thác được Đăng mắt lưới nhỏ 50
Hình 3.8: Đồ thị biểu diễn sản lượng nuôi trồng thủy sản 50
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sông Srêpốk là một nhánh chính của sông Mê Kông, với tổng diện tích toàn lưu
vực trên lãnh thổ Tây Nguyên là 18.200 km
2
. Phần lớn diện tích lưu vực nằm trong
tỉnh Đắk Lắk (khoảng 10.400 km
2
), phần còn lại nằm ở các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai và
Lâm Đồng. Sông Srêpốk bắt nguồn từ các dãy núi phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk
với 2 nhánh sông Krông ANa và Krông Nô, hợp dòng tại thác Buôn Dray ở huyện
Krông ANa thành dòng chính Srêpốk và đổ ra biên giới Campuchia ở phía Tây Bắc
tỉnh Đắk Lắk (xã Krông Na – Buôn Đôn).
Nghề cá lưu vực sông Srêpốk đóng vai trò rất quan trọng về an ninh thực phẩm
và kinh tế của nhân dân vùng lưu vực. Sản lượng cá thuộc lưu vực sông Srêpốk chủ
yếu dựa vào nguồn cá khai thác tự nhiên trên sông Srêpốk. Theo điều tra nhanh của
Dự án quản lý nghề cá sông và hồ chứa (MRRF, 2005) sản lượng thủy sản khai thác
trong lưu vực sông Srêpốk khoảng 3.426 tấn mỗi năm, chiếm 39% tổng sản lượng thủy
sản tiêu thụ trong toàn lưu vực [1]. Hoạt động khai thác cá trong lưu vực chưa có sự
quản lý của cơ quan chức năng, sản lượng cá khai thác ngày càng giảm. Hoạt động
khai thác diễn ra quanh năm bằng nhiều loại ngư cụ khác nhau và không theo mùa vụ.
Cường độ khai thác cá tại lưu vực sông ngày càng tăng, làm cho nguồn lợi cá tự nhiên
lưu vực sông càng giảm. Một số loại cá có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có 5 loài quí
hiếm đã đưa vào sách đỏ Việt Nam: Cá Chiên lăng - Bagarius yarrelli (Sykers, 1841);
Cá Còm -Chitala ornata (Gray, 1831); Cá Duồng -Cirrhinus microlepis Sauvage,
1878; Cá Trà sóc- Probarbus jullieni Sauvage 1880; Cá Chình hoa- Anguilla
marmorata Quoy and Gaimard, 1824) [2]; 02 loài trong sách đỏ của IUCN (Cá Nàng
hai - Chitala blanci d'Aubenton, 1965, Cá Trà sóc- Probarbus jullieni Sauvage, 1880)
[2], Cần có nghiên cứu và đưa ra giải pháp quản lý nghề khai thác thủy sản tại lưu vực
sông Srêpốk hợp lý để bảo tồn và duy trì sự phát triển nguồn lợi thủy sản lưu vực,
nhằm đảm bảo sự đa dạng sinh học, góp phần cải thiện đời sống đồng bào dân tộc sống
quanh lưu vực.
8
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đề
xuất các giải pháp quản lý nghề khai thác thủy sản lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh
Đắk Lắk” .
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Đánh giá hiện trạng hoạt động khai thác cá tự nhiên tại lưu vực sông Srêpốk
thuộc tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất giải pháp quản lý nghề nghề khai thác thủy sản tại lưu vực sông Srêpốk
thuộc tỉnh Đắk Lắk.
2. Bố cục của đề tài:
Bố cục của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và khuyến nghị
9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - xã hội
1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, phía Tây dãy Trường Sơn Nam,
trong phạm vi địa lý từ 107
0
28’57”-108
0
59’37” kinh độ Đông và từ 12
0
9’45”-
13
0
25’06”vĩ độ Bắc (hình 1.1). Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm
Đồng, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà, phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông và
tỉnh Mondulkiri (Vương quốc Cam Pu Chia) với chiều dài đường biên giới khoảng 70
km [3].
1.1.1.2. Địa hình
Địa hình tỉnh Đắk Lắk mang đặc trưng chung của địa hình vùng cao nguyên, có
sự xen kẽ giữa địa hình thung lũng, cao nguyên núi cao và cao nguyên trung bình. Địa
hình Đắk Lắk có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.
Địa hình núi cao
Chủ yếu phân bố ở phía Đông Nam chiếm 25% lãnh thổ toàn tỉnh, ngăn cách
giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng), điển hình là
dãy Chư Yang Sin cao 2.445 m. Đây là vùng sinh thuỷ lớn nhất, đầu nguồn của các con
sông lớn như Krông Ana, Krông Knô và là vùng có thảm thực vật rừng thường xanh
quanh năm [3].
Địa hình cao nguyên
Địa hình cao nguyên chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh (75% tổng diện
tích đất tự nhiên) [3], thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Đường Quốc lộ 14 gần
như là đỉnh phân thuỷ, cao ở giữa và thấp dần về hai phía.
Buôn Ma Thuột là cao nguyên rộng lớn, chạy dài từ Bắc xuống Nam trên 90
km, từ Đông sang Tây 70 km. Đây là vùng có địa hình khá bằng phẳng, độ cao từ 300
- 800 m với đất đỏ bazan màu mỡ [3].
Cao nguyên M’Drăk nằm ở phía Đông tiếp giáp với tỉnh Khánh Hòa, độ cao
trung bình 400 - 500 m, địa hình gồ ghề, có các dãy núi cao ở phía Đông và Nam, khu
vực trung tâm có địa hình như lòng chảo cao ở chung quanh và thấp dần vào trung
tâm. Đất Granit chiếm phần lớn diện tích với các thảm thực vật rừng thường xanh ở
núi cao và trảng cỏ ở núi thấp và đồi thoải [3].
10
Địa hình bán bình nguyên Easoup
Địa hình bán bình nguyên Easoup nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp với các cao
nguyên. Vùng có địa hình khá bằng phẳng, đồi lượn sóng nhẹ, độ cao trung bình 180
m, có một vài dãy núi nhô lên như Yok Đôn, Chư M’Lanh Phần lớn đất đai của
khu vực này là đất xám, tầng mỏng và đặc trưng thực vật là rừng khộp rụng lá vào
mùa khô [3].
Địa hình vùng bằng trũng Krông Păc - Lăk:
Vùng địa hình thấp trũng Krông Păc - Lăk nằm ở phía Đông Nam của tỉnh,
giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy Chư Yang Sin, độ cao trung bình của vùng là
400 - 500 m [10]. Đây là thung lũng của lưu vực sông Srêpốk, có các vùng bằng trũng
dọc theo các sông Krông Pắc, Krông Ana với cánh đồng Lăk – Krông Ana rộng
khoảng 20.000 ha. Hàng năm thường bị lũ vào tháng 9 và 10.
1.1.2. Các đơn vị hành chính
Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 13 huyện (Ea H’leo, Easoup,
Krông Năng, Krông Busk, Buôn Đôn, Cư M’gar, Ea Kar, Ma Drắk, Krông Pắk,
Krông Bông, Krông Ana, Lắk và Cư Kuir) 01 thị xã (thị xã Buôn Hồ) và 01 thành
phố (thành phố Buôn Ma Thuột) [3]. Các huyện, thành phố có vị trí thuận lợi cho
phát triển thủy sản như thành phố Buôn Ma Thuột, Huyện Lắk, Krông Pắk, Krông
Ana và Easoup [3].
1.1.3. Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông tỉnh Đắk Lắk thuận lợi hơn so với các tỉnh thuộc khu vực
Tây Nguyên khác. Có hệ thống giao thông huyết mạch của Quốc gia và vùng Tây
Nguyên, đặc biệt có tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng
Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Tuyến Quốc lộ 14 nối liền từ thành phố Hồ Chí
Minh với các tỉnh Tây Nguyên (nối các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum), là Quốc lộ
quan trọng trong việc đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa giữa các vùng, miền với nhau, đặc
biệt Quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước (Việt Nam và Campuchia) rất thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ An ninh và Quốc phòng;
Quốc lộ 26 nối liền với tỉnh Khánh Hoà, cách thành phố Nha Trang gần 200 km; quốc lộ
27 nối với tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt 183 km [3].
11
1.1.4. Dân số, lao động và thành phần dân tộc
Theo số liệu điều tra của Dự án Sông Mê Kông tại lưu vực sông Srêpốk thuộc
tỉnh Đắk Lắk năm 2008, Tây Nguyên có 44 dân tộc sinh sống, là khu vực có số lượng
dân tộc nhiều nhất cả nước. Các dân tộc bản địa ở đây chủ yếu là Ê Đê, M’Nông, Gia
Rai, Ba Na, người Kinh và một số dân tộc phía bắc như Tày, Nùng, Mường, Thái di cư
vào từ thập niên 1970 đến nay [4]. Chính vì vậy, khả năng phát triển kinh tế hộ gia
đình của cộng đồng dân cư không cao. Những đặc trưng trên đã có những tác động
nhất định đến nghề cá nội địa tại lưu vực sông Srêpốk.
Theo số liệu thống kê năm 2008, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk có khoảng 1.737.376
người, trong đó gần 30% là người dân tộc thiểu số. Mật độ dân số là 132,37
người/km
2
, phân bố chủ yếu ở nông thôn. Trong số 968.843 người ở độ tuổi lao động,
có 766.963 người đang làm việc trong các ngành kinh tế, 22.628 người đang không có
việc làm và số người không làm việc là 27.759 [4].
Điều tra của của Dự án Sông Mê Kông tại lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh Đắk
Lắk năm 2008, phân bố dân số như sau:
Bảng 1.1: Phân bố dân số của các huyện tại lưu vực sông Srêpốk
Phân bố
Huyện
Diện
tích
(km
2
)
Dân số
(người)
Thành
thị
Nông
thôn
Hoạt động kinh tế
Ea Soup 1.750
39.144
9.177
29.967
Nông-Lâm Nghiệp, Thủy
lợi, Thủy sản, Công
nghiệp, Dịch vụ
Krông Buk 642
151.981
18.112
133.869
-nt-
Buôn Đôn 1.414
55.380
55.380
-nt-
Krông Pắk 623
209.980
20.134
189.846
-nt-
Krông Bông 1.250
80.210
6.300
73.910
-nt-
Krông Ana 645
197.591
24.772
172.819
-nt-
Lắk 1.250
55.072
6.349
48.723
-nt-
(Nguồn: Dự án Sông Mê Kông lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh Đắk Lắk năm 2008)
Dân số chủ yếu tập trung ở nông thôn, chiếm 90% dân số của các huyện thuộc
lưu vực sông Srêpốk, 10% là thành thị. Điều đó cho thấy, đời sống của bà con chủ yếu
tập trung vào Nông – Lâm và Thủy sản.
12
Nhận xét: Từ nghiên cứu trên cho thấy:
Tỉnh Đắk Lắk có điều kiện tự nhiên tốt để phát triển nghề cá nội địa. Song do
điều kiện địa hình phức tạp, trình độ dân trí thấp, người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ
khá cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển và quản lý nghề cá tại địa phương.
Những đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh cũng có ảnh hưởng
nhất định trong quá trình thưc hiện đề tài.
Hình 1.1: Bản đồ lưu vực sông Srêpốk
Nguồn: Dự án Sông Mê Kông các tỉnh Tây Nguyên
13
1.2. Tổng quan về đặc điểm thời tiết, khí hậu và thủy văn tỉnh Đắk Lắk
1.2.1. Đặc điểm thời tiết và khí hậu
Nhìn chung, Đắk Lắk mang đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa, song khí hậu ở
đây biểu hiện nét đặc sắc riêng liên quan đến đặc điểm vị trí địa lý, địa hình. Do ảnh
hưởng của gió mùa Đông Nam, thời tiết chia làm 2 mùa mưa và khô khá rõ rệt. Mùa
mưa từ tháng 5 - 10 hàng năm, kèm theo gió Tây Nam với chế độ đặc trưng là nóng và
ấm. Vùng phía Đông, chịu ảnh hưởng của Đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài đến
tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa này mưa ít cùng với sự ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc nên độ ẩm không khí giảm thấp dưới 80%, gió thổi
mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn.
Nhiệt độ: Nhiệt độ thường giảm ở các vùng có độ cao lớn. Nhiệt độ trung bình
ở độ cao 500 - 800 m dao động từ 22 - 23
0
C. Những vùng có độ cao thấp, nhiệt độ
trung bình cao hơn (Buôn Ma Thuột trung bình 23,7
0
C, M’Drắk trung bình 24
0
C).
Tổng nhiệt độ năm từ 7.500 - 9.500
0
C và cũng giảm dần theo độ cao. Biên độ nhiệt
dao động lớn giữa ngày và đêm, có ngày lên đến 20
0
C. Biên độ nhiệt độ giữa các tháng
trong năm không lớn. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào các tháng cuối mùa khô,
thường vào tháng 4. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 [3].
Mưa: Lượng mưa trung bình trên năm ở Đắk Lắk khá lớn, đạt 1.600 - 1.800
mm. Mưa chủ yếu tập trung vào 6 tháng mùa mưa, chiếm 84% lượng mưa năm. Mùa
khô lượng mưa chiếm 16% lượng mưa năm, có nơi chỉ chiếm 10% và thậm chí có năm
không mưa như vùng Ea Sup. Lượng mưa năm biến động lớn (lượng mưa năm lớn
nhất gấp 2,5 - 3 lần lượng mưa năm nhỏ nhất) [3].
Mùa mưa ở Tây Nguyên còn chịu ảnh hưởng của các cơn bão ở duyên hải
Trung Bộ. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 8, 9 thường gây lũ lụt, đặc biệt là lũ
quét ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Trong mùa
mưa đôi khi xảy ra tiểu hạn từ 15 - 20 ngày gây thiệt hại nghiệm trọng cho sản xuất
nông nghiệp.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí ở Đắk Lắk khá cao, trung bình năm khoảng 82%. Độ
ẩm cao vào mùa mưa và thấp vào mùa khô.
14
Khả năng bốc hơi phụ thuộc vào các mùa. Mùa mưa khả năng bốc hơi kém hơn
mùa khô. Tổng lượng bốc hơi trung bình năm dao động từ 1.300 - 1.500 mm bằng
70% lượng mưa năm.
Nắng: Đắk Lắk là nơi có nhiều nắng. Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm
khoảng 2.139 giờ. Mùa khô số giờ nắng trung bình cao hơn (1.167 giờ) so với mùa
mưa (972 giờ) [18].
Gió: Hướng gió thay đổi theo mùa và từng khu vực. Mùa mưa gió Tây Nam
thịnh hành, thổi nhẹ khoảng cấp 2, cấp 3. Mùa khô gió thịnh hành là gió Đông Bắc
thường thổi mạnh cấp 3, cấp 4 có lúc mạnh lên cấp 6, cấp 7. Gió tốc độ lớn thường gây
khô hạn [3].
Nói chung khí hậu Đắk Lắk tương đối ôn hòa, phù hợp với nền sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Sự thay đổi lớn
về nhiệt độ theo ngày đêm có thể gây khó khăn cho sản xuất. Về lượng mưa có sự
khác nhau rõ rệt giữa hai mùa mưa và khô. Mùa mưa lượng mưa lớn tập trung gây lũ
lụt và làm pha trộn các hệ sinh vật ao, hồ, sông suối đồng thời gây xói mòn và rửa trôi
đất đai. Mùa khô thường gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
1.2.2. Đặc điểm thủy văn
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khá phong phú, phân bố tương
đối đồng đều với 2 hệ thống sông chính (hệ thống sông Srêpốk và hệ thống sông Ba)
cùng hơn 500 hồ chứa (với tổng diện tích hơn 16.000 ha) và 833 con suối có độ dài
trên 10 km đã tạo nên một mạng lưới sông hồ khá dày đặc (hình 1.2). Mật độ sông
suối là 0,8 km/km
2
[3]. Do lượng mưa phân bố không đồng đều theo thời gian, theo
vùng và địa hình chia cắt phức tạp nên vào mùa mưa thường gây ngập úng cục bộ tại
một số vùng ven sông (Krông Nô, Krông Ana và Krông Păk) và mùa khô thiếu nước
nghiêm trọng.
1.2.2.1 Hệ thống sông Srêpốk
Sông Srêpốk là phụ lưu cấp I của sông Mê Kông, có diện tích lưu vực chiếm tới
2/3 diện tích lãnh thổ bao gồm lưu vực dòng chính Srêpốk và tiểu lưu vực Ea H’Leo
15
do 2 nhánh Krông Ana và Krông Knô hợp thành. Dòng chính tương đối dốc, chảy từ
độ cao 400 m hợp lưu xuống còn 150 m ở biên giới CampuChia. Diện tích lưu vực của
dòng chính là 4.200 km
2
với chiều dài sông trên 125 km. Đây là con sông có tiềm năng
thuỷ điện khá lớn ở Tây nguyên [3].
Sông Krông Knô bắt nguồn từ vùng núi cao Chư Yang Sin (2.442 m) chạy dọc
ranh giới phía Nam sau đó chuyển hướng lên phía Bắc (ranh giới phía Tây) và nhập
với sông Krông Ana ở thác buôn Dray. Toàn bộ lưu vực của sông hầu hết là rừng núi,
thượng lưu hẹp và dốc, bề rộng của dòng sông lớn dần từ thượng lưu xuống hạ lưu.
Diện tích lưu vực sông là 3.920 km
2
và chiều dài dòng chính là 156 km, độ dốc trung
bình 6,8%. Dòng chảy bình quân trên toàn lưu vực là 34 lít/s/km
2
.
Sông Krông Ana là hợp lưu của các suối lớn như Krông Buk, Krông Pắc, Krông
Bông, Krông K’Mar. Suối Krông Buk bắt nguồn từ dãy núi Rồng thuộc cao nguyên
Đắk Lắk. Suối Krông Pắc bắt nguồn từ dãy núi phía Tây tỉnh Khánh Hòa. Suối Krông
Bông bắt nguồn từ dãy núi phía Đồng Nam tỉnh. Diện tích lưu vực sông là 3.960 km
2
,
chiều dài dòng chính 215 km. Dòng chảy bình quân 21 lít/s/km
2
. Độ dốc lòng sông
không đồng đều, những nhánh lớn ở thượng nguồn 4-5%, đoạn hạ lưu thuộc Lăk –
Buôn Trăp có độ dốc 0,25%. Dòng sông gấp khúc gây lũ lụt hàng năm trên phạm vi
khá rộng, đồng thời cũng bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mở ven sông.
Sông Ea H’Leo bắt nguồn từ độ cao 800 m trên địa phận xã Dliê Ya huyện
Krông Năng. Sông có chiều dài 143 km chảy qua 2 huyện Ea Hleo và Ea Sup trước khi
hợp lưu với suối Ea Lốp cách biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia khoảng 1 km rồi đổ
vào sông Srêpốk trên đất CampuChia. Diện tích lưu vực của sông Ea H’leo là 3.080
km
2
nằm trên địa bàn 6 huyện thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai. Sông Ea H’Leo có
nhánh chính là suối Easoup có diện tích lưu vực 994 km
2
chiều dài 104 km. Hai công
trình thuỷ lợi lớn Ea Sup hạ và Ea Sup thượng đã được xây dựng trên dòng suối này để
cung cấp nước tưới cho vùng Ea Sup với diện tích trên 10.000 ha.
1.2.2.2 Hệ thống sông Ba
Lưu vực sông Ba 13.900 km
2
nằm về phía Đông Bắc tỉnh, có hai thủy lưu chính
chảy trong phạm vi của tỉnh là sông Krông H’Năng và sông Hinh. Hai sông này bắt
16
nguồn từ các dãy núi cao và chảy qua các vùng có lượng mưa lớn nên có tiềm năng
lớn về thuỷ điện [3].
Sông Krông H’ Năng bắt nguồn từ dãy núi Chư Tun có độ cao 1.200 m, sông
chảy theo hướng Bắc Nam đến huyện Ea Kar chuyển hướng Tây – Đông sau đó
chuyển hướng Nam - Bắc rồi nhập với sông Ba ở vùng giáp giới giữa Gia Lai và Phú
Yên. Sông có chiều dài 130 km với diện tích lưu vực 1.840 km
2
[3].
Sông Hinh bắt nguồn từ dãy núi cao Cư Mu với đỉnh cao 2.051 m. Chiều dài
dòng sông chính 88 km. Diện tích lưu vực 1.040 km
2
. Sông có nhiều bậc thang. Độ
dốc lòng sông là 15,5% [3].
1.2.2.3. Các thủy vực nội địa khác
Ngoài các thủy vực dạng sông suối kể trên, ở tỉnh Đắk Lắk còn có một số lọai
thủy vực nội địa khác:
- Các hồ có diện tích lớn hơn 1 ha: khoảng trên 500 hồ với khoảng 17.000 ha
gồm các hồ tự nhiên, hồ chứa thủy lợi, hồ thuỷ điện;
- Các thủy vực có diện tích nhỏ hơn 5 ha: 2.800 ha gồm ao cá gia đình;
- Ruộng trũng có khả năng nuôi cá mùa vụ: 8.500 ha.
Theo số liệu mới nhất của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk
Lắk thì số hồ chứa lớn hơn 50ha, là nơi mà nghề khai thác thủy sản tương đối phát
triển, có khoảng 57 hồ với diện tích tương ứng là 12.557 ha. Hồ tự nhiên lớn nhất ở
Đắk Lắk là hồ Lắk, có diện tích 658 ha. Các hồ chứa nước có diện tích lớn trong tỉnh
có thể kể đến hồ Buôn Tua Sah (2.000ha), hồ Easoup thượng (1.400ha), và hồ Buôn
Kuop (1.200ha) [3].
17
Đặc điểm thời tiết và khí hậu phân biệt rõ hai mùa mưa và nắng; Đặc điểm này
có ảnh hưởng đến quá trình phát triển nghề cá tỉnh Đắk Lắk. Bên cạnh đó, chế độ thủy
văn (hệ thống sông) tại lưu vực rất lớn, quyết định đến khả năng phát triển nghề cá khu
vực Tây nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
1.3. Tiềm năng phát triển nghề khai thác thủy sản
Mặt nước
Đắk Lắk có hệ thống sông suối phong phú cùng hàng trăm hồ chứa và hồ tự
nhiên lớn nhỏ phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh là điều kiện thuận lợi để
phát triển ngành thuỷ sản nói chung và nghề khai thác thuỷ sản nội địa nói riêng.
Lưu vực sông Mê Kông là vùng có đa dạng sinh học cao với quần thể động thực
vật phong phú. Nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong sinh kế của
người dân. Phần lớn diện tích lưu vực sông Srêpốk (thuộc lưu vực sông Mê Kông) ở
Tây Nguyên nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Các nhánh sông Srêpốk chảy qua địa bàn
Hình 1.2: Các thủy vực trong lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh Đắk Lắk
Nguồn: Dự án Sông Mê Kông các tỉnh Tây Nguyên
18
tỉnh Đắk Lắk được xem là nơi có nguồn lợi thuỷ sinh vật tự nhiên phong phú nhất của
hệ thống sông Mê Kông ở Tây Nguyên. Các loài thuỷ sinh vật ở đây đóng vai trò chủ
yếu là cung cấp sản lượng thuỷ sinh vật tự nhiên cho toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.
Bên cạnh đó, sông Mê Kông, Sông Ba và các hồ ở tỉnh Đắk Lắk cũng có tiềm
năng lớn cho nghề khai thác, góp phần làm tăng đa dạng sinh học các loài thuỷ sinh.
Ngoài ra, một số công trình thủy lợi, thủy điện được xây dựng thêm là tiềm
năng to lớn để phát triển nghề cá ở tỉnh Đắk Lắk.
Với sự ưu đãi về diện tích mặt nước, cùng điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi,
hệ thống trại sản xuất giống, cơ sở ương san giống tương đối lớn và nguồn lao động
dồi dào, nghề khai thác thủy sản ở Đắk Lắk có nhiều điều kiện để phát triển.
Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần, dịch vụ khai thác thủy sản
Tính đến hết năm 2009, hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục cho nghề
khai thác thủy sản của lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh Đắk Lắk hầu như chưa được đầu
tư để phục vụ cho sản xuất. Các bến cá tại lưu vực chủ yếu lợi dụng vào yếu tố tự nhiên
hoặc do nhân dân tư xây dựng. Mỗi bến cá thường chỉ có vài thuyền neo đậu.
Nhìn chung, các hoạt động dịch vụ hậu cần cho nghề khai thác thủy sản lưu vực
sông Srêpốk nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung vẫn còn bỏ ngỏ. Trên địa bàn không
có cơ sở đóng sửa tàu thuyền nghề cá, việc đóng sửa tàu thuyền nghề cá chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm truyền thống của người dân. Vật liệu đóng thuyền thường là gỗ,
nhôm hoặc tre đóng thành bè.
Hệ thống dịch vụ ngư cụ, lưới sợi chưa có sự đầu tư. Dịch vụ này chủ yếu được
thực hiện thông qua một vài của hàng bán lưới sợi, bán lưới đã làm sẵn. Một số người
mua lưới dệt từ các tỉnh ven biển (Phú Yên, Khánh Hòa) về gia công hoàn chỉnh để
bán lại tại các chợ ở địa phương.
Cơ sở hạ tầng cho chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa có nhà máy chế biến thủy sản, chỉ
mới hình thành một số hộ gia đình tham gia sơ chế hay chế biến thủ công một số mặt
19
hàng truyền thống như Chả cá thát lát, phi lê cá và phơi khô. Nhưng quy mô chưa
nhiều chủ yếu ở sông Srêpốk và Hồ Lắk.
Bên cạnh đó chợ thủy sản chưa được hình thành, các hoạt động trao đổi mua,
bán các sản phẩm thủy sản chủ yếu hợp chung với các chợ tỉnh, chợ huyện, chợ xã.
1.4. Hiện trạng quản lý nghề cá tại lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh Đắk Lắk
1.4.1. Cơ quan quản lý nghề cá nội địa tỉnh Đắk Lắk
Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nghề cá tỉnh Đắk Lắk thể hiện qua sơ đồ hình 1.3
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nghề cá tỉnh Đắk Lắk
Cơ quan quản lý cao nhất ở tỉnh Đắk Lắk là Sở Nông nông và Phát triển Nông
thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về
mặt chuyên ngành được giao và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.
Dưới Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn là Chi cục Thủy sản tỉnh Đắk Lắk
chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chuyên ngành trước Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn. Tiếp đến là các Phòng kinh tế, Phòng Nôn nghiệp và Phát triển Nông
thôn các huyện.
1.4.2. Thể chế, pháp luật
Việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực Khai thác thủy sản trong thời gian trước
đây tại tỉnh Đắk Lắk chưa hợp lý. Để quản lý tốt nguồn lợi thủy sản hợp lý và bền
vững, ngành thủy sản hiện nay đang thực hiện luật Thủy sản ban hành năm 2003 cùng
các thông tư hướng dẫn của ngành.
UBND tỉnh Đắk Lắk Sở NN và PTNT
Chi cục Thủy sản
Phòng Kinh tế, Phòng NN và
PTNT
20
- Tại Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 quy định về điều
kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản đã dành khoản 2 điều 5 quy định
về cấp giấy phép trong các trường hợp sau:
+ Khai thác cá loại thủy sản bị cấm; khai thác trong vùng cấm; trong thời gian
cấm khai thác hoặc bằng nghề cấm;
+ Khai thác các loại thủy sản thuộc danh mục các loại thủy sản mà Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố trữ lượng nguồn lợi của các loài này đang
bị suy giảm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
- Nghị đinh số 31/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
+ Về đối tượng cấm khai thác, tại phụ lục 5, thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày
20/3/2006 của Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định
những đối tượng cấm khai thác, kích thước mắt lưới được phép khai thác, kích thước
cá được phép khai thác.
Nồng độ giới hạn cho phép của một số chất độc tan trong nước có hại cho cá và
thủy sinh vật.
Danh mục các hoạt động khai thác không phải đăng ký hành nghề;
Kích thước mắt lưới nhỏ nhất tại phần chính của ngư cụ khai thác thủy sản
nước ngọt;
Những đối tượng cấm khai thác;
Những đối tượng cấm khai thác có thời hạn; khu vực cấm có thời hạn.
Kích thước tối thiểu cho phép khai thác đối với các loại thủy sản kinh tế trong
vùng nước tự nhiên;
21
1.4.3. Đánh giá chung về hiện trạng quản lý nghề cá
Nhìn chung, công tác quản lý nghề cá tại tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua
chưa thực tốt. Chính vì thế, trong những năm gần đây nguồn lợi thủy sản tự nhiên
suy giảm nhanh. Trước tình hình đó, năm 2009 Chi cục thủy trực thuộc sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn mới được thành lập, nhằm quản lý các hoạt động
thủy sản tại địa phương.
Chi cục thủy sản đã tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển thủy
sản; quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản nội địa; thực hiện các văn bản pháp quy về thủy sản; quản lý
Nhà nước về khoa học công nghệ, các dịch vụ công thuộc ngành thủy sản trên địa bàn
tỉnh và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Giám đốc Sở và
quy định của pháp luật…
Những năm qua, các dự án đầu tư của Chính phủ hoặc dự án tài trợ của nước
ngoài liên quan đến nghề cá chủ yếu tập trung cho nuôi trồng thủy sản, còn lĩnh vực
khai thác thủy sản ít được quan tâm hơn. Hiện tại, mới thực hiện mô hình đồng quản lý
tại hồ Lắk và hồ Easoup do Dự án Quản lý nghề cá lưu vực Mê Kông (FMG) tài trợ và
Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung thuộc Viện Nghiên cứu
nuôi trồng thủy sản III thực hiện.
1.5. Tổng quan về nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
1.5.1. Tình hình nghiên cứu của nước ngoài
Hiện nay, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh
vực khai thác như khai thác hợp lý với nguồn lợi của thủy vực cá phân bố và định
hướng phát triển nghề cá nội đồng theo hướng bền vững.
Chẳng hạn phương pháp ước tính trữ lượng cá của một thủy vực nội địa dựa
vào phương pháp điều tra sản lượng cá được đưa vào bến cá trong thời gian trong
năm hay áp dụng phương pháp thu mẫu một số thời điểm rồi ước tính sản lượng cá
cho cả năm.
22
Ước tính sản lượng khai trong thủy vực nội địa người ta thường xây dựng các
mô hình dự báo thực nghiệm. Bước đầu là chọn mẫu một số thủy vực đặc trưng cho
từng loại hình rồi tiến hành điều tra năng suất khai thác thủy sản thực tế. Sau đó thu
thập một số yếu tố môi trường có mối quan hệ mật thiết với năng suất thủy sản trong
cùng thời điểm. Từ đó xây dựng những mô hình ước tính sản lượng từ một số yếu tố
cơ bản.
- Hasan và CTV (1999) đã ước tính năng suất cá nuôi ở một số thủy vực ở
Bangladesh dựa vào độ trong (Secchi disc).
- Nissanka và CTV (2000) đã xây dựng mô hình ước tính sản lương cá hồ
chứa ở Srilanka dựa vào các thông số như số ngày đánh bắt, diện tích lưu vực…
- Nissanka và Amarashinge ở Srilanka (2001) đã thiết lập mô hình thực nghiệm
ước tính năng suất cá (kg/ha/năm) ở các hồ chứa dựa vào mối quan hệ giữa diện tích
và năng suất cá thực tế.
- Amarashinge và CTV (2001) đã ước tính năng suất của một số hồ chứa
Srilanka dựa vào số ngày đánh cá theo thuyền/ ha/năm.
- DeSilva và CTV (2001) đã sử dụng công cụ thông tin địa lý (GIS) để ước tính
năng suất cá ở các hồ chứa ở SriLanka.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, đã một số công trình nghiên cứu riêng lẻ về nghề cá nội đồng nhằm
đánh giá sản lượng khai thác, ngư cụ khai thác ở một số thủy vực, một số tỉnh như:
- Phương pháp ước tính về sản lượng khai thác của một số thủy vực, về yếu tố
môi trường, thiết lập các mô hình đồng quản lý nghề cá nhằm đạt được sản lượng tối
ưu, thành phần loài cá, đặc điểm sinh học cơ bản của một số loài cá thuộc các thủy vực
nghiên cứu.
- Dự án Quản lý nghề cá lưu vực sông Mê Kông (từ 1995-2007) về nghề cá hồ
chứa Eakao (Phan và De Silva, 2000), hồ tự nhiên Lắk (Thai và CTV, 2001), hồ chứa
Easoup (Phan, 1999), các nghiên cứu về nghề cá, các đặc điểm sinh học của một số
23
loài cá, và quản lý nghề cá của hồ Eakao, Easoup, và Lắk (Phan, 2006).
- Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế của Astralia (Australian Centre for
International Agricultural Research – ACIAR) đã triển khai một số dự án nghiên cứu
về thủy sản nội đồng cho một số tỉnh trong nước, điển hình là dự án nghiên cứu hồ
chứa Yaly và Ajun hạ (Phan Đình Phúc, 2004).
- Đề tài nghiên cứu hồ chứa của Bộ Thủy sản ở hồ Sông Hinh năm 2004-2005
(Phan Đình Phúc, 2006).
24
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cách tiếp cận
- Kế thừa và phát triển các thành tựu trong nghiên cứu khoa học về khai thác và
quản lý nghề cá nội địa ở trong và ngoài nước để điều tra các thông tin về nghề khai
thác thủy sản tại lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh Đắk Lắk.
- Kế thừa các thông tin của Dự án quản lý nghề cá lưu vực sông Mê Kông -
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III về điều tra nghề cá ở lưu vực sông Srêpốk.
- Tiếp cận với ngư dân thông qua việc điều tra bằng bộ câu hỏi, phỏng vấn theo
nhóm để thu thập thông tin và ý kiến của ngư dân.
- Tiếp cận chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng quản lý nghề cá
tỉnh thông qua bộ câu hỏi.
- Phỏng vấn theo mẫu điều tra ngư dân, những người tham gia khai thác thủy
sản trên lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh Đắk Lắk để lấy thông tin về sản lượng, đối
tượng khai thác, mùa vụ, ngư cụ khai thác
- Sản lượng trên một đơn vị cường lực (Catch Per Unit Effort – CPUE) được
thu thập từ điều tra trực tiếp hoặc điều tra từ ngư dân thông qua bộ câu hỏi hay phương
pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal - PRA).
Nếu điều tra đồng thời 2 phương pháp để tính CPUE, dựa vào kết quả của từng
phương pháp để tiến hiệu chỉnh CPUE.
- Nếu điều tra CPUE trực tiếp thì có thể sử dụng số liệu này để ước tính sản
lượng khai thác cho từng ngư cụ và theo loài.
25
Phương pháp ước tính sản lượng có thể được tóm tắt theo sơ đồ ở hình 2.1
Hình 2.1: Sơ đồ ước tính sản lượng tại lưu vực sông Srêpốk
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra
- Tổng hợp tư liệu sẵn có và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Danh mục các loài cá và thủy sản khác được thu thập và cập nhật. Điều tra ở
các bến cá và chợ để cập nhật thông tin bằng phương pháp quan sát thực địa.
- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp ngư dân và những người tham gia vào công tác
khai thác thủy sản trên lưu vực sông Srêpốk.
Điều tra các
thông tin từ
người dân theo
các mẫu câu
hỏi hoặc PRA
Điều tra thu
mẫu trực tiếp
CPUE (chọn
vùng điều tra)
Lập danh sách ngư
dân tỉnh Đắk Lắk
(phân theo chuyên
nghiệp và bán
chuyên nghiệp)
Các thông tin
về kinh tế xã
hội khác
Ước tính
tổng
cường lực
khai thác
CPUE (sản
lượng cá/đơn
vị cường độ)
(kg/người/
ngày)
Ước tính tổng sản
lượng khai thác
nghề cá tại lưu vực
sông Srêpốk thuộc
tỉnh Đắk Lắk
Các thông tin
khác về nghề
khai thác (ngư
cụ sử dụng, các
loài cá khai
thác )
Tính sản
lượng khai
thác theo loài,
theo ngư cụ
từ mẫu