Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đáp án bài thi tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.41 KB, 12 trang )

Họ và tên: Sinh ngày 17/4/1982 Giới tính: Nữ
Nơi thường trú: Dân tộc: kinh
Đơn vị công tác:
TRẢ LỜI CẦU HỎI
THI TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI.
Câu 1. Luật Bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan đến bình đẳng giới? Nêu
các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ để minh họa cho 2 khái niệm bất kỳ (15 điểm).
Trả lời
Luật Bình đẳng giới quy định 16 thuật ngữ liên quan đến bình đẳng giới. Nội dung cụ thể của từng
thuật ngữ đó là:
1) Giới: Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Xã hội
tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy,
các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được.
Ví dụ: Nghề lái máy bay đòi hỏi Thông minh, quyết đoán, sức khỏe
tốt, ham học hỏi, xử lý tình huống tốt… Điều này trong ngành Hàng
không thì hầu như nữ giới không được ưu ái thậm chí có thể là không có.
Tuy vậy, trên thực tế nữ giới vẫn có thể đáp ứng những yêu cầu này
không thua kém so với nam giới. Điển hình là đã có nhiều phi công nữ đã
chiến thắng hàng chục chàng trai to khỏe, vạm vỡ để giành vị trí lái chính
thức thể hiện qua tấm gương nữ phi công Nguyễn Ly Hương.
2) Giới tính: Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ
nữ. Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có
và không thể thay đổi được.
Ví dụ: Xét về mặt sinh lý con người thì bản năng của việc sinh con
và nuôi con bằng sữa mẹ chỉ có ở vai trò của người phụ nữ mà không bao
giờ tồn tại ở nam giới. Nguyên nhân đó là do cấu tạo cơ thể của nam nữ có những mặt khác nhau về cơ chế
sinh học, buồng trứng chỉ tồn tại duy nhất trong cơ thể phụ nữ
1
3) Quan hệ giới: Là các mối quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới, đặc biệt là cách thức phân chia
quyền lực giữa nam và nữ.
4) Vai trò giới: Là những hoạt động khác nhau mà xã hội mong nuốn phụ nữ và nam giới thực hiện.


5) Nhạy cảm giới: Là sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nhu cầu, vai trò và trách nhiệm khác nhau
của phụ nữ và nam giới.
6) Trách nhiệm giới: Là việc nhận thức được các vấn đề giới, sự khác biệt giới và nguyên nhân của
nó, từ đó đưa ra biện pháp tích cực nhằm giải quyết và khắc phục mọi bất bình đẳng trên cơ sở giới.
7) Phân công lao động trên cơ sở giới: Là sự phân công việc và trách nhiệm khác nhau giữa phụ nữ
và nam giới
8) Bình đẳng giới: Là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ
nữ và nam giới.
Phụ nữ và nam giới có vị thế bình đẳng như nhau và cùng:
+ Có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các nguyện vọng của mình.
+ Có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp, thụ hưởng các nguồn lực xã hội và thành quả phát
triển.
+ Được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
9) Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và
năng lực của nam hoặc nữ hay nói cách khác định kiến giới đó là suy nghĩ của mọi người về những gì mà
phụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên làm; là tập hợp các đặc
điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc tính của nam giới hay nữ giới.
10) Số liệu có tách biệt giới là số liệu tách biệt nam, nữ trong các chỉ tiêu, các lĩnh vực cụ thể. Các
số liệu này cho thấy mức độ của các khoảng cách giới và được thể hiện dưới nhiều dạng bảng biểu khác
nhau. Số liệu giới chỉ cho thấy sự khác biệt giữa nam và nữ mang tính định lượng bằng con số hoặc tỷ lệ
cụ thể mà không cho biết tại sao lại tồn tại những khác biệt đó.
11) Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho
nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất
nước.
12) Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò,
vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
13) Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí,
vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các
quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng

giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
14) Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới : là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng
cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề
giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
15) Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm
đạt mục tiêu bình đẳng giới.
16) Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính
trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.
Câu 2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Nêu các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
trên từng lĩnh vực ( 15 điêm)
Trả lời
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ) ban hành trong trường
2
hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ
hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các.
* Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên từng lĩnh vực: Luật Bình đẳng giới quy định việc
thực hiện Bình đẳng giới trong 8 lĩnh vực: Chính trị; Kinh tế; Lao đông; Giáo dục và đào tao; Khoa học và
công nghệ; Văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; Y tế và thực hiện bình đẳng giới gia đình.
1) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu
quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với
mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
2) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp
luật;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo
quy định của pháp luật.
3) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:

a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một
số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
4) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.
5) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
a) Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.
b) Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết
quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.
6) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao
a) Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.
b) Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.
7) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế
a) Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe,
sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.
b) Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình
dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
c) Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
8) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình
a) Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân
và gia đình.
b) Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng
nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
3
c) Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế
hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
d) Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động,

vui chơi, giải trí và phát triển.
e) Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
Câu 3: Anh( chị) hãy nêu những quy định về nội dung và mức xử phạt đối với từng hành vi vi
phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Theo quy định của pháp luật lao động
hiện hành, chế độ thai sản được quy định như thế nào? (15 điểm)
Trả lời
- Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một
công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp
thúc đẩy bình đẳng giới;
b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động
vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;
c) Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập
hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới
tính;
d) Không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ.
* Mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao
động - Phạt tiền từ ba triệu đồng đến năm triệu đồng đối với hành vi phân công công việc mang tính phân
biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công
của những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính.
- Phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng đối với các hành vi: áp dụng các điều kiện khác
nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình
độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc đối với
các nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật. Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao
động nam hoặc lao động nữ vì lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;
sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, chế độ thai sản được quy định:
Theo Điều 114 của Bộ Luật lao động hiện hành thì chế độ lao động nữ được quy định như sau: người
lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn đến sáu tháng do Chính phủ quy định, tùy
theo điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đôi trở lên

thì tính từ con thứ hai trở đi cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.
Tuy nhiên, Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) vào ngày 18/6/2012. Bộ
luật này sẽ phải chờ Chính phủ ban hành hơn 20 nghị định hướng dẫn thi hành, do đó đến ngày 1/5/2013
mới chính thức có hiệu lực.
Bộ Luật trong thời gian sắp đến sẽ có một số nội dung mới đáng chú ý sau:
- Về thời gian nghỉ sinh của lao động nữ: Từ 1/5/2013, lao động nữ được nghỉ 6 tháng, thay vì 4
tháng như hiện nay. Như vậy, từ thời điểm đó lao động nữ mới được nghỉ trước và sau khi sinh con 6
tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được
nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
4
Câu 4: Chiến lược Quốc gia Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục tiêu nào nhằm thúc
đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ? Bằng hiểu biết của anh/chị hãy nêu tên đầy đủ của các
vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng, nhà nước Việt Nam.
Trả lời
Chiến lược hướng trọng tâm ưu tiên vào 7 mục tiêu cụ thể: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào
các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị; Giảm
khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động và việc làm. Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo
nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số với các nguồn lực kinh tế và thị trường lao động; Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước đảm bảo sự tham gia bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ; Bảo đảm BĐG trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe; Bảo đảm BĐG trong lĩnh vực văn hóa và thông tin; Bảo đảm BĐG trong đời sống gia
đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới; Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về BĐG.
Tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cấp ủy đảng và hệ thống chính trị trong việc bảo đảm tỷ lệ
nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ
2011-2015 và những nhiệm kỳ tiếp theo mục tiêu của Đảng đề ra trong Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ
Chính trị: “Xây dựng cơ chế đảm bảo thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào quá trình ra quyết định, tăng tỷ
lệ nữ ứng cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp”. Nhiều phát biểu cho rằng cần có sự chỉ đạo sát sao và
các giải pháp mạnh từ lãnh đạo Đảng và các cơ quan chức năng nhằm bảo đảm đạt chỉ tiêu tỷ lệ nữ tham
gia vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ tới; các cơ quan có trách nhiệm giám sát, kiểm tra cần
có hình thức đôn đốc, nhắc nhở, phê bình người đứng đầu ở những nơi làm chưa tốt các quy định của Luật

BĐG, trước hết là về tuổi đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ; Các cơ quan Đảng, Nhà nước và các
đoàn thể chính trị - xã hội ở từng cấp thực hiện nghiêm túc công tác quy hoạch cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ
dài hạn, xác định các chỉ tiêu cụ thể và giải pháp để đạt được mục tiêu nói trên./.
* Tên đầy đủ của các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng, nhà nước Việt Nam.
+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội
+ Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Bà Tòng Thị Phóng
Phó chủ tịch Quốc hội
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân
Phó chủ tịch Quốc hội
5
Bà Trương Thị Mai Bà Nguyễn Thị Nương
Chủ nhiệm Uỷ ban
Các vấn đề xã hội
Uỷ ban Pháp luật
Trưởng Ban
Công tác Đại biểu
+ Các Bộ trưởng

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến Bà Phạm Thị Hải Chuyền
Bộ trưởng Bộ Lao động TB&XH Bộ trưởng Bộ Y tế
+ Ban Bí thư Trung ương Đảng:

Bà Hà Thị Khiết – Bà Nguyễn Thị Kim Ngân –
Bí thư Trung ương Đảng, Nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng
Trưởng ban Dân vận Trung ương Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại,
Ngoài ra còn có một số nữ Ủy viên Ban chấp hành Trương ương đảng khóa X
1. Lê Thị Thu Ba, Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ
nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
2. Phạm Thị Hải Chuyền, Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban

Kiểm tra Trung ương Đảng khóa X;
3. Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, Phó Chủ tịch nước;
4. Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh;
5. Nguyễn Thị Thanh Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam;
6. Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Trung ương dự khuyết khóa X, Phó Chủ tịch Thường trực Hội
Nông dân Việt Nam;
6
Câu 5. Từ những tình huống/ câu chuyện thực tế trong cuộc sống xung quanh mình, anh/chị
hãy viết một bài (tối đa 1.500 từ) về tấm gương của cá nhân hoặc tập thể điển hình hoặc chia sẻ câu
chuyện/ sự kiện ấn tượng trong việc thực hiện bình đẳng giới ( 20 điểm).
Trả lời :
Những câu chuyện về tấm gương của cá nhân/tập thể trong việc thực hiện bình đẳng giới
Câu chuyện 1: Từ phong trào “Nam giới điểm 10”
Nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của nam giới trong việc tạo điều kiện tốt để phụ nữ
vừa làm tròn trách nhiệm trong gia đình vừa tham gia công tác ngoài xã hội, Ban Vì sự tiến
bộ phụ nữ huyện Cần Giuộc đã phát động thi đua phong trào “Nam giới điểm 10” và được
nhiều nam giới trong huyện đăng ký tham gia.
7
Sau 1 năm thực hiện phong trào có 22 nam giới giành được bông hoa điểm 10 cấp
huyện. Anh Huỳnh Trung Nghĩa – Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cần Giuộc,
luôn cố gắng sắp xếp thời gian để chia sẻ với vợ những công việc trong gia đình. Ngoài ra,
anh luôn quan tâm dạy dỗ các con ngoan ngoãn và học tốt. Người con trai lớn của anh hiện
đang học Đại học Sư phạm TP.HCM. Anh Huỳnh Trung Nghĩa chia sẻ: “Trong cuộc sống,
vợ chồng tôi luôn tôn trọng và yêu thương nhau. Khi biết “bà xã” định đi học để nâng cao
trình độ thì tôi sẵn sàng ủng hộ. Suốt thời gian 3 năm “bà xã” đi học, tôi vừa giữ vai trò
người cha, người mẹ, người thầy, vừa phải hoàn thành công việc ở cơ quan. Dù rất tất bật
nhưng tôi thấy quãng thời gian ấy cũng thú vị và ý nghĩa. Thay “bà xã” làm hết mọi chuyện
trong 3 năm, tôi mới cảm nhận và càng quý trọng hơn tấm lòng người phụ nữ và càng cảm
thông với nỗi lo toan vất vả của người phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày”.

Ở nơi công tác, các anh còn quan tâm giúp đỡ phụ nữ, tạo điều kiện cho các chị làm
việc tốt. Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Long Phụng – Nguyễn Đăng Sang cho biết: “Cuộc
sống vợ chồng không tránh khỏi những lúc cãi vả nhưng những lúc ấy tôi luôn chủ động làm
hòa và tạo không khí vui vẻ. Bên cạnh việc chia sẻ cùng vợ, trong cơ quan tôi luôn giúp đỡ,
tìm hiểu những tâm tư nguyện vọng của các chị để giải quyết những khó khăn trong công
việc và tạo điều kiện cho các chị đi học, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn”.
Phong trào “Nam giới điểm 10” đã góp phần xây dựng gia đình Việt Nam theo 4 chuẩn
mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Đồng thời cũng giúp phụ nữ có điều kiện tiến
bộ, tham gia ngày càng nhiều hoạt động xã hội.

Nữ phi công Nguyễn Ly Hương
” Câu chuyện 2: “ Ước mơ bay và khát vọng tự khẳng
định mình”
"Nghe nói việc lựa chọn tiêu chuẩn các phi công ngặt
nghèo lắm, nhưng từ bé không thấy Hương toát lên vẻ gì thật
đặc biệt để nghĩ tới sau này làm phi công". So với các bạn
cùng trang lứa, Hương có chiều cao khá lý tưởng, 1m65.
Kỳ thi đại học, Hương đỗ liền hai trường, nhưng cô đã từ
chối giấy báo của trường Đại học Sư phạm để vào học
trường Đại học Giao thông vận tải, vốn không phù hợp lắm
với giới nữ.
Tốt nghiệp ngành quy hoạch đô thị, Hương được nhận
vào làm việc tại một đơn vị chuyên ngành có danh tiếng của
Hà Nội, nhưng đúng lúc đó có đợt thi tuyển phi công. Chỉ là
thích được tận mắt nhìn thấy máy bay, nên nộp đơn dự tuyển thôi, nào ngờ Hương đã vượt
qua tất cả các vòng sơ tuyển ngặt nghèo về thể lực và tâm lý.
Tại các vòng kiểm tra thể lực quay li tâm, Nguyễn Ly Hương lại cho "đo ván" cả
ngàn thí sinh nam to cao, "khỏe như voi". Tại vòng thi này, thí sinh dang rộng chân tay và
được cột chặt vào chiếc vòng trên quả cầu rồi máy sẽ đảo lộn quả cầu nhiều chiều để kiểm
tra tiền đình, nhịp tim, huyết áp. Tiếp đó là các bài thi tiếng Anh chuyên ngành, kiến thức

hàng không, kiểm tra phản xạ, tư duy lô-gic, độ nhạy cảm và quyết đoán để giải quyết
những tình huống khẩn cấp, song với Nguyễn Ly Hương đều đạt điểm tối đa là "5 sao"
Năm 23 tuổi, đối mặt với một áp lực tưởng chừng không thể vượt qua - Hàng không
Việt Nam chưa từng có phi công nữ người Việt, Hương đã quyết thử sức. Rồi càng học, cô
8
càng thôi thúc khát vọng được bay, được khẳng định mình. “Sao con gái không thể lái máy
bay”? - suốt hơn 3 năm theo học phi công dự khóa, rồi lớp phi công cơ bản, đi học chuyển
loại, không ít người rớt lại, phải bỏ cuộc chơi, Hương vẫn cố gắng trả lời cho được câu hỏi
này bằng sự kiên trì, nỗ lực không ngừng
Một năm đào tạo cơ bản trong nước, thêm 2 năm khổ luyện tại Học viện Hàng không
Montpellier (Pháp), với tấm bằng tốt nghiệp phi công thương mại, Nguyễn Ly Hương trở
thành nữ phi công đầu tiên của Việt Nam từ cuối năm 2008. Tốt nghiệp khóa đào tạo,
Nguyễn Ly Hương được nhận ngay vào Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam
Airlines) tại đội bay 919 với các chặng bay ngắn trong nước.
“Lần đầu tiên bay lên bầu trời lạ lắm ạ”. Phấn khích vô cùng. Có cái gì đó thật khoáng
đạt, ào đến khó diễn tả và cảm giác mình như một chú chim đang tự do chao liệng ”-
Hương tiết lộ Giờ đây, dù mỗi tuần bay từ 5 đến 7 ngày, Hương vẫn còn vẹn nguyên cảm
giác thích thú khi phía trước là bầu trời. Khoang lái rộng mở đã trở thành tình yêu của cô và
Với mức lương khoảng 20 triệu đồng/tháng chưa kể các khoản thu nhập khác và luôn
được khám phá những chân trời mới, nghề phi công đang là mơ ước của không ít bạn trẻ.
Nhưng để trở thành phi công có khó không? Hương tự mình khẳng định rằng: Chỉ cần có
sức khỏe, có tri thức, niềm đam mê, sự quyết đoán, tính kỷ luật. Hương bảo máy bay
thương mại không có dù, phi công sẽ quyết định sự sống còn của hàng trăm hành khách
bằng chính khả năng xử lý sự cố của mình.
Tôi thắc mắc: “Bay liên tục tới những sân bay có địa hình và thời tiết phức tạp như
Phú Quốc, Điện Biên, em có sợ không”? Hương cười. Cô nói, đi máy bay là an toàn nhất.
Hành khách luôn lo sợ máy bay rơi mỗi khi bị chao đảo, xóc hay hẫng hụt nhưng với phi
công thì chuyện đó hết sức bình thường. Mọi thứ hầu như đã được lường trước. Kể cả trong
trường hợp hỏng động cơ, hỏng càng, phi công vẫn có thể cho máy bay tiếp đất an toàn
Việc phân biệt đâu là mây tĩnh điện để tránh, đám mây nào có thể bay xuyên qua mà không

sợ bị sét đánh, sự cố xảy ra thì xử trí thế nào là bài học nằm lòng của tất cả những người
cầm lái.
Trò chuyện với Hạnh, Hương những phi công trẻ thế hệ 8X của Vietnam Airlines,
điều tuyệt vời mà tôi nhận thấy là rằng các bạn trẻ ngày nay đều có ước mơ và ý chí để
biến điều đó thành hiện thực. Một lãnh đạo Đoàn bay 919 cho biết trong số 700 phi công
của hãng hàng không quốc gia, mới có vài chục các bạn trẻ trong đó có cô Nguyễn Ly
Hương, nhưng chúng tôi tin rằng chính thế hệ trẻ, bằng sức trẻ, bằng tình yêu và khát vọng
chinh phục bầu trời sẽ là động lực cho Vietnam Airlines bay cao, bay xa hơn nữa.
(Câu chuyện được trích từ cuộc phòng vấn
giữa biên tập viên X và nữ phi công Nguyễn Ly Hương)
9
Câu 6: Theo anh/chị, bản thân anh/chị va cơ quan, tổ chức, địa phương nơi anh/chị làm việc
hoặc sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng giới được tốt hơn?
Bình đẳng giới hiện nay có thể được coi là một trong những mục tiêu chiến lược của đa số các quốc
gia trên toàn thế giới. Trong đó, nước việt Nam ta là một trong những nước không kém phần quan tâm
thực hiện theo sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước. Vì với đặc thù của nước ta hiện nay là một đất nước đang
phát triển, một xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội, thì vấn đề bình đẳng giới
ngày càng được chú trọng hơn. Bởi một khi đất nước đang trên đà phát triển hướng đến nền công nghiệp
tiến tiến hiện đại thì có lẻ nhiều vấn đề về xem trọng nhân lực và trí lực ắc hẳn luôn được đề cao và nguy
cơ dẫn đến vai trò, vị trí của cả nam lẫn nữ có xu hướng biến đổi và thị hóa dần. Khi đó, để có thể nắm bắt
được mọi sự hiểu biết, sự tin vi kỷ xảo trong cuộc sống thì hầu hết ai nấy trong mọi chúng ta phải dốc hết
sức mình mà chạy theo cơ hội, khi ấy các nam giới lại là những đối tượng có nhiều cơ hội hơn. Họ sẽ thi
đua nhau mà nắm bắt. Một phần không muốn mình mai một sự nhận thức, sự hiểu biết của minh so với
mọi người và cũng có thể một số sẽ chạy theo ý nghĩ rằng có nâng cao thêm về trí lực và năng lực, trình độ
của mình thì mới có cơi hội giữ vững được vị trí của mình trong xã hội, mới có thể vun đấp đầy đủ cho
cuộc sống gia đình. Trong khi đó, thì vị trí của một số người phụ nữ sẽ ngày càng yếu thế hơn với lý do
cho rằng điều đó là quá sức giới hạn của họ nên họ sẽ không thể nào gánh vác nỗi bởi một mình mà phải
đảm nhiện với nhiều vai trò khác nhau khi một bên là đối với sự nghiệp xã hội bị áp lực trong công việc
còn một bên là vai trò làm vợ của những ông chồng gia trưởng và làm mẹ của những đứa con vô tư nghịch
ngợm, hư hỏng. Khi đó, mọi suy nghĩ của người phụ nữ như muốn bế tắt, buông xuôi đi tất cả và mọi thứ

chỉ hướng đến cho mình điều duy nhất là cố gắng quan tâm hơn cho gia đình. Vì vậy họ sẽ ngừng tiến đến
mọi sự phát triển của xã hội vì cho rằng “ bấy nhiêu đó cũng đã đủ lắm rùi”, từ đó họ sẽ bị đẩy lùi hẳn về
phía sau nên ngày càng trở tụt hậu so với thời đại, chính vì thế mà họ sẽ không còn có cơi hội tiến xa hơn
và cơ hội tiếp cận thời đại ngày càng mỏng manh, bởi chẳng ai có thể tin tưởng giao phó một công việc có
mức độ kỷ xảo và am hiểu cao độ cho một người bị tụt hậu. Vì điều đó chẳng khác gì “đùa với lửa “ khi
đẩy mình ngõ cụt của sự thất bại. Do đó họ sẽ tuyển chọn và đặt niềm tin chỉ đối với những nhân tài thật sự
mà thôi thì mới có thể đóng góp cho mình mọi thành công hơn mà không cần phải tốn kém công sức hay
lãng phí về mặt vật chất hay tinh thần chẳng hạn, bởi “đào tạo một con người tụt hậu chẳng khác gì “ bằng
đào sâu mười cái hố cạn”. Và để chứng minh cho những dự báo trên thì từ Điều 4 Luật bình đẳng giới đã
phân tích và xác định rõ hơn mục tiêu bình đẳng giới của Việt Nam là "Xoá bỏ phân biệt đối xử về giới,
tạo cơ hội cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng
giới thực chất cho nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội". Mục tiêu này chỉ có thể được thực
hiện hiệu quả khi các cơ quan, tổ chức, gia đình và từng cá nhân hiểu đúng, hiểu toàn diện những khía
cạnh liên quan đến giới và bình đẳng giới đã được quy định tại Chương IX Luật bình đẳng giới, Nghị định
số 70/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới và Nghị
định số 48/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. Một điều có thể
chứng tỏ rằng song song trên phương diện giữa hai mặt Giáo dục và Gia đình thì với mỗi nữ giáo viên đặt
trong môi trường giáo dục (nhà trường) và môi trường gia đình là hai môi trường có tác động mạnh nhất
đối với họ. Vì chất lượng cuộc sống gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc của nữ giáo viên
bởi họ có thể hoàn thành thao tác uốn nắn dạy dỗ cho các con và hoàn thành nghĩa vụ thành viên trong gia
đình thì họ mới có thể thành công hơn trong việc giáo dục trẻ và hoàn thành công việc của mình trong xã
hội. Chính vì lẽ đó, nhà trường, đặc biệt là công đoàn và ban nữ công phải luôn gần gũi, quan tâm đến đời
sống của các chị em để kịp thời giúp đỡ họ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống. Để
làm được điều đó, bên cạnh chuyên môn, các cán bộ công đoàn và ban nữ công còn rất cần có sự nhạy bén,
10
tế nhị và thực sự cảm thông vì việc riêng của mỗi gia đình thường là vấn đề khá nhạy cảm, vì thế chị em
phụ nữ hay có tâm lý không muốn "vạch áo cho người xem lưng". Họ luôn sống khép kín vì muốn một và
chỉ một mình có thể gánh vác và giải quyết mọi việc của mình mà không cần bày tỏ cho người khác biết
những thất bại của mình vì họ cho rằng điều đó chẳng những hay ho tí nào và cũng chẳng giúp được cho
họ mà trái lại càng khiến cho họ bị người khác chê bai khinh rẻ mình. Đó là điều tối kỵ nhất của người phụ

nữ.
Vâng, vấn đề đó đặt về việc thực hiện bình đẳng giới trong môi trường Giáo dục ta sẽ nhận thấy rằng
để công đoàn thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc, là nơi mà mỗi nữ cán bộ giáo viên có thể tin tưởng và
tìm thấy ở đó những giải pháp khả thi nhất mà cụ thể đặt trên chiến lược mục tiêu bình đẳng giới thì nâng
cao vai trò trách nhiệm của công đoàn và ban nữ công nhà trường đối với công chức, viên chức nhà trường.
Nhưng trước hết, vai trò đầu tiên phải kể đến là tuyên truyền, vận động và giúp đỡ các giáo viên nhà
trường trong việc thực hiện bình đẳng giới. Để làm được điều này, Bộ Giáo dục cần đặt chỉ tiêu cho mỗi
đơn vị nhà trường hàng năm phải cử các cán bộ công đoàn, ban nữ công nhà trường tham gia học tập các
lớp bồi dưỡng trình độ và kỹ năng thực hiện bình đẳng giới có sự giảng dạy của các chuyên gia, cán bộ hội
phụ nữ có nghiệp vụ, do Hội phụ nữ các cấp tổ chức. Điều ấy sẽ giúp họ nắm được kiến thức và các quy
định pháp luật về vấn đề bình đẳng giới để từ đó, những cán bộ này sẽ trực tiếp về tại cơ sở mình tổ chức
các buổi nói chuyện, trao đổi các vần đề bình đẳng giới, trang bị cho giáo viên khác trong nhà trường để
hiểu và nắm các thông tin, kiến thức và tài liệu về giới, giải thích và vận động các giáo viên thực hiện các
quy định của pháp luật về bình đẳng giới nói riêng và thực hiện chiến lược quốc gia về sự tiến bộ của phụ
nữ Việt Nam noi chung. Mỗi đơn vị trường học, công đoàn nên đứng ra tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về
giới và bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình cho công chức và viên chức trong nhà trường; lồng
ghép việc phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới trong các buổi mít tinh, hội nghị, quan tâm
khuyến khích tinh thần cho tất cả chị em phụ nữ thưởng thức trọn vẹn những ngày kỷ niệm lớn như: các
ngày lễ 8/3; 20/10; ngày gia đình Việt Nam
Bên cạnh đó, vai trò thứ hai là tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ, đặc biệt tại các trường học phổ
thông là tiểu học và trung học cơ sở vì với đặc thù ở những khối này đa phần là nữ nên việc tổ chức các
hoạt động hỗ trợ này là hết sức quan trọng. Trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, phụ nữ luôn phải
đứng trước rào cản về tư tưởng trọng nam khinh nữ cố hữu, hơn thế nữa còn có những hoàn cảnh có những
ông chồng hiện vẫn còn tính gia trưởng nên thường có xu hướng đẩy hết trách nhiệm công việc gia đình và
chăm sóc con cái cho vợ, vì vậy, ngoài giờ hành chính hầu như người phụ nữ không được tham gia vào bất
kỳ hoạt động xã hội nào khác. Chính vì lẽ đó, công đoàn và ban nữ công phải tổ chức những hoạt động
giành riêng cho nữ giới như hội thi thể dục, thể thao, hội thi văn nghệ giành cho giáo viên nữ để từ đó nâng
cao vị thế cho
Kế đến vai trò thứ ba của công đoàn và ban nữ công là tham gia giám sát việc thực hiện bình đẳng
giới đối với công chức và viên chức trong nhà trường. Để làm được điều này cần sự tận tâm thật sự của các

cán bộ công đoàn, họ cần gần gũi tìm hiểu và biết được hoàn cảnh từng giáo viên, để từ đó có sự quan tâm,
giám sát việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới ở những gia đình nếu có sự bất bình đẳng giới để từ
đó kịp thời ngăn chặn và giúp đỡ họ thực hiện đúng và đủ vần đề này.
Và vai trò cơ bản cuối cùng là việc thực hiện phản biện xã hội đối với những chính sách và pháp luật
về bình đẳng giới khi áp dụng tại đơn vị mình. Đó là khi thực hiện việc áp dụng các chính sách và pháp
luật tại đơn vị mình, thì cần nên xem xét những điểm bất hợp lý có thể tồn tại, để từ đó đưa ra những nhận
xét, phân tích lý lẽ có căn cứ khoa học và thực tiễn làm rõ bản chất của vấn đề chính sách pháp luật theo
quan điểm giới để từ có thể đưa ra những kiến nghị về việc xây dựng những quy phạm pháp lụât về bình
11
đẳng giới mang tính khả thi hơn. Việc phản biện này có thể trình bày dười hình thức bằng văn bản để gửi
lên Hội phụ nữ các cấp để góp ý mà chuyển tải thành những nội dung mang ý xúc tích hơn khi áp dụng
pháp luật bình đẳng giới trong thực tiễn cuộc sống nhằm hoàn thiện và tăng tính khả thi. Tuy vậy, trong
quá trình thực hiện vài trò của mình, công đoàn cũng cần nên rút ra những kinh nghiệm từ bản thân để mà
tránh mọi sự thiếu sót. Dù có thể thấy rất rõ sự bất bình đẳng về giới song điều khó khăn nhất hiện nay là
hầu như ngay bản thân cán bộ công đoàn cũng chưa nắm vững kiến thức về giới và bình đẳng giới, vì chưa
được bồi dưỡng chuyên sâu, lượng tài liệu và chi phí hoạt động còn hạn chế. Khó khăn kế đến là vấn đề
thiếu kinh phí để duy trì liên tục và phát huy trên phương diện rộng ở các hoạt động để tăng cường thực
hiện bình đẳng giới cũng như để có thể bồi dưỡng phụ cấp thêm cho cán bộ công đoàn thực hiện hoạt động
này…
Từ những trao đổi trên, tôi xin trình bày một số kiến nghị của công đoàn đơn vị mình cũng như bản
thân tôi như sau: Hội phụ nữ các cấp cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi chuyên đề, bồi dưỡng kiến thức
về giới và bình đẳng giới cho cán bộ công đoàn cơ sở. Cung cấp thêm các tài liệu có liên quan như: "Hỏi
đáp về Luật bình đẳng giới". Để có sự bình đẳng giới thể hiện theo đúng ý nghĩa của nó một cách thiết thực
thì đòi hỏi tất cả mọi chúng phải có sự thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ
trong các lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình. Và "Hãy hành động vì bình đẳng giới" bởi bình đẳng giới
không bao giờ thủ tiêu những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ Việt Nam mà đó còn là đức động
lực giúp cho phụ nữ ngày càng được mạnh mẽ hơn, và thể hiện mình hơn ở bất cứ đâu, nhằm bù đáp phần
đạo đức vốn có của người phụ nữ đó chính là hy sinh, là sự cần cù, chịu thương, chịu khó, một lòng thương
chồng, thương con, chăm lo vun vén cho gia đình mà buộc họ cứ phải ngậm ngùi với số phận. Chính vì
thế, nên cần xúc tiến đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền viên pháp luật về bình đẳng giới để hi vọng một

ngày nào đó phụ nữ thoát khỏi những rào cản phong tục mà xã hội đã ban cho họ để họ không còn được
miệt thị khinh khi với quan điểm cổ hữu “ phụ nữ vẫn luôn là người rửa bát ”
Chúng ta, những người đang ngày ngày cần mẫn và tận tuỵ thực hiện sự nghiệp "trồng người" cao cả,
chúng ta hãy giáo dục và bảo đảm việc thực hiện bình đẳng giới ngay từ giai đoạn trẻ thơ và cho cả chính
bản thân mình, để xây dựng một xã hội trong thế hệ tương lai thực sự bình đẳng giới.
./.Hết./.
12

×