Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Ứng dụng viễn thám trong quản lý đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.3 KB, 6 trang )

Lớp 01-CHQLDD-01

-

Nhóm 5

Thành viên:
- Đỗ Tấn Tài (Nhóm trưởng)
- Trần Thị Thúy Hằng
- Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Nguyễn Quỳnh Trang
- Lê Thanh Thảo
BÀI TẬP NHĨM
MƠN HỌC: VIỄN THÁM ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Thảo luận Chương 3: Tìm hiều và trình bày những ứng dụng trong cơng
nghệ viễn thám trong Quản lý đất đai ở Việt Nam
I. Ứng dụng viễn thám nói chung
1. Giám sát tài nguyên
Nhiều nhiệm vụ đã được Cục Viễn thám quốc gia triển khai hiệu quả.
Tiêu biểu như Dự án “Sử dụng công nghệ Viễn thám và GIS xây dựng cơ sở
dữ liệu thành lập bản đồ diễn biến vùng ô nhiễm, vùng nước thải từ các khu
công nghiệp, đô thị nhằm đưa ra cảnh báo các vùng có nguy cơ ơ nhiễm vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung”; Dự án “Giám sát một số vùng biển, đảo
trọng điểm xa bờ bằng công nghệ viễn thám phục vụ phát triển kinh tế xã hội
và bảo đảm an ninh quốc phịng”; Dự án “Giám sát xói lở bờ biển tại một số
khu vực trọng điểm miền Trung bằng công nghệ viễn thám” vừa được khởi
động năm 2016.
Năm 2014, với việc hoàn thành Dự án giám sát tài nguyên biển, hải đảo
bằng công nghệ viễn thám, lần đầu tiên Việt Nam đã “vẽ” nên được bức tranh
toàn cảnh về biển đảo quốc gia, với những thông tin trên diện rộng, đa thời
gian, chính xác và nhanh chóng nhất.




Từ năm 2016-2018, việc kiểm kê quốc gia khí nhà kính trong lĩnh vực
sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) phục vụ xây
dựng các báo cáo quốc gia và đóng góp của Việt Nam cho cơng ước khí hậu
cũng được khai thác hiệu quả từ công nghệ viễn thám. Nhiệm vụ này được
triển khai từ năm 2016 đến 2018.
2. Giám sát xói lở bờ biển
Thơng tin về biến động bờ sông, bờ biển trước và sau khi áp dụng các
giải pháp chống xói lở đường bờ có thể đánh giá được tác động của các giải
pháp đến xói lở bờ sơng, bờ biển.
Đối với ngun nhân nội sinh, công nghệ viễn thám không trợ giúp
được nhiều. Bằng việc cung cấp hình ảnh trên diện rộng nên viễn thám có thể
trợ giúp trong phân tích cấp hình ảnh về cấu trúc địa chất. Với nguyên nhân
ngoại sinh, viễn thám có thể cung cấp hầu hết các thơng tin về trường sóng
như hướng sóng, độ cao sóng, hướng dòng chảy, tốc độ dòng chảy, hàm
lượng chất lơ lửng trong bề mặt nước biển. Đối với các nguyên nhân do hoạt
động của con người, viễn thám cho phép cung cấp các thơng tin như hệ thống
các cơng trình thủy lợi, hiện trạng sử dụng đất, chặt phá rừng, các cơng trình
xây dựng chống xói lở…
Bên cạnh đó, với lợi thế chụp ảnh liên tục, ảnh rộng viễn thám có thể
cung cấp chuỗi thơng tin phục về các yếu tố liên quan đến xói lở bờ biển,
cũng như diễn biến xói lở từ q khứ đến hiện tại. Thơng tin này là hết sức
hữu dụng trong nghiên cứu xói lở bờ biển. Dựa vào các thơng tin này có thể
đánh giá nguyên nhân gây ra xói lở bờ biển, đánh giá hiệu quả các giải pháp
áp dụng chống xói lở. Hơn nữa, thông tin chuỗi thời gian về hiện trạng xói lở
cịn giúp đưa ra dự báo xói lở trong tương lai. Như vậy, công nghệ viễn thám
là hết sức hữu hiệu trong trợ giúp giảm nhẹ và ứng phó với xói lở bờ biển.
3. Thành lập bản đồ sử dụng đất
Sử dụng ảnh viễn vệ tinh để thành lập bản đồ hiện trạng hiện sử dụng

đất từ khu vực hẹp đến tỉnh, vùng và toàn quốc.


Năm 1990, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn quốc với tỉ lệ
1:1000000 do Tổng cục quản lý ruộng đất ( bộ TNMT) cùng các cơ quan
khác thực hiện, sử dụng ảnh vệ tinh Landsat. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
của các vùng Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng
sử dụng ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ tỉ lệ 1:250000
Năm 1993, tổng cục quản lý ruộng đất, cục đo đạc và bản đồ nhà nước
(nay là bộ TN&MT), trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia,
viện điều tra quy hoạch rừng, viện thiết kế và quy hoạch nông nghiệp (bộ
NN&PTNT) thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn quốc với tỉ lệ
1:250000, sử dụng ảnh vệ tinh Landsat.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh các khu vực hẹp hơn của một số
địa phương cũng được thành lập bằng ảnh vệ tinh tỉ lệ 1:100000 ( cấp tỉnh ),
1:250000 khu vực cụ thể.
4. Sử dụng ảnh vệ tinh trong kiểm kê đất đai
Trung tâm viễn thám đã thành lập bình đồ ảnh vũ trụ tỉ lệ 1:10000 phục
vụ kiểm kê đất đai của 13 tỉnh trong đợt kiểm kê đất đai năm 2005.
5. Ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ sinh thái nhạy cảm:
- Rừng ngập mặn (phạm vi cả nước), tỉ lệ 1:100000 phủ trùm toàn dãi ven
biển và ở tỉ lệ lớn hơn cho từng vùng
- Đất ngập nước (phạm vi cả nước) tỉ lệ 1:250000
- Rạng san hô (Quảng Ninh, miền Trung)
- Các loại Habitat (đảo Bạch Long Vĩ)
6. Thành lập bản đồ lịng sơng
Các tỷ lệ từ 1:100.000 đến 1:25.000 cho hệ thống sông Cửu Long và
một số sông ở Miền Trung, sông Hồng
II. Ứng dụng viễn thám cụ thể
1. Thành lập bản đồ vùng ngập mặn

Trạm thu mặt đất cho phép thu trực tiếp từ vệ tinh ảnh Spot 2, 4 và 5
(các ảnh có độ phân giải từ 2,5m, 5m, 10m và 20m), ảnh Envisat ASAR


(radar) độ phân giải 30m và ảnh MERIS độ phân giải thấp 300m phục vụ cho
nghiên cứu nhiệt độ và độ mặn nước biển;
Bộ bản đồ rừng ngập mặn được thành lập ở tỉ lệ 1: 100 000, phủ trùm
toàn dải ven biển và ở tỉ lệ lớn hơn cho từng vùng. Bản đồ đất ngập nước toàn
quốc được thành lập ở tỉ lệ 1: 250 000. Những bản đồ này do Trung tâm Viễn
thám - Bộ Tài nguyên và Mơi trưịng và một số cơ quan khác thực hiện theo
chương trình của Cục Bảo vệ Mơi trường. Một trong những bản đồ đó là bộ
bản đồ biến động bờ biển thời kì 1965 - 1995 tỉ lệ 1: 100 000 phủ trùm cả dải
ven biển, do Trung tâm Viễn thám và Viện nghiên cứu Biển Nha Trang thực
hiện.
Sử dụng ảnh vệ tinh landsat 8 trong thành lập rừng ngập mặn Cần Giờ,
TP. Hồ Chí Minh. Tồn bộ ảnh vệ tinh của khu vực nghiên cứu được phân
vùng thành 35.200 đối tượng. Dựa vào mẫu khóa giải đốn phân loại thành
các trạng thái khác nhau (độ chính xác 83%) trong đó rừng gỗ trồng ngập mặn
có diện tích lớn nhất 18.283 ha chiếm 28.4; rừng có trữ lượng nghèo chiếm
diện tích lớn nhất là 19.151 ha, tương ứng 55,2%.
Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ cho biết: Sản phẩm của
Dự án “Khảo sát đo đạc, thành lập các loại bản đồ phục vụ xây dựng cơ sở dữ
liệu quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước Đồng Tháp
Mười” bao gồm tài liệu, số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, khảo
sát về vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười; các báo cáo chuyên đề về hiện
trạng tài nguyên môi trường và kinh tế-xã hội vùng này; 280 mảnh bản đồ
phân loại đất ngập nước tỷ lệ 1:5.000; 23 bản đồ chuyên đề về vùng đất ngập
nước tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 và 1:200.000; đồng thời đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát triển vùng đất ngập
nước nơi đây.

2. Thành lập bản đồ lớp phủ
Ảnh vệ tinh đa thời gian đã được sử dụng như một công cụ hữu hiệu
nhất để khảo sát biến động của nhiều hợp phần môi trường thiên nhiên, như


biến động bờ biển, lịng sơng, biến động rừng ngập mặn, diễn biến rừng, biến
động lớp phủ mặt đất và sử dụng đất (ở một số vùng).
Một trong những bản đồ đó là bộ bản đồ biến động bờ biển thời kì 1965
- 1995 tỉ lệ 1: 100 000 phủ trùm cả dải ven biển, do Trung tâm Viễn thám và
Viện nghiên cứu Biển Nha Trang thực hiện.
Một trong những loại ảnh vệ tinh quan học hồn tồn miễn phí được
cập nhật thường xuyên đang ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và
tỏ ra có nhiều ưu điểm cũng như triển vọng áp dụng trong việc giải đoán hiện
trạng lớp phủ thực vật trên quy mô lưu vực là ảnh vệ tinh Landsat 8.
3. Nghiên cứu xây dựng phần mềm thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng
ứng dụng phương pháp viễn thám và GIS
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đã có, ý kiến của chuyên gia và
người dân cùng với phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến q trình cháy rừng
tại tỉnh Bắc Giang, nhóm nghiên cứu của TS. Phạm Minh Hải đề xuất 08 chỉ
tiêu đầu vào cho phân vùng nguy cơ cháy rừng gồm: Kiểu thảm thực vật rừng,
Nhiệt độ trung bình ngày, Lượng mưa trung bình tháng, Tốc độ gió trung bình
ngày, Độ dốc địa hình, Hướng sườn đón gió, Khoảng cách từ khu dân cư đến
rừng, Khoảng cách từ đất canh tác nương rẫy đến rừng.
Nhóm nghiên cứu sử dụng ảnh Landsat 8 OLI và Sentinel 2 được chụp
tháng 8 năm 2017 và dữ liệu kiểm kê rừng nhận được từ Chi cục kiểm lâm
Bắc Giang là nguồn dữ liệu đầu vào để tính tốn 8 tham số cho nghiên cứu. 9
mảnh bản đồ địa hình 1:25.000.
Sản phẩm đầu ra là 1 bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng tỷ lệ
1/25.000 huyện Sơn Động.
4. Ứng dụng ảnh viễn thám thành lập bản đồ dự báo nguy cơ lũ quét thử

nghiệm
Dữ liệu viễn thám sử dụng trong nghiên cứu là ảnh vệ tinh Landsat 8
chụp ngày 16/4/2016 khu vực huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Ảnh
Landsat 8 bao gồm 11 kênh với độ phân giải không gian 30 m ở các kênh đa
phổ là nguồn tư liệu phong phú và quý giá phục vụ nghiên cứu tài nguyên
thiên nhiên, giám sát môi trường.


Trong nghiên cứu cũng sử dụng mô hình số độ cao (DEM) xây dựng từ
bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50 000 nhằm xác định các bản đồ nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng xảy ra lũ quét.
Địa hình Hướng Hóa có độ cao trung bình 400m so với mực nước biển.
Đặc điểm chung của địa hình là độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi các sông
suối, khe rãnh.
Để xây dựng bản đồ dự báo nguy cơ lũ quét khu vực huyện Hướng
Hóa, tỉnh Quảng Trị, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 8 nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng hình thành lũ quét, bao gồm: mật độ che phủ, độ ẩm của đất, độ dốc,
giao thông, hiện trạng sử dụng đất, lượng mưa, thổ nhưỡng và mật độ thủy hệ.
Bản đồ nhân tố lượng mưa, thổ nhưỡng, giao thông được xây dựng và
phân ngưỡng theo mức độ ảnh hưởng đến nguy cơ phát sinh lũ quét.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ độ che phủ thực phần được phân
ngưỡng để thành lập bản đồ mức độ ảnh hưởng của nhân tố hiện trạng sử
dụng đất, độ che phủ thực vật đến nguy cơ hình thành lũ quét.
5. Thành lập bản đồ phân vùng môi trường
Sử dụng vệ tinh Landsat 8, tỷ lệ bản đồ 1:100000
6. Thành lập bản đồ biến động sử dụng đất
Sử dụng ảnh SPOT, tỷ lệ 1:250000
7. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Năm 1990 tỷ lệ 1:1.000.000 ảnh Landsat – TM do Tổng cục quản lý
ruộng đất nay thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường.

Năm 1993, tổng cục quản lý ruộng đất, cục đo đạc và bản đồ nhà nước
(nay là bộ TN&MT), trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia,
viện điều tra quy hoạch rừng, viện thiết kế và quy hoạch nông nghiệp (bộ
NN&PTNT) thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn quốc với tỉ lệ
1:250000, sử dụng ảnh vệ tinh Landsat.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh các khu vực hẹp hơn của một số
địa phương cũng được thành lập bằng ảnh vệ tinh tỉ lệ 1:100000 ( cấp tỉnh ),
1:250000 khu vực cụ thể



×