Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.07 KB, 12 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực HĐ ghi) ……………….
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ
giáo viên mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục.
3. Mơ tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Mầm non chiếm một vị trí vơ
cùng quan trọng, đây là bậc học đầu tiên, là nền tảng của ngành giáo dục & đào
tạo; Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền
giáo dục tốt”. Muốn nền giáo dục tốt thì đội ngũ giáo viên phải vững vàng về
chun mơn nghiệp vụ, là những con người có đạo đức, mẫu mực, có trình độ, u
nghề, mến trẻ. Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ giáo viên là lực lượng
nòng cốt, quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường chính vì vậy mà chúng
tơi luôn quan tâm đến việc xây dựng một đội ngũ giáo viên đồng bộ về cơ cấu, có
chất lượng chuyên môn cao, tận tụy say sưa với công việc, coi trường như nhà, q
trẻ như con, có như vậy thì chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả cao. Qua đó thấy
được hoạt động chun mơn có tầm quan trọng rất lớn trong nhà trường và việc bồi
dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ mũi nhọn mà trường chúng
tôi đặt ra hiện nay.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt động chuyên môn của nhà trường có những
ưu điểm và hạn chế sau:
* Ưu điểm:
Nhà trường được Phòng giáo dục và đào tạo Chợ Lách đầu tư xây dựng:
trường học có sân rộng rãi, sạch đẹp, các lớp học được đầu tư trang thiết bị hiện
đại: tivi, đàn...nhiều giá, góc đồ chơi đẹp thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động
chuyên môn trong nhà trường.


Ban giám hiệu nhà trường đồn kết, tích cực, chủ động tham mưu với các
cấp lãnh đạo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động
chun mơn, thúc đẩy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Đội ngũ tổ trưởng chun mơn có trình độ chun mơn khá vững vàng, có
nhiều năm kinh nghiệm trong cơng tác, tích cực chịu khó học hỏi để hoàn thành tốt
nhiệm vụ đựơc giao.
Đội ngũ giáo viên của trường tận tụy với công việc, tâm huyết với nghề,
yêu thương trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao. Giáo viên đều tham gia đầy đủ các
buổi tập huấn do PGD, SGD tổ chức.


2

Đa số phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các hoạt động trong nhà trường.
* Hạn chế:
Còn giáo viên lớn tuổi chưa linh hoạt trong tổ chức các hoạt động giáo dục
và việc tiếp cận chương trình giáo dục mầm non cịn chậm.
Giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm, cịn cứng nhắc trong công tác giảng dạy
chưa vững về chuyên môn.
Tỷ lệ giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giáo án điện tử
hoặc khai thác dữ liệu nguồn để xây dựng giáo án còn rất khiêm tốn. Tỉ lệ giáo viên
trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ chưa cao.
Một số ít phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc học,
còn cho rằng trẻ đến trường chỉ chơi chứ khơng học, vì vậy phụ huynh thường cho
trẻ nghỉ học, nhiều nhất đối với lớp học 2 buổi/ngày, gây khó khăn cho giáo viên
trong tổ chức các hoạt động chuyên môn.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên là người cán bộ quản lý bản thân
chúng tôi nhận thức được việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là vấn
đề cần phải đặc biệt quan tâm nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục trong
nhà trường

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến:
a. Mục đích của giải pháp:
Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm giúp cho giáo viên nắm
vững chun mơn, nghiệp vụ có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy,
vận dụng linh hoạt các phương pháp đảm bảo phù hợp từng độ tuổi. Giáo viên biết
ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án điện tử để thu hút
trẻ, lơi cuốn trẻ tham gia hoạt động tích cực.
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong nhà trường là cơng việc mang
tính chiến lược, phải làm thường xun, liên tục và lâu dài. Bồi dưỡng dưới nhiều
hình thức phong phú đặc biệt là hình thức bồi dưỡng tại trường sẽ góp phần xây
dựng tinh thần cộng tác, làm việc theo tổ, nhóm. Đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi
dưỡng sẽ khuyến khích giáo viên làm việc chăm chỉ, tích cực để thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình.
Khi tham gia bồi dưỡng một cách thường xuyên, bài bản sẽ góp phần nâng
cao ý thức, tính sáng tạo trong phương pháp dạy, những kỹ năng và thói quen tự
học của giáo viên. Qua bồi dưỡng giúp cho giáo viên đánh giá được khả năng hồn
thành cơng việc và sự tiến bộ trong công tác của bản thân.
Để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay, người giáo viên cần phải luôn luôn rèn
luyện đạo đức, tự học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao khả năng sư
phạm, đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh, nhu cầu học tập của trẻ và yêu cầu đổi
mới giáo dục đào tạo hiện nay.
b. Nội dung giải pháp:


3

b.1. Tính mới của giải pháp:
Bồi dưỡng cho giáo viên bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Tạo điều kiện để giáo viên thảo luận, trao đổi nhóm, nêu ý kiến và những
vấn đề chưa nắm vững của mình sau mỗi lần bồi dưỡng chuyên môn.

Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng dẫn của tài liệu bồi dưỡng thường
xuyên.
b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:t của giải pháp mới so với giải pháp cũ:a giải pháp mới so với giải pháp cũ:i pháp mới so với giải pháp cũ:i so với so với giải pháp cũ:i giải pháp mới so với giải pháp cũ:i pháp cũ::

Giải pháp cũ

Giải pháp mới

Bồi dưỡng chuyên môn qua
Bồi dưỡng chun mơn bằng các
đọc tài liệu, trình diễn, nghe nhìn, hình thức thúc đẩy tích cực: qua thảo
xem giáo án, trên lý thuyết.
luận nhóm, thực hành, học lẫn nhau.qua
các hội thi như: Giáo viên giỏi.

b.3.Cách thức thực hiện sáng kiến:
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
Tham khảo sách học bồi dưỡng thường xuyên.
Đề ra các giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non
đạt hiệu quả.
Thu thập số liệu làm minh chứng.
Đánh giá hiệu quả khi áp dụng đề tài.
b.4. Các bước thực hiện sáng kiến:
b.4.1. Bồi dưỡng về công tác nhận thức cho đội ngũ giáo viên
Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ muốn đạt kết quả tốt phụ thuộc rất nhiều
vào tập thể sư phạm do đó yếu tố con người đóng vai trị quyết định. Giáo viên cần
vững vàng về chuyên môn đồng thời phải tốt về nhân cách, nhận thức vững vàng
thì mới thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, nếu nhận thức “đúng” thì “vận hành”
đúng là điều tất nhiên. Là cán bộ quản lý chúng tôi luôn đặt ra những yêu cầu cao
hơn cho đội ngũ giáo viên, ln tìm cách tác động vào đội ngũ như đưa ra những

chuẩn thi đua phù hợp với điều kiện của đơn vị. Trong cách quản lý chúng tơi quan
trọng là góp ý xây dựng cho mọi người hơn là ghi nhận những sai sót của họ đã
làm. Tóm lại, ngồi cơng tác giáo dục về nhận thức tư tưởng cho đội ngũ, người
quản lý phải biết khơi dậy tiềm năng, năng khiếu của mỗi con người, lòng tự trọng
và xác định hướng phát triển phù hợp với từng cá nhân giáo viên.
b.4.2. Bồi dưỡng chuyên môn qua việc tổ chức chuyên đề, sinh hoạt tổ
chuyên môn


4

Trong nhà trường chúng tôi đặc biệt chú ý đến việc xây dựng các chuyên đề
vì các hoạt động với các đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ sinh động giúp cho giáo
viên mắt thấy, tai nghe những gì mình được học ở lý thuyết và đó là một biện pháp
tích cực, hiệu quả nhất trong việc nâng cao tay nghề cho giáo viên.
Để tổ chức tốt các chun đề thì ta phải có kế hoạch cụ thể cho từng chuyên
đề và nắm bắt được năng khiếu chuyên môn nổi trội của từng giáo viên. Sau khi
bồi dưỡng cho giáo viên nắm chắc về lý thuyết của các chuyên đề này, ban giám
hiệu chúng tôi xây dựng tiết dạy mẫu, sau đó chúng tơi góp ý, xây dựng giáo án,
chuẩn bị đồ dùng trực quan chu đáo, đầy đủ rồi mới tiến hành dạy cho toàn thể giáo
viên xem và rút kinh nghiệm. Chúng tôi tổ chức cho giáo viên thảo luận, trao đổi
nhóm về những ưu và khuyết của tiết dạy sau đó đi đến kết luận chung để thống
nhất chuyên môn trong trường.
Mỗi khi sinh hoạt tổ chun mơn về một hoạt động nào đó từng giáo viên
đều phải ghi phiếu đánh giá tiết dạy, nhận xét tiết dạy, hướng tư vấn cho bạn đồng
nghiệp, sắp xếp thời gian để giáo viên được thảo luận nhóm với nhau. Với biện
pháp này giúp giáo viên học tập lẫn nhau rất nhiều về chun mơn, tìm ra và phân
tích những ưu, khuyết điểm của tiết dạy, tư vấn cho bạn những vấn đề hay mà mình
biết qua đó bản thân mỗi giáo viên sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm.
Đồng thời ban giám hiệu chúng tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt

chuyên môn của tổ để nghe giáo viên phản ánh những thắc mắc và giải quyết kịp
thời những thắc mắc của giáo viên trong quá trình thực hiện chương trình và tổ
chức các hoạt động cho trẻ.
Nói tóm lại việc bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn cho đội ngũ giáo
viên là một việc làm vơ cùng cần thiết giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn và
trang bị cho giáo viên những kinh nghiệm về chuyên môn giúp họ chủ động, sáng
tạo, tự tin, sẵn sàng trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
b.4.3. Bồi dưỡng qua phong trào thi đua
Qua các phong trào thi đua, tổ chức các hội thi thường xuyên sẽ giúp cho
giáo viên thể hiện được năng lực của mình, có điều kiện khẳng định mình trước tập
thể, thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của các giáo viên. Để đạt được thành tích đòi
hỏi mỗi người phải trao dồi năng lực sư phạm, phải chịu khó suy nghĩ tìm tịi, học
hỏi đồng nghiệp, bạn bè. Từ đó trình độ chun mơn và tay nghề của giáo viên
được nâng lên.
Trường chúng tôi đã tổ chức các hội thi: thi trang trí lớp, thi giáo viên giỏi
cấp trường, thi làm đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo, thi Bé khỏe bé ngoan đều đạt
kết quả tốt. ( Hình ảnh giáo viên tham gia hội thi giáo viên giỏi trường, trẻ tham gia
hội thi vẽ tranh, hội thi aerobic).
Khi tổ chức thành công các hội thi từ đó tạo được sự tin tưởng của phụ
huynh, giúp phụ huynh thấy được tầm quan trọng của bậc học mầm non.
b.4.4. Công tác bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường


5

Bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin là một điều vô cùng quan trọng
giúp giáo viên giảm tải sức lao động, là phương tiện để giáo viên học hỏi, nâng cao
trình độ hiểu biết, chứ khơng chỉ đơn thuần là soạn những giáo án điện tử để dạy
cho trẻ.
Trường chúng tôi đã xây dựng kế hoạch, phổ biến cho giáo viên tồn

trường đẩy mạnh cơng tác ứng dụng cơng nghệ thông tin vào công tác quản lý và
dạy học. Ban giám hiệu tổ chức tập huấn cho tất cả giáo viên và bổ sung về kĩ năng
vi tính, đồng thời khuyến khích tinh thần tự học ở mỗi cán bộ, giáo viên bởi kiến
thức công nghệ thông tin vô tận. Trong qui chế chuyên môn cũng đưa ra qui định
mỗi giáo viên sẽ xây dựng ít nhất 4 giáo án điện tử/ tháng. Sau những buổi họp
chuyên môn chúng tôi luôn dành thời gian để một số giáo viên giỏi về giáo án điện
tử chia sẽ kinh nghiệm cho đồng nghiệp trong cách thiết kế giáo án điện tử. Chỉ
đạo và động viên giáo viên trẻ giảng dạy bằng giáo án điện tử, được Ban giám hiệu
và các bạn đồng nghiệp trong toàn trường dự giờ, rút kinh nghiệm. (Hình ảnh giáo
viên cùng chia sẽ kinh nghiệm thiết kế giáo án điện tử)
b.4.5. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi
Qua khảo sát chúng tôi thấy được, giáo viên rất ngại đăng ký thi giáo viên
dạy giỏi các cấp nhưng khi được chúng tôi động viên, giúp đỡ, giáo viên đã hiểu rõ
vai trò của người giáo viên giỏi trong nhà trường và chúng tôi đã giúp bằng nhiều
cách như: khuyến khích giáo viên có năng lực chun mơn thường xuyên dạy minh
họa, thao giảng để tập thể sư phạm chia sẽ kinh nghiệm, đóng góp ý kiến. Dựa vào
chỉ tiêu đăng kí chúng tơi có kế hoạch dự giờ, bồi dưỡng cho giáo viên đăng ký dự
thi cấp huyện, cấp tỉnh, chia sẽ những kinh nghiệm của bản thân qua thời gian trực
tiếp giảng dạy, các đợt chấm thi giáo viên giỏi và những tư liệu có thể biết được
qua quá trình tự học, tham khảo sách, báo cho giáo viên. Điều quan trọng hơn là
làm sao cho giáo viên hiểu được mỗi lần dự thi giáo viên giỏi là một lần làm giàu
thêm về kinh nghiệm giảng dạy và sẽ thấy tự tin hơn rất nhiều trong nghiệp vụ sư
phạm của mình.
Nhưng điều khơng kém quan trọng quyết định sự thành công của giáo viên
là sự nổ lực vươn lên của mỗi bản thân, chịu học hỏi không ngại khó khăn, quyết
tâm đạt được mục tiêu đề ra.
b.4.6. Chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục
b.4.6.1. Chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình
Khi có kế hoạch thời gian năm học của Phòng giáo dục và đào tạo chúng tôi
sẽ họp chuyên môn và thống nhất với giáo viên ngày vào chương trình, ngày kết

thúc ở các học kỳ, ngày nghỉ tết và thống nhất chương trình giảng dạy số tuần phải
thực hiện trong năm, chỉ đạo 100% các lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm
non. Duyệt kế hoạch thực hiện các chủ đề cho giáo viên vào đầu năm học góp ý cụ
thể cho từng giáo viên nhất là đối với những giáo viên lớn tuổi chưa nắm bắt kịp và
những giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm về cách xây dựng chủ đề phải phù hợp
thời điểm và tình hình thực tế ở địa phương, ở trường, ở lớp. Phải duyệt kế hoạch


6

trước và giáo viên không thay đổi kế hoạch tùy tiện, nếu có thay đổi phải báo về
ban giám hiệu trước, chúng tôi luôn sát sao kiểm tra mọi hoạt động chuyên môn ở
trường, lớp để uốn nắn kịp thời cho giáo viên thực hiện tốt.
b.4.6.2. Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy
Đổi mới phương pháp nhằm tích cực hóa các hoạt động dạy học, khuyến
khích giáo viên chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm
để phát triển mọi khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát
hiện khả năng của mình và có niềm tin trong lao động, học tập về đổi mới phương
pháp dạy học chúng tôi đã đặt ra những yêu cầu cho giáo viên khi tổ chức một hoạt
động như sau:
Khi tổ chức tiết học giáo viên nghiên cứu kỹ bài dạy cụ thể là soạn kế
hoạch lên lớp, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng bài học và hình thức tổ chức
trong tiết dạy phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ ở nhóm, lớp.
Cần giúp giáo viên hiểu được đổi mới phương pháp khơng có nghĩa là loại
bỏ hoàn toàn phương pháp cũ mà về cơ bản vẫn phải tuân thủ các bước trong suốt
tiến trình của tiết học, vẫn phải dựa trên cơ sở phương pháp dạy đặc trưng bộ môn.
Đổi mới phương pháp là cách học “ Lấy trẻ làm trung tâm”, dựa trên sự hiểu biết,
hứng thú, nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra nội dung bài dạy, kiến thức phù hợp với trẻ.
Hình thức tổ chức tiết dạy đa dạng, phong phú tùy thuộc vào sự sáng tạo của mỗi
giáo viên để tiết học đạt được hiệu quả cao.

b.4.7. Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn
Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy ở nhà trường thì phải tổ chức tốt các
hoạt động chuyên môn ở tổ. Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động
cho tổ của mình trong năm học, tháng, tuần và có trách nhiệm duyệt các kế hoạch
cho giáo viên trong tổ trước khi ban giám hiệu duyệt, mỗi tháng chúng tôi tạo điều
kiện để các tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn cùng nhau trao đổi kinh
nghiệm, giải tỏa những vướng mắc trong thực hiện chuyên môn của các thành viên.
Các tổ chuyên môn hoạt động tốt nên chất lượng chuyên môn được nâng
lên rõ rệt các tổ trưởng đều nhận rõ vai trị trách nhiệm của mình nên việc nắm bắt
mọi hoạt động ở các nhóm, lớp nhanh nhạy hơn, các tổ đều có kế hoạch cụ thể để
phân cơng mỗi giáo viên có năng lực chun mơn kèm 1 giáo viên chưa có kinh
nghiệm, vì vậy cho đến nay năng lực chuyên môn của trường tôi tương đối đồng
đều, chất lượng dạy học ngày càng cao.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
“Một số giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non”
đã được nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn tại trường của chúng tơi
và cịn có thể áp dụng một cách linh động phù hợp với điều kiện từng đơn vị
trường.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:


7

100% giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng,
yêu nghề, mến trẻ.
100% giáo viên sẵn sàng tham gia vào việc dạy thực hành để được trao đổi
chun mơn mà khơng cịn e ngại. Đặc biệt sau mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn
giáo viên đã mạnh dạn nêu ý kiến và những vấn đề chưa rõ để tập thể cùng thống
nhất cách thực hiện và biết vận dụng các kinh nghiệm học được từ đồng nghiệp vào

dạy học hàng ngày.
Giáo viên lớn tuổi đã linh hoạt hơn trong tổ chức các hoạt động giáo dục và
tiếp cận chương trình giáo dục mầm non, vận dụng phương pháp dạy học mới theo
hướng ‘‘lấy trẻ làm trung tâm’’.
98% giáo viên đã thay đổi về cách thức tổ chức các hoạt động cho trẻ, biết
cách khai thác những kiến thức đã học và vốn hiểu biết thực tế của trẻ tại lớp nên
có phương pháp dạy học phù hợp.
85% giáo viên trẻ đã có sự chuyên tâm hơn rất nhiều về chất lượng bài
soạn, có kỹ năng sư phạm khéo léo, sáng tạo, thu hút trẻ, khơng cịn cứng nhắc
trong công tác giảng dạy.
Chất lượng dạy và học ở trường chúng tôi thật sự được nâng lên trong
những năm gần đây, đội ngũ giáo viên vững vàng hơn về chun mơn, hàng năm
nhà trường đều có đánh giá, xếp loại giáo viên cuối năm. Hầu hết giáo viên đều có
trình độ chun mơn đạt và trên chuẩn
Và quan trọng hơn là giáo viên đạt giáo viên giỏi trường, giỏi huyện, tỉnh tăng lên.
Tay nghề giáo viên từng bước ổn định và nâng dần lên.
Tỷ lệ giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giáo án điện tử
hoặc khai thác dữ liệu nguồn để xây dựng giáo án tăng lên đáng kể.
Trẻ thích đến trường, thích được chơi cùng bạn từ đó trẻ có nhiều mối quan
hệ, kĩ năng giao tiếp tốt, tự tin hơn, đa số học sinh chăm ngoan lễ phép, Tỉ lệ chuyên
cần đạt 98.2%, tỉ lệ bé ngoan đạt 98,6%, chuẩn phát triển trẻ đạt trên 89%.
Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của bậc học mầm non và đưa trẻ đến lớp đều đặn,
phối hợp tốt với giáo viên trong vịêc chăm sóc giáo dục trẻ. hài lịng tin tưởng và nhiệt tình tham
gia các hoạt động khi nhà trường tổ chức.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
Khơng có


8


PHỤ LỤC 1
THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐÁNG GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN CUỐI NĂM
CỦA 3 TRƯỜNG
Năm học

Tổng số

Xếp loại
Hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

SL

%

SL

%

2019-2020

10

7/10

70

3/10


30

2020-2021

11

8/11

72.7

3/11

27.2

Năm học

Tổng số

Xếp loại
Hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

SL

%

SL


%

2019-2020 14

11/14

78.6

3/14

21.4

2020-2021 13

11/13

84.6

3/13

15.5

Năm học

Tổng số

Xếp loại
Hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ


Hoàn thành tốt nhiệm vụ

SL

%

SL

%

2019-2020

18

8/18

44.4

10/18

55.6

2020-2021

18

12/18

66.7


6/18

33.3


9

PHỤ LỤC 2
THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ CHUN MƠN CỦA GIÁO VIÊN 3 TRƯỜNG
Năm học

Trình độ chun mơn
Trung cấp

2019-2020
2020-2021

Năm học

1

Cao đẳng

Đại học

6

4


3

7

Trình độ chun mơn
Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

2019-2020

3

5

6

2020-2021

3

4

6

Năm học

Trình độ chun môn

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

2019-2020

1

10

7

2020-2021

1

7

10


10

PHỤ LỤC 3
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG GIÁO VIÊN GIỎI CÁC CẤP CỦA 3 TRƯỜNG

Năm học


Tổng
số

Giáo viên giỏi
trường

Giáo viên giỏi
huyện

Giáo viên giỏi
tỉnh

SL

%

SL

%

SL

%

2019-2020

10

8/10


80

5/10

50

1/10
( bảo lưu)

10

2020-2021

11

8/11

72.7

6/11

54.5

1/11
( bảo lưu)

9/1

Năm học


Tổng
số

Giáo viên giỏi
trường

Giáo viên giỏi
huyện

Giáo viên giỏi
tỉnh

SL

%

SL

%

SL

%

2019-2020

14

6/14


42.8

4/14
( bảo lưu)

28.6

1/14
( bảo lưu)

7.1

2020-2021

13

6/13

46.1

4/13

30.7

1/13
( bảo lưu)

7.7

Năm học


Tổng
số

Giáo viên giỏi
trường

Giáo viên giỏi
huyện

SL

%

SL

%

2019-2020

18

11/18

61.1

4/18

22.2


2020-2021

18

13/18

72.2

8/18

44.4

Giáo viên giỏi
tỉnh
SL

%


11

PHỤ LỤC 4
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG GIÁO VIÊN BIẾT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CỦA 3 TRƯỜNG

Năm học
2019-2020

Số lượng GV
10/10


Tỉ lệ (%)
100

2020-2021

11/11

100

Năm học
2019-2020

Số lượng GV
14/14

Tỉ lệ (%)
100

2020-2021

13/13

100

Năm học
2019-2020

Số lượng GV
18/18


Tỉ lệ (%)
100

2020-2021

18/18

100


12

PHỤ LỤC 5
THỐNG KÊ TỶ LỆ CHUYÊN CẦN, BÉ NGOAN CỦA 3 TRƯỜNG

Năm học
2019-2020

Tỷ lệ chuyên cần (%)
96.6

Tỷ lệ bé ngoan (%)
96.5

2020-2021

96.7

97.5


2019-2020

Tỷ lệ chuyên cần (%)
98.2

Tỷ lệ bé ngoan (%)
98.6

2020-2021

99.2

98.9

2019-2020

Tỷ lệ chuyên cần (%)
97.8

Tỷ lệ bé ngoan (%)
98.2

2020-2021

98.1

98.6

Năm học


Năm học



×