CÂU HỎI THI TÌM HIỂU
“Những sự kiện lịch sử Phú Yên (l945-1975)”
ĐỢT I
Câu hỏi l: Hãy cho biết các tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam từ khi thành lập đến nay (thời
điểm thay tên gọi, lý do thay tên gọi)? Tên các vị tướng lĩnh giữ các trọng trách Tổng Tư lệnh, Bộ trưởng Quốc
phòng, Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam từ khi thành lập
Quân đội nhân dân Việt Nam đến nay?
Đáp án . Trả lời:
1/ Tên gọi của quân đội nhân dân Việt Nam từ khi thành lập đến nay là VN tuyên truyền giải phóng
quân – Giải phóng quân – Vệ quốc đoàn (Vệ quốc quân) – Quân đội quốc gia VN – QĐNDVN
Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được
thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban
đầu gồm 34 chiến sỹ (3 nữ) do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn
Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên.
Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết
định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy,
đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ
hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại Chợ Chu (Thái Nguyên).
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân đã khoảng 450 người,
biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái
Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân.
Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính
qui Việt Minh, tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc
quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và
Trung Bộ. Một số chi đội "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công ở Nam
Bộ
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân
đội Quốc gia Việt Nam được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội tổ
chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, ...Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia,
chính phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao gồm:
dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức
và huấn luyện quân sự. Trong thời kỳ 1945-1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến
đấu và các ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền...., Nhiều
người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây
dựng quân đội Việt Nam trong thời kì non trẻ.
Năm 1949 , hoàn thiện tổ chức tiểu đoàn bộ binh. Đơn vị này gồm 3 đại đội bộ binh, một đại đội hỏa lực
mạnh. Có súng máy nặng, súng cối.
Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Sau năm 1954, đại bộ phận Quân đội Nhân dân Việt Nam tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính
quy hóa. Ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân,
được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Thực chất, đây là lực lượng
Vệ quốc đoàn còn ở lại nam Việt Nam, kết hợp bộ phận tăng viện của Quân đội Nhân dân của miền Bắc và lực
lượng chiêu mộ tại chỗ, thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất ra đời, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam
thống nhất thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Chữ "nhân dân" trong tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam xuất phát từ mục tiêu của nó: "Quân đội
Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, sẵn sàng một lòng với dân, nhiệm vụ nào cũng
hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, tuyệt đối trung thành
2.Tên tướng lĩnh giữ trọng trách Tổng tư lệnh từ khi thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đến
nay
Ở Việt Nam người giữ chức vụ Tổng tư lệnh duy nhất là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc
phòng kiêm Tổng tư lệnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (1946-1975). Sau đó Bộ Tổng tư lệnh Việt Nam
không còn chức vụ Tổng tư lệnh.
Theo Sắc lệnh 14-SL ngày 12 tháng 3 năm 1949, Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân Việt
Nam đổi tên thành Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam. Đến tháng 7 năm 1950, Bộ
Tổng Tư lệnh bao gồm Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp, Đoàn Thanh tra và Văn
phòng (Sắc lệnh 121-SL ngày 11 tháng 7 năm 1950).
Đến tháng 9 năm 1954, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam đổi tên thành Bộ
Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đến năm 1975, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam
chấm dứt hoạt động.
Trong suốt thời gian này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp liên tục và duy nhất đứng đầu Bộ Tổng Tư lệnh,
ban đầu được gọi là Tổng Chỉ huy, từ năm 1949 là Tổng Tư lệnh.
3. Tên tướng lĩnh giữ trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng từ khi thành lập Quân đội nhân dân
Việt Nam đến nay
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam
2. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đầu tiên
3. Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh
4. Đại tướng Hoàng Văn Thái
5. Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, làm đến phó Chủ tịch Hội
đồng Nhà nước.
6. Đại tướng Lê Trọng Tấn
7. Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
8. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm (từ 2006)
9. Thượng tướng Chu Văn Tấn, chỉ huy Cứu quốc quân
10. Thượng tướng Trần Văn Trà, tư lệnh Quân giải phóng miền Nam
11. Thượng tướng Trần Văn Quang
12. Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
13. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên
14. Trung tướng Nguyễn Bình, Tư lệnh Nam Bộ
15. Thiếu tướng Dương Văn Dương, Tư lệnh Liên khu Bình Xuyên
16. Thiếu tướng Hoàng Sâm, đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân
17. Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, vị tướng quân đầu tiên
18. Thiếu tướng Nguyễn Sơn, Lưỡng quốc tướng quân
19. Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, nữ tướng đầu tiên, phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam
20. Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, cha đẻ của ngành quân giới
21. Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, vị tướng Chính ủy.
4. Tên tướng lĩnh giữ trọng trách Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ khi
thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đến nay
1. Hoàng Văn Thái
2. Văn Tiến Dũng
3. Lê Trọng Tấn
4. Lê Đức Anh
5. Đoàn Khuê
6. Phạm Văn Trà
7. Đào Trọng Lịch
8. Lê Văn Dũng
9. Phùng Quang Thanh
10. Nguyễn Khắc Nghiên
Stt
Họ tên
Thời gian tại
chức
Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng
Chức vụ trong
Đảng
Danh hiệu khác
1.
Hoàng Văn Thái
1945-1953, một
thời gian ngắn
1954
Thiếu tướng 1948
Đại tướng, Thứ
trưởng Quốc phòng
Ủy viên Ban Chấp
hành Trung ương
Đảng Cộng sản
Việt Nam
2.
Văn Tiến Dũng
1953-1978 (trừ
một thời gian
ngắn 1954)
Thiếu tướng 1948,
Thượng tướng
1959, Đại tướng
1974
Bộ trưởng Quốc
phòng (1980-1987)
Ủy viên Bộ Chính
trị (1972-1986)
3.
Lê Trọng Tấn 1978-1986
Trung tướng 1974,
Thượng tướng
1980, Đại tướng
1984
Thứ trưởng Quốc
phòng
Ủy viên Trung
ương Đảng
4.
Lê Đức Anh 1986-1987 Đại tướng 1984
Chủ tịch nước
(1992-1997)
Ủy viên Bộ Chính
trị (1982-1997)
5.
Đoàn Khuê 1987-1991
Thượng tướng
1984, Đại tướng
1990
Bộ trưởng Quốc
phòng (1991-1997)
Ủy viên Bộ Chính
trị (1991-2001)
6.
Đào Đình Luyện 1991-1995 Thượng tướng 1990
Thứ trưởng Quốc
phòng
Ủy viên Trung
ương Đảng, Anh
hùng lực lượng vũ
trang nhân dân
7.
Phạm Văn Trà 1995-1997 Trung tướng 1990
Đại tướng (2003),
Bộ trưởng Quốc
phòng (1997-2006)
Ủy viên Bộ Chính
trị (1997-2006),
Anh hùng lực
lượng vũ trang
nhân dân
8.
Đào Trọng Lịch 1997-1998
[
Trung tướng 1990
Thứ trưởng Quốc
phòng
Ủy viên Trung
ương Đảng
9.
Lê Văn Dũng 1998-2001 Trung tướng 1990
Đại tướng (2007),
Chủ nhiệm Tổng
cục Chính trị Quân
đội Nhân dân Việt
Nam (từ 2001)
Bí thư Trung ương
Đảng (từ 2001)
10..
Phùng Quang
Thanh
2001-2006
Trung tướng 1999,
Thượng tướng 2003
Đại tướng (2007),
Bộ trưởng Quốc
phòng (từ 2006)
Ủy viên Bộ Chính
trị (từ 2006), Anh
hùng lực lượng vũ
trang nhân dân
11.
Nguyễn Khắc
Nghiên
từ 2006
Trung tướng 2001,
Thượng tướng 2007
Thứ trưởng Quốc
phòng (từ 2006)
Ủy viên Trung
ương Đảng (từ
2001)
5. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam từ khi thành lập Quân đội nhân dân Việt
Nam đến nay
1. 1950-1961: Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng (1959)
2. 1961-1976: Song Hào, Trung tướng (1959), Thượng tướng (1974).
3. 1977-1987: Chu Huy Mân, Thượng tướng (1974), Đại tướng (1980).
4. 1987-1991: Nguyễn Quyết, Thượng tướng (1986), Đại tướng (1990).
5. 1991-1998: Lê Khả Phiêu, Trung tướng (1988), Thượng tướng (1992).
6. 1998-2001: Phạm Thanh Ngân, Trung tướng, Thượng tướng (1999).
7. Từ 2001: Lê Văn Dũng, Trung tướng, Thượng tướng (2003), Đại tướng (6/2007), Bí thư Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam (từ 2006). Nguyên là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1998-
2001). Quê tỉnh Bến Tre.
Câu hỏi 2: Hãy cho biết ngày truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Phú Yên? Cơ sở để chọn
ngày truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh? Quyết định nào xác định ngày truyền thống của lực lượng vũ
trang nhân dân tỉnh Phú Yên? Cho biết các cá nhân (họ tên, quê quán, đơn vị công tác hoặc nơi hoạt động
cách mạng), các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân? Đáp án
Trả lời
Ngày 12/06/1945 là ngày truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Phú Yên
Ngày 12/06/1945 tại Hòa Đa, An Mỹ, Tuy An, Tỉnh ủy lâm thời Phú Yên tổ chức Hội nghị đề ra chương trình hành
động thực hiện chỉ thị của Trung Ương : “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và khẩn trương lãnh
đạo nhân dân tỉnh Phú Yên cùng cả nước tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền, tổ chức xây dựng và lãnh
đạo lực lượng vũ trang, phân công cấp ủy viên phụ trách công tác quân sự. Trong quá trình hội nghị Tỉnh ủy, đội tự
vệ Hòa Đa, An Mỹ được vinh dự là đội tự vệ đầu tiên bảo vệ cuộc họp quan trọng bí mật của Đảng. Tỉnh ủy đã cử
đồng chí Lê Cấp-Tỉnh ủy viên chịu trách nhiệm thống nhất, tổ chức lãnh đạo lực lượng vũ trang Phú Yên chuẩn bị
tổng khởi nghĩa giành chính quyền
Các đơn vị được phong tăng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”
1. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Phú Yên
2. Đại đội 202 đặc công tỉnh
3. Đại đội 3 bộ binh, tiểu đoàn 96
4. Đại đội 377 bộ binh
5. Đại đội an ninh vũ trang tỉnh Phú Yên
6. Ban Điệp bao và An ninh đô thị
7. Tiểu đoàn bộ binh 85, bộ đội địa phương tỉnh Phú Yên
8. Lực lượng giao bưu thông tin liên lạc tỉnh Phú Yên
9. Cán bộ và nhân viên ngành Tài mậu Phú Yên
10. Cán bộ và nhân viên ngành Dân y Phú Yên
11. Cán bộ và nhân viên ngành Giao vận Phú Yên
12. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân thị xã Tuy Hòa
13. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Sơn Hòa
14. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Tuy Hòa
15. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Tuy An
16. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Đồng Xuân
17. Ban An ninh huyện Tuy Hòa
18. Ban An ninh huyện Đồng Xuân
19. Ban An ninh huyện Tuy An
20. Ban An ninh thị xã Tuy Hòa
21. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Hòa Hiệp
22. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Hòa Thịnh
23. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Hòa Tân
24. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Hòa Mỹ
25. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Hòa Bình
26. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Hòa Đồng
27. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Bình Kiến
28. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Hòa Kiến
29. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Hòa Quang
30. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Hòa Định
31. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã An Ninh
32. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã An Định
33. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã An Lĩnh
34. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã An Chấn
35. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã An Nghiệp
36. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã An Xuân
37. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân thị trấn Sông Cầu
38. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Xuân Lộc
39. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Xuân Thọ
40. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Xuân Quang
41. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Xuân Sơn
42. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Xuân Phước
43. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Phú Mỡ
44. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Sơn Long
45. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Phước Tân
46. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Cà Lúi
47. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Sơn Xuân
48. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Sông Hinh
49. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Ea Bar
50. Ban An ninh xã Hòa Hiệp
51. Ban An ninh xã Hòa Mỹ
52. Ban An ninh xã Hòa Thắng
53. Ban An ninh xã An Ninh
54. Ban An ninh xã Xuân Sơn
55. Phòng Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội Công an tỉnh Phú Yên
56. Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên
Các cá nhân được phong tăng danh hiệu “Anh hùnglực lượng vũ trang nhân dân”
1- Lê Trung Kiên – sinh ngày 10-2-1941; dân tộc Kinh; quê quán: xã Hòa Hiệp, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú
Yên.
2- Lương Tấn Thịnh – sinh năm 1944; dân tộc Kinh; quê quán: xã Hòa Hiệp, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
3- Trần Kiệt – sinh năm 1937; dân tộc Kinh; quê quán: xã Hòa Hiệp, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
4- Nguyễn Đức Quân – sinh năm 1945; dân tộc Kinh; quê quán: xã Hòa Hiệp, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
5- Phan Trọng Đường – sinh năm 1926; dân tộc Kinh; quê quán: xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú
Yên
6- Nguyễn Kim Vang – sinh năm 1944; dân tộc Kinh; quê quán: xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh
Quảng Ngãi.
7- Nguyễn Hồng Sơn (Thành Hiếu) – sinh năm 1941; dân tộc Kinh; quê quán: xã Xuân Phương, huyện Sông
Cầu, tỉnh Phú Yên
8- Nguyễn Cật (Nguyễn Thế Bảo) – sinh năm 1930; dân tộc Kinh; quê quán: xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa,
tỉnh Phú Yên
9- Nguyễn Anh Hòa (Năm An) – sinh năm 1926; dân tộc Kinh; quê quán: xã Hòa Bình I, huyện Tuy Hòa,
tỉnh Phú Yên
10- Phạm Đình Quy – sinh năm 1926; dân tộc Kinh; quê quán: xã Hòa Tân Tây, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
11- Trần Rịa – sinh năm 1920; dân tộc Kinh; quê quán: xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
12- Nguyễn Hoa – sinh năm 1924; dân tộc Kinh; quê quán: xã An Lĩnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
13- Trần Quốc Tuấn – sinh năm 1924; dân tộc Kinh; quê quán: xã Hòa Định, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
Câu hỏi 3: Vì sao nói "Góp phần đánh bại chiến dịch Atlăng của thực dân Pháp ở Phú Yên, quân dân Phú
Yên đã chia lửa với cả nước trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ chấn động địa cầu’’?
Trả lời
Góp phần đánh bại chiến dịch Atlăng của thực dân Pháp ở Phú Yên, quân dân Phú Yên đã chia lửa với cả
nước trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu
là vì:
Trước những thất bại to lớn và ngày càng nặng nề trên khắp các chiến trường. Tháng 5-1953, với sự thỏa
thuận của Mỹ, Chính phủ Pháp cử Đại tướng Navarre sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương.
Sau khi xem xét và nghiên cứu tình hình trên các chiến trường, Navarre đệ trình lên Hội đồng quốc phòng
Pháp một kế hoạch quân sự lớn nhằm xoay chuyển tình thế và kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng. Trọng tâm
của kế hoạch Navarre là dựa vào sự tăng viện súng đạn và tiền bạc của Mỹ, đưa quân từ chính quốc và các nước
thuộc địa, ra sức xây dựng quân ngụy thành một lực lượng cơ động mạnh. Chiến dịch Át Lăng (Atlante) là một bộ
phận quan trọng của kế hoạch Navarre được chia làm 3 bước:
Bước 1: Sử dụng 22 tiểu đoàn từ Khánh Hòa, Đắk Lắk đánh chiếm tỉnh Phú Yên trong tháng 1-1954.
Bước 2: Sau khi chiếm xong Phú Yên, tăng thêm lực lượng đánh chiếm Quy Nhơn và Bình Định.
Bước 3: Tập trung lực lượng lấy thị xã Quảng Ngãi làm nơi hợp điểm, hoàn thành mục tiêu chiếm vùng tự
do khu V.
Để chuẩn bị cho chiến dịch Át Lăng, tháng 12-1953, Pháp lần lượt đưa binh đoàn cơ động số 10 từ Pháp
sang, điều binh đoàn 100 từ chiến trường Nam Triều Tiên về, điều các binh đoàn số 11, 21 từ Bình-Trị-Thiên vào,
Nam Bộ ra, hợp cùng các binh đoàn cơ động 41, 42 và các tiểu đoàn độc lập tại chỗ, hình thành một lực lượng tập
trung gồm 40 tiểu đoàn.
Trước những hành động của địch, ngày 11-1-1954, Tỉnh ủy họp, thảo luận, nêu cao quyết tâm lãnh đạo lực
lượng vũ trang và nhân dân đánh bại cuộc lấn chiếm, tích cực phục vụ chiến trường vùng sau lưng địch.
Toàn tỉnh Phú Yên sôi sục chuẩn bị vào cuộc chiến đấu to lớn và quyết liệt nhất.
Sáng sớm ngày 20-1-1954, 22 tiểu đoàn địch, trong đó có 4 binh đoàn cơ động và 2 tiểu đoàn ngụy mở cuộc
tấn công vào Phú Yên. Địch sử dụng máy bay ném bom, bắn pháo dọn đường cho bộ binh, xe cơ giới từ Cheo Reo
đánh xuống Củng Sơn, từ Đèo Cả đánh ra Tuy Hòa, dùng thuyền đổ bộ từ biển vào và dùng máy bay cho quân nhảy
dù xuống thị xã Tuy Hòa.
Địch nhanh chóng chiếm Củng Sơn và thị xã Tuy Hòa, từ thị xã Tuy Hòa đánh ra Chí Thạnh. Từ Củng Sơn,
một cánh quân tiến ra Sơn Định, một cánh khác tiến đến Vân Hòa xuống An Lĩnh về Chí Thạnh; một cánh tiến
xuống An Xuân, rồi về La Hai. Cánh quân chiếm Chí Thạnh tiếp tục hành quân ra Sông Cầu, một bộ phận lên La
Hai đánh ra Xuân Lãnh và từ La Hai địch nối với quốc lộ 1 ra Sông Cầu qua đèo Cây Cưa.
Trước sự tấn công ồ ạt của địch, các lực lượng của ta đã dựa vào các hầm chông, bãi mìn, làng chiến đấu...
chặn đánh quyết liệt. Du kích xã Hòa Hiệp, Hòa Thành (Tuy Hòa), Suối Trai (Sơn Hòa), Xuân Phước, Xuân Quang,
Xuân Long, La Hai (Đồng Xuân) gây cho địch những tổn thất lớn. Riêng tại thị xã Tuy Hòa, đại đội 377 và 385
cùng lực lượng du kích các xã Hòa Thắng, Hòa Kiến chặn đánh địch đổ bộ lên thị xã Tuy Hòa, sau đó dũng cảm tập
kích vào sân bay Tuy Hòa.
Cánh quân từ Tuy Hòa ra Chí Thạnh bị du kích các xã An Chấn, An Mỹ, An Hiệp, An Cư chặn đánh. Trên
đoạn đường gần 30km, địch phải mất 4 ngày và hơn 300 lính chết và bị thương mới tụ được quân.
Tiểu đoàn Ngự lâm quân số 1 vừa đến Đồng Tròn, vùng V An Nghiệp, bị tiểu đoàn 40 và dân quân du kích
đánh thiệt hại nặng.
Đầu tháng 2-1954, tiểu đoàn 375 đã thọc sâu đánh vào vùng sau lưng địch ở huyện Đồng Xuân.
Ngày 7-3-1954, tiểu đoàn 375 cùng dân quân du kích xã An Định, An Nghiệp, Xuân Sơn đánh phục kích
đoạn qua xóm Bầu Vườn (xã Xuân Sơn). Toàn bộ đại đội lính Âu-Phi bị tiêu diệt và bị bắt sống, 26 chiếc xe bị phá
hủy. Địch phản ứng bắn pháo từ La Hai xuống An Định, An Nghiệp và cho lực lượng cơ giới truy kích từ La Hai
xuống cầu Cây Cam ngược về phía An Định, An Nghiệp.
Ngày 10-3-1954, hai cánh quân địch, một từ Sông Cầu vượt đèo Cù Mông, một từ La Hai theo đường số 6
đánh ra Bình Định. Tiểu đoàn 375 cùng bộ đội địa phương huyện Đồng Xuân và du kích các xã lợi dụng địa hình
hiểm trở, phục kích đánh nhiều chặng, địch mất 2 ngày mới hợp quân tại Diêu Trì.
Ngày 17-3-1954, tiểu đoàn 375 lại đánh tập kích vào quân địch đóng tại đèo Quán Cau.
Ngày 21-3-1954, một tiểu đoàn địch từ La Hai càn lên vùng Suối Cối (xã Xuân Phước), nơi địch cho là có
cơ quan đầu não của hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk. Tiểu đoàn 365 thuộc trung đoàn 803 được quân khu phái vào,
phối hợp với dân quân địa phương chiến đấu tiêu diệt gọn tiểu đoàn Ngự lâm quân số 1.
Sau trận Suối Cối, lực lượng địch đóng tại Phước Lãnh, Triêm Đức, Xuân Phước, Xuân Sơn rút chạy.
Thế là chỉ trong vòng hai tháng kể từ ngày địch bắt đầu mở chiến dịch Át Lăng đánh ra Phú Yên (20-1-
1954) một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía tây huyện Đồng Xuân không còn bóng giặc.
Tháng 3-1954, quân và dân Sơn Hòa làm chủ đường số 7, du kích xã Sơn Phước, Suối Bạc phối hợp với
công binh tỉnh tiêu diệt 7 xe quân sự địch đóng tại suối Quanh. Tháng 4-1954, du kích xã Sơn Hà đánh 2 xe bọc
thép địch lấy nước ở sông Con (Ngân Điền).
Cùng với những thắng lợi to lớn và quan trọng trên chiến trường cả nước như: Tây Bắc, Hạ Lào, Tây
Nguyên đã làm cho kế hoạch tập trung quân cơ động của địch phục vụ cho chiến dịch Át Lăng không thể thực hiện
được, trái lại quân địch ngày càng bị phân tán.
Trong lúc địch đang hoang mang dao động, Bộ chỉ huy chiến dịch Át Lăng Pháp báo động cho các đơn vị
biết “Quân chủ lực Việt Minh đã vào Phú Yên”, làm cho tinh thần quân lính hoảng sợ. Ngày 18 và 19-3-1954, một
đại đội lính địch ở Tuy Hòa đấu tranh đòi về Nha Trang, Nam Bộ và hô khẩu hiệu đả đảo Bảo Đại. Ngày hôm sau
hàng trăm lính tự động kéo vào Khánh Hòa.
Ngày 19-3-1954, Tỉnh ủy họp nhận định tình hình qua hai tháng đánh trả chiến dịch Át Lăng. Cuối tháng 3-
1954, Tỉnh ủy và Ủy ban Kháng chiến Hành chính mở Đại hội mừng công tại Kỳ Lộ.
Sau đại hội, hai tiểu đoàn 365 và 375 nhanh chóng tiến sâu vào phía nam, chuẩn bị những trận đánh mới.
Đêm 21-3-1954, tiểu đoàn 365 và một đại đội của tiểu đoàn 375 dùng thuyền bí mật vượt sông Bàn Thạch,
tiêu diệt 1 tiểu đoàn địch đóng tại Bàn Nham và Bàn Thạch. Trong lúc đó, du kích xã Hòa Hiệp dùng mìn đánh sập
cầu suối Gõ, tấn công diệt gọn đồn Thạch Lâm.
Ngày 7-5-1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp bị tiêu diệt. Bộ chỉ huy chiến dịch Át Lăng của
địch rút binh đoàn cơ động số 41 từ Diêu Trì quay về phòng thủ Tuy Hòa. Từ tháng 5-1954, quân Pháp chỉ còn tập
trung ở các cứ điểm lớn như Tuy Bình, La Hai, Sông Cầu, Chí Thạnh và Tuy Hòa.
Ngày 28-5-1954 địch rút khỏi La Hai.
Chiều ngày 2-6-1954, quân ta tiêu diệt và làm chủ cứ điểm Tuy Bình, địch ở đồn Ea Riêng tháo chạy.
- Ngày 16-6-1954, địch rút chạy khỏi Sông Cầu.
- Ngày 19-6-1954, địch ở Chí Thạnh rút về Tuy Hòa.
Đêm 21-6-1954, từ núi Hùng, xã An Chấn kéo dài đến núi Sầm, xã Hòa Trị, ta mở cuộc tấn công địch trên
một khu vực dài 10km rộng 6km. Lửa các kho xăng bốc cháy lên cao hàng chục mét, tiếng đạn bom bị phá hủy nổ
rung chuyển cả vùng, hàng trăm xe địch ở Màng Màng (Hòa Kiến), núi Hùng bị đốt cháy. Tại Thị xã Tuy Hòa, ta
tiêu diệt gần hết tiểu đoàn Khinh Quân, diệt 200 tên, phá hủy 100 xe quân sự, đốt cháy một kho xăng và nhiều kho
đạn dự trữ.
Ngày 25-6-1954, đoàn xe địch gồm 90 chiếc vận chuyển vũ khí, lương thực do hai đại đội hộ tống sa vào ổ
phục kích của ta tại Đèo Cả, 79 xe bị bắn cháy và lật nhào, ta giết và bắt sống trên 300 tên.
Ngày 29-6-1954, ta tập kích lần thứ hai vào thị xã Tuy Hòa, bằng pháo và súng cối.
Ngày 8-7-1954, ta đánh phá các kho dự trữ của địch ở phường 5, phường 6 thị xã Tuy Hòa.
Đến tháng 7-1954, địch chỉ còn đóng quân tại thị xã Tuy Hòa.
Việc đánh bại chiến dịch Át lăng của thực dân Pháp, quân dân Phú Yên nói riêng, quân và dân
Liên Khu 5 nói chung đã góp phần đập tan kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của tướng Nava, đập tan
âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ nhằm giành thế chủ động về quân sự trên chiến
trường Việt Nam và xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
Đánh bại chiến dịch Át Lăng là thắng lợi to lớn và quan trọng của quân và dân Phú Yên trong 9 năm kháng
chiến chống Pháp, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cả nước và khu vực Nam Trung Bộ trong đông -
xuân 1953 - 1954. Đó là ý nghĩa to lớn trong việc đánh bại chiến dịch Át lăng của quân và dân tỉnh Phú Yên
Câu hỏi 4: Xuất phát, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào Đồng khởi Hoà Thịnh tháng 12/1960?
Trả lời
Xuất phát: Sau khi học tập và quán triệt Nghị quyết 15, phong trào cách mạng ở huyện Tuy Hòa có
những chuyển biến tích cực. Ngày 23-10-1960, ta diệt tên ác ôn Y Chi ở xã Hòa Mỹ; đêm 15-12-1960, diệt
tên Nguyễn Ân ở thôn Phú Giang, xã Hòa Xuân, cùng lúc đó Nguyễn Chánh Thi làm cuộc đảo chính Ngô
Đình Diệm. Tỉnh ủy chớp thời cơ này phát động quần chúng ở đồng bằng nổi dậy giành chính quyền. Vào
lúc 19 giờ đêm, ngày 22-12-1960, nhân dân xã Hòa Thịnh đã nổi dậy đồng khởi, xóa bỏ chính quyền địch,
thành lập chính quyền cách mạng. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi Hòa Thịnh được Khu ủy khu V
đánh giá “là điểm mở đầu cho phong trào giải phóng các tỉnh đồng bằng khu V”.
-Đầu năm 1959. Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 15 đã xác định đường lối và phương
hướng cách mạng cho miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới: -Đầu năm 1959. Hội nghị Ban chấp hành
TW Đảng lần thứ 15 đã xác định đường lối và phương hướng cách mạng cho miền Nam Việt Nam trong
giai đoạn mới:
"Nhiệm vụ cơ bản cuả Cách Mạng miền Nam là Giải phóng miền Nam thoát khỏi thống trị của Đế
Quốc và Phong Kiến, thực hiện Độc Lập Dân Tộc và người cày có ruộng. Hoàn thành Cách mạng Dân
Tộc,và người cày có ruộng, hoàn thành Cách Mạng dân chủ ở miền Nam, góp phần xây dựng một nước
Việt Nam Hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh " Nghị quyết nhấn mạnh con đường phát
triển cơ bản của Cách Mạng Việt nam ở miền Nam là con đường bạo lực Cách Mạng. Trong những năm
1959 - 1960 con đường đó là " Lấy sức mạnh của quần chúng dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng
là chủ yếu kết họp với luực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của Đế quốc và Phong Kiến dựng
lên chính quyền Cách Mạng của Nhân dân
Về phương châm đấu tranh Nghị quyết Khu uỷ V nêu rõ : "Nắm vững hình thức đấu tranh chính trị
là chủ yếu, đồng thời kết họp với hình thức đấu tranh vũ trang để hổ trợ cho quần chúng đấu tranh chính trị
"
Vận dụng Nghị quyết 15. Tỉnh uỷ Phú Yên chủ trương "Diệt một số tên ác ôn đầu sỏ có nợ máu với
nhân dân để trấn áp địch và xây dựng căn cứ miền núi, rút thanh niên tổ chức lực lượng vũ trang phát triển
phong trào đồng bằng, kiện toàn tổ chức, phát triển Đảng lập thêm một số chi bộ xã."
DIỄN BIẾN:
Thực hiện Nghị Quyết 15 của Ban Chấp Hành trung ương Đảng, phương châm đấu tranh của Khu
uỷ V và chủ trương của tỉnh uỷ Phú Yên, có nghiên cứu kinh nghiệm " đồng khởi " tỉnh Bên Tre. Huyện
uỷ Tuy Hoà chủ trương bước đầu.
Đêm 23 / 10 / 1960 diệt tên ác ôn có nợ máu Nguyễn Y Chi cảnh sát quận Hiếu Xương, kiêm cảnh
sát xã trưởng xã Hoà Mỹ đã từng đàn áp, khủng bố nhân dân phá hoại phong trào Cách Mạng ở Hoà Mỹ.
Đêm 15 / 12 / 1960 diệt tên Nguyễn Ân thôn trưởng thôn Phước Giang ở Hoà Xuân tuy chức vụ
không lớn nhưng là một tên lợi hại nằm trên trục hành lang và cửa ngõ căn cứ miền Đông tên Ân thường
xuyên kiểm soát chặt chẽ việc đi lại tiếp tế của nhân dân, cản trở phong trào Cách Mạng ở vùng ven biển.
Sau 2 lần diệt Tề - Nguỵ đúng vào bọn gian ác, có nợ máu với nhân dân, nhân dân trong huyện rất
vui mừng phấn khởi, ảnh hưởng chính trị trong toàn tỉnh lang rộng rất nhanh, ta tiếp tục gửi thư, rải truyền
đơn cảnh cáo một số tên tay sai khác trong toàn huyện... Qua đó bọn Tề - Nguỵ ở cơ sở phân hoá rõ rệt, số
ngoan cố bám chân bọn bên trên và quân đội đi vào quận, tỉnh ngủ, số cầu an lưng chừng ra sức thanh
minh, không làm hại cho nhân dân, số có quan hệ tốt với gia đình Cách Mạng làm đơn xin đầu thú và hứa
đi học cải tạo không làm tay sai cho địch.
Tranh thủ thời cơ và khí thé Cách Mạng của quần chúng trong huyện đang bừng, bừng dâng lên,
tỉnh uỷ giao nhiệm vụ cho huyện Tuy Hoà chọn một xã làm điểm phát động quần chúng nổi dậy đánh đổ
chính quyền địch. Giành chính quyền về tay nhân dân ( nay gọi đồng khởi )
Bước 2 : Huyện uỷ mở hội nghị toàn huyện ngày 17 / 12 / 1960 tại căn cứ "Sát đầu Tử " để nghiên
cứu chấp hành chỉ thị của tỉnh uỷ chọn xã nào làm "đồng khởi " đầu tiên.
Sau khi nghe báo cáo toàn bộ tình hình địch - ta trong toàn huyện ( có quan tâm yêu cầu bảo vệ căn
cứ an toàn trong bất kỳ tình huấn nào ) huyện uỷ quyết định chọn xã Hoà Thịnh làm điểm !
Vì Hoà Thịnh là xã giáp núi có thể tiến công và phòng thủ tốt nên huyện uỷ đã chọn làm căn cứ của
huyện, cho nên khi phát động cuộc đấu tranh mạnh mẽ địch sẽ khủng bố, sẽ đàn áp nhưng bất cứ tình
huóng nào Hoà thịnh phải giữ vững được phong trào Cách Mạng, duy trì được tổ chức cơ sở Đảng, giữ
được cơ sở tiếp tế, liên lạc.v.v. đây là sự tính toán cân nhắc nhiều thì giờ của huyện uỷ.
Địch lúc này ở Hoà Thịnh có một đại đội Bảo an có lúc đóng tại xã, có lúc đi lưu động đến xã khác,
nhưng chủ yếu là Hoà Thịnh có đủ mâm Tề, có trung đội dân vệ trang bị đầy đủ vũ khí do tên Đào Công
Văn cảnh sát trưởng kiêm trung đội trưởng dân vệ ( Đào Công Văn là bộ đội Nam tiến năm 1946 khi đi tập
kết Văn xin ở lại làm ăn vơí vợ )
Nhân dân Hoà Thịnh có 3000 người, sống tập trung vào 4 thôn Mỹ Xuân, Mỹ Phú, Mỹ Trung, Mỹ
Hoà, nhân dân có truyền thống đấu tranh Cách mạng, trong kháng chiến chống Thực dân Pháp Nông dân
đã nổi dậy đòi giảm tô, giảm tức mạnh mẽ, đã từng nuôi dưỡng cán bộ, bộ đội ở các chiến trường Bắc
Khánh, Tây Nguyên, đã từng đấu tranh chống trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại ngáy 23 / 10 / 1954 và
chống cuộc bầu cử quốc hội của Mỹ - Diệm, đấu tranh tập thể đòi dân sinh, dân chủ, đòi đắp đập, đòi đi lại
làm ăn, chóng bắt ngủ tập trung. v.v. Trong kháng chiến chống Thực Dân Pháp địch đã từng bắn phá huỷ
diệt xóm làng, sau hoà bình lập lại Mỹ - Diệm đã bắt và thủ tiêu hầu hết số cán bộ chủ chốt của xã, số còn
lại đày đi Côn Đảo, số bỏ tù, số quản thúc tập trung, tất cả Đảng viên và các gia đình có người tập kết ra
Bắc. Càng khủng bố, đàn áp nhân dân càng căm thù không chịu khuất phục.
Tổ chức cơ sở Đảng ở đây vẫn tồn tại và phát triển, cha bị bắt bỏ tù, con tiếp tục hoạt động, chồng
bị bắt vợ ở nhà tiếp tục tiếp tế, nuôi dấu cán bộ hoạt động, Đảng viên bị quản thúc tập trung, thanh niên và
gia đình tập kết tiếp tục hoạt động, người này ngã xuống, người khác đứng lên. Chi bộ Đảng ở 4 thôn : Mỹ
Xuân, Mỹ Trung, Mỹ Hoà, Mỹ Điền vẫn tồn tại, các thôn còn lại có Ban Cán Sự hoạt động, có chi đoàn
Thanh Niên Nhân Dân Cách Mạng, có tổ chức đoàn thể Phụ Nữ, Nông Dân. có cơ sở cốt cán nắm quần
chúng trung kiên và gia đình binh lính tốt, đã từng tham gia đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
Lực lượng thanh niên tham gia trong các cuộc đấu tranh của quần chúng tích cực sẵn sàng thoát ly
tham gia công tác Cách Mạng nếu Đảng có chủ trương và tiếp nhận
Đặc biệt có cơ sở nội tuyến nằm trong lực lượng vũ trang của địch, " đó là Đào Công Văn " cảnh
sát trưởng kiêm trung đội trưởng dân vệ sẵn sàng thực hiện theo yêu cầu của Cách Mạng.
Về ta :
- Lực lượng vũ trang của huyện có 3 đội vũ trang mới thành lập ở : Miền Đông, Miền Trung, Miền
Tây ( 21 người ) đã từmg vũ trang tuyên truyền, diệt ác, phá kèm, có tinh thần chiến đấu cao, cán bộ cơ
quan có 15 người đã qua rèn luyện thử thách chiến đấu, công tác rất hăng hái, một số được trang bị súng
ngắn.
- Tỉnh hỗ trợ một tổ vũ trang chiến đấu, được huấn luyện và trang bị vũ khí để tham gia diệt ác, phá
kèm ( 4 đồng chí)
Sau khi soát xét và cân nhắc các mặt. Huyện uỷ hạ quyết tâm định ngày" đồng khơỉ " và gấp rút
chuẩn bị nội dung yêu cầu của " đồng khởi " là phát động quần chính trị chúng nổi dậy đánh đổ Nguỵ
quyền của địch, giành chính quyền về tay nhân dân, cho nên chuẩn bị lực lượng chính trị của quần chúng
là chủ yếu, có lực lượng vũ trang hổ trợ, có thanh niên thoát ly để xây dựng lực lượng vũ trang, có động
viên được tài vật lực để phục vụ cho việc phát triển lực lượng mới.
Để đảm bảo cuộc " đồng khởi " đầu tiên chắc chắn thắng lợi thường vụ huyện uỷ phân công đồng
chí Nguyễn Duy Luân uỷ viên thường vụ cũng là người phụ trách địa bàn xuống kiểm tra toàn bộ tình hình
và trực tiếp gặp cơ sở nội tuyến, bố trí kế hoạch chặt chẽ, chu đáo, bí mật, đánh giă khả năng quần chúng
nổi dậy, lực lượng thanh niên thoát ly, lương thực, thực phẩm huy động được.v.v. Trong thời gian ngắn
nhất để quyết định cuối cùng.
Các bộ phận cơ quan tổ chức hợp đồng với các xã lân cận hoạt động cùng tham gia với trọng điểm
để căn kéo địch.
-Hoà Mỹ làm một bè chuối có hình nộm Diệm và cờ ba que đổ nhào, có cờ đỏ, sao vàng của ta, có
pháo hẹn giờ đến sáng phải nổ, có truyền đơn, biểu ngữ, có danh sách bọn ác ôn từng xã và tội ác từng tên
nêu trong bản cáo trạng để cảnh cáo chúng, bè được thả trên sông Bến Trâu Hoà Mỹ vừa đến sáng phải tới
Bến Củi Hoà Thịnh - Hoà Mỹ để nhân dân xem.
- Hoà Tân, Hoà Đồng cũng làm một bè chuối tương tự như Hoà Mỹ bè được thả tù sông Bến Sách
Hoà Tân trôi xuống cầu Bàn Thạch đúng sáng cho pháo nổ để nhân dân xem.
- Hoà Hiệp thì rải truyền đơn, dán áp phích, phát loa tuyên truyền, kêu gọi nhân dân hưởng ứng
phong trào Cách Mạng của huyện.
- Chuẩn bị phục vụ tại chỗ. Hoà Thịnh phải mua : 2 đèn Măng sông để thắp sáng, có cờ đỏ, sao
vàng, có truyền đơn, khẩu hiệu, biểu ngữ, có danh sách bọn ác ôn, có cáo trạng từng tên để cảnh cáo
chúng, phải mua thật nhiều pháo dây, pháo tống, để pháo dây nổ giống tiếng súng tiểu liên, pháo tống nổ
thay cho tiếng lựu đạn, đèn pin bao giấy bóng màu đỏ để phân biệt đèn pin ta, và đèn địch đồng thời cũng
là tín hiệu để liên lạc với nhau, làm loa cuốn giấy để tuyên truyền, có chuối cây bao ni lon để giả súng cối
60 - 81, xưng hô với nhau lấy tên đơn vị 377 và 375 của đơn vị bộ đội địa phương cũ trong chống Pháp để
nghi binh.
Ngày 20 / 12 / 1960 văn phòng cơ quan huyện uỷ dời xuống gộp đá trên hóc " Cây Quăng " để vừa
tổ chức quan sát vừa theo dõi động tĩnh trong ngày, tổ chức cuộc họp cuối cùng để hợp đồng chiến đấu, dự
kiến tình huấn chiến đấu, tín hiệu liên lạc với nhau.
Tổ chức 3 cánh và nhiệm vụ của mỗi cánh như sau ;
-Cánh thứ nhất : Đột nhập vào trụ sở xã đánh cho được trung đội dân vệ thu toàn bộ vũ khí, tổ chức
Metting tại sân trụ sở.
-Cánh thứ 2 đột nhập vào nhà tên Nguyễn Khấi đại diện xã ở thôn Mỹ Trung bắt cho được tên
Nguyễn khái
-Cánh thứ 3 đột nhập vào nhà tên Nguyễn Tín phó đại diện xã ở thôn Phú Hữu bắt cho được chúng
và thu toàn bộ giấy tờ, tiền bạc ngân quỹ của chúng đưa về trụ sở xã.
Gặp địch thì nổ súng, đốt pháo nổ giả súng, không gặp địch thì khi đột nhập vào nhà chỉ bắn chỉ
thiên và đốt pháo giả súng. Không được bắn đạn thật để tiết kiệm đạn phòng khi đối phó với địch đông.
Các cánh khi làm xong nhiệm vụ tất cả đèn pin màu đỏ đều bật và quay vòng trời để báo hiệu chiến thắng,
phát loa tuyên truyền, rải truyền đơn, đốt pháo và đi dọc đường lớn,dọn đường để nhân dân kéo về trụ sở
xã để Metting
Đúng như kế hoạch đã định ngay 22 / 12 / 1960 3 cánh quân đều xuất phất từ hóc " Cây Quăng "
đến gò mả vôi Mỹ Phú để liên lạc với hộp thư cơ sở địch tình, để báo cáo tình hình trong ngày lần cuối và
xuất phát từng cánh :
- Cánh thứ nhất do đồng chí Lê Xuân Mai bí thư huyện uỷ phụ trách, có đồng chí Huỳnh Lưu phái
viên của tỉnh cùng đi phát triển đến trụ sở xã, nổ súng đánh vào trung đội dân vệ như kế hoạch. Tên Ngọc
trung đội phó ngoan cố chóng cự bị bắn chết tại chỗ, truy lùng bắt số đầu hàng và thu vũ khí, tổ chức canh
gác và chuẩn bị sân khấu, trang trí cho cuộc Metting.
-Cánh thứ 2 do đồng chí Nguyễn Duy Luân uỷ viên thường vụ huyện uỷ phụ trách, phát triển đến
Mỹ Trung đột nhập vào nhà tên Nguyễn Khái, tên Khái đang bị ốm nặng nên tha tội chết và không bắt đến
trụ sở, gia đình Khái làm cam đoan hứa hẹn sáng ngày sẽ đưa Khái đi chữa bệnh và nhất quyết không làm
tay sai cho Mỹ Diệm nữa.
- Cánh thứ 3 do đồng chí Bùi Tân uỷ vên thường vụ phụ trách phát triển đến thôn Phú Hữu đột nhập
vào nhà Nguyễn Tín phó đại diện bắt chúng và thu toàn bộ con dấu, tài liệu, tiền quỹ của xã mang về trụ sở
xã để Metting.
Tất cả 3 cánh đều hướng về trụ sở xã, phía sau là hàng ngàn đồng bào các thôn : Mỹ Điền, Mỹ Hoà,
Mỹ Xuân, Mỹ Phú, Phú Hưũ lần lượt xuống đường tay cầm đèn gió, cây gậy kéo về trụ sở để Metting
Tại địa điểm Metting hàng chục ngọn đèn Măng xông thắp sáng một góc làng, sân khấu được trang
trí cờ đỏ, sao vàng lá cờ mà mấy năm nay địch bắt nhân dân ta xé và không cho nhân dân treo, các khẩu
hiệu phát động, kêu gọi nhân dân vùng lên đánh đổ Nguỵ quyền Mỹ - Diệm giành chính quyền về tay nhân
dân. Sau một giờ hàng ngàn quần chúng tập trung tại sân trụ sở, tay bắt mặt mừng, vợ tìm chồng, cha mẹ
tìm con, anh tìm em người, người chen lấn nhau xem ông Cách Mạng, ông Cộng Sản mà lâu nay kẻ địch
đã tuyên truyền láo khoét : Mười tên Cộng Sản đeo một tàu đu đủ không gãy, nào đói khác, rách rưới.v.v..
Đúng 1 giờ sáng cuộc Metting bắt đầu. Đồng chí Lê Xuân Mai Bí thư huyệh uỷ đứng lên vạch tội
ác của Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai âm mưu phá hoại hiệp định Giơ NeVơ tàn sát, khủng bố đồng bào ta,
giết hại cán bộ Đảng viên,trả thù những người kháng chiến cũ, cướp giật quyền lợi, ruộng đát của nhân dân
ta giành được trong kháng chiến.v.v.. Tức nước vỡ bờ ! hôm nay nhân dân ta nổi dậy lật đổ chính quyền
tay sai của Mỹ - Nguỵ giành chính quyền về tay nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân Dân Cách
Mạng miền Nam nhất định Cách Mạng miền Nam sẽ thắng ! Nhân dân Hoà Thịnh, nhân dân huyện Tuy
Hoà sẽ giành thắng lợi, thanh nên hãy thoát ly xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, đồng bào ta hãy
đóng góp nhân tái vật lực để phục vụ Cách Mạng ngày càng lớn mạnh. Hãy đưa tên Nguyễn Tín phó đại
diện xã ra trước nhân dân để hỏi tội : Và tuyên bố xoá bỏ Nguỵ quyền tay sai của địch. Tên Tín quỳ trước
nhân dân thú tội và xin tha tội chết, y hứa không bao giờ làm tay sai cho địch nữa, xin khoan hồng cho y
một lần. Nhân dân hô vang các khẩu hiệu " Đả đảo Đế quốc Mỹ và bọn bù nhìn tay sai ! Cách mạng miền
Nam Việt Nam nhất định thắng lợi ! Nhân dân xã Hoà Thịnh hãy đứng lên tự giải phóng cho mình ". Hàng
chục cánh tay xung phong đưa lên, hàng hai chục, ba chục thanh niên ùa lên khán đài xin thoát ly gia nhập
vào quân Giải Phóng, có người đã chuẩn bị đầy đủ áo, quần, võng, nilon đi mưa, giày dép, có người chưa
kịp chuẩn bị nên cha mẹ, anh em, vợ con phải chạy về nhà chuẩn bị hành lý đem đến cuộc Mettinh để cho
người thân lên đường. Tuy có bất ngờ nhưng cha mẹ, anh em, người yêu họ vui vẻ tiển nhau, hẹn hò, thề
cùng với núi, sông Hoà Thịnh " Sẽ quyết chiến và quyết thắng " giặc Mỹ ! Nhân dân Hoà Thịnh quyết giữ