Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

thiết kế hệ thống Xử lý nước thải bao bi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.39 MB, 139 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CN SINH HỌC – TP – MÔI TRƯỜNG




CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY
TNHH TM VÀ BAO BÌ SÀI GÒN (SAIGON TRAPACO)
CÔNG SUẤT 300 M
3
/ NGÀY.ĐÊM







Ngành: Môi Trường
Chuyên ngành: Công Nghệ Kỹ Thuật Môi Trường

Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Vũ Hải Yến
Sinh viên thực hiện: Trần Ngọc Chất – Huỳnh Mạnh Cường
Lớp: 11CMT03



TP.Hồ Chí Minh, tháng 4/2014
GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM – MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Hệ: Cao đẳng chính quy (CQ, LT, B2, VLVH)


Họ và tên sinh viên: HUỲNH MẠNH CƯỜNG
MSSV : 1111080091
Địa chỉ : 72 – Chu Văn An – P.26 – Q.Bình Thạnh – TP.HCM
E-mail :
Họ và tên sinh viên: TRẦN NGỌC CHẤT
MSSV : 1111080086
Lớp: 11CMT03
Ngành : Công nghệ kỹ thuật môi trường
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
Tên đề tài: Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải cho Cty TNHH Thương Mại và Bao
Bì Sài gòn (Saigon Trapaco) công suất 300 m
3
/ ngày.đêm.
Địa chỉ: Lô B56-57/II, đường 2E, KCN Vĩnh Lộc, Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh
Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Vũ Hải Yến

1. Kế hoạch thực hiện đồ án/ khóa luận tốt nghiệp trong 10 tuần:


Ý kiến giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)






TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)








GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN

Lời nói đầu

Trong suốt quá trình học tập và thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, hai chúng
em luôn nhận được sự quan tâm, động viên và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô và bạn
bè.
Để hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này, trước hết hai chúng em xin được
gửi lời cảm ơn đến cô hướng dẫn Th.S. Vũ Hải Yến, người đã hướng dẫn tận tình, cùng
những ý kiến đóng góp sâu sắc nhất, tạo điều kiện để chúng em hoàn thành tốt chuyên đề
này.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô trong khoa Công
Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm – Môi Trường, trường ĐH Công Nghệ TP.HCM
(HUTECH) đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ chúng em trong suốt
quá trình học tập.
Đồng thời, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã động viên, chia
sẽ với chúng em những khó khăn trong quá trình làm chuyên đề.
Cuối cùng, chúng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, người
thân đã hỗ trợ, tạo điều kiện để chúng em hoàn tất quá trình học tập.


TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 – năm 2014

Huỳnh Mạnh Cường
Trần Ngọc Chất
GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN


Mục lục
CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: 1
2. Mục đích của đề tài: 2
3. Nội dung nghiên cứu: 2
4. Phương pháp nghiên cứu: 2
5. Phạm vi nghiên cứu: 2
6. Ý nghĩa: 3
7. Kết cấu của ĐA/KLTN: 3
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ BAO BÌ
SÀI GÒN (SAIGON TRAPACO) 4
1.1. Giới thiệu về (Saigon Trapaco) 4
1.2. Vị trí địa lý 6

1.3. Điều kiện tự nhiên 6
CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ . 8
2.1. CÁC THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI 8
2.1.1. Chỉ tiêu lý học 8
2.1.2. Chỉ tiêu hoá học và sinh hoá 8
2.2.TỒNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ 10
2.2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học 10
2.2.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý 15
2.2.3. Các công trình xử lý sinh học tự nhiên 24
2.2.4. Công trình xử lý sinh học nhân tạo 27
2.2.5. Một số công trình sinh học khác 32
CHƯƠNG 3 - PHÂN TÍCH LỰA CHỌN VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỨ LÝ
NƯỚC THẢI 37
3.1. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI 37
3.1.1. Thành phần và tính chất cặn có trong nước thải 37
3.1.2. Nhu cầu oxy sinh hóa BOD và nhu cầu oxy hóa học COD 38
3.1.3. Oxy hòa tan (DO) 39
3.1.4. Thành phần thức ăn: có 3 loại chủ yếu 39
3.1.5. pH 40
GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN


3.1.6. Hợp chất Nito và Phospho 40
3.1.7. Các hợp chất vô cơ trong nước thải sinh hoạt không cần phân tích, nhưng đáng
lưu ý là chlorite và sulphate 40
3.1.8. Thành phần VS 41
3.1.9. Nhiệt độ nước thải 41
3.2. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO CÔNG TY 41
CHƯƠNG 4 – TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 49
4.1. PHƯƠNG ÁN 1: 50

4.1.1. Song chắn rác: 50
4.1.2. Hố Thu Gom : 53
4.1.3. Bể điều hòa: 54
4.1.4. Bể keo tụ - tạo bông: 58
4.1.5. Bể lắng 1: 63
4.1.6. Bể Aerotank 66
4.1.7. Bể lắng 2 75
4.1.8. Bể khử trùng 79
4.1.9. Bể chứa bùn 84
4.1.10.Sân phơi bùn: 86
4.2. PHƯƠNG ÁN 2: 89
4.2.1. Song chắn rác: 90
4.2.2. Hố Thu Gom : 93
4.2.3. Bể điều hòa 94
4.2.4. Bể tuyển nổi 97
4.2.5. Bể lắng sơ bộ: 102
4.2.6. Bể lọc sinh học 105
4.2.7. Bể khử trùng 108
4.2.8. Bể chứa bùn 114
4.2.9. Sân phơi bùn 115
CHƯƠNG 5 - MÔ TẢ CÔNG TRÌNH THIẾT BỊ VÀ KHÁI TOÁN CÔNG TRÌNH
117
5.1. TÍNH TOÁN THEO PHƯƠNG ÁN 1 117
5.1.1. Phần xây dựng 117
5.1.2. Phần thiết bị 118
GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN


5.1.3. Chi phí vận hành 119
5.2. TÍNH TOÁN THEO PHƯƠNG ÁN 2 122

5.2.1. Phần xây dựng 122
5.2.2. Phần thiết bị 123
5.2.3. Chi phí quản lý và vận hành 124
5.3. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ 126
CHƯƠNG 6 - QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 129
6.1. Nghiệm thu công trình 129
6.2. Giai đoạn đưa công trình vào hoạt động 129
6.3. Những nguyên nhân phá hủy chế độ làm việc và biện pháp khắc phục 129
6.4. Kỹ thuật an toàn 130
CHƯƠNG 7 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131
7.1. Kết luận. 131
7.2. Kiến nghị 131
















GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN




DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

 BOD
5
: Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày (Biochemical Oxygen Demand)
 COD: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
 DO: Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)
 SS: Cặn lơ lửng (Suspende Solids)
 TCXD: Tiêu chuẩn xây dựng
 VSV: Vi sinh vật
 VK: Vi khuẩn
 HTXLNT: Hệ thống xử lý nước thải
 QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
















GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN




DANH MỤC HÌNH ẢNH

HÌNH 1: SONG CHẮN RÁC TINH VÀ SONG CHẮN RÁC THÔ 11
HÌNH 2: BỂ ĐIỀU HÒA 12
HÌNH 3: SƠ ĐỒ BỂ LẮNG CÁT NGANG HÌNH CHỮ NHẬT 13
HÌNH 4: MÔ HÌNH BỂ CHỨA NƯỚC VÀ BỒN LỌC ÁP LỰC 14
HÌNH 5: SƠ ĐỒ BỂ TÁCH DẦU MỠ LỚP MỎNG 15
HÌNH 6: BỂ TRUNG HÒA 17
HÌNH 7: BỂ TUYỂN NỔI KẾT HỢP VỚI CÔ ĐẶC BÙN 18
HÌNH 8: SƠ ĐỒ THÁP LỌC HẤP PHỤ. 19
HÌNH 9: CẤU TẠO LÕI LỌC 21
HÌNH 10: HỒ SINH HỌC 26
HÌNH 11: BỂ LỌC SINH HỌC 28
HÌNH 12: HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ TRONG BỂ AEROTANK 29
HÌNH 13: BỂ LẮNG 2 30
HÌNH 14: CẤU TẠO BỂ UASB 31
HÌNH 15: ĐĨA QUAY SINH HỌC 32
HÌNH 16: CẤU TẠO MƯƠNG OXI HÓA 33
HÌNH 17: CÁC PHA TRONG BỂ SBR 34
HÌNH 18: CẤU TẠO BỂ MBR 36
GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN

SVTH: Huỳnh Mạnh Cường – Trần Ngọc Chất 1



CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, đất nước đang trên đà công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Vì vậy số công ty
và xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, để phát triển các mặt hàng cần thiết đáp ứng nhu
cầu thị trường và phục vụ nhu cầu sống của con người. Với quy mô sản xuất rộng lớn, thiết
bị hiện đại cho ra các mặt hàng chất lượng cao đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô
nhiễm hiện nay.
Một số tình trạng ô nhiễm đáng lưu ý do các công ty, xí nghiệp sản xuất những mặt
hàng có lượng hoá chất độc hại gây ô nhiễm không khí, đất, nước…như một số nghành sản
xuất sơn, dệt nhuộm, thuộc da, bao bì các loại… chính vì thế cần có biện pháp xử lý tốt với
các loại ô nhiễm để đem lại môi trường xanh – sạch – đẹp.
Một số công ty, xí nghiệp đã và đang áp dụng tốt quy chuẩn – tiêu chuẩn xả thải để
bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó vẫn còn các công ty, xí nghiệp nhỏ lẻ vì nhu cầu lợi nhuận
riêng không tuân thủ các chính sách bảo vệ môi trường đã thải ra các loại khí thải, chất thải
độc hại làm ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh. Chính vì thế cần có những biện
pháp xử lý triệt để, áp dụng những chính sách ISO góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn.
Công ty TNHH thương mại và bao bì Sài Gòn (Saigon Trapaco) là một trong những
công ty nằm trong khu công nghiệp Vĩnh Lộc A, chuyên sản xuất các mặt hàng bao bì các
loại, với lượng nước thải 300 m
3
/(ngày đêm) khá ô nhiễm nhưng hiện nay công ty chưa có
hệ thống xử lý nước thải riêng mà phải thông qua trạm xử lý nước thải tập trung khu công
nghiệp Vĩnh Lộc A để xử lý gây tốn nhiều chi phí và hiệu quả chưa cao cho công ty. Vì thế
để góp phần phát triển công ty cũng như để bảo vệ môi trường tốt hơn, chúng tôi đưa ra các
giải pháp tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải riêng cho công ty để đảm bảo là một đơn
vị sản xuất bền vững đem lại hiệu quả cao, lợi nhuận lớn và những vấn đề môi trường phải
được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là trong vấn đề xử lý nước thải.
GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN


SVTH: Huỳnh Mạnh Cường – Trần Ngọc Chất 2

2. Mục đích của đề tài:
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải cho công ty TNHH thương mại và bao bì Sài Gòn
(Saigon Trapaco), công suất 300 m
3
/(ngày/đêm) góp phần phát triển công ty và bảo vệ
môi trường, nước thải đầu ra đạt QCVN 40:2011.
3. Nội dung nghiên cứu:
 Thu thập tài liệu, khảo sát thực tế và đánh giá tổng quan về công nghệ sản xuất, khả
năng gây ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải của công ty.
 Thu thập số liệu, tài liệu về công ty
 Lựa chọn thiết kế công nghệ và xử lý nước thải cho công ty đạt tiêu chuẩn môi
trường
 Tính toán thiết kế
 Tính toán kinh tế
4. Phương pháp nghiên cứu:
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty với diện tích 10000 m
2

chuyên sản xuất bao bì nhựa mềm (màng nhựa phức hợp, đa lớp) cao cấp ở Việt
Nam.
Phương pháp thu thập, biên dịch và tổng hợp tài liệu.
Phương pháp dự báo.
Phương pháp tính toán.
Phương pháp thiết kế.
Phương pháp trình bày bản vẻ.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Áp dụng cho nước thải sản xuất của công ty TNHH thương mại và bao bì Sài Gòn
(Saigon Trapaco) nằm ở lô B56-57/II, đường 2E, KCN Vĩnh Lộc, Huyện Bình Chánh, TP

Hồ Chí Minh.





GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN

SVTH: Huỳnh Mạnh Cường – Trần Ngọc Chất 3

6. Ý nghĩa:
 Về khoa học: Xây dựng trạm xử lý nước thải cho công ty đạt tiêu chuẩn môi
trường, giải quyết được vấn đề môi trường do nước thải của công ty.
 Về kinh tế: Giúp công ty giảm phần nào chi phí về vấn đề xả thải.
 Về xã hội:
- Góp phần nâng cao ý thức về môi trường cho nhân viên và ban quản lý
- Khi hệ thống hoàn thành và đi vào hoạt động tạo điều kiện cho doanh nghiệp,
sinh viên tham quan – học tập.
- Bảo vệ môi trường xung quanh và hạn chế ô nhiễm.
7. Kết cấu của ĐA/KLTN:
Đề tài bao gồm 7 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH thương mại và bao bì Sài Gòn (Saigon Trapaco)
Chương 2: Tổng quan về nước thải và các phương pháp xử lý
Chương 3: Phân tích lựa chọn và đề xuất công nghệ xử lý nước thải
Chương 4: Tính toán hệ thống xử lý nước thải
Chương 5: Mô tả công trình thiết bị và khái toán công trình
Chương 6: Quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải
Chương 7: Kết luận và kiến nghị











GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN

SVTH: Huỳnh Mạnh Cường – Trần Ngọc Chất 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ BAO
BÌ SÀI GÒN (SAIGON TRAPACO)

1.1. Giới thiệu về (Saigon Trapaco)
Thành lập vào năm 1995, Cty Thương Mại và Bao Bì Sài gòn, TNHH (Saigon
Trapaco) là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các lọai bao bì nhựa, thành phẩm là các
lọai bao bì nhựa mềm, bao bì màng ghép phức hợp, đa lớp dưới dạng túi và cuộn (phục
vụ cho công nghệ đóng gói sản phẩm trên máy tự động)… Là công nghệ kết hợp từ việc In
& Ghép các lọai màng nhựa Polyme (BOPP,PET,PA, CEL, MCPP, MPET, PP, PE,
LLDPE, CPP, RETORT…), khác với các lọai bao bì nhựa cứng như chai PET (thực phẩm,
đồ uống…), các lọai khay, hộp, nhựa (PET, PE, PP, CERO-FOAM… ), các lọai bình, chai,
thùng sơn, phuy nhựa…, và cũng khác hoàn toàn với bao bì nhựa đơn lớp là túi “xốp”
(shopping), bao PP dệt… bày bán, sử dụng tại các chợ, siêu thị.
Năm 2002, Saigon Trapaco quyết định đầu tư mở rộng nhà xưởng và máy móc thiết
bị tại KCN Vĩnh Lộc. Với hệ thống nhà xưởng được xây dựng mới khang trang, hiện đại,
hệ thống máy móc thiết bị thế hệ mới, đồng bộ…. đã tạo đà cho bước phát triển bền vững
và lâu dài của công ty.
Năm 2003, Quy trình sản xuất bao bì nhựa mềm của Saigon Trapaco đã được các tổ

chức TUV xem xét, đánh giá và cấp chứng nhận hệ thống đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và
ISO 14001:2004. Luôn được duy trì, thực hiện và cải tiến quy trình nhằm tuân thủ các tiêu
chuẩn ISO trong suốt quá trình hoạt động.
Qua hơn 17 năm hoạt động, Saigon Trapaco đã giữ vững uy tín thương hiệu, là đơn
vị sản xuất bao bì nhựa mềm (màng nhựa phức hợp, đa lớp) cao cấp ở Việt Nam. Với hơn
10,000m2 nhà xưởng khang trang, hiện đại tại KCN Vĩnh Lộc, Bình Chánh, Thành phố Hồ
Chí Minh, được lắp đặt 3 dây chuyền máy móc hòan chỉnh, thiết bị đồng bộ, thế hệ mới,
Saigon Trapaco đủ sức đáp ứng nhu cầu 90-100 triệu mét vuông sản phẩm bao bì nhựa, hay
còn gọi là bao bì mềm, bao bì màng ghép phức hợp/năm, cung cấp cho các lĩnh vực sản
GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN

SVTH: Huỳnh Mạnh Cường – Trần Ngọc Chất 5

xuất công nghiệp chế biến và nông nghiệp, thỏa mãn hầu hết các nhu cầu đa dạng của khách
hàng.
Với năng lực kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, Công ty Saigon Trapaco có đủ khả
năng thỏa mãn tất cả các nhu cầu đa dạng của khách hàng trên hầu hết các lĩnh vực sản xuất
công nghiệp và nông nghiệp. Ðội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo tốt cộng với
việc không ngừng đầu tư các trang thiết bị hiện đại, đã giúp chúng tôi duy trì mức tăng
truởng bình quân 20% hàng năm. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn theo đuổi một chính sách đối
nội nhất quán từ việc phát triển nguồn nhân lực đến việc bảo đảm an sinh cho nhân viên và
đóng góp cho xã hội.
Công ty Saigon Trapaco luôn tích cực thay đổi để thõa mãn ngày càng tốt hơn nhu
cầu đa dạng của khách hàng là tiêu chí hàng đầu trong chính sách kinh doanh của chúng
tôi, nhằm làm cho thương hiệu Saigon Trapaco có được sự phát triển ổn định và bền vững.
 Thế mạnh của công ty:
TRAPACO có 3 dây chuyền sản xuất chính với công suất sản xuất 100 triệu m
2
/năm.
Nhà máy hiện đang khai thác khoảng 70% công suất, tương đương 70 triệu m

2
/năm. Doanh
số hằng năm của công ty đạt khoảng 350400 tỷ đồng. Mấy năm qua hoạt động kinh doanh
của TRAPACO đã đạt mức tăng trưởng bình quân khá cao, khoảng 20%/ 1 năm.
 Sản phẩm chính của công ty:
- Bao bì nhựa dạng túi
- Bao bì nhựa trà, cà phê
- Bao bì nhựa mì ăn liền
- Bao bì nhựa bánh kẹo, rau câu
- Bao bì nhựa thủy sản
- Bao bì nhựa phân bón, bột giặt
 Số nhân công: Với nguồn nhân lực 300 người, là những cán bộ lãnh đạo,
quản lý có trình độ và giàu kinh nghiệm như Tổng giám đốc Đặng Văn Trung, Phó
Tổng giám đốc Đào Hiển Thắng và nhiều công nhân có tay nghề cao.

GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN

SVTH: Huỳnh Mạnh Cường – Trần Ngọc Chất 6

1.2. Vị trí địa lý

Cty TNHH Thương Mại và Bao Bì Sài Gòn nằm ở lô B56-57/II, đường 2E, KCN
Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.
Các mặt giáp giới như sau:
+ Phía Đông giáp đường số 6 và số 1 của KCN Vĩnh Lộc hiện hữu.
+ Phía Tây giáp khu dân cư hiện hữu – đường Quách Điêu.
+ Phía Nam và phía Bắc giáp phần lớn là đồng ruộng và một số hộ dân
1.3. Điều kiện tự nhiên

Với khuôn viên gọn gàng nằm trong Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, công ty TNHH

Thương Mại & Dịch Vụ Sài Gòn đang sở hữu một khu văn phòng, nhà xưởng sản xuất
khang trang và có tính liên hoàn rất thuận tiện.
Khí hậu:
- Nhiệt độ: bình quân 27
o
C
Tháng có nhiệt độ cao nhất: tháng 5 (40
o
C)
Tháng có nhiệt độ thấp nhất: tháng 12 (23,8
o
C)
- Khí hậu: nhiệt đới chia thành 2 mùa rõ rệt – nắng và mưa.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
Mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4.
- Độ ẩm: bình quân 76%.
Cao nhất vào tháng 9: 90%.
Thấp nhất vào tháng 3: 65%.
- Mưa:
Lượng mưa trung bình trong năm là 1.983 mm/năm (trong khoảng từ 1.392 –
2.318mm) tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9 và 10 chiếm 90% lượng mưa cả
năm.
- Bức xạ: tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình 11.7 Kcal/cm
2
/tháng.
Lượng bức xạ cao nhất: 14.2 Kcal/cm
2
/tháng.
Lượng bức xạ thấp nhất: 10.2 Kcal/cm
2

/tháng.
GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN

SVTH: Huỳnh Mạnh Cường – Trần Ngọc Chất 7

- Lượng bốc hơi: khá lớn (trong năm là 1.350 mm), trung bình là 3,7 mm/ngày.
- Gió:
Thịnh hành trong mùa khô là gió Đông Nam chiếm 30 – 40%
Thịnh hành trong mùa mưa là gió Tây Nam chiếm 66%, tốc độ gió trung bình 2 –
3 m/giây, gió mạnh nhất là 25 – 30 m/giây.

Thủy văn:
Rạch Sa ở phía Bắc và rạch Mũi Heo ở phía Nam khu quy hoạch hầu như không
chịu ảnh hưởng chế độ triều không trên sông Rạch, một phần do có địa hình tương đối cao,
xa sông Rạch; phần khác do các bờ đắp, cống ngăn. Các số liệu quan trắc thủy văn và tính
toán dự báo mực nước trên kênh rạch khu vực quy hoạch như sau:
Mực nước cao tính toán: 2,92m (Theo số liệu Quy hoạch tổng thể thoát nước và xử lý nước
thải TP.HCM).

















GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN

SVTH: Huỳnh Mạnh Cường – Trần Ngọc Chất 8


CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ


2.1. CÁC THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI

2.1.1. Chỉ tiêu lý học

Chất rắn tổng cộng (TS)
Để đánh giá khả năng tái sử dụng nước thải
và để xác định xem dạng công trình và quá
trình nào là thích hợp nhất để xử lý chúng.

Tổng chất rắn dễ bay hơi (TVS)

Chất rắn lơ lửng (SS)

Chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (VSS)

Tổng chất rắn hoà tan = TS -
SS(TDS)
 Chất rắn có thể lắng được: để xác định xem các chất rắn nào sẽ lắng được bằng trọng

lực trong một khoảng thời gian nhất định.
 Độ màu: do chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm hoặc do các sản phẩm
tạo ra từ quá trình phân huỷ các chất hữu cơ. Đơn vị đo độ màu thông dụng Platin –
Coban (Pt – Co)
 Mùi: mùi của nước thải còn mới thường không gây ra các cảm giác khó chịu, nhưng
một loại hợp chất gây mùi khó chịu sẽ được toả ra khi nước thải bị phân huỷ sinh
học dưới các điều kiện yếm khí. Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là hydrosulfua
(H
2
S – mùi trứng thối)
 Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải thường cao hơn nhiệt độ của nước cấp do việc xả
các dòng nước nóng hoặc ấm từ các hoạt động sinh hoạt, thương mại hay công
nghiệp và nhiệt độ của nước thải thường thấp hơn nhiệt độ không khí.
2.1.2. Chỉ tiêu hoá học và sinh hoá

 pH: đánh giá sự tồn tại của H
+
trong nước thải. Chỉ tiêu khá quan trọng khi nghiên
cứu xử lý nước. Để xử lý các loại nước này cần thực hiện trung hoà
GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN

SVTH: Huỳnh Mạnh Cường – Trần Ngọc Chất 9

Nước thải sinh hoạt có pH = 6.9  7,8. Nước thải công nghiệp có pH rất khác nhau
phụ thuộc từng loại công nghiệp.
 Nhu cầu oxy hoá học NOH (COD): là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hoàn toàn các
chất hữu cơ và một phần các chất vô cơ. Xác định COD bằng phương pháp oxy hoá
mạnh trong môi trường acid (PP Bicromat).
 Nhu cầu oxy sinh hoá – NOS (BOD): là lượng oxy cần thiết cho vi khuẩn phát triển
để oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải. Đây là thông số quan trọng dùng chỉ

mức độ nhiễm bẩn nước thải bằng các chất hữu cơ và dùng tính toán thiết kế công
trình xử lý bằng phương pháp sinh học.
 Oxy hoà tan (DO): là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình xử lý sinh
học hiếu khí. Lượng oxy hoà tan trong nước thải ban đầu dẫn vào trạm xử lý thường
bằng không hoặc rất nhỏ (luôn giữ 1.5 – 2mg/l)
DO phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất của nước (nhiệt độ tăng  DO giảm, áp suất
tăng  DO tăng).
 Kim loại nặng và các chất độc hại: Kim loại nặng trong nước thải có ảnh hưởng đáng
kể đến các quá trình xử lý, nhất là xử lý sinh học. Các kim loại nặng độc hại gồm:
niken, đồng, chì, coban, crôm, thuỷ ngân, cadmi…thường có trong nước thải của
một số nghành công nghiệp hoá chất, xi mạ, dệt nhuộm và một số công nghiệp khác.
Trong nước thải thường tồn tại dưới dạng cation và trong các liên kết với các chất
hữu cơ và vô cơ.
 Nitơ: tồn tại ở dạng hữu cơ và vô cơ. Trong nước thải sinh hoạt, liên kết có nguồn
gốc protit, thực phẩm dư thừa. Trong liên kết vô cơ gồm các dạng NH
4
+
, NH
3

dạng oxy hoá NO
2
-
và NO
3
-








GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN

SVTH: Huỳnh Mạnh Cường – Trần Ngọc Chất 10


2.2. TỒNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

2.2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

Phương pháp này được sử dụng để tách các tạp chất khơng hòa tan và một phần các
chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. các cơng trình xử lý cơ học bao gồm:
2.2.1.1. SONG CHẮN RÁC
Song chắn rác dùng để chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn như: giấy, rác,
rau, cỏ… được gọi chung là rác. Rác được chuyển tới máy nghiền để nghiền nhỏ sau đó
được chuyển tới để phân hủy cặn (bể mêtan). Tuy nhiên, hiện nay người ta sử dụng phổ
biến loại song chắn rác, vừa kết hợp vừa chắn giữ vừa nghiền rác.Song chắn rác là công
trình xử lý sơ bộ chuẩn bò điều kiện cho việc xử lý nước thải sau đó. Trường hợp ở trạm
bơm chính đã được đặt song chắn rác với kích thước 16 mm thì không nhất thiết phải
đặt nó ở trạm xử lý nữa (đối với trạm xử lý công suât nhỏ).
Song chắn rác gồm các thanh đan sắp xếp với nhau ở trên mương dẫn nước. Khoảng
cách giữa các thanh đan gọi là khe hở. Song chắn rác có thể chia thành 3 nhóm:
+ Theo khe hở song chắn phân biệt loại thô (30-200 mm) và loại trung bình
(5-25 mm). đối với nước thải sinh hoạt khe hở song chắn nhỏ hơn 16 mm thực tế được
sử dụng theo đặc điểm cấu tạo phân biệt loại cố đònh và loại di động.
+ Theo phương pháp lấy rác phân biệt loại thủ công và loại cơ giới. Song
chắn rác thường đặt nghiêng so vơí mặt nằm ngang một góc 45
0

-90
0
(thường chọn 60
0
)
để tiện lợi khi cọ rửa.
GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN

SVTH: Huỳnh Mạnh Cường – Trần Ngọc Chất 11


a. Song chắn rác tinh b. Song chắn rác thô
Hình 1: Song chắn rác tinh và song chắn rác thô

2.2.1.2. BỂ ĐIỀU HÒA
Bể điều hòa được dùng để duy trì dòng thải và nồng độ các chất ô nhiễm vào công
trình, làm cho công trình làm việc ổn định, khắc phục những sự cố vận hành do dao động
về nồng độ và lưu lượng của quá trình xử lý nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của quá
trình xử lý sinh học. Bể điều hòa có thể được phân làm ba loại như sau:
- Bể điều hòa lưu lượng.
- Bể điều hòa nồng độ.
- Bể điều hòa cả lưu lượng và nồng độ.










GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN

SVTH: Huỳnh Mạnh Cường – Trần Ngọc Chất 12













Hình 2: Bể điều hòa

2.2.1.3. BỂ LẮNG CÁT
Trên công trình xử lý nước thải, việc cát lắng lại trong bể lắng gây khó khăn cho
công tác lấy cặn. Ngoài ra trong cặn có cát thì có thể làm cho các ống dẫn bùn của các
bể lắng không hoạt động được, máy bơm nhanh hỏng. Đối với bể metan và bể lắng hai
vỏ thì cát là một chất thừa, do đó xây dựng các bể lắng cát trên các trạm xử lý khi lưu
lượng nước thải lớn hơn 100 m
3
/ngày đêm thì cần thiết. Trong bể lắng cát thường giữ
các hạt có độ lớn thủy lực U> 24,2 mm/s chiếm gần 60% tổng số. Có 3 loại bể lắng cát.
+ Bể lắng cát ngang nước chảy thẳng hoặc vòng.
+ Bể lắng cát đứng nước dâng từ dưới lên.

+ Bể lắng cát nước chảy xoắn ốc.
Lượng cát giữ lại ở bể lắng cát phụ thuộc vào các yếu tố: loại hệ thống thoát nước,
tổng chiều dài mạng lưới, điều kiện sử dụng, tốc độ nước chảy, thành phần và tính chất
GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN

SVTH: Huỳnh Mạnh Cường – Trần Ngọc Chất 13

nước thải… đối với bể lắng cát ngang và tiếp tuyến lấy bằng 0,02l/người/ngày đêm; độ
ẩm trung bình 60%, khối lượng riêng 1,5 tấn/m
3
(đối với hệ thống thoát nước riêng rẽ).











Hình 3: Sơ đồ bể lắng cát ngang hình chữ nhật

2.2.1.4. LỌC
Người ta dùng các bể lọc để tách các tạp chất nhỏ khỏi nước thải (bụi, dầu, mỡ
bôi trơn…)mà ở các bể lắng không giữ lại được. Những loại vật liệu lọc có thể sử dụng
là cát thạch anh, than cốc hoặc sỏi nghiền, thậm chí cả than nâu, than bùn than gỗ. Việc
chọn vật liệu lọc phụ thuộc vào loại nước thải và điều kiện đòa phương.
Bên cạnh các bể lọc và lớp vật liệu lọc, người ta còn sử dụng các máy vi lọc có lưới và

lớp vật liệu tự hình thành khi máy vi lọc làm việc. Các loại máy vi lọc này được sử dụng
để xử lý nước thải dạng sợi.




GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN

SVTH: Huỳnh Mạnh Cường – Trần Ngọc Chất 14










Hình 4: Mơ hình bể chứa nước và bồn lọc áp lực

2.2.1.5. TUYỂN NỔI, VỚT DẦU MỠ
Trong nhiều loại nước thải có chứa dầu mỡ (kể cả dầu khoáng vô cơ). Đó là những
chất nổi chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các công trình thoát nước (mạng lưới và các
công trình xử lý) và nguồn tiếp nhận nước thải.
Vì vậy người ta phải thu hồi những chất này trước khi thải vào hệ thống thoát nước
sinh hoạt và sản xuất. Chất mỡ sẽ bít kín lỗ hổng giữa các hạt vật liệu lọc trong bể sinh
học, cánh đồng tưới, cách đồng lọc. Chúng sẽ phá huỷ cấu trúc bùn hoạt tính trong bể
Aeroten, gây khó khăn trong quá trình lên men…




GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN

SVTH: Huỳnh Mạnh Cường – Trần Ngọc Chất 15


Hình 5: Sơ đồ bể tách dầu mỡ lớp mỏng

2.2.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý

2.2.2.1. Phương pháp keo tụ tạo bông
 Nguyên tắc:
Trong nước thải có chứa các hạt cặn mang điện tích, chủ yếu là các hạt mang điện tích
âm. Các hạt này ở trạng thái lơ lửng khó lắng nên bằng cách cho chất keo tụ mang điện
tích dương nhằm phá vỡ thế cân bằng điện động của các hạt cặn và liên kết các hạt cặn
lại với nhau - tăng trọng lượng hạt cặn - dễ lắng. Bao gồm hai quá trình.
- Keo tụ phá vỡ trạng thái bền của hạt cặn
- Tạo bông kết dính các hạt cặn lại với nhau
 Cơ chế
o Quá trình nén lớp điện tích kép: Quá trình đòi hỏi nồng độ cao của các ion trái dấu
cho vào để giảm thế điện động Zeta. Sự tạo bông nhờ trung hòa điện tích, giảm thế
điện động Zeta làm cho lực hút mạnh hơn lực đẩy và tạo ra sự kết dính giữa các hạt
keo.
o Quá trình keo tụ do hấp phụ, trung hòa điện tích tạo ra điểm đẳng điện Zeta bằng 0:
Các hạt keo hấp phụ ion trái dấu lên bề mặt song song với cơ chế nén lớp điện tích
kép nhưng cơ chế hấp phụ mạnh hơn. Hấp phụ ion trái dấu làm trung hòa điện tích,
giảm thế điện động Zeta tạo ra khả năng kết dính giữa các hạt keo.
GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN


SVTH: Huỳnh Mạnh Cường – Trần Ngọc Chất 16

o Q trình keo tụ do hấp phụ tĩnh điện thành từng lớp các hạt keo đều tích điện, nhờ
lực tĩnh điện chúng có xu thế kết hợp với nhau.
o Q trình keo tụ do hiện tượng bắc cầu: Các polyme vơ cơ hoặc hữu cơ (khơng phải
Al hoặc Fe) có thể ion hóa, nhờ cấu trúc mạch dài chúng tạo ra cầu nối giữa các hạt
keo.
o Q trình keo tụ ngay trong q trình lắng: Hình thành các tinh thể Al(OH)
3
,
Fe(OH)
3
, các muối khơng tan,… Khi lắng, chúng hấp phụ cuốn theo các hạt keo
khác, các cặn bẩn, các chất vơ cơ, hữu cơ lơ lửng và hòa tan trong nước.
2.2.2.2. Phương pháp trung hòa
Phương pháp trung hoà chủ yếu được dùng trong nước thải công nghiệp có chứa
kiềm hay axit. Để tránh hiện tượng nước thải gây ô nhiễm môi trường xung quanh thì
người ta phải trung hoà nước thải, với mục đích là làm lắng các muối của kim loại nặng
xuống và tách chúng ra khỏi nước thải.
Qúa trình trung hoà trước hết là phải tính đến khả năng trung hoà lẫn nhau giữa
các loại nước thải chứa axit hay kiềm hay khả năng dự trữ kiềm của nước thải sinh hoạt
và nước sông. Trong thực tế hỗn hợp nước thải có pH = 6.5 – 8.5 thì nước đó được coi
là đã trung hoà.










GVHD: Th.S. VŨ HẢI YẾN

SVTH: Huỳnh Mạnh Cường – Trần Ngọc Chất 17











Hình 6: Bể trung hòa

2.2.2.3. Phương pháp tuyển nổi
Là quá trình dính bám phân tử của các hạt chất bẩn đối với bề mặt phân chia của hai
pha khí – nước và xảy ra khi có năng lượng tự do trên bề mặt phân chia, đồng thời cũng do
các hiện tượng thấm ướt bề mặt xuất hiện theo chu vi thấm ướt ở những nơi tiếp xúc khí –
nước.
+ Tuyển nổi dạng bọt: Được sử dụng để tách ra khỏi nước thải các chất không tan
và làm giảm một phần nồng độ của một số chất hòa tan.
+ Phân ly dạng bọt: Được ứng dụng để xử lý các chất hòa tan có trong nước thải, ví
dụ như chất hoạt động bề mặt.
Ưu điểm: Phương pháp tuyển nổi là có thể thu cặn với độ ẩm nhở, có thể thu tạp
chất. phương pháp tuyển nổi được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như: Tơ
sợi nhân tạo, thực phẩm




×