Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ngày 05-9.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.99 KB, 5 trang )

BỘ TƯ PHÁP
VĂN PHỊNG

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2013

ĐIỂM TIN BÁO CHÍ NGÀY 04/9 VÀ SÁNG NGÀY 05/9/2013

Trong ngày 04/9 và đầu giờ sáng ngày 05/9/2013, một số báo đã có bài
phản ánh những thông liên quan đến công tác tư pháp như sau:
I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TƯ PHÁP
1. Báo Người đưa tin có bài Bộ Tư pháp lên tiếng về vụ bổ nhiệm người
đang bị khởi tố. Bài báo phản ánh: Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư
pháp đã chỉ đạo kiểm tra, làm rõ vụ việc bổ nhiệm cán bộ ở chi cục thi hành án
dân sự quận Bình Thủy (TP Cần Thơ).
Trước đây, theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự thì Chấp hành
viên có 2 ngạch. Tuy nhiên theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm
2008, Chấp hành viên có 3 ngạch. Do có sự thay đổi tên gọi, mã số ngạch Chấp
hành viên nên Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số
02/2011/TTLT-BNV-BTP ngày 15/4/2011 quy định cụ thể việc chuyển xếp
ngạch Chấp hành viên.
Trên cơ sở Thông tư liên tịch nói trên, tháng 9/2011 Bộ trưởng Bộ Tư
pháp đã quyết định chuyển xếp lại ngạch Chấp hành viên (từ Chấp hành viên
cấp huyện sang ngạch Chấp hành viên sơ cấp; Chấp hành viên cấp tỉnh sang
ngạch Chấp hành viên trung cấp) đối với các trường hợp có đủ điều kiện theo
quy định.
Đối với những trường hợp thuộc diện nâng ngạch, Bộ Tư pháp đã có văn
bản trao đổi ý kiến với Bộ Nội vụ. Những trường hợp có vướng mắc liên quan
đến xử lý hình sự hoặc vi phạm kỷ luật chưa giải quyết xong thì tạm thời để lại,


giải quyết sau.
Trường hợp ông Lê Tuấn Kiệt, Chấp hành viên cấp huyện, mã số 03018,
Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Bình Thủy, thành phố Cần
Thơ, tuy trước đây đủ điều kiện để được nâng ngạch, nhưng do đang bị xem xét
trách nhiệm hình sự nên đã được đưa ra khỏi danh sách đề nghị nâng ngạch lên
Chấp hành viên trung cấp.
Việc chuyển xếp ngạch Chấp hành viên sơ cấp đối với ông Lê Tuấn Kiệt
thực chất là chuyển đổi lại mã ngạch Chấp hành viên theo quy định mới, mà
không phải là bổ nhiệm mới Chấp hành viên (vì hiện tại ơng Kiệt vẫn đang là
Chấp hành viên cấp huyện). Tuy nhiên, việc chuyển xếp ngạch Chấp hành viên
sơ cấp ở thời điểm ông Kiệt đang bị xem xét trách nhiệm hình sự là khơng phù
hợp nên sau khi kiểm tra lại, Bộ Tư pháp đã thu hồi quyết định chuyển xếp Chấp
hành viên sơ cấp đối với ông Kiệt.


Về trách nhiệm cá nhân, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo kiểm điểm nghiêm, làm
rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan theo đúng quy định của
pháp luật.
Về vấn đề này, Văn phòng Bộ đề xuất Tổng cục Thi hành án dân sự tiếp
tục theo dõi thông tin, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
2. Báo Người cao tuổi có bài Tỉnh Lâm Đồng: Cán bộ định giá sai, một
hai đòi cưỡng chế?. Bài báo phản ánh: Do kê biên, định giá sai nên Chi cục phó
Chi cục Thi hành án (THA) TP Đà Lạt bị khởi tố, điều tra. Thế nhưng, thật lạ,
kết quả phát mãi với giá khởi điểm trái luật ấy chẳng những không bị huỷ mà
cịn được "lơi ra" để làm căn cứ cưỡng chế, thi hành...
Cuối năm 2008, do làm ăn thua lỗ nên bà Phạm Thị Hồng, 75 tuổi, chủ
Doanh nghiệp tư nhân Hồng Hưng (357 Phan Đình Phùng, Phường 2, TP Đà
Lạt), bị đơn trong hai vụ án dân sự phải trả cho chủ nợ nhiều chục tỉ đồng. Song,
bất chấp việc bà Hồng có đơn xin hỗn THA để bán đất tại Đồng Nai trả nợ, Chi
cục THA TP Đà Lạt vẫn tiến hành kê biên, bán đấu giá lô đất rộng gần 4.000m2,

trên đó có trụ sở Cơng ty Hồng Hưng, cây xăng và dãy nhà ở của gia đình doanh
nhân cao tuổi (gần 10 người con cùng cháu, chắt...).
Khối tài sản ấy có giá thị trường vào thời điểm định giá khoảng 100 tỉ
đồng, thế nhưng Chi cục THA Đà Lạt lại uỷ thác bán với giá "bèo": 37 tỉ đồng.
Còn theo chứng thư thẩm định ngày 10/9/2009 của Cơng ty Giám định miền
Nam thì khối tài sản trị giá tới 126,1 tỉ đồng. "Khiêm tốn" hơn, một tổ chức
thẩm định độc lập khác là Công ty Cổ phần Định giá miền Nam cũng "vào cuộc"
(theo yêu cầu của Công an Lâm Đồng) và giá "chốt" 61 tỉ đồng. "Như vậy, hàng
chục tỉ đồng mồ hôi, nước mắt của gia đình tơi tích cóp trong bao năm đã bị
người ta dã tâm "cướp" trắng!", người phụ nữ gốc Huế có hai anh trai là liệt sĩ
bức xúc.
Khơng chỉ lờ việc bà Hồng đề nghị cho bán tài sản nơi khác trả nợ, Chi
cục THA Đà Lạt còn sốt sắng kê biên, phát mãi khu đất 357 Phan Đình Phùng,
nơi trú ngụ duy nhất của hàng chục người. Như thế cơ quan này đã cố tình vi
phạm Điều 41, Pháp lệnh THA Dân sự năm 2004: "Người phải THA có quyền
đề nghị kê biên tài sản nào trước, chấp hành viên phải chấp nhận..." và, "chỉ kê
biên quyền sử dụng đất, nhà ở, trụ sở của người phải THA nếu sau khi kê biên
các tài sản khác mà vẫn không đủ để THA". Khi kê biên, Chi cục THA còn vi
phạm Điều 11, Điều 18 Nghị định 164/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 457
Bộ luật Dân sự 2005 khi không thông báo cho bà Hồng việc kê biên cũng như
không cho bà và người được THA thoả thuận về định giá tài sản. Tương tự,
khoản 2, Điều 18 Nghị định 164 ghi rõ thành phần Hội đồng định giá phải có đại
diện cơ quan đăng kí quyền sử dụng đất cùng cấp, song đơn vị này đã bị "quên",
không được mời tham dự. Khoản 1, Điều 24 Nghị định 164, nêu: Trước khi mở
cuộc đấu giá quyền sử dụng đất, chấp hành viên phải thông báo bằng văn bản
cho người phải THA, người được THA và người có quyền, lợi ích liên quan.
Thế nhưng, cũng như khi định giá, gia đình bà Hồng khơng hề hay biết nhà, đất
của mình đã bị đem phát mãi với giá "vừa bán, vừa cho"!...
2



Chính do những sai phạm nghiêm trọng nêu trên nên ông Nguyễn Long
Vân, Chi cục phó Chi cục THA Đà Lạt đã bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao
khởi tố. Ấy là chưa nói đến những khuất tất trong việc tổ chức bán đấu giá, khi
"vẻn vẹn" có ba người dự đấu mà chiến thắng là Công ty Phương Trang, một
doanh nghiệp có tiếng khơng chỉ ở Lâm Đồng. Khơng những thế, một thành
viên của cơng ty này cịn là người thân của lãnh đạo Sở Tư pháp và Toà án nhân
dân TP Đà Lạt (Giá thắng chỉ nhỉnh hơn giá sàn 40 triệu đồng). Vì thế, dù sai
phạm đã rõ ràng, kẻ làm trái đã bị khởi tố; song kết quả đấu giá mặc nhiên vẫn
được xem là "vô can", không bao giờ hủy!?
Tiếp xúc với chúng tôi, bà Phạm Thị Hồng gay gắt: "Đã rất nhiều lần Chi
cục THA Đà Lạt đến "khủng bố" gia đình tơi. Họ cấu kết với Trung tâm Bán đấu
giá tỉnh và thậm chí với bọn “xã hội đen” nhằm chiếm đoạt bằng được đất đai,
nhà cửa của tôi. Thời gian qua họ đã ba lần ra quyết định cưỡng chế, bất chấp
đơn thư cầu cứu, kêu gào... Mới đây nhất, tháng 7/2013 họ lại tiếp tục lên kế
hoạch và ra quyết định địi "ủi sạch" cơ ngơi của tơi một lần nữa...".
Về vấn đề này, Văn phòng Bộ đề xuất Tổng cục Thi hành án dân sự chỉ
đạo báo cáo, giải quyết dứt điểm vấn đề.
3. Báo Tiền phong Online có bài Thiệt lớn vì thi hành án. Bài báo phản
ánh: Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa chỉ đạo Công an tỉnh điều tra làm rõ
vụ Chi cục Thi hành án dân sự TP Cao Lãnh bán tài sản của ông Nguyễn Văn
Hủ và vợ Nguyễn Thị Chen, báo cáo UBND tỉnh chậm nhất ngày 21/9.
Cuối năm 2012, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan, Trưởng ban Chỉ đạo
Thi hành án dân sự, chỉ đạo “Cục Thi hành án dân sự tỉnh kiểm tra lại” nhưng
đến nay chưa có báo cáo. Vừa qua, Chủ tịch Hoan tiếp tục chỉ đạo Công an tỉnh
vào cuộc điều tra vụ việc.
Về vấn đề này, Văn phòng Bộ đề xuất Tổng cục Thi hành án dân sự theo
dõi, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
4. Báo Cơng an nhân dân Online có bài Hơn 700 người không mang
quốc tịch. Bài báo phản ánh: Ngày 4/9, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị cho biết, qua

khảo sát tại các xã biên giới của tỉnh Quảng Trị đã phát hiện có hơn 700 người
khơng mang quốc tịch đang cư trú.
Đồng thời, nhiều trường hợp nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng
mà không làm thủ tục đăng ký kết hôn. Hiện tại mẫu tờ khai đăng ký kết hơn sử
dụng ngơn ngữ tiếng Việt, khơng có tờ khai song ngữ Việt - Lào, trong khi một
số lượng khá lớn những người không quốc tịch lại không biết tiếng Việt, điều
này cũng đã gây khó khăn trong q trình làm thủ tục kết hôn.
Đa số người không mang quốc tịch đều có nguyện vọng được nhập quốc
tịch Việt Nam, nhưng phần lớn họ đều khơng có đủ giấy tờ về nhân thân hoặc
khơng có đủ thời gian cư trú ổn định tại Việt Nam từ 20 năm trở lên, nên không
thuộc trường hợp được nhập quốc tịch theo Điều 22 Luật Quốc tịch năm 2008.

3


Về vấn đề này, Văn phòng Bộ đề xuất Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
kiểm tra thông tin, đề xuất giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.
5. Trang SMOnline có bài Cán bộ Tư pháp cần giỏi mơn chính tả. Bài
báo phản ánh: Cứ nhắc đến các thủ tục giấy tờ liên quan đến hành chính là nhiều
người không khỏi e ngại, lắc đầu lè lưỡi vì những phiền tối của “quy trình”. Mà
hồn tất các bước của quy trình xong chưa chắc người dân đã có những bộ giấy
tờ liên quan đến nhân thân một cách mỹ mãn, bởi đôi khi giấy tờ chỉ lệch nhau
một dấu “nặng” hay dấu “hỏi” là phải làm lại toàn bộ. Nguyên nhân cũng chỉ do
cán bộ Tư pháp khơng giỏi mơn chính tả và tập chép.
Làm xong quy trình tách hộ khẩu làm hai cho cậu con trai cả ra ở riêng,
ông Nhâm ngụ tại Xuân Đỉnh, Tây Hồ tưởng đã thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng
cũng theo đến cùng quy trình giấy tờ thủ tục. Thế nhưng khi nhận sổ hộ khẩu
mới, cô con dâu mới tá hỏa vì sổ mới viết nhầm ngày sinh của cô. Thế là một lần
nữa, ông Nhâm lại phải cầm giấy khai sinh của con dâu lên đối chiếu để cán bộ
hộ tịch sửa lại lỗi “chép nhầm”.

Những tưởng mọi việc thế là ổn, nào ngờ khi nhận cuốn sổ hộ khẩu mới
lần thứ hai, cẩn thận mở ra xem lại, ơng Nhâm lại phát hiện ra giới tính của
thằng cháu trai thứ hai đã được cán bộ hộ tịch “tiện tay” (vì nghĩ mỗi gia đình
đều nên có một trai, một gái) viết ln thành giới tính: Nữ. Vậy là lần thứ ba,
ơng lại phải lóc cóc về nhà lấy giấy khai sinh của thằng cháu lên đối chiếu với
cán bộ hộ tịch để chờ nhận quyển sổ hộ khẩu thứ ba mà lòng thầm mong, hy
vọng lần này vị cán bộ nào đó đã “tập chép” đến phát thuộc các thành viên trong
gia đình ơng để khơng tự biên theo ý mình nữa.
Có thể nói, các cán bộ Tư pháp nước mình giỏi ghê, trong khi yêu cầu
nghề nghiệp địi hỏi họ phải ln tập trung, có độ chính xác cao vì liên quan đến
giấy tờ có tính pháp lý cho các cơng dân trước pháp luật thì đằng này, họ cũng
vơ kỷ luật như ai, thích viết gì thì viết cứ như thể, họ được tuyển vào những vị
trí này chỉ vì “viết chữ đẹp” trong khi môn tập chép đã kém, kiến thức về địa lý
phổ thơng, về xã hội lại càng kém hơn.
Vì thế mà mới đây, trên Dân trí đã phản ánh chuyện “cười ra nước mắt”
khi một cán bộ Tư pháp tại xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đã
“khai sinh” thêm một dòng họ mới tại Việt Nam do lỗi viết sai một dấu hỏi cho
hàng nghìn cái họ của dân trong xã.
Từ trước đến nay, các lỗi viết sai chính tả trong giấy khai sinh, sổ hộ khẩu
và các giấy tờ khác của công dân đã xảy rất nhiều nhưng đều là những trường
hợp một cá nhân. Chưa bao giờ lỗi sai chính tả và thiếu kiến thức lại có hệ lụy
đến nhiều người đến thế. Cũng như ngành y, chỉ một quyết định sai lầm có thể
ảnh hưởng đến tính mạng con người thì bên ngành Tư pháp, chỉ cần một lỗi
“ngứa tay” thêm dấu hay không tỉnh táo trong khi làm cơng tác hành chính là
danh tính, giấy tờ của một cơng dân có thể sẽ gặp những rắc rối khôn lường.
Chuyện này cũng phần nào lý giải vì sao các văn bản nhà nước hiện nay
“sai sót” về in ấn, lỗi đánh máy nhiều đến vậy, vì thế, cần cho các cán bộ dạng
4



này đi học lại tiểu học, chủ yếu luyện môn chính tả, đọc chép kiểu học gạo chỉ
để hồn thành tốt vai trị “viết chữ đẹp” của họ mà thơi. Đôi khi các cán bộ nhà
ta phải lơ đãng lắm, vơ trách nhiệm lắm mới sai sót nghiêm trọng đến vậy,
nhưng cũng khơng loại trừ có nhẽ họ phải “giỏi” lắm, diễn tài lắm thì mới thể
hiện ra sự “dốt” đến thế mà vẫn được ngồi vào vị trí làm cán bộ Tư pháp của
nhà nước.
Trên đây là thông tin báo chí trong ngày 04/9 và đầu giờ sáng ngày
05/9/2013, Văn phòng Bộ xin báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, chỉ đạo./.n phòng Bộ xin báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, chỉ đạo./. xin báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, chỉ đạo./.o Bộ xin báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, chỉ đạo./. xem xét, chỉ đạo./. đạo Bộ xem xét, chỉ đạo./.o./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: TH.

VĂN PHÒNG BỘ

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×