Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Bước đầu tìm hiểu hoạt động liên kết xuất bản ở việt nam từ năm 2004 đến năm 2009 và khảo sát trường hợp liên kết xuất bản giữa công ty văn hóa sáng tạo trí việt first news và nhà xuấ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CƠNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC” NĂM 2010

Tên cơng trình:

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT XUẤT BẢN Ở VIỆT
NAM TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2009 VÀ KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP LIÊN
KẾT XUẤT BẢN GIỮA CÔNG TY VĂN HĨA SÁNG TẠO TRÍ VIỆTFIRST NEWS VÀ NHÀ XUẤT BẢN TRẺ

Sinh viên thực hiện: Huỳnh Tịnh Hoài Nhân (CN)
Đặng Thanh Hằng
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Đỗ Quyết Thắng

Thuộc nhóm ngành: KHOA HỌC XÃ HỘI 2b (XH2b)


Những chữ viết tắt

bđd: bài đã dẫn
NXB: Nhà Xuất bản
sđd: sách đã dẫn
TNHH: Trách nhiệm Hữu hạn
ĐH: Đại học
KHXH & NV: Khoa học Xã hội và Nhân văn
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
tr.: trang



MỤC LỤC
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ............................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT XUẤT BẢN ........... 8
1.1 Khái niệm và thuật ngữ ...................................................................................... 8
1.2 Liên kết xuất bản ở nước ngoài ........................................................................ 17
1.3 Khái lược hoạt động xuất bản ở Việt Nam ...................................................... 22
1.4 Cơ sở pháp lý hoạt động liên kết xuất bản ở Việt Nam................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM.... 33
1.1 Khái lược hoạt động liên kết xuất bản ở Việt Nam: ........................................ 33
1.2 Khảo sát trường hợp liên kết xuất bản giữa Cơng ty Văn hóa Sáng tạo Trí
Việt (First News) và Nhà Xuất bản Trẻ ................................................................... 37
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG LIÊN
KẾT XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM ................................................................................ 67
1.1 Đánh giá về hoạt động liên kết xuất bản tại Việt Nam .................................... 67
1.2 Một số giải pháp đề xuất cho sự phát triển của hoạt động liên kết xuất bản ở
Việt Nam.................................................................................................................... 77
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 82


1

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu hoạt động liên kết xuất bản ở Việt Nam từ năm 2004 đến
năm 2009 và khảo sát trường hợp liên kết xuất bản giữa Cơng ty Văn hóa Sáng tạo Trí
Việt- First News và Nhà xuất bản Trẻ” chia làm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động liên kết xuất bản giúp người đọc làm quen với
một số khái niệm, thuật ngữ trong lĩnh vực xuất bản, giới thiệu một số mơ hình xuất bản
tại các nước Trung Quốc, phương tây và phương thức hoạt động của các đơn vị tư nhân

trong lĩnh vực xuất bản trên thế giới.
Phần Cơ sở pháp lý về liên kết xuất bản phần nào khái quát quá trình hình thành liên kết
xuất bản ở Việt Nam qua các giai đoạn và các văn bản pháp luật như: Luật xuất bản 1993,
Luật xuất bản 2004, Quy chế về liên kết trong hoạt động xuất bản 2008….
Chương 1 cũng khái quát diện mạo xuất bản Việt Nam những năm gần đây với số liệu từ
các cơ quan quản lý và nhận định từ những người làm công tác quản lý, kinh doanh xuất
bản và nghiên cứu lý luận xuất bản.
Chương 2 - Thực tế hoạt động liên kết xuất bản tại Việt Nam Chương 2 trước hết khái
lược về liên kết xuất bản tại Việt Nam, phân tích những đặc điểm thuận lợi và hạn chế
của hoạt động liên kết xuất bản tại Việt Nam về pháp lý, nhà xuất bản, đơn vị tư nhân…
Nửa sau chương 2 cụ thể hóa tìm hiểu qua khảo sát trường hợp thực tế liên kết xuất bản
giữa Cơng ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt – First News và NXB Trẻ.
Chương 3- Đánh giá và giải pháp khuyến nghị cho hoạt động xuất bản và liên kết
xuất bản ở Việt Nam: Từ các hiểu biết tổng quan, qua việc phân tích hoạt động liên kết
xuất bản ở Việt Nam và khảo sát trường hợp liên kết xuất bản giữa Cơng ty Văn hóa
Sáng tạo Trí Việt-First News và NXB Trẻ, nhóm nghiên cứu nêu lên những đánh giá về
thực trạng liên kết xuất bản, lý giải nguyên nhân và đề xuất những giải pháp khuyến nghị
cho hoạt động xuất bản Việt Nam trong tương lai.


2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sách là nhu cầu thiết thân trong đời sống tinh thần con người, là một trong những công cụ
tri thức hàng đầu cho sự phát triển dân trí. Ngành xuất bản, thơng qua sản phẩm chủ yếu
là sách, đã đóng vai trị quan trọng trong việc lưu giữ và truyền bá tinh hoa tri thức nhân
loại, định hướng tư tưởng, nâng cao dân trí, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội nói
chung.
Xã hội càng phát triển, ngành cơng nghiệp xuất bản càng sôi động và thường là một trong

những ngành đi đầu cùng với quá trình phát triển đất nước. Từ sau khi thoát khỏi cơ chế
bao cấp và bước sang cơ chế thị trường cạnh tranh, đặc biệt sau sự kiện gia nhập Công
ước Berne năm 2004 và việc ban hành Luật Xuất bản 2004, cùng với những điều kiện
kinh tế xã hội, thị trường xuất bản Viêt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục.
Có một thực tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển ngành xuất bản Việt Nam thời gian
qua, chính là hoạt động liên kết xuất bản với sự tham gia của các đơn vị tư nhân. Các đơn
vị tư nhân đã và đang chiếm lĩnh, phân chia thị trường và làm phong phú thêm cho bộ
mặt xuất bản Việt Nam, với một số tên tuổi đã khẳng định được chỗ đứng trong lịng độc
giả như Trí Việt – First News, Nhã Nam, Phương Nam… Thế nhưng, hoạt động liên kết
xuất bản giữa những đơn vị tư nhân và các nhà xuất bản (NXB) đồng thời cũng tạo ra
một cục diện vừa sôi động lại vừa phức tạp cho thị trường xuất bản Việt Nam hiện nay.
Từ thơi thúc muốn được tìm hiểu những vấn đề đằng sau hoạt động liên kết xuất bản, một
hoạt động đã định hình và bùng nổ trong thời gian gần đây, chúng tôi quyết định lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm hiểu hoạt động liên kết xuất bản tại Việt Nam từ năm
2004 đến năm 2009 và khảo sát trường hợp liên kết xuất bản giữa Cơng ty Văn hóa Sáng
tạo Trí Việt- First News và Nhà xuất bản Trẻ”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói, lịch sử và thực tế xuất bản đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu truyền thơng, báo chí và những người làm cơng tác xuất bản. Bước đầu tìm
hiểu về đề tài này, chúng tơi đã tìm được một số đề tài có liên quan trong nước cũng như
ngồi nước.
Ngồi nước:
Một số cơng trình, bài viết ở nước ngồi đề cập đến vấn đề liên kết xuất bản:


3

- Quyển “Getting it published: A guide for scholar and anyone else serious about serious
book (2nd edition)” của William Germano xuất bản tại Chicago, do NXB The university
of Chicago Press xuất bản vào năm 2008, khái quát về thị trường xuất bản, các loại hình

nhà xuất bản và quy trình xuất bản tại các nước phương Tây, trong đó có một số loại hình
có nét tương đồng với các đơn vị xuất bản tư nhân tại Việt Nam.
- Quyển “Publishing Basics, 4th edition” của Robert Bowie Johnsons, Jr và Ron
Pramschufer, xuất bản tại New York, do RJ Communications LLC, New York hợp tác
với Solving Light Books, Annapolis, MD xuất bản trong năm 2009 và bài viết About
Publishing:
Type
of
publishing
trên
website
bookjobs
( viết khá sâu về các loại nhà xuất bản
tương đồng với loại hình cơng ty văn hố truyền thơng trong ngành xuất bản ở nước ta tại
các nước phương Tây, chẳng hạn như nhà xuất bản độc lập (independent publisher), công
ty thẩm định bản thảo (literary agency) và đơn vị hỗ trợ xuất bản (book packager).
- Hai bài viết của “What is a packager?” của Jessica Faust trên Blog của Book Ends,
LLC- A literary agency ( và “Book Packaging: Under-explored terrain for freelancers” của Jenna
Glatzer
trích
lại
trên
website
của
Harold
D.
Underdown
( viết khá rõ về loại hình “book packager”,
một loại đơn vị hỗ trợ cho các nhà xuất bản ở Phương Tây từ cái nhìn của người trong
nghề. Chúng tơi sẽ bàn kĩ hơn về loại hình này trong phần nội dung nghiên cứu.

- Đặc biệt ở Trung Quốc, nơi có mơi trường xuất bản khá tương đồng với Việt Nam, hoạt
động liên kết xuất bản giữa đơn vị xuất bản tư nhân và nhà xuất bản của nhà nước là khá
đặc thù và nổi bật. Hoạt động này được đề cập trong nhiều cơng trình nghiên cứu như:
- Bài nghiên cứu The conditions of Private Publishing in China và A brief introduction to
the Chinese publishing industry, của Tiến sĩ Jing Bartz, do Trung tâm Thông tin của Hội
chợ Sách Frankfurt, Đức, xuất bản, viết về những đơn vị xuất bản tư nhân tại Trung Quốc
tồn tại dưới hình thức những cơng ty văn hóa (cultural company) và những ảnh hưởng
đến hoạt động xuất bản do những đơn vị này tạo ra.
- Bài nghiên cứu Cultural System Reform and Publishing Industry Transformation in
China (Cải cách hệ thống văn hóa và chuyển đổi nền công nghiệp xuất bản sách tại
Trung Quốc) của nhà báo Xiaomang Feng trên Bản tin Doanh nghiệp sách Trung
Quốc,năm 2004 có đề cập đến sự phát triển mạnh mẽ của những đơn vị xuất bản tư nhân
tại Trung Quốc trong những năm đầu của thế kỉ XXI.


4

- Bài viết Beijing in pledge to end publishing sector monopoly (Bắc Kinh cam kết chấm
dứt độc quyền trong lĩnh vực xuất bản) đăng trên báo Financial Times 8-4-2009 viết về
chính sách mới của Trung Quốc, cho phép các đơn vị xuất bản tư nhân tham gia sản xuất
sách hợp pháp sau hơn nửa thế kỉ nhà nước giữ độc quyền xuất bản.
Những nghiên cứu của nước ngoài về những loại hình xuất bản tại phương Tây có điểm
tương đồng với liên kết xuất bản ở nước ta là tham chiếu cần thiết để nhìn nhận và đánh
giá lại bản chất và hiệu quả hoạt động của hoạt động liên kết xuất bản nước nhà.
Trong nước:
Có thể nói từ sau khi thốt khỏi cơ chế bao cấp cho đên hơm nay, thị trường xuất bản
trong nước đã trải qua một lịch sử nhiều sự kiện và thu hút sự quan tâm của công chúng,
những người yêu sách, người làm công tác xuất bản, học tập, nghiên cứu và giảng dạy
xuất bản. Hàng loạt bài báo nhiều tâm huyết đã ra đời nhằm phản ánh những thực tế xuất
bản hiện nay trên nhiều tờ báo chính trị xã hội, văn nghệ, chun ngành.

Về nghiên cứu, đã có những cơng trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về thực tế xuất
bản ở Việt Nam. Ví dụ: “Phát hành sách trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay” của
Th.S Trần Đăng Thanh, Học viện Báo Chí & Tuyên truyền, năm 2006, đề tài “Quản Trị
doanh nghiệp xuất bản” của Nguyễn Lan Phương, “Lý luận và thực tiến ngành xuất bản”,
PGS.TS Trần Văn Hải, “Sách dịch và biên tập sách trong thời kì đổi mới” của Th.S Trần
Đăng Thanh.
Những nghiên cứu được thực hiện bởi những nhà nghiên cứu, người làm công tác giảng
dạy ở Hà Nội đã cung cấp những tài liệu quý về bộ mặt xuất bản Việt Nam hiện nay. Tuy
nhiên, những nghiên cứu này hoặc nghiêng về vấn đề quản lý pháp lý hoặc đi sâu vào
chuyện bếp núc trong nghề như thao tác biên dịch, biên tập, chứ chưa đi sâu vào vai trò
đặc biệt của các đơn vị tư nhân.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn:
Bước đầu tìm hiểu về sự phát triển của thị trường xuất bản nói chung và hoạt động
liên kết xuất bản nói riêng ở nước ta hiện nay.
Cung cấp thông tin cụ thể về trường hợp liên kết xuất bản điển hình giữa Cơng ty
Văn hóa Sáng tạo Trí Việt-First News và NXB Trẻ tại TP.HCM.


5

Góp phần nhỏ vào hệ thống kiến thức nghiên cứu, học tập và giảng dạy dành cho
sinh viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo báo chí xuất bản.
Góp phần đề xuất một số khuyến nghị cho hoạt động xuất bản và liên kết xuất bản
ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng hợp thông tin khái quát về hoạt động xuất bản Việt Nam và những khuynh hướng
xuất bản trên thế giới hiện nay bằng cách thu thập, thống kê và phân tích các nhận định,
số liệu, văn bản pháp lý, hoạt động thực tiễn… của ngành xuất bản thời gian qua (tập

trung từ năm 2004 đến năm 2009, số liệu được sử dụng linh động tùy vào nguồn tài liệu
thu thập được).
- Tìm hiểu về hoạt động liên kết xuất bản giữa đơn vị xuất bản tư nhân và các nhà xuất
bản đặt trong bối cảnh cạnh tranh sôi động của thị trường xuất bản hiện nay.
+ Cố gắng tìm kiếm và phân tích những số liệu liên quan đến hoạt động liên kết xuất bản .
+ Phân tích những ưu, nhược điểm, những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của các
đối tượng liên quan dựa trên cơ sở thu thập thông tin từ nhiều phía:
 Đơn vị xuất bản tư nhân
 Nhà xuất bản
 Cơ quan quản lý xuất bản
 Độc giả
- Khảo sát hoạt động liên kết xuất bản giữa Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt- First
News và NXB Trẻ dựa trên cơ sở:
 Khái lược thông tin về hai đơn vị
 Tìm hiểu thực tế về hoạt động liên kết xuất bản giữa hai đơn vị
 Đánh giá về hoạt động liên kết xuất bản giữa hai đơn vị thông qua ý kiến hai đơn
vị và độc giả.
- Dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được về hoạt động liên kết xuất bản Việt
Nam ở trên, đưa ra một số đánh giá sơ bộ về hoạt động liên kết xuất bản tại Việt Nam.


6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về thời gian nghiên cứu
Chúng tôi chọn thời điểm nghiên cứu từ 2004, là thời điểm liên kết xuất bản chính thức
được cơng nhận trong Luật Xuất bản năm 2004. Khoảng thời gian 5 năm từ 2004-2009
tuy không dài, nhưng cũng đã chứng kiến một bước chuyển lớn của thị trường xuất bản
Việt Nam: năng động hơn và phải đối mặt nhiều vấn đề tiêu cực hơn, một phần trong đó
có nguyên nhân từ sự nhập cuộc của các đơn vị xuất bản tư nhân.

Về đối tượng nghiên cứu
Khi lựa chọn đối tượng nghiên cứu thứ nhất là hoạt động liên kết xuất bản tại Việt Nam,
chúng tơi khơng có tham vọng sẽ bao quát được toàn bộ bức tranh về liên kết xuất bản
hết sức đa dạng và sôi động tại Việt Nam hiện nay, hay mổ xẻ đến bản chất ngọn nguồn
sự phức tạp bên trong loại hình mà ngay cả người trong nghề cũng chỉ dựa vào kinh
nghiệm chứ hoàn tồn chưa có một quy chuẩn bài bản về lý thuyết. Chúng tôi chỉ đặt
nhiệm vụ trước hết cho công trình nghiên cứu này là bước đầu tìm hiểu, hệ thống hố lại
những số liệu, thơng tin và nhận định xoay quanh hoạt động liên kết xuất bản tại Việt
Nam thời gian qua.
Những thông tin, số liệu và nhận định chúng tơi thu thập được là từ nhiều nguồn: có thể
là những ý kiến trên báo chí, các tờ báo chuyên ngành hoặc các diễn đàn tranh luận bùng
lên sau một sự cố nào đó liên quan đến một quyển sách liên kết, những nhận xét mang
tính rút kinh nghiệm, phê bình hay định hướng từ phía các cơ quan quản lý xuất bản, hay
thậm chí là những nhận định trực tiếp từ những người làm xuất bản và cái nhìn bỡ ngỡ từ
phía cơng chúng khi tiếp nhận sản phẩm của loại hình này.
Chúng ta nghe nói về liên kết xuất bản, bắt gặp những sản phẩm sách liên kết xuất bản ở
khắp mọi nơi, nhưng theo chúng tôi được biết, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có một
cơng trình nghiên cứu mang tính hệ thống hố, xâu chuỗi các tư liệu hiện có về hoạt động
này. Chúng tơi mong những tìm hiểu ban đầu của mình có thể là một bước đệm cần thiết
cho những cơng trình nghiên cứu bài bản và sâu rộng hơn về sau.
Để hỗ trợ cho phần tìm hiểu về liên kết xuất bản, chúng tôi chọn khảo sát một trường hợp
liên kết cụ thể giữa Cơng ty Văn hố Sáng tạo Trí Việt – First News và Nhà Xuất bản Trẻ.
Hoạt động liên kết xuất bản giữa hai đơn vị trên đã kéo dài trên 15 năm, là một trong
những hoạt động tiên phong của liên kết xuất bản tại Việt Nam, vẫn tiếp tục phát triển và
mở rộng ở thời điểm hiện tại. Lịch sử đã định hình, số lượng sách xuất bản khá lớn và sự
thành công của sự liên kết giữa hai đơn vị này sẽ tạo nên sự tiêu biểu mang tính đại diện


7


đối với hoạt động liên kết nói chung. Dĩ nhiên, không thể chỉ từ một trường hợp liên kết
giữa Công ty Văn hố Sáng tạo Trí Việt – First News và Nhà Xuất bản Trẻ mà suy ra
được mọi trường hợp liên kết khác. Tuy nhiên, từ một trường hợp, chúng ta ít ra sẽ hình
dung cụ thể và rõ ràng hơn về quy trình một liên kết xuất bản tại Việt Nam và rút ra từ đó
kinh nghiệm thành công của phương thức làm sách hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, chúng tơi sử dụng kết hợp một số phương pháp
nghiên cứu như: tổng hợp tư liệu, thống kê và phân tích số liệu, phỏng vấn sâu chuyên
gia, người làm trong nghề và độc giả, điều tra xã hội học, mô tả và so sánh. Trong đó, hai
phương pháp sử dụng xuyên suốt là thống kê, phân tích số liệu và phỏng vấn sâu.
Để khắc phục hạn chế không được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực xuất bản, nhóm đã
tham khảo trên 200 bài báo trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động xuất bản, nhiều
văn bản pháp luật (luật, sắc luật, công ước, chỉ thị, quy chế, thông báo) và tham khảo trực
tiếp ý kiến của những người làm công tác xuất bản như: TS Quách Thu Nguyệt-Nguyên
Giám đốc NXB Trẻ, Ơng Nguyễn Thế Truật- Phó Giám đốc NXB Trẻ, bà Phan Thị
Quỳnh Anh- Phó Giám đốc Cơng ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News, bà Nguyễn
Lệ Chi- ngun Phó Giám đốc Cơng ty Sách Phương Nam, nay là giám đốc Công ty
TNHH Một thành viên Lệ Chi (Chibook), Th.S Nguyễn Công Hoan- Giảng viên Bộ môn
Kinh tế Xuất bản, Khoa Xuất bản, Trường Đại học Văn hóa TP. HCM… để đưa ra một
số đúc kết cho nghiên cứu.
Khi tìm hiểu về tình hình xuất bản trên thế giới, nhóm nghiên cứu cũng chú trọng những
mơ hình xuất bản và đơn vị xuất bản có hướng phát triển tương đồng với hiện tượng liên
kết xuất bản tại Việt Nam hiện nay.
Trong lần khảo sát này, chúng tôi đã tiến hành thống kê và xử lí số liệu gồm hơn 600 ấn
phẩm từ danh mục sách First News năm 2010, đồng thời tra cứu thông tin xuất bản trên
các ấn phẩm liên kết từ các webiste kinh doanh sách trực tuyến: Vinabook, Davibook,
Xuhabasa, Nhà sách Minh Khai, Nhà sách Sông Hương…


8


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT XUẤT BẢN

1.1 Khái niệm và thuật ngữ
1.1.1 Xuất bản và xuất bản sách
“Xuất bản” là từ Hán Việt, chữ Hán là 出版. Tra quyển “Đọc và viết tiếng Trung Quốc”1,
chữ “xuất” (出) thuộc bộ 凵(khảm), được giải thích nghĩa gốc là “đến/ đi ra ngồi”. Sách
cịn giải thích thêm chữ “xuất” trong chữ Hán mang “hình ảnh một cái chồi nhú ra từ một
cái bát”.
Chữ “bản” (版) gồm hai thành phần2, phần hình là 片, phần thanh là 反. “Hán Việt từ
điển” của Thiều Chửu giải nghĩa 片 (bộ phiến): “Mảnh, vật gì mỏng mà phẳng đều gọi là
phiến.” Website www.zhongwen.com giải thích về mặt tượng hình, 片 là hình bộ 木
(mộc) xẻ làm đơi, suy là nghĩa là “lát gỗ”. Nghĩa đầu tiên của 版 trong “Hán Việt từ
điển” cũng chính là ván, gỗ. Website www.zhongwen.com giải nghĩa 版 là bản khắc gỗ
(printing plate). Từ nghĩa ban đầu là bản khắc, nghĩa chuyển của “bản” là những bản
được in ra, nhân ra theo khuôn bản khắc ban đầu.
Vậy xuất bản ban đầu có nghĩa là nhân một bản gốc ra nhiều lần để phát tán ra ngoài.
Tuy nhiên, “bản” mở rộng nghĩa, không chỉ là tác phẩm bằng chữ viết, mà thuộc nhiều
thể loại thơ, tranh, nhạc và cả báo chí. “Bản” trong chữ “xuất bản” chính là để chỉ xuất
bản phẩm- đối tượng và sản phẩm của hoạt động xuất bản.
Những định nghĩa về xuất bản ở phương Tây cũng đưa ra cách hiểu tương tự về xuất bản:
xuất bản không giới hạn trong phạm vi là tài liệu bằng chữ viết mà bao gồm cả âm nhạc,

1

Lý Thanh Vân-Ngọc Diễm, Hướng dẫn cách đọc và viết tiếng Trung Quốc, TP.HCM, NXB Thanh Niên, 2008,
tr.141 và tr.109.
2

Phương pháp cấu tạo chữ Hình Thanh rất phổ biến trong chữ Hán. Chữ bao gồm hai thành phần, phần hình là phần

biễu diễn ý nghĩa, và phần thanh là phần biểu diễn cách phát âm của từ đó.


9

báo chí… Ví dụ, từ điển The Concise Oxford English Dictionary định nghĩa “xuất bản”
(“publish”) là “chuẩn bị và phát hành sách, báo hoặc âm nhạc để bán cho công chúng.”
Bách khoa toàn thư về luật trên website www.answers.com định nghĩa “xuất bản” là “vận
chuyển, phát hành và in ấn tài liệu thông tin cho công chúng ở số lượng lớn”. Cũng tài
liệu này đặt vấn đề phải phân biệt nghĩa của từ này phù hợp trong từng hoàn cảnh khác
nhau. Theo nghĩa rộng nhất, xuất bản là “hành động khiến cho cơng chúng rộng rãi biết
đến một điều gì đó”.
“Xuất bản” và “xuất bản phẩm” là hai khái niệm rất quan trọng trong luật bản quyền. Một
tác phẩm được công nhận là “xuất bản phẩm” (publication), đã “được công bố”
(published) theo đúng định nghĩa của từ này trong luật sẽ được luật bảo hộ, ngược lại dĩ
nhiên sẽ không được bảo hộ theo luật.
Đạo luật Bản quyền năm 1976 của Mỹ, điều 17, mục 101 định nghĩa xuất bản như sau:
“‘Xuất bản’ là sự phân phối bản sao hoặc bản lưu giữ âm thanh của một tác phẩm tới
công chúng dưới hình thức bán hoặc các hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu khác,
hoặc dưới hình thức cho thuê mướn. Việc đề nghị phân phối bản lưu giữ âm thanh hoặc
bản sao trước một nhóm người nhằm mục đích đẩy mạnh phân phối, trình diễn hoặc
trưng bày cơng khai là hành vi xuất bản. Nhưng bản thân việc trình diễn hoặc trưng bày
công khai không phải là hành vi xuất bản.”
Điều 3 của Công ước Berne quy định: “Tác phẩm đã công bố’3 là những tác phẩm đã
được phát hành với sự đồng ý của tác giả, không phân biệt phương pháp cấu tạo các bản
sao, miễn là các bản đó đủ để đáp ứng như cầu hợp lý của quần chúng, tuỳ theo bản chất
của tác phẩm. Không được coi là cơng bố: sự trình diễn một tác phẩm sân khấu, nhạc
kịch hay điện ảnh, hoà tấu một tác phẩm nhạc, đọc trước công chúng một tác phẩm văn
học, phát thanh hay truyền hình một tác phẩm văn học hay nghệ thuật, triển lãm một tác
phẩm nghệ thuật hay xây dựng một tác phẩm kiến trúc.”

3

“Publication” được dịch trong trường hợp này là “tác phẩm đã công bố”, nhưng cũng chính là xuất bản phẩm.


10

Điều 3, Luật Xuất bản năm 2004, sửa đổi năm 2008 của Việt Nam nêu định nghĩa về xuất
bản như sau: “Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thông qua việc sản
xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người.” Điều 4 lại định nghĩa xuất bản
phẩm là “là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc
thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngồi và cịn được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh trên
các vật liệu, phương tiện kỹ thuật khác nhau.”
Như vậy, mặc dù khái niệm “xuất bản” rất rộng, nhưng trong phạm vi khảo sát của bài
nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xin được xét trường hợp xuất bản sách. Từ những định
nghĩa trên đây, xin được đưa ra cách hiểu của chúng tôi về xuất bản sách: Xuất bản sách
là hoạt động sản xuất sách và phổ biến đến công chúng.
1.1.2

Nhà xuất bản

 Trên thế giới
Ở Mĩ, bất cứ tổ chức hay cá nhân nào có sách xuất bản, nghĩa là mua ISBN4 từ R. R.
Bowker và có LCCN5, nhà cung cấp thư mục lớn nhất Bắc Mỹ, thì đều được gọi là “nhà
xuất bản” (publisher)6.
Điều kiện để trở thành nhà xuất bản ở Mỹ nói riêng, các nước phương Tây nói chung, chỉ
đơn giản như thế, nên tồn tại vô số những nhà xuất bản. Theo website www.ISBN.org,
mỗi năm có từ 8000- 1100 đơn vị xuất bản sách ra đời7. Theo tờ Publisher Weekly, năm
4


ISBN, viết tắt của The International Standard Book Number (Số sách tiêu chuẩn quốc tế), là một con số gồm 13
chữ số (ngày trước là 10 chữ số) dùng để nhận dạng sách và những sản phẩm tương tự sách xuất bản trên thế giới.
ISBN đồng thời dùng để nhận diện nhà xuất bản đã xuất bản tựa sách đó.
5

LCCN là viết tắt của Library of Congress Catalog Numbers (Số kiểm soát của thư viện Quốc hội)

6

Xem Robert Bowie Johnsons, Jr và Ron Pramschufer, Publishing Basics, New York, RJ Communications LLC,
New York hợp tác với Solving Light Books, Annapolis, MD, 2009, tr.1-5.
7

Dẫn
lại
theo
Dan
Poynter,
/>
Book

Industry

Statistics,

2008,


11


2004, có trên dưới 85.000 nhà xuất bản ở Mỹ. Con số nhà xuất bản tăng liên tục qua các
năm.
Biểu đồ 1. Số lượng nhà xuất bản ở Mỹ qua các năm (1973- 2004)

Nguồn : Dan Poynter, Book Industry Statistics, 2008,
/>Tuy số lượng các nhà xuất bản nhiều như vậy, nhưng thực tế chiếm lĩnh thị trường xuất
bản sách Anh ngữ chỉ có một vài tập đồn xuất bản đủ “đếm trên đầu ngón tay”. Tình
hình tương tự diễn ra ở thị trường điển hình là Mỹ. Trong năm 2009, về thị trường sách
thương mại chỉ 10 nhà xuất bản chiếm đến 71,6% thị phần xuất bản của Mỹ8.
Phân loại: Phân loại những nhà xuất bản ở nước ngoài là một điều khá phức tạp, vì các
nhà xuất bản này tồn tại dưới nhiều hình thức rất đa dạng. Có cách phân loại theo tiêu chí
quy mơ, tiêu chí thể loại sách chuyên biệt mà nhà xuất bản phát hành hay cách kết hợp cả
hai tiêu chí trên.
Theo như chúng tôi khảo sát, cách phân loại các loại nhà xuất bản theo quy mô không
phổ biến lắm trong những nghiên cứu về xuất bản ở các nước tư bản. Tuy nhiên, để hiểu
8

Xem Michael Hyatt, Top ten U.S. Book publishers for 2009, 2010, />

12

thêm về hệ thống những nhà xuất bản trên thế giới, xin dẫn một ý kiến phân loại của TS.
Trần Lâm, Giám đốc NXB Thế giới: “Hướng các NXB trên thế giới hiện nay hoạt động
theo 3 mơ hình [Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh]. Một là thành lập một tập đồn gắn với
truyền thơng, trong đó bao gồm phát thanh truyền hình, xuất bản, khơng có in ấn và phát
hành. Hai là mơ hình NXB tổng hợp xuất bản sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ba là
các NXB nhỏ, đi vào các lĩnh vực chuyên sâu, tìm kiếm thị trường ngách để kinh doanh.
Đối với loại thứ ba này hồn tồn khơng có sự bảo trợ nào của Nhà nước mà dùng luật để
điều chỉnh, nhất là những NXB khơng liên quan nhiều đến vấn đề chính trị, tư tưởng.”9

Cách phân loại theo thể loại sách nhà xuất bản chuyên phát hành rất phổ biến ở phương
Tây. Theo tiêu chí này, có những loại nhà xuất bản cơ bản như10:
 Nhà xuất bản thương mại: xuất bản sách thuộc nhiều thể loại, vì mục đích kinh
doanh; thường những nhà xuất bản thương mại thuộc những tập đoàn mẹ lớn hơn11
 Nhà xuất bản của các trường đại học: chủ yếu xuất bản giáo trình
 Nhà xuất bản sách khảo cứu
 Nhà xuất bản sách thư mục
 Nhà xuất bản độc lập: Sở dĩ gọi là “độc lập” vì những nhà xuất bản dạng này
khơng thuộc một tập đồn xuất bản, khơng có một cơng ty mẹ nào sở hữu. Những
nhà làm sách độc lập tồn tại dưới nhiều quy mô và xuất bản nhiều loại sách đa

9

Xem Hồng Minh, NXB sẽ “đặc thù” đến đâu, Bưu điện Việt Nam số 28 ra ngày 5/3/2010, dẫn lại từ website
itcnews.vn,
/>10

Xem William Germano, Getting it published: A guide for scholar and anyone else serious about serious book
(2nd edition), Chicago, The university of Chicago Press, 2008, tr. 6- 10 và website www.bookjobs.com, About Type
of Publishing, />11

Đọc phần 1.2 Liên kết xuất bản ở nước ngoài, phần 1.2.1 Liên kết xuất bản ở phương Tây để hiểu thêm về những
nhà xuất bản thương mại


13

dạng khác nhau. Những nhà xuất bản kiểu này hằng năm thường chỉ xuất bản dưới
10 quyển sách, do cá nhân làm chủ.
Trên thế giới, ngoài những nhà xuất bản, cịn có rất nhiều hình thức cơng ty trung gian

trong quy trình xuất bản, để nâng cao hiệu quả, tiêu biểu có cơng ty “đóng gói sách” (tạm
dịch từ: book packager- chúng tơi sẽ trình bày rõ hơn ở phần liên kết xuất bản ở nước
ngồi), cơng ty thẩm định bản thảo12 (tạm dịch từ: literary agency) và công ty hỗ trợ13
(subsidy press hay vanity press).
 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động xuất bản phải tuân theo nguyên tắc “Báo chí, xuất bản nước ta đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khn khổ pháp
luật” 14. Vì vậy, ở Việt Nam khơng có nhà xuất bản tư nhân mà chỉ có nhà xuất bản quốc
doanh. Luật xuất bản năm 2004 quy định đối tượng thành lập nhà xuất bản:
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác
do Chính phủ quy định được thành lập nhà xuất bản.
Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có
điều kiện hoặc đơn vị sự nghiệp có thu.
Ở thời điểm năm 2009, Việt Nam có 60 nhà xuất bản, (đến nay, năm 2010, số NXB còn
lại là 59) hoạt động theo hai mơ hình khác nhau: loại hình doanh nghiệp và đơn vị sự
nghiệp. Tuy theo theo lộ trình và phương án sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp 100%
12

Công ty này là trung gian giữa tác giả và nhà xuất bản. Vì mỗi năm nhà xuất bản nhận được rất nhiều bản thảo từ
các tác giả nên khơng thể duyệt hết được. Tác giả vì vậy thường chọn “đường vịng”, đưa bản thảo cho những cơng
ty duyệt bản thảo dạng này. Nếu thấy bản thảo có giá trị, công ty sẽ tiến hành biên tập sơ lược và đưa bản thảo cho
biên tập viên nhà xuất bản. Cơng ty sẽ đại diện tác giả để điều đình về nhuận bút, kí hợp đồng, theo dõi quy trình
xuất bản…
13

Dạng công ty hỗ trợ này nhận tiền của tác giả để cấp cho tác giả số ISBN và sản xuất cuốn sách. Tác giả chỉ được
nhận một vài quyển sách “lấy làm có” và được hứa hẹn trả nhuận bút nếu sách bán được.
14

Xem Bộ Chính trị, Chỉ thị số 22- CT/TW tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý cơng tác báo chí,

xuất bản, ngày 17-10-1997.


14

vốn nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 12-10-2007, đến hết ngày 3112-2010, các NXB phải hoàn thành việc chuyển đổi sang mơ hình cơng ty TNHH nhà
nước Một thành viên; nhưng quá trình chuyển đổi này vấp phải nhiều khó khăn: độ vênh
giữa Luật Xuất bản và Luật doanh nghiệp, các nhà xuất bản không đủ lực để cạnh tranh
trên thị trường, việc chuyển đổi chỉ mang tính hình thức… Các nhà xuất bản vì vậy vẫn
tồn tại dưới nhiều mơ hình khác nhau, tùy thuộc cơ quan chủ quản. Nhiều nhà xuất bản
đã chuyển sang hình thức cơng ty TNHH Một thành viên lại xin được chuyển trở lại
thành đơn vị sự nghiệp có thu, vì thực tế chuyển đổi chỉ là hình thức, khơng tác động gì
đến quy trình làm sách của nhà xuất bản15.
Bảng 1.

Phân loại mơ hình và số lượng nhà xuất bản ở Việt Nam năm 2009
Loại hình doanh nghiệp

Phân loại

Số lượng
Tổng cộng

Công ty trách

Doanh

nhiệm hữu hạn

nghiệp


một thành viên

kinh

100% vốn nhà

doanh có

nước

điều kiện

6

21

Loại hình sự nghiệp

Đơn vị sự
nghiệp tự đảm

Đơn vị sự nghiệp

bảo một phần

thuần túy

chi phí


10

23

60

Nguồn: Báo cáo của Bộ Thơng tin và Truyền thơng về tình hình hoạt động của các nhà
xuất bản trong năm 200916

15

Xem thêm trường hợp NXB Hà Nội qua bài viết Nhà xuất bản “quay lưng” với mơ hình mới, Y Ngun, Thanh
niên, ngày 4-6-2009, />16

Dẫn lại theo Kim Thoa, Cần phải nghiên cứu nghiêm túc, thận trọng và có tầm nhìn xa về mơ hình các nhà xuất
bản,
Báo
Đảng
Cộng
sản
Điện
tử,
2009,
/>

15

1.1.3 Công ty tư nhân và công ty xuất bản tư nhân
Đại hội lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đánh dấu sự chuyển đổi nền kinh
tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền

kinh tế gồm 5 thành phần là kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân trong nước
và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Trong đó, thành phần kinh tế tư nhân được giải
phóng bởi chính sách của Đảng và chính sách của nhà nước, liên tục phát triển kể từ năm
1986 đến nay.
Bảng 2.

Cơ cấu loại hình doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo
loại hình doanh nghiệp ( tỷ lệ: %)
2000

Doanh nghiệp Nhà
nước
Doanh nghiệp ngồi
Nhà nước
Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007


13.62 10.36

8.53

6.73

5.01

3.62

2.82

2.24

82.78 85.75 87.81 89.60 91.55 93.11 93.97 94.57

3.61

3.89

3.67

3.67

3.44

3.27

3.21


3.19

Tổng cục Thống kê, nhằm phục vụ cho mục đích tính tốn, thống kê về số liệu thành
phần kinh tế đưa ra Quyết định 147/TCTK-PPCĐ về “Việc ban hành hệ thống phân loại
khu vực và thành phần kinh tế áp dụng trong công tác thống kê”, trong phần hướng dẫn
phân loại về thành phần kinh tế tư nhân có đưa ra khái niệm:“Thành phần kinh tế tư nhân
gồm các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp tư nhân.”17

17

Xem Phần 2.A, điều 3 trong Quyết định về Việc ban hành hệ thống phân loại khu vực và Thành phần kinh tế áp
dụng trong công tác thống kê, số 147/TCTK-PPCĐ, do Tổng Cục Thống kê ban hành, ngày 1/1/1994


16

Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ “thành phần kinh tế tư nhân” và “doanh nghiệp tư
nhân”. “Thành phần kinh tế tư nhân” không đồng nhất mà bao gồm “doanh nghiệp tư
nhân”. Nói cách khác, “doanh nghiệp tư nhân” chỉ là một loại hình doanh nghiệp bên
trong khu vực kinh tế tư nhân.
Như đã dẫn ra ở trên, trong Số liệu về Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh
doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp, ngồi thành phần
kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, Tổng Cục Thống kê sử dụng một
khái niệm khá mập mờ là “doanh nghiệp ngoài Nhà nước” để chỉ khu vực kinh tế tư nhân
(ngoài Nhà nước), bao gồm các loại hình doanh nghiệp: tập thể, tư nhân, cơng ty hợp
danh, cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần có vốn Nhà nước, cơng ty cổ phần khơng có vốn
Nhà nước18.
Cịn theo hai tác giả Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung trong quyển “Công ty:
vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005”, khu vực kinh tế tư nhân có

bốn loại hình doanh nghiệp là: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần19.
Trong bài viết này, chúng tôi không xét những đơn vị làm sách tư nhân với nghĩa chỉ là
“doanh nghiệp tư nhân” mà mở rộng là tất cả những công ty hoạt động trong ngành xuất
bản sách mà nằm trong khu vực kinh tế tư nhân. Sở dĩ khơng thể định danh được chính
xác loại hình để cung cấp một khái niệm chính xác về những đơn vị xuất bản này vì thực
tế, những đơn vị xuất bản tư nhân tồn tại dưới nhiều loại hình doanh nghiệp rất khác nhau,
từ công ty cổ phần (Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thơng Nhã Nam) đến công ty
18

Trong bài viết “Kinh tế tư nhân, anh là ai?” của tác giả Đoàn Ngọc Lâm trên báo Thanh Niên, 2004 (dẫn lại từ
website Vietbao: có đoạn khẳng định Tổng Cục
Thống kê có một Quyết định phân loại thành phần kinh tế tư nhân gần tương tự như trên, bao gồm: “doanh nghiệp tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, công ty cổ phần (mà tư nhân chiếm 51% số vốn trở lên), công ty hợp
danh tư nhân.”. Tuy nhiên bài viết lại không viết rõ đó là Quyết định nào và khi chúng tơi kiểm chứng lại nguồn ở
Tổng Cục Thống kê cũng không thấy một Quyết định nào có quy định giống như vậy.
19

Xem Nguyễn Ngọc Bích- Nguyễn Đình Chung, Cơng ty: vốn, quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005,
TP. HCM, NXB Tri Thức- Phương Nam Book, 2009, tr . 60


17

trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH Một Thành Viên Sách Phương Nam) và cả những
công ty không định danh loại hình (Cơng ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt).
1.1.4 Liên kết xuất bản:
Điều 1, Quy chế liên kết trong hoạt động xuất bản (Ban hành kèm theo Quyết định số
38/2008/QĐ – BTTTT ngày 17 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông quy định: “Liên kết trong hoạt động xuất bản quy định tại Quy chế này là hình thức

hợp tác giữa một bên là nhà xuất bản với một bên là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, cá
nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về in hoặc phát hành xuất bản phẩm và tổ
chức có tư cách pháp nhân (sau đây gọi chung là đối tác liên kết) để tổ chức bản thảo, in
và phát hành từng xuất bản phẩm”. (Xem thêm phần 1.3)
1.2 Liên kết xuất bản ở nước ngoài
1.2.1 Liên kết xuất bản ở Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất bản có nhiều điểm tương đồng với thị trường Việt Nam.
Những điểm tương đồng về thị trường xuất bản Trung Quốc và Việt Nam được quy định
bởi sự tương đồng về mặt luật pháp và quản lý nhà nước đối với xuất bản.
Luật pháp Trung Quốc không cho phép và công nhận sự tồn tại của nhà xuất bản tư nhân.
Đơn vị cao nhất chịu trách nhiệm quản lý hoạt động xuất bản và báo chí là Cục Báo chí
và Xuất bản, với những nhiệm vụ như ban hành luật xuất bản và ISBN20, thông qua sự
thành lập của những nhà xuất bản mới và hợp tác quốc tế giữa những đơn vị xuất bản ở
Trung Quốc và nước ngồi. Tính đến năm 2002, tất cả mọi nhà xuất bản ở Trung Quốc
đều là nhà xuất bản quốc doanh và khơng hoạt động vì lợi nhuận.

20

ISBN, viết tắt của The International Standard Book Number (Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế), là một con số gồm
13 chữ số (ngày trước là 10 chữ số) dùng để nhận dạng sách và những sản phẩm tương tự sách xuất bản trên thế giới.
ISBN đồng thời dùng để nhận diện nhà xuất bản đã xuất bản tựa sách đó.


18

Theo tiến sĩ Jing Bartz21 thuộc Trung tâm thông tin về Sách của Hội chợ sách Frankfurt,
trong năm thay đổi lớn của thị trường xuất bản Trung Quốc được ghi nhận tính đến năm
2009 có một ý về sự tham gia của đơn vị xuất bản tư nhân vào thị trường thông qua liên
kết xuất bản. Đơn vị xuất bản tư nhân ngày càng khẳng định được vị thế của mình và dần
được chấp nhận. Trong khi chỉ có 579 nhà xuất bản quốc doanh ở Trung Quốc (số liệu

năm 2008) thì có đến 10.000 đơn vị xuất bản tư nhân tại Trung Quốc, trong đó có 200300 cơng ty có quy mơ đáng kể. Trước năm 2006, các đơn vị xuất bản tư nhân tham gia
vào thị trường xuất bản dưới hình thức là những “cơng ty văn hóa” và không được trực
tiếp xin giấy phép xuất bản. Để có thể hoạt động, những đơn vị tư nhân phải thông qua
liên kết xuất bản với một nhà xuất bản quốc doanh để có thể có giấy phép xuất bản.
Tuy nhiên, đơn vị tư nhân, thông qua liên kết xuất bản, giữ một vị thế hết sức vững vàng
trên thị trường. Đơn vị tư nhân tại Trung Quốc tuân theo một quy trình xuất bản và liên
kết xuất bản rất chuyên nghiệp và tiếp cận thị trường rất nhanh nhạy. Theo thống kê của
Feigongwei, số lượng hợp đồng bản quyền với các đối tác nước ngoài với các đơn vị xuất
bản tư nhân tại Trung Quốc mỗi năm chiếm 12% tổng số lượng hợp đồng bản quyền quốc
tế và khoảng phân nửa những tựa sách bán chạy (bestseller) là sản phẩm có sự tham gia
của đơn vị xuất bản tư nhân.
Tháng 4-2009 đánh dấu một bước ngoặt đối với hoạt động của những đơn vị xuất bản tư
nhân: lần đầu tiên Cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc cho phép các đơn vị tư nhân
được công nhận ngang hàng với các nhà xuất bản quốc doanh. Đơn vị tư nhân được “bật
đèn xanh” tham gia vào mọi hoạt động xuất bản mà nhà xuất bản quốc doanh được phép
làm. Tuy nhiên, đơn vị tư nhân vẫn chưa được phép xin giấy phép xuất bản, đây vẫn là
đặc quyền của riêng nhà xuất bản quốc doanh. Như vậy, hoạt động liên kết xuất bản giữa
đơn vị tư nhân và nhà xuất bản quốc doanh vẫn tiếp tục được duy trì trong nền xuất bản
Trung Quốc.

21

Xem Jing Bartz, A brief introduction to the Chinese publishing industry, Đức, German Book Information Center
of the Frankfurt Book Fair, 2009.


19

1.2.2 Liên kết xuất bản ở phương Tây
Trái với suy nghĩ rằng chỉ ở Trung Quốc hay Việt Nam, những đất nước có sự quản lý và

định hướng chặt chẽ của Đảng và nhà nước đối với hoạt động xuất bản, mới tạo điều kiện
cho sự ra đời của hoạt động liên kết xuất bản; ngay ở những nước tư bản phương Tây nơi
phần lớn những nhà xuất bản đều thuộc một tập đồn lớn có sở hữu tư nhân vẫn tồn tại
những hình thức liên kết giữa nhà xuất bản và một công ty độc lập.
Liên kết xuất bản tại các nước tư bản phương Tây tuy về hình thức cũng là sự hợp tác
giữa một bên là nhà xuất bản, một bên là một công ty độc lập, nhưng thực tế điều kiện ra
đời và mục đích lại rất khác nhau. Để hiểu rõ hơn về liên kết xuất bản ở các nước phương
Tây, chúng ta nên điểm qua về hai đối tác tham gia liên kết xuất bản:
- Nhà xuất bản: Nhà xuất bản tham gia liên kết xuất bản chủ yếu là những nhà xuất bản
thương mại (trade publisher)22, hoạt động vì lợi nhuận. Xuất bản thương mại là xuất bản
những loại sách nhắm đến độc giả rộng rãi, với các thể loại sách cả để giải trí và tìm kiếm
thơng tin, phát hành qua những kênh dành riêng cho sách- nhà sách, thư viện và đại lý.
Các nhà xuất bản thương mại chiếm thị phần khoảng phân nửa sách Anh ngữ xuất bản
trên thị trường thế giới, phần lớn trong số đó là những sách bestseller. Trong thời đại tập
đồn làm mưa làm gió trên thị trường như ngày nay, các nhà xuất bản thương mại thường
là những bộ phận của một vài tập đoàn rất lớn mạnh khuynh đảo cả thị trường. Rất nhiều
nhà xuất bản nổi tiếng là vệ tinh của những tập đoàn xuất bản như thế này. Chẳng hạn
như nhà xuất bản Scribner là một vệ tinh của tập đoàn Simon & Schuster. Knopf, Crown,
and Doubleday are ba nhà xuất bản thuộc Random House, sở hữu của tập
đồn Bertelsmann.
- Cơng ty đóng gói sách (book packager): những cơng ty đóng gói thường khơng thuộc
tập đồn như nhà xuất bản mà là một đơn vị độc lập. Những công ty loại này được nhà
xuất bản thuê làm bên ngoài (outsource) đối với những dự án sách phức tạp mà nhà xuất
22

Theo William Germeno, Getting it published: A guide for scholar and anyone else serious about serious book
(2nd edition), Chicago,
The university of Chicago Press, 2008, tr. 7-10, có 5 loại hình xuất bản: thương mại
(trade), khoa giáo (textbook), học thuật (scholarly), khảo cứu (reference) và tự xuất bản (self- publishing)



20

bản không đủ nguồn lực để làm. Một công ty đóng gói sách là một nhà xuất bản thu nhỏ,
họ thực hiện từ khâu tìm người viết, soạn bản thảo, biên tập, minh họa, thiết kế bìa, xin
giấy phép, thậm chí cả in ấn. Nhà xuất bản sau đó chịu trách nhiệm phát hành, bán, tiếp
thị và PR cho quyển sách.23
Thay cho khái niệm “liên kết xuất bản” ở Việt Nam, ở thị trường xuất bản phương Tây có
khái niệm “đóng gói sách” (book packaging). Về hình thức tuy giống nhau (như đã trình
bày ở trên là hợp tác giữa nhà xuất bản và một cơng ty bên ngồi, trong đó cơng ty độc
lập đảm nhiệm nhiệm vụ tạo nên quyển sách) nhưng về bản chất lại có nhiều điểm khác
biệt.
Ở Việt Nam, công ty sách tư nhân giữ vai trị ngang hàng, thậm chí có phần áp đảo nhà
xuất bản trong liên kết. Đơn vị tư nhân ở khâu tổ chức bản thảo không hề thông qua nhà
xuất bản. Sau khi làm ra được một quyển sách hoàn chỉnh, đơn vị tư nhân thậm chí cịn
phát hành và tiếp thị cho cuốn sách đó. Hơn nữa, đơn vị tư nhân cịn là phía bỏ vốn để
làm sách và chịu trách nhiệm liên đới với nhà xuất bản trong quá trình làm ra một quyển
sách. Nhà xuất bản chỉ tham gia ở khâu kiểm duyệt về mặt tư tưởng cho bản thảo, nếu
khơng phát hiện sai sót gì thì tiến hành xin giấy phép để xuất bản quyển sách đó.24
Ở phương Tây, vai trị của nhà xuất bản và cơng ty đóng gói khơng ngang hàng nhau.
Nhà xuất bản sẽ quyết định xuất bản quyển sách nào và chịu tất cả mọi chi phí sản xuất.
Cơng ty đóng gói sách chỉ là một đối tác được thuê để hỗ trợ nhà xuất bản trong những
dự án sách phức tạp.
Nguyên nhân liên kết ở đây là nhằm tối đa hóa hiệu quả công việc. Một công ty làm sách
sẽ tham gia vào quy trình xuất bản trong ba trường hợp: quyển sách phải xuất bản là

23

Xem Jenna Glatzer, Book Packaging: Under-explored terrain for freelancers, Website của Harold D. Underdown,
/>24


Quy trình liên kết xuất bản tham khảo theo lời bà Nguyễn Lệ Chi, giám đốc Công ty TNHH Một Thành Viên Lệ
Chi (thương hiệu sách Chibook), ngun phó giám đốc cơng ty sách Phương Nam (thương hiệu sách PNC- Phuong
Nam Corp trước 7/2008 và từ 7/2008 trở đi là Phuong Nam Book)


21

quyển địi hỏi nhiều cơng sức lao động, sách phải có sự đồng ý của bên thứ ba và sách
truyện dài kì.
Bất cứ quyển sách nào khơng chỉ thuần có chữ mà gồm nhiều hình chụp, hình minh họa
và do nhiều tác giả cùng viết đều được xếp vào loại sách địi hỏi đầu tư nhiều cơng sức25.
Loại sách này còn bao gồm những quyển sách thể nghiệm hay khác biệt về mặt hình thức,
chẳng hạn như sách dạy làm vườn có kèm thêm mấy túi hạt giống nhỏ cho độc giả thực
hành luôn ngay khi đọc xong lý thuyết trong sách. Nhà xuất bản nếu khơng có đủ nguồn
lực để thực hiện những loại sách như vậy sẽ phải nhờ đến một cơng ty đóng gói sách.
Như đã trình bày ở trên, công ty này sẽ đảm nhiệm từ khâu biên tập, tìm hình ảnh, hình
minh họa phù hợp, thiết kế bìa,… để ra được một “gói” hồn chỉnh. Nhà xuất bản chỉ
việc mang đi in và đưa ra thị trường.
Một kiểu sách khác là loại sách để sản xuất phải có sự đồng ý của một bên thứ ba. Ví dụ
như trường hợp quyển New York Public Library Desk Reference, vì trong tên quyển sách
có dẫn ra tên Thư viện Công cộng New York (New York Public Library) nên nhà xuất
bản buộc phải xin phép thư viện này trước khi tiến hành làm sách. Công việc xin phép
này thường khá nhiêu khê và nhà xuất bản rất ngại phải làm việc này, trong khi những
cơng ty đóng gói sách độc lập lại làm rất tốt, vì vậy đơn giản nhất là cứ th những cơng
ty đóng gói làm thay cho nhà xuất bản khâu này.26
Một trường hợp khác cần đến sự hỗ trợ của một công ty bên ngồi là sản xuất loại truyện
dài kì (series book), đây chủ yếu là loại sách giải trí, khơng có giá trị văn chương. Đối với
loại truyện dài kì này, một khi đã gây dựng được tiếng tăm, có chỗ đứng trong lịng bạn
đọc, nhà xuất bản khơng nhất thiết phải buộc tác giả trực tiếp viết hàng chục quyển có

phong cách na ná tiếp theo đó. Để tiết kiệm cơng sức và thời gian, tác giả hoặc nhà xuất
bản chỉ cần phát triển một đề cương, rồi gửi đề cương này cho một công ty độc lập. Công
25

26

Xem Jenna Glatzer, bđd

Xem Jessica Faust, What is a packager?, Blog của Book Ends, LLC- A literary agency, 10/9/2007,
/>

22

ty này đưa đề cương nội dung cho một dàn cộng tác viên sẵn có để viết hồn chỉnh.
Những người làm công việc đắp da thịt cho khung xương ban đầu của quyển sách thường
được gọi là những ghostwriter (tạm dịch là người viết dấu mặt). Cơng ty đóng gói sách sẽ
trả cho những người viết dấu mặt này một khoản tiền nhất định, từ vài ngàn đô đến mức 1
đơ/1 chữ. Xuất hiện trên bìa sách vẫn là tên tác giả chứ không phải tên những người viết
dấu mặt này.
1.3 Khái lược hoạt động xuất bản ở Việt Nam
Ngành Xuất bản - In - Phát hành sách Việt Nam được xem là chính thức ra đời ngày 1010-1952 sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 122/SL thành lập Nhà in Quốc gia27.
Chỉ thị 42-CT/TW ngày 25-8-2004 của Ban Bí thư “Về nâng cao chất lượng tồn diện
của hoạt động xuất bản” đã khẳng định: “Sự nghiệp xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư
tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận quan trọng của nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động xuất bản, bên cạnh là một cơng cụ văn hóa tư
tưởng cịn là một hoạt động sản xuất kinh doanh. Khơng chỉ có những đóng góp về giá trị
tinh thần cho xã hội, ngành xuất bản cũng tạo ra hàng hóa, lao động, đóng góp giá trị vật
chất vào nền kinh tế quốc dân, đồng thời phát triển tuân theo những quy luật kinh tế thị
trường nhất định.

Từ sau khi thoát khỏi cơ chế bao cấp và bước sang cơ chế thị trường cạnh tranh, cùng với
những điều kiện kinh tế xã hội, thị trường xuất bản Viêt Nam đã có những bước phát
triển mạnh mẽ với những thành tựu bước đầu đáng khích lệ:
 Về tốc độ tăng trưởng
Hoạt động xuất bản Việt Nam được đánh giá là phát triển tương đối nhanh và năng
động:
27

Xem Bộ Thông tin và Truyền thông, Nửa thế kỷ ngành Xuất bản - In - Phát hành sách Việt Nam.


×