Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Các dòng tu kỵ sĩ trong phong trào viễn chinh thập tự ở tây âu thời kỳ trung đại đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2012
Tên cơng trình:

CÁC DỊNG TU KỴ SĨ TRONG PHONG TRÀO VIỄN
CHINH THẬP TỰ Ở TÂY ÂU THỜI KỲ TRUNG ĐẠI.
Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm:

Nguyễn Phạm Đơng Đức, Lớp K35, Khóa 2009 – 2013.

Thành viên:

Nguyễn Thị Hương, Lớp K35, Khóa 2009 – 2013.

Người hướng dẫn: GV Trần Tịnh Đức, Phòng Đào Tạo, ĐHKHXH&NV.

TP.Hồ Chí Minh Tháng 2 - 2012


MỤC LỤC
TÓM TẮT ........................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: PHONG TRÀO VIỄN CHINH THẬP TỰ VÀ CÁC NHU CẦU
CHO SỰ RA ĐỜI CÁC DÒNG TU KỴ SĨ ........................................................ 8
1.1 Phong trào viễn chinh Thập tự - Bối cảnh ra đời của các dòng tu kỵ sĩ . 8


1.2. Những nhu cầu từ phong trào viễn chinh Thập tự làm tiền đề cho sự ra
đời những Dòng tu kỵ sỹ. .............................................................................. 17
CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA DỊNG
KỴ SĨ TƠN GIÁO ............................................................................................ 20
2.1. Khái niệm chung về tầng lớp kị sĩ. ........................................................ 20
2.2 Tầng lớp kỵ sĩ tôn giáo ............................................................................ 25
2.3 Cơ cấu, tổ chức, hoạt động của các dòng tu kỵ sĩ .................................. 31
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ BA DÒNG TU KỴ SĨ TRONG PHONG TRÀO
VIỄN CHINH THẬP TỰ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN SAU NÀY. ........................ 79
3.1. Vai trò về kinh tế. ................................................................................... 79
3.2. Vai trò về qn sự. ................................................................................. 83
3.3 Vai trị văn hóa-xã hội............................................................................. 90
3.4 Vai trò quản lý các Dòng tu khác ........................................................... 94
CHƯƠNG 4: CÁC DÒNG TU KỴ SĨ TỪ SAU PHONG TRÀO VIỄN
CHINH THẬP TỰ ĐẾN NGÀY NAY ............................................................. 95
4.1 Hoạt động của các dòng tu ..................................................................... 96
4.2 Vai trò .................................................................................................... 117
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 123
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 126


1
TĨM TẮT
CÁC DỊNG TU KỴ SĨ TRONG PHONG TRÀO VIỄN CHINH THẬP TỰ Ở
TÂY ÂU THỜI KỲ TRUNG ĐẠI.

Tóm tắt nội dung đề tài:
Ba Dịng kỵ sĩ tơn giáo Templar, Hospitaller và dòng Teuton ra đời trong thời
kỳ đỉnh cao của phong trào viễn chinh Thập tự. Những Dòng tu này là những lực

lượng tôn giáo hùng mạnh nhất thời trung cổ ở Châu Âu. Hoạt động của ba dòng
này đạt đỉnh cao trong thời kỳ viễn chinh Thập tự và suy yếu dần sau khi phong
trào viễn chinh Thập tự kết thúc, có Dịng phải giải tán, có Dịng phải chuyển căn
cứ, có Dịng phải phục vụ cho mục đích khác. Với cơ cấu tổ chức vơ cùng chặt chẽ
như các đạo quân viễn chinh, các Dòng tu này có những đóng góp rất lớn trong
phong trào viễn chinh Thập tự và kể cả các thời kỳ lịch sử sau và tận cho tới nay
với các mặt về kinh tế, quân sự và văn hóa – xã hội.


2

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:

Nhiều người cho rằng, sự đột phá tiến bộ của nền văn minh phương Tây thời
Trung cổ là có sự đóng góp của to lớn của Cơ Đốc giáo. Đây là thời kỳ của
phương thức sản xuất phong kiến với nền văn minh nông nghiệp phát triển. Xã hội
phân chia thành hai giai cấp chính là địa chủ và nơng nơ. Trong khi đó, đạo Cơ
Đốc thống trị trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Sự xung đột về tôn giáo là
nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc chiến tranh trong thời kỳ này ở Châu Âu. Có
thể nói, đây là một thời kỳ xáo trộn về chính trị và các cuộc xung đột về tôn giáo
giữa những cuộc tấn công của đồn qn Cơng giáo đến từ Châu Âu với những
người Hồi giáo. Mâu thuẫn gay gắt giữa Cơ Đốc giáo với Hồi giáo và Do Thái
giáo là nguyên nhân dẫn đến các cuộc Thập tự chinh đẫm máu và tàn khốc. Bản
thân Cơ Đốc giáo cũng bị phân hóa thành hai giáo phái là Chính Thống giáo
(Đơng La mã) và Công giáo (Tây La mã). Cơ Đốc giáo trở thành trụ cột của Đế
quốc La Mã, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, thậm chí là công cụ
thống trị xã hội. Từ sự ảnh hưởng này mà xã hội Tây Âu xuất hiện thêm một tầng

lớp mới đó là các kị sĩ tơn giáo. Họ là những người bảo vệ Giáo Hội và nhân dân
đồng thời bảo vệ sự an tồn cho chính bản thân họ. Họ có một địa vị đặc biệt đến
nỗi khơng bị bất cứ quyền lực nào chi phối, miễn là họ tránh phạm vào các tội.
Với những xuất phát điểm trên đây, đề tài nhằm hướng đến một cái nhìn khách
quan, đúng đắn vai trò lịch sử của ba Dòng Kị sĩ tơn giáo Tây Âu thời Trung Cổ.
Từ đó bước đầu rút ra một số vấn đề có tính cơ bản và cấp bách trong việc cung
cấp thêm thông tin để hiểu biết hơn về lịch sử Tây Âu dưới tác động của tơn giáo
cụ thể là các Dịng Tu Kị sĩ.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài:
Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về ba Dịng
Kỵ sĩ ở Châu Âu. Trong giáo trình “Lịch sử thế giới Trung Đại” của các tác giả


3
Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La ở trang 51 đến
trang 52 có nhắc đến rất khái quát về ba Dòng này. Trên các trang web Wikipedia
Tiếng Việt thì có nhắc đến ba Dịng này tương đối chi tiết nhưng còn rất lộn xộn.
Trên thế giới, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ba Dòng tu kỵ sĩ này như:
1. Malcolm Barber (2005), Die Templer, Geschichte und Mythos (Dòng Đền,
Lịch sử và huyền thoại), Winkler, Düsseldorf.
2. Manfred Barthel(2006), Die Templer, Reichtum, Macht und Fall eines
Ritterordens (Dịng Đền, giàu có, quyền lực và suy sụp của một dòng tu
hiệp sĩ),Casimir Katz Verlag, Gernsbach.
3. Alain Demurger (2003), Die Ritter des Herrn, Geschichte der geistlichen
Ritterorden (Hiệp sĩ của Chúa, Lịch sử của các dòng tu hiệp sĩ), Beck,
München.
4. Alain Demurger (2005), Der letzte Templer, Leben und Sterben des
Grmeisters Jaques de Molay (Hiệp sĩ dịng Đền cuối cùng, Cuộc đời và

cái chết của đại giáo chủ Jaques de Molay), Beck, München.
Và nhiều cơng trình khác chủ yếu là của các nhà nghiên cứu Anh và Đức. Ngay
cả trong các trường phổ thông học sinh cũng được học về các hiệp sĩ của các
Dịng tu này.
3.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Với mục đích là cung cấp tư liệu về lịch sử thế giới Tây Âu thời Trung Đại trên
khía cạnh tơn giáo (vì đây là đề tài mới tại Việt Nam mà tư liệu thì lại rất hiếm
hoi), đề tài có nhiệm vụ là làm rõ được sự ra đời, phát triển và cơ cấu tổ chức của
ba Dịng Kị sĩ trong việc phân tích những sự kiện lịch sử qua các cuộc Thánh
chiến trong bối cảnh của sự chuyển biến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa – xã
hội trong thời Trung Cổ. Trong đó chú ý phân tích đâu là bản chất thuần túy của
các cuộc Thánh chiến, đâu là sự lợi dụng của các thế lực chính trị phong kiến. Từ
đó khẳng định đóng góp của các Dịng tu Kị sĩ trong thời đại phong kiến ở Tây


4
Âu. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ bản chất của các thế lực phong kiến lợi dụng tôn
giáo để đàn áp nhân dân, phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Tây Âu thế
kỷ IX đến thế kỷ XV đã tác động đến những quy định của Giáo Hội Cơng giáo
trong dịng chảy tất yếu của lịch sử lồi người. Từ đó xem xét Cơng giáo với tư
cách là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, một yếu tố trong kiến trúc
Thượng tầng có vai trị gì trong q trình phát triển xã hội được thể hiện cụ thể
trên vùng đất Tây Âu trong thời kỳ phong kiến.
4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Để làm rõ mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, đề tài phải dựa vào thế giới quan và
phương pháp luận của chủ nghĩa Duy Vật biện chứng và chủ nghĩa Duy Vật lịch

sử, nhằm xác định bối cảnh lịch sử của quá trình hình thành và hoạt động của ba
Dịng Kị sĩ tơn giáo. Từ đó phân tích sự biến đổi của xã hội trong giai đoạn lịch sử
nhất định. Từ phương pháp luận này, sẽ là cơ sở để vận dụng có hiệu quả những
phương pháp đặc thù chuyên biệt.
Đề tài có quan hệ mật thiết và là bộ phận cấu thành của Cơ Đốc giáo, có liên
quan nhiều mặt đến con người và xã hội trong nhiều lĩnh vực như quân sự, chính
trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, nên việc thực hiện đề tài cịn sử dụng phương pháp
triết học nhằm làm sáng tỏ sự phụ thuộc của Cơ Đốc giáo vào đời sống xã hội, quy
luật tồn tại, bản chất cũng như chức năng xã hội của nó. Ngồi việc khai thác sử
dụng tài liệu và cơng trình nghiên cứu đã có cũng như hệ thống mạng thơng tin
điện tử, đề tài cịn sử dụng nhiều phương pháp truyền thống như phương pháp so
sánh, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích tổng
hợp, phương pháp lịch sử - logic và phương pháp xử lý thông tin…

5.

Giới hạn của đề tài:
Đối tượng:
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời, tổ chức, hoạt động và vai trò
của ba dòng kị sĩ Tây Âu : dòng kị sĩ Templar, dòng kị sĩ Teuton, dòng kị sĩ
Hospitaller.


5
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Tây Âu (Pháp, Đức, Tây Ban Nha), Ý, vùng Địa Trung Hải (các
đảo Cyprus, Manta, Rhodes), Trung Đông (quan trọng nhất là ở Arce, Jerusalem),
Bắc Phi (Ai Cập, Tuynidi) và Đông Âu.
Thời gian: chủ yếu trong khoảng thời gian diễn ra các cuộc Thập tự chinh thời
trung đại, suốt thời kì cận đại và mở rộng cho đến ngày nay.

6.

Đóng góp mới của đề tài:
Từ việc nghiên cứu các tổ chức tôn giáo là các Dịng kỵ sĩ Tây Âu kèm theo đó
là các cuộc Thánh chiến, đề tài nhằm đem đến cho độc giả một cái nhìn mới về
Châu Âu (trung tâm của Thế giới) thời Trung đại đặc biệt là từ góc nhìn Kitô giáo.

7.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài “Các Dòng Kị sĩ trong phong trào viễn chinh Thập tự ở Tây Âu thời
Trung Đại” đối với thế giới mà nói thì đây khơng phải là đề tài quá mới mẻ, nhưng
đối với nước ta thì đây là đề tài còn rất xa lạ. Việc chọn đề tài với mong muốn góp
phần vào việc làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn. Thấy được cái tinh
thần chiến đấu hy sinh của các Dòng tu kỵ sĩ, thấy được những vai trò to lớn mà
nhiều người khơng ngờ đến của các Dịng tu kỵ sĩ. Và từ đó có cái nhìn khác về
các tầng lớp kỵ sĩ Châu Âu nói chung và ba Dịng tu này nói riêng, đồng thời có
cái nhìn mới về Ki tơ giáo cũng như về lịch sử Châu Âu.

8.

Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1
PHONG TRÀO VIỄN CHINH THẬP TỰ VÀ CÁC NHU CẦU CHO SỰ RA
ĐỜI CÁC DÒNG TU KỴ SĨ
1.1

Phong trào viễn chinh Thập tự - Bối cảnh ra đời của các dòng tu kỵ sĩ

1.2


Những nhu cầu từ phong trào viễn chinh Thập tự làm tiền đề cho sự ra
đời những Dòng tu hiệp sỹ.


6
CHƯƠNG 2
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA DỊNG KỴ SĨ TƠN GIÁO
2.1. Khái niệm chung về tầng lớp kị sĩ.
2.1.1. Khái niệm, vai trò và những điều kiện của kị sĩ.
2.1.2. Các loại kị sĩ ở Châu Âu.
2.1.2.1. Theo tiêu chí về phong cách sống
2.1.2.2.Theo tiêu chí về xuất thân
2.1.2.3.Theo tiêu chí về đẳng cấp
2.1.2.4. Theo tiêu chí về khả năng kế thừa chức phong kị sĩ
2.2

Tầng lớp kỵ sĩ tôn giáo

2.3

Cơ cấu, tổ chức, hoạt động của các dòng tu kỵ sĩ

2.3.1 Dòng Templar
2.3.1.1 Sự ra đời của dòng Templar
2.3.1.2 Tổ chức của dòng Templar
2.3.1.3 Sự hoạt động của dòng Templar
2.3.2 Dòng Hospitaller.
2.3.2.1 Sự thành lập của dòng Hospitaller
2.3.2.2 Sự tổ chức của dòng Hospitaller

2.3.2.3 Sự hoạt động của dòng Hospitaller
2.3.3 Dòng Teuton
2.3.3.1 Sự thành lập của dòng Teuton
2.3.3.2 Tổ chức của dòng Teuton
2.3.3.3 Sự hoạt động của dòng Teuton


7
Chương 3
VAI TRÒ BA DÒNG TU KỴ SĨ TRONG PHONG TRÀO VIỄN CHINH
THẬP TỰ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN SAU NÀY.
3.1. Vai trò về kinh tế.
3.2. Vai trò về quân sự.
3.3. Vai trị văn hóa-xã hội.
3.4. Vai trị quản lý các Dịng tu khác
Chương 4
CÁC DỊNG TU KỴ SĨ TỪ SAU PHONG TRÀO VIỄN CHINH THẬP
TỰ ĐẾN NGÀY NAY
4.1 Hoạt động của các dòng tu
4.1.1 Dòng Templar
4.1.2 Dòng Hospitaller
4.1.3 Dòng Teuton
4.2 Vai trò của các dòng tu
Kết luận


8
CHƯƠNG 1: PHONG TRÀO VIỄN CHINH THẬP TỰ VÀ CÁC NHU CẦU
CHO SỰ RA ĐỜI CÁC DÒNG TU KỴ SĨ


1.1 Phong trào viễn chinh Thập tự - Bối cảnh ra đời của các dòng tu kỵ sĩ
Các dòng tu kỵ sĩ ra đời trong giai đoạn đỉnh cao của phong trào viễn chinh
Thập tự. Do đó các cuộc chiến tranh Thập tự là tiền đề cho sự ra đời và phát triển
của các dòng tu kỵ sĩ. Thực tế lịch sử cho thấy, vào thời kỳ đỉnh cao của phong
trào Thập tự chinh (ngay sau cuộc Thập tự chinh thứ nhất đến Thập tự chinh thứ
tư), các tầng lớp hiệp sĩ tham gia đã hình thành một tầng lớp mới: tầng lớp quân
đội – tôn giáo. Những phẩm chất như sự cống hiến, kỷ luật và kinh nghiệm tu
hành được kết hợp vào các mục đích quân sự của các cuộc chiến tranh thập tự.
Tầng lớp này cung cấp các đội bảo vệ vũ trang cho những đoàn hành hương đến
đất Thánh, bảo vệ dân cư cũng như đóng góp quan trọng trong Giáo hội Thiên
Chúa giáo và xã hội Châu Âu thời kỳ này. Sau khi phong trào viễn chinh thất bại,
do khơng cịn điều kiện phát triển và cũng do sự tha hoá trong cơ cấu tổ chức, các
dòng tu này suy yếu dần và bị giải tán (Templar), bị thu hẹp ảnh hưởng và chuyển
căn cứ (Hospitaller), rời tổng hành dinh và rời bỏ Giáo Hoàng (Teuton).
Như vậy, sự tồn tại và phát triển của Dòng tu hiệp sĩ là phụ thuộc vào phong
trào viễn chinh Thập tự. Phong trào này đã đưa ra những nhu cầu bức thiết cho các
Giáo Hồng, hồng đế các cơng quốc Thập tự quân, buộc họ phải thành lập các
Dòng tu này. Muốn biết những u cầu đó là gì trước hết phải nhìn lại lịch sử của
các cuộc thập tự chinh.
Nguyên nhân của phong trào viễn chinh Thập tự:
Khoảng thế kỷ thứ VII, những người đứng đầu đạo Hồi tiến hành các cuộc
trường chinh xâm chiếm các vùng đất mới. Từ năm 660 đến năm 710, các giáo sĩ
Hồi giáo đã chiếm được một lãnh thổ rộng lớn ở Bắc Phi, Thổ Nhĩ Kỳ. Đến năm
720, kỵ binh Hồi giáo chiếm Tây Ban Nha rồi thọc sâu vào đến tận lãnh thổ Pháp;
từ năm 830 đến năm 976 Sicilia và miền Nam Ý rơi vào tay người Hồi giáo. Lúc


9
này, những đồn hành hương của tín đồ Ki tơ giáo về các miền Đất Thánh mà
trong đó Palestine là nơi thiêng liêng nhất bắt đầu phổ biến từ thế kỷ IV và đến thế

kỷ XI đã trở nên rất thịnh hành. Người Thổ Seliuk Hồi giáo không cố ý ngăn cản
những đoàn hành hương nhưng họ thu rất nhiều loại thuế, phí gây ra làn sóng phẫn
nộ trong cộng đồng Ki tô giáo.
Cũng sang thế kỷ XI, Đế quốc Byzantine (Đế quốc Đơng La Mã) chỉ cịn lại
một vài vùng đất ở Châu Âu. Lúc này, nguy cơ người Hồi giáo tràn sang phía Tây
đã hiện hữu đối với người Kitô giáo đặc biệt là sau khi quân đội Seliuk đánh bại
quân Byzantine trong trận Manzikert năm 1071 và bắt được cả Hồng đế Romanus
IV thì con đường tiến về Constantinople đã được khai thông. Suleyman, một thủ
lĩnh người Thổ Nhĩ Kỳ và các chiến binh của ông thậm chí cịn định cư ngay tại
Niacea, chỉ cách Constantinople vài dặm. Để giành lại các vùng đất đã mất ở Tiểu
Á, Hoàng đế Byzantine kêu gọi sự giúp đỡ từ phía Tây nhưng khơng có kết quả.
Sau đó, họ kêu gọi sự giúp đỡ từ Giáo Hoàng và để đổi lại, họ hứa sẽ xóa bỏ sự
phân ly giữa Chính thống giáo Đông phương và Công giáo La mã xảy ra năm
1054. Ngày 27 tháng 11 năm 1095 tại Hội nghị giám mục, Giáo Hoàng Urban II
(tại vị 1088-1099) kêu gọi các hiệp sĩ, hồng tử phương Tây và tín đồ Kitơ giáo
đến giúp đỡ tín hữu Kitơ giáo Đơng phương đồng thời giành lại những vùng Đất
Thánh đã mất.
Mặc dù những cuộc Thánh chiến mang đậm màu sắc tôn giáo, nhưng giới sử
học cho rằng bên trong nó cịn có các động cơ kinh tế, chính trị, xã hội.
Tơn giáo: việc Thánh chiến để bảo vệ và lấy lại những vùng đất của người Kitô
giáo được hậu thuẫn bởi thay đổi quan trọng trong phong trào cải cách Giáo Hội
đang diễn ra. Trước khi Giáo Hoàng Urban II phát ra lời kêu gọi, quan niệm Chúa
sẽ thưởng công cho những ai chiến đấu vì chính nghĩa đã rất thịnh hành. Công
cuộc cải cách của Giáo Hội đã dẫn đến một thay đổi quan trọng: chính nghĩa là
khơng chỉ là chịu đựng tội lỗi trong thế giới mà phải là cố gắng chỉnh sửa chúng.
Các đạo quân Thập tự chinh là tiêu biểu cho tinh thần ấy trong giai đoạn Giáo Hội
đang cải tổ mạnh mẽ.


10

Kinh tế, chính trị: những cuộc Thập tự chinh diễn ra trong thời kỳ mà dân số
Châu Âu phát triển mạnh mẽ và các học giả cho rằng trên khía cạnh này nó có
động cơ tương tự như cuộc tấn công của người Đức vào phương Đông cũng như
cuộc xâm chiếm của người Tây Ban Nha. Những cuộc Thập tự chinh nhằm mục
đích chiếm giữ những vùng đất mới để mở rộng sự bành trướng của phương Tây
với các quốc gia Địa Trung Hải. Tuy nhiên Thập tự chinh khác với những cuộc tấn
công, xâm chiếm của người Đức và người Tây Ban Nha ở chỗ nó chủ yếu giành
cho tầng lớp hiệp sĩ và nông dân du cư ở Palestine.
Xã hội: tầng lớp hiệp sĩ đặc biệt nhạy cảm với sự tăng trưởng nhanh chóng của
dân số Châu Âu trong giai đoạn này. Họ được đào tạo, huấn luyện để tiến hành
chiến tranh và trong bối cảnh dân số phát triển mạnh mẽ, những cuộc xung đột để
giành đất đai đã xảy ra. Giáo Hồng Urban II đã nói với các hiệp sỹ của nước Pháp
như sau: Đất đai mà các bạn cư ngụ thì quá hẹp đối với một dân số lớn; nó cũng
khơng thừa của cải; và nó khó lịng cung cấp đủ thực phẩm cho những người trồng
trọt trên nó. Đây là lý do vì sao các bạn phải tàn sát và tàn phá lẫn nhau.
Như vậy, họ được khuyến khích đi viễn chinh để giành đất và trên góc độ nào
đó các cuộc Thập tự chinh là phương tiện bạo lực nhằm rút bạo lực ra khỏi đời
sống thời Trung cổ cũng như đem lại lợi ích kép như lời Thánh Bernard thành
Clairvaux đã nói: Sự ra đi của họ làm cho dân chúng hạnh phúc, và sự đến của họ
làm phấn khởi những người đang thúc giục họ giúp đỡ. Họ giúp cả hai nhóm,
khơng những bảo vệ nhóm này mà cịn khơng áp bức nhóm kia.
Diễn biến của phong trào viễn chinh Thập tự:
 Thập tự chinh thứ nhất (1095 - 1099)
Tháng 9 năm 1095, Giáo Hồng Urban II đã có một bài thuyết giảng tại
Clermonte, miền Nam nước Pháp kêu gọi giới quý tộc đảm nhiệm cuộc viễn chinh
vào Đất Thánh. Lời kêu gọi này đã gây tác động đến mọi tầng lớp trong xã hội
phương Tây và dẫn đến một cuộc Thập tự chinh mang tính đại chúng với sự tham
gia đông đảo của nông dân và người nghèo ở miền Bắc Pháp và châu thổ sông



11
Hrine cùng với một số hiệp sĩ và tu sĩ vào tháng 2 năm 1096, được lãnh đạo bởi
một thầy tu ẩn dật người Pháp tên là Piere l'Ermite. Đội quân đông đảo nhưng
trang bị thô sơ và không được tổ chức tốt này tấn công người Do Thái, từ Cologne
(Đức) vượt qua Bulgaria, Hungari rồi kéo đến Contantinople. Sau khi được Hoàng
đế Alexios I của Byzantine đưa qua eo Bosphorus, họ nhanh chóng bị quân đội
Thổ Nhĩ Kỳ đánh tan.
Ngay sau đó, một đội quân thực sự được tổ chức tốt do giới quý tộc lãnh đạo
đã lên đường tiến hành cuộc Thập tự chinh chính thức lần thứ nhất. Những chỉ huy
gồm có: Robert xứ Normandy (con trai của Willism Conqueror); Godfrey xứ
Bouillon cùng hai anh trai là Baldwin xứ Boulogne, Robert xứ Flanders; Raymon
xứ Toulouse; Bohemund, Tancred ở miền Nam nước Ý... Họ dẫn đầu 4 đạo quân
theo nhiều hành trình đường bộ và đường biển đến Constantinople năm 1096 và
1097 để từ đó tấn cơng nhà Seljuk ở Rum. Cuối tháng 4 năm 1097, đội quân Thập
tự chinh tiến vào lãnh thổ của người Seljuk và giành được thắng lợi đầu tiên trong
trận Dorylaeum ngày 1/7/1097. Chiến thắng có tính chất bước ngoặt của Thập tự
qn là việc đánh chiếm thành phố cảng Antioch và đã giành được thắng lợi sau
cuộc vây hãm kéo dài 8 tháng, mở thông đường tiến về Jerusalem. Ngày 7/6/1099,
Thập tự quân tới Jerusalem và bắt đầu vây hãm thành phố. Ngày 15/7/1099, Thập
tự quân đột kích chiếm Jerusalem và tàn sát các tín đồ Hồi giáo, Do Thái giáo.
Trong khi đồn qn chủ yếu tiến đến Antioch và Jerusalem thì Baldwin xứ
Boulogne tách đội quân của mình ra để chiếm nơi ông thiết lập Công quốc Thập tự
quân đầu tiên ở phương Đơng. Sau đó với sự giúp đỡ của hạm đội của Venice và
Genoa, Thập tự quân chiếm được tồn bộ bờ Đơng Địa Trung Hải và thiết lập bá
quốc Tripoli và 1 số tiểu quốc khác.
Kết quả của Thập tự chinh thứ nhất là đã lập ra một loạt những Công quốc
Thập tự quân: Adessa, Antioch, Tripoli... và đặc biệt là Jerusalem trải rộng trên
khắp vùng Cận Đông.



12
 Thập tự chinh thứ hai (1147 - 1149)
Năm 1144, việc quân Hồi giáo tái chiếm Edessa và uy hiếp Jerusalem đã dẫn
đến cuộc Thập tự chinh thứ hai do Thánh Bernard thành Clairvaux tích cực phát
động. Đồn Thập tự chinh gồm hai đội quân, một do vua Louis VII của Pháp, một
do vua Konrad III (Hohenstaufen) của Đức chỉ huy lên đường chiếm Damascus
(Syria) để tạo tiền đồn phòng thủ tốt hơn cho Jerusalem. Cuộc đột chiếm
Damascus thất bại, thành phố này rơi vào tay vua Nur ad-Din, vị tiểu vương Hồi
giáo đã dẫn quân đến cứu viện theo đề nghị của Damascus. Đội quân Thập tự
chinh phải rút về nước mà không giành được một thành quả nào ngoại trừ việc
Thập tự quân Bắc Âu dừng lại ở Lisboa và cùng với người Bồ Đào Nha chiếm lại
thành phố này từ người Hồi giáo.
 Thập tự chinh thứ ba (1189 – 1192)
Cuộc Thập Tự chinh lần thứ ba (1190-1192) còn được gọi là cuộc Thập tự
chinh của các vua chúa, là nỗ lực của người Châu Âu nhằm chiếm lại Đất Thánh
vốn đã rơi vào tay quân Hồi giáo của Saladin (Salāh ad-Dīn Yūsuf ibn Ayyūb).
Sau khi cuộc Thập tự chinh thứ hai thất bại, vương triều Zengid của người Thổ
kiểm soát lãnh thổ Syria và xung đột với triều đại Fatimid tại Ai Cập, với kết cục
là lực lượng Ai Cập và Syria thống nhất dưới tay Saladin, được dùng để chinh phạt
các tiểu quốc Thiên Chúa giáo trong vùng và tái chiếm Jerusalem năm 1187. Với
lòng nhiệt thành tôn giáo, Henry II của Anh và Philip II của Pháp chấm dứt tranh
chấp, và lãnh đạo một cuộc Thập tự chinh mới (dù Henry chết năm 1189, nhưng
con trai ông là Richard I Sư tử tâm nắm quyền lãnh đạo cánh quân Anh tiếp tục
cuộc viễn chinh). Hoàng đế Đức Quốc La Mã Thần thánh Fredrick Barbarossa lúc
này đã già cả, nhưng vẫn hưởng ứng lời kêu gọi Thánh chiến, đưa một cánh quân
lớn vượt qua Anatolia, nhưng không may bị chết đuối trước khi quân của ông tới
được Đất thánh. Rất nhiều chiến sỹ của ông nản chí và trở về nhà.
Sau khi giành được một số thắng lợi ban đầu, các thủ lĩnh quân Thiên Chúa
giáo bắt đầu tranh giành chiến lợi phẩm với nhau. Bực dọc với Richard, người kế



13
nhiệm Hoàng đế Frederick là Leopold V của Áo và Philip rời bỏ Đất thánh vào
tháng 8/ 1191. Ngày 2 tháng 9 /1192, Richard và Saladin thỏa thuận một hòa ước,
theo đó Jerusalem tiếp tục nằm trong tay người Hồi giáo, nhưng khách hành
hương Thiên Chúa giáo được quyền viếng thăm thành phố. Richard rời Đất Thánh
ngày 9 tháng 10. Thất bại trong việc tái chiếm Jerusalem là nguyên nhân người
Thiên Chúa giáo kêu gọi tổ chức cuộc Thập tự chinh thứ tư chỉ sáu năm sau.
Bối cảnh
Đối với Do Thái giáo và Ki-tơ giáo thì Jerusalem là thánh địa duy nhất của họ.
Đối với người Hồi giáo thì thánh địa quan trọng nhất là Mecca (thủ đô của nước Ả
Rập Saudi). Thánh địa thứ hai là Medina, một thành phố cách thủ đơ Mecca 250
dặm về phía bắc. Và Jerusalem là Thánh địa thứ ba của Hồi giáo vì tương truyền
rằng Muhammat đã lên trời từ thành phố này. Quân Thập tự của Vatican chiếm
Jerusalem năm 1096 là một kỷ niệm ô nhục và đau đớn cho thế giới Hồi giáo.
Người Hồi giáo đã phải nuốt hận chịu đựng trong gần một thế kỷ mới có cơ hội
phục thù. Cái nhân của cơ hội phục thù là sự xuất hiện của một nhân vật lừng danh
thế giới, đó là vị tướng bách chiến bách thắng Saladin (1137-1193) gốc người
Kurd theo giáo phái Sunni. Ông được dân Ai Cập và Syria tôn lên làm quốc
vương. Nhân vật Saladin trở nên một nhân vật huyền thoại trong nhiều tác phẩm
văn chương của các nước Âu châu thời đó. Quả thật, Saladin đã thu phục được
nhân tâm của nhiều dân tộc theo đạo Hồi. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân Hồi đã
tái chiếm Jerusalem và nhiều phần đất khác của vương quốc Latine vào năm 1187.
Toàn thế giới Hồi giáo Ả-rập vui mừng vì Thánh địa thứ ba đã được tái chiếm và
danh dự của Hồi giáo đã được phục hồi. Nỗi vui mừng chiến thắng của Hồi giáo
càng lớn bao nhiêu thì nỗi đau của Vatican và Giáo hội Cơng giáo càng thấm thía
và ê chề bấy nhiêu. Do rút tỉa của những kinh nghiệm thất bại trước đây, lần này
Vatican chuẩn bị chu đáo hơn với sự hội ý của ba ông vua đầy quyền lực tại Châu
Âu là vua Pháp Philippe II Auguste, Hoàng đế Đế quốc La Mã thần thánh Fredrick
Barbarossa và đặc biệt là vua Anh Richard I– người được mệnh danh là “Richard



14
Sư tử tâm” (Richard The Lionhearted).
Diễn biến
Cuộc Thập tự chinh thứ ba có tới 3 vị đế vương của Âu Châu điều khiển nên
các sử gia thường gọi cuộc Thập tự chinh này là “Cuộc Thập tự chinh của các
vua” (The Crusade of the Kings). Vua Anh đích thân điều khiển cuộc viễn chinh
từ 1190 cho đến khi chiến dịch kết thúc vào năm 1191. Trong hai năm chinh
chiến, Thập tự quân tái chiếm hầu hết lãnh thổ của Vương quốc Latine Jerusalem.
Nhưng thành phố quan trọng nhất là Thánh địa Jerusalem thì lại khơng chiếm
được. Qn Hồi chận đứng Thập tự quân của Richard I tại thành phố Acre ở phía
bắc Jerusalem. Trong thời gian trú đóng tại Acre (1191-1192) vua Anh Richard Sư
tử tâm ra lệnh chém đầu tập thể trên 3000 người Hồi giáo Ả-rập. Để trả đũa,
Saladin hạ lệnh hành quyết các tù binh Thiên Chúa giáo rơi vào tay mình.
Tuy nhiên, trong cuộc Thập tự chinh này, quan trọng nhất là vua Richard của
Anh đã chiếm được đảo Cyprus. Đây chính là nơi mà dịng Templar sẽ lấy làm căn
cứ khi mà căn cứ cũ ở Jerusalem bị mất cùng với căn cứ ở Acre.

Hình 1. Bản đồ các địa danh ở Trung Đông liên quan tới cuộc Thập tự chinh lần 3
và các Dòng kị sĩ.


15
 Thập tự chinh thứ tư (1202 – 1204)
Cuộc Thập tự chinh thứ tư bắt đầu năm 1202 do Giáo Hoàng Innocent III phát
động với mục tiêu chiếm Ai Cập để từ đó tấn cơng Jerusalem. Thế nhưng do thiếu
nguồn lực tài chính nên những người chỉ huy thập tự quân đã thỏa thuận với
Venezia nhằm có được phương tiện và hậu cần đảm bảo cho cuộc hành quân sang
Ai Cập, để đổi lại, người Venezia sẽ nhận một nửa đất chiếm được và Thập tự

quân phải trả 85000 đồng mác bằng bạc. Sau đó, Venezia đề nghị đội quân Thập
tự chinh đánh chiếm Zara, địch thủ thương nghiệp của Venezia, một thành phố
cũng của người Kitơ giáo. Bởi cịn thiếu 34000 mác, Thập tự quân đã tấn công và
đánh chiếm Zara vào tháng 11 năm 1202. Kế tiếp, người Venezia lại thuyết phục
Thập tự quân tấn công Constantinople, thủ đơ của Đế quốc Byzantine theo Chính
thống giáo Đơng phương. Thành phố vốn đang bị chia rẽ bởi mối bất hịa giữa các
phe phái này nhanh chóng thất thủ ngày 12/4 năm 1204. Mặc dù Giáo Hoàng
Innocent III cố gắng ngăn chặn các đạo quân thập tự, song chúng cũng cướp bóc
và đốt cháy hết một phần thành phố. Sau đó người Venezia và Thập tự quân phân
chia đế quốc Byzantine thành các công quốc và thống trị cho đến năm 1261. Cuộc
Thập tự chinh chấm dứt mà Thập tự quân không tiếp tục tiến về Đất thánh.
 Thập tự chinh thứ năm (1217 – 1219)
Thập tự chinh thứ năm do Giáo Hoàng Honorrius III tổ chức, Thập tự quân
năm 1217 gồm các đạo quân do Leopold VI (công tước Áo) và Andras II của
Hungary dẫn đầu, đến năm 1218, quân đội của Oliver thành Cologne và một đội
quân hỗn hợp của vua Hà Lan Wilem I cũng tham gia. Mục tiêu của Thập tự quân
lần này là tấn công Ai Cập. Năm1218, John thành Brienne, vua Jerusalem bị thay
thế. Năm 1219, Thập tư quân công chiếm Damietta và Giáo Hoàng cử đại diện là
Pelagius thống lĩnh cuộc Thập tự chinh. Người Hồi giáo đã đề nghị đổi quyền
kiểm soát giữa Damietta và Jerusalem nhưng Pelagius từ chối. Năm 1219, Thập tự
quân định tấn công Cairo nhưng không vượt qua được sông Nin đang trong mùa
nước lũ và buộc phải rút lui do hậu cần không đảm bảo. Trên đường rút lui, những


16
cuộc tấn công vào ban đêm của quân đội Hồi giáo đã gây nhiều thiệt hại cho Thập
tự quân và Damietta bị tái chiếm.
 Thập tự chinh thứ sáu (1228 – 1229)
Đoàn quân do Hoàng đế Friedrick II (Đế quốc La Mã Thần thánh) đứng đầu
tiến hành Thập tự chinh thứ sáu năm 1228 nhưng nhanh chóng quay trở về và

Friedrick II đã bị Giáo Hồng rút phép thơng cơng. Sau đó Friedrick II quay sang
đàm phán, năm 1229 ơng đạt được với người Hồi giáo một hiệp ước hòa bình
trong mười năm, khơi phục lại quyền kiểm sốt Jerusalem, Nazareth và Bethlehem
cùng với một hành lang từ Jerusalem ra biển cho những người Kitô giáo. Trước sự
chống đối của các giáo trưởng ở Jerusalem, Friedrick II (Đế quốc La Mã Thần
thánh) đã tự phong mình làm vua ở đây năm 1229. Năm 1244, Jerusalem thất thủ
trước sự tấn công ồ ạt của lính đánh thuê Hồi giáo và người Kitơ giáo chỉ trở lại
kiểm sốt được thành phố này vào năm 1917.
 Thập tự chinh thứ bảy (1248 - 1254)
Sau khi Jerusalem bị chiếm, vua Pháp Louis IX (Thánh Louis) đã chuẩn bị một
cuộc Thập tự chinh vào năm 1247, mục tiêu lần này vẫn là Ai Cập. Mặc dù đội
quân không được tổ chức tốt, năm 1248 ông vẫn chiếm được Damietta một cách
dễ dàng và tiến quân về Cairo năm 1249. Tuy nhiên, Thập tự quân nhanh chóng bị
quân Hồi giáo của Baybars I và Emir Fakr ed-Din đánh bại trong trận Mansoura
ngày 8/2 năm 1250, Damietta lại rơi vào tay người Hồi giáo. Vua Louis IX của
Pháp bị bắt làm tù binh và được thả sau khi đã trả tiền chuộc.
 Thập tự chinh thứ tám (1270)
Các sự kiện Jaffa và Antioch bị người Hồi giáo chiếm lại đã dẫn đến cuộc
Thập tự chinh do Vua Louis IX tiến hành. Cuộc viễn chinh lần này nhằm đến
Tunis, Thập tự quân tấn công Tunisia nhưng ngày 25/8 năm 1270, Louis IX chết ở
gần Tunis vì bệnh dịch hạch. Sau đó đội quân của Louis IX cùng với đoàn Thập tự
quân do Hoàng tử Anh Edward tiếp tục tiến hành cuộc Thập tự chinh nhưng không


17
đạt kết quả nào. Cuộc tấn công Tunis ngừng lại cịn Hồng tử Edward dẫn qn tới
Arce. Những hoạt động của đội quân do Hoàng tử Edward chỉ huy trong những
năm 1271 - 1272 có tài liệu gọi là Thập tự chinh thứ chín, có tài liệu lại ghép vào
cùng với Thập tự chinh thứ tám. Trong hai năm này, Hồng tử Edward cũng
khơng đạt được kết quả nào đáng kể cho đến khi ơng đình chiến và quay trở về

Anh để kế thừa ngôi báu sau cái chết của nhà vua Henry III. Đây cũng là cuộc viễn
chinh cuối cùng trong thời Trung Cổ của người Kitô giáo tới miền Đất thánh. Năm
1289, Tripoli bị người Hồi giáo chiếm và tới năm 1291, khi Arce cũng rơi vào tay
họ thì giai đoạn của các cuộc Thập tự chinh thời Trung Cổ kết thúc.
Kết quả của phong trào:
Trong tám cuộc Thập tự chinh nói trên chỉ có cuộc Thập tự chinh đầu tiên là
giành được thắng lợi. Các cuộc Thập tự chinh đã lập được các quốc gia phong kiến
của quân Thập tự như là Antioch, Tripoli, Edessa và Jerusalem. Nhưng các quốc
gia này chỉ tồn tại được vài chục năm, sau đó các vương quốc này đều bị đế quốc
Ottoman (đế quốc Hồi giáo mạnh nhất lúc bấy giờ) chinh phạt, năm 1244
Jerusalem bị người Hồi giáo chiếm đóng và từ nay trở đi vĩnh viễn thuộc về Hồi
giáo.
Năm 1291, căn cứ cuối cùng của Thập tự chinh là thành Acre bị thất thủ, cuộc
Đông chinh của Thập tự quân đánh dấu chấm hết.
Các cuộc Thập tự chinh đã hình thành nên ba dịng kỵ sĩ tơn giáo, nhưng khi
phong trào Thập tự chinh kết thúc thì vai trị của ba dòng này tàn lụi dần hoặc đảm
đương những vai trò khác.
1.2. Những nhu cầu từ phong trào viễn chinh Thập tự làm tiền đề cho sự ra
đời những Dòng tu kỵ sỹ.
Nhu cầu về quân sự: Qua cuộc viễn chinh lần thứ nhất quân Thập tự đã
chiếm được Jerusalem và lập ra ba công quốc Edissa, Tripoli, Antitoch. Đây là
những vùng đất do quân Thập tự kiểm soát. Tuy nhiên những vùng đất do người
Hồi giáo và các lực lượng ngoại đạo vẫn còn rất lớn nên các công quốc này bị bao


18
vây hầu hết các mặt.
Việc quân Thập tự chiếm Jerusalem đã làm cho người Hồi giáo mất đi một
Thánh địa thiêng liêng của mình. Những người hành hương Hồi giáo khơng được
viếng thăm đất Thánh nữa nên lịng căm thù của người dân (người Hồi giáo và

người ngoại đạo) càng tăng, nhất là sau khi vua Richard I ra lệnh chém đầu tập thể
3000 người Hồi giáo ở Acre trong cuộc Thập tự chinh lần ba càng làm cho mâu
thuẫn và thù hằn đối với Thập tự quân càng lớn.
Sau khi chiếm Jerusalem và lập đế quốc La Tinh Jerusalem, số lượng người
Châu Âu, người Thiên Chúa giáo hành hương đến đất Thánh càng tăng lên nhiều.
Tuy nhiên, vì đường xa và khí hậu khắc nghiệt nên nhiều người trên đường đi bị
bệnh và chết rất nhiều. Ngoài ra những toán quân Hồi giáo, ngoại đạo lại hay quấy
rối cướp bóc những người hành hương khiến cho cuộc hành trình trở nên khó
khăn. Điều đó khiến cho những cơng quốc của Thập tự quân càng bị cô lập với
Châu Âu hơn.
Hơn nữa trong các cuộc Thập tự chinh, do mâu thuẫn giữa các chỉ huy Thập tự
chinh nên những cuộc tiến quân thường bị chậm lại. Một số đạo quân rút về nước
khơng tham gia giải phóng đất Thánh nữa. Một số vua và lãnh chúa tham gia
khơng vì lợi ích của Giáo Hồng mà vì mục đích cá nhân. Khi giành được một số
thắng lợi nhất định các vua và lãnh chúa lại tranh giành công lao với nhau. Trong
lúc tranh giành một số chỉ huy thoả thuận với các chỉ huy của lực lượng Hồi giáo
và các lực lượng ngoại đạo khác. Một số thì ra sức kích động những chỉ huy tối
cao của Thập tự chinh mở các cuộc tiến công khác hoặc các cuộc chiến tranh
không cần thiết giữa đế quốc Jerusalem với các quốc gia Hồi giáo khác. Điều này
dẫn đến sự cần thiết phải có một đội qn đơng đảo, tinh nhuệ, thống nhất dưới sự
chỉ huy của Đức Giáo Hoàng mới đảm đương được nhiệm vụ bảo vệ các quốc gia
tôn giáo ở đây và cũng để mở các cuộc tiến công khác. Hay nói tóm lại Giáo Hội
Thiên Chúa giáo nói chung và Đức Giáo Hồng nói riêng cũng muốn có một đạo
quân cho riêng mình.


19
Nhu cầu về kinh tế: Cuộc viễn chinh Thập tự rất cần một nguồn hỗ trợ lớn về
chi phí cho các chiến dịch quân sự, mà sự ủng hộ của các lãnh chúa và các lãnh
địa phong kiến ở Châu Âu thì rất ít, nên rất cần một nguồn lực tại chỗ (bằng thuế)

và cũng rất cần người bảo vệ các dòng tu này.
Những yêu cầu bức thiết trên đã thúc đẩy cho việc hình thành nên những dịng
tu qn đội để bảo vệ Đất Thánh và người hành hương cũng như bảo vệ tài sản của
họ và của Giáo Hội (hai dòng Templar và Teuton).
Nhu cầu về xã hội: việc cứu chữa người hành hương bị bệnh cũng là điều
quan trọng. Chính vì thế nên ngay sau cuộc viễn chinh lần thứ nhất, những bệnh
viện Thiên Chúa giáo được hình thành ngay trên Đất Thánh. Về sau, do yêu cầu
bức thiết của phong trào viễn chinh Thập tự, những bệnh viện này dần trở thành
một dòng tu quân đội (Hospitaller và dòng Lazarus).
Những người làm việc ở đây là những tu sĩ thuộc nhiều dịng khác nhau có
kinh nghiệm trong việc điều trị, chăm sóc người hành hương bị bệnh. Trong đó
dịng Lazarus chun chăm sóc bệnh nhân bị bệnh phong là nổi tiếng hơn cả. Tuy
nhiên sau khi dòng Hospitaller ra đời với tư cách là một dòng tu hiệp sĩ, dòng
Lazarus vẫn là một bộ phận của dòng Hospitaller, khoảng một năm sau mới tách
ra thành một dòng tu hiệp sĩ độc lập nhưng hoạt động rất ít và những tư liệu xác
thực về hoạt động còn rất hạn chế.


20
CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA DỊNG
KỴ SĨ TƠN GIÁO

2.1. Khái niệm chung về tầng lớp kị sĩ.
2.1.1. Khái niệm, vai trò và những điều kiện của kị sĩ.
Kỵ sĩ - hiệp sĩ là một từ dùng để chỉ một đẳng cấp của xã hội Châu Âu. Kỵ sĩ
đứng hàng thấp nhất trong giới quý tộc (vua- cơng-hầu-bá-tử-nam-kị sĩ) và vì thế
thường khơng mang tính chất thừa kế. Vào thời kì Trung Cổ và Hậu Trung Cổ,
nhiệm vụ chính của một kỵ sĩ là chiến đấu, đặc biệt là dưới hình thức kỵ binh hạng
nặng.
Mở rộng ra hơn nữa thì từ kỵ sĩ cũng dành cho những người từ những gia đình

phong kiến hay chỉ đơn thuần dành cho những người cưỡi ngựa giỏi, lịch sử của
các hiệp sĩ liên quan đến sự phát triển của xã hội thời đó, đó là điều kiện lịch sử,
và kĩ thuật cho phép xuất hiện các loại kỵ binh nặng.
Biểu tượng của kỵ sĩ -những bộ áo giáp mạ vàng, ra đời vào khoảng thế kỉ XVXVI, thường gặp ở những trường đấu. Tên gọi của quân mã trên bàn cờ vua
(knight) cũng ra đời vào thời kì này tức khoảng 1440.
Trong những cuộc Thập tự chinh, vai trò của kị binh lại tăng lên rất nhiều,
nhưng ở dạng kị binh nhẹ (không mang áo giáp hay chỉ là áo giáp da). Tuy nhiên,
kị binh như thế không được cho là kị sĩ. Ở Anh kị sĩ trở thành một tước hiệu bởi
triều đình Anh và tách khỏi sự liên quan đến quân đội vào năm 1611 do vua James
I của Anh.
Trở thành một kị sĩ
Trong suốt thời kì Trung Cổ, bất cứ ai cũng có thể trở thành một kị sĩ nhưng do
trang bị rất đắt tiền, kị sĩ thường xuất thân từ những gia đình giàu có hay q tộc.
Quy trình trở thành một kị sĩ gồm 3 giai đoạn: từ người hầu cho các lãnh chúa,
người hầu riêng cho các hiệp sĩ và cuối cùng sau khi qua các đợt huấn luyện sẽ
được phong làm kị sĩ.


21
Quá trình bắt đầu vào năm khi một cậu bé 7 tuổi, cậu bé sẽ được gửi đến nhà
một lãnh chúa như một người hầu. Ở đó, cậu bé sẽ học cách cư xử, phép lịch sự,
sạch sẽ và tôn giáo từ những người hầu nữ trong gia đình lãnh chúa và học cách
săn bắn cùng cách nuôi chim ưng, một số kỹ năng phụ khác như chuẩn bị ngựa,
cưỡi ngựa, cách sử dụng tất cả các loại áo giáp và vũ khí, đến năm 14 tuổi, cậu bé
sẽ đi theo hầu một kị sĩ khác. Điều này cho phép cậu bé học thêm nhiều điều khác
từ những trận đấu của chủ. Nhiệm vụ chính của cậu bé là chuẩn bị ngựa và binh
khí cho chủ nhân. Điều này rèn luyện cho cậu bé tính cách của một kị sĩ: kiên
nhẫn, rộng rãi và nhất là trung thành. Vị kị sĩ kia sẽ chỉ dạy cậu bé mọi điều để trở
thành một hiệp sĩ. Khi cậu bé lớn hơn một ít, cậu bé sẽ theo chủ vào chiến trường,
và giúp đỡ hiệp sĩ đó nếu họ bị thương. Một số cậu bé đã được phong hiệp sĩ ngay

trên chiến trường nhờ sự chiến đấu dũng cảm, nhưng hầu hết chỉ được phong tước
hiệp sĩ bởi những lãnh chúa sau khi đã huấn luyện hoàn chỉnh.
Cậu bé sẽ trở thành một hiệp sĩ vào khoảng 18-21 tuổi. Một khi đã hoàn tất
việc đào tạo, cậu bé sẽ được phong tước. Khi đó, cậu bé sẽ phải cầu nguyện cả
đêm, xưng tội trước ngày phong tước trong một nhà thờ. Sau đó, cậu bé phải tắm
rửa sạch sẽ, mặc áo trắng và quần màu vàng, áo khốc tím, rồi được phong tước
bởi vua hay lãnh chúa. Vào thời Trung Cổ, cậu sẽ phải thề tuân theo quy định của
một kị sĩ, và không bao giờ chạy trốn khỏi chiến trường. Và mọi phụ nữ thuộc
tầng lớp quý tộc (từ nam tước trở lên) sẽ gõ nhẹ lên áo giáp của cậu. Cậu cũng có
thể được phong tước ngay trên chiến trường, lúc mà lãnh chúa đơn giản chỉ cần
đặt tay hay thanh kiếm của mình lên vai của cậu và nói: "Anh là hiệp sĩ".
Kị sĩ gắn liền với những triều đại phong kiến. Được hình thành với nơi khởi
nguồn chủ yếu ở vương quốc Anh (nổi tiếng với truyền thuyết Hội Hiệp sĩ Bàn
tròn do vua Arthur lập nên), Đức, Pháp, Ý (vương quốc Frank), một kị sĩ thường
được trả công sau các trận đánh bằng đất, nhưng đôi khi cũng bằng tiền. Hiệp sĩ
được hỗ trợ về mặt kinh tế bởi những nơng dân làm việc trên đất của mình và từ
nhà thờ.


22
Trong thời kì chiến tranh, vua hay nữ hồng hoặc các lãnh chúa có thể ra lệnh
tập trung tất cả các kị sĩ vào cuộc chiến, có thể là phịng thủ hay xâm lược các
nước, các lãnh địa khác.

Hình 2. Nghi lễ tấn phong kỵ sĩ thời Trung cổ.
Điều luật kị sĩ
Trong chiến tranh, một kỵ sĩ phải dũng cảm trong chiến đấu, khơng bao giờ tìm
cách chạy trốn, trung thành với vua của đất nước mình và với Chúa, sẵn sàng hi
sinh bản thân cho những điều tốt đẹp hơn. Một kỵ sĩ phải lịch sự, sẵn sàng tha thứ.
Đối với những phụ nữ quý tộc, phải luôn vui vẻ và nhẹ nhàng. Các kỵ sĩ thường

phải thề rằng phải sống độc thân (hoặc nếu có vợ thì chung thủy), bảo vệ những
người Công giáo khác, và luôn tuân theo tất cả các luật lệ của nhà cầm quyền; mặc
dù những điều này thay đổi theo từng thời kì.


23
2.1.2. Các loại kị sĩ ở Châu Âu.
Ở Châu Âu từ thời Trung đại có các loại hình kị sĩ :
2.1.2.1. Theo tiêu chí về phong cách sống :
1) Loại hình kị sĩ tự do: đây là tầng lớp kị sĩ tuy được cấp đất phong bởi lãnh
chúa phong kiến nhưng cuộc sống không gắn liền với lãnh địa của mình, họ đi
khắp nơi trên đất nước của chính mình hoặc ở nước ngồi để tìm kiếm nhu cầu cho
một cuộc sống theo phong cách lang thang rày đây mai đó, đến bất cứ nơi nào họ
muốn đến hoặc cần họ đến. Công việc của tầng lớp này là giúp đỡ những người
nông dân ở các lãnh địa phong kiến chống lại các thế lực phong kiến hà khắc của
các lãnh chúa địa phương, hoặc giúp nông nô đánh đuổi giặc cướp hoặc các công
việc hiệp nghĩa khác, để đem lại một cuộc sống công bằng ở bất cứ đâu mà họ đến.
Ngoài ra bản thân những người kị sĩ thuộc tầng lớp này tuy đã có đất ở lãnh địa
của họ, họ vẫn có thể nhận đất phong của các lãnh chúa ở các lãnh địa khác và đổi
lại là việc họ phải phục tùng lãnh chúa ấy một thời gian nhất định. Công việc của
họ khi phục vụ các lãnh chúa là đảm nhận cơng việc lính đánh thuê cho các cuộc
chiến giữa các lãnh chúa phong kiến bên cạnh đội quân chính quy của các lãnh
chúa này, họ cịn có thể đảm nhận cơng việc làm gia sư, đó là giảng giải thuật
đánh kiếm, cưỡi ngựa; chiến thuật, chiến lược hành quân, đánh trận cho các lãnh
chúa hoặc các thành viên khác trong gia đình của lãnh chúa. Các kị sĩ thuộc tầng
lớp này sống bằng phần thưởng mà lãnh chúa và nông nô trả cho họ sau khi đã
hồn thành cơng việc được giao bởi hai tầng lớp này và cũng có một phần là từ
thuế của nông nô ở các lãnh địa họ được giao. Đây là loại hình kị sĩ có số lượng
khá đơng đảo ở thời trung đại và là đối tượng của thể loại văn học kị sĩ thời bấy
giờ. Nhân vật hiệp sĩ Don Quixote trong tác phẩm Don Quixote của văn hào Tây

Ban Nha Miguel de Cervantes Saavedra đã lấy cảm hứng từ loại hình kị sĩ này.
2) Loại hình kị sĩ bồi thần: đây là loại hình kị sĩ đơng đảo nhất trong thời kì
Trung đại. Giống như loại hình kị sị tự do, những kị sĩ bồi thần cũng có đất phong
do các lãnh chúa phân nhưng khác biệt là ở chỗ cuộc sống của họ gắn liền với lãnh
địa này (có khi là bắt buộc) và phải luôn sẵn sàng hưởng ứng lời triệu tập của các


×