Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phương pháp giáo dục hành vi văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.46 KB, 10 trang )

1/ Liệt kê các PP giáo dục hành vi văn hóa?
Có 9 PP giáo dục hành vi văn hóa:
• Phương pháp dùng tình cảm để giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ
• Phương pháp dùng tác phẩm nghệ thuật
• Phương pháp dùng trị chơi
• Phương pháp luyện tập thường xun
• Phương pháp tạo dựng mơi trường
• Phương pháp làm gương cho trẻ noi theo
• Phương pháp khen chê
• Phương pháp thống nhất tác động giáo dục
• Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm
2/Chứng minh rằng phương pháp dùng tình cảm là phương pháp chủ đạo đối
với việc giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ dưới 6 tuổi.
Phương pháp dùng tình cảm để giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ
Phương pháp dùng tình cảm trong GD đạo đức, GD hành vi văn hóa được
diễn ra theo hai chiều: Chiều thứ nhất là bằng tình u thương, gắn bó của mình,
người lớn hết lịng chăm sóc, dạy dỗ, bảo ban trẻ. Chiều ngược lại là tạo ra những
tình huống để trẻ có cơ hội đáp lại tình cảm của người lớn bằng những hành vi quan
tâm, chăm sóc lại người lớn.
Như vậy là đứa trẻ vừa được người khác thương yêu lại vừa biết yêu thương
người khác, có nghĩa là vừa biết “ nhận” lại vừa biết “ cho”. Đó là thái độ đạo đức
tốt đẹp cần có ở mỗi người.

🍁Trẻ tiếp nhận tình cảm của người xung quanh
- Đối với trẻ nhỏ, người lớn cần tỏ những cử chỉ gắn bó, sự quan tâm chăm
sóc, những lời nói âu yếm với tấm lòng thực sự yêu thương chúng. Lịng u thương
là món q q giá nhất đối với trẻ và đó cũng là một điều kiện để dạy trẻ nên
người. Điều đó sẽ chạm ngay đến sợi dây tình cảm vốn rất nhạy cảm của trẻ, làm
cho trẻ tin yêu người lớn và dễ nghe theo họ, nghĩa là bằng tình cảm chúng ta có thể
“khiến” được trẻ theo mình.
- Được u thương là niềm hạnh phúc khơng có gì sánh bằng đối với trẻ nhỏ,


ngược lại sự ghét bỏ là nỗi bất hạnh lớn lao mà đứa trẻ phải chịu đựng rất nặng nề.
Nếu trẻ em không được người lớn thương u thì đừng hịng chúng nghe theo lời


dạy bảo của họ.
Một đứa trẻ bị ghét bỏ thường lạnh lùng với những người xung quanh và trở nên khó
dạy rồi dễ biến thành kẻ hư hỏng. nhiều em bé bị cha mẹ bỏ rơi, hay bị đánh đập tàn
nhẫn, mới lên năm, lên sáu, chúng đã trốn khỏi nhà và trở thành những trẻ em lang
thang cơ nhỡ, thường có thái độ đối phó với mọi người trong xã hội. Chúng mất hết
niềm tin ở con người kể cả bản thân và lúc đó chúng hành động bất chấp cả lẽ
phải và tình người. Ngay trong các gia đình bình thường, sự ghẻ lạnh cùng với sự
mắng mỏ, quát tháo với nhiều mệnh lệnh của người lớn cũng làm cho trẻ em trở nên
ương bướng, do đó rất khó hình thành ở nó những hành vi mà người lớn mong
muốn. Có thể nói lịng u thương là món quà quý giá nhất đối với trẻ và đó cũng là
một điều kiện để dạy trẻ nên người.

🍁Trẻ đáp lại tình cảm đối với người xung quanh
- Tình yêu thương của người lớn dành cho trẻ được coi là một điều kiện, hơn
thế nữa là điều kiện tiên quyết giúp trẻ trở nên người tử tế với những hành vi đạo
đức, những hành vi văn hóa tốt đẹp. Nhưng nếu trẻ chỉ biết nhận tình cảm, sự chăm
sóc từ phía người
lớn mà khơng đáp lại bằng tình cảm của mình thì vẫn chưa thể hình thành nên ở
chúng những điều tốt lành như mong muốn.
Một đứa trẻ chỉ biết nhận sự yêu thương, cưng chiều nơi người lớn mà không
hề quan tâm đến người khác dễ trở nên ích kỉ và như vậy là vơ hình chung chúng ta
đã tạo ra ở đứa trẻ một nét đạo đức xấu – tính ích kỉ, chỉ biết có mình, sống thờ ơ với
mọi người, khó hình thành nên ở trẻ những hành vi văn hóa mà thành phần cơ bản
bên trong là lịng nhân ái được.
+ Người lớn nên khuyến khích những hành vi của trẻ quan tâm chăm sóc đến
người lớn, trước hết là người lớn trong gia đình.

+ Cần tạo tình huống để trẻ có cơ hội làm những việc giúp đỡ người lớn như
khi đi làm về muốn trẻ dọn nhà cho gọn ngàng hay khi đau bụng yêu cầu trẻ lấy dầu
thoa hoặc ăn cơm xong muốn trẻ lấy tâm bơng cho bà…Những việc đó tuy là nhỏ
nhặt, kết quả khơng là bao, thậm chí trẻ cịn làm sai mà người lớn phải làm lại từ
đầu, nhưng thành công lớn lao là chúng ta đã giáo dục trẻ biết quan tâm đến người
khác bằng những hành vi tuy đơn giản nhưng mang đậm tình người và rất có văn


hóa.
- Trong việc giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non, phương pháp dùng tình cảm
được coi là phương pháp chủ đạo, xuyên suốt quá trình hình thành hệ thống thái độ
và hành vi ứng xử có văn hóa cho trẻ. Vì ngay trong bản thân phương pháp này đã
chứa đựng cả một nội dung sâu sắc của giáo dục đạo đức, đó chính là lịng nhân ái,
cốt lõi bên trong của hành vi văn hóa.
3/ Phân tích phương pháp lấy trẻ làm trung tâm trong việc giáo dục hành vi
văn hóa cho trẻ em.
Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm: Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm không chỉ
là phương pháp giáo dục cụ thể mà còn mang tính chất của phương pháp luận. Sử
dụng phương pháp này đòi hỏi người lớn khi giáo dục đạo đức cũng như hình thành
hệ thống hành vi văn hóa cho trẻ phải theo phương châm: Vì trẻ em, do trẻ em và dựa
vào trẻ em.
🍁Vì trẻ em:
Phương châm “vì trẻ em” là cần phải xuất phát từ sự phát triển của trẻ, phải phù
hợp với đặc điểm và quy luật phát triển của trẻ, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển
đó. Khơng nên vì quyền lợi của người lớn mà bắt trẻ phải thực hiện những hành vi
có hại cho sự phát triển của chúng.
VD: Phương thức hành vi không phù hợp như:
+ Khi chào hỏi phải khoanh tay khúm núm, cúi rạp người như lạy.
+ Hay bắt bé trai mới lên ba phải mặc những bộ đồ complet, đeo cà vạt,
đội mũ phớt; cịn bé gái thì mặc áo dài đi giày cao gót, đeo dây chuyền vàng, hết sức

gị bó gây khó khăn cho các cháu khi hoạt động.
+ Bắt trẻ phải nói những lời lẽ già nua như ơng cụ non, thậm chí có bậc cha mẹ
cịn xúi con tham gia vào những cuộc xung đột với hàng xóm…Làm sao để khi
thực hiện
những hành vi văn hóa trẻ vẫn cảm thấy tự nhiên như hành vi của chính mình,
vẫn cảm thấy hồn nhiên vui tươi thoải mái.
Phương châm vì trẻ em cũng địi hỏi khi xây dựng cuộc sống cho trẻ, từ trang
trí, nơi ăn chốn ở, mua sắm dồ dùng chơi đến việc tổ chức sinh hoạt hằng ngày đều
phải xuất phát từ nhu cầu phát triển bền vững của chính trẻ em.
🍁Do trẻ em:
Phương châm “do trẻ em” địi hỏi người lớn ln coi trẻ là chủ thể tích cực


trong mọi hoạt động.
- Cần khuyến khích trẻ chủ động thể hiện cách ứng xử của mình đối với xung
quanh, đặc biệt là chấp nhận những kiểu hành vi theo ý riêng của trẻ, có khi ngây
ngơ nhưng thật dễ thương miễn sao khơng sai phạm gì về đạo đức.
- Cần khêu gợi ở trẻ nhu cầu gắn bó thân thiện với mọi người và nguyện vọng
làm cho mình trở nên tốt hơn.
Trong cuộc sống thường có nhiều tình huống xảy ra đối với trẻ, trước mọi
tình huống người lớn không nên giục trẻ phải giải quyết theo ý của người lớn mà
cần hướng dẫn trẻ để trẻ tự tìm ra cách ứng xử theo cách nghĩ, cảm nhận, cách làm
của chúng, tạo cho trẻ một cách sống chủ động.
VD: Đối với giờ học làm quen văn học: Qua câu chuyện “Người bạn tốt”
Cô đàm thoại cùng trẻ: Linh và Trang là đôi bạn như thế nào? Khi Linh gặp
nạn thì Trang đã làm gì? Con học tập được đức tính gì ở hai bạn?
🍁Dựa vào trẻ em:
Phương châm “dựa vào trẻ em” trước hết là dựa vào vốn kinh nghiệm của trẻ.
Mỗi đứa trẻ dù thời gian hiện diện trong cuộc đời cịn đang ngắn ngủi, nhưng khơng
vì thế mà vốn kinh nghiệm của nó chỉ là con số khơng.

Em bé nào cũng có một vốn sống nhất định. Vốn kinh nghiệm đó là chỗ dựa cho
những bước phát triển tiếp theo, mở rộng thêm hiểu biết mới, hun đúc thêm tình cảm
sâu sắc, có tác dụng làm nảy sinh những hành vi văn hóa đối với con người và cuộc
sống.
VD: Ở lớp mầm với chủ đề động vật, cô định lên tiết vẽ con gà cho môn tạo hình,
nhưng qua khảo sát và tìm hiểu trước đó, cơ thấy lớp khơng thể vẽ được tồn bộ con
gà mà chỉ có thể vẽ một số chi tiết phụ là các bộ phận của con gà. Từ đó cơ sẽ điều
chỉnh lại yêu cầu và thay đổi đó thành tiết vẽ thêm các chi tiết phụ cho con gà để phù
hợp với khả năng của trẻ.
Mỗi trẻ em điều có đặc điểm tâm lý riêng nên việc tiếp nhận tác động giáo dục
của mỗi cháu một khác. Điều đó nhắc nhỡ người lớn chúng ta khi hình thành và
phát triển hệ


thống hành vi văn hóa cho trẻ cần phải dựa vào cá tính của mỗi cháu. Làm sao để
bức tranh hành vi của trẻ em chúng ta được thể hiện thật muôn màu muôn vẻ,
tránh rập khuôn như đúc các cháu từ một lò ra.








×