Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ngày 07-01.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.28 KB, 4 trang )

BỘ TƯ PHÁP
VĂN PHỊNG

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2013

ĐIỂM TIN BÁO CHÍ NGÀY 06/01 VÀ SÁNG NGÀY 07/01/2013
Trong ngày 06/01 và đầu giờ sáng ngày 07/01/2013, một số báo đã có bài
phản ánh những thông liên quan đến công tác tư pháp như sau:
I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TƯ PHÁP
1. Báo Tuổi trẻ Online có bài Cảnh cáo trưởng phịng tư pháp cắt dán
chữ ký. Bài báo phản ánh: Ngày 6-1, ông Đồng Văn Cưng, chủ nhiệm Ủy ban
kiểm tra Thành ủy Bạc Liêu, cho biết Ban thường vụ Thành ủy đã họp xem xét
hình thức kỷ luật ơng Trần Quốc Hùng, trưởng Phịng tư pháp TP Bạc Liêu, với
hình thức cảnh cáo.
Sai phạm của ông Hùng là đã chỉ đạo và cùng cấp dưới cắt dán chữ ký của
ông Trà Văn Bắc, phó chủ tịch UBND TP Bạc Liêu, vào bản thành tích cá nhân
đề nghị Hội Luật gia trung ương khen thưởng năm 2013. Sau khi cắt dán chữ ký
của phó chủ tịch UBND TP Bạc Liêu xong, bản thành tích này được đưa sang
văn phịng UBND TP đóng dấu và gửi lên Hội Luật gia VN. Hội Luật gia VN
sau đó đã tặng bằng khen cho ơng Hùng.
Trước đó, Hội Luật gia tỉnh Bạc Liêu đã đề nghị UBND tỉnh khen thưởng
ông Trần Quốc Hùng. Hồ sơ khen thưởng này được ông Trà Văn Bắc ký xác
nhận nhưng hồ sơ khen thưởng cấp tỉnh chưa được xem xét. Ông Hùng đã cắt
chữ ký trong hồ sơ này để dán sang hồ sơ thi đua gửi Hội Luật gia trung ương đề
nghị khen thưởng.
2. Báo Tuổi trẻ Online có bài Bến Tre: sai sót nhiều ở phịng cơng chứng.
Bài báo phản ánh: Thời gian qua, một số công chứng viên trên địa bàn tỉnh Bến
Tre liên tục để xảy ra sai sót khi cơng chứng giấy tờ, nhưng đến khi sự việc bị
đổ bể thì chống chế là do “không xem kỹ hồ sơ”.


Doanh nghiệp (DN) tư nhân Kiều Nga (huyện Châu Thành) do bà Trần Thị
Kiều Nga đứng tên, được cấp phép đầu tư và khai thác chợ Tân Phú từ năm
2010-2020. Tháng 9-2010, Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Bến Tre cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng phần diện tích đất chợ là hơn 1.000m2 với ghi chú
nguồn gốc đất do Nhà nước cho thuê từ năm 2010-2020. Thế nhưng tháng 22012, DN Kiều Nga lại đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế chấp cho
ông N.H.M. (ngụ TP Bến Tre) với giá 200 triệu đồng và được Phịng cơng
chứng Đồng Khởi cơng chứng hợp đồng trái luật này.
Bà Võ Thị Nhu, phó Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên - môi trường
tỉnh Bến Tre, cho rằng hành vi của DN Kiều Nga hoàn toàn sai với pháp luật


nhưng khơng hiểu sao văn phịng cơng chứng lại thừa nhận là đúng pháp luật
bằng việc cơng chứng nói trên.
Cuối tháng 6-2013, UBND tỉnh Bến Tre phát hiện hàng loạt DN nước
ngồi th đất chui trên địa bàn. Trong đó, có nhiều hợp đồng người dân cho
DN nước ngồi th đất được cơng chứng tại các phịng cơng chứng nhà nước
lẫn tư nhân. Theo quy định, DN nước ngoài thuê đất phải thơng qua Sở Tài
ngun - mơi trường trình UBND tỉnh quyết định, chứ người dân không được tự
ý đi công chứng cho thuê đất. Theo Sở Tài nguyên - mơi trường tỉnh Bến Tre, có
đến 24 hợp đồng trái luật như vậy được Phịng cơng chứng số 1 (Sở Tư pháp
tỉnh Bến Tre) chứng nhận cho người dân được quyền lấy đất cho doanh nghiệp
nước ngồi th. Phịng công chứng Đồng Khởi cũng công chứng ba hợp đồng
cho thuê đất trái quy định như vậy.
Gần đây, ngày 11-11-2013, bà Huỳnh Thị Kim Hân và ông Nguyên Văn
Nguyên (huyện Mỏ Cày Bắc) đến Phịng cơng chứng số 1 và Phịng cơng chứng
Đồng Khởi thực hiện hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng cùng một diện tích đất
cho hai cá nhân khác nhau. Do khơng kiểm tra nên cả hai phịng cơng chứng đều
ký...
Ơng Lê Minh Hiền, phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre, cho biết bất
cập lớn nhất của hoạt động công chứng tại Bến Tre là chưa có phần mềm kiểm

sốt những cá nhân và tổ chức đã thực hiện công chứng ở các đơn vị khác. Khi
đủ giấy tờ hợp lệ thì cơng chứng viên ký chứ khơng thể biết được trước đó cá
nhân, tổ chức này đã công chứng ở đâu với nội dung thế nào. “Những sai sót kể
trên sở sẽ cho kiểm tra lại. Luật hiện hành quy định rất cụ thể trách nhiệm của
cơng chứng viên. Cơng chứng viên sẽ hồn tồn chịu trách nhiệm nếu để xảy ra
sai sót. Nếu liên tục để xảy ra sai sót sở sẽ căn cứ quy định để rút giấy phép hoạt
động của văn phòng cơng chứng có liên quan” - ơng Hiền nói.
Về vấn đề này, Văn phòng Bộ đề xuất Cục Bổ trợ tư pháp theo dõi, kiểm
tra thông tin, đề xuất xử lý, khắc phục.
3. Báo Pháp luật Việt Nam Online có bài Luật khó bảo vệ trẻ em vì
"vướng"tỷ lệ thương tích?. Bài báo phản ánh: Thứ trưởng Dỗn Mậu Diệp cũng
thừa nhận tại Việt Nam, trong khi người lao động có cơng đồn; nơng dân,
người cao tuổi, thanh niên… đều có các hội đại diện bảo vệ quyền lợi của họ thì
trẻ em lại chưa có một đơn vị, tổ chức nào đại diện bảo vệ.
Theo luật định, đối với các hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em, phải giám
định tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên mới phạt tù. Nhưng trẻ em khơng có khả
năng tránh địn tự bảo vệ, phản kháng, chưa kể đến những sang chấn tinh thần
dẫn tới những hậu quả về sau mà không thể đo đếm cụ thể được. Liệu cách áp
dụng mức tỷ lệ thương tật 11% có phù hợp với trẻ em?
Khơng sai khi nói năm 2013 vừa qua là năm có nhiều vụ bạo hành trẻ em
nhức nhối nhất. Những thân thể, tinh thần bé bỏng mang đầy thương tích, hoảng
loạn dưới bàn tay của người lớn.

2


Những vụ bạo hành trẻ em đã nhận được nhiều sự quan tâm nhất của cộng
đồng, báo chí trong năm 2013, bao gồm: vụ các bảo mẫu Lê Thị Đông Phương
và Nguyễn Lê Thiên Lý tại cơ sở mầm non Phương Anh ở quận Thủ Đức,
TP.HCM có hành vi tát, đánh vào lưng, bóp cổ, bịt mũi hay dốc đầu trẻ khi cho

ăn; vụ cơ quan chức năng P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM tổ chức giải cứu cháu bé
Trịnh Nguyễn Thành Đức sinh năm 2010 sau khi phát hiện cháu bị người thân
đánh đập tàn nhẫn, ép cháu đi xin ăn...
Điều đáng nói là các vụ này dù có vụ bị khởi tố nhưng là với tội danh khác,
còn tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì
khơng, bởi mức tỷ lệ thương tật của nạn nhân chưa đến 11% theo luật định.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
Dỗn Mậu Diệp. Theo ơng Dỗn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội, đối với các hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em không thể áp dụng
quy định phải giám định tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên mới phạt tù như theo Bộ
luật Hình sự hiện nay.
“Trẻ em khơng có khả năng tránh đòn tự bảo vệ, phản kháng lại khi bị đánh
nên không thể áp dụng mức tỷ lệ thương tật 11%. Chưa kể những hành vi bạo
hành, xâm hại đối với trẻ em có thể khơng để lại thương tích nhưng lại có những
sang chấn tinh thần dẫn tới những hậu quả về sau mà không thể đo đếm cụ thể
được” - ơng Dỗn Mậu Diệp nhấn mạnh.
Đồng quan điểm này, Tiến sỹ Đỗ Thị Ngọc Phương - Phó Viện trưởng
Viện Dân số, gia đình và trẻ em cho rằng, trẻ em không thể tự vệ khi bị bạo
hành và các dấu hiệu bị bạo hành cũng khó nhận biết được ở trẻ em, nhất là
những sang chấn về tinh thần, nên cần quy định cụ thể hơn về các hành vi xâm
hại, bạo hành trẻ em chứ không nên dựa trên tỷ lệ thương tích. Luật Bảo vệ và
Chăm sóc trẻ em đang được sửa đổi, bổ sung. Để thay đổi những khiếm khuyết
hiện nay trong luật định thì những quy định cụ thể về các hành vi bạo hành, xâm
hại trẻ em về thể xác và tinh thần phải được nêu rõ để có thể nghiêm trị những
hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em dưới mọi hình thức.
Ở Việt Nam vẫn tồn tại tâm lý con cái được coi là “của cải” của cha mẹ, là
chỗ dựa khi về già, vì vậy cha mẹ thường đặt nhiều kỳ vọng vào con cái và sẵn
sàng áp dụng nhiều biện pháp, áp đặt quyền lực “trên - dưới” để đạt được điều
đó. Vì vậy, bạo hành trẻ em thường đến từ chính cha mẹ trẻ. Trong khi bạo lực
đối với trẻ em gia tăng thì hiện nay lại chưa có một cơ quan nào của Chính phủ

chun tiếp nhận và xử lý những thông tin phản ánh về những vụ bạo hành.
Sở dĩ có vấn đề này, theo phân tích của bà Lê Hồng Loan - Trưởng Chương
trình Bảo vệ Trẻ em của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam, vì Việt
Nam chưa quy định bắt buộc về việc thông báo về xâm hại trẻ em. Trong khi tại
nhiều quốc gia đã có quy định gia đình, giáo viên, cán bộ y tế, công an là những
người bắt buộc phải thông báo về bạo hành, xâm hại trẻ em.
Về vấn đề này, Văn phòng Bộ đề xuất Vụ Pháp luật hình sự - hành chính
theo dõi, nghiên cứu trong quá trình sửa đổi Bộ luật hình sự.
3


4. Báo Sài Gịn giải phóng Online có bài Xử lý nghiêm nếu mang thai hộ
khơng vì mục đích nhân đạo. Bài báo phản ánh: Tại TPHCM, Vụ Các vấn đề xã
hội - Văn phòng Quốc hội vừa tổ chức hội nghị khu vực phía Nam lấy ý kiến về
Dự thảo Luật Hơn nhân và Gia đình (sửa đổi). Góp ý về vấn đề mang thai hộ,
luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM) đồng ý với quy
định tại khoản 22 Điều 8 của dự thảo cho phép một người phụ nữ tự nguyện,
khơng vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ
không thể mang thai và sinh con. Việc cho phép này giúp tránh tình trạng mang
thai hộ “chui” hay đẻ thuê. Tuy nhiên, cần có chế tài cụ thể, xử lý nghiêm các
trường hợp mang thai hộ không vì mục đích nhân tạo.
Đối với vấn đề ly hơn có yếu tố nước ngồi, theo luật sư Nguyễn Văn Hậu,
hiện nay việc ly hôn của một bên là công dân Việt Nam và một bên là cơng dân
nước ngồi đang gặp khó khăn do thiếu nhiều cơ chế pháp lý. Do vậy, ông đề
nghị trong Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) cần quy định thêm về
vấn đề này và bổ sung theo hướng tạo điều kiện cho công dân trong nước thực
hiện quyền ly hôn chính đáng của mình.
Về vấn đề này, Văn phịng Bộ đề xuất Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế theo
dõi, nghiên cứu.
Trên đây là thơng tin báo chí trong ngày 06/01 và đầu giờ sáng ngày

07/01/2013, Văn phòng Bộ xin báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: TH.

VĂN PHÒNG BỘ

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×