Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Đánh giá tác động của nhiệt đến cơ thể người lao động và phương thức quản lý công việc người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.75 KB, 25 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Tên đề tài:

Đánh giá tác động của nhiệt đến cơ thể người lao động và
phương thức quản lý công việc người lao động tiếp xúc với nhiệt
độ cao ở trong và ngoài nơi làm việc tại Việt Nam
Thuộc dự án: An toàn về nhiệt
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
Chủ nhiệm Khoa Y học Quân binh chủng, Học viện Quân y

HÀ NỘI, NĂM 2022


BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Tên đề tài:

Đánh giá tác động của nhiệt đến cơ thể người lao động và
phương thức quản lý công việc người lao động tiếp xúc với nhiệt
độ cao ở trong và ngoài nơi làm việc tại Việt Nam
Thuộc dự án: An toàn về nhiệt
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương
Chủ nhiệm Khoa Y học Quân binh chủng, Học viện Quân y

HÀ NỘI, NĂM 2022



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 ........................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3
1.1. Các con đường trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường..................... 3
1.2. Ảnh hưởng của mơi trường nóng ẩm lên một số chức năng cơ thể ..... 5
1.3. Một số nghiên cứu trong nước và trên Thế giới về ảnh hưởng mối
trường nóng ẩm .............................................................................................. 9
Chương 2 ......................................................................................................... 10
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 10
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........... 10
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................... 10
2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ................................................... 10
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 10
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 10
2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu, phương tiện và phương pháp xác định . 12
2.2.3. Tổ chức nghiên cứu ...................................................................... 16
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 18
2.2.5. Đạo đức nghiên cứu ..................................................................... 18
DỰ KIẾN KẾT QUẢ ...................................... Error! Bookmark not defined.
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu trước ca lao độngError!

Bookmark

not defined.
2. Biến đổi một số chỉ số sinh lý trong và sau ca lao động ................ Error!
Bookmark not defined.
3. Biến đổi tâm lý sau ca lao động ............ Error! Bookmark not defined.
DỰ KIẾN KINH PHÍ NGHIÊN CỨU ............................................................ 19

PHỤ LỤC ........................................................................................................ 20


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 21
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Các con đường trao đổi nhiệt giữa cơ thể và mơi trường ................ 3
Hình 2. 1. Sơ đồ nghiên cứu............................................................................ 15
Hình 1. Một số thiết bị sử dụng trong nghiên cứu .......................................... 20


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Stress nhiệt (heat stress) là tình trạng nhiệt được tiếp nhận một cách dư
thừa, khi đó cơ thể có thể chịu đựng được mà chưa có sự suy giảm về sinh lý.
Stress nhiệt có nguồn gốc từ nhiều yếu tố như quá trình tạo nhiệt bên trong cơ
thể từ các hoạt động cơ; nguồn nhiệt từ bên ngoài; mang mặc quần áo đã ảnh
hưởng đến quá trình đối lưu và bay hơi mồ hôi [1], [2]. Hậu quả tiêu cực được
biết đến phổ biến như trạng thái căng thẳng nhiệt và các tình trạng suy giảm
sức khỏe và các bệnh lý, giảm năng suất lao động và khả năng làm việc [1].
Tổn thương do stress nhiệt gồm chuột rút do nóng (heat cramps), kiệt sức do
nóng (heat exhaustion) và sốc nhiệt (heat stroke), có thể xảy ra ở ngồi trời
hoặc ngay trong nhà [2].
Q trình chuyển hóa cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động cơ,
được coi là nguồn sinh nhiệt bên trong chủ yếu và tăng lên cùng với mức tăng
hoạt động. Nguồn nhiệt bên ngoài ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi từ bên trong
cơ thể. Trong điều kiện mơi trường nóng, qua trình trao đổi bị hạn chế, nhiệt
độ lõi cơ thể tăng lên, đã dẫn tới nhiều nguy cơ cho sức khỏe, giảm khả năng
làm việc, giảm năng suất lao động [1].
Ở nhiệt độ 24 – 26 oC có liên quan đến giảm năng suất lao động, ở
nhiệt độ 33 – 34 oC, người lao động thực hiện cơng việc ở cường độ trung

bình bị giảm đi 50% khả năng lao đông. Tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời
gian dài có thể dẫn tới sốc nhiệt, thậm chí là tử vong [3].
Thực tế, đã có một số nghiên cứu về các tác động của nhiệt lên sức
khỏe của các đối tượng khác nhau. Nhưng những nghiên cứu này đã chưa
quan tâm đến những ảnh hưởng của nhiệt lên thể lực và những thay đổi về
tinh thần của người lao động. Với khí hậu ở Việt Nam là một nước thuộc khu
vực nhiệt đới gió mùa ẩm, đặc điểm về mùa nóng có nhiệt độ môi trường cao,
độ ẩm lớn đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể lực và tinh thần của


2
người lao động. Do đó, chúng tơi thực hiện nghiên cứu này nhằm các mục
tiêu sau:
1. Khảo sát ảnh hưởng của mơi trường nóng ẩm đến sự thay đổi nhiệt độ
lõi, nhiệt độ da, nhịp tim, tình trạng hydrat hóa và chức năng thể lực
của đối tượng làm việc ngoài trời hoặc trong nhà không được làm mát.
2. Tác động của tiếp xúc nhiệt lên khả năng lao động và căng thẳng tâm
lý của đối tượng làm việc ngoài trời hoặc trong nhà không được làm
mát.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Các con đường trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường
Trạng thái nhiệt của cơ thể ln có xu hướng tăng do q trình sinh


nhiệt bằng chuyển hố các chất diễn ra khơng ngừng để đảm bảo sự sống và
các hoạt động sinh hoạt, lao động của con người. Bên cạnh đó, nhiệt độ mơi
trường xung quanh cũng thường xuyên thay đổi. Để giữ được sự ổn định thân
nhiệt, cơ thể ln có sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh bằng bốn con
đường: bức xạ, đối lưu, dẫn truyền và bay hơi mồ hơi [4], [5].

Hình 1. 1. Các con đường trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường
* Nguồn: Guyton and Hall (2016) [5]
* Trao đổi qua dẫn truyền nhiệt
Nhiệt được trao đổi qua các vật rắn, chất lỏng không chuyển động được
gọi là trao đổi nhiệt qua dẫn truyền. Điều này gây ra bởi sự khác nhau về
nhiệt, và tốc độ trao đổi nhiệt phụ thuộc vào khả năng chịu nhiệt của vật thể
[6].
Trao đổi nhiệt qua dẫn truyền được khái quát dưới dạng công thức sau:
K x A x (T2 − T1)
=𝑄
d
Trong đó:


4
Q: tốc độ dòng năng lượng (W);
K: hệ số dẫn truyền nhiệt (W m-1 K);
A: diện tích bề mặt tiếp xúc (m2);
T1: nhiệt độ bề mặt có nhiệt độ thấp hơn (oC);
T2: nhiệt độ bề mặt có nhiệt độ cao hơn (oC);
d: khoảng cách dẫn truyền nhiệt (m).
* Trao đổi qua đối lưu
Trao đổi nhiệt qua đối lưu là quá trình trao đổi nhiệt dựa trên sự chuyển
động của chất lỏng hay chất khí. Điều này bao hàm cả quá trình dẫn nhiệt từ

bề mặt vật rắn tới chất lỏng, chất khí chuyển động, được hập thụ bởi chất
lỏng; chuyển động của chất lỏng, chất khí từ nơi có nhiệt độ cao tới nơi có
nhiệt độ thấp [6], [7].
* Trao đổi qua bức xạ
Trao đổi nhiệt qua bức xạ là q trình giải phóng nhiệt từ bề mặt của
vật nóng hơn theo dạng các sóng điện từ hay sóng nhiệt. Khi năng lượng bức
xạ va chạm vào một vật và được hấp thụ, năng lượng của chuyển động sóng
đó sẽ được chuyển sang dạng nhiệt bên trong vật đó. Cơ thể người vừa phát ra
bức xạ, vừa hấp thụ bức xạ, cơ thể mất nhiệt hay nhận thêm nhiệt do bức xạ là
phụ thuộc vào nhiệt độ khác nhau giữa bề mặt da và bề mặt vật khác trong
môi trường. Bởi vì quá trình trao đổi nhiệt qua bức xạ là từ vật có nhiệt độ cao
hơn tới một vật có nhiệt độ thấp hơn, do đó, cơ thể sẽ tiếp nhận nhiệt qua bức
xạ từ vật thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ da, ví dụ như mặt trời, lò sưởi hoặc
khúc gỗ đang cháy... ngược lại, cơ thể sẽ mất nhiệt qua bức xạ tới vật thể có
nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bề mặt da, ví dụ như bức tường, đồ đạc, cây cối...
[7].
* Trao đổi qua bay hơi mồ hơi
Trong q trình bay hơi từ bề mặt da, nhiệt lượng cần thiết để biến đổi
nước từ dạng lỏng sang dạng khí được hấp thu từ da, vì vậy đã làm mát cơ


5
thể. Mất nhiệt qua quá trình bay hơi diễn ra liên tục ở lớp niêm mạc đường hô
hấp và bề mặt da. Nhiệt liên tục bị mất trong khí thở ra do khí thở chứa hơi
nước trong khi thốt ra qua đường hệ hô hấp. Tương tự như vậy, da khơng
hồn tồn là khơng thấm nước, phân tử H2O khuếch tấn liên tục qua da và bay
hơi.
Bay hơi mồ hôi là quá trình thải nhiệt chủ động dưới sự kiểm sốt của
thần kinh giao cảm. Tốc độ q trình thải nhiệt qua bay hơi có thể được điều
chỉnh có chủ ý bằng cách thay đổi mức độ tốt mồ hơi, một cơ chế cân bằng

nội môi quan trọng để giải phóng lượng nhiệt dư thừa khi cần thiết. Trên thực
tế, khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ da, bay hơi mồ hôi là con đường
duy nhất thải nhiệt bởi vì cơ thể nhận nhiệt từ quá trình bức xạ và dẫn truyền
trong hoàn cảnh này. Ở điều kiện nhiệt độ bình thường, trung bình có 100ml
mồ hơi được tạo ra mỗi ngày, tuy nhiên con số này sẽ tăng lên 1,5l trong điều
kiện thời tiết nóng và lên tới 4l trong khi lao động nặng [7].
1.2.

Ảnh hưởng của mơi trường nóng ẩm lên một số chức năng cơ thể
Trong điều kiện bình thường, các chức năng cơ thể hoạt động nhịp

nhàng, nhiệt lượng sản sinh trong quá trình vận động được trao đổi với mơi
trường bên ngồi thơng qua 4 con đường trên. Tuy nhiên, trong điều kiện mơi
trường nóng ẩm, q trình sinh nhiệt diễn ra mạnh mẽ khi lao động, nhưng
những con đường thải nhiệt có phần bị hạn chế, điều này đã tạo nên những bất
lợi trên các hệ thống chức năng các cơ quan, những ảnh hưởng đó như:
* Ảnh hưởng lên thần kinh trung ương
- Thay đổi các quá trình hoạt động của thần kinh tuỳ mức độ tác động của
nhiệt độ môi trường. Ở mức độ tác động nhẹ gây kích thích vỏ não: cảm giác
khó chịu, nhức đầu, hồi hộp; ở mức độ tác động nặng gây trạng thái ức chế.
- Thay đổi hoạt động của các phản xạ có điều kiện: giải toả ức chế phân
biệt, rối loạn tương quan giữa kích thích và đáp ứng có điều kiện.


6
- Tăng thời gian phản xạ cảm giác - vận động, tăng độ run tay (trạng
thái ức chế vỏ não).
- Giảm tính nhạy cảm của các phân tích quan thị giác, thính giác.
Khi thực hiện các nhiệm vụ quân sự trong điều kiện nóng ẩm, lúc đầu,
hệ thần kinh bị kích thích, hưng phấn nhẹ (chỉ diễn ra trong thời gian ngắn), sau

đó hệ thần kinh chuyển sang bị ức chế khi nhiệt độ cơ thể tăng cao.
* Ảnh hưởng đến hệ tim mạch
- Mức tác động nhẹ và vừa: tăng tần số tim, tăng lượng máu tâm thu và
lượng máu lưu thông.
- Mức tác động mạnh và kéo dài: giảm lượng máu tâm thu, giãn
mạch ngoại vi, tăng lượng máu ngồi da dẫn đến giảm lượng máu lưu thơng.
Tình trạng này gây gánh nặng cho tim, giảm lượng máu tới não.
- Khi lao động và tập luyện trong điều kiện khí hậu nóng, hệ thống tim
mạch đối mặt với hai yêu cầu:
+ Nhu cầu về oxy của cơ thể tăng để đáp ứng với mức chuyển hoá năng
lượng cao trong vận động.
+ Lượng nhiệt sinh ra trong quá trình hoạt động cơ cần được vận
chuyển theo đường máu từ phần lõi ra phần vỏ (da) của cơ thể để thải ra
ngoài.
Như vậy, lao động, huấn luyện chiến đấu trong điều kiện nhiệt độ và
độ ẩm cao làm tăng gánh nặng cho tim, tăng tình trạng tích nhiệt của cơ thể,
nguy cơ trụy tim mạch.
* Ảnh hưởng lên chức năng tiêu hóa
- Ức chế q trình tiết dịch vị và dịch ruột.
- Tăng hấp thu nước ở ruột.
- Giảm chức năng gan - mật.
Lao động, tập luyện trong điều kiện nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, sự
phân bố lại máu trong cơ thể giữa phần lõi và phần vỏ giúp tăng cường thải


7
nhiệt. Sự giảm tuần hoàn ở các cơ quan tiêu hoá như gan, thận trong thời gian
dài (do lao động, tập luyện kéo dài) có thể gây ra các biến chứng trầm trọng ở
các cơ quan đó.
* Ảnh hưởng lên khả năng cân bằng muối nước

Nhiệt độ và độ ẩm càng cao thì lượng mồ hơi mất đi càng nhiều (kèm theo
mất muối), giảm khối lượng huyết tương.
- Lượng nước mất lớn, trong khi thân nhiệt tăng xảy ra rối loạn cơ chế
chuyển hoá muối - nước. Mức độ mất nước do tiết mồ hôi không những phụ
thuộc vào nhiệt độ mơi trường và cường độ lao động mà cịn phụ thuộc vào:
+ Độ ẩm khơng khí và tốc độ gió: độ ẩm khơng khí càng cao, tốc độ gió
càng thấp, lượng mồ hôi ra càng nhiều.
+ Đặc điểm cá nhân: sự hưng phấn thần kinh giao cảm và trình độ thích
nghi, trình độ rèn luyện. Những người có mức hưng phấn giao cảm lớn, chưa
thích nghi sẽ ra nhiều mồ hơi.
+ Lượng mồ hơi tối đa có thể đạt 1,5 - 2 lít/giờ, 4 - 5 lít/4 giờ. Lượng mồ
hôi mất đi phải được bổ sung bằng uống nước kịp thời.
Dựa trên sự biến đổi huyết học, lượng nước bị mất được chia ra ba
mức:
+ Mức nhẹ: mất nước ít, giảm số lượng hồng cầu, giảm nồng độ huyết
sắc tố do hiệu ứng làm loãng máu.
+ Mức vừa: mất nước nhiều, máu bị cô lại, tăng hồng cầu, tăng huyết sắc
tố.
+ Mức nặng: mất quá nhiều nước gây huyết tán, do đó hồng cầu giảm
nhưng huyết sắc tố tăng cao.
- Cùng với sự mất nước là sự mất muối, chủ yếu là mất ion Na +, gây rối
loạn điện giải ở ngoại bào, nhược trương ở huyết tương và dịch ngoại bào.
Lượng điện giải Na+ mất đi dưới dạng muối có thể đạt 15 - 30mg sau một
ngày lao động trong điều kiện nóng ẩm (gấp 3 - 5 lần bình thường).


8
Lượng muối thải cùng mồ hôi phụ thuộc vào lượng muối ăn, mức độ
hoạt động vỏ thượng thận (tăng tiết andosterol - giảm hàm lượng muối trong mồ
hôi) và khả năng thích nghi với nóng ẩm của cơ thể.

- Nồng độ kali trong mồ hôi khoảng 20 - 50mg%, nếu giảm nhiều thì có
thể gây rối loạn co bóp tim, nhồi máu cơ tim.
* Ảnh hưởng đến khả năng lao động
Ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm tới khả năng lao động là do sự tác
động tổng hợp của cả hai yếu tố nóng và ẩm, trong đó độ ẩm có vai trị quan
trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu ở cùng một nhiệt độ nhưng độ ẩm
khơng khí càng cao thì khả năng lao động càng giảm.
Khả năng lao động bị suy giảm trong điều kiện nóng ẩm là do giảm khối
lượng máu lưu thông, tăng nhiệt độ ở các cơ quan nội tạng ở vùng ngực
(nhiệt độ lõi) và rối loạn cân bằng nước - muối.
Mức tăng nhiệt độ phần lõi của cơ thể và cùng với nó là đặc điểm
của các rối loạn xuất hiện phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, lượng nước,
muối bị mất và cường độ lao động. Vì vậy, khơng thể xác định chính xác
mức chịu đựng tương đối của nhiệt độ lõi cơ thể. Tuy nhiên, các lao động
kéo dài trong điều kiện nóng, quy định thân nhiệt khơng nên vượt 38 0C để
dự phịng trạng thái say nóng.
Trong một số loại hình lao động địi hỏi sức bền như chạy marathon, cơ
thể có thể chịu đựng được mức tăng nhiệt độ trực tràng đến 39 - 400C, thậm
chí 410C. Tuy nhiên, nếu thân nhiệt tăng cao hơn sẽ có nguy cơ bị đột quỵ
do nóng.
Khả năng lao động và hiệu suất lao động trong điều kiện nắng nóng bị
giảm đáng kể. Theo số liệu của Boroncov, khả năng lao động ở nhiệt độ
môi trường 230C giảm 9%; ở 260C giảm 19%; ở 290C giảm 32%; ở 320C
giảm 44% và đồng thời tăng nhịp tim, ra nhiều mồ hôi, tăng nhiệt độ trung
bình da [4].


9

1.3.


Một số nghiên cứu trong nước và trên Thế giới về ảnh hưởng mối
trường nóng ẩm
Trong mơi trường nóng ẩm, đã có những ảnh hưởng nhất định đến một

số chức năng các cơ quan cơ thể, đặc biệt khi lao động, luyện tập cũng đã cho
thấy những biến đổi về chức năng sinh lý trong điều kiện này.
Nghiên cứu của Jason K.W.Lee (2010), thực hiện đánh giá biến đổi
nhiệt độ lõi cơ thể trên các đối tượng chạy đường dài 21km với điều kiện mơi
trường có nhiệt độ trung bình là 26,4 oC và độ ẩm tương đối là 81%. Nhiệt độ
lõi đỉnh đạt 39,8 ± 0,5 (38,5 – 40,7) oC. Nghiên cứu đã chỉ ra, khơng có sự
khác biệt nào về tốc độ chạy ở nhóm có nhiệt độ lõi ≥ 39,8 oC với nhóm có
nhiệt độ lõi dưới 39,8 oC [8].
Năm 2020, Sarah Carter và cs đã thực hiện nghiên cứu trên một nhóm
gồm 179 cơng nhân hồn thành bảng câu hỏi đánh giá mức độ phơi nhiễm với
mơi trường, các triệu chứng mạn tính và/hoặc nặng của tình trạng stress nhiệt,
và tác động trong mơi trường làm việc và gia đình. Người lao động cho biết
có cả các triệu chứng stress nhiệt mạn tính (79%) và nặng (47%), với khả
năng tăng các triệu chứng mạn tính khi tiếp xúc với nguồn nhiệt (OR = 1,5 –
1,8, p = 0,002 – 0,023) và giảm khả năng mắc các triệu chứng mạn tính và
nghiêm trọng khi tiếp xúc với máy lạnh (triệu chứng mạn tính: OR = 0,5, p <
0,001, triệu chứng nặng: OR = 0,7, p = 0,019). Tác động tiêu cực của việc tiếp
xúc với nóng đã được báo cáo đối với cả môi trường làm việc và tại nhà
(tương ứng 30 – 60%) [9].


10
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1.

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 80 đối tượng là người tình nguyện tham gia nghiên cứu vào 2
mùa trong năm; mùa nóng từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2022 và mùa mát từ
tháng 12/2022 đến tháng 02/2023.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Người trưởng thành trên 21 tuổi.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Có tiền sử chấn thương cơ xương;
- Mắc bệnh đường hô hấp;
- Mắc bệnh lý tim mạch;
- Có tiền sử mắc bệnh rối loạn, tắc nghẽn đường tiêu hóa, bệnh trĩ.
- Có tiền sử phẫu thuật tiêu hóa, phẫu thuật đường bụng;
- Có tiền sử tổn thương do nhiệt;
- Có kế hoạch khám cộng hưởng từ (MRI) trong vòng 7 ngày kể từ
ngày uống viên đo nhiệt độ lõi.
2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được chia thành 2 mùa gồm mùa
nóng và mùa mát.
+ Mùa nóng: thực hiện nghiên cứu từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2022.
+ Mùa mát: thực hiện nghiên cứu từ tháng 12/2022 đến tháng 02/2023.
- Địa điểm nghiên cứu: Học viện Quân y, các công trường xây dựng,
các đơn vị quân đội.
2.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu


11
2.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu theo dõi dọc các chỉ tiêu nghiên cứu từ trước ca lao động
đến sau khi kết thúc ca lao động.
2.2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
- Viên nang đo nhiệt độ lõi từ xa (e-Celsius®, BodyCap, HérouvilleSaint-Clair, Pháp hoặc VitalSense, Respironics Inc., Murrysville, PA, Hoa
Kỳ).
- Thiết bị ghi dữ liệu nhiệt độ lõi (Mini Mitter Co., Inc., Bend, OR,
USA hoặc e-Viewer®, BodyCap, Hérouville-Saint-Clair, Pháp).
- Thiết bị theo dõi hoạt động Coolbit (Fitbit, Inc., San Francisco, CA,
USA) được đeo trên cổ tay.
+ Đồng hồ đeo tay Coolbit đo các thơng số vi khí hậu (nhiệt độ và độ
ẩm khơng khí), thơng số sinh lý (nhịp tim, nhiệt độ da và độ ẩm) và phản hồi
chủ quan.
- Thiết bị theo dõi nhịp tim liên tục qua máy đo nhịp tim (Cảm biến
nhịp tim Polar H10; Polar, Kempele, Phần Lan) được cố định bằng dây đeo
vào ngực của đối tượng.
- Theo dõi nhiệt độ da đặt tại 4 vị trí giải phẫu bên phải gồm cánh tay,
dưới xương địn, đùi và cẳng chân phải (iButtons, Maxim Integrated Products,
Inc., Sunnyvale, CA, USA).
- Thang đo 7 điểm đánh giá mức độ thoải mái nhiệt;
- Thang đô 7 điểm đánh giá cảm giác nhiệt;
- Bảng câu hỏi FRAME (mục 26 điểm) đánh giá rủi ro mệt mỏi.
- Cân kỹ thuật số (model: ICS241; Mettler Toledo Pte. Ltd., Columbus,
OH, USA).
- Thiết bị đo chiều cao, bệ chịu lực dùng cho đo cân nặng đối tượng
(Forcedecks London, Anh).

- Thiết bị đánh giá thăng bằng (Forcedecks London, Vương quốc Anh).


12
- Sức bóp tay được đo bằng lực kế cầm tay (MicroFet, Draper, UT).
- Máy ảnh GoPro chụp các hình ảnh trục quan về nơi làm việc.
- Máy ghi âm dùng ghi lại các cuộc phỏng vấn cho các đối tượng.
- Thiết bị ghi ảnh nhiệt được sử dụng để theo dõi các hoạt động nhiệt
của đối tượng và các vùng nhiệt trên các bề mặt, thiết bị và máy móc khác
nhau được xác định trong quá trinh di chuyển qua nơi làm việc.
2.2.1.3. Cỡ mẫu, chọn mẫu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện thu thấp số liệu nghiên cứu
từ các đối tượng tham gia tự nguyện trong 2 mùa, mùa nóng và mùa mát bằng
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đảm bảo đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.
Chúng tôi tiến hành lấy mẫu cho nghiên cứu bảo đảm theo nguồn kinh
phí chi trả của đè tài hợp tác với cỡ mẫu xác định là n = 80 đối tượng, trong
đó với 60 đối tượng cho mỗi mùa.
2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu, phương tiện và phương pháp xác định
* Chiều cao: được xác định trên thước đo chiều cao đơn vị tính là
centimet (cm). Đối tượng được đo đứng thẳng, bốn điểm: chẩm, vai, mơng và
hai gót chân tiếp xúc với mặt phẳng đứng của thước đo, 2 chân chụm lại,
không mang giầy, dép.
* Cân nặng: được đo bằng cân đo đơn vị tính là kilogam (kg). Tất cả
các đối tượng đều được cân ở tư thế đứng (khi cân không đi giầy dép, chỉ mặc
quần áo mỏng, không đội mũ và khơng cầm bất kỳ một vật gì).
* Nhiệt độ môi trường và độ ẩm tương đối: được xác định bằng bộ ghi
dữ liệu khí hậu trong suốt ca lao động, đơn vị tính cho nhiệt độ mơi trường là
o

C; đơn vị tính cho độ ẩm tương đối là %.

* Khả năng chịu đựng và năng suất lao động:
Khả năng chịu đựng, năng suất lao động được đánh giá thông qua bảng

câu hỏi FRAME (mục 26 điểm) đánh giá rủi ro mệt mỏi. FRAME là một bảng
câu hỏi được phát triển trên bốn khía cạnh mệt mỏi - ngủ, làm việc theo ca,


13
mệt mỏi về thể chất và tinh thần. Bảng câu hỏi này được thành lập dựa trên
khoa học về mệt mỏi nghề nghiệp nhằm đưa ra các nỗ lực quản lý và đánh giá
mệt mỏi an toàn hơn, hiệu quả hơn, thiết thực hơn và bền vững hơn.
* Nhiệt độ lõi: được xác định bằng uống viên nang đo nhiệt độ lõi từ xa
(e-Celsius®, BodyCap, Hérouville-Saint-Clair, Pháp hoặc VitalSense,
Respironics Inc., Murrysville, PA, Hoa Kỳ) và dữ liệu được ghi lại bằng thiết
bị ghi dữ liệu nhiệt độ lõi (Mini Mitter Co., Inc., Bend, OR, USA hoặc eViewer®, BodyCap, Hérouville-Saint-Clair, Pháp), đơn vị tính là oC.
* Nhiệt độ da: nhiệt độ da được theo dõi thông qua cảm biến nhiệt da
iButton, đơn vị tính là oC.
* Nhịp tim: được theo dõi thông quan thiết bị đo nhịp tim liên tục (Cảm
biến nhịp tim Polar H10; Polar, Kempele, Phần Lan) được cố định bằng dây
đeo vào ngực của đối tượng, đơn vị tính là lần/phút.
* Lượng chất lỏng: bao gồm nước được bổ sung vào các chai nước
rỗng và nước tiểu giữa dịng.
* Tình trạng hydrat hóa:
* Thể lực: sức bóp tay; đánh giá thăng bằng:
- Đánh giá khả năng giữ thăng bằng: đối tượng tiến hành thực hiện tư
thế đứng bằng 1 chân (chân thuận), chân không kiểm tra được giữ phía trên
tấm chịu lực, 2 tay chống hơng, mắt nhắm, giữ thăng bằng trong 30 giây. Nếu
đối tượng để chân không kiểm tra chạm vào chân đối diện hoặc bỏ tay chống
hông, kiểm tra sẽ dừng lại cho đến khi đánh giá thành công. Tiến hành 2 lần
đánh giá, thời gian nghỉ giữa 2 lần đánh giá là 1 phút.

- Sức bóp tay: được đánh giá trên tay thuận, đối tượng để 2 tay dọc theo
thân người, hướng xuống, sử dụng lực kế. Đối tượng thực hiện 2 – 3 lần co cơ
ở mức 50 – 100% lực co tối đa. Sau đó thực hiện 2 lần co cơ tối đa kéo dài 5
giây, mỗi lần nghỉ hồi phục trong 30 giây.


14
* Cảm nhận về gằng sức và căng thẳng nhiệt: cảm nhận về gắng sức
bằng thang đo Likert chủ quan RPE (6 – 20); cảm giác nhiệt (thang 7 điểm)
và mức độ thoải mái nhiệt (thang 7 điểm).


15

Uống viên đo nhiệt
độ lõi từ xa số 1
(trước lao động 8h)

Trước ca lao
động 45 phút

- Lấy mẫu nước tiểu giữa dòng
+ Máy đo khúc xạ
- Uống viên nang đo nhiệt độ lõi
từ xa số 2 (nếu không thể phát
hiện được viên số 1).
- Chiều cao, cân nặng
+ Thước dây
+ Sàn chịu lực
- Thiết bị

+ Theo dõi nhịp tim
+ Cảm biến nhiệt độ da iButtons
+ Coolbit
- Đánh giá thể lực
+ Thăng bằng
+ Sức bóp tay
- Đo đạc tâm lý
+ Cảm giác nhiệt
+ Thoải mái nhiệt
+ FRAME

Giữa ca
lao động

- Lấy mẫu nước tiểu giữa dòng
+ Máy đo khúc xạ
- Cân nặng
+ Sàn chịu lực
- Đánh giá thể lực
+ Thăng bằng
+ Sức bóp tay
- Đo đạc tâm lý
+ RPE
+ Cảm giác nhiệt
+ Thoải mái nhiệt
+ FRAME

Ngay sau
ca lao động


Thời
gian nghỉ

- Đo đạc tâm lý
+ RPE
+ Cảm giác nhiệt
+ Thoải mái nhiệt
- Đánh giá thể lực
+ Thăng bằng
+ Sức bóp tay
- Gỡ bỏ thiết bị đeo (trừ Coolbit)
- Uống viên nang đo nhiệt độ lõi
từ xa thứ 2 hoặc 3 (tùy thuộc
viên thứ 1 có được phát hiện
khơng)
- Lấy mẫu nước tiểu giữa dòng
- Cân nặng
+ Sàn chịu lực
- Đo đạc tâm lý
+ FRAME

Hình 2. 1. Sơ đồ nghiên cứu

Sau ca lao động,
sáng hơm sau

- Đánh giá thể lực
+ Thăng bằng
+ Sức bóp tay
- Đo đạc tâm lý

+ Cảm giác nhiệt
+ Thoải mái nhiệt
+ FRAME
- Tải dữ liệu từ viên nang
đo từ xa
- Lấy mẫu nước tiểu giữa
dòng
+ Máy đo khúc xạ
- Cân nặng
+ Sàn chịu lực
- Gỡ bỏ thiết bị Coolbit


16
2.2.3. Tổ chức nghiên cứu
Nghiên cứu được triển khai vào 2 mùa trong năm gồm mùa nóng và
mùa mát, tiến hành thu thập các số liệu nghiên cứu như nhau ở 2 mùa từ trước
ca lao động đến sau khi kết thúc ca lao động.
* Thu thập số liệu trước ca lao động
- Trước ca lao động đối tượng được uống viên nang đo nhiệt độ lõi từ
xa, ít nhất 8 giờ trước ngày theo dõi sinh lý. Nếu không phát hiện được viên
nang này, đối tượng nghiên cứu sẽ được uống viên nang đo nhiệt độ lõi từ xa
thứ hai vào trước ca lao động.
- Thu thập mẫu nước tiểu giữa dòng.
- Thu thập các chỉ tiêu chiều cao, cân nặng.
- Kết nối thiết bị đeo Coolbit, thiết bị theo dõi nhịp tim và nhiệt độ da
đặt tại 4 vị trí giải phẫu bên phải gồm cánh tay, dưới xương đòn, đùi và cẳng
chân phải.
- Tiến hành thu thập số liệu về sinh lý học ở thời điểm trước lao động
các thông tin: mức độ thoải mái nhiệt (thang điểm 7) và cảm giác nhiệt (thang

điểm 7). Thu thập chỉ tiêu đánh giá rủi ro mệt mỏi bằng bảng câu hỏi FRAME
(26 điểm).
- Đánh giá thể lực: kiểm tra khả năng giữ thăng bằng và sức bóp tay.
- Đo trọng lượng chai rỗng bằng cân kỹ thuật số (model: ICS241;
Mettler Toledo Pte. Ltd., Columbus, OH, USA). Tiến hành đổ đầy nước vào
chai mỗi khi chai nước đã cạn. Tổng thể tích nước, số lần đổ đầy nước được
ghi lại từ trước ca lao động cho tới khi kết thúc ca lao động, loại nước sử
dụng trong suốt ca lao động là ad libitum.
* Thu thập số liệu trong ca lao động
- Trong ca lao động, toàn bộ cuộc khảo sát, trò chuyện được ghi lại
bằng máy quay video Go-Pro. Chụp các bức ảnh nhiệt, ảnh chụp khu vực làm
việc, thiết bị trong quá trình khảo sát.


17
- Các đối tượng nghiên cứu được mang thiết bị Coolbit cung cấp dữ
liệu về vị trí, tỷ lệ cơng việc, điều kiện môi trường.
- Các dữ liệu môi trường gồm nhiệt độ và độ ẩm tương đối được theo
dõi bằng bộ ghi dữ liệu khí hậu trong suốt ca lao động.
- Lượng nước tiêu thụ được theo dõi trong tồn bộ ca lao động. Các
thành viên trong nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập và đo trọng lượng các
chai nước và ghi nhận những lần được đổ đầy lại của các chai nước này.
- Thu thập mẫu nước tiểu giữa dòng và khối lượng cơ thể.
- Thu thập các dữ liệu về cảm nhận gắng sức RPE, mức độ thoải mái
nhiệt, cảm giác nhiệt, hành vi chấp nhận rủi ro (bảng câu hỏi FRAME), khả
năng giữ cân bằng và sức bóp tay ở giữa ca lao động.
* Thu thập số liệu ngay sau ca lao động
Khi kết thúc ca lao động, tất cả các trang thiết bị theo dõi được tháo bỏ
khỏi co thể người tham gia nghiên cứu (ngoại trừ thiết bị đeo Coolbit). Tiến
hành đo các thông số gồm:

- Đo lại trọng lượng cuối cùng của chai nước.
- Đánh giá lại khả năng giữ cân bằng và sức bóp tay, được tiến hành
sớm nhằm hạn chế các yếu tố nhiễu sau thời gian phục hồi.
- Thu thập các dữ liệu về cảm nhận gắng sức RPE, mức độ thoải mái
nhiệt, cảm giác nhiệt, hành vi chấp nhận rủi ro (bảng câu hỏi FRAME).
- Thu thập nước tiểu giữa dòng và khối lượng cơ thể.
- Phỏng vấn ngay sau ca lao động (15 – 30 phút/người) để thu thập dữ
liệu về q trình thích nghi và quản lý nhiệt.
- Các đối tượng tiếp tục được đeo bộ Coolbit sau ca làm việc để theo
dõi, quản lý nhiệt ngoài ca làm việc.
- Bổ sung thêm 1 viên nang đo nhiệt độ lõi từ xa để theo dõi nhiệt độ
lõi đến ngày hôm sau.
* Thu thập số liệu sau ca lao động


18
- Sáng ngày hôm sau:
+ Đánh giá lại khả năng giữ cân bằng và sức bóp tay.
+ Thu thập các dữ liệu về mức độ thoải mái nhiệt, cảm giác nhiệt, bảng
câu hỏi FRAME.
+ Thu thập mẫu nước tiểu giữa dòng và khối lượng cơ thể.
+ Gỡ bỏ thiết bị đeo Coolbit.
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được tính tốn bằng phần mềm IBM SPSS
Statistics 22.0. Phân phối chuẩn của dữ liệu sẽ được đánh giá bằng cách sử
dụng Shapiro-Wilk test. Dữ liệu phân phối khơng chuẩn sẽ được phân tích
theo phương sai một chiều của Kruskal-Wallis (ANOVA) và sự khác biệt
theo từng cặp sẽ được đánh giá bằng cách sử dụng Wilcoxon test. Dữ liệu
phân phối chuẩn sẽ được phân tích bằng test ANOVA. Các mối quan hệ được
chọn giữa các tham số cũng sẽ được kiểm định bằng phân tích tương quan

Pearson. Giá trị khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
2.2.5. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành sau khi Hội đồng đạo đức Học viện Quân
y thông qua.
- Các đối tượng đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
- Q trình nghiên cứu khơng làm ảnh hưởng đến hoạt động của các
đối tượng, đơn vị công tác, nơi làm việc, không ảnh hưởng đến sức khỏe của
các đối tượng nghiên cứu.
- Thông tin về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu được bảo mật.


19
DỰ KIẾN KINH PHÍ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở hợp tác cùng với nhóm nghiên
cứu của trường đại học Quốc gia Singapore, toàn bộ kinh phí thực hiện
nghiên cứu do phía đại học Quốc gia Singapore chi trả.


20

PHỤ LỤC

Hin
̀ h 1. Một số thiết bị sử dụng trong nghiên cứu


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.


2.

3.

4.
5.
6.

7.
8.

9.

Tord Kjellstrom, David Briggs, Chris Freyberg, et al. (2016). Heat,
Human Performance, and Occupational Health: A Key Issue for the
Assessment of Global Climate Change Impacts. Annual Review of
Public Health, 37: 97–112.
Melvin Seng, Meishan Ye, Kenneth Choy, et al. (2018). Heat stress
in rice vermicelli manufacturing factories. International Journal Of
Occupational And Environmental Health: 1-7.
International Labour Organization (2019). Working on a warmer
planet The impact of heat stress on labour productivity and decent
work: 1-32.
Học viện Quân y (2017), Sinh lý lao động quân sự, Nhà xuất bản quân
đội Nhân dân: 133-149.
John E. Hall, Arthur C. Guyton (2016), Guyton and Hall Textbook of
Medical Physiology, Elsevier: 910-922.
Ken Parsons (2002), Human Thermal Environments: The Effects of
Hot, Moderate, and Cold Environments on Human Health, Comfort,
and Performance, Third Edition, CRC Press Taylor & Francis Group.

Lauralee Sherwood (2010), Human Physiology From Cells to
Systems, Seventh Editio, Yolanda Cossio: 641-660.
Jason K. W. Lee, Amanda Q. X. Nio, Chin Leong Lim, et al. (2010).
Thermoregulation, pacing and fluid balance during mass participation
distance running in a warm and humid environment. Eur J Appl
Physiol, 109: 887–898.
Sarah Cartera, Elspeth Oppermannd, Emma Fielde, et al. (2020).
The impact of perceived heat stress symptoms on work-related tasks
and social factors: A cross-sectional survey of Australia's Monsoonal
North. Applied Ergonomics, 82(2020): 102918.


×