Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Bước phát triển từ tiểu thuyết tài tử giai nhân đến tiểu thuyết uyên ương hồ điệp ở trung quốc đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.06 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: VĂN HỌC VÀ NGƠN NGỮ

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP
TRƯỜNG NĂM 2010

Tên cơng trình:
BƯỚC PHÁT TRIỂN TỪ TIỂU THUYẾT TÀI TỬ GIAI NHÂN ĐẾN
TIỂU THUYẾT UYÊN ƯƠNG HỒ ĐIỆP Ở TRUNG QUỐC

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Lê Thị Huyền Trang, lớp văn 3B, khóa 2008 – 2010
Người hướng dẫn: T.S Trần Lê Hoa Tranh

TP, HỒ CHÍ MINH 2011


MỤC LỤC
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH .................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM .................................................................. 13
1.1. Tiểu thuyết và quá trình hình thành, phát triển tiểu thuyết Trung Quốc ..... 13
1.1.1.
1.1.2.

1.2.

Tiểu thuyết tài tử giai nhân ở Trung Quốc ................................................ 17
1.2.1.
1.2.2.


1.2.3.

1.3.

Khái niệm tiểu thuyết.......................................................................................... 13
Lịch sử hình thành tiểu thuyết Trung Quốc ......................................................... 14
Khái niệm tiểu thuyết tài tử giai nhân ................................................................. 17
Giai đoạn hình thành tiểu thuyết tài tử giai nhân ................................................ 19
Một số tác phẩm và tác giả của tiểu thuyết tài tử giai nhân ................................. 22

Tiểu thuyết uyên ương hồ điệp ở Trung Quốc ........................................... 24
1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.

Khái niệm tiểu thuyết uyên ương hồ điệp ............................................................ 24
Giai đoạn hình thành tiểu thuyết uyên ương hồ điệp ........................................... 25
Một số tác phẩm và tác giả của tiểu thuyết uyên ương hồ điệp ............................ 28

CHƯƠNG 2: BƯỚC PHÁT TRIỂN TỪ TIỂU THUYẾT TÀI TỬ GIAI NHÂN
ĐẾN TIỂU THUYẾT UYÊN ƯƠNG HỒ ĐIỆP Ở TRUNG QUỐC ................... 32
2.1. Giai đoạn từ cuối Minh, đầu Thanh đến cuộc chiến tranh thuốc nha phiến
(1840) ....................................................................................................... 33
2.1.1. Nội dung tiểu thuyết tài tử giai nhân......................................................................... 34
2.1.2. Kết cấu tiểu thuyết tài tử giai nhân ........................................................................... 36
2.1.3. Hình tượng nhân tài tử- giai nhân trong tiểu thuyết tài tử giai nhân ......................... 40

2.2. Giai đoạn từ sau chiến tranh nha phiến (1840) đến trước cách mạng Ngũ Tứ
năm (1919) ............................................................................................... 44
2.2.1. Nội dung tiểu thuyết uyên ương hồ điệp.................................................................... 45

2.2.2. Kết cấu của tiểu thuyết uyên ương hồ điệp................................................................ 47
2.2.3. Hình tượng nhân vật tài tử - giai nhân trong tiểu thuyết uyên ương hồ điệp .............. 48

2.3. Những kế thừa và phát triển của tiểu thuyết uyên ương hồ điệp .................... 52
2.3.1. Những kế thừa từ tiểu thuyết tài tử giai nhân đời Minh Thanh .................................. 52
2.3.2. Những phát triển của tiểu thuyết uyên ương hồ điệp ................................................. 53

2.4. Nguyên nhân phát triển trong tiểu thuyết uyên ương hồ điệp. ....................... 56
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT UYÊN ƯƠNG HỒ ĐIỆP ĐỐI
VỚI VĂN HỌC HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM. ........ 59
3.1. Tiểu thuyết uyên ương hồ điệp trong giai đoạn hiện đại ở Trung Quốc ......... 59
3.2 . Ảnh hưởng của tiểu thuyết uyên ương hồ điệp đối với các nhà văn hiện đại
Trung Quốc .............................................................................................. 61
3.2.1 Trương Ái Linh ......................................................................................................... 61
3.2.2. Quỳnh Dao .............................................................................................................. 62

3.3. Ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân và tiểu thuyết uyên ương hồ điệp
đối với văn học Việt Nam ......................................................................... 64
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 71
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 74


1

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH

Đề tài “Bước phát triển từ tiểu thuyết tài tử giai nhân đến tiểu thuyết uyên ương hồ
điệp ở Trung Quốc” ngoài phần mở đầu và kết luận sẽ được chia thành ba chương
chính.

MỞ ĐẦU
Mở đầu gồm những phần: Tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu đề tài,
mục đích và nhiệm vụ của đề tài, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, giới
hạn của đề tài, đóng góp mới của đề tài, ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn, kết
cấu của đề tài.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Trong chương này, người viết trình bày một số khái niệm sẽ được sử dụng xuyên
suốt trong đề tài như “tiểu thuyết”, “tiểu thuyết tài tử giai nhân”, “tiểu thuyết uyên
ương hồ điệp” và trình bày vắn tắt lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, hoàn cảnh ra
đời của tiểu thuyết tài tử giai nhân và tiểu thuyết uyên ương hồ điệp. Đồng thời
giới thiệu một số tác phẩm và tác giả của hai dòng tiểu thuyết này.
CHƯƠNG 2: BƯỚC PHÁT TRIỂN TỪ TIỂU THUYẾT TÀI TỬ GIAI NHÂN
ĐẾN TIỂU THUYẾT UYÊN ƯƠNG HỒ ĐIỆP Ở TRUNG QUỐC.
Chương này trình bày một số đặc điểm của tiểu thuyết tài tử giai nhân và tiểu
thuyết uyên ương hồ điệp về một số vấn đề như nội dung, kết cấu, nhân vật. Chỉ ra
xem tiểu thuyết uyên ương hồ điệp đã kế thừa gì từ tiểu thuyết tài tử giai nhân và
có thêm những gì mới. Nguyên nhân của việc tiểu thuyết tài tử giai nhân phát triển
thành tiểu thuyết uyên ương hồ điệp.
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT UYÊN
ƯƠNG HỒ ĐIỆP ĐẾN CÁC NHÀ VĂN ĐƯƠNG ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
TIỂU THUYẾT TÌNH CẢM TRUNG QUỐC ĐẾN VĂN HỌC VIỆT NAM.


2

Trong phần này sẽ trình bày những ảnh hưởng của tiểu thuyết uyên ương hồ điệp
đối với các tác phẩm tiểu thuyết tình cảm của các nhà văn đương đại Trung Quốc
như Quỳnh Dao…Đồng thời nêu lên ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đến
văn học trung đại và hiện đại Việt Nam.



3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với những phát kiến trong nông nghiệp và phát minh về khoa học kỹ thuật :
chữ viết, giấy viết, nghề in, thuốc súng, la bàn nam châm, Trung Quốc trở thành
một trong những cái nôi văn minh sớm nhất của nhân loại. Kéo theo đó là những
thành tựu hết sức rực rỡ về văn hóa và văn học. Trên thế giới khó thấy ở nơi đâu
nền văn học có q trình phát triển lâu dài và liên tục qua hai mươi năm thế kỷ với
nhiều thời kỳ như Trung Quốc. Do đó, khi nghiên cứu các nền văn học lớn trên thế
giới, Trung Quốc trở thành một trong những đối tượng quan trọng của lĩnh vực
văn học nước ngồi.
Thuật ngữ tiểu thuyết có xuất xứ tiểu thuyết thời Minh Thanh ở Trung Quốc.
Đặc biệt, quá trình phát triển từ tiểu thuyết tài tử giai nhân đến tiểu thuyết uyên
ương hồ điệp là một bước nhảy vọt trong lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc và có ảnh
hưởng khá lớn đối với các trào lưu văn học tình cảm, văn học lãng mạn Trung
Quốc trong những giai đoạn sau.
Tiểu thuyết tài tử giai nhân đời Minh Thanh ở Trung Quốc được lưu truyền khá
phổ biến, ảnh hưởng tương đối lớn đến Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản... Riêng ở
Việt Nam, từ các truyện thơ Nôm - tức là các tác phẩm tiểu thuyết viết bằng văn
vần vào cuối thế kỷ XIX hầu hết đều mượn cốt truyện từ tiểu thuyết tài tử giai
nhân đời Minh Thanh đến các tiểu thuyết Việt Nam hiện đại cũng được mơ phỏng
theo tiểu thuyết un ương hồ điệp thì có thể thấy sức ảnh hưởng của tiểu thuyết
Trung Quốc đối với tiểu thuyết Việt Nam lớn như thế nào. Nhưng hầu hết ở Việt
Nam chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết Trung Quốc. Mà theo Hà
Thanh Vân : “Chúng ta cần hiểu biết những nền văn học lớn trên thế giới, nhưng
đồng thời cần hiểu biết những nền văn học gần với chúng ta. Việt Nam, xét về
phương diện địa lý thì thuộc khu vực Đơng Nam Á, nhưng nhìn từ góc độ văn hóa
thì lại có rất nhiều đặc điểm chung với các nước Đơng Bắc Á”. [22; tr.7]. Hơn nữa

Việt Nam lại từng chịu hơn một ngàn năm đô hộ Bắc thuộc nên chịu ảnh hưởng


4

văn hóa Trung Hoa. Vì vậy, người viết chọn đề tài nghiên cứu này với mong muốn
được đóng góp thêm cho lĩnh vực nghiên cứu văn học nước ngồi nói chung và
văn học Trung Quốc ở Việt Nam nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Từ khi tiểu thuyết tài tử giai nhân và tiểu thuyết uyên ương hồ điệp ở Trung Quốc
ra đời và phát triển đến nay đã có hàng loạt những cơng trình nghiên cứu về nó.
Nhưng hầu hết các cơng trình này đều mang tính chất chung, chưa có cơng trình
nào đi sâu vào đề tài tiểu thuyết tài tử giai nhân. Trong luận án tiến sĩ của Hà
Thanh Vân có giới thiệu một số cơng trình nghiên cứu tiểu thuyết tài tử giai nhân:
- Tài tử giai nhân tiểu thuyết nghiên cứu (Nghiên cứu tiểu thuyết tài tử giai nhân)
của Quách Xương Hạc (Văn học quý khan, số 1 năm 1934). Đây là một bài viết
nghiên cứu chung về tiểu thuyết tài tử giai nhân ở Trung Quốc, qua đó cho thấy
đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của loại tiểu thuyết này. Tuy nhiên đây là
một bài viết đã quá lâu nên cách nhìn nhận vấn đề khơng mới và cịn sơ lược.
- Tài tử giai nhân tiểu thuyết sử thoại (Lịch sử tiểu thuyết tài tử giai nhân) của
Miêu Tráng (Nhà xuất bản Giáo dục Liêu Ninh, Thẩm Dương, 1993). Cơng trình
đã điểm lại quá trình hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết này trong
lịch sử văn học Trung Quốc.
- Năm 1994, Phó Đạo Bân cho xuất bản Khảo luận viết cho tập Tinh tuyển tiểu
thuyết tài tử giai nhân cổ điển Trung Quốc. Đúng như tên gọi “khảo luận”.
Những nghiên cứu của Phó Đạo Bân đã phác vẽ được những nét đặc trưng của
thể loại tiểu thuyết tài tử giai nhân ở Trung Quốc.
Về tiểu thuyết uyên ương hồ điệp thì có các cơng trình nghiên cứu:
- Un ương hồ điệp phái nghiên cứu tư liệu của Ngụy Thiệu Xương (1922-1998)
do Thượng Hải văn nghệ xuất bản xã in lần đầu năm 1962; các tập Uyên ương hồ

điệp phái văn học tư liệu và Ngã khán uyên ương hồ điệp phái, Trung Hoa thư
cục Hương Cảng hữu hạn cơng ty, 1990 là những cơng trình nghiên cứu về phái
uyên ương hồ điệp, đội ngũ tác giả của dòng tiểu thuyết uyên ương hồ điệp chứ


5

chưa đi sâu vào nghiên cứu dịng sự hình thành và phát triển của dòng tiểu thuyết
uyên ương hồ điệp.
- Trong Uyên ương hồ điệp phái tác phẩm tuyển bình, Thành Đơ: Tứ Xun văn
nghệ xuất bản xã, 1987 có nghiên cứu về tiểu thuyết uyên ương hồ điệp với tư
cách là loại tiểu thuyết bình dân trong những đơ thị Trung Quốc đầu thế kỷ XX
và nghiên cứu một số tác phẩm, tác giả của dòng tiểu thuyết uyên ương hồ điệp.
- Trung Quốc cận hiện đại thông tục văn học sử có bàn về ảnh hưởng tiểu thuyết
Ngọc lê hồn của Từ Chẩm Á đối với thanh niên nam nữ Trung Quốc bấy giờ.
- Dân quốc thông tục tiểu thuyết uyên ương hồ điệp phái, Bắc Kinh: Quốc văn
thiên địa tạp chí xã, 1989; Bị di vong đích tiên phong - Trùng cổ uyên ương hồ
điệp phái, Tây An điện tử khoa kỹ đại học học báo (bản khoa học xã hội), số
17:5 (9/2007) của Lý Khâm Đồng nghiên cứu về các nhà văn của phái uyên
ương hồ điệp, cho rằng họ là những nhà văn tiên phong.
- Uyên ương hồ điệp phái tân luận, Phật Quang nhân văn xã hội học viện (Đài
loan) 2002 của Triệu Hiếu Tuyên; Uyên ương hồ điệp phái: Lánh nhất chủng
hiện đại tính, Việt hải phong, 5/2002 của La Kim đặt văn phái un hồ chung với
văn học Ngũ Tứ
Ngồi ra cịn các cơng trình:
- Mandarin Ducks anh Butterflies- Popular Fiction in Early Twentieth Century
Chinese Cities (Uyên ương hồ điệp - Tiểu thuyết bình dân trong những đơ thị
Trung Quốc đầu thế kỷ XX), Berkeley: University of California Press, 1981 của
E. Perry Link Jr đã chỉ ra tiểu thuyết uyên ương hồ điệp có những khía cạnh lịch
sử và đặc điểm văn chương tương đồng, tương cận với tiểu thuyết bình dân

những nước diễn ra cách mạng cơng nghiệp.
- Trung Quốc đích uyên ương hồ điệp phái dữ Nhật Bản Nghiên hữu xã (uyên
ương hồ điệp phái của Trung Quốc và Nghiên hữu xã Nhật Bản), Bắc Kinh sư
phạm đại học học báo (bản khoa học xã hội), số 131 (5/1995) chỉ ra rằng văn
phái uyên ương hồ điệp và Nghiên hữu xã là hai phái có tính chất tương thơng,


6

hình thành sau tiểu thuyết chính trị, phản đối tiểu thuyết chính trị, chịu ảnh
hưởng của văn học nước ngồi.
Các cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết tài tử giai nhân và tiểu thuyết uyên
ương hồ điệp ở Trung Quốc khá nhiều nhưng hầu hết đều có tính chất sơ khảo,
khái qt. Có một vài cơng trình tuy đi sâu vào nghiên cứu nhưng chỉ ở một vài
khía cạnh của từng loại tiểu thuyết chứ chưa có sự nối kết liên lục giữa tiểu thuyết
tài tử giai nhân với tiểu thuyết un ương hồ điệp.
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết tài tử giai nhân và tiểu
thuyết uyên ương hồ điệp rất ít.
- Trần Quang Huy là một trong những người nghiên cứu tiểu thuyết tài tử giai
nhân sâu sắc nhất: Trong luận án tiến sĩ Việt Nam Nôm truyện dữ Trung Quốc
quan hệ chi nghiên cứu (Nghiên cứu mối quan hệ giữa truyện Nôm Việt Nam và
tiểu thuyết Trung Quốc), Trần Quang Huy đã chỉ ra những ảnh hưởng của tiểu
thuyết Trung Quốc với truyện Nơm Việt Nam. Sau đó, Trần Quang Huy lại có
bài viết Trung Quốc tiểu thuyết đích diễn biến cập kỳ truyền nhập Việt Nam
(Diễn biến sự truyền nhập của tiểu thuyết Trung Quốc vào Việt Nam) đăng trong
Trung Hoa văn hóa phục hưng nguyệt san, quyển 9, số 6, 1976 đã vạch rõ quá
trình du nhập, ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc vào Việt Nam.
- Ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ Trung Quốc đến tiểu thuyết cổ Việt Nam của
Nguyễn Xn Hịa, Nxb Thuận hóa, 1998. Đây là một cơng trình bao qt nhiều
vấn đề ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ Trung Quốc đến Việt Nam trên cả hai

phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Luận văn tiến sĩ “Nghiên cứu so sánh loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở một
số nước phương Đông thời kỳ trung đại” của Hà Thanh Vân cũng đã chỉ ra một
số đặc trưng của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc và tiểu thuyết tài tử giai
nhân các nước Việt Nam, Nhật Bản, Việt Nam qua một số tác phẩm tiêu biểu.
Ngồi ra cịn một số bài viết:


7

- Bài viết của Thúc Ngọc Trần Văn Giáp, “Lược khảo tiểu thuyết Tàu” đăng trên
báo Thanh Nghị, số 11, tháng 4 năm 1942 là một trong số những bài viết về tiểu
thuyết Trung Quốc sớm nhất nhưng chưa đi sâu mà chỉ mang tính khảo sát.
- Bài viết “Mối quan hệ lâu đời và mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học
Trung Quốc” đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7, năm 1962 của Đặng
Thai Mai.
- Bài viết “Truyện Kiều và tiểu thuyết tài tử giai nhân” của Trần Đình Sử, in trong
cuốn Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997, đã chỉ ra mối
liên hệ giữa tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc với Truyện Kiều và sức ảnh
hưởng có tiểu thuyết tài tử giai nhân đối với văn học các nước.
- Bài nghiên cứu “Tài tử thư ở Việt Nam” của Nguyễn Nam (Tạp chí Hán Nơm số
4 năm 1998), đã nghiên cứu về lục tài tử thư của Trung Quốc và tài tử thư ở Việt
Nam.
- Bài viết “Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với văn học Việt Nam” của
Nhan Bảo đã chỉ ra những ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với văn
học Việt Nam và những tiểu thuyết Trung Quốc được dịch sang tiếng Việt.
Về tiểu thuyết uyên ương hồ điệp thì ở Việt Nam hầu như chưa có cơng trình
nào nghiên cứu về loại tiểu thuyết này. Chỉ có một số bài viết như:
- Bài viết “Ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa trong sự hình thành tiểu thuyết
Việt Nam” của Vương Trí Nhàn đã chỉ ra những ảnh hưởng của tiểu thuyết Tuyết

Hồng lệ sử đối với tiểu thuyết Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX.
- Bài viết “Phụ nữ tự sát- Lỗi tại tiểu thuyết?” của nhà nghiên cứu Nguyễn Nam
cũng đã nêu những cơ sở hình thành của tiểu thuyết Ngọc lê hồn, Tuyết Hồng lệ
sử và tiểu thuyết uyên ương hồ điệp nói chung cũng như ảnh hưởng của tiểu
thuyết này đối với tiểu thuyết và xã hội hội Việt Nam thời kỳ đầu của thế kỷ XX.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu tiểu thuyết tài tử giai nhân và uyên ương
hồ điệp ở Việt Nam đều nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại tiểu thuyết này đối với


8

văn học Việt Nam dưới dạng các bài viết ngắn. Chưa có một cơng trình nào nghiên
cứu sâu về hai loại tiểu thuyết tài tử giai nhân và uyên ương hồ điệp.
Qua tình hình nghiên cứu đề tài, cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nào
đi theo hướng nghiên cứu bước phát triển từ tiểu thuyết tài tử giai nhân đến tiểu
thuyết uyên ương hồ điệp ở Trung Quốc. Cho nên đề tài “Bước phát triển từ tiểu
thuyết tài tử giai nhân đến tiểu thuyết uyên ương hồ điệp ở Trung Quốc” và những
cơng trình nghiên cứu và những bài viết khoa học đi trước đã góp thêm nhiều tư
liệu quan trọng làm cơ sở cho đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Trong khi viết, người viết muốn đề xuất và làm rõ mục đích và nhiệm vụ của đề
tài:
- Giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu của dòng tiểu thuyết tài tử giai nhân và tiểu
thuyết uyên ương hồ điệp ở Trung Quốc.
- Phân chia từng giai đoạn phát triển từ tiểu thuyết tài tử giai nhân trong thời kỳ
trung đại đến tiểu thuyết uyên ương hồ điệp trong thời kỳ cận đại ở Trung Quốc.
- Nghiên cứu những đặc điểm của tiểu thuyết tài tử giai nhân và tiểu thuyết uyên
ương tài tử trên một số phương diện.
- So sánh những nét tương đồng và khác biệt giữa tiểu thuyết tài tử giai nhân và
tiểu thuyết uyên ương hồ điệp để cho thấy tiểu thuyết uyên ương hồ điệp kế thừa

gì từ tiểu thuyết tài tử giai nhân, và có thêm gì mới ảnh hưởng từ các dịng tiểu
thuyết khác.
Sau đó, bước đầu nêu lên một số vấn đề mang tính chất lý luận rút ra được
trong quá trình nghiên cứu:
- Bước phát triển từ tiểu thuyết tài tử giai nhân đến tiểu thuyết uyên ương hồ điệp
ở Trung Quốc là bước phát triển đặc biệt đánh dấu cho sự chuyển mình từ giai
đoạn trung đại đến giai đoạn hiện đại trong lịch sử văn học Trung Quốc.
- Căn cứ vào quá trình phát triển, rút ra những nét tương đồng và đổi mới giữa hai
loại tiểu thuyết tài tử giai nhân và uyên ương hồ điệp. Từ đó cho thấy ảnh hưởng


9

của tiểu thuyết uyên ương hồ điệp đối với văn học Trung Quốc hiện đại, hay văn
học lãng mạn, văn học tình cảm…
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài là những lý thuyết nghiên cứu thuộc lý luận văn học và
các kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội. Đồng thời, người viết sử dụng cách phân
chia từng luận điểm trong luận án Tiến sĩ của Hà Thanh Vân: Nghiên cứu so sánh
loại tiểu thuyết “tài tử giai nhân” ở một số nước phương Đông thời kỳ trung đại.
Phương pháp chung: Sử dụng phương pháp luận nghiên cứu văn học, cụ thể là
phương pháp nghiên cứu tổng hợp, bao gồm:
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng trong cơng trình nghiên
cứu để nêu lên những kế thừa của tiểu thuyết uyên ương hồ điệp từ tiểu thuyết tài
tử giai nhân và những nét mới ảnh hưởng từ những dòng văn học khác.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: Đặt những tác phẩm tiểu thuyết tài tử
giai nhân và tiểu thuyết uyên ương hồ điệp vào trong chính thời đại lịch sử, hồn
cảnh xã hội hình thành hai loại tiểu thuyết ấy để cho thấy trong thời đại ấy, hoàn
cảnh ấy, theo yêu cầu của văn học thì việc phát triển từ tiểu thuyết tài tử giai
nhân đến tiểu thuyết uyên ương hồ điệp là một cách thức tối ưu, phù hợp với nội

dung của tác phẩm, và tư tưởng nghệ thuật của Trung Quốc trong thời đại mới.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhờ phương pháp này, các dẫn chứng được
phân tích một cách cụ thể, nhằm làm nổi bật các luận điểm cần triển khai và làm
sáng rõ trong cơng trình. Sau đó đưa ra những kết luận mang tính chất tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Các tác phẩm thuộc tiểu thuyết tài tử giai
nhân và tiểu thuyết uyên ương hồ điệp ở Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng bởi tôn
giáo, triết học, xã hội học… nên cần thiết phải sử dụng phương pháp nghiên cứu
liên ngành.


10

5. Giới giạn của đề tài
Do có nhiều lý do hạn chế nên người viết chưa thể đi sâu vào nghiên cứu hết
những đặc điểm trong từng giai đoạn phát triển từ tiểu thuyết tài tử giai nhân đến
tiểu thuyết uyên ương hồ điệp. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ giới hạn
trong việc làm sáng tỏ: Những nét kế thừa của tiểu thuyết uyên ương hồ điệp từ
tiểu thuyết tài tử giai nhân và những nét mới của dòng tiểu thuyết uyên ương hồ
điệp trong một số tác phẩm được dich và nghiên cứu ở Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã lần lượt tham khảo các sách lịch sử,
văn hóa Trung Quốc để tìm hiểu thêm về hồn cảnh ra đời của từng dịng tiểu
thuyết và mơi trường xã hội tác động đến các tác giả. Ngồi ra cịn tham khảo các
sách lịch sử văn học, các cơng trình nghiên cứu có liên quan ít nhiều đến sự phát
triển của hai dịng tiểu thuyết trong đề tài này và một số tài liệu tham khảo được từ
Internet. Vì hầu hết các tác phẩm và các cơng trình nghiên cứu chưa được dịch ra
tiếng Việt nên trong q trình tiếp cận cịn nhiều hạn chế.
6. Đóng góp mới của đề tài
Đây là một đề tài mới trong lĩnh vực nghiên cứu văn học Trung Quốc nói
chung và tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng. Trong quá trình thực hiện đề tài, hi
vọng bước đầu sẽ có một cơng trình nghiên cứu bước phát triển liên tục từ tiểu

thuyết tài tử giai nhân đến tiểu thuyết uyên ương hồ điệp ở Trung Quốc. Qua đó
hiểu thêm những đặc điểm của tiểu thuyết thông tục Trung Quốc và ảnh hưởng của
nó của nó đối với các nhà văn Trung Quốc đương đại. Đề tài cũng góp phần lí giải
những ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối trong văn học Việt Nam.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Thông qua việc nghiên cứu bước phát triển từ tiểu thuyết tài tử giai nhân đến tiểu
thuyết uyên ương hồ điệp ở Trung Quốc để thấy được sự chuyển mình trong tiến
trình lịch sử văn học Trung Quốc.


11

- Đề tài góp phần thiết thực vào việc chỉ rõ những ảnh hưởng của lịch sử xã hội
đối với quá trình phát triển tiểu thuyết ở Trung Quốc và những tác động từ văn học
các nước đối với nó trong thời kỳ mới.
- Đề tài cũng đưa ra một hướng tiếp cận mới đối với tiểu thuyết Trung Quốc và có
thể xem là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về sau.
- Đề tài còn chỉ rõ nguốn gốc và sự tác động của tiểu thuyết Trung Quốc đối với
văn học Việt Nam.
- Tìm hiểu những đặc trưng về văn hóa, xã hội Trung Quốc - một nước có ảnh
hưởng lớn đến văn hóa Việt Nam và sự giao lưu tiếp xúc giữa hai nền văn hóa
trong văn học.
8. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1 Tiểu thuyết và quá trình hình thành, phát triển tiểu thuyết Trung Quốc
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
1.1.2. Lịch sử hình thành tiểu thuyết Trung Quốc
1.2.

Tiểu thuyết tài tử giai nhân ở Trung Quốc


1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết tài tử giai nhân ở Trung Quốc
1.2.2. Giai đoạn hình thành tiểu thuyết tài tử giai nhân ở Trung Quốc
1.2.3. Một số tác phẩm và tác giả của tiểu thuyết tài tử giai nhân ở Trung Quốc
1.3.

Tiểu thuyết uyên ương hồ điệp

1.3.1. Khái niệm tiểu thuyết uyên ương hồ điệp ở Trung Quốc
1.3.2. Giai đoạn hình thành tiểu thuyết uyên ương hồ điệp ở Trung Quốc
1.3.3. Một số tác phẩm và tác giả của tiểu thuyết uyên ương hồ điệp ở Trung
Quốc
CHƯƠNG 2: BƯỚC PHÁT TRIỂN TỪ TIỂU THUYẾT TÀI TỬ GIAI NHÂN
ĐẾN TIỂU THUYẾT UYÊN ƯƠNG HỒ ĐIỆP Ở TRUNG QUỐC
2.1.

Giai đoạn từ cuối Minh, đầu Thanh đến cuộc chiến tranh thuốc nha phiến
(1840)


12

2.1.1. Nội dung tiểu thuyết tài tử giai nhân
2.1.2. Kết cấu tiểu thuyết tài tử giai nhân
2.1.3. Hình tượng nhân vật tài tử - giai nhân trong tiểu thuyết tài tử giai nhân.
2.2.

Giai đoạn từ sau chiến tranh nha phiến (1840) đến trước cách mạng Ngũ Tứ
năm (1919)


2.2.1. Nội dung tiểu thuyết uyên ương hồ điệp
2.2.2. Kết cấu tiểu thuyết uyên ương hồ điệp
2.2.3. Hình tượng nhân vật tài tử - giai nhân trong tiểu thuyết uyên ương hồ điệp
2.3.

Những kế thừa và phát triển trong tiểu thuyết uyên ương hồ điệp ở Trung
Quốc

2.3.1 Những kế thừa từ tiểu thuyết tài tử giai nhân
2.3.2 Những phát triển của tiểu thuyết uyên ương hồ điệp
2.4.

Nguyên nhân phát triển tiểu thuyết uyên ương hồ điệp

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT UYÊN ƯƠNG HỒ ĐIỆP ĐỐI
VỚI VĂN HỌC HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
3.1.

Tiểu thuyết uyên ương hồ điệp trong giai đoạn hiện đại ở Trung Quốc

3.2.

Ảnh hưởng của tiểu thuyết uyên ương hồ điệp đối với văn học hiện đại
Trung Quốc

3.3.

Ảnh hưởng của tiểu thuyết uyên ương hồn điệp đối với văn học Việt Nam



13

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1.

Tiểu thuyết và quá trình hình thành, phát triển tiểu thuyết Trung Quốc

1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một thuật ngữ Hán Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc đồng
nghĩa với các từ Novel của Anh, Roman của Pháp,...
Ở các nước phương Tây, theo Từ điển Petit Dictionaire Francais, tiểu thuyết
là “một tác phẩm tưởng tượng bằng văn xi, trong đó tác giả mơ tả những tình
tiết thú vị nhằm gây hứng thú cho người đọc”. [14; tr.25].
Từ điển Littré định nghĩa: “Một câu chuyện bịa đặt viết bằng văn xi, trong
đó tác giả hoặc mơ tả tình cảm, các phong tục, hoặc kể về những sự việc kỳ lạ cốt
gây hứng thú cho người đọc”. [14; tr.25].
Hoặc “Tiểu thuyết là một hư cấu bằng văn xi, khá dài, trình bày và làm sống
động những nhân vật giả thuyết như có thật tại mơi trường, cho ta biết tâm lý, số
phận, những biến cố của họ”. [14; tr.25].
Trong Từ điển Từ Hải (Trung Quốc): “Tiểu thuyết là một dạng thức lớn của
văn học, dùng phương thức tự sự đặc biệt miêu tả một cách cụ thể mối quan hệ hỗ
tương hành động và sự kiện cho đến trạng thái tâm lý tương ứng và sự lưu động ý
thức của nhân vật trong một hoàn cảnh nhất định. Góc độ tự sự của tiểu thuyết linh
hoạt đa dạng, các thủ pháp biểu hiện như miêu tả, tự thuật, trữ tình, nghị luận (…)
đều có thể gồm cả trong đó (…). Thơng thường tiểu thuyết dùng các dạng hình
tượng nhân vật làm phương tiện phản ảnh đời sống”. [14; tr.25].
Theo Từ điển Văn học (Việt Nam), Tiểu thuyết là “thuật ngữ chỉ thể loại tác
phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá
trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được khai triển trong

không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân
cách”. [6; tr. 1716]


14

Tiểu thuyết là một thuật ngữ phức tạp và thường khơng cố định. Mỗi nền văn
học có những khái niệm khác nhau tương ứng với nền văn học đó. Nhưng nhìn
chung có thể bao qt một cách cơ bản nhất: “Tiểu thuyết là một thể loại lớn của
tác phẩm tự sự, có một vị trí quan trọng và một lịch sử lâu đời trong sự phát triển
của văn học”. [4; tr. 190]. Tiểu thuyết có một dung lượng phản ánh, có thể mở
rộng tối đa từ các vấn đề, loại hình các nhân vật, hệ thống các sự kiện, đến các chi
tiết nghệ thuật,… Qua đó cuộc sống được phản ánh một cách bao quát, trọn vẹn
nhất. Từ những ngõ ngách tình cảm trong đời sống con người đến đời sống xã hội
như Bielinxki đã nói: “Tiểu thuyết là sử thi của đời tư, do chỗ nó miêu tả những
tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội tâm
con người”. [6; tr.1716]. Tiểu thuyết cũng là thể loại đa dạng về mặt thẩm mĩ, có
khả năng tổng hợp và thu hút vào bản thân nó những đặc trưng và sắc thái thẩm mĩ
của nhiều loại hình nghệ thuật khác. Đúng như Ph. Macxo- nhà nghiên cứu tiểu
thuyết pháp nói: “Đức tính căn bản của tiểu thuyết là ăn được mọi thứ, nó đồng
hóa mọi loại tác phẩm khác vào mình”.
1.1.2. Lịch sử hình thành tiểu thuyết Trung Quốc
Ở Trung Quốc, quá trình hình thành, phát triển của tiểu thuyết là một quá trình
lâu dài và phức tạp. Ngay từ đầu, thuật ngữ tiểu thuyết đã xuất hiện từ khá sớm.
Danh từ tiểu thuyết đầu tiên được thấy trong sách của Trang Tử: “Sức tiểu thuyết
dĩ can huyền lệnh. Huyền có nghĩa là cao (treo), lệnh có nghĩa là đẹp là khen.
Song đó chỉ nhằm những lời nói nhỏ, vụn vặt khơng quan hệ gì đến đạo thuật,
hồn tồn khơng giống với tiểu thuyết về sau dùng”. [18; tr.315]. Nghệ Văn Chí
trong Hán thư lại viết:
“Tiểu thuyết tức các mẩu chuyện đầu đường, các câu nói trong ngõ. Truyện thì

chép lời của đơng đảo người thường, thơ thì hỏi ở hạng người thảo dã. Đời xưa
thánh nhân ở trên, sử quan làm sách, người mù làm thơ, đọc các bài châm biếm
khuyên can, quan đại phu lấy làm khuôn mẫu để dạy dỗ, kẻ sĩ truyền bá, cịn dân
thường thì đàm tiếu. Tháng đầu xuân vừa đi gõ mõ để sưu tầm ca dao tuần tra


15

thăm hỏi, xem thơ người ta làm để biết phong tục, có lỗi thì sửa đi, sai thì đổi lại,
đầu đường cuối ngõ, khơng gì khơng chép hết, các chức quan nhà Chu thì đọc lời
giáo huấn, giữ đạo, lập chí đúng đắn để chỉ vẽ cho người ta hiểu mà kiêng tránh,
các quan phương thị chỉ đạo việc chính sự ở bốn phương theo ý chí của trên và
nguyện vọng của dưới, truyền đạo cho bốn phương và xem xét cách ăn mặc và đồ
dùng mọi nơi”. [18; tr.24].
Nếu nói vậy thì tiểu thuyết “đã gần giống với những chuyện mà hiện nay gọi là
tiểu thuyết, chỉ khác là những mẩu chuyện nhỏ mà toàn đám dân đen kể ngày xưa
nói, và các chức quan góp nhặt lại, dùng để khảo sát dân tình, phong tục trong
nước, đều hồn tồn khơng có cái giá trị của những chuyện mà hiện nay gọi là tiểu
thuyết”. [18; tr.315]. Vậy, tuy xuất hiện từ rất sớm nhưng danh từ tiểu thuyết trên
không đúng nghĩa với thuật ngữ tiểu thuyết ngày nay.
Thời Lục Triều xuất hiện tiểu thuyết chí quái chí nhân. Nhưng “chí qi Lục
triều đại để chỉ như dịng tin tức ghi trên báo ngày nay mà thơi, chứ đương thời
hồn tồn khơng có ý làm tiểu thuyết”. [18; tr.323]. Bởi vì người thời Lục Triều
coi việc ma và việc người đều là một dạng cả, cả hai đều là việc thật văn chương
của sách chí quái và chí nhân rất đơn giản, ngắn, và coi như chép sự thực.
Đến đời Đường tiểu thuyết mới mới có một bước tiến mới : “Vì có ý thức làm
tiểu thuyết thật mà viết (…) chuyện viết rất dài, miêu tả được khúc chiết, so với
cái văn thể giản đơn, xưa cổ trước rất khơng giống nhau, điều đó nói về văn thể
cũng đáng coi là một bước tiến lớn” [18; tr.327]. Khi tiểu thuyết truyền kỳ biến
mất cùng với nhà Đường thì thuyết thoại đời Tống ra đời.

Sở dĩ gọi là thuyết thoại vì các sáng tác thời này thường nói chuyện xưa, nhiều
lời răn dạy, cho rằng “làm tiểu thuyết mà không dạy bảo người ta thì khơng đáng
nói đến” [18; tr.335]. Tiểu thuyết trong thuyết thoại đời Tống đã có những ảnh
hưởng quan trọng đến thể loại tiểu thuyết sau này như:
- Kim cổ kỳ quan, xem được một số đoạn thì tự thuật là bắt chước lỗi tự thuật của
thuyết thoại đời Tống.


16

- Tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, lỗi tự thuật trường thiên của
nó đều gốc từ giảng sử mà ra. [18; tr.338]
Các loại tiểu thuyết này đều có gốc từ thoại bản đời Tống.
Sau thuyết thoại đời Tống, tiểu thuyết khơng có bước phát triển gì cho đến đời
Minh. Ở Trung Quốc lúc này xuất hiện hai trào lưu tiểu thuyết lớn và chủ yếu là:
trào lưu tranh cãi về tiểu thuyết thần ma (do chịu ảnh hưởng của tôn giáo và của
các phương sĩ) và trào lưu tiểu thuyết nhân tình thế thái (do sự tình hình của xã hội
bấy giờ và do chịu ảnh hưởng của tầng lớp phương sĩ). Trào lưu tranh cãi về thần
ma có ba bộ tiểu thuyết tiêu biểu :
- Tây du ký
- Phong thần truyện
- Tam Bảo Thái Giám Tây Dương truyện
Trào lưu tiểu thuyết thế thái nhân tình có tác phẩm tiêu biểu là Kim Bình Mai.
Đây khơng chỉ là tác phẩm tiêu biểu cho tiểu thuyết nhân tình thế thái mà cịn là
tác phẩm lớn có ảnh hưởng đối với tiểu thuyết Trung Quốc giai đoạn sau. Với hai
trào lưu tiểu thuyết lớn giữa đời Minh cùng với sự ra đời của tiểu thuyết chương
hồi, tiểu thuyết Trung Quốc bắt đầu có những thành tựu đáng kể. Tiểu thuyết tài tử
giai nhân cũng ra đời vào giai đoạn này và nằm trong trào lưu tiểu thuyết nhân tình
thế thái. Dù tiểu thuyết ở giai đoạn này phát triển rất nhiều so với các thời trước
nhưng vì là loại văn chương viết về tình cảm cá nhân nên tiểu thuyết vẫn không

phải là một thể loại văn học được coi trọng như thơ phú. Chỉ đến cuối đời Minh,
tiểu thuyết mới được Kim Thánh Thán (1590-1648) đề cao, đặc biệt là bộ Thủy
Hử: “Văn chương trong thiên hạ không bộ nào hơn được”, và đặt Thi Nại Am
ngang hàng với Trang Tử, với Khuất Nguyên. [10; tr.43].
Sang giai đoạn đời Thanh, tiểu thuyết cũng có những bước tiến vượt bậc với
bốn dòng phái: Phái nghị cổ (Tiễn Đăng Tân Thoại, Liêu Trai Chí Dị); phái phúng
thích (Nho lâm ngoại sử); phái nhân tình (Hồng lâu mộng); và phái nghĩa hiệp
(Tam hiệp ngũ nghĩa). Riêng Hồng lâu mộng là cuốn tiểu thuyết chương hồi lớn


17

có sức ảnh hưởng lớn đối với các tiểu thuyết hiện thực và văn học Trung Quốc giai
đoạn sau: “Khai đàm bất thuyết Hồng lâu mộng, độc tận thiên thư diệc uổng
nhiên”. Tiểu thuyết tài tử giai nhân đời Thanh cũng chịu ảnh hưởng của cuốn tiểu
thuyết này nên ngày càng đi sâu vào việc miêu tả các sinh hoạt xã hội bấy giờ.
Trình độ nghệ thuật của cũng dần được coi trọng nhưng vẫn khơng có tác phẩm
nào đạt được tầm vóc như Hồng lâu mộng.
Khơng những chỉ có quan niệm về tiểu thuyết khơng có sự thống nhất mà ngay
cả cách phân loại tiểu thuyết của người Trung Quốc cũng có nhiều cách chia. Có
người chia tiểu thuyết Trung Quốc thành ba loại: đoản thiên tiểu thuyết, trung
thiên tiểu thuyết, trường thiên tiểu thuyết. Còn Dịch Quân Tả lại chia tiểu thuyết
Trung Quốc thành ba loại như sau: giản thể tiểu thuyết, truyền kỳ tiểu thuyết,
chương hồi tiểu thuyết.
Có thể thấy từ khi mới bắt đầu xuất hiện đến khi hình thành và phát triển, tiểu
thuyết Trung Quốc đã trải qua nhiều bước ngoặt và dần định hình được tiểu thuyết
là một tác phẩm tự sự ngày nay: “Càng dần về sau tính tự sự được nâng cao hơn,
tiểu thuyết thoát ly việc ghi chép vụn vặt mà được tổ chức thành cốt truyện, có lớp
lang, trình tự, nhất là có nhân vật hoạt động, nối kết các tình tiết cốt truyện với
nhau một cách uyển chuyển, sinh động”. [6; tr.1719]. Và khái niệm tiểu thuyết ở

Trung Quốc mang một nghĩa rất rộng với biên độ là truyện dài, truyện ngắn,
truyện cực ngắn (hay còn gọi là truyện siêu ngắn, ở Trung Quốc gọi là “vi hình
tiểu thuyết hay tiểu tiểu thuyết”. [21; tr.41]. Sau này tiểu thuyết các nước trong
khu vực văn hóa Hán nói chung và Việt Nam nói riêng đều ảnh hưởng rất nhiều từ
Trung Quốc.
1.2.

Tiểu thuyết tài tử giai nhân ở Trung Quốc

1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết tài tử giai nhân
Tiểu thuyết tài tử giai nhân có nguồn gốc từ truyền kì đời Đường trong Hội
chân ký của Nguyên Vi Chi và tiếp tục được khai thác trong các hình thức diễn


18

xướng như trong thoại bản, chư cung điệu, đàn từ… Nhưng đến đời Minh, dòng
tiểu thuyết này mới thực sự được hình thành: “Những chuyện như vậy ngay từ đời
Đường đã nhan nhản trong tiểu thuyết truyền kỳ. Trong tác phẩm hí khúc sau đó
cũng có rất nhiều chuyện tài tử giai nhân, có tác phẩm viết khá hay, tư tưởng và
nghệ thuật rung động lòng người ở mức độ khác nhau. Song có tác phẩm khơng
những nghệ thuật miêu tả vụng về, mà tư tưởng cũng tầm thường. Trong thoại bản
cũng có chuyện tài tử giai nhân. Cịn như loại truyện này xuất hiện trong tiểu
thuyết dài bạch thoại thì mới bắt đầu từ thời kì này”. [2; tr.456]. Tư liệu sớm nhất
hiện còn, liên quan đến việc định danh loại tiểu thuyết này là ghi chép của Lưu
Diên Cơ (đời Thanh - Khang Hy) trong tác phẩm Tại viên tạp chí: “Các loại tiểu
thuyết gần đây như Bình Sơn Lãnh Yến, Tình mộng thác, Phong lưu phối, Xuân
liễu oanh, Ngọc Kiều Lê đều là tài tử - giai nhân, mộ tài - mộ sắc...”. [21; tr.40].
Trong Tả truyện viết: “Tích Cao Dương thị hữu tài tử bát nhân (Xưa họ Cao
Dương có tám người tài tử)”. Từ “tài tử” được dùng ở đây là nhằm để chỉ người

kiêm gồm đức tài. Đến đời Tấn, khi Phan viết Tây chinh phú: “Giả Sinh Lạc
Dương chi tài tử thì tài tử có hàm nghĩa người tài hoa. Khái niệm đầu tiên về “tài
tử thư” và “lục tài tử thư” là do Kim Thánh Phán đề xuất. “Lục tài tử thư” bao
gồm sáu bộ sách thuộc các lĩnh vực thi văn, lịch sử, triết học được xếp theo trình
tự thời gian: Trang Tử, Ly tao, Sử ký của Tư Mã Thiên, thơ Đỗ Phủ, Thủy hử
truyện và Tây sương ký như những gì mà Kim Thánh Thán đã viết trong bài tựa
cho Tam quốc diễn nghĩa: “Ta từng thu tập tài tử thư gồm sáu bộ, hạng mục như
sau: sách Trang, thiên Tao, Sử ký của Mã, luật thi họ Đỗ, Thủy hử và Tây sương
ký”.[24]. Nhưng lúc này khái niệm “tài tử” ở đây nhằm để chỉ tác giả. Theo thời
gian, số lượng tài tử thư cũng tăng lên và nội hàm của tài tử thư cũng thay đổi. Bộ
tiểu thuyết chương hồi Tam quốc diễn nghĩa dần được xếp vào hạng nhất trong
hạng mục tài tử thư thay thế cho Trang Tử. Đặc biệt là trong danh sách tài tử thư
có sự bổ sung của tiểu thuyết tài tử giai nhân như Hảo cầu truyện, Ngọc Kiều Lê,
và Bình Sơn Lãnh Yến được thay thế cho Ly tao, Sử ký, và thơ Đỗ Phủ, thành danh


19

đệ nhị, đệ tam, và đệ tứ tài tử thư. Khái niệm “tài tử” khơng cịn được vận vào tác
giả mà bây giờ “tài tử” trong thuật ngữ “tài tử thư” là để chỉ các nhân vật chính, tài
sắc, mỹ mạo trong tác phẩm. Do số lượng của những nhân vật này mà các truyện
trên được xếp theo thứ tự 2, 3 và 4. Có thể nói trong q trình phát triển của mình,
càng về sau tài tử thư càng nặng về tiểu thuyết tài tử, giai nhân.
Khái niệm tài tử, giai nhân là khái niệm nhằm để chỉ những con người tài mạo
song toàn. Gọi là chuyện tài tử giai nhân là chuyện về những đôi thanh niên nam
nữ có tài, có sắc yêu nhau mong muốn kết thành vợ chồng và đạt công danh phú
quý bị kẻ tiểu nhân ghen ghét đem lòng hãm lại, gây rối nhưng khơng làm gì được.
Sau khi điểm qua các ý kiến của Lỗ Tấn, Đàm Chính Bích, Tần Mạnh Tiêu và
Mạnh Dao về tiểu thuyết tài tử giai nhân, Trần Quang Huy đã nhận xét đây là loại
tiểu thuyết thuần miêu tả chuyện tình của thư sinh tài hoa với giai nhân khuê các.

Vậy, tiểu thuyết tài tử giai nhân là loại tiểu thuyết chương hồi trung thiên, viết
bằng bạch thoại, thịnh hành vào cuối Minh - đầu Thanh, chuyên miêu tả chuyện ái
tình - hơn nhân giữa nam thanh, nữ tú.
1.2.2. Giai đoạn hình thành tiểu thuyết tài tử giai nhân
Dù truyền kỳ đời Đường có nhiều tác phẩm nói về tình cảm nam nữ, lứa đơi
nhưng đóng vai trị quan trọng trong truyện truyền kỳ vẫn là yếu tố “kỳ ảo”, yếu tố
“tình” chưa được đặt lên hàng đầu so với tiêu chí của tiểu thuyết tài tử giai nhân.
Sau đó dưới thời Ngun, tiểu thuyết khơng thu được nhiều thành tựu nhưng với
sự phát triển của thành thị, nền văn học thành thị cũng phát triển và đạt được nhiều
thành tựu rực rỡ như Tây Sương Ký của Vương Thực Phủ, Tỳ Bà Ký của Cao
Minh,… đã tạo nền móng vững chắc cho tiểu thuyết tài tử giai nhân hình thành
như một dịng tiểu thuyết độc lập vào đời Minh Thanh.
Trong lịch sử văn học, Minh - Thanh là hai triều đại nối tiếp cuối cùng của chế
độ phong kiến Trung Quốc. Vì vậy, chính trị - xã hội của hai triều đại này có nhiều


20

điểm tương đồng nhau. Đó cũng là lí do giải thích vì sao tiểu thuyết tài tử giai
nhân nói riêng và các loại tiểu thuyết ra đời vào thời Minh nói chung lại khơng bị
suy tàn khi nhà Minh sụp đổ mà tiếp tục phát triển và đạt đỉnh cao ở thời Thanh:
Về chế độ chính trị, các vua triều đại Minh Thanh đều thực hiện chính sách tập
trung quyền lực vào tay mình, xây dựng chính quyền phong kiến trung ương tập
quyền. Các vua đời Minh - Thanh sau khi lên ngơi vua đã có những biện pháp thúc
đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển trên mọi lĩnh vực:
“Để củng cố sự thống trị của mình, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương một mặt
thiết lập một chế độ trung ương tập quyền cao độ của nền chuyên chế phong kiến,
đồng thời tìm hiểu bài học lịch sử của việc triều Nguyên bị lật đổ, nên cũng tiến
hành một số cải cách kinh tế có lợi đối với nhân dân, phát triển sản xuất, như
khuyến khích khai hoang, giảm nhẹ thuế má, xây dựng và tu sửa các cơng trình

thủy lợi, khống chế bọn cường hào, khôi phục công thương nghiệp và thủ công
nghiệp…”. [2; tr.190].
Giai cấp phong kiến Minh Thanh bắt mọi người phải tuân theo những khuôn
mẫu như “trung hiếu tiết nghĩa”, “tam cương ngũ thường”; gò ép con người vào
những cái gọi là “chủ tĩnh”, “thiên mệnh”… của Nho giáo. Nhiều nho sĩ tiến bộ cả
thời Minh lẫn thời Thanh đã lên tiếng phản đối thứ Nho giáo này. Trong khoa cử
tuyển chọn nhân tài, triều đình đề cao văn bát cổ, một thứ văn chương khô cứng,
rút từ Tứ thư Ngũ kinh nhằm hạn chế tự do tư tưởng.
Đến thời Vạn Lịch: “Trương Cư Chính làm tể tướng, thi hành nhiều biện pháp
cải lương, như đo tỉ mỉ đất đai cả nước, đặt chế độ thuế mới “luật một ngọn roi”,
làm thủy lợi đại quy mô… Do đó kinh tế xã hội đương thời phát triển mạnh hơn
nhiều so với thời Gia Tĩnh, Long Khánh”… [2; tr.343]. Quan hệ sản xuất tư bản
mầm mống từ thời Nguyên đến thời kỳ Minh Thanh bước đầu đã định hình và phát
triển: Trong ngành dệt vùng Đơng Nam Á xuất hiện quan hệ sản xuất có tính chất


21

tư bản chủ nghĩa ở trạng thái manh nha, tức là thuê công nhân để sản xuất. Theo
cuốn Minh thực lục, Thần Tông quyển 361 ghi chép, nghề dệt ở Tơ Châu đã có
quy mơ khá lớn: “Xưởng nhuộm khi hết giờ làm có hàng nghìn thợ ra về, xưởng
dệt hết giờ làm cũng có hàng nghìn thợ ra về, đều là những lương dân tự làm lấy
mà ăn”. [2; tr.343]. Trong các ngành nghề khác: làm giấy, ép dầu, làm đồ sứ,
luyện sắt cũng xuất hiện một số công trường thủ công lớn. Nghề in càng lớn mạnh,
giá sách in rẻ hơn, sách ra ngày càng nhiều.
Khi sản xuất nơng nghiệp và thủ cơng nghiệp nâng cao đã kích thích thương
nghiệp phát triển, thành thị cũng càng được mở rộng và tầng lớp thị dân cũng ngày
càng tăng lên:
“Chưa bao giờ tầng lớp thị dân lại đông đảo như lúc này. Họ đã đổi mới phương
thức sinh hoạt tinh thần. Văn chương đối với họ không phải để ngôn chí hay tải

đạo nữa, mà nó mang tính chất giải trí nhiều hơn”. [22; tr.140]. Trước đó thoại bản
Tống Ngun đã phát triển rất mạnh vì những lí do trên và sang đến thời Minh
Thanh trở thành “một luồng gió mới mang tư tưởng dân chủ đã thổi vào tận những
thành lũy tư tưởng kiên cố, vững chắc của chế độ phong kiến. Đó là những lời kêu
gọi tự do yêu đương, phản đối cách sống khắc kỷ, thậm chí đạo đức giả của các
nhà nho; phản ánh những khát khao hạnh phúc của con người muốn khẳng định
một cái tơi cá nhân bấy lâu nay bị giam hãm, bóp nghẹt… càng về sau, càng xuất
hiện những tiểu thuyết, truyện ngắn đậm đà màu sắc tình yêu, chứa đựng nhiều
yếu tố thông tục”. [22; tr.141]
Để đáp ứng lại với nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của tầng lớp thị dân này,
tiểu thuyết ngày càng phát triển, đặc biệt là những tiểu thuyết miêu tả cuộc sống
của những người dân lao động thành thị. Chế độ thi cử bất công, cổ hủ cũng làm
sản sinh ra một đội ngũ sáng tác đông đảo: “Những người viết lách lẽ đương nhiên


22

là các nhà nho. Tuy không thiếu người thuộc tầng lớp giàu sang quyền quý, nhưng
phần lớn họ là những người bất đắc chí và nghèo khổ”. [22; tr.141].
Khi xã hội ngày càng phát triển, giai cấp thống trị ngày càng thối rữa, mục nát,
hoang dâm vô độ, nhân dân lầm than khiến mâu thuẫn xã hội ngày càng cao. Các
tác phẩm tiểu thuyết có xu hướng miêu tả và vạch trần xã hội đương thời ra đời
ngày càng nhiều, Kim Bình Mai là một trong số đó. Thơng qua việc miêu tả lại
cuộc sống xa hoa, trụy lạc, những cuộc tình ái truy hoan của bọn vơ lại và thân
phận những con người bé nhỏ trong giai cấp phong kiến, Kim Bình Mai đã mở
đường cho dịng tiểu thuyết nhân tình thế thái. Trong đó có tiểu thuyết tài tử giai
nhân, loại tiểu thuyết hình thành vào giai đoạn cuối Minh đầu Thanh. Và tiểu
thuyết tài tử giai nhân được coi là bước phát triển từ tiểu thuyết Kim Bình Mai đời
Minh đến tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng đời Thanh.
Những biến đổi về chính trị, xã hội cuối đời Minh, đặc biệt là sự xuất hiện của

thành thị đã “tác động trực tiếp đến việc hình thành một lớp người, một nếp sống,
một cách suy nghĩ và một nền văn học tương xứng với nó. Nền văn học ấy chứa
đựng nhiều yếu tố thơng tục và bình dân, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoại của một
tầng lớp dân chúng bình thường, đơn giản”. [22; tr.135].
1.2.3. Một số tác phẩm và tác giả của tiểu thuyết tài tử giai nhân
Dòng tiểu thuyết tài tử giai nhân có một số tác phẩm tiêu biểu như:
-

Vào cuối đời Minh đầu Thanh có Ngọc Kiều Lê hay còn gọi là Song Mỹ kỳ
duyên, Bình Sơn Lãnh Yến, Trung tiết hiếu nghĩa nhị độ mai, Cổ chưởng
nguyệt trần, Tình mộng thác, Phong lưu phối, Xuân liễu oanh, Hảo cầu
truyện hay còn gọi là Hiệp Nghĩa Phong Nguyệt truyện…

-

Sau đó có Định tình nhân, Lưỡng giao hôn, Phi hoa vịnh, Họa đồ duyên,
Hồng trại ti, Lân nhi báo, Cẩm nghi đoàn…


23

Đa số những tác phẩm của tiểu thuyết tài tử giai nhân đều lấy họ của các tài tử
giai nhân để đặt tên sách như Bình Sơn Lãnh Yến là họ của bốn nhân vật chính:
Bình Như Hành, Sơn Đại, Lãnh Giang Tuyết, Yến Bạch Hàm; Ngọc Kiều Lê thì
lại lấy một chữ trong tên của các nhân vật chính: Hồng Ngọc, Tô Hữu Bạch, Lư
Mộng Lê; Kim Vân Kiều truyện cũng ghép từ tên của ba nhân vật: Kim Thiên Lý,
Thúy Vân, Thúy Kiều v. v…
Có nhiều tác phẩm như Tái sanh duyên, Kim Vân Kiều truyện chưa biết chính
xác thời gian sáng tác. Riêng Kim Vân Kiều truyện, nhiều người cho rằng được
Thanh Tâm Tài Nhân nhà Thanh sáng tác như “Trần Đình Sử cho rằng vào đời

vua Khang Hy nhà Thanh, khoảng những năm 1662-1729, Thanh Tâm Tài Nhân
sáng tác Kim Vân Kiều truyện dưới hình thức tiểu thuyết chương hồi. Còn Nguyễn
Hữu Sơn lại cho biết Thanh Tâm Tài Nhân tên thật là Từ Văn Trường, tức Từ Vị,
cịn có các bút danh Thiện Tri, Thanh Đằng, Điền Thủy Nguyệt, sống vào khoảng
thời gian 1521-1593, tức là thời nhà Minh”. [22; tr.143]. Nên Kim Vân Kiều truyện
khơng biết ra đời trong khoảng thời gian nào vì ở đây có sự chênh lệch rất lớn về
thời gian.
Các tác phẩm của tiểu thuyết tài tử giai nhân thường do một cá nhân sáng tác
và hầu hết đều ở tình trạng khuyết danh hoặc khơng xác định rõ: Ngọc Kiều Lê và
Bình Sơn Lãnh Yến có thuyết cho là vơ danh, nhưng cũng có người cho rằng tác
giả là Trương Quân, người tỉnh Chiết Giang; Bình Sơn Lãnh Yến “hai mươi hồi đề
là Địch Ngạn Sơn Nhân Biên thứ. Nhưng Thịnh Bách Nhị đời Thanh làm sách Du
Đường tục bút đàm cho rằng là của Trương Bác Sơn đời Gia Hưng làm lúc 14, 15
và bố là Chấp Mỗ làm tục thêm cho xong” [18; tr.179]; Kim Vân Kiều truyện là do
Thanh Tâm Tài Nhân sáng tác nhưng không biết rõ tên thật và thời gian sáng tác;
Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai thì Kanehide Onoye cho rằng tác giả sáng tác có
bút hiệu là Tích Âm Đường chủ nhân. Hảo cầu truyện thì có sách viết rằng “Hảo
cầu truyện mười tám hồi, có tên là Hiệp Nghĩa Phong Nguyệt truyện nữa, đề là


×