ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ LƯU LƯỢNG DÒNG CHẢY
VÀ BỒI LẮNG TẠI LƯU VỰC SÔNG KRONG ANA
ASSESSMENT OF WATER DISCHARGE AND SEDIMENT YIELD IN KRONG ANA
WATERSHEDUSING SWAT
Nguyễn Thị Tịnh Ấu,
Khoa ĐT Chất lượng cao - Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
ABSTRACT
The water supply issues in Vietnam are especially acute in the watershed area
whereunexpected drought, soil erosion, nonpoint source pollution, reservoir eutrophication,
andinappropriate development for stock farming or recreation have continuously lowered
theessential level of water quality and quantity. On the other hand, the rapid increase
ofpopulation and the driving force of economic growth further accelerate the need for
variousland uses within the watershed. To contemplate the scope of such problems, as
experienced inmany other developing countries, the efforts of pursuing integrated optimal
planning toachieve the sustainable uses of these watershed resources becomes critical. Many
studies havebeen made of multi-objective land-use planning under various conditions, such as
thoseapplied in an industrial complex, a watershed. However, very few of them focus on
theevaluation of the optimal balance between economic development and environmental
qualitywithin a watershed.This study was applied SWAT Model and GIS technique to assess water
quality, waterdischarge and sediment yield in Krong Ana watershed.
Keywords: Krong Ana, watershed, SWAT
1. ĐặT VấN Đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự suy thoái lưu vực là một vấn đề đã và đang được quan tâm rất nhiều trên toàn thế
giới.Có nhiều nguyên nhân làm cho lưu vực bị suy thoái, trong đó việc thay đổi sử dụng đất, địa
hình dốc, thảm che phủ thấp là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến lưu vực. Hậu
quả của sự suy thoái này là những trận lũ lụt, s
ạt lở đất, bồi lắng dòng chảy, môi trường bị tác
động gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế xã hội của cộng đồng người dân trong lưu vực trong cả
nước
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số
một cách nhanh chóng trên lực sông Krong Ana đã dẫn đến hiện tượng xói mòn đất xảy ra nhanh
do đất rừng bị phá làm cho mật độ che phủ giảm, lũ lụt thường xuyên,
Để giải quyết những vấn đề trong việc quản lý lưu vực, việc nghiên cứu các phương
pháp, công cụ tính toán có độ chính xác cao để đánh giá đất và nước tại lưu vực bằng phương
pháp mô hình SWAT (Soil and Water Assessment Tool) trong quản lý lưu vực sông những năm
gần đây là điều cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển của thế giới. Từ thực tiễn đó, tác giả tiến
hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá lưu lượng dòng chảy và xói mòn
đất cho lưu vực sông Krong Ana, tỉnh Đắklắk”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá lưulượng dòng chảy và lượng xói mòn đất bằng mô hình
SWAT cho lưu vực Sông Krong Ana. Chi tiết mục tiêu nghiên cứu như sau:
• Xây dựng cơ sở dữ liệu cho mô hình SWAT
• Chạy mô hình và đánh giá kết quả lưu lượng dòng chảy và lượng xói mòn đất trên lưu
vực nghiên cứu
• Đề tài giới hạn phạm vi trên lưu vực phía Nam sông Krông Ana và không xét đến ảnh
hưởng của các hoạt động khai thác tài nguyên trên lưu vực nghiên cứu. Thời gian mô
phỏng từ năm 2010 đến 2011
2. ĐặC ĐIểM KHU VựC NGHIÊN CứU
Lưu vực sông Krông Ana thuộc tỉnh Đắk Lắk là vùng đầu nguồn của lưu vực sông Srêpok trong
hệ thống lưu vực sông Mê Kông. Vùng lưu vực nghiên cứu này có diện tích khoảng 171.672,8ha.
Địa hình khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, độ cao trung bình 600m, độ dốc cao và thấp dần từ phía
Đông Bắc sang Tây Nam
Chế độ nhiệt độ của vùng hầu như không có mùa lạnh với một nền nhiệt độ đồng đều, chênh lệch
nhiệt độ giữa các tháng không cao. Nhiệt độ trung bình năm là 23,7
0
C. Nhiệt độ cao nhất trong
năm là 35,9
0
C và thấp nhất 14
0
C. Các tháng lạnh nhất là tháng XII và I với khoảng 21
0
C, các
tháng nóng nhất là tháng IV – tháng VI với khoảng 25– 26
0
C
Do đặc điểm địa hình và vị trí địa lý của khu vực nghiên cứu, hàng năm phân thành 2 mùa khô
và mưa tương phản sâu sắc. Mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng V – X tương ứng với thời kỳ xuất
hiện của gió mùa tây nam hoạt động. Tổng lượng mưa trong mùa khoảng 75-85% lượng mưa
năm, nhất là trong tháng VIII và IX là tháng có lượng mưa lớn nhất đạt trên 200mm/tháng ở
những vùng mưa trung bình, và 300-400mm/tháng ở những nơi có mưa nhiều. Lượng mưa tháng
lớn nhất xảy ra tháng VII chiếm 15 ÷ 20% lượng mưa cả năm
Hình 1: Bản đồ địa hình của khu vực nghiên cứu
Do đặc trưng về khí hậu, địa hình, độ dốc, tài nguyên đất nên thảm thực vật của vùng lưu vực
nghiên cứu rất đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm hoàn toàn
trong khu vực nghiên cứu, có diện tích 58.947ha chiếm 34,34% diện tích lư
u vực, vì vậy thảm
thực vật cũng phân hoá đa dạng và phong phú khác nhau
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU
3.1 Phương pháp đánh giá lưu lượng dòng chảy và bồi lắng
Cách tiếp cận đánh giá lưu lượng dòng chảy và bồi lắng lưu vực sông Srêpôk dựa trên mô hình
SWATđược thể hiện như Hình 2. Theo đó, tiến trình thực hiện bao gồm các bước chính là phân
địnhlưu vực, phân tích đơn vị thủy văn, ghi chép dữ liệu đầu vào, chạy mô hình, hiệu chỉnh mô
hình và đánh giá kết quả.
Hình 2.Sơ đồ phương pháp nghiên cứu
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Trên c
ơ sở bản đồ địa hình, toạ độ địa lý các trạm khí tượng, thuỷ văn, đề tài đã sử dụng
các phần mềm ArcGIS 9.3, MapInfo, SWAT 2.3.4 tiến hành số hoá để tạo các bản đồ DEM, bản
đồ phân loại đất, sử dụng đất, thảm phủ, mạng lưới sông suối và các trạm khí tượng - thuỷ văn
làm dữ liệu cơ sở cho phần mềm SWAT. Đề tài đã sử dụng số liệu khí tượng ngày của 2 trạm khí
tượng Lak và Giang Sơn trên lưu vực và 1 trạm thủy văn Giang Sơn để xây dựng cơ sở dự liệu.
4. KếT QUả NGHIÊN CứU
Dữ liệu đầu ra của SWAT cung cấp rất nhiều thông số: tổng khối lượng NO
3
(vào/ra),
tổng khối lượng NO
2
(vào/ra), tổng khối lượng NH
4
(vào/ra), tổng khối lượng P (vào/ra), lưu
Mụctiêuđánh
Thuthậ
p
và xử
B
ả
n
đ
ồ
đ
ị
a
B
ả
n
đ
ồ
s
ử
B
ả
n
đ
ồ
th
ổ
D
ữ
li
ệ
u
Xửlý
Xácđịnh
Định
Tính
Ch
ồ
nglớp
Định
Ghichép
Chạymô
Ph
â
n
đ
ị
nh
Phântích
đ
ị
Kếtquảlưu
Ti
ể
u l
ư
u
Đơn
lượng dòng vào/ra, tổng khối lượng đất bồi lắng (vào/ra), tổng lượng phân bón (vào/ra), tổng
lượng thuốc trừ sâu (vào/ra)… Tác giả chỉ lựa chọn một số thông số để xem xét phục vụ cho đề
tài, như lưu lượng dòng chày bề mặt, lượng bồi lắng,….
Hình 3 và 4 cho thấy mùa mưa nơi tập trung nhiều từ tháng sáu đến hết tháng mười, đỉnh
điểm thường vào tháng 8 hoặc tháng 10.Lượng mưa là một trong những yếu tố quyết định đến
chế độ thủy văn của lưu vực. Khí hậu lưu vực có hai mùa chính (mùa mưa và mùa khô) nên chế
độ dòng chảy ở lưu vực cũng hình thành hai chế độ tương ứng: chế độ dòng chảy mùa mưa và
chế độ dòng chảy mùa kiệt. Lưu lượng dòng chảy bề mặt phụ thuộc vào lượng mưa có trong lưu
vực nghiên cứu. Lượng mưa ban đầu hoàn toàn không sinh dòng chảy, khi cường độ mưa tiếp
tăng dần thì trên mặt đất sẽ bắt đầu xuất hiện dòng chảy bề mặt.
Hàm lượng đất bồi lắng phụ thuộc vào lượng mưa và lưu lượng dòng chảy, sự biểu diễn
của hai đồ thị lưu lượng dòng chảy hình 3, 4 và hàm lượng bồi lắng hình 5, 6 tại cùng thời điểm
tuân theo qui luật tương tự nhau. Lượng bối lắng tăng lên đột ngột vào những năm có mưa lũ và
giảm xuống nhanh vào mùa kiệt là do thảm phủ rừng giảm nhanh, không giữ nước trên bề mặt
dòng chảy được. Lượng đất xói mòn/ bồi lắng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước và
đất.Hàm lượng bồi lắng càng lớn tương ứng với lượng đất xói mòn càng cao và chất lượng nước
càng giảm.Khi bị mất lớp bề mặt, đất trở nên cằn cỗi thiếu dinh dưỡng để canh tác, dẫn tới chi
phí sản xuất tăng cao để có thể canh tác mà năng suất không cao.
Hình 3 : Đồ thị lượng nước mặt tại cửa ra của lưu vực nghiên cứu năm 2010
Hình 4 : Đồ thị lượng nước mặt tại cửa ra của lưu vực nghiên cứu năm 2011
Datasets: 2011
Datasets: 2010
Hình 5 : Đồ thị lượng xói mòn tại cửa ra của lưu vực nghiên cứu năm 2010
Datasets: 2010
Datasets: 2011
Hình 6 : Đồ thị lượng xói mòn tại cửa ra của lưu vực nghiên cứu năm 2011
5. KếT LUậN VÀ KIếN NGHị
5.1 Kết luận
Nghiên cứu đã tiến hành mô phỏng lưu lượng dòng chảy và bồi lắng lưu vực sông Krong Ana
trong khoảng thời gian hai năm 2010 và 2011. Dựa trên kết quả môphỏng trong SWAT, hai
thông sốlưu lượng dòng chày bề mặt, lượng bồi lắng được xem xét, đánh giá cho lưu vực và kết
quả cho thấy lượng dòng chảy nước trên lưu vực có quan hệ chặt chẽ với độ che phủ của rừng.
Với độ che phủ năm 2011 giảm 1444.86ha so với năm 2010 để chuyển sang các loại hình sử
dụng khác như nông nghiệp, đất phi nông nghiệp thì: lưu lượng trung bình lớn nhất và nhỏ nhất
ngày tăng. Lượng bối lắng tăng lên đột ngột vào những năm có mưa lũ và giảm xuống nhanh vào
mùa kiệt là do thảm phủ rừng giảm nhanh, không giữ nước trên bề mặt dòng chảy được. Lượng
đất xói mòn/ bồi lắng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước và đất. Hàm lượng bồi lắng càng
lớn tương ứng với lượng đất xói mòn càng cao và chất lượng nước càng giảm
5.2. Kiến nghị
Nghiên cứu này là bước đầu tiên áp dụng mô hình SWAT đánh giá lưu lượng dòng chảy và bồi
lắng lưuvực sông Krong Ana nên còn nhiều hạn chế:
Một vấn đề gặp phải khi sử dụng SWAT là mô hình đòi hỏi cần hệ thống dữ liệu đầu vào rất lớn,
đây cũng là điều kiện để nâng cao độ chính xác cho mô hình.Tuy nhiên, do đặc thù ở Việt Nam
nên cơ sở dữ liệu nền còn rất thiếu, nằm rải rác không thống nhất, đã gây ra khó khăn trong quá
trình thực hiện nghiên cứu.Các kết quả đầu ra từ việc mô phỏng chất lượng nước trong SWAT
chưa được kiểmđịnh, hi
ệu chỉnh.
Vì vậy, hướng phát triển tiếp theo của đề tài là tiếp tục sử dụng mô hình SWAT để nghiên cứu
sâu hơn về những ảnh hưởng của rừng tới dòng chảy nước và dòng chảy bùn cát không chỉ cho
lưu vực nam sông Krong Ana mà có thể cho nhiều lưu vực khác, đây cũng là cách kiểm nghiệm
mô hình trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đó có thể đưa ra những con số và kết luận đáng tin cậy hơ
n.
Tài liệu tham khảo
[1]. Cục Quản lý tài nguyên nước: www.dwrm.gov.vn
[2]. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: www.vbqppl.moj.gov.vn
[3]. Nguyễn Kim Lợi, Lê Cảnh Định, Trần Thống Nhất (2009), Hệ thống thông tin địa lý nâng
cao, Nhà xuất bản Nông nghiệp
[4]. Tổng cục thống kê:www.gso.gov.vn
[5]. Viện Khí tượng Thuỷ văn: www.imh.ac.vn