Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh dại và dịch tễ học phân tử vi rút dại - đề xuất chủng vi rút dại để sản xuất vắc xin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 112 trang )

Biểu B1-2a-TMĐTCN
08/2017/TT-BKHCN

THUYẾT MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA1
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1

Tên đề tài

1a Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng
tuyển)

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh dại và
dịch tễ học phân tử vi rút dại - đề xuất chủng
vi rút dại để sản xuất vắc xin
2
4

Thời gian thực hiện: 20 tháng
(Từ tháng 04/2019 đến tháng 12/2020)

3

Cấp quản lý

Quốc gia

Tổng kinh phí thực hiện: 8.547,38 triệu đồng, trong đó:


Nguồn

Kinh phí (triệu đồng)

- Từ Ngân sách nhà nước
- Từ nguồn ngồi ngân sách nhà nước
5

Đề nghị phương thức khốn chi:
Khốn đến sản phẩm cuối cùng

6

7

1

0,0

Khốn từng phần, trong đó:
- Kinh phí khốn: 5.185,49 triệu đồng
- Kinh phí khơng khốn: 3361.89 triệu đồng

Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có): Nghiên cứu ứng dụng và phát
triển cơng nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Mã số: KC.10/1620

Lĩnh vực khoa học
Tự nhiên;

Nông nghiệp;


Kỹ thuật và công nghệ;

Y, dược.

Bản Thuyết minh đề tài này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực
khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4


8

Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Nguyễn Văn Khải
Ngày, tháng, năm sinh: 10/2/1967 Giới tính: Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị/ Trình độ chun mơn: Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ
Chức danh khoa học: Giảng viên chính
Chức vụ: Hiệu trưởng, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, Bộ Y Tế
Tên tổ chức đang công tác: Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng
Địa chỉ tổ chức: 72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngơ Quyền, Hải Phịng
Điện thoại: 0313 731 907
Fax: 031 3 733315
E-mail:
Địa chỉ nhà riêng: số 9/102 Cát Bi, Hải An, Hải Phòng
Mobile: 0912607957

9

Thư ký khoa học của đề tài
Họ và tên: ThS. Nguyễn Thị Minh Ngọc
Ngày, tháng, năm sinh: 21/02/1978

Học hàm, học vị/ Trình độ chun mơn:
Chức danh khoa học: Thạc sĩ
Chức vụ: Giảng viên
Tên tổ chức đang công tác: Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng
Địa chỉ tổ chức: 72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngơ Quyền, Hải Phịng
Điện thoại: 0313.733.434
Fax: 031 3 733315
E-mail:
Nhà riêng: 12/175 Nguyễn Đức Cảnh, Lê Chân, Hải Phịng
Mobile: +84.934.433.789

10 Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Điện thoại: 031.3731907 Fax: +84-31-3731525
E-mail:
Website:
Địa chỉ: 72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngơ Quyền, Hải Phịng
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Văn Khải
Số tài khoản: 3713 cấp I, mã số sử dụng ngân sách: 1057278
Kho bạc Nhà nước: Hải Phòng
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Bộ Y Tế
11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có)
1. Tổ chức 1 : Học viện Quân y
Tên cơ quan chủ quản: Bộ Quốc phòng
Điện thoại : 069566100
Fax : 04.6884779
Địa chỉ: 160 Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Thiếu tướng, GS.TS. Đỗ Quyết
Số tài khoản: 931.02.001
Ngân hàng: Kho bạc Nhà nước Hà Đông

2. Tổ chức 2 : Công ty Vắcxin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH)
2

Nam/ Nữ: Nữ


Tên cơ quan chủ quản : Bộ Y Tế
Điện thoại: 04) 9717710 - 9717712 / # 104

Fax: (04) 9717711

Địa chỉ: 1 Yersin, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: TS Đỗ Tuấn Đạt
Số tài khoản: 311.11.002381
Ngân hàng: TMCP Sài Gòn Thương Tín
Ngân hàng: Khoa Bạc Nhà nước Hai Bà Trưng, Hà Nội.
12

Cán bộ thực hiện đề tài
(Ghi những người có đóng góp khoa học và thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và
tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài. Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ lập danh sách theo mẫu này
có xác nhận của tổ chức chủ trì và gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký)
TT

Họ và tên,

Chức danh thực hiện đề

học hàm học vị


tài

2

Tổ chức công tác

1.

PGS.TS. Nguyễn Văn Khải

Chủ nhiệm đề tài

2.

ThS. Nguyễn Thị Minh
Ngọc

Thư ký đề tài

3.

GS.TS. Phạm Văn Thức

Thành viên chính

4.

PGS.TS. Phạm Minh Khuê

Thành viên chính


5.

ThS. Nguyễn Thị Thanh
Bình

Thành viên chính

6.

TS. Phạm Thị Thu Trang

Thành viên chính

7.

TS. Nguyễn Bảo Trân

Thành viên chính

8.

TS. Nguyễn Thị Thu Thảo

Thành viên chính

Trường ĐH Y Dược Hải
Phịng
Trường ĐH Y Dược Hải
Phịng

Trường ĐH Y Dược Hải
Phòng
Trường ĐH Y Dược Hải
Phòng
Trường ĐH Y Dược Hải
Phòng
Trường ĐH Y Dược Hải
Phòng
Trường ĐH Y Dược Hải
Phòng
Trường ĐH Y Dược Hải Phịng

9.

TS.BS. Nguyễn Văn
Chun

Thành viên chính

Học viện Qn y

10.

PGS. TS. Hồ Anh Sơn

Thành viên chính

Học viện Quân y

11.


ThS. Nguyễn Thế Anh

Thành viên chính

12.

TS. Phùng Thị Thủy

Thành viên chính

Học viện Quân y
Viện Công nghệ sinh học và
Công nghệ thực phẩm,
Đại học Bách Khoa Hà Nội

2

Theo quy định tại bảng 1 Điểm b Khoản 1 Điều 7 thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày
22/4/2015 hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự tốn và quyết tốn kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có
sử dụng ngân sách nhà nước.

3


13.

TS. Lê Quang Hịa

Thành viên chính


14.

ThS. Mạc Văn Trọng

Thành viên chính

15.

CN. Phạm Hà Thu

Thành viên chính

4

Viện Cơng nghệ sinh học và
Công nghệ thực phẩm,
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Công ty Vắcxin và Sinh phẩm
số 1 (VABIOTECH)
Công ty Vắcxin và Sinh phẩm
số 1 (VABIOTECH)


II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ
CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
13

Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng)


1. Xác định đặc điểm dịch tễ học bệnh dại và dịch tễ học phân tử vi rút dại.
2. Đề xuất được chủng vi rút dại để sản xuất vắc xin.
Phạm vi nghiên cứu:

Do thời gian nghiên cứu ngắn (không đủ cho quá trình cố định, thích ứng chủng phân
lập trong tự nhiên) cùng với các yêu cầu khắt khe về mặt kỹ thuật trong việc lấy mẫu, bảo
quản mẫu bệnh phẩm trên bệnh nhân dại, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, nhóm
nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh dại và một số đặc điểm sinh
học phân tử của các chủng vi rút dại hiện đang lưu hành tại Việt Nam để từ đó đề xuất chọn
chủng vi rút dại sản xuất vắc xin từ tập hợp các chủng vi rút được WHO khuyến cáo sử
dụng.
Việc lựa chọn chủng vi rút dại để sản xuất vắc xin: trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,
nhóm nghiên cứu tập trung lựa chọn 1 trong 2 chủng được WHO khuyến cáo sử dụng để sản
xuất vắc xin là chủng vi rút PV và PM. Cơ sở của việc lựa chọn chủng ngoài việc dựa trên
phân tích kiểu gen bằng gen N (mã hóa Nucleoprotein của vi rút) còn dựa trên việc đánh giá
sự biến động của các vùng quyết định tính kháng nguyên trên glycoprotein G ở các chủng vi
rút phát hiện được. Căn cứ kết quả so sánh sự tương đồng axít amin của các chủng vi rút dại
ở Việt Nam (từ kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học phân tử của các chủng phân lập được)
so với các chủng sản xuất vắc xin (PM, PV) để chọn ra 1 chủng phù hợp phục vụ sản xuất
thử nghiệm vắc xin dại.
Từ chủng đã được lựa chọn, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành sản xuất thử nghiệm vắc xin
phòng bệnh dại bằng công nghệ nuôi cấy tế bào Vero. Kết quả thử nghiệm vắc xin dại sẽ
cho phép khẳng định sự phù hợp của chủng vi rút đã lựa chọn cũng như là tiền đề để tiến
hành sản xuất vắc xin phòng bệnh dại ở quy mơ lớn trong tương lai gần.
14

Tình trạng đề tài
Mới

Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả

Kế tiếp nghiên cứu của người khác

5


15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên
cứu của đề tài
15.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ VI RÚT DẠI VÀ BỆNH DẠI
1.1. Cấu trúc phân tử của virus dại
Vi rút dại có hình viên đạn một đầu trịn mợt đầu dẹt, có chiều dài trung bình 180 nm
(dao động trong khoảng 130–250 nm), đường kính trung bình 75 nm (dao động từ 60–110
nm) (Hình 1).

Hình 1. Cấu trúc hạt vi rút dại.

Thuộc chi Lyssavirus họ Rhabdoviridae, vi rút dại có hệ gen là một sợi RNA đơn âm có
độ dài khoảng 12 Kb. vi rút dại khơng có khả năng tồn tại bên ngồi vật chủ, bị bất hoạt bởi
ánh nắng, nhiệt độ hoặc phơi khô (Leung et al., 2007).

Hình 2. Cấu trúc hệ gen của vi rút dại

Hệ gen của vi rút dại (Hình 2) chứa 5 đoạn ORF có tính bảo tồn khá cao và được phiên
mã riêng biệt để tạo các protein: nucleoprotein N, non-structural protein NS (phosphoprotein
P), matrix protein M, glycoprotein G và polymerase protein L (Yousaf et al., 2012). Giữa
các đoạn ORF nói trên là các trình tự vùng IR (intergenic region) có độ dài khác nhau. Trình
tự IR dài nhất nằm giữa gen G và L, và được gọi là pseudogene (Tordo et al., 1986). Vùng
trình tự này có tốc độ tiến hóa cao và đã được sử dụng để đánh giá dịch tễ học phân tử của
vi rút dại (Sacramento et al., 1991).
6



Gen N (1350 bp) mã hóa cho nucleoprotein (450 axit amin (aa)), một thành phần thiết
yếu cho protein capsid của vi rút; đóng vai trị quan trọng trong bước đóng gói hệ gen vi rút.
ORF NS (978 bp) và L (6381 bp) mã hóa cho các protein phi cấu trúc phosphoprotein và
transcriptase. Hai protein này tạo phức hợp với RNA, thực hiện quá trình phiên mã và nhân
bản của vi rút. Protein M (202 aa) giúp gập lõi nucleocapsid của vi rút thành cấu trúc xoắn
gọn. Lõi vi rút được bao bọc bởi mợt lớp màng lipid kép có nguồn gốc từ màng tế bào vật
chủ. Trên lớp màng này có glycoprotein G là một protein xuyên màng. Vùng ngoại bào của
protein G có chức năng tương tác và bám vào các tế bào cơ, thần kinh hoặc tế bào hạt của
tuyến nước bọt của vật chủ (Cox et al., 1977). Bất cứ thay đổi axit amin nào ở vùng epitope
của protein G cũng sẽ gây nên các thay đổi về khả năng gây bệnh, khả năng gây đáp ứng
miễn dịch và các đặc điểm miễn dịch khác của vi rút dại. Hiện nay, các vắc xin tái tổ hợp
phòng dại đều có bản chất là protein G tái tổ hợp (Ramya et al., 2018) do đây là kháng
nguyên chủ đạo có khả năng cảm ứng tạo đáp ứng miễn dịch phòng ngừa được vi rút dại
ngay cả khi vi rút được sử dụng với liều cao trên mơ hình động vật (Cox et al., 1977).
Gen G dài 1572 nucleotide, mã hóa cho protein dài 524 axit amin (65 kDa) bao gồm các
vùng sau (Benjathummarak et al., 2016)
- từ axit amin (aa) 1 đến 19 là vùng peptit tín hiệu dẫn đường (sẽ được loại bỏ khỏi
protein trưởng thành ở màng tế bào);
- từ aa 20 đến 459 là vùng nằm trên bề mặt virion (vốn quyết định đặc tính kháng
nguyên của chủng vi rút dại);
- từ aa 460 đến 480 là vùng xuyên màng;
- từ aa 481 đến 524 là vùng nằm trong virion.
Glycoprotein G tồn tại ở dạng trimer và là protein duy nhất hiện diện trên bề mặt hạt
virion (Hình 3). Chức năng chủ yếu của protein này là tương tác với thụ thể, thực hiện quá
trình nhập bào. Đây cũng là protein duy nhất tạo phản ứng miễn dịch sau khi xâm nhiễm.
Trimer hóa là một q trình cần thiết để glycoprotein G có thể thực hiện đầy đủ chức năng.
Ngồi ra, trimer hóa cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự cảm ứng sinh kháng thể trung hòa tạo
đáp ứng miễn dịch bảo vệ khỏi sự lây nhiễm vi rút dại (Astray et al., 2017). Quá trình

glycosyl hóa protein G (tại các vị trí asparagine 56, 223, 338) cũng ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng sinh đáp ứng miễn dịch đối với vi rút dại. Các yếu tố quyết định kháng nguyên
(epitope) của protein G đã được xác định bao gồm (Buthelezi et al., 2016; Evans et al.,
2018)
- vùng từ aa 34–42 (IIb) (trình tự là GCTNLSGFS) và 198–200 (IIa) (trình tự là KRA),
tồn tại ở dạng không gian.
7


- vùng từ aa 226 – 231 (trình tự là KLCGVL) tồn tại cả ở dạng tuyến tính và dạng
khơng gian.
- axit amin ở vị trí 251 (T).
- vùng từ aa 261 – 264 (trình tự là HDFR)
- vùng từ aa 330 đến 338 (trình tự là KSVSFRRLS)
- vùng aa 342 và 343 (trình tự là KL)

Hình 3. Cấu trúc trimer của glycoprotein G vi rút dại (Astray et al., 2017)
Các thay đổi về trình tự axit amin trong các vùng quyết định kháng nguyên này sẽ có thể làm giảm
hoặc vơ hiệu hóa sự bắt cặp của các kháng thể trung hịa với protein G, do vậy, có thể ảnh hưởng
xấu đến hiệu quả bảo vệ của các vắc xin(Koprowski et al., 1985). Do vậy, cần theo dõi sự biến đổi
về trình tự axit amin trong các vùng quyết định kháng nguyên của protein G ở các chủng vi rút dại
trong tự nhiên để lựa chọn được chủng vi rút sản xuất vắc xin phù hợp.

1.2. Con đường lây nhiễm
Từ hệ thần kinh trung ương, virus dại sẽ di chuyển đến tuyến nước bọt thông qua các
dây thần kinh hộp sọ và sẽ được tiết ra trong nước bọt của động vật mắc bệnh. Từ đây, virus
dại sẽ tiếp tục lây nhiễm sang vật chủ mới qua vết cắn và vết cào xuyên da của động vật mắc
bệnh. Động vật trung gian thường gây bệnh dại ở người là chó và mèo do chúng là thú ni
thân thiết của người (Chhabra and Ichhpujani 2003; Blanton et al. 2009). Tại hầu hết các
quốc gia trên thế giới, đặc biệt tại châu Á và châu Phi, chó cắn là nguyên nhân gây ra từ 85

đến 95  các ca bệnh dại ở người (Tang et al., 2005; Fitzpatrick et al., 2012). Lây truyền
cũng có thể xảy ra khi virus dại trong nước bọt xâm nhập trực tiếp vào niêm mạc hoặc tổn
thương da mới của nạn nhân tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm theo con đường này rất thấp. So với
các chủng virus dại từ chó, virus dại từ dơi có độc tính cao hơn nhiều lần khi lây nhiễm theo
con đường tiếp xúc biểu mô. Điều này là do các chủng virus dại từ dơi có khả năng nhân
bản nhanh hơn trong các tế bào phi thần kinh và ở nhiệt độ thấp hơn (Singh et al., 2017). Tại
8


một số quốc gia đã thanh toán được bệnh dại ở người do trung gian là chó, dơi trở thành tác
nhân truyền bệnh dại chủ yếu (Singh et al., 2017). Ngoài ra, một số ca bệnh dại đơn lẻ cũng
đã được ghi nhận do hít phải các chất tiết có chứa virus hoặc do ghép tạng. Tại Mỹ vào năm
2004, đã ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh dại do ghép tạng của người chết vì bệnh dại
(Krebs et al., 2005). Tại một số nước châu Á (Trung Quốc, Campuchia, Hàn Quốc, Việt
Nam và Ấn Độ), các lò giết mổ chó mèo cũng là một trong những con đường lây nhiễm có
nguy cơ cao do điều kiện vệ sinh và thú y không được đảm bảo (Rupert, 2002; Clifton,
2003; Tang et al., 2005).
1.3. Đặc điểm bệnh học
Virus dại gây bệnh với tiến triển khá chậm và không có triệu chứng lâm sàng ban đầu.
Tuy nhiên, khi các triệu chứng lâm sàng đã xuất hiện, gần như chắc chắn sẽ dẫn đến tử
vong. Sau khi bị phơi nhiễm với virus, virus dại sẽ ở trạng thái ủ bệnh tại vị trí vết thương.
Thời gian này có thể kéo dài từ 2 tuần tới 6 năm (trung bình là 2 – 3 tháng)tùy thuộc vào
lượng virus ban đầu, vị trí vết thương và mật độ dây thần kinh tại vị trí vết thương (Greene
and Rupprecht, 2006). Thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn khi người bệnh bị cắn tại tay, cổ, mặt
hoặc vùng đầu. Tại vị trí phơi nhiễm, vi rút dại sẽ bám vào các tế bào đích (tế bào cơ, tế bào
thần kinh cảm quan cảm giác, tế bào thần kinh vận động) thông qua tương tác của protein G
với các thụ thể đặc hiệu. Sau đó, virus dại sẽ dịch chuyển đến hệ thống thần kinh trung
ươngbằng cơ chế vận chuyển sợi trục ngược (retrograde axonal transport) (Hình 3). Tại đây,
quá trình nhân bản virus sẽ diễn ra mạnh mẽ, gây ra các tác động bệnh lý lên sinh lý tế bào
thần kinh. Sau đó, virus sẽ di chuyển từ hệ thần kinh trung ương qua các dây thần kinh

ngoại biên, đến các cơ quan khác như tuyến nước bọt. Tại thời điểm khởi phát lâm sàng,
virus dại đã được phát tán rộng rãi khắp cơ thể. Lúc này, hệ thần kinh ngoại biên, tủy sống
và não người bệnh sẽ xuất hiện dấu hiệu thối hóa, dẫn đến rối loạn chức năng của các tế
bào thần kinh (Jackson, 2007). Ngồi ra ở tủy và não giữa, có thể quan sát thấy nhiều phản
ứng viêm. Ở thời kì cuối của bệnh, virus theo các dây thần kinh tới tuyến nước bọt để được
giải phóng ra ngồi (Hình 4).

9


Hình 4. Vịng đời của virus dại trong vật chủ.
Biểu hiện đầu tiên của bệnh dại thường là sốt nhẹ, đau và dị cảm tại vết thương. Khi
virus lan truyền vào hệ thần kinh trung ương, viêm não tiến triển sẽ xuất hiện các triệu
chứng sợ nước hoặc sợ gió, tăng động và mất ngủ, co giật toàn thân, sau đó một vài ngày
bệnh nhân sẽ tử vong. Bệnh dại gây liệt có thể xảy ra ở 30% ca bệnh ở người, tiến triển
chậm hơn tuy nhiên kết cục cuối cùng cũng là tử vong. Dạng bệnh dại này thường bị chẩn
đoán nhầm là bệnh lý khác (Singh et al., 2017).
1.4. Chẩn đốn bệnh dại
Hiện chưa có thử nghiệm nào được sử dụng để chẩn đoán bệnh dại ở người trước khi
bệnh khởi phát trên lâm sàng. Do vậy, chẩn đoán bệnh sẽ chỉ dựa trên tiền sử bệnh, các biểu
hiện và triệu chứng có liên quan đến tình hình dịch tễ của bệnh trên động vật. Biểu hiện đầu
tiên của bệnh dại thường là sốt nhẹ, đau và dị cảm tại vết thương sau đó sẽ xuất hiện có các
triệu chứng đặc trưng là sợ nước, sợ gió, tăng động và mất ngủ, co giật toàn thân. Đối với
những trường hợp có thời kỳ ủ bệnh dài, khơng rõ thời gian ủ bệnh và tiền sử phơi nhiễm,
người bị bệnh dại ở thể liệt thì rất khó chẩn đốn trên lâm sàng, dễ bị bỏ sót hoặc chẩn đốn
nhầm sang một bệnh viêm não khác. Các phương pháp xét nghiệm thường quy (tỷ lệ bạch
cầu đa nhân trong máu, bạch cầu niệu, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) hoặc cộng hưởng từ
10



(MRI)) khơng có giá trị chẩn đốn đặc hiệu bệnh dại do nhiều bệnh viêm não khác cũng cho
biểu hiện tương tự.
Khi bệnh đã khởi phát trên lâm sàng, có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán sau để
khẳng định ca bệnh :
- Nuôi cấy phân lập virus: virus dại từ các mẫu bệnh phẩm (thần kinh trung ương,
tuyến nước bọt…) có thể được ni cấy phân lập trên chuột hoặc các dòng tế bào
Neuro2a/CCL 131, BHK) 21/C13, Vero trong đó dịng tế bào CCL 131 là được sử dụng phổ
biến nhất do đa số các chủng virus dại có thể nhân bản trên dịng tế bào này mà khơng cần
qua giai đoạn thích ứng. Q trình nhân bản virus trong chuột hay dòng tế bào sẽ được phát
hiện bằng kỹ thuật nhuộm miễn dịch huỳnh quang trực tiếp dFAT (direct fluorescent
antibody test). Đây là các phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán virus dại do cho phép
khẳng định được khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, chúng thường chỉ được ứng dụng trong
các phịng thí nghiệm trung tâm chun nghiên cứu về virus dại do yêu cầu về trang thiết bị
(phịng an tồn sinh học cấp III) và nguy cơ lây nhiễm cao đối với các kỹ thuật viên.
- Phát hiện kháng nguyên virus: sự có mặt của virus dại trong mô não có thể được
khẳng định bằng các phương pháp miễn dịch như dFAT, DRIT (Direct rapid
immunohistochemistry test hay kỹ thuật miễn dịch hóa mô trực tiếp), sắc ký miễn dịch.
Trong các phương pháp này, dFAT hiện được công nhận là phương pháp tiêu chuẩn để chẩn
đoán bệnh dại ở động vật bởi cả WHO và OIE (World Organisation for Animal Health hay
Tổ chức Thú y thế giới). Quy trình dFAT yêu cầu các mẫu mô não còn tươi và bao gồm các
bước chính sau (Hình 4): cố định mô não trên phiến kính, nhỏ hai cộng hợp kháng thể đơn
dòng gắn FITC lên mô cố định (sử dụng hai kháng thể giúp giảm hiện tượng âm tính giả do
sự biến đổi kháng nguyên), rửa để loại bỏ kháng thể dư, quan sát kết quả nhuộm dưới kính
hiển vi huỳnh quang. Ưu điểm của phương pháp này là chính xác (độ nhạy và độ đặc hiệu
đều là 100%) và thời gian thu nhận kết quả nhanh (khoảng 2 giờ không kể thời gian lấy
mẫu). Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại cao
cho kỹ thuật viên vì phải thao tác nhiều bước trực tiếp với mô bệnh phẩm. Gần đây, kỹ thuật
sắc ký miễn dịch sử dụng kháng thể đơn dòng đã được sử dụng để phát hiện trực tiếp kháng
nguyên virus dại của các kiểu gen 1, 5, 6 và 7 trong mẫu não. Khi so sánh với dFAT, que
thử sắc ký miễn dịch có độ đặc hiệu là 100 % và độ nhạy là 88,5 % (Servat et al., 2012). Ưu

điểm chủ yếu của phương pháp này là quy trình phân tích đơn giản, không cần sử dụng các
thiết bị phức tạp như kính hiển vi huỳnh quang.

11


Hình 5. Quy trình phát hiện kháng nguyên virus dại bằng dFAT
- Do các phòng thí nghiệm có khả năng ứng dụng phương pháp dFAT để phát hiện
kháng nguyên virus dại thường chỉ tập trung tại các thành phố lớn và yêu cầu tiên quyết của
phương pháp này là mẫu bệnh phẩm cần phải tươi. Đây chính là điểm hạn chế chủ yếu khả
năng chẩn đoán bệnh dại trên động vật nghi mắc dại. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật
RT-PCR để phát hiện RNA của virus dại trong mẫu bệnh phẩm não. Thông thường, các cặp
mồi trong phản ứng RT-PCR sẽ được thiết kế dựa vào vùng trìnhtự gen N do đây là vùng
gen có tính bảo tồn nhất của virus dại (Fooks et al., 2009; Wacharapluesadee and
Hemachudha, 2010). Do có độ nhạy phân tích cao (về lý thuyết cho phép phát hiện 1 phiên
bản/phản ứng), các phương pháp này cho phép phát hiện virus dại trong cả các mẫu trước
(mẫu nước bọt, dịchnão tủy) và sau tử vong (mô não).Khi ứng dụng RT-PCR trên các mẫu
bệnh phẩm trước và sau tử vong, Biswal và đồng tác giả (2012) nhận thấy độ nhạy và độ đặc
hiệu của phương pháp này đều đạt 100% trong khi đó độ nhạy của các phương pháp chẩn
đoán dFAT chỉ đạt 83%. Mộtnghiên cứu khác cũng cho thấy sử dụng RT- hemi nested PCR
trên vùngtrình tự gen L cũng cho hiệu quả cao trong chẩn đoán dại trước tử vong(Dacheux L
et al., 2008). Khi ứng dụng phương pháp này trên các mẫu da cổ, phương pháp này có độ
chính xác rất cao (độ đặc hiệu 100%; độ nhạy 98,3%). Tuy nhiên, một hạn chế của kỹ thuật
RT-PCR là khả năng nhiễm chéo do phải điện di sản phẩm khuếch đại. Do vậy, để khẳng
định tính chính xác, thông thường sản phẩm RT-PCR dương tính cần được giải trình tự
(Fooks et al., 2009; Wacharapluesadee and Hemachudha, 2010). Để giải quyết hạn chế này,
kỹ thuật Real-Time RT-PCR một bước đã được đề xuất để phát hiện các virus có vật liệu di
truyền là RNA. Gần đây, Wadhwa và đồng tác giả (2017) đã ứng dụng kỹ thuật Taqman
Real-Time RT-PCR một bước để phát hiện toàn bộ các kiểu gen của Lyssavirus. Trong
12



nghiên cứu này, các tác giả đã thiết kế các trình tự mồi và mẫu dò suy biến nhắm đến vùng
gen đích giữa trình tự dẫn đường không mã hóa (vốn có tính bảo thủ cao) và một phần của
trình tự mã hóa protein N để đảm bảo độ bao phủ của toàn bộ các chủng Lyssavirus. Thử
nghiệm trên tập hợp mẫu chuẩn cho thấy phương pháp Real-Time RT-PCR phát hiện chính
xác toàn bộ các biến thể virus thuộc chi Lyssavirus. Khi tiến hành kiểm định liên phòng
phương pháp này tại 14 phòng thí nghiệm khác nhau trên một tập hợp 2,978 mẫu bệnh phẩm
từ các châu Phi, châu Mỹ, châu Á, Trung Đông và châu Âu, Gigante và đồng tác giả (2018)
đã nhận thấy phương pháp này hoàn toàn có thể thay thế cho phương pháp dFAT tiêu chuẩn
(ngưỡng phát hiện: 8 phiên bản RNA/phản ứng; độ nhạy: 99,90%, độ đặc hiệu: 99,68%). Ưu
điểm chủ yếu của phương pháp Real-Time RT-PCR này là cho phép phát hiện RNA của
Lyssavirus ngay cả trong các mẫu bệnh phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc các
mẫu đã được cố định bởi formalin, điều không thể thực hiện được bởi dFAT (luôn yêu cầu
mẫu tươi). Điều này sẽ cho phép nâng cao khả năng phân tích chẩn đoán đặc biệt tại những
vùng không có các phòng thí nghiệm tiêu chuẩn về virus dại.
2. DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI
2.1. Thực trạng bệnh dại ở người
2.1.1. Thực trạng bệnh dại ở người trên thế giới
Bệnh dại hiện nay lưu hành ở tất cả các quốc gia trên thế giới trừ một số đảo q́c. Theo
WHO, mỗi năm có khoảng 59000 người mắc dại ở hơn 150 quốc gia trong đó 95% là xảy ra
tại các quốc gia tại châu Á và châu Phi (WHO, 2018). Tuy nhiên, các nhà dịch tễ học cho
rằng thống kê này chưa đầy đủ và gánh nặng thực tế của bệnh dại cao hơn nhiều (WHO,
2018). Hiện nay, 99% các ca mắc dại là do truyền từ chó nhiễm bệnh (chủ yếu từ các vùng
núi và nông thôn) (WHO, 2018). Ngoài ra, xấp xỉ một nửa các ca dại hàng năm là ở trẻ em
dưới 15 tuổi (WHO, 2018).
Hiện nay, bệnh dại do trung gian là chó đã được loại trừ hoàn toàn khỏi các nước Tây
Âu, Canada, Mỹ, Nhật Bản, một số nước Mỹ Latinh và Australia. Ngồi các khu vực trên,
tình hình dịch tễ bệnh dại được trình bày ngắn gọn như sau:
- Mỹ latinh và Caribe:

Nhờ vào các nỗ lực của tổ chức Pan America, tình hình bệnh dại ở khu vực này được
kiểm sốt liên tục, dẫn đến giảm đáng kể các ca mắc dại ở người và chó. Số ca nhiễm bệnh
giảm từ 250 (1990) xuống còn khoảng 10 ca (2010). Giai đoạn 2013 – 2018, bệnh dại ở
người chủ yếu là do trung gian là các loài dơi và các ca bệnh do trung gian là chó chỉ được
ghi nhận ở 8 quốc gia (WHO, 2018).
- Châu Á:
13


Bệnh dại hiện vẫn là một gánh nặng ở châu Á với ước tính hơn 35000 người chết mỗi
năm (chiếm 35% tồn cầu) (WHO, 2018). Ấn Độ là nước có gánh nặng bệnh dại cao nhất
trên toàn cầu (WHO, 2018). Một nghiên cứu đa trung tâm trong năm 2003 cho thấy có
20565 ca tử vong vì bệnh dại xảy ra hàng năm tại quốc gia này (WHO, 2018). Một nghiên
cứu khác năm 2005 đưa ra con số thực tế vào khoảng 12700 ca tử vong chưa tính các trường
hợp khơng điển hình. Châu Á hiện nay cũng là khu vực sử dụng nhiều kinh phí nhất cho
tiêm chủng sau phơi nhiễm (Post Exposure Prophylaxis hay PEP), ở mức 1,5 tỉ USD mỗi
năm (WHO, 2018). Để cải thiện tình hình này, các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã áp dụng
chiến lược loại trừ bệnh theo khu vực, với mục tiêu loại bỏ hoàn toàn bệnh dại ở người vào
năm 2020.
- Châu Phi:
Mỗi năm ở châu Phi có hơn 21000 ca tử vong do dại, chủ yếu là truyền từ chó. Tuy
nhiên, con số tử vong do bệnh dại ở châu Phi khơng chắc chắn vì thiếu những báo cáo và dữ
liệu đáng tin cậy. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh dại ở người được báo cáo thấp
hơn nhiều lần trên thực tế vì hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra trong cộng đồng không
được thống kê, và những người tử vong tại các bệnh viện cũng thường xuyên được chẩn
đoán nhầm là viêm não (WHO, 2018). Ngồi ra, rất ít chương trình tiêm chủng vắc xin cho
chó quy mơ lớn được triển khai trong khu vực này. Các thống kê cho thấy, so với thế giới,
châu Phi là khu vực chi tiêu ít nhất cho PEP và cũng là khu vực có tỉ lệ tử vong do dại cao
nhất (WHO, 2018). Do đó, cần có các chính sách cải thiện khả năng tiếp cận PEP của người
bệnh, từ đó giảm tỉ lệ tử vong do dại ở khu vực này.

- Trung Á và Trung Đông:
Các thống kê về bệnh dại ở khu vực này còn khá hạn chế. Số ca tử vong mỗi năm được
ước tính vào khoảng hơn 2000, gây hậu quả kinh tế xấp xỉ 8,6 tỉ USD (WHO, 2018). Thiệt
hại do bệnh dại bao gồm tổn thất khả năng sản xuất cho các ca tử vong ở người trong độ tuổi
lao động, chi phí PEP và các chi phí y tế khác
Nhìn chung hiện nay, các nước trên thế giới đều triển khai các chương trình kiểm sốt
bệnh dại, với nhiều thành tựu trong việc mở rộng phạm vi tiêm phòng cho chó, nâng cao khả
năng tiếp cận PEP của người bệnh và giảm số ca tử vong do dại. Cộng đồng y tế hiện nay
đặt mục tiêu loại bỏ hoàn toàn các ca tử vong vì bệnh dại do trung gian là chó vào năm
2030. Các quốc gia và vùng lãnh thổ có thể tuyên bố đã loại bỏ bệnh khi khơng có ca nhiễm
mới ở người và động vật trong 2 năm liên tiếp.
2.1.2.Thực trạng bệnh dại ở người tại Việt Nam
Cũng giống như các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á thì động vật truyền
14


bệnh dại ở nước ta chủ yếu là chó, chưa phát hiện các lồi động vật hoang dã có bệnh dại
lưu hành hoặc có mang vi rút dại ở Việt Nam [12], [45].
Bảng 1. Số người tiêm vắc-xin Dại và số ca tử vong do bệnh Dại tại Việt Nam 1991-2016
Sớ người tiêm
Sớ ca tử
Năm
Ghi chú
vắc-xin
vong
1991
87.625
282
- Chết vì bệnh Dại: Tổng 5 năm có:
2001 người chết; Trung bình 400 ca/năm

1992
145.272
404
- Tiêm vắc-xin Dại: 1.167.238 người;
1993
130.604
398
trung bình: 233.448 người/năm
1994
361.877
505
1995
1996
1997
1998
1999

441.860
487.125
537.228
487.680
569.558

412
285
160
129
94

2000

2001
2002
2003
2004

568.166
552.653
637.185
635.815
607.720

90
65
47
34
84

2005
2006
2007
2008
2009

585.251
567.173
450.023
380.450
280.453

84

82
131
91
68

- Chết vì bệnh Dại: Tổng 5 năm có:
758 người chết; trung bình 152 ca/năm
- Tiêm vắc-xin Dại: 2.649.757 người;
trung bình: 529.951 người/ năm
- Chết vì bệnh Dại: Tổng 5 năm có:
314 người chết; trung bình
63 ca/năm
- Tiêm vắc-xin Dại: 3.018.624 người;
trung bình: 603.725 người/ năm
- Chết vì bệnh Dại: Tổng 5 năm có:
450 người chết; trung bình 90 ca/năm
- Tiêm vắc-xin Dại: 1.981.249 người;
trung bình: 396.250 người/ năm

2010
303.150
78
2011
342.731
110
- Chết vì bệnh Dại: Tổng 5 năm có:
458 người chết; trung bình
2012
400.308
98

92 ca/năm
2013
371.153
105
- Tiêm vắc-xin Dại: 1.900.409 người;
2014
394.979
67
trung bình: 380.082 người/ năm
2015
391.238
78
Đến tháng
325.325
64
11/2016
Tổng
11.042.602
4.045
* Tình hình tử vong do bệnh dại ở người
Bệnh dại truyền từ chó sang người lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt
Nam. Trong 5 năm (1984-1988) ở Việt Nam có 1.234 người tử vong do bệnh dại, tập trung
tại các tỉnh Hà Bắc, Hà Tuyên, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà Nội…
Từ 1988-1991 tổng số ca tử vong ở người trên toàn quốc là 1.748 (tỷ lệ tử vong trung
bình là 1,0/100.000 dân). Trong 6 năm (1989-1994) tại 23 tỉnh/thành phố ghi nhận 1.218 ca
15


tử vong. Nghiên cứu trong giai đoạn 1992-1999 cho thấy tỷ lệ tử vong chung là 0,3/100.000
dân, nhưng không đồng đều giữa các vùng (ở miền Bắc là 0,6/100.000 dân,miền Nam là

0,11/100.000 dân, miền Trung là 0,15/100.000 dân, khu vực Tây Nguyên là 0,18/100.000
dân). Trong 6 năm (1996-2000) miền Bắc cũng dẫn đầu về tử vong với tỷ lệ trung bình
0,12/100.000 dân, miền Nam là 0,053/100.000 dân, miền Trung là 0,093/100.000 dân [35],
[71].
- Trong các năm từ 1991-1995, tính trung bình mỗi năm có 400 người chết do bệnh Dại
(cao gấp 8 lần số người chết do bệnh Viêm não vi rút và gấp 4 lần so với số người chết do
bệnh Sốt xuất huyết). Tỉnh có số ca tử vong do Dại cao nhất là 131 ca/ năm và trên 10 tỉnh,
thành phố có từ 45-131 ca tử vong do Dại /năm.
- Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 92/TTg về tăng cường phòng
chống bệnh Dại, từ đó cơng tác phịng chống bệnh Dại được các cấp chính quyền quan tâm
hơn và chương trình tiêm phịng vắc-xin Dại cho người bị chó cắn được tổ chức với quy mô
rộng tới nhiều quận, huyện. Đến đầu năm 2007 cả nước đã có 936 điểm tiêm phòng Dại cho
người và tại các điểm tiêm đã có sổ sách theo dõi, quản lý và báo cáo thường xuyên theo hệ
thống các Trung tâm Y tế dự phòng. Nhờ đó số ca tử vong do bệnh Dại đã giảm đi rõ rệt,
đến năm 2003 cả nước chỉ còn có 34 người bị chết do bệnh Dại và tỉnh có số chết cao nhất
là 5 người. Như vậy là trong 12 năm từ 1996 - 2007, trung bình hàng năm có 107 ca tử vong
do Dại, giảm mỗi năm 293 ca so với thời kỳ 1991 - 1995. Tuy nhiên số người chết do bệnh
Dại vẫn còn cao hơn rất nhiều so với số chết của các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm
khác ở Việt Nam.
- Giai đoạn 2011 - 2015 là giai đoạn triển khai thực hiện chương trình quốc gia khống
chế và loại trừ bệnh Dại. Trong giai đoạn này số ca tử vong có giảm xuống với trung bình
khoảng 95 ca tử vong/ năm với khoảng 380.000 người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng
mỗi năm [34], [45].
- Trong năm 2015, cả nước có 78 trường hợp người bị tử vong do bệnh Dại. Báo cáo
tình hình bệnh Dại những năm gần đây cho thấy bệnh Dại gây tử vong trên người nhiều nhất
ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ (Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Lạng
Sơn, Phú Thọ, Nghệ An, Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Tuyên Quang, Hồ Bình, Thái
Ngun, Quảng Nam, Vĩnh Phúc và Bình Phước).

16



Hình 2. Sớ trường hợp tử vong do Dại ở người theo khu vực ở Việt Nam, giai đoạn 1995 –
2015

Hình 3. Tỉnh có sớ người tử vong vì bệnh Dại cao nhất (2011– 2015)
Kết quả theo dõi và giám sát bệnh Dại trên người trong các năm gần đây cho thấy: trong
số người đến tiêm vắc-xin Dại có 89,2% là do chó nhà cắn người; 8,7% do mèo cắn, 1,6%
do tiếp xúc với chó và 0,5% là do các con vật khác như chuột, khỉ... cắn.
* Thực trạng tiêm vắc xin phòng dại ở người
Kết quả nghiên cứu về tình hình tiêm VXPD ở người trong 5 năm (1984- 1988) ở Việt
Nam có 2.402.052 người được tiêm VXPD. Trong giai đoạn tiếp theo từ 1988-1991, Việt
17


Nam có 2.095.393 người bị chó mèo cắn phải đi tiêm phịng dại, tỷ lệ trung bình là
690/100.000 dân.

Hình 4. Sớ người đi tiêm vắc-xin phịng Dại theo khu vực ở Việt Nam giai đoạn 1996-2015
Nghiên cứu về tình hình bệnh dại ở Việt Nam giai đoạn 1992-1999 cho thấy tỷ lệ người
bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại tăng nhanh từ 300/100.000 dân năm 1992 đã tăng lên
đến 700/100.000 dân năm 1999. Trong 10 năm (1996-2005) cả nước ghi nhận có 5.776.370
người bị súc vật cắn đã được tiêm phòng dại tại các điểm tiêm phòng trên tồn quốc. Tỷ lệ
tiêm VXPD tính trên 100.000 dân thấp nhất là năm 1996 (652,5), cao nhất là năm 2002
(796,1), trung bình trong 6 năm là 672/100.000 dân. Tỷ lệ người tiêm phòng cũng phân bố
tương đối đều qua các tháng, tuy nhiên từ tháng 3 đến tháng 8 có tỷ lệ cao hơn các tháng
khác.
Tỷ lệ tiêm VXPD trên cả nước trung bình giai đoạn 1996 – 2013 ở nam giới chiếm 54%
cao hơn ở nữ và phân bố ở các vùng thì tỷ lệ nam giới tiêm phịng VXPD cũng đều cao hơn
ở nữ. Tỷ lệ trẻ em <15 tuổi bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng VXPD chiếm tỷ lệ tới 40%

trong cơ cấu các nhóm tuổi [34], [45].
Theo nguồn số liệu từ dự án phòng, chống bệnh dại (Bộ Y tế) cho thấy 90% số người bị
phơi nhiễm đến tiêm VXPD sớm trong 3 ngày đầu, vẫn cịn 10% đến sau 3 ngày tính từ khi
bị cắn. Những người đi tiêm phòng chủ yếu là do bị chó cắn
(93%) ngồi ra cịn có một số các loại động vật gần người khác như mèo, chuột, khỉ…
Khoảng 60% số người đến tiêm VXPD khi con vật cắn trơng như bình thường vàchỉ có 6%
con vật cắn trong lúc đang lên cơn dại [34].
18


Hình 5. Phân bớ loại động vật mà người đến tiêm vắc-xin phòng Dại đã phơi nhiễm.
Kết quả giám sát bệnh Dại trên người cho thấy: bệnh Dại có thể xảy ra quanh năm, tuy
nhiên bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Bệnh gặp
ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm trên 40%) và hầu hết các
trường hợp chết do bệnh Dại đều không tiêm vắc-xin và 98% số ca mắc bệnh này là do bị
chó nhà cắn hoặc do tiếp xúc như chăm sóc chó ốm, mổ chó. Số còn lại là do mèo dại cắn và
cho đến nay chưa phát hiện được trường hợp tử vong nào do động vật hoang dã gây nên.
2.2. Tình hình bệnh Dại ở động vật
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, kết quả giám sát bệnh Dại ở động vật từ năm 19911995 có 2.600 ổ dịch Dại ở động vật nuôi (chó, mèo), riêng năm 1996 có 587 ổ dịch Dại
làm chết 16.800 động vật, trong đó 97% là chó, 3% là mèo và các gia súc khác.
Bảng 2. Bệnh Dại trên động vật giai đoạn 2008-2016
Năm
Sớ tỉnh
Sớ huyện
Sớ xã
2008
5
7
28
2009

2
4
8
2010
8
14
42
2011
5
6
11
2012
8
19
34
2013
10
20
27
2014
23
53
65
2015
27
52
63
Đến tháng
23
55

60

Sớ chó chết và tiêu hủy
110
25
150
58
268
260
125
85
88

11/2016
Tuy nhiên, theo báo cáo của Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trong cả nước
trong giai đoạn từ năm 2008 -2014, mỗi năm có hàng trăm con chó Dại được phát hiện trên
19


30 xã, 20 huyện, 10 tỉnh. Do công tác giám sát bệnh Dại cịn yếu, nhiều địa phương
khơng phát hiện được bệnh Dại trên động vật, chỉ phát hiện sau khi có ca bệnh xảy ra trên
người. Số địa phương báo cáo có bệnh Dại trên động vật còn thấp hơn nhiều so với số địa
phương có bệnh Dại xảy ra trên người.
Trong nhiều năm qua, tỷ lệ tiêm vắc-xin Dại trên tổng đàn chó thực tế vẫn còn thấp
(dưới 50%). Theo số liệu báo cáo của các tỉnh, thành phố, trong năm 2015, cả nước có
trên 9 triệu con chó ni, tuy nhiên số chó được tiêm phịng Dại là 3,89 triệu con (chiếm tỷ
lệ 42,9%). Cả nước có 17/63 tỉnh, thành phố tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 70% tổng đàn chó
ni, 10/63 tỉnh tỷ lệ tiêm phịng đạt từ 50 - 69%
tổng đàn chó nuôi, 36/63 tỉnh có tỷ lệ tiêm phòng đạt dưới 50% tổng đàn chó, đặc biệt
có 8/63 tỉnh tiêm phịng chỉ đạt dưới 10% tổng đàn chó.


20



×