UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
--:-Số : 538QĐ/1998UB - NC2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----o0o----Hà Tĩnh, ngày 14 tháng 5 năm 1998
QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Về việc ban hành quy định tạm thời cấp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp
-------UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân sửa đổi ngày 21 tháng
6 năm 1994;
- Căn cứ Thông tư số 12/LBTP - TCCP ngày 26/7/1993 của Bộ Tư pháp và Ban tổ
chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn về chcức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Tư pháp
địa phương.
- Để công tác quản lý và cấp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp được đảm bảo đúng pháp
luật, tạo thuận lợi cho công dân.
- Xét đề nghị của Giám đốc sở Tư pháp tại tờ trình số 74TT/LLTP ngày 22/4/1998
sau khi thống nhất với Giám đốc Công an tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. - Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định tạm thừi cấp phiếu xác nhận
lý lịch tư pháp.
Điều 2. - Giao cho Giám đốc Sở Tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mình chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện
quyết định này.
Điều 3 - Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành cho đến khi có văn bản
hướng dẫn mới của Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương.
Các ơng Chánh văn phịng Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc
Sở Tài chính - Vật giá, Thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này./.
Nơi nhận
- Như điều 3
- Lưu
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KT Chủ tịch
Phó chủ tịch Thường trực
Nguyễn Khắc Táo
QUY ĐỊNH
TẠM THỜI VỀ CẤP PHIẾU XÁC NHẬN LÝ LỊCH TƯ PHÁP
(BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 538QĐ/1998/UB/- CN2
NGÀY 14 - 5 -1998 CỦA UBND TỈNH HÀ TĨNH)
Để thực hiện tốt việc quản lý lý lịch tư pháp, góp phần ổn định tật tự xã hội và nâng
cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hành chính - tư pháp; Đồng thời đáp ứng nhu
cầu của công dân về cấp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp, UBND tỉnh Hà Tĩnh quy định:
Điều 1: Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp nêu trong bản quy định này là phiếu để cấp cho
cơng dân, khi có nhu cầu để chứng minh có hay khơng có tiền án.
Điều 2: Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp được cấp cho công dân để sử dụng trong các
trường hợp sau:
- Công dân có yêu cầu bổ sung hồ sơ xuất cảnh theo nghị định số 24/CP của Chính
phủ, kết hơn với người nước ngoài, nhập cư ở nước ngoài.
- Xinphép kinh doanh, thành lập doanh nghiệp.
- Xin việc làm.
- Sử dụng vào các việc khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3: Thẩm quyền và trách nhiệm cấp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp:
Giám đốc Sở Tư pháp có thẩm quyền và trách nhiệm cấp phiếu xác nhận lý lịch tư
pháp cho cơng dân khi có nhu cầu.
Điều 4: nguồn hồ sơ, tài liệu làm căn cứ để cấp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp:
a) Kết quả tra cứu hồ sơ của cơ quan Công an:
Công dân thường trú liên tục tại địa phương hoặc đã qua nhiều nơi thường trú nhưng
đến thời điểm xin cấp xác nhận lý lịch tư pháp đã có thời gian thường trú liên tục tờ 10 năm
trở lên ở địa phương thì tra cứu hồ sơ tại Công an tỉnh.
b) Nếu công dân đã qua nhiều nơi thường trú khác nhau không thuộc trường hợp tại
điểm a điều này thì báo cáo để Bộ Tư pháp để xin ý kiến giải quyết.
Thời điểm để xem xét thời gian thường trú, thay đổi nơi thường trú của đương sự được
tính khi đủ 14 tuổi.
c) Tra cứu qua hồ sơ xét xử của toà án:
Trong trường hợp qua tra cứu hồ sơ tại Công an tỉnh phản ánh chưa rõ ràng, đầy đủ,
Sở Tư phấp đề nghị Toà án nhân dân tra cứu hồ sơ, thông báo kết quả bản để xác định tiền án
được chính xác.
d) Xác minh qua chính quyền địa phương hoặc cơ quan, tổ chức đương sự đang
thường trú, công tác.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể nếu xét thấy cần thiết choviệc bổ sung hồ sơ, ngoài kết
quả tra cứu từ các nguồn hồ sơ, tài liệu nêu ở điểm a và điểm c điều này, Sở Tư phấp có thể
xác minh thêm về thân nhân của đương sự qua chính quyền địa phương, cơ quan , tổ chức
đương sự đã, đang thường trú hoặc công tác để biết thêm về tình trạng tiền án của họ.
Điều 5: Trình tự xác định lý lịch tư pháp:
Sau khi có kết quả tra cứu, nếu đương sự có tiền án phải ghi rõ tội danh, điều luật
được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung ( nếu có), ngày thánh năm vad tồ án nào đã
xét xử vào giấy xác nhận.
- Nếu đương sự có nhiều tiền án thì ghi thứ tự các tiền án theo thời gian.
- Chỉ được coi một người là có tiền án khi bản án của toà án tuyên đối với người đó đã
có hiệu lực pháp luật và chưa được xoá án theo quy định của pháp luật.
- Án đã được xố thì khơng ghi vào phiếu xác nhận lý lịch tư pháp.
Điều 6: Thủ tục nộp đơn xin xác nhận lý lịch tư pháp:
a) Người có nhu cầu xin cấp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp thì nộp ccs loại giấy tờ sau
đây tại sở tư Pháp:
- Đơn xin cấp phiếu xác nhận theo mẫu số 01/LL-TP ban hành kèm theo bản quy định
này.
- Sơ yếu lý lịch tự thuật theo mẫu 02/LL-TP ban hành kèm theo bản quy định này, có
chức nhận của Uỷ ban Nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức nơi được sự thường trú, cơng tác.
- Bản sao giấy khai sinh có chứng thực hoặc công chứng.
- Bản sao giấy Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
- Các giấy tờ hợp lệ khác do cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc xin cấp chứng
nhận lý lịch tư pháp.
b) Khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp phải kiểm
tra toàn bộ các giấy tờ, nếu có điểm nào chưa phù hợp, cịn thiếu thì hướng dẫn đương sự bổ
sung.
Điều 7: Thủ tục tra cứu hồ sơ, xác minh và cấp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp:
a) Sau khi nhận đủ hồ sơ , Sở tư pháp phải gửi phiếu xác minh đến Công an tỉnh đề
nghị cung cấp lý lịch tư pháp của đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được phiếu đề nghị xác minh, Công an tỉnh
phải thông báo kết quả tra cứu cho Sở Tư pháp biết.
b) Việc tra cứu hồ sơ tại Toà án, xác minh qua chính quyền địa phương, cơ quan tổ
chức nơi đương sự thường trú, cơng tác có thể được tiến hành đồng thời hoặc sau khi có kết
quả tra cứu của Công an Tỉnh.
c) Căn cứ vào kết quả tra cứu, xác minh, giám đốc Sở Tư pháp cấp phiếu xác nhận lý
lịch tư pháp cho đương sự theo mẫu ban hành kèm theo quyết định này.
Điều 8: Thời hạn giải quyết:
a) Đối với trường hợp chỉ tra cứu hồ sơ tại Công an tỉnh, trong thời hạn 12 ngày , kể từ
ngày nhận hồ sơ,Sở tư pháp phải cấp phiếu xác nhận cho đương sự.
b) Trường hợp phải tra cứu hồ sơ tại Tồ án và xác minh qua chính quyền địa phương,
cơ quan, tổ chức thì thời hạn cấp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp cho đương sự là 20 ngày.
c) Đối với những trường hợp nói tại điểm b điều 4 thời hạn giải quyết không quá 30
ngày.
Điều 9. Cấp phiếu xác nhận lú lịch tư pháp cho cơng dân Việt Nam đang định cư
ở nước ngồi:
a) Công dan Việt Nam đang định cư ở nước ngồi có thể trực tiếp hoặc làm đơn và
giấy uỷ quyền cho người khác để xin cấp phiều xác nhận lý lịch tư pháp cho mình. Giấy uỷ
quyền phải được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam tại nước sở tại nơi đương sự ở chứng nhận và có chứng thực của nới cơ
quan cơng chứng về việc nhận uỷ quyền.
Thủ tục nộp đơn và các giấy tờ khác theo quy định tại điều 6 của quy định này.
b) Sở tư pháp chỉ xác nhận lý lịch tư pháp cho đương sự trong thời gian ở tại địa
phương đến trước khi xuất cảnh ra nước ngoài và có thời gian đương sự về tạm trú tại địa
phương (nếu có)
Điều 10. Từ chối việc cấp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp:
Giám đốc Sở Tư pháp có quyền từ chối việc cấp phiếu xác nhận lý lịch trong những
trường hợp sau:
- Một người xin cấp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp cho người khác mà không thực
trường hợp đương sự đang ở nước ngoài, hoặc đương sự đang ở nước ngồi có giấy uỷ quyền
nhưng khơng hợp pháp.
- Đơn xin cấp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp không rõ ràng về nhân thân và địa chỉ
nên khơng thể tra cứu được.
Điều 11. Lệ phí cấp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp
a) Khi nộp đơn, đương sự phải nộp một khoản lệ phí theo quy địn tại quyết định số
1116/QĐ-UB ngày 06 tháng 9 năm 1997 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về việc thu phí và lệ phí.
b) Khi thu lệ phí, Sở tư pháp phải sử dụng chứng từ thu do Sở tài chính vật giá phát
hành.
- Sở Tư pháp và các ngành liên quan được trích lại một khoản trên tổng lệ phí thu
được để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ quản lý lý lịch tư pháp. Số còn lại phải nộp vào
ngân sách Nhà nước theo quy định. Giao Sở tài chính Vật giá tính tốn trình Uỷ ban Nhân dân
tỉnh mức trích lại và hướng dẫn sử dụng đúng chế độ.
- Sở Tư pháp phải mở một sổ kế toán, theo dõi kịp thời, chính xác số thu lệ phí, số
được trích lại và số phải nộp vào ngân sách Nhà nước; định lù 3 tháng phải quyết toán số thu
nộp gửi Sở Tài chính vật giá.
Điều 12. Tổ chức thực hiện:
a) Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Vật giá,
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các cấp Thủ trưởng các cơ quan liên quan trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, biên chế quỹ lương hiện có, tổ chức,phân cơng lại bảo đảm thuẹc hiện nhiệm
vụ với yêu cầu không tăng thêm biên chế.
b) Giám đốc Sở tư pháp có trách nhiệm hướng dẫ, tổ chức thi hành bản quy định này,
thường xuyên báo cáo kịp thời tình hình, kết quả thực hiện về Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH