Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Sự thay đổi của du lịch việt nam sau khi việt nam gia nhập wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.74 KB, 46 trang )

Trờng đại học kinh tế quốc dân
KHOA DU LCH
------------

N MÔN HỌC
Đề tài:
Sự thay đổi của du lịch việt nam sau khi Việt Nam
gia nhập WTO

GVHD

: VƯƠNG QUỲNH THOA

SV

: TRẦN THỊ THẢO

Lớp

: DL47

1


LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, con
thuyền của chúng ta đang đi ra biển lớn, có thể nói chúng ta đang ở trong trạng thái
sẵn sàng ra khơi, nền kinh tế đang chuyển mình để theo kịp sự phát triển của kinh
tế thế giới.Đặc biệt là chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Điều đó
thể hiện rằng đất nước chúng ta đang cố gắng phấn đấu đưa đất nước ra khỏi tình
trạng kém phát triển. Việt Nam gia nhập WTO điều này tạo điều kiện thuận lợi cho


sự phát triển kinh tế của đất nước ở tất cả các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế.
Tạo cơ hội cho giao lưu hợp tác kinh tế. Tất cả các ngành các lĩnh vực đang nhanh
chóng gia nhập WTO, để theo kịp tình hình phát triển chung của thế giới.
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế có vai trị rất quan trọng đối với một đất nước,
góp phần khơng nhỏ vào GDP của đất nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một
quốc gia. Và ngày nay nhu cầu đi du lịch ngày càng gia tăng, vì thế du lịch là một
ngành không thiếu đối với một quốc gia. Việt Nam đã gia nhập WTO, cùng với
tình hình chung của đất nước, ngành du lịch của Việt Nam đang trên đường hội
nhập. Để đáp ứng được sự hiểu biết về sự phát triển của du lịch Việt Nam trong
giai đoạn trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO và những vấn đề còn tồn tại
trong ngành du lịch hiện nay, vì thế em đã lựa chọn đề tài. Và hy vọng qua q
trình nghiên cứu em sẽ có được nhiều thơng tin bổ ích cho cơng việc sau này của
mình.
2.Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sự thay đổi của du lịch Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO
và các chính sách phát triển cho du lịch trong giai đoạn hội nhập.
3.Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này em sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp,
xử lý số liệu thống kê.
4.Tên đề tài:
Sự thay đổi của du lịch Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổ chức thương mại thế giới WTO
2


Chương 2: Sự thay đổi của du lịch Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Chương 3: Một số giải pháp định hướng cho du lịch Việt Nam sau khi Việt
Nam gia nhập WTO


MỤC LỤC
Chương1: TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI.........................................................3
1.1. Sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới WTO.................................................3
1.2 Vai trò, chức năng, cơ cấu tổ chức thương mại thế giới WTO............................4
1.2.1 Vai trò, chức năng của tổ chức thương mại thế giới WTO.................................4
1.2.2 Cơ cấu tổ chức.....................................................................................................5
1.3 Nguyên tắc hoạt động và những điều kiện để trở thành thành viên của WTO..7
1.3.1 Nguyên tắc hoạt động, luật lệ quy định cơ bản của WTO..................................7
1.3.2 Những điều kiện và các thủ tục để trở thành thành viên của WTO....................9
Chương 2: SỰ THAY ĐỔI CỦA DU LỊCH VIỆT NAM.............................................11
SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO......................................................................11
2.1 Những cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực du lịch..........................................11
2.2 thực trạng của du lịch Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO..............15
2.2.1 Du lịch Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO.....................................15
2.2.2 Du lịch của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO..................................20
2.3 Sự thay đổi của du lịch Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO................25
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO DU LỊCH VIỆT NAM..................................40
TRÊN CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP..................................................................................40
3.1 Các định hướng vĩ mô............................................................................................40
3.2 Các định hướng vi mô............................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:.......................................................................46

3


Chương1: TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
1.1. Sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới WTO
Tổ chức thương mại thế giới WTO:
Trụ sở đặt tại : Geneva, Thuỵ Sỹ

Ngày thành lập: 01/01/1995
Sáng lập bởi : Vòng đàm phán Urguay (1986-1994)
Thành viên :150 thành viên (tính đến 7/11/2006)
Ngân quỹ : 175triệu fanc thuỵ sĩ (2008)
Người đứng đầu: tổng giám đốc: pascal lamy
Website: www. WTO. Org
Tổ chức thương mại thế giới (world trade organnization) viết tắt là WTO.
WTO được xây dựng và phát triển trên nền tảng của hiệp định chung về thuế
quan và mậu dịch, gọi tắt trong tiếng anh là GATT. GATT ra đời năm 1947 như
một hợp đồng quốc tế định ra luật lệ cho mậu dịnh thế giới, chủ yếu là để kí kết
các hiệp định thuế quan và những hạn chế khác đối với các sản phẩm chế tạo của
các nước công nghiệp phát triển. Như vậy bên cạnh Liên hiệp quốc (1945) một tổ
chức chính trị và tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) -1949, một công
cụ sức mạnh, cùng với kế hoạch Macsan tái thiết châu Âu, đã có ba tổ chức kinh tế
chính trị, thương mại, tất cả đặt dưới sự thống trị của chủ nghĩa tư bản đứng đầu là
Mỹ với ý đồ bá chủ thế giới và quyết định vận mệnh của các dân tộc. Sự hình
thành của các tổ chức thể hiện rõ xu hướng toàn cầu hố Tư bản chủ nghĩa một
cách tồn diện về kinh tế chính trị, văn hố, xã hội từng bước xố bỏ biên giới
quốc gia.
Tháng 4 năm 1994 các bộ trưởng kí định ước cuối cùng tại Marrakesh, Maroc,
khảng định kết quả của vòng đàm phán thương mại thứ 8 và là vòng đàm phán
cuối cùng của GATT.
Ngày 1 tháng 1năm 1995 Tổ chức thương mại thế giới WTO được thành lập,
kế tục GATT. GATT chỉ đóng khung trong mua bán hàng hoá. WTO bao quát cả
thương mại dịch vụ và cả “thương mại tư duy” hay quyền sở hữu trí tuệ và nhiều

4


lĩnh vực khác. Không chỉ hạn chế ở lĩnh vực thương mại, mà WTO còn mở rộng ra

tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Thoả thuận tháng 2 năm 1997 thống nhất về các dịch vụ viễn thông với 69
chính phủ nhất trí các biện pháp tự do hố thương mại diện rộng có hiệu lực, dựa
trên sự thống nhất trong vịng đàm phán Uruguay. Cùng năm đó 40 chính phủ đã
kết thúc thành cơng đàm phán về thương mại phi thuế quan và các sản phẩm công
nghệ thông tin, 70 nước kết thúc thoả thuận về các dịch vụ tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, chứng khốn. Năm 2000 đàm phán về nơng nghiệp và dịch vụ.
GATT mang tính chất những hợp đồng tự nguyện các quốc gia. WTO là thiết
chế pháp lý của hệ thống thương mại thế giới.
Ngày nay với xu thế tồn cầu hố thì ngày càng có nhiều nước tham gia vào tổ
chức này để hoà nhập với sự phát triển kinh tế của thế giới. Do đó tổ chức này đã
trở thành tổ chức kinh tế quan trọng để tiến tới một thế giới kinh tế thịnh vượng,
ổn định và có trách nhiệm.
1.2 Vai trò, chức năng, cơ cấu tổ chức thương mại thế giới WTO
1.2.1 Vai trò, chức năng của tổ chức thương mại thế giới WTO
* Vai trò của tổ chức thương mại:
- Hệ thống này giúp giữ gìn hồ bình:
Hồ bình phần nào là một thành quả của hai nguyên tắc cơ bản nhất của hệ
thống thương mại: Giúp thương mại được thuận buồm xi gió và đưa đến cho các
nước một lối thốt bình đẳng và mang tính xây dựng để giải quyết những bất đồng
về các vấn đề thương mại. đó cũng là một kết quả của sự hợp tác và lòng tin quốc
tế do hệ thống này tạo ra và duy trì.
- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới.
- Giải quyết các bất đồng, tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên
trong khuôn khổ của hệ thống đa phương, cho phép mối quan hệ trong thương mại
quốc tế được giải quyết một cách công bằng hơn, hạn chế rất nhiều những hành
động đơn phương, độc đoán của các nước lớn và nâng cao hiệu quả hoạt động của
hệ thống thương mại đa phương.
- Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên.
để thực hiện các mục tiêu nêu trên một cách hiệu quả, WTO đã đặt ra một loạt các

nguyên tắc hoạt động mang tính ràng buộc mà tất cả các thành viên phải tham gia.
* Chức năng:
WTO quy định các nhiệm vụ chủ yếu mang tính cam kết để xác định các chính
phủ xây dựng và thực thi pháp luật và các quy chế thương mại trong nước như thế
nào:

5


WTO là phạm vi toàn cầu và quyền hành quá lớn của nó vượt lên trên các quốc
gia.
Mục đích quan trọng của WTO là hỗ trợ cho sự trao đổi sn sẻ, tự do, cơng
bằng có thể đốn trước của thương mại thế giới.
Chức năng chủ yếu của WTO là:
+ Điều hành và thực thi các hiệp định thương mại đa phương và hiệp định giữa
một số bên cấu thành WTO.
+ Hoạt động với tính chất một diễn đàn cho các cuộc thương lượng mậu dịch đa
phương.
+ Tiềm kiếm các giải pháp xử lý tranh chấp thương mại.
+ Giám sát các chính sách thương mại quốc gia và hợp tác các thiết chế quốc tế
khác liên quan đến hiệp định chính sách kinh tế tồn cầu.
+ Quản lý các hiệp định về thương mại quốc tế, diễn đàn cho các vòng đàm
phán thương mại.
+ Trợ giúp về kĩ thuật và đào tạo cho các quốc gia đang phát triển và hợp tác
với các tổ chức quốc tế khác.
+ Xem xét chính sách thương mại của các quốc gia thành viên.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức
WTO có 150 thành viên chiếm 97% thương mại thế giới, chiếm 90% dân số thế
giới, 95% GDP của thế giới. Hiện có khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá
trình đàm phán để trở thành thành viên của WTO.

Các hoạt dộng chủ yếu của WTO được thực hiện trên cơ sở đồng thuận bởi tất
cả các thành viên.

6


* Bộ máy tổ chức :
Hội nghị cấp độ trưởng

Cuộc họp Đại hội đồng
với tính chất xét duyệt
cách mậu dịch

Các Uỷ ban
Mậu dịch và môi
trường
Mậu dịch và phát triển
Tiểu ban các nước
kém phát triển nhất
Hiệp định mậu dịch
khu vực
Cán cân thanh tốn
Những hạn chế ngân
sách, tài chính và hành
chính
Các bên cơng tác: bổ
sung thành viên
Nhóm làm việc:
Mối quan hệ giữa đầu
tư và thương mại

Tương tác giữa chính
sách mậu dịch và cạnh
tranh và minh bạch
trong việc mua sắm
của Chính phủ

Hội nghị cấp độ trưởng

Hội đồng mậu
dịch liên quan
đến quyền sở hữu
trí tuệ

Hội đồng mậu
dịch hàng hoá

Các Uỷ ban:

Tiếp cận thị trường nông nghiệp các
biện pháp vệ sinh và vệ sinh thực vật
rào cản mậu dịch
Các biện pháp trợ cấp và bù đắp
Phương pháp chống phá giá .
Định giá thuế quan
Luật xuất sứ
Cấp phép nhập khẩu
Các biện pháp đầu tư liên quan đến
mậu dịch
Các biện pháp an toàn


Cuộc họp Đại hội đồng với
tính chất cơ quan xử lý
tranh chấp

Hội đồng mậu
dịch dịch vụ

Các uỷ ban
Mậu dịch trong dịch vụ
tài chính
Các Uỷ ban đặc biệt
Các bên công tác
Các dịch vụ chuyên môn
Các quy định của GATs.

Cơ quan giám sát dệt may
Các bên công tác
Các công ty mậu dịch quốc doanh
Thanh tra trước khi đưa hàng lên tàu

(1).Cơ quan lãnh đạo và có quyền ra quyết định
* Cấp cao nhất: Hội nghị bộ trưởng
Họp ít nhất hai năm một lần với sự tham gia của tất cả các thành viên. Hội đồng
có thể ra quyết định đối với tất cả các vấn đề trong các hiệp định thương mại của
WTO
* Cấp thứ hai: Đại hội đồng
Đảm nhiệm công việc hàng ngày của WTO, giữa các kì hội nghị bộ trưởng là
ba cơ quan: Đại hội đồng, Hội đồng giải quyết tranh chấp và Hội đồng xem xét
chính sách thương mại.


7


Thực tế ba cơ quan này là một. Các cơ quan này bao gồm tất cả các thành viên
của WTO với đại diện là đại sứ hay trưởng phái đoàn thường trực tại Geneva, được
họp thường xuyên và báo cáo cho Hội nghị bộ trưởng. Đại hội đồng đại diện cho
Hội nghị bộ trưởng trong tất cả các công việc của WTO. Hội đồng giải quyết tranh
chấp và Hội đồng xem xét chính sách thương mại, nhóm họp để giải quyết tranh
chấp và phát triển các chính sách thương mại của các thành viên.
(2)Cơ quan thi hành và giám sát việc thực hiện hiệp định thương mại
địa phương
* Cấp thứ 3: Các hội đồng thương mại bao gồm Hội đồng hàng hoá, Hội đồng
dịch vụ, Hội đồng quyền sở hữu trí tuệ, Hội đồng dưới quyền của Đại hội đồng.
* Cấp thứ 4: Các uỷ ban, nhóm làm việc và ban công tác trực thuộc Hội đồng
thương mại, phụ trách các hiệp ước riêng biệt và các lĩnh vực chuyên môn khác:
Môi trường, phát triển, việc gia nhập của các nước thành viên, thoả thuận thương
mại khu vực.
(3) Cơ quan thực hiện chức năng hành chính
tổng giám đốc(tổng thư kí) và ban thư kí WTO.
1.3 Nguyên tắc hoạt động và những điều kiện để trở thành thành viên của
WTO
1.3.1 Nguyên tắc hoạt động, luật lệ quy định cơ bản của WTO
a. Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Nguyên tắc này thể hiện ở hai nguyên tắc: Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc
gia
+ Đối xử tối huệ quốc (MFN)
Tối huệ quốc có nghĩa là “nước được ưu tiên, ưu đãi nhất”. WTO đã quy định
ra rằng các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của
mình.
Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này: Mỗi thành viên của WTO phải đối xử

với các thành viên khác của WTO một cách công bằng như những đối tác “ưu tiên
nhất”. Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một hay một số
ưu đãi nào thì nước khác cũng được hưởng những ưu đãi đó.
+ Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
“ Đối xử quốc gia”: Là đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản
phẩm nội địa. Nội dung của nguyên tắc này là hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá
tương tự sản xuất trong nước phải được đối xử công bằng như nhau.
Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này: Bất kì một sản phẩm nhập khẩu nào sau
khi đã qua biên giới, trả xong thuế quan và các chi phí khác tại cửa khẩu, bắt đầu

8


đi vào thị trường nội địa, sẽ được hưởng đối xử ngang bằng với sản phẩm tương tự
được sản xuất trong nước.
b. Thương mại ngày càng tự do hơn
Để thực thi được mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư mở cửa thị trường
thúc đẩy trao đổi, giao lưu, bn bán hàng hố, việc tất nhiên là phải cắt giảm thuế
nhập khẩu, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan.
Trên thực tế lịch sử của GATT và sau này là WTO đã cho thấy đó chính là lịch
sử của quá trình đàm phán cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan rồi
dần dần mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới: Thương mại, dịch vụ, sở hữu trí tuệ…
Tuy nhiên trong q trình đàm phán, mở cửa do trình độ phát triển của mỗi nền
kinh tế của mỗi nước khác nhau, “ sức chịu đựng” của mỗi nền kinh tế trước sức
ép của hàng hoá nước ngoài tràn vào do mở cửa thị trường là khác nhau. Vì thế các
hiệp định của WTO được thơng qua với quyết định cho phép các nước thành viên
từng bước thay đổi chính sách thơng qua lộ trình tự do hoá. sự nhượng bộ trong cắt
giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan được thông qua đàm phán rồi trở
thành cam kết để thực hiện
c. Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc ổn định và minh bạch

Đây là nguyên tắc quan trọng của WTO. Mục tiêu của nguyên tắc này là: Các
nước thành viên có nhiệm vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự báo trước được về
các cơ chế chính sách, quy định thương mại của mình. WTO tạo ra một mơi trường
thương mại ổn định, minh bạch và dễ dàng dự đoán.
Nội dung của nguyên tắc này gồm:
*Về các thoả thuận cắt giảm thuế quan:
Các thành viên dành ưu đãi, nhân nhượng thuế quan cho nhau. Các mức thuế
quan này đã đàm phán, phải được cam kết và không thay đổi theo hướng tăng thuế
suất gây bất lợi cho đối tác của mình, sau khi đàm phán mức thuế suất đã được
thoả thuận sẽ được ghi vào một bản danh mục thuế quan. Đây gọi là các mức thuế
suất ràng buộc.
Về giảm thuế theo WTO trong vòng 5 năm đã cắt được 40% thuế quan đánh
vào các mặt hàng công nghiệp nhập vào các nước phát triển từ mức thuế bình quân
6.3% giảm cịn 3.8%, đưa giá trị các hàng cơng nghiệp nhập khẩu được miễn thuế
ở các nước phát triển từ 20% lên 44%
* Về các biện pháp phi thuế quan
Là biện pháp sử dụng hạn ngạch hoặc hạn chế định lượng khác. Các biện pháp
này dễ làm nảy sinh tham nhũng, lạm dụng quyền hạn, gây khó khăn cho doanh
nghiệp. Do đó WTO chủ trương, các biện pháp này sẽ buộc phải loại bỏ hoặc chấm
dứt.
9


d. Tạo mơi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn
WTO tập trung vào thúc đẩy môi trường tự do hố thương mại song WTO cũng
cho phép duy trì những quy định về bảo hộ nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của
các biện pháp cạnh tranh khơng bình đẳng: bán phá giá, trợ cấp.
WTO quy định trường hợp nào là cạnh tranh bình đẳng, khơng bình đẳng hay
khơng được phép áp dụng các biện pháp trả đũa, tự vệ, bán phá giá…
e. Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ưu đãi hơn

cho các nước kém phát triển.
WTO cho các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi
những linh hoạt và ưu đãi nhất định trong việc thực hiện các hiệp định của WTO.
WTO cho phép các nước này một số quyền và không phải thực hiện một số
quyền hay một số nhiệm vụ. WTO cho phép thời gian quá độ thực hiện dài hơn các
nước khác để điều chỉnh chính sách của mình. Ngồi ra WTO cũng quyết định các
nước kém phát triển được hưởng những hỗ trợ về kĩ thuật ngày một nhiều hơn.
Như vậy khi trở thành thành viên của WTO các nước sẽ được hưởng những lợi
ích nhất định và cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc hoạt động của tổ chức này.
 Những lợi ích của một thành viên khi tham gia vào tổ chức:
+ Tăng khả năng mở rộng thị trường quan hệ bình đẳng khơng phân biệt đối
xử khi xuất hiện trên thị trường trong và ngoài WTO
+ Thương mại ngày càng tự do hơn
+ Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế
+ Tạo niềm tin và sức thu hút mới đối với nhà đầu tư nước ngoài vào các
lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế của một đất nước.
+ Là điều kiện để tiếp thu khoa học công nghệ của các nước tiên tiến trên
thế giới
 Những khó khăn mà một nước thành viên của WTO gặp phải là:
+ Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn
+ Các nước kém phát triển gặp khó khăn trong các vấn đề về trình độ chất
lượng nguồn nhân lực, cơng nghệ…
1.3.2 Những điều kiện và các thủ tục để trở thành thành viên của WTO
Điều khoản XII của hiệp định Marrakesh về WTO có quyết định “ việc gia
nhập phụ thuộc vào thoả thuận đồng ý giữa nước xin gia nhập vào WTO”, việc gia
nhập WTO thường là một quá trình đàm phán tương đối khác so với tổ chức quốc
tế khác.
Vì quy định của ban cơng tác xét duyệt (working party) được tiến hành trên cơ
sở đồng thuận nên các nước gia nhập phải đáp ứng tất cả các yêu cầu song phương
của các thành viên trong ban công tác xét duyệt.

1
0


Ai có thể xin gia nhập: Tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ có quyền tự trị về
chính sách ngoại thương, đều có quyền tham gia vào tổ chức này trên cơ sở thoả
thuận với các thành viên WTO ( theo điều khoản XII).
Đơn xin gia nhập: Quá trình gia nhập được bắt đầu bằng việc gửi một lá thư xin
gia nhập chính thức. Đơn này sẽ được hội đồng WTO xem xét. hội đồng này thành
lập một ban cơng tác xét duyệt. Ban xét duyệt sẽ trình những nhận xét lên đại hội
đồng phê duyệt. Tất cả các thành viên đều có thể tham gia vào cơng tác xét duyệt.
Điều kiện gia nhập: Sau khi xem xét tổng thể chính sách ngoại thương của
nước xin gia nhập, ban công tác xé duyệt sẽ tham gia vào các phiên đàm phán đa
phương liên quan đến việc gia nhập. Quá trình này sẽ đưa ra các điều khoản và
điều kiện gia nhập. Các điều kiện này có thể buộc các nước xin gia nhập phải có
những thay đổi đối với hệ thống pháp luật và các thay đổi hệ thống khác để thực
hiện các cam kết.
Đàm phán song phương: Cùng trong quá trình xin gia nhập các nước sẽ phải
tiến hành q trình đàm phán với các nước có yêu cầu đàm phán. Kết quả của quá
trình đàm phán song phương này sẽ được tổng hợp trong một tài liệu cho “gói hồ
sơ xin gia nhập” cuối cùng.
Gói hồ sơ xin gia nhập cuối cùng gồm ba bộ tài liệu thông báo kết quả của các
cuộc đàm phán song phương và đa phương. Một báo cáo của ban công tác xét
duyệt việc gia nhập trong đó tóm tắt quá trình tiến hành các điều kiện gia nhập và
một nghị định thư gia nhập. Một báo cáo về lộ trình các cam kết về mở cửa hàng
hoá và dịch vụ được thoả thuận giữa quốc gia xin gia nhập các thành viên.
Trở thành thành viên chính thức sau khi được đại hội đồng thơng qua, nước xin
gia nhập có thể tuỳ ý kí nghị định thư gia nhập trong vịng 3 tháng: 30 ngày sau khi
thông báo cho ban thư kí WTO về việc phê chuẩn của mình, quốc gia xin gia nhập
sẽ trở thành thành viên chính thức. Việc kết nạp thành viên mới phải được đa số

2/3 của hội nghị cấp bộ trưởng tán thành.

1
1


Chương 2: SỰ THAY ĐỔI CỦA DU LỊCH VIỆT NAM
SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
Ngày 7/11/2006 Việt Nam được kết nạp vào WTO. Ngày 28/11/2006 Quốc hội
nước ta đã phê chuẩn văn kiện gia nhập WTO. Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Theo kết quả đàm phán về cam kết đa phương, Việt Nam tuân thủ toàn bộ các
hiệp định mang tính ràng buộc của WTO kể từ thời điểm gia nhập. Do nước ta phát
triển ở trình độ thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên đã được WTO chấp
nhận cho một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến
thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nhà nước, quyền kinh doanh. Cụ thể Việt Nam
chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm. Tuy nhiên nếu trước
thời điểm trên Việt Nam chứng minh rằng Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị
trường đối với các đối tác, thì cơ chế phi thị trường sẽ ngừng áp dụng (phi thị
trường chỉ có ý nghĩa trong những vụ kiện bán phá giá). Ngoài ra các thành viên
WTO có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù với hàng hoá xuất khẩu của nước ta
cho dù nền kinh tế nước ta bị coi là nền kinh tế phi thị trường.
Tổng hợp chung về kết qủa đàm phán của Việt Nam là:
Việt Nam đã cam kết cắt giảm 22% thuế nhập khẩu so với mức thuế hiện hành,
thực hiện chủ yếu trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO.
Cụ thể thuế suất bình quân của ngành nông nghiệp là 21%, thấp hơn mức
23.5% của thuế suất bình quân ưu đãi theo quy chế tối huệ quốc (MFN) hiện đang
được áp dụng. Mức thuế dành cho ngành công nghiệp là 12.6%, thấp hơn mức
16.6% thuế MFN hiện nay. Tính bình qn thuế suất cam kết cuối cùng khi gia
nhập WTO là 13.4%, mức cắt giảm nhiều nhất là dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ

và giấy, hàng chế tạo và máy móc thiết bị điện. Tuy rằng mức thuế thấp nhưng so
sánh với Trung Quốc, thì các nhà sản xuất Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội. Cam kết
của Trung Quốc khi gia nhập WTO dành cho các ngành: nông nghiệp 16.7%, công
nghiệp 9.6%, mức trung bình chung là 10%.
Trong tình hình Việt Nam gia nhập WTO thì ngành du lịch Việt Nam cũng
nhanh chóng gia nhập WTO. Theo nội dung cam kết trong khu vực dịch vụ thì
Việt Nam đã cam kết đủ 11 phân ngành. Riêng trong lĩnh vực du lịch,Việt Nam chỉ
cam kết đối với các phân ngành dịch vụ đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành, dịch
vụ khách sạn và nhà hàng.
(Nguồn:www.WTO.org)
2.1 Những cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực du lịch

1
2


Du lịch thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ và được xác định là những dịch vụ
ưu tiên đi trước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và trong đàm phán
tham gia WTO. Các cam kết trong lĩnh vực dịch vụ du lịch của Việt Nam khá
thơng thống tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngồi
tham gia cung cấp các dịch vụ có liên quan tại Việt Nam. Trong đó hai dịch vụ
cơ bản được cam kết trong WTO:
Đối với dịch vụ khách sạn và nhà hàng, trong vòng 8 năm kể từ ngày Việt
Nam gia nhập WTO các nhà đầu tư nước ngoài được phép cung cấp các dịch
vụ khách sạn và nhà hàng tại Việt Nam với điều kiện: Phải tiến hành song song
với việc đầu tư xây dựng, nâng cấp hoặc cải tạo hoặc mua lại khách sạn. Sau
thời gian 8 năm điều kiện trên sẽ được bãi bỏ và như vậy các nhà đầu tư cung
cấp các dịch vụ nhà hàng và khách sạn nước ngồi có thể cung cấp các dịch vụ
khách sạn và nhà hàng dưới mọi hình thức.
Đối với dịch vụ liên quan tới lữ hành, các nhà đầu tư các hãng lữ hành nước

ngoài được phép liên doanh đối với các đối tác Việt Nam, với số vốn góp
khơng hạn chế kinh doanh dịch vụ để đưa khách vào du lich Việt Nam. Theo
nội dung cam kết trong lĩnh vực dịch vụ thì Việt Nam cam kết đủ 11 ngành.
Riêng trong lĩnh vực du lịch thì Việt Nam cam kết hai phân ngành chính là lữ
hành và kinh doanh khách sạn nhà hàng.
Nội dung của các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực du lịch:
Dịch vụ theo định nghĩa trong WTO, gồm:
Dịch vụ khách sạn nhà hàng
Dịch vụ lữ hành và điều hành tour du lịch
Dịch vụ hướng dẫn viên du lịch
Các dịch vụ khác
Nội dung:
Việt Nam chỉ cam kết dịch vụ khách sạn và nhà hàng, dịch vụ đại lý lữ hành và
điều hành tour du lịch. Không cam kết dịch vụ hướng dẫn viên du lịch.
Mở cửa thị trường:
Việt Nam chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên
doanh đối với các đối tác Việt Nam, không hạn chế vốn nước ngoài trong liên
doanh
Đối xử quốc gia: Không hạn chế ngoại trừ:
Hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phải là
người Việt Nam. Các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ có vốn đầu tư nước
ngồi chỉ được phép cung cấp các dịch vụ inbound và lữ hành nội địa đối với

1
3


khách vào Việt Nam du lịch như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch
Việt Nam.
Trong 4 phương thức cung cấp dịch vụ theo nguyên tắc hiệp định chung về

thương mại dịch vụ trong WTO (GATs) là:
(1) Cung cấp qua biên giới
(2) Tác dụng ngoài lãnh thổ
(3) Hiện diện thương mại
(4) Hiện diện thể nhân
Việt Nam cam kết không hạn chế đối với phương thức (1) và (2). Đối với (3)
và (4) Việt Nam có những hạn chế nhất định trong cam kết.
Việt Nam không cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (phù hợp với
Điều 51 luật du lịch)
Khơng hạn chế vốn nước ngồi trong liên doanh (Luật du lịch Việt Nam – 2005
chưa có)
Chưa cam kết cho phép thành lập chi nhánh (Điều 42 Luật du lịch)
Không hạn chế đối tác Việt Nam liên doanh (Điều 51 Luật du lịch)
Không cam kết cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được cung
cấp dịch vụ Outbound
Cơ hội cho du lịch Việt Nam từ các cam kết
Việc cam kết không hạn chế trong phương thức cung cấp dịch vụ (2), các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội trong việc thu hút và đón nhận sự
phát triển mạnh mẽ đối với các dòng khách du lịch quốc tế vào việc nam
Việc cam kết đối với phương thức cung cấp dịch vụ (3). Việt Nam cam kết
xoá bỏ việc hạn chế vốn sở hữu nước ngoài đối với doanh nghiệp nước ngoài
đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh liên kết trong hoạt động đại lý
du lịch, kinh doanh lữ hành du lịch. Đây là cơ hội cho việc tăng vốn đầu tư
kinh doanh, hạn chế khó khăn về tài chính bằng cách liên doanh với doanh
nghiệp nước ngoài. Sự phát triển của vốn kinh doanh là tiền đề để các doanh
nghiệp trong nước phát triển ý tưởng kinh doanh mới, đa dạng hoá và cá biệt
hoá sản phẩm du lịch, tăng cường việc chiếm lĩnh thị trường du lịch trong và
ngoài nước. Đây là cơ hội để làm quen với môi trường làm việc tiên tiến, rèn
luyện kĩ năng làm việc một cách chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao.
Cam kết cung cấp dịch vụ (3) còn cho thấy các doanh nghiệp cung cấp dịch

vụ lữ hành có vốn đấu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa
khách vào du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp sở hữu nước ngồi cũng khơng
được phép thực hiện các dịch vụ gửi khách trong nước. Điều đó dồng nghĩa với
1
4


các doanh nghiệp du lịch trong nước vẫn cịn có những cơ hội giữ sân nhà (khai
thác khách nội địa)
Cam kết phương thức cung cấp dịch vụ (3). Việt Nam hạn chế các doanh
nghiệp nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt
Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam.
Đây là điều kiện để cán bộ Việt Nam có điều kiện tiếp cận mơi trường quản lý
mới, tư duy quản lý hiện đại, phương pháp quản lý và chun mơn, từ đó nâng
cao trình độ. Họ sẽ là lực lượng quản lý nguồn cho ngành du lịch Việt Nam và
các doanh nghiệp trong nước. Đây là điều kiện để các doanh nghiệp trong nước
tự hoàn thiện và nâng cao nhân lực cạnh tranh trong giai đoạn mới.
Đối với phương thức cung cấp dịch vụ (4) Việt Nam chưa cho phép hướng
dẫn viên du lịch nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Đây là cơ hội cạnh tranh
giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngồi. Và việc khơng cho
phép hướng dẫn viên nước ngồi hành nghề tại Việt Nam góp phần giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc, hạn chế sự tiếp nhận lệch lạc về giá trị văn hoá truyền
thống của Việt Nam trong con mắt du khách quốc tế.
Những thách thức:
Trong giai đoạn đầu này Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn bỡ ngỡ trong
việc tìm hiểu cơ chế và luật chơi trong khi luật pháp của Việt Nam lại chưa
thực sự hồn chỉnh, do đó năng lực cạnh tranh cịn hạn chế.
Phần lớn các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, chất
lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý yếu kém mà cạnh tranh ngày càng gay
gắt dẫn đến khó khăn để tồn tại nếu khơng đổi mới cung cách quản lý, chủ

động tìm hiểu và thâm nhập quốc tế.
Cam kết không hạn chế đối với phương thức cung cấp dịch vụ (1) (2) tạo
thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Vì các doanh nghiệp du lịch nước
ngồi có thế mạnh về thương mại điện tử lại là người tổ chức được các chương
trình du lịch quốc tế hấp dẫn và đặc sắc, do đó việc duy trì thị trường du lịch
nội địa và giữ “sân nhà” là điều rất khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước.
Đối với phương thức cung cấp dịch vụ (3) Việt Nam cam kết xoá bỏ hạn
chế vốn sở hữu nước ngoài đối với doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam dưới hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động đại lý du lịch, điều
này còn tạo nguy cơ về sự thơn tính của các doanh nghiệp nước ngoài đối với
các doanh nghiệp trong nước. Nếu khơng nỗ lực phấn đấu và khảng định vị trí
của mình trong mối quan hệ liên doanh, liên kết này thì các doanh nghiệp du
lịch trong nước có thể sẽ trở thành người làm thuê cho các doanh nghiệp du
lịch nước ngoài ngay trên sân nhà.
1
5


2.2 thực trạng của du lịch Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO
Như chúng ta đã biết du lịch là một ngành rất quan trọng trong nền kinh tế của
đất nước. Du lịch đóng góp một phần khơng nhỏ vào GDP của đất nước, thúc đẩy
các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu nhập cho địa phương, tạo việc làm cho
người lao động, thu hút vốn đầu tư nước ngoài…
Nhận thấy được tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển của đất nước.
Đảng và nhà nước đã có những chương trình phát triển du lịch, đưa du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, các điều kiện về tài
nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên nhân văn. Du lịch Việt Nam đã khai thác
các tiềm năng du lịch của mình, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn. Tuy vậy nhưng du lịch Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm

năng sẵn có của nó. Nhưng trong điều kiện kinh tế hội nhập như ngày nay chúng ta
đang từng bước phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch
Việt Nam đang từng bước thay đổi chính sách chiến lược phù hợp với tình hình
phát triển chung của đất nước, của thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập
WTO du lịch Việt Nam đã có nhiều thay đổi quan trọng.
2.2.1 Du lịch Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO
Du lịch Việt Nam trong giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO cũng có
những bước phát triển nhất định. Điều đó thể hiện ở lượt khách du lịch tăng lên
theo hàng năm.
Khách du lịch đến Việt Nam
Giai đoạn 1991- 2000 khách quốc tế tăng 7,1 lần từ 300 nghìn lượt khách lên
2,14 triệu lượt khách. Khách du lịch nội địa tăng 7,5 lần từ 1,5 triệu lượt khách lên
11,3 triệu lượt người. Thu nhập xã hội tăng từ 2.240 tỷ đồng lên 17.400 tỷ đồng.
Giai đoạn 2001- 2006; khách quốc tế đến Việt Nam tăng từ 2,33 triệu lượt
khách lên 3,58 triệu lượt khách. Doanh thu từ khách du lịch quốc tế đã được xác
định: Số ngày lưu trú bình quân một lượt khách là 9,5 ngày, chi tiêu bình quân một
lượt khách là 72,5 USD. Theo ngân hàng nhà nước Việt Nam, giai đoạn 20002003: Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ du lịch tăng trưởng với tốc độ cao nhất so với
các ngành dịch vụ khác (trung bình 32,6%/năm) nhưng tỷ trọng xuất khẩu mới chỉ
đứng thứ tư sau các ngành giao thơng vận tải, tài chính bảo hiểm và viễn thông.
giai đoạn 2005- 2006: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của du lịch so với giá trị xuất
khẩu của dịch vụ nói chung đạt 53,9% và 55,9%. Thu nhập xã hội từ du lịch không
ngừng tăng cao từ 20.500 tỷ đồng năm 2001 lên 51.000 tỷ đồng năm 2006.
(Nguồn:www.vietnamtourism.gov.vn)

1
6


Nguồn khách quốc tế đến Việt Nam không ngừng tăng nhanh, đặc biệt là có sự
thay đổi về đối tượng khách, điều này chứng tỏ rằng Việt Nam đang có sức hút

ngày càng mạnh và vươn ra xa các nước xa xơi có thu nhập cao.
Theo số liệu thống kê từ nguồn: www.vietnamtourism.gov.vn: ta có bảng số
liệu thống kê về khách du lịch quốc tế đến Việt Nam như sau:
Năm 2004: Cả năm 2004 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 2.927.876 lượt
khách tăng 20,5 % so với năm 2003. Nguồn khách quốc tế được phân theo thị
trường và theo phương tiện, mục đích chuyến đi.
Lượt khách

Tỷ trọng
(%)

2.927.876

100

20,5

Đường hàng không

1.821.595

62,21

30,6

Đường biển

263.362

9


9,0

Đường bộ

842.919

28,79

6,3

1.583.985

54,1

27,9

Du lịch công vụ

521.666

17,82

11,4

Du lịch thăm thân

467.404

15,96


19,2

Du lịch với mục đích
khác

354.821

12,12

7,4

Trung quốc

778.431

26,59

12,3

Mỹ

272.473

9,31

24,5

Nhật


267.210

9,13

27,5

Đài loan

256.906

8,77

23,4

Hàn quốc

232.995

7,96

79,1

Úc

128.661

4,39

37,9


Pháp

104.025

3,55

19,9

Campuchia

90.838

3,1

11,2

Anh

71.016

2,43

12,1

Đức

56.561

1,93


26,8

Thị trường khác

668.760

22,84

-

TT
Tổng số
1

2

3

So với năm
2003(%)

Theo phương tiện

Theo mục đích
chuyến đi
Du lịch nghỉ dưỡng

Theo thị trường

(Nguồn:www.vietnamtourism.gov.vn)

1
7


Qua bảng số liệu ta thấy lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao, tăng
20,5% so với năm 2003, khách đến Việt Nam phần đông theo phương tiện hàng
không (62,21%), đến với mục đích du lịch nghỉ ngơi là chính (54,1%), điều này
chứng tỏ rằng Việt Nam đang thu hút lượng khách từ những nước xa xơi và có thu
nhập cao, khách du lịch chủ yếu với mục đích du lịch nghỉ ngơi. Với đối tượng
khách này họ có khả năng chi trả cao nhưng đòi hỏi chất lượng dịch vụ. Do đó
chúng ta phải khơng ngừng tăng chất lượng dịch vụ.
Thị trường khách du lịch phần lớn là khách Trung Quốc chiếm tỷ lệ (26,59%)
sau đó là khách Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc… Như vậy thị trường khách du
lịch lớn của Việt Nam khơng chỉ có khách ở châu Á mà còn cả ở các châu lục khác
xa hơn. Đó là một tín hiệu tốt cho sự phát triển của du lịch Việt Nam.
Năm 2005: Du lịch Việt Nam đón 3.467.757 lượt khách quốc tế vào Việt Nam,
tăng 18,4 % so với năm 2004
TT
1

Lượt khách

So với 2004
(%)

Theo thị trường
Trung Quốc

752.574


21,7

-3,3

Mỹ

333.566

9,62

24,4

Nhật Bản

320.605

9,24

20,0

Hàn Quốc

317.213

9,15

36,1

Đài Loan


286.324

8,26

11,5

Campuchia

186.543

5,38

105,4

Úc

145.359

4,19

13,0

Pháp

126.402

3,64

21,5


Thái Lan

84.100

2,43

56,7

Anh

80.884

2,22

13,9

834.185

24,06

-

2.041.529

58,87

28,9

Du lịch công vụ


493.335

14,23

-5,4

Du lịchthăm thân

505.327

14,57

8,1

Mục đích khác

427.566

12,33

20,5

Các thị trường khác
2

Tỷ trọng
(%)

Theo mục đích
chuyến đi

Du lịch nghỉ ngơi

Tổng số lượt khách

3.467.757

(Nguồn:www.vietnamtourism.gov.vn)
1
8

100

18.4%


Tuy khách Trung Quốc trong năm 2005 có giảm chút ít nhưng vẫn cao
(21,7%), các thị trường khách Campuchia tăng nhiều nhất từ trước tới nay tăng
105,4%, sau đó là các thị trường Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, có tốc độ tăng
trưởng mạnh trên 20%.
Năm 2006: Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2006 là 3.583.486 lượt khách,
tăng 3 % so với năm 2005
TT

Lượt khách
Tổng số

1

3.583.486


3,0

2.702.430

15,7

Đường biển

224.081

11,8

Đường bộ

656.975

-30,2

Theo phương tiện
Đường hàng khơng

2

3

So với năm
2005 (%)

Theo
mục

đích
chuyến đi
Du lịch nghỉ ngơi

2.068.875

1,5

Du lịch cơng vụ

575.812

16,2

Du lịch thăm thâm

560.903

10,4

Mục đích khác

377.896

-13,1

Trung Quốc

516.286


-28,0

Hồng Kơng

4.199

12,0

Đài Loan

274.663

0,1

Nhật Bản

383.896

13,4

Hàn quốc

421.741

29,4

Campuchia

154.656


-22,0

Indonesia

21.315

-7,7

Lào

33.980

-20,5

Malaisia

105.558

31,0

Philippin

27.355

13,6

Singapo

104.947


27.6

Thái Lan

123.804

42,6

Mỹ

385.654

16,8

73.744

15,6

132.304

-0,8

Theo thị trường

Canada
Pháp
1
9



Anh

84.264

1,6

Đức

76.745

10,6

Thuỵ Sỹ

16.686

8,6

Italy

15746

- 3,4

Hà Lan

26.546

15,7


Thuỵ Điển

18.816

5,0

Đan Mạch

18.050

20,0

Phần Lan

5.342

8,6

Bỉ

14.770

5,3

Na Uy

12.684

22,0


Nga

28.776

15,6

Tây Ban Nha

22.131

12,7

172.519

15,9

14.162

3,0

291.847

7,7

Úc
Niudilân
Các thị trường khác

(Nguồn:www.vietnamtourism.gov.vn)
Các thị trường Trung Quốc tiếp tục giảm, sau đó là thị trường Campuchia, Pháp

cũng giảm mạnh thay vào đó là các thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Singgapo,
Thái Lan, Đan Mạch, Na Uy tăng mạnh trên 20%.
Nhận xét: Qua bảng thống kê khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ta thấy thị
trường khách chủ yếu của du lịch Việt Nam là khách Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Pháp… Thị trường khách Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài
Loan, Nga… luôn giữ mức tăng trưởng ổn định. Chúng ta cần chú ý hơn đối với
các thị trường này, cần phải thu hút khách ở thị trường này nhiều hơn vì đó là các
thị trường có mức thu nhập cao và chi tiêu cho du lịch lớn.
Đầu tư trong lĩnh vực du lịch:
Tính đến cuối năm 2006 cả nước có 215 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch được
cấp phép với tổng vốn đầu tư là 5,2 tỷ USD. Trong đó số dự án cịn hiệu lực giấy
phép là 190 dự án với tổng vốn đăng kí là 4,3 tỷ USD chiếm 4,18% số dự án và
3,99% vốn đăng kí trong lĩnh vực dịch vụ.
Năm 2006 có 14 dự án đăng kí đầu tư trong lĩnh vực du lịch với tổng vốn đăng
kí trên 609 triệu USD. Đây là năm ngành du lịch thu hút được lượng vốn đầu tư
nước ngoài cao nhất trong giai đoạn 1999- 2006.
(Nguồn: Tạp chí du lịch số ra tháng 4 năm 2007)
Đầu tư vào du lịch năm 2006: Ước tính đến hết tháng 12 năm 2006 cả nước có
56 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí đạt 716,95
2
0



×