Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức và vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ việt nam ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.54 KB, 89 trang )

ðẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ðẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VÕ VĂN HÙNG

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ðẠO ðỨC
VÀ VẤN ðỀ GIÁO DỤC ðẠO ðỨC
CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM NGÀY NAY

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80

Người hướng dẫn: PGS,TS. Trần Tuấn Lộ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2007


1

MỤC LỤC

MỤC LỤC…………………………………………………………………...1
MỞ ðẦU…………………………………………………………………….3
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ðẠO ðỨC…………………10
1.1. Cơ sở của sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức……...10
1.1.1.Tình hình thế giới và trong nước cuối thế kỷ XIX, ñầu thế kỷ XX..10
1.1.2. Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh về ñạo ñức……………......14
1.2. Những luận ñiểm chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức..20
1.2.1. Vai trị của đạo ñức………………………………………………..20
1.2.2. Bản chất của ñạo ñức cách mạng………………………………….23
1.2.3. Trung với nước, hiếu với dân………………………………….......25


1.2.4. Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư………………………….....27
1.2.5. u thương, q trọng con người, sống có tình có nghĩa…………30
1.2.6. Tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng……………………………....32
Chương 2: GIÁO DỤC ðẠO ðỨC CHO HỌC SINH, SINH VIÊN HIỆN
NAY DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ðẠO
ðỨC……………………………………………………………………......35
2.1. Sự cần thiết của vấn ñề giáo dục ñạo ñức cho học sinh, sinh viên
Việt Nam hiện nay.......................................................................................35
2.1.1. Sự nghiệp đổi mới đất nước địi hỏi phải có lực lượng lao động
trình độ cao, đủ đức-tài ………………………………………………….....35
2.1.2. Tồn cầu hóa-cơ hội và thách thức về mặt đạo ñức ñối với học sinh,
sinh viên hiện nay..........................................................................................37
2.2. Thực trạng vấn ñề ñạo ñức của học sinh, sinh viên Việt Nam hiện
nay……………………………...………………………………………......42
2.2.1. Những mặt mạnh cần phát huy…………………………………….42
2.2.2. Những mặt yếu cần khắc phục………………………………….....47


2

2.3. Một số ñịnh hướng giáo dục ñạo ñức cách mạng cho học sinh, sinh
viên Việt Nam hiện nay…………………….………………………..…....50
2.3.1. Xác ñịnh mục tiêu giáo dục ñạo ñức cho học sinh, sinh viên hiện
nay……………………………………………………………………….....50
2.3.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về ñạo ñức trong việc xác ñịnh nội
dung giáo dục ñạo ñức cho học sinh, sinh viên hiện nay…………………..51
2.3.3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xác ñịnh
phương pháp giáo dục ñạo ñức cho học sinh, sinh viên hiện nay……….....66
2.3.4. Một số ñiều kiện cần tạo ra để đảm bảo tính hiệu quả trong giáo dục
ñạo ñức cho học sinh, sinh viên hiện nay ………………………...……...74

KẾT LUẬN………………………………………………………………...80
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….82


3

MỞ ðẦU

1. Lý do chọn ñề tài
Văn Kiện ðại hội IX của ðảng chỉ rõ: "ðảng và nhân dân ta quyết
tâm xây dựng ñất nước Việt Nam theo con ñường xã hội chủ nghĩa trên nền
tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh... Tư tưởng Hồ Chí
Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài
sản tinh thần to lớn của ðảng và của dân tộc ta"[7, 20-21].
Trong quá trình hội nhập và ñổi mới, chúng ta ñã ñạt ñược nhiều
thành tựu to lớn, tạo ñộng lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ñất nước
trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội... Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu ấy, chúng ta cịn phải chịu khơng ít những tác ñộng tiêu cực, làm cho
một bộ phận cán bộ, ñảng viên phai nhạt lý tưởng ñạo ñức cách mạng, tham
nhũng, quan liêu... trong đó có cả cán bộ, ñảng viên trẻ, làm mất lòng tin ở
nhân dân. Hiện nay, một bộ phận thế hệ trẻ, trong đó có cả học sinh, sinh
viên của chúng ta do tác ñộng của nhiều mặt, đang có dấu hiệu tha hố trong
lối sống đạo đức. Làm thế nào để họ khơng dẫm lên vết xe đổ thối hố đạo
đức cách mạng của một số phần tử đi trước? Muốn thế khơng có con ñường
nào khác là phải giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng ñạo ñức cách mạng cho họ.
ðảng ta ñã khẳng ñịnh : Chúng ta phải "nghiêm túc học tập... thực
hiện Di Chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao ñạo ñức cách mạng" [7,
139]. Cuối năm 2006, ñầu năm 2007 vừa qua, Bộ Chính trị đã phát động

cuộc vận động sâu rộng trong tồn ðảng, tồn qn và toàn dân ta là: “HỌC

TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ðẠO ðỨC HỒ CHÍ MINH” (Chỉ thị
số 06 – CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ Chính trị). Bởi vì tư
tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng ñạo ñức và ñạo ñức của Người nói
riêng là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành ñộng cách mạng


4

của chúng ta. Do đó, việc giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng ñạo ñức cách mạng
theo tư tưởng ñạo ñức Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ, nhất là học sinh, sinh
viên ñể họ thật sự trở thành một lực lượng cách mạng vừa "hồng" vừa
"chuyên", phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển ñất nước theo ñịnh
hướng xã hội chủ nghĩa trong tương lai là việc làm tiên quyết, có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn thiết thực.
ðây là một nhiệm vụ, một vấn ñề cấp thiết và cũng là lý do để tơi
chọn và thực hiện đề tài : "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và vấn ñề
giáo dục ñạo ñức cho thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay".

2. Lịch sử nghiên cứu những vấn ñề liên quan ñến ñề tài này
- ðối với việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung
ðảng ta ñã xác ñịnh: cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, lấy tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Vì lẽ đó,
ðảng và Nhà nước ta ñã ñẩy mạnh việc nghiên cứu cuộc ñời, sự nghiệp và tư
tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian gần ñây, nhất là từ sau ñại
hội VII của ðảng (1991).
Cho đến nay, nhiều cơng trình nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đạt được những kết quả to lớn. ðáng chú ý nhất là CD ROM Hồ Chí Minh
tồn tập, bộ Hồ Chí Minh tồn tập (12 tập) và Hồ Chí Minh biên niên tiểu
sử (10 tập) đã được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội cho ra mắt bạn
ñọc. ðối với CD ROM Hồ Chí Minh tồn tập và bộ Hồ Chí Minh toàn tập

(12 tập), tập thể tác giả, bao gồm nhiều nhà khoa học có uy tín đã sưu tầm,
biên soạn các tác phẩm, các bài nói, bài viết, bài phát biểu, các bức thư…của
Hồ Chí Minh trong suốt cuộc ñời hoạt ñộng cách mạng của Người. Những
tác phẩm ñó gắn liền với tồn bộ q trình ra đi tìm ñường cứu nước và lãnh
ñạo cách mạng Việt Nam giành ñược nhiều thắng lợi to lớn của chủ tịch Hồ


5

Chí Minh. Riêng trong CD ROM Hồ Chí Minh tồn tập, có đưa thêm một số
hình ảnh và các đoạn phim tư liệu về cuộc ñời hoạt ñộng cách mạng của
Bác. ðó là những di sản tư tưởng, tinh thần to lớn của dân tộc ta. Với Hồ
Chí Minh biên niên tiểu sử (10 tập), bộ sách này ñược viết dưới dạng biên
niên sử, bao gồm các sự kiện lịch sử, phản ánh khá chi tiết theo trình tự thời
gian gắn chặt với cả cuộc ñời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Cùng với
việc cung cấp các tư liêu, các sự kiện lịch sử, các tác giả ñã phân tích, giải
thích nhằm làm rõ thêm nội dung, ý nghĩa của các sự kiện ấy. Qua đó, làm
tốt lên những quan điểm, tư tưởng nổi bật của Hồ Chí Minh ở các thời kỳ
khác nhau, trong những ñiều kiện khác nhau, đối với những đối tượng khác
nhau… Ngồi ra, cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu đã và đang được thực
hiện rộng rãi trên phạm vi cả nước. Kể từ năm học 2002-2003, mơn học Tư
tưởng Hồ Chí Minh cũng ñã ñược ñưa vào chương trình giáo dục ñại học và
cao ñẳng của nước ta.
- ðối với việc nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề
giáo dục ñạo ñức cho thế hệ trẻ, thanh niên, học sinh, sinh viên nói riêng
Cùng với việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, nghiên
cứu tư tưởng về đạo đức của Hồ Chí Minh nói riêng đã có nhiều tác giả
nghiên cứu như: ñề tài KX 02-08 về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh do PGS
Nguyễn Văn Truy làm chủ nhiệm, Sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh của Tạ
Hữu Yên, Bác Hồ với sự nghiệp trồng người của Phan Hiền, Chủ tịch Hồ

Chí Minh và vấn ñề bồi dưỡng các thế hệ cách mạng của ðặng Xn Kỳ, Tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức mới của Thanh Lê, Tư tưởng Hồ Chí Minh
về vai trị thanh niên trong cách mạng Việt Nam của Trần Quy Nhơn…
Trong ñề tài KX 02-08 về tư tưởng ñạo ñức Hồ Chí Minh, các tác giả
đã nghiên cứu một cách hệ thống những vấn ñề cơ bản của tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh như: nguồn gốc, q trình hình thành và phát triển, những nội


6

dung cơ bản, những nguyên tắc xây dựng ñạo ñức mới…Bên cạnh đó, tập
thể tác giả đề tài cũng sưu tầm nhiều bài nói, bài viết về đạo đức của Bác. ðề
tài cũng ñi sâu nghiên cứu tư tưởng ñạo ñức Hồ Chí Minh trong những giai
ñoạn lịch sử nhất ñịnh như: tư tưởng ñạo ñức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, trong sự nghiệp chiến đấu vì độc
lập tự do, trong sự nghiệp xây dựng đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh, trong học tập, tu dưỡng và rèn luyện con người
mới…Ngồi ra, đề tài cịn tìm hiểu về thực tế đạo đức trong xã hội nước ta
những năm cuối thế kỷ XX, ñầu thế kỷ XXI. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra
nhiều dự báo và kiến nghị ñể giáo dục ñạo ñức cho các thế hệ Việt Nam
trong tương lai.
Tác phẩm Sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh được Tạ Hữu n trình
bày dưới dạng các mẫu chuyện kể về những sinh hoạt ñời thường cũng như
kể về cuộc ñời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Thơng qua các câu chuyện
sinh động về Bác Hồ, tác giả nêu bật lên ý nghĩa ñạo ñức hàm chứa trong ấy
nhằm giáo dục ñạo ñức và tấm gương đạo đức sáng ngời của Hồ Chí Minh
cho mọi người. Riêng với tác phẩm Bác Hồ với sự nghiệp trồng người, tác
giả Phan Hiền có một cách tiếp cận khác. Tác giả đã phân tích nhiều quan
điểm, tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh về vấn ñề trồng người, ñào tạo, bồi
dưỡng con người của Bác. Từ đó, rút ra nhiều bài học mà sự nghiệp trồng

người hiện nay của chúng ta phải quan tâm. Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức mới của Thanh Lê, tác giả nghiên cứu nhiều quan ñiểm, tư tưởng
của Bác về đạo đức mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị thanh niên trong
cách mạng Việt Nam thì ñược tác giả nêu bật lên nhiều quan ñiểm của Bác
về vai trị của thanh niên đối với cách mạng Việt Nam. Vai trị đó biểu hiện
cả trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Trong tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn ñề bồi dưỡng các thế


7

hệ cách mạng, tác giả ðặng Xuân Kỳ với tư cách là một nhà nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh, ông ñã nghiên cứu một cách khoa học những vấn ñề cơ
bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng các thế hệ cách mạng, các thế
hệ cha anh ñi trước cũng như các thế hệ tương lai.
Về giáo dục thanh niên và giáo dục ñạo ñức cho thế hệ trẻ, có các
cơng trình như: Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên.Tìm
hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và củng cố tổ chức ðoàn của Văn
Tùng. Giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình
mới. Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay của Phạm ðình
Nghiệp... Những vấn đề nêu trên mỗi tác giả có mỗi cách tiếp cận khác nhau.
Tác giả Văn Tùng nghiên cứu những tư tưởng, quan ñiểm lý luận của Hồ
Chí Minh về xây dựng, củng cố tổ chức ðồn, về bồi dưỡng thanh niên. Vấn
đề mà tác giả tập trung nhiều là những nội dung, phương pháp giáo dục, bồi
dưỡng thanh niên mà Bác Hồ ñã xây dựng và thực hiện qua các thời kì cách
mạng. Trên những cơ sở đó, cùng với việc nghiên cứu thực tế những vấn đề
liên quan đến tổ chức ðồn và thanh niên hiện nay, tác giả ñề xuất một số
nội dung, phương pháp giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Cịn
với Phạm ðình Nghiệp, tác giả thiên về ñiều tra xã hội học. Bằng các số liệu
ñiều tra phong phú, tác giả ñã cung cấp cho người ñọc những thơng tin đa

dạng về thực trạng vấn đề giác ngộ lý tưởng cách mạng của thế hệ trẻ Việt
Nam, thực tế của cơng tác giáo dục lý tưởng đạo ñức cách mạng cho thế hệ
trẻ. Từ ñó, tác giả ñưa ra một số giải pháp ñể nâng cao hiệu quả của công tác
giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ trong tình hình mới của đất
nước. Và cịn rất nhiều bài viết về đạo đức Hồ Chí Minh đăng trên các báo,
tạp chí trong và ngồi nước…
Nhìn chung, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức và vấn đề giáo dục ñạo ñức cách mạng cho thanh niên, thế hệ trẻ


8

nói riêng, được các tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, là
nguồn tài liệu q hết sức phong phú. Ở ñây, trong giới hạn của một luận
văn, người viết chỉ ñề cập tới vấn ñề giáo dục lý tưởng và ñạo ñức cách
mạng cho thế hệ trẻ, mà chủ yếu là học sinh sinh viên dưới ánh sáng của tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong ñiều kiện hiện nay ở nước ta.

3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức dưới
góc ñộ triết học và ñạo ñức học, cũng như vận dụng tư tưởng đó để giáo dục
đạo đức cho thế hệ trẻ, mà chủ yếu là học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu mà tác giả luận văn hướng tới là tìm hiểu tư
tưởng Hồ Chí Minh về ñạo ñức và sự vận dụng tư tưởng ñó vào việc giáo
dục ñạo ñức cho học sinh, sinh viên trong ñiều kiện mới của ñất nước.
ðể ñạt ñược mục ñích trên, nhiệm vụ của luận văn tập trung giải quyết
những nội dung chủ yếu sau:
- Bối cảnh lịch sử-xã hội, cơ sở hình thành và những luận điểm cơ bản
của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.

- Những định hướng về giáo dục ñạo ñức cho học sinh, sinh viên hiện
nay dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh về ñạo ñức.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận chung
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng
cho quá trình nghiên cứu. ðồng thời, kết hợp với một số phương pháp khác
ñể nghiên cứu ñề tài như:


9

- Phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu ñã xuất bản về tư tưởng
Hồ Chí Minh về ñạo ñức, về giáo dục ñạo ñức cho thanh niên và về đạo đức
Hồ Chí Minh.
- Phương pháp điều tra, thống kê và phân tích số liệu về thực tế lối
sống ñạo ñức của thế hệ trẻ, mà chủ yếu là học sinh, sinh viên hiện nay.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, về giáo
dục ñạo ñức cho thanh niên, ñề tài hy vọng sẽ góp phần khẳng định vai trị,
vị trí và giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Về mặt thực tiễn, đóng góp của đề tài là góp phần cung cấp cơ sở lý
luận ñể giáo dục ñạo ñức cách mạng cho học sinh, sinh viên. Nội dung đề tài
có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc học tập và giảng dạy tư tưởng
Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nói riêng, nhất là
ở các trường sư phạm.

7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và danh mục các tài liệu tham

khảo, luận văn ñược kết cấu gồm hai chương, 5 tiết.


10

Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ðẠO ðỨC

1.1. CƠ SỞ CỦA SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ðẠO ðỨC
1.1.1. Tình hình thế giới và trong nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX
- Tình hình thế giới
Từ nửa cuối thế kỷ XIX, tư bản phương Tây ñã chuyển từ chủ nghĩa
tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, hay cịn gọi là giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa. Do những địi hỏi về thị trường trong quá trình phát
triển kinh tế, các nước tư bản ñã mở rộng thị trường ra nhiều nước trên thế
giới, trong đó có cả phương ðơng. ðây cũng chính là một trong những
ngun nhân dẫn đến việc tiến hành xâm chiếm thuộc ñịa mà các quốc gia tư
bản chủ nghĩa thực hiện một cách rầm rộ cuối thế kỷ XIX, ñầu thế kỷ XX.
Sau khi xâm chiếm ñược thuộc ñịa, các nước tư bản biến thuộc ñịa
thành nơi tiêu thụ hàng hóa, mua bán, khai thác sức lao động…Chính những
hoạt động đó đã đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các nước tư bản
chính quốc. Và cũng chính từ đây, những phản ứng, những mâu thuẫn giữa
các nước thuộc ñịa với các nước tư bản diễn ra ngày càng quyết liệt, gay gắt.
Năm 1905, một cuộc cách mạng nổ ra ở Nga ñã thức tỉnh và cổ vũ mạnh mẽ
cho các thuộc địa trên phạm vi tồn thế giới trong phong trào chống chủ
nghĩa tư bản. Tiếp ñó, hàng loạt cuộc ñấu tranh chống chủ nghĩa tư bản xâm
lược thuộc ñịa ñã nổ ra khắp nơi trên thế giới, từ châu Á ñến châu Phi, châu
Mỹ La tinh…



11

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Quốc tế Cộng
sản ñược thành lập (1919), rồi Liên bang cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ Viết
ra đời (1922). ðây ñược xem là bước ngoặt lịch sử của thế giới nói chung và
của các nước thuộc địa nói riêng. Vì nó chính là một cuộc cách mạng vơ sản
triệt để. Một cuộc cách mạng mà ở đó con người được giải phóng thật sự và
được hưởng mọi quyền dân tộc tự quyết. Từ ñây, trên thế giới ñã xuất hiện
một hệ thống chính trị mới – đấu tranh vì mục đích giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc và giải phóng con người. ðó chính là chủ nghĩa xã hội.
Những biến động to lớn đó của tình hình thế giới ñã tác ñộng mạnh
mẽ ñến tình hình trong nước của xã hội Việt Nam.
- Tình hình trong nước
Xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược là một xã hội
phong kiến với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Triều đại nhà Nguyễn thực
hiện nhiều chính sách đối nội, đối ngoại hết sức bảo thủ. ðàn áp, bóc lột
nhân dân, bế quan tỏa cảng…là những gì mà triều Nguyễn áp dụng lúc bấy
giờ. Những sai lầm đó đã kìm hãm sự phát triển của dân tộc, của đất nước ta
trong một thời gian khá dài.
Trước xu thế xâm chiếm thuộc ñịa chung của các nước tư bản chủ
nghĩa trên thế giới, năm 1858 thực dân Pháp ñã tiến hành tấn cơng nước ta,
biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Sau khi chiếm ñược Việt Nam, thực
dân Pháp thi hành chính sách cai trị phản động và bắt ñầu khai thác thuộc
ñịa ñể phục vụ cho mục ñích thống trị của chúng.
Trong bối cảnh tình hình trong nước cũng như thế giới có nhiều biến
động như thế, Hồ Chí Minh đã ra đời. Bác sinh ra (19-05-1890) khi tiếng
súng xâm lược của thực dân Pháp ñã vang lên ở nước ta gần nửa thế kỷ
(1858). Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ từ một nước phong kiến trở thành

thuộc địa nửa phong kiến. ðời sống nhân dân vơ cùng lầm than, cơ cực với
hai tầng áp bức, bóc lột của thực dân phương Tây và phong kiến Việt Nam.


12

Nhiều giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện và kéo theo đó là hàng loạt những
mâu thuẫn lớn. Tiêu biểu và cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa nông dân với địa
chủ phong kiến và mâu thuẫn giữa tồn thể dân tộc ta với thực dân Pháp.
Trước những mâu thuẫn, những áp bức, bóc lột nặng nề ấy, nhân dân
ta ở khắp mọi miền ñất nước ñã ñứng lên ñấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Hầu
như mọi tầng lớp, giai cấp ñều ñứng lên chống thực dân Pháp xâm lược.
Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, công nhân, phong kiến, trí thức...liên
tiếp nổ ra như khởi nghĩa Hương Khuê của Phan ðình Phùng, n Thế của
Hồng Hoa Thám, phong trào Cần Vương của Tôn Thất Thuyết và vua Hàm
Nghi, ðông Du của Phan Bội Châu, Duy Tân của Phan Châu Trinh... Hàng
loạt những anh hùng dân tộc bất khuất, hiên ngang như Trương ðịnh,
Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu...đã ngã xuống vì nền
độc lập của dân tộc. Quyết tâm, lòng quả cảm, tinh thần yêu nước...của
những nhà cách mạng tiền bối ấy vô cùng mãnh liệt. Thế nhưng, tất cả
những phong trào, những cuộc khởi nghĩa ấy ñều thất bại và bị dìm trong bể
máu. ðó là những ñau thương, mất mác lớn của cả dân tộc. Vì sao chúng ta
lại thất bại trong khi dân tộc ta khơng thiếu những nhà cách mạng có trí
thức, tràn đầy nhiệt huyết đấu tranh và giàu lịng u nước? Lịch sử đã có
câu trả lời thật khoa học, chính xác và ý nghĩa. Tất cả những thất bại đó là
do cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ bị khủng hoảng về ñường lối cứu nước
và giai cấp lãnh ñạo cách mạng. Cách mạng Việt Nam thật sự chưa có một
giai cấp ñủ khả năng cầm lái. Con thuyền cách mạng nước ta cũng chưa xác
ñịnh ñược hướng ñi cụ thể, rõ ràng, ñúng ñắn.
Trong bối cảnh nguy khốn ấy, anh hùng đã xuất hiện. Nguyễn Ái

Quốc-Hồ Chí Minh-Bác Hồ kính u của chúng ta đã nhìn thấy được những
khủng hoảng ñó của cách mạng Việt Nam. Ngày 05-06-1911, với tinh thần
yêu nước nồng nàn và thương ñồng bào sâu sắc, trước những địi hỏi bức
thiết của dân tộc, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau hơn ba mươi năm


13

bôn ba hải ngoại, thâm nhập, nghiên cứu, khảo nghiệm nhiều cuộc cách
mạng trên thế giới, Hồ Chí Minh đã giải đáp bài tốn khủng hoảng giai cấp
lãnh đạo cách mạng và ñường lối cứu nước cho cách mạng nước ta bằng
việc thành lập ðảng Cộng sản Việt Nam ngày 03-02-1930 và thực hiện con
đường "cách mạng vơ sản" ở Việt Nam.
Với ðảng Cộng sản Việt Nam, Bác ñã chứng minh giai cấp cơng nhân
Việt Nam đã trưởng thành và ñủ sức lãnh ñạo cách mạng nước ta. Với con
ñường "cách mạng vơ sản", Hồ Chí Minh muốn khẳng định chỉ bằng con
đường ấy thì đất nước mới thốt khỏi cảnh nơ lệ, lầm than, dân tộc mới thật
sự được giải phóng. Thực tế cho thấy, kể từ khi ðảng Cộng sản Việt Nam ra
ñời và cùng với con ñường "cách mạng vơ sản", ðảng ta mà đứng đầu là chủ
tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành ñược nhiều thắng
lợi to lớn. Thắng lợi vĩ đại đầu tiên đó chính là cách mạng tháng 8 năm
1945, xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước cơng - nơng
đầu tiên ở ðơng Nam Á. Chiến thắng có ý nghĩa lịch sử làm chấn động tồn
cầu: ðiện Biên Phủ...và cả đại thắng mùa xn 1975 – thắng lợi đem lại nền
độc lập hồn tồn cho dân tộc ñều là hệ quả sự lãnh ñạo thiên tài của ðảng
Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Sau chiến thắng ðiện Biên Phủ năm 1954, một nửa ñất nước Việt
Nam ta ñã ñược ñộc lập, nhân dân được sống trong cảnh hịa bình thật sự.
ðó là thuận lợi to lớn của dân tộc ta trong q trình xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Chính tình hình đó đã tạo ra điều kiện vật chất quan trọng cho toàn thể

dân tộc ta trong nhiệm vụ giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Có thể nói, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, ñầu thế kỷ XX vừa nằm
trong hồn cảnh chiến tranh, vừa có hịa bình, vừa thuận lợi nhưng cũng vừa
có những khó khăn nhất định. Chính trong cái thời thế phức tạp ấy lại sinh ra
một anh hùng kiệt xuất của dân tộc: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Bác


14

khơng chỉ là nhà chính trị lỗi lạc, nhà cách mạng thiên tài mà cịn là một tấm
gương đạo đức sáng ngời, một nhà ñạo ñức vĩ ñại.
1.1.2. Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
ðạo đức với tính cách là một hình thái ý thức xã hội thể hiện những
quan hệ xã hội trong ứng xử của con người trong cuộc sống hàng ngày. ðạo
ñức ra ñời từ rất sớm, nó phản ánh sự tồn tại khách quan của những ñiều
kiện kinh tế, xã hội của mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh ra đời khơng nằm ngồi quy luật khách quan đó.
Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là tinh hoa và là một
trong những nội dung cốt lõi trong hệ thống tư tưởng lý luận của Người. Tư
tưởng ñạo ñức của Hồ Chí Minh vừa là sự phản ánh sinh động hiện thực xã
hội Việt Nam, vừa thấm nhuần ñạo ñức truyền thống, vừa tiếp thu sáng tạo
tinh hoa ñạo ñức nhân loại. ðồng thời, tư tưởng đó cịn được xây dựng trên
cơ sở những giá trị ñạo ñức của chủ nghĩa Mác-Lênin và trí tuệ thiên tài của
chính Hồ Chí Minh.
- Truyền thống ñạo ñức của dân tộc Việt Nam
Cơ sở sâu xa nhất của tư tưởng ñạo ñức Hồ Chí Minh là tư tưởng
truyền thống về đạo đức của dân tộc ta. ðạo ñức là một vấn ñề ñược đặt ra
từ rất sớm đối với tồn nhân loại nói chung và đối với Việt Nam nói riêng.
Với nước ta, ñạo ñức thể hiện rất phong phú, ña dạng mà cụ thể, rất sâu sắc
và gần gủi với cuộc sống của nhân dân. Nó có cả trong ca dao, tục ngữ,

truyền thuyết, cổ tích…của 54 thành phần dân tộc sống trên tồn lãnh thổ
Việt Nam. ðó là tinh thần bầu ơi thương lấy bí cùng, lá lành đùm lá rách,
nhiễu ñiều phủ lấy giá gương, thương người như thể thương thân…Khái
qt hơn đó chính là tư tưởng của người Việt Nam, một tư tưởng “hướng
chủ yếu ñến vấn ñề nhân sinh, ñạo lý làm người mà tư tưởng trung tâm là
yêu nước” [20, 24]. Truyền thống ñạo ñức dân tộc chính là xuất phát điểm của
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Bác đã từng khẳng định: dân ta có một


15

truyền thống ñạo ñức làm người. Truyền thống tốt ñẹp ấy biểu hiện ngay từ
buổi ñầu dựng nước. Trải qua một quá trình lâu dài chống giặc ngoại xâm,
giữ nước, truyền thống ñạo ñức dân tộc lại càng ñược bồi đắp phong phú
hơn. Nó khơng bất biến mà ln được bổ sung, phát triển. ðó là tinh thần hy
sinh quên mình vì Tổ quốc, là quyết tâm đấu tranh cho ñộc lập, tự do của ñất
nước và hạnh phúc của nhân dân. Bác Hồ của chúng ta chính là hiện thân
của tinh thần ñạo ñức cao ñẹp ấy.
- Tinh hoa ñạo ñức nhân loại
Cùng với những truyền thống ñạo ñức tốt đẹp của dân tộc, Hồ Chí
Minh ln biết gạn ñục, khơi trong, tiếp thu những giá trị ñạo ñức tiến bộ
của nhân loại. Cả phương ðông lẫn phương Tây, từ Nho, Phật, Lão ñến
Thiên chúa ñều phảng phất trong tư tưởng đạo đức của Bác. ðó là việc tu
dưỡng ñạo ñức cá nhân của Khổng Tử, là lòng nhân ái của Jêsu, là tinh thần
từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn của ðức Phật…
ðối với ñạo ñức phương ðơng, Hồ Chí Minh có sự chắt lọc tài tình.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học, tiếp xúc với
tư tưởng ñạo ñức Khổng Tử ngay từ nhỏ, nên ñạo ñức Nho giáo gần như ñã
ăn sâu vào tiềm thức của Người. Bác nhận thấy được những tư tưởng tích
cực trong đạo đức Nho học. Nho giáo coi ñạo ñức là gốc. “Cho nên bậc quân

tử chuyên chú vào việc gốc. Cái gốc ñược vững tốt, tự nhiên đạo lý bắt từ đó
mà sanh ra” (Quân tử vụ bổn; bổn lập nhi ñạo sanh)”[ 6, 4-5]. Muốn trị quốc,
bình thiên hạ, trước hết người quân tử phải biết tu dưỡng ñạo ñức cá nhân
ñối với chính bản thân mình. Nhìn thấy được tầm quan trọng và sức mạnh to
lớn đó của đạo đức đối với con người và xã hội, sau này, trong quá trình
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã từng nói: "Người cách mạng
phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hồn thành được nhiệm vụ
cách mạng vẻ vang"[39, 238].


16

Tư tưởng đạo đức Nho giáo được Hồ Chí Minh Việt hố một cách độc
đáo. Nếu Khổng Tử lấy "trung với vua" làm đầu thì với Hồ Chí Minh phải
"trung với nước". Nếu Nho giáo lấy "hiếu với cha mẹ" làm trọng thì đến Hồ
Chí Minh khơng dừng lại ở đó mà phát triển thành "hiếu với nhân dân"…Ở
Hồ Chí Minh, ta thấy cốt cách phong Nho, nếp sống giản dị, tâm hồn cao
thượng, luôn sống thân ái với mọi người, gần gũi với thiên nhiên. Một phong
thái nổi bật của ñạo ñức Nho giáo ñã thẩm thấu vào tâm hồn và tư tưởng của
Hồ Chí Minh.
Bên cạnh Nho giáo, Hồ Chí Minh cũng tiếp thu những giá trị tích cực
của tư tưởng ñạo ñức Phật giáo. “ðạo Phật với triết lý ñạo ñức nhân sinh sâu
sắc ñã trở thành một trong những ngọn cờ của phong trào địi tự do tư tưởng
và bình đẳng xã hội”[4, 189]. ðây là một tơn giáo đã trở thành quốc giáo
trong nhiều triều ñại phong kiến Việt Nam. Ngày nay, tư tưởng ñạo ñức
Phật giáo càng ăn sâu trong ñời sống tinh thần và tín ngưỡng, tơn giáo của
nhân dân ta. Bác đã thấy được tấm lịng đại từ bi của đức Phật. Vì muốn
chúng sinh khỏi bị khổ nạn của cuộc đời, ñức Phật ñã hy sinh quên mình ñể
tìm ra chân lý nhằm giải thốt cho họ. “Do đó triết lý ñạo ñức nhân sinh của
Phật giáo mang một tinh thần nhân văn sâu sắc”[4, 229]. Phải chăng tinh thần

cứu khổ, cứu nạn của đức Phật chính là đức hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân
để cứu dân ra khỏi cảnh lầm than, đưa đất nước thốt khỏi vịng nơ lệ của
Bác! Vì mục tiêu cao cả ấy, Người đã khơng ngại khó khăn, gian khổ quyết
đấu tranh diệt lũ ác ma bán nước và cướp nước là chủ nghĩa phong kiến,
thực dân - ñế quốc ñể ñem lại ñộc lập, tự do cho ñất nước, hạnh phúc cho
nhân dân.
Mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cịn được Bác tìm thấy ở chủ nghĩa
tam dân của Tơn Trung Sơn. Hồ Chí Minh đã có một thời kỳ khá dài hoạt
ñộng ở Trung Quốc. Người ñã tận mắt chứng kiến những thành tựu cũng
như những tồn tại của cuộc cách mạng do Tơn Trung Sơn lãnh đạo. Từ đó,


17

Người đã nhận thấy ưu điểm của chính sách Tơn Trung Sơn là phù hợp với
ñiều kiện Việt Nam. Chẳng hạn, ở Tơn Trung Sơn cũng thể hiện lý tưởng
đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, ñem lại ấm no hạnh phúc
trong cuộc sống cho nhân dân. Sự gặp nhau về ñạo ñức giữa hai nhà tư
tưởng lớn là tất yếu khi cả hai cùng mưu cầu độc lập, tự do, hạnh phúc cho
dân tộc mình.
Tư tưởng đạo đức của Bác hình thành thơng qua một q trình. Q
trình đó gắn liền với q trình ra ñi tìm ñường cứu nước. Bác ñã ñến phương
Tây, sống và hoạt ñộng ở nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp,
Nga...Phương Tây là nơi mà ñạo Cơ ñốc giáo ñã trở thành quốc giáo từ rất
sớm và gần như bao trùm lên ñời sống của nhân dân cho ñến hơm nay. Gạt
bỏ những hạn chế, tiêu cực, Hồ Chí Minh tìm thấy được ở Thiên chúa giáo
lịng nhân ái bao la của Jésu.
Từ cuối thế kỷ XIX, ñầu thế kỷ XX, phương Tây đã là cái nơi sản sinh
ra nhiều trào lưu tư tưởng, nhiều nhà tư tưởng lớn của thế giới. Hồ Chí Minh
đã có một thời gian khá dài sống tại thủ đơ Paris hoa lệ, trung tâm văn hóa,

tư tưởng của châu Âu và thế giới. Người có dịp tiếp thu nhiều tư tưởng,
trong đó có tư tưởng của các nhà khai sáng như Montesquieu,
J.J.Rousseau...hay tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng tư sản
Pháp. ðó cũng là một trong những tiền đề góp phần khơng nhỏ đối với việc
hình thành chủ nghĩa nhân văn, tinh thần nhân ñạo, cụ thể hơn là tư tưởng
đạo đức của Hồ Chí Minh.
- Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đạo đức
Năm 1920, Hồ Chí Minh lần ñầu tiên tiếp xúc với chủ nghĩa MácLênin khi ñọc ñược “sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lênin về các vấn
ñề dân tộc và thuộc ñịa”. Kể từ đó, Người tin tưởng và đi theo chủ nghĩa
Mác-Lênin. Qua khảo cứu, Hồ Chí Minh nhận thấy rằng: “Bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn


18

nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”[32, 268]. Người khẳng ñịnh: “phải
theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”[32, 280]. Hồ Chí Minh khơng chỉ tìm
thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường cứu nước-con đường “cách mạng vơ
sản”. Người cịn tìm được ở đây những tư tưởng đạo đức tích cực, tiến bộ
của thời đại.
ðối với Hồ Chí Minh, yêu thương, nhân ái trên lý thuyết, tư tưởng
vẫn không làm Người hài lịng. Theo Bác, tư tưởng đó phải ñược hiện thực
hóa cho cả dân tộc và nhân loại. Người tìm thấy được những giá trị đạo đức
cao đẹp nhất ở các nhà cộng sản khoa học là: giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc, giải phóng con người. "ðối với Mác-Ănghen ñạo ñức cao
nhất của con người là phải coi con người là bản chất tối cao của con người
và phải lật ñổ tất cả những giá trị xã hội trong đó con người bị làm nhục, bị
nơ dịch, bị bỏ rơi, bị khinh bỉ"[68, 27]. Quan niệm của Mác về hạnh phúc là
được đấu tranh vì hạnh phúc của người khác, rộng hơn nữa là vì hạnh phúc
của tất cả mọi người. ðối với Lênin, đó là hiện thân của tình anh em bốn bể,

là đời tư trong sáng, là nếp sống giản dị, là ñạo ñức vĩ ñại và cao ñẹp dành
cho các dân tộc bị áp bức.
Theo quan ñiểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, ñạo ñức chân chính là phải
đấu tranh xóa bỏ triệt để cái cũ, những cái lỗi thời, lạc hậu, kìm hãm sự phát
triển của con người và xã hội loài người. ðồng thời, phải xây dựng những
chuẩn mực ñạo ñức mới – ñạo ñức xã hội chủ nghĩa, phù hợp với quy luật
vận ñộng và phát triển của xã hội.
Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, Hồ Chí Minh đã kế thừa
có chọn lọc và phát triển sáng tạo các giá trị ñạo ñức tiến bộ của nhân loại,
nhất là quan niệm về ñạo ñức của chủ nghĩa Mác-Lênin, nền tảng lý luận cơ
bản tạo nên tư tưởng ñạo ñức cách mạng của Người.


19

- Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh
Xét một cách tổng thể, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh khơng thể có
được nếu khơng có nhân tố chủ quan của bản thân con người Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc - danh nhân văn hóa kiệt xuất
thế giới, Người biết xây dựng tư tưởng đạo đức của mình trên nền tảng
những tinh hoa ñạo ñức của dân tộc và nhân loại.
Hồ Chí Minh sinh ra trong hồn cảnh dân tộc bị nơ lệ, nước nhà bị
xâm chiếm, nhân dân lầm than, cơ cực, xuất thân trong một gia đình nhà
Nho u nước, lớn lên trên quê hương xứ Nghệ khắc khổ nhưng trung kiên
và dải đất miền Trung khơ cằn mà bất khuất. Tất cả kết lại là lẽ sống, là
lương tri, là lịng nhân ái, là đạo đức sáng ngời của dân tộc ta. Truyền thống
ấy ñã hun ñúc ở Bác nếp sống giản dị, lịng u nước nồng nàn và thương
đồng bào sâu sắc.
Cuộc đời cách mạng trải qua khơng ít thăng trầm, sóng gió đã tơi
luyện, hun đúc ở Hồ Chí Minh một chí khí cách mạng kiên cường, một nhà

u nước chân chính. Cuộc đời cách mạng ấy đã cho ra ñời một hệ tư tưởng
ñạo ñức lớn: ñạo ñức cách mạng. ðạo ñức ấy ñã làm nên một Hồ Chí Minh biểu tượng vĩ đại và cao đẹp về đạo đức của dân tộc Việt Nam.
Với trí tuệ anh minh và tư duy biện chứng, kiến thức uyên thâm và
tinh thần tự chủ, sáng tạo, sự khổ công học tập và rèn luyện khơng biết mệt
mỏi, Hồ Chí Minh ñã xây dựng và thể hiện tư tưởng ñạo ñức của mình một
cách khoa học và cao ñẹp. Chúng ta khơng thể lầm lẫn vào đâu được với nếp
sống giải dị, khiêm tốn, tác phong làm việc vô tư, khoa học, tấm lòng nhân
ái, bao dung của Bác. Cuộc ñời và sự nghiệp của Người là minh chứng vô
giá cho tư tưởng đạo đức cao cả của Hồ Chí Minh. Ở Hồ Chí Minh, ta như
thấy cả tâm hồn dân tộc, lương tâm thời ñại và tinh hoa của lồi người. Hồ
Chí Minh - bình thường mà cao thượng - giản dị nhưng vĩ ñại - một nhà ñạo
ñức cách mạng hiện thực của cả dân tộc và nhân loại.


20

Nhìn một cách tồn diện, có thể nói, nếu truyền thống đạo đức dân
tộc, tinh hoa đạo đức ðơng, Tây là điều kiện khách quan, là cơ sở quan trọng
thì ñạo ñức cộng sản của chủ nghĩa Mác-Lênin và nhân tố chủ quan của Hồ
Chí Minh, là cội nguồn căn bản, quyết định sự hình thành tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh. Tất cả hội tụ trong tư tưởng và mục đích tối cao của Người:
mưu cầu độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc và cả nhân loại. Tiếp thu
những giá trị đạo đức trước đó, Hồ Chí Minh khơng sao chép máy móc mà
thổi vào đó một luồng gió mới, một cái hồn tinh tế, sáng tạo, cách mạng hóa
nó thành một hệ tư tưởng đạo đức ñặc thù, ñộc ñáo - ñạo ñức mới, ñạo ñức
cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
1.2. NHỮNG LUẬN ðIỂM CHỦ YẾU CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ ðẠO ðỨC
1.2.1. Vai trị của đạo đức
Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh quan tâm và đề cao một cách

xun suốt, tồn diện, liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của mọi
cơng dân. Theo Bác, đạo đức là cái gốc của con người. Mỗi người dân phải
giữ ñúng ñạo ñức công dân, cán bộ, ñảng viên phải giữ vững ñạo ñức cách
mạng.
Từ lúc sinh thời ñến khi vĩnh biệt chúng ta, Người ln chú tâm đến
việc rèn luyện, giáo dục ñạo ñức cho cán bộ, ñảng viên, thế hệ trẻ, học sinh,
sinh viên, nói chung là cho nhân dân. Người khẳng ñịnh: "nước ta là một
nước dân chủ...nhân dân có quyền lợi làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm trịn
bổn phận cơng dân, giữ đúng đạo đức cơng dân: Tn theo pháp luật, xây
dựng lợi ích chung, bảo vệ Tổ quốc...chúng ta cần phải giáo dục ñạo đức
cơng dân để mọi người hiểu rõ lợi ích chung của nhà nước và lợi ích riêng
của người dân là nhất trí, quyền lợi của cơng dân và nghĩa vụ của cơng dân
là nhất trí"[37, 452-453]. ðặc biệt, với cán bộ, ñảng viên, theo Bác, cần phải


21

quan tâm nhiều hơn, gương mẫu nhiều hơn về ñạo đức. Vì theo Bác, muốn
làm cách mạng thành cơng cần có yếu tố con người. Con người đó phải có tư
cách người cách mạng, tư cách đó chính là đạo ñức cách mạng của người
cán bộ, ñảng viên. "Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng.
Phải giữ vững ñạo ñức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân
chính. Nhận rõ phải trái, giữ vững lập trường, tận trung với nước, tận hiếu
với dân. Mọi việc thành hay là bại chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo
đức cách mạng hay là khơng"[37, 480]. Với ðảng, trước lúc ñi xa, Bác căn
dặn rằng: "ðảng ta là một ñảng cầm quyền mỗi ñảng viên và cán bộ phải
thật sự thấm nhuần ñạo ñức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí
cơng vơ tư"[42, 498]. Người chỉ rõ: "Người cách mạng phải có đạo đức cách
mạng làm nền tảng mới hồn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang"[39,
283]. Hồ Chí Minh hiểu sức mạnh to lớn của ñạo ñức ñối với cách mạng.

Người nhận thức một cách đúng đắn, khoa học về vị trí, vai trò quan trọng
của yếu tố tinh thần. Vận dụng và phát huy nó, Hồ Chí Minh đã chuyển hóa
được sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất hùng hậu cho cách mạng
Việt Nam. ðúng như quan ñiểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: “Cố nhiên là vũ
khí của sự phê phán khơng thể thay thế được sự phê phán của vũ khí; lực
lượng vật chất chỉ có thể bị đánh ñổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận
cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần
chúng”[30, 25]. ðứng trên lập trường của thế giới quan duy vật và phương
pháp luận biện chứng của chủ nghĩa cộng sản khoa học, vận dụng vào thực
tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chứng minh cho quan ñiểm lý
luận sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó xâm nhập vào quần chúng
trong cả lĩnh vực đạo đức là hồn tồn đúng đắn.
Theo Người, ñạo ñức cũng liên hệ mật thiết với chính trị. Mục tiêu
chính trị của Bác ln là độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân
dân. ðó chính là ñạo ñức cao cả của Người dành cho dân tộc mình. Muốn có


22

ñược ñộc lập, tự do, hạnh phúc, theo Bác, giai cấp cơng nhân và tồn dân
phải phấn đấu và đặc biệt, phải có yếu tố đạo đức, con người mới có thể thực
hiện được mục tiêu đó. Bác coi đạo đức là cái gốc, nhưng chỉ có đạo đức
khơng thì chưa đủ, muốn hiện thực hóa mục tiêu cách mạng thì cịn cần có
cả tài năng thể hiện trong thực tiễn. Người có đức mà khơng có tài làm việc
gì cũng lúng túng. ðức và tài là hai nội dung thống nhất cấu thành phẩm
chất, nhân cách của con người. ðây là hai mặt khơng thể thiếu được của
người cách mạng.
Trên cơ sở những quan niệm ấy, Hồ Chí Minh xây dựng lên một số
chuẩn mực ñạo ñức mới như trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư, yêu thương con người...Tất cả các phẩm chất đó, theo

Bác, từ những người bình thường cho đến những ñảng viên, cán bộ cách
mạng ñều phải thi hành cho thật tốt. Thế mới là một con người thấm nhuần
ñạo ñức mới - ñạo ñức cách mạng. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức
cách mạng và đạo đức ñời thường gần như thống nhất với nhau. “Hãy nhận
biết chính mình nghĩa là nhận biết mình như thực thể xã hội-đạo đức, hơn
nữa khơng phải với tính cách là một cá nhân, mà trước hết là con người nói
chung” [63, 90]. Vậy người cách mạng cũng là con người bình thường-người
cơng dân. Cơng dân có đạo đức của cơng dân và cũng là ñạo ñức của người
cách mạng. "Ở ñời và làm người thì người cách mạng phải dám hành động
vì nghĩa, phải thâm nhập vào đời sống, suy nghĩ và làm việc cùng với nhân
dân trong ñời thường”[35, 249]. Dù là cán bộ, đảng viên hay người bình
thường nhất, đều phải có nghĩa vụ làm trịn bổn phận cơng dân, "giữ vững
đạo đức cơng dân"[35, 249]. Có thể thấy, với Bác, đạo đức có một vai trị
đặc biệt quan trọng đối với con người nói chung, với thế hệ trẻ, học sinh,
sinh viên nói riêng. ðạo đức chính là cái gốc của tất cả mọi người.


23

1.2.2. Bản chất của ñạo ñức cách mạng
Bản chất ñạo ñức Hồ Chí Minh là ñạo ñức mới-ñạo ñức cách mạng.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, về mặt bản chất, ñạo ñức mới khác hẳn so với
các kiểu ñạo ñức cũ. Theo Bác, ñạo ñức mới như người ñứng vững bằng hai
chân, ngẩng đầu lên trời, cịn đạo đức cũ thì chân chổng lên trời, đầu ngược
xuống đất. Thật vây, ñạo ñức mới-ñạo ñức cách mạng hoàn toàn ñối lập với
ñạo ñức cũ-ñạo ñức phong kiến, tư sản. ðạo ñức phong kiến ln mang tính
gia trưởng, buộc con người phải cam chịu, trói con người vào vịng lễ giáo
gia phong. ðạo đức tư sản thể hiện tính ích kỷ, hẹp hịi, kìm hãm con người
trong những lợi ích cá nhân của giai cấp thống trị. ðạo ñức mới do Bác khởi
xướng và tồn ðảng, tồn dân ta đã và đang xây dựng là nhằm cải biến, xóa

bỏ những chuẩn mực phản tiến bộ, những tư tưởng lỗi thời, lạc hậu của các
kiểu đạo đức trước đó. Khi cho ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách
“người tốt việc tốt” năm 1968, Bác nói: “đạo đức ngày nay cao rộng hơn:
khơng chỉ có hiếu với bố mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân”[64, 49].
Trong bài Thực hành tiết kiệm, chống tham ơ, lãng phí, chống bệnh quan
liêu, năm 1952, Bác khẳng ñịnh: “Cách mạng là tiêu diệt những cái gì xấu,
xây dựng những cái gì tốt. Chúng ta làm cách mạng ñể tiêu diệt chế ñộ thực
dân, phong kiến, ñể xây dựng dân chủ mới”[64, 90].
Về cơ bản, theo Hồ Chí Minh, bản chất của đạo đức dưới chủ nghĩa xã
hội là ñạo ñức mới-ñạo ñức cách mạng của giai cấp cơng nhân. Tác phẩm
“ðạo đức cách mạng” Bác viết tháng 12 năm 1958 cho chúng ta thấy rất rõ
tư tưởng đó. Trong tác phẩm ấy, Bác nói: “ñạo ñức cách mạng là tuyệt ñối
trung thành với ðảng, với nhân dân…đạo đức cách mạng là vơ luận trong
hồn cảnh nào, cũng phải quyết tâm ñấu tranh chống mọi kẻ địch, ln ln
cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết khơng chịu khuất phục, khơng chịu
cuối đầu. Có như thế mới thắng ñược ñịch, và thực hiện ñược nhiệm vụ cách
mạng…đạo đức cách mạng là hịa mình với quần chúng thành một khối, tin


24

quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng”. ðó là
nghĩa vụ, là trách nhiệm của giai cấp cơng nhân, những người cách mạng.
ðấy cũng chính là ñạo ñức cách mạng của giai cấp công nhân.
Thực sự Hồ Chí Minh đã xây dựng được một nền đạo ñức như thế.
Trong hoàn cảnh ñất nước bị xâm chiếm, nhân dân bị nơ lệ, bị áp bức, bóc
lột, giai cấp cơng nhân Việt Nam đã hình thành và phát triển. Họ là những
người tiên phong trong phong trào chống chủ nghĩa ñế quốc, thực dân,
phong kiến, giành ñộc lập cho dân tộc, ñem lại tự do, hạnh phúc cho giai
cấp, cho nhân dân. Họ đã cùng tồn thể nhân dân lao động đấu tranh để tự

giải phóng mình. Hồ Chí Minh chính là một trong những người có cơng
đóng góp lớn nhất cho phong trào cách mạng ấy của dân tộc. Xuất phát từ
thực tiễn xã hội như thế, nên tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mang bản chất
cách mạng, bản chất giai cấp công nhân.
Tư tưởng về ñạo ñức cách mạng là một trong những nội dung cơ bản
và là tinh hoa trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. “Nó hình thành
từ u cầu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con
người…Có thể nói, Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, những
lãnh tụ cách mạng quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức và có nhiều cống hiến
về tư tưởng đạo đức cách mạng. Khơng những thế, bản thân Người là một
tấm gương mẫu mực về ñạo ñức cách mạng”[16, 279].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về ñạo ñức là sự kết tinh và phát triển những
giá trị tư tưởng ñạo ñức của dân tộc Việt Nam, của phương ðông, phương
Tây và của chủ nghĩa Mác-Lênin một cách phù hợp với những yêu cầu
khách quan của cách mạng Việt Nam do ðảng Cộng sản Việt Nam – ñội tiên
phong của giai cấp cơng nhân Việt Nam lãnh đạo.
Tựu trung, bản chất đạo đức Hồ Chí Minh chính là ñạo ñức cách
mạng. ðó là trách nhiệm, nghĩa vụ trung với nước, ñạo lý hiếu với dân, là


×