Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đánh giá khả năng chấp nhận của cộng đồng đối với các giải pháp thoát nước đô thị bền vững tại lưu vực nhiêu lộc – thị nghè công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔ THỊ HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2017

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN CỦA CỘNG
ĐỒNG ĐỐI VỚI CÁC GIẢI PHÁP THỐT NƯỚC ĐƠ THỊ
BỀN VỮNG TẠI LƯU VỰC NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan
Chủ nhiệm đề tài:

Nguyễn Thị Bích Trâm

Lớp ĐTH07, Khóa 2014 - 2018

Thành viên nhóm:

Phan Thị Ngọc Dung

Lớp ĐTH07, Khóa 2014 - 2018

Lê Trung Thành

Lớp ĐTH07, Khóa 2014 - 2018

Đầu Duy Cường

Lớp ĐTH07, Khóa 2014 - 2018



La Thị Xuân Phương

Lớp ĐTH07, Khóa 2014 - 2018

Tp.HCM, Tháng 4 năm 2017


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................................... 2
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................................. 3
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................................ 5
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 7
1.

Lý do chọn đề tài ..................................................................................................................... 7

2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................ 8

3.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................. 8

4.

Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu .......................................................................... 9


5.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 9
Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................................... 9

5.1.
5.1.1.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp................................................................ 9

5.1.2.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp ............................................................... 10

5.2.

Phương pháp xử lý thông tin.............................................................................................. 10

6.

ngh a l luận v th c tiễn của đề t i .................................................................................. 10

6.1.

ngh a l luận ................................................................................................................... 10

6.2.

ngh a th c tiễn ................................................................................................................ 11


7.

T ng quan đề t i .................................................................................................................... 11

7.1.

Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................................................... 13

7.2.

Tình hình nghiên cứu ngo i nước ...................................................................................... 19

7.3.

Tiểu kết .............................................................................................................................. 26

8.

Kết cấu đề t i ......................................................................................................................... 27

9.

Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................................ 28

PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................................... 29


Chương 1. Cơ sở l luận v phương pháp nghiên cứu .......................................................... 29
1.


Cơ sở lý luận .......................................................................................................................... 29
Vấn đề ngập lụt tại Thành phố Hồ Chí Minh..................................................................... 29

1.1.
1.1.1.

Nguyên nhân .................................................................................................................. 29

1.1.2.

Th c trạng ngập ............................................................................................................. 34

1.1.3.

Các giải pháp quản lý ngập của Tp.HCM ...................................................................... 38

1.2.

Hệ thống thốt nước đơ thị bền vững................................................................................. 42

1.3.

Lý thuyết liên quan đến nhận thức và hành vi ................................................................... 50

2.

Khung phân t ch v phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 53

2.1.


Khung phân t ch ................................................................................................................. 53

2.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 54

2.2.1.

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu thứ cấp ............................................. 54

2.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ............................................................................. 54

Phương pháp nghiên cứu định tính ........................................................................................ 54
Phương pháp nghiên cứu định lượng..................................................................................... 55
2.2.3.

Xử lý số liệu định t nh v định lượng ............................................................................ 57

Chương 2. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 58
1.

T ng quan về lưu v c Nhiêu Lộc – Thị Nghè ....................................................................... 58

1.1.

Vị tr địa l v đặc điểm t nhiên ...................................................................................... 58

1.2.


Đặc điểm dân cư v sử dụng đất ........................................................................................ 61

1.3.

Tình trạng ngập .................................................................................................................. 62

2.

Nhận thức và khả năng chấp nhận của cộng đồng đối với các kỹ thuật SUDS..................... 68

2.1.

Giải pháp thu gom nước mưa tại nguồn – Rainwater Harvesting...................................... 70

2.2.

Giải pháp mái nhà xanh – Green Roof............................................................................... 73

2.3.

Không gian thấm nước phủ th c vật – Pervious Space ..................................................... 79


2.4.

Vỉa hè thấm – Pervious Pavement ..................................................................................... 82

2.5.


Bãi đỗ xe có bề mặt thấm - Pervious Parking Lots ............................................................ 85

2.6.

Tiểu kết .............................................................................................................................. 87

3.

Mức ưu tiên l a chọn các khả năng của kỹ thuật SUDS ....................................................... 89

4.

Kiểm định giả thuyết thống kê .............................................................................................. 97

4.1.

Giả thuyết liên quan đến s hiểu biết của cộng đồng ........................................................ 97

4.2.

Giả thuyết liên quan đến khả năng chấp nhận các kỹ thuật SUDS .................................. 103

4.3.

Giả thuyết liên quan đến mức độ ưu tiên đối với khả năng của kỹ thuật SUDS ............. 106

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. 108
1.

Kết luận................................................................................................................................ 108


2.

Khuyến nghị ........................................................................................................................ 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 112


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

SUDS

Hệ thống thoát nước bền vững

NL – TN

Nhiêu Lộc – Thị Nghè

TTCN

Trung tâm điều h nh chương trình chống ngập
nước Thành phố Hồ Chí Minh

MSL

Đơn vị đo m c nước biển trung bình


JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

CIRIA

The Construction Industry Research and
Information Association

NHC

Nguyễn Hữu Cảnh

VT

Vũ Tùng



Bạch Đằng

UVK

Ung Văn Khiêm

BĐT

Bùi Đình Túy

RWH


Giải pháp thu gom nước mưa tại nguồn

GR

Giải pháp mái nhà xanh

PSp

Không gian thấm nước phủ th c vật

PP

Vỉa hè thấm

1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các kỹ thuật tiêu biểu có trong SUDS............................................................................. 46
Bảng 2. Thống kê các đoạn đường ngập do mưa kết hợp triều (Nguồn: Trung tâm Điều hành
chương trình Chống ngập nước Tp.HCM, 2014).......................................................................... 63
Bảng 3. Thơng tin cá nhân của mẫu khảo sát ............................................................................... 68
Bảng 4. Kết quả kiểm định giả thuyết về s hiểu biết của cộng đồng đối với khái niệm SUDS . 98
Bảng 5. Kết quả kiểm định giả thuyết về s hiểu biết của cộng đồng đối với từng kỹ thuật SUDS
....................................................................................................................................................... 99
Bảng 6. Kết quả kiểm định Mann-Whitney cho s hiểu biết về SUDS và về khả năng giảm ngập
của các kỹ thuật SUDS theo giới tính ......................................................................................... 101
Bảng 7. Kết quả kiểm định Kruskall-Wallis cho s hiểu biết về SUDS và về khả năng giảm ngập
của các kỹ thuật SUDS theo nhóm thu nhập............................................................................... 102

Bảng 8. Kết quả kiểm định Kruskall-Wallis cho s hiểu biết về SUDS và về khả năng giảm ngập
của các kỹ thuật SUDS theo khu v c khảo sát ........................................................................... 103
Bảng 9. Kết quả thống kê mô tả các biến khả năng chấp nhận đối với kỹ thuật SUDS ............. 103
Bảng 10. Kết quả kiểm định Mann-Whitney cho khả năng chấp nhận của cộng đồng đối với các
kỹ thuật SUDS theo giới tính ...................................................................................................... 104
Bảng 11. Kết quả kiểm định Kruskall-Wallis đối với khả năng chấp nhận các kỹ thuật SUDS khi
xem xét yếu tố thu nhập .............................................................................................................. 105
Bảng 12. Kết quả kiểm định Kruskall-Wallis đối với khả năng chấp nhận các kỹ thuật SUDS khi
xem xét yếu tố khu v c khảo sát ................................................................................................. 105
Bảng 13. Kết quả thống kê mô tả các biến khả năng chấp nhận đối với kỹ thuật SUDS ........... 106
Bảng 14. Kết quả kiểm định Mann-Whitney cho khả năng chấp nhận của cộng đồng đối với các
kỹ thuật SUDS theo giới tính ...................................................................................................... 107
Bảng 15. Kết quả kiểm định Kruskall-Wallis đối với khả năng chấp nhận các kỹ thuật SUDS khi
xem xét yếu tố thu nhập .............................................................................................................. 107
Bảng 16. Kết quả kiểm định Kruskall-Wallis đối với khả năng chấp nhận các kỹ thuật SUDS khi
xem xét yếu tố khu v c khảo sát ................................................................................................. 108

2


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Biến động đỉnh triều qua từng năm tại trạm Phú An (Nguồn: T ng hợp từ Niên giám
thống kê Tp.HCM năm 2010 v 2015) ......................................................................................... 31
Biểu đồ 2. Lượng mưa trung bình tháng tại Tp.HCM, giai đoạn 2005 – 2015 (Nguồn: T ng hợp
từ Niên giám thống kê Tp.HCM năm 2010 v 2015) ................................................................... 32
Biểu đồ 3. Biến đ i diện tích các loại lớp phủ bề mặt tại Tp.HCM giai đoạn 1985 – 2010 (Vo &
Luu, 2012) ..................................................................................................................................... 33
Biểu đồ 4. Các điểm ngập tại Tp.HCM giai đoạn 2005 – 2016 (Nguồn: T ng hợp từ báo cáo của
Trung tâm Điều h nh chương trình Chống ngập nước Tp.HCM) ................................................ 37
Biểu đồ 5. Nhiệt độ v độ ẩm trung bình năm giai đoạn 2005 – 2015 (Nguồn: Niên giám thống

kê Tp.HCM năm 2010 v 2015) ................................................................................................... 59
Biểu đồ 6. Lượng mưa trung bình năm giai đoạn 2005 – 2015 (Nguồn: Niên giám thống kê
Tp.HCM năm 2010 v 2015) ........................................................................................................ 60
Biểu đồ 7. Nguyên nhân gây ngập tại lưu v c NL - TN qua ý kiến cộng đồng ........................... 65
Biểu đồ 8. Đánh giá mức độ hiệu quả của cộng đồng đối với các giải pháp giảm ngập do chính
quyền địa phương th c hiện .......................................................................................................... 67
Biểu đồ 9. Khả năng chấp nhận đối với kỹ thuật RWH đối với nhóm biết và không biết đến khả
năng giảm ngập của RWH ............................................................................................................ 71
Biểu đồ 10. Nguyên nhân không áp dụng kỹ thuật RWH tại khu v c khảo sát ........................... 72
Biểu đồ 11. Lý do cộng đồng không sẵn sàng áp dụng kỹ thuật GR ............................................ 77
Biểu đồ 12. Khả năng chấp nhận đối với kỹ thuật PSp đối với nhóm biết và không biết đến khả
năng giảm ngập của PSp ............................................................................................................... 81
Biểu đồ 13. Khả năng chấp nhận đối với kỹ thuật PP đối với nhóm biết và khơng biết đến khả
năng giảm ngập của PP ................................................................................................................. 84
Biểu đồ 14. Khả năng chấp nhận đối với kỹ thuật PPL đối với nhóm biết và không biết đến khả
năng giảm ngập của PPL............................................................................................................... 86
Biểu đồ 15. T ng hợp nguyên nhân không áp dụng các kỹ thuật SUDS được khảo sát tại khu v c
nghiên cứu ..................................................................................................................................... 88
Biểu đồ 16. T ng hợp khả năng chấp nhận của cộng đồng đối với các kỹ thuật SUDS được khảo
sát tại khu v c nghiên cứu ............................................................................................................ 89
3


Biểu đồ 17. Mức độ ưu tiên đối với các khả năng của SUDS của nhóm đối tượng ban đầu không
biết về SUDS................................................................................................................................. 90
Biểu đồ 18. Mức độ ưu tiên đối với các khả năng của SUDS của nhóm đối tượng ban đầu không
biết về SUDS................................................................................................................................. 92
Biểu đồ 19. Mức ưu tiên cao nhất v thấp nhất đối với các kỹ năng của SUDS tại nơi có tần suất
ngập cao ........................................................................................................................................ 93
Biểu đồ 20. Mức ưu tiên cao nhất v thấp nhất đối với các kỹ năng của SUDS tại nơi có tần suất

ngập cao ........................................................................................................................................ 94
Biểu đồ 21. Mứu độ ưu tiên cao nhất và thấp nhất cho các khả năng: giảm ngập (a), cải thiện môi
trường (b) và cải tạo cảnh quan (c) phân bố theo 3 khu v c khảo sát .......................................... 97

4


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Khu v c nghiên cứu ........................................................................................................... 9
Hình 2. Tác động của bề mặt khơng thấm lên vịng tuần ho n nước trong đơ thị ........................ 12
Hình 3. Thân cống với đường kính 8.5m ở WadaYayoi, Tokyo (Kingo Saeki, 2012)................. 22
Hình 4. Nguyên lý hoạt động (hình trái) và chế độ vận hành (hình phải) của hệ thống SMART 23
Hình 5. Bản đồ địa hình Thành phố Hồ Chí Minh (Moens & Phuoc, 2013, trang 36) ................. 30
Hình 6. Phân vùng ngập tại Tp.HCM (Nguồn Chi cục Quản l nước và Phịng chống lụt bão
Tp.HCM, 2003)............................................................................................................................. 36
Hình 7. S khác biệt giữa mục tiêu của hệ thống thốt nước truyền thống và hệ thống thốt nước
đơ thị bền vững ............................................................................................................................. 43
Hình 8. S thay đ i dịng chảy theo thời gian trước và sau khi áp dụng SUDS ........................... 44
Hình 9. Thứ t áp dụng các kỹ thuật quản l nước trong SUDS .................................................. 45
Hình 10. Khung phân tích .............................................................................................................. 53
Hình 11. Vị tr điểm ngập và khu v c khảo sát tại lưu v c NL - TN ........................................... 56
Hình 12. Vị tr (hình trái) v địa hình (hình phải) của lưu v c Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tp.HCM
(Loc et al., 2014) ........................................................................................................................... 58
Hình 13. Sơ đồ hệ thống thốt nước đơ thị (Loc, 2015) ............................................................... 62
Hình 14. Cảnh ngập nặng trên đường Nguyễn Hữu Cảnh được ghi nhận sau cơn mưa ng y
26/9/2016 ...................................................................................................................................... 64
Hình 15. Bản đồ phân bố các đối tượng khảo sát ......................................................................... 69
Hình 16. Mơ hình thu gom nước mưa (Rainwater Harvesting) tại nguồn tiêu biểu cho mơ hình
nh đúc v nh biệt th ................................................................................................................. 70
Hình 17. Hình ảnh và thiết kế của kỹ thuật mái nhà xanh – GR (Hình ảnh thu thập từ nhiều

nguồn) ........................................................................................................................................... 74
Hình 18. Khả năng chấp nhận đối với kỹ thuật GR đối với nhóm biết và khơng biết đến khả năng
giảm ngập của GR ......................................................................................................................... 76
Hình 19. Khơng gian thấm nước phủ th c vật tại Malmo, Thụy Điển ......................................... 80
Hình 20. Hiện trạng khu v c khảo sát .......................................................................................... 82
Hình 21. Thiết kế vỉa hè thấm đang áp dụng cho các vỉa hè tại Tp.HCM (Nguồn: Internet) ....... 83
5


Hình 22. Thiết kế của bãi xe thấm (Nguồn: Internet) ................................................................... 85
Hình 23. Tỷ lệ nhóm người biết và khơng biết về SUDS cùng với bảng thống kê các giá trị quan
sát .................................................................................................................................................. 98
Hình 24. Tỷ lệ nhóm người biết và không biết về kỹ thuật RWH (a), GR (b), PSp (c), PP (d) và
PPL (e) cùng với bảng thống kê các giá trị quan sát................................................................... 100

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đơ thị hóa diễn ra song song với q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa như một
hệ quả tất yếu ở các th nh phố đang phát triển tại Việt Nam. Hiện nay, tốc độ đơ thị hóa ở
nước ta đang tăng nhanh với tốc độ 3.4% mỗi năm v tập trung chủ yếu ở hai đô thị lớn l
H Nội v Th nh phố Hồ Ch Minh (The World Bank, 2011). S đơ thị hóa mang đến
nhiều yếu tố t ch c c, tuy nhiên, đơ thị hóa mất kiểm soát lại tạo ra một số vấn đề tiêu c c
cho đô thị, như ô nhiễm môi trường, bùng n dân số, ngập lụt đơ thị, nh

chuột,...

Trong đó, ngập lụt l một vấn nạn đáng lo ngại nhất xảy ra tại hầu hết các đô thị trên cả

nước v Th nh phố Hồ Ch Minh không phải l một ngoại lệ.
Th nh phố Hồ Ch Minh đã trải qua tình trạng ngập lụt nghiêm trọng trong hơn 10
năm qua với nhiều nguyên nhân chủ quan v khách quan. Trong đó, địa hình v triều
cường được xem l nguyên nhân khách quan (Trung tâm Điều h nh chương trình chống
ngập nước Tp.HCM, 2010). Tuy nhiên theo một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đỗ Dũng
(2011) thì nguyên nhân của vấn đề ngập lụt tại Th nh phố Hồ Ch Minh (Tp.HCM)
không phụ thuộc v o địa hình v nước biển dâng cao dưới tác động của biến đ i kh hậu.
Th c tế l 75% các điểm ngập tại th nh phố có cao độ lớn hơn 2.5m v 70% các điểm bị
ngập khi lượng mưa chỉ 40mm. Bên cạnh đó, c n có một số nguyên nhân chủ quan như
quy hoạch chưa đồng bộ, bê tơng hóa bề mặt, hệ thống hạ tầng thoát nước xuống cấp
chưa được sửa chữa cải thiện. Ch nh quyền th nh phố đã th c hiện nhiều biện pháp để
giải quyết vấn đề ngập lụt nhưng phương thức thoát nước truyền thống – thoát nước
thông qua hệ thống đường ống ngầm với nguyên tắc thoát nước c ng nhanh c ng tốt –
c n nhiều hạn chế, chưa giải quyết triệt để vấn đề.
Hiện nay, hệ thống thoát nước bền vững – Sustainable Urban Drainage System
(SUDS) được áp dụng xử l ngập nước trên thế giới với hiệu quả vượt trội. Hệ thống
7


thoát nước bền vững được bắt đầu áp dụng v o những năm 1990 tại nhiều quốc gia phát
triển với nguyên l “thoát nước càng giống tự nhiên càng tốt”. Mặc dù l một mơ hình
mới ở Việt Nam, nhưng SUDS đã được các nh khoa học đề xuất áp dụng trong cải thiện
khả năng tiêu thoát nước trong các khu đơ thị, trong đó có Th nh phố Hồ Ch Minh. Xuất
phát từ những l do trên, đề t i “Đánh giá khả năng chấp nhận của cộng đồng đối với
các giải pháp thốt nước đơ thị bền vững tại lưu vực Nhiêu Lộc – Thị nghè” được th c
hiện nhằm khảo sát s hiểu biết cũng như đánh giá khả năng chấp nhận của cộng đồng
dân cư tại lưu v c kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đối với các giải pháp thoát nước bền vững
sẽ được áp dụng tại đây. Từ đó, các yếu tố tác động đến s chấp nhận của cộng đồng về
các kỹ thuật thoát nước bền vững sẽ được xác định nhằm tạo cơ sở cho những đề xuất hỗ
trợ cho việc triển khai các kỹ thuật n y trong tương lai.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát v đánh giá s hiểu biết cùng với khả năng chấp nhận của cộng đồng đối
với các giải pháp thoát nước bền vững tại lưu v c Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tp.HCM.
3. Phạm vi nghiên cứu
Lưu v c Nhiêu Lộc – Thị Nghè (Hình 1) có diện t ch 33km2, trải d i qua các quận 1,
3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, G Vấp v Bình Thạnh.

8


Hình 1. Khu v c nghiên cứu
4. Đ i t

ng nghiên cứu kh ch thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu l khả năng chấp nhận của cộng đồng về các giải pháp thốt
nước đơ thị bền vững. Đồng thời, đi sâu v o tìm hiểu những nhân tố sẽ ảnh hưởng đến s
chấp nhận của người dân nếu các giải pháp thốt nước đơ thị bền vững được triển khai.
Khách thể nghiên cứu l những người dân sống tại lưu v c Nhiêu Lộc – Thị Nghè
(NL - TN).
5. Ph ơng ph p nghiên cứu
5.1. Ph ơng ph p thu thập thông tin
5.1.1. Ph ơng ph p thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
T ng hợp thông tin, t i liệu từ các b i báo, tạp ch , sách chuyên ng nh,… từ các
nguồn sau:
-

Ph ng Nghiên cứu v thông tin Đô thị

-


Thư viện Đại học Khoa học Xã hội v Nhân văn Th nh phố Hồ Ch Minh
9


-

Thư viện trung tâm Đại học Quốc gia Th nh phố Hồ Ch Minh

-

Thư viện T ng hợp Th nh phố Hồ Ch Minh

-

Internet…
5.1.2. Ph ơng ph p thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
Đề t i tập trung nghiên cứu dữ liệu định lượng bằng công cụ phỏng vấn bảng hỏi

(200 phiếu).
5.2. Ph ơng ph p xử lý thông tin
Đối với thông tin thứ cấp: t ng thuật theo nhóm vấn đề (tình trạng ngập, giải pháp
chống ngập v giải pháp thốt nước bền vững).
Đối với thơng tin sơ cấp: Thông tin thu thập sẽ được xử l bằng phần mềm MS
Excel và SPSS.
ngh

6.

6.1.


lý luận và thực ti n củ đề tài
ngh

lý luận

SUDS được xem l một giải pháp mang t nh bền vững trong việc giải quyết vấn đề
ngập lụt tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vấn đề cần lưu
trong quá trình triển khai các giải pháp n y l nhận thức v s chấp nhận của cộng đồng
tại khu v c áp dụng các kỹ thuật thoát nước đô thị bền vững (gọi tắt l kỹ thuật SUDS).
Vì một v i kỹ thuật SUDS được áp dụng tại các khu v c có quyền sở hữu tư nhân nên
khả năng chấp nhận của cộng đồng đối với các kỹ thuật n y l khá thấp. Ngược lại, các
kỹ thuật SUDS c n lại mặc dù được áp dụng cho các khu v c công cộng nhưng cũng đ i
hỏi phải có s tham gia của cộng đồng trong quá trình duy trì v bảo dưỡng nhằm tránh
tạo ra các rủi ro cho môi trường, cho sức khỏe, t i sản v t nh mạng của người dân. Do
đó, việc tìm hiểu về s hiểu biết v s chấp nhận của cộng đồng l một nội dung cần thiết
10


khi nghiên cứu triển khai các kỹ thuật SUDS trong th c tế.
Cũng theo các nh nghiên cứu, s hiểu biết hay nhận thức của cộng đồng đối với
một khái niệm, một sản phẩm hay một dịch vụ mới sẽ quyết định đến việc l a chọn hay
việc chấp nhận sử dụng khái niệm/sản phẩm/dịch vụ n y hay không. Ngo i ra, s chấp
nhận của một cá nhân c n có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan v khách quan.
Do đó, kỹ thuật SUDS được sử dụng trong đề t i như l một khái niệm mới cần phải
được cung cấp cho người dân để kiểm tra s hiểu biết của họ cũng như khả năng chấp
nhận khi kỹ thuật SUDS được triển khai tại khu v c m họ đang sinh sống. Ngo i ra, kết
quả nghiên cứu của đề t i c n cung cấp những nhận định mang t nh khoa học về những
yếu tố ảnh hưởng đến s hiểu biết cũng như khả năng chấp nhận kỹ thuật SUDS của
người dân tại khu v c nghiên cứu. Kết quả n y sẽ b sung cho nguồn t i liệu tham khảo

trong l nh v c thoát nước giảm ngập cho Tp.HCM.
6.2.

ngh

thực ti n

Đề t i cung cấp thông tin về phương pháp thoát nước bền vững – phương pháp
c n khá mới tại Việt Nam. Đây l thông tin để người dân, các nh nghiên cứu, các nh
đầu tư có thể tiếp cận v tìm hiểu về một phương pháp thốt nước đơ thị mới. Thơng tin
n y cũng góp phần phong phú thêm câu trả lời cho vấn đề quản l ngập của th nh phố.
Tiếp cận từ yếu tố chấp nhận của cộng đồng đối với các phương pháp thoát nước
bền vững, đề t i l cơ sở để các nh quản l , ch nh quyền th nh phố cân nhắc đến kh a
cạnh xã hội trong công tác lập kế hoạch áp dụng các biện pháp thoát nước bền vững trong
tương lai.
7. T ng qu n đề tài
Ngập lụt đô thị đang l một trong những hiện tượng m hầu hết các đô thị trên thế
giới phải đối mặt, nguyên nhân của ngập lụt có thể xuất phát từ các yếu tố t nhiên hoặc
ch nh từ những hoạt động của con người. Khác với t nhiên, v ng tuần ho n nước trong
11


đơ thị bị cản trở bởi q trình bê tơng hóa bề mặt, một đặc điểm ch nh trong s phát triển
đô thị, l m giảm lượng nước thấm xuống đất cũng như lượng nước bốc hơi v ngược lại
l m tăng d ng chảy trên bề mặt, điều n y tạo áp l c không nhỏ lên hệ thống thốt nước
đơ thị dễ dẫn đến tình trạng ngập lụt. Có thể nói rằng, khi bề mặt bê tơng hóa (bề mặt
đường giao thông, đường dẫn v o các công trình, bãi đậu xe, vỉa hè…) đạt 75-100% diện
t ch khu v c thì 55% lượng mưa sẽ trở th nh d ng chảy bề mặt (Hình 2). Diện t ch bề
mặt bê tơng hóa của Tp.HCM trong năm 2011 chiếm khoảng 16% diện t ch v d kiến
tăng lên 32% trong quy hoạch phát triển đến năm 2025 (Storch et al., 2011), như vậy

Tp.HCM đang phải đối mặt với nguy cơ ngập lụt ng y c ng cao trong tương lai nếu
khơng có những biện pháp ph ng chống phù hợp.

Hình 2. Tác động của bề mặt khơng thấm lên vịng tuần ho n nước trong đơ thị
Trong 3 tháng mùa mưa năm 2013 (từ tháng 9 đến tháng 11), đặc biệt l v o
21/10/2013, đợt triều cường lịch sử tại trạm Phú An trên sông S i G n lên đến 1.68m
MSL (mean sea level) v 1.62m MSL v o ng y 5/12/2013 kết hợp với những trận mưa
lớn trên 50mm kéo d i h ng giờ đã gây ra tình trạng ngập úng nghiêm trọng cho khu v c
nội th nh lẫn ngoại th nh của th nh phố (Nguyễn Văn T i, 2014). Hiện trạng trên đ i hỏi
ch nh quyền th nh phố cần có một hướng đi chuẩn xác, vượt trội hơn trong công tác quản
l ngập lụt.
12


Tại hầu hết các đô thị của các nước phát triển, hướng tiếp cận trong vấn đề quản l
ngập l sử dụng SUDS. Xuất hiện lần đầu tiên v o năm những năm 1990, SUDS được
thiết kế để giảm thiểu tối đa những tác động của quá trình phát triển lên d ng chảy, tạo
nên s tiện nghi v mở ra cơ hội mới về đa dạng sinh học. Trong q trình tìm kiếm t i
liệu, nhóm nghiên cứu nhận thấy SUDS l một chủ đề c n khá mới tại Việt Nam. Do điều
kiện v mục đ ch nghiên cứu ở nước ta có nhiều điểm khác biệt nên các t i liệu trong
nước chủ yếu hướng đến việc tìm hiểu th c trạng, nguyên nhân của vấn đề ngập lụt trong
đơ thị, bên cạnh đó đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, quy hoạch thoát
nước v quy hoạch sử dụng đất hợp l . Ngo i ra, các t i liệu như sách, b i báo chuyên
ng nh v b i viết khoa học dù mang lại thêm những thơng tin giúp nhóm l m nguồn t i
liệu tham khảo để th c hiện đề t i nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ cung cấp những
thông tin cơ bản, chưa đề cập tr c tiếp đến vấn đề m nhóm nghiên cứu mong muốn được
tìm hiểu sâu hơn. Từ đó cho thấy, SUDS chưa được áp dụng rộng rãi tại Tp.HCM nói
chung v lưu v c kênh NL - TN nói riêng.
Ngược lại với nguồn t i liệu trong nước, nguồn t i liệu ngo i nước lại đi sâu khai
thác nhiều kh a cạnh hơn về ngập lụt trong đô thị v đặc biệt l về SUDS. SUDS đã được

quan tâm, nghiên cứu v áp dụng th nh công tại một số nước phát triển như: Anh (khu
dân cư vùng Alvetham Health, Hamsphire; khu dân cư vùng Lamb Drove, Cambourne,
Cambridge;…), H Lan, Pháp, Nhật Bản…. Hơn nữa, các t i liệu trên thế giới c n đề cập
đến s tiếp nhận của cộng đồng đối với SUDS. Ch nh vì vậy, những t i liệu n y đã giúp
nhóm nghiên cứu b sung thêm nhiều thông tin v ho n thiện về cách thức tiếp cận trong
đề t i. Dưới đây l những t i liệu nghiên cứu về SUDS cùng các vấn đề liên quan đến
SUDS trong v ngo i nước m nhóm nghiên cứu đã t ng hợp được.
7.1. Tình hình nghiên cứu trong n ớc
Tính đến thời điểm hiện nay, rất nhiều nghiên cứu được th c hiện liên quan đến
tình trạng ngập lụt tại Tp.HCM nói riêng v tại các đơ thị trong cả nước nói chung. Các
13


nghiên cứu n y tập trung v o nhiều chủ đề khác nhau nhưng trong phạm vi của nghiên
cứu n y, nhóm tác giả chỉ tập trung v o hai nhóm chủ đề sau: (1) Th c trạng v đề xuất
giải pháp th c hiện cơng trình chống ngập cho Tp.HCM v (2) Ứng dụng mơ hình thốt
nước bền vững.
Về thực trạng và đề xuất giải ph p thực hiện cơng trình ch ng ngập cho
Tp.HCM, nhóm nghiên cứu chủ yếu khai thác tư liệu từ đề t i “Nâng cao hiệu quả giải
pháp chống ngập cho Th nh phố Hồ Ch Minh” v b i viết “Một số giải pháp chống ngập
ở Th nh phố Hồ Ch Minh” để bước đầu có được cái nhìn t ng quan nhất.
Luận văn thạc s “Nâng c o hiệu quả giải ph p ch ng ngập cho Thành ph Hồ
Chí Minh” (2014) của tác giả Nguyễn Văn T i đã chỉ rõ nguyên nhân gây ngập tại
Tp.HCM, phân t ch những vấn đề c n tồn tại trong các giải pháp chống ngập đồng
thời đề xuất b sung, điều chỉnh quy hoạch v kiến nghị những biện pháp giảm thiểu
thiệt hại nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho th nh phố. Đầu tiên, tác giả xác định
nguyên nhân gây ra tình trạng ngập úng bao gồm các yếu tố khách quan v chủ quan,
cụ thể như sau:
-


Yếu tố khách quan gồm vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên. Yếu tố n y đã l m cho
Tp.HCM phải gánh chịu những rủi ro về nước như mưa bão, lũ lụt, thủy
triều,…dẫn đến tình trạng ngập úng do lũ từ hệ thống sông trong lưu v c: S i G n,
Đồng Nai, V m Cỏ.

-

Yếu tố chủ quan xuất phát từ các hoạt động của con người. Trong đó, đơ thị hóa l
ngun nhân nhất định phải kể đến, đơ thị hóa nhanh với quy mơ lớn v trên diện
rộng đã san lấp, lấn chiếm v tiến h nh bê tông hóa bề mặt thốt nước t nhiên
vốn có như sơng, ao, hồ, kênh, rạch, đầm lầy, bãi triều… l m mất không gian lưu
giữ nước cho th nh phố. Ngo i ra, hệ thống thoát nước đã xuống cấp, quá tải,
không đồng bộ v được vận h nh bởi bộ phận quản l thiếu chuyên nghiệp, thiếu
14


kiến thức liên ng nh. Thêm v o đó, khai thác nước ngầm quá mức, thiếu t nh hợp
lý hay những cơng trình siêu trường siêu trọng đã tr c tiếp gây ra cho s sụt lún tại
những vùng đất yếu.
Tác giả nhận định, những giải pháp hiện thời chỉ mang t nh chất tình thế, cục bộ,
chưa thể giải quyết vấn đề một cách triệt để. Thêm v o đó, các quy hoạch chống ngập
được đề xuất cũng chưa chứng minh được t nh khả thi khi đối mặt với biến đ i kh
hậu v hiện tượng nước biển dâng trong tương lai. Một số kiến nghị n i bật m đề t i
nêu ra phải kể đến như việc đề nghị đánh giá lại hiệu quả của các d án chống ngập
vùng nội th nh trung tâm th nh phố để xác định nên tiếp tục hay cần phải dừng lại
việc đầu tư mới hay ho n thiện các chương trình, d án chống ngập hiện có. Theo đó,
tác giả đề xuất áp dụng kinh nghiệm chống ngập của H Lan cho Tp.HCM d a trên
đặc điểm kinh tế - xã hội v trình độ kỹ thuật của Việt Nam. Cụ thể, đó l phương
thức chống ngập theo quy mô nhỏ v vừa với diện t ch 10,000 – 30,000ha, ứng dụng
nguyên l khơi thông v mở rộng d ng chảy thay vì ngăn chặn d ng chảy bằng đê,

đập, cống.
B i viết “Một s giải ph p ch ng ngập ở Thành ph Hồ Chí Minh” (2007) do
Nguyễn Đăng T nh v Dương Văn Viện th c hiện đã nêu lên đặc điểm t nhiên v vị
tr địa l của Tp.HCM d a trên các yếu tố địa hình, kh hậu, thủy văn sơng ng i, đồng
thời phân t ch tình hình tiêu thốt nước của Tp.HCM v đề xuất những biện pháp
nhằm kiểm sốt tình trạng ngập úng. Theo đó, các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng
ngập bao gồm:
-

Lượng nước cần phải tiêu thốt

-

Khả năng tiêu thoát của hệ thống thoát nước

-

Khả năng tiếp nhận, lưu giữ của nguồn (chế độ thủy văn, m c nước trên sông v
khả năng lưu giữ của ao, hồ, kênh, rạch)
15


-

Cao trình khu v c cần tiêu thốt
Theo quan điểm được thể hiện trong b i viết, cấu tạo địa hình của th nh phố chia

l m 3 vùng l cao, trung bình, thấp nên ứng với đó l ba hình thức ngập khác nhau l
ngập do mưa, ngập do mưa kết hợp triều v ngập do triều, từ đó, đối với từng hình
thức ngập khác nhau sẽ có phương pháp giải quyết khác nhau. Ngập do mưa được

xem l hình thức nước bị ứ đọng lại, hệ thống cống rãnh khơng đủ khả năng tiêu thốt
nước kịp thời v được xem l hình thức “ngập giả tạo”, cần giải quyết bằng cách cải
thiện hệ thống dẫn nước. Ngập do mưa kết hợp với thủy triều l dạng ngập do mưa tạo
ra lớp nước trên mặt đất v triều l m cho m c nước trên kênh rạch dâng cao, phải
xem xét tương quan cụ thể giữa độ cao, khoảng cách,… để có giải pháp cụ thể cho
từng vùng khác nhau. Đối với tình trạng ngập do triều ngay cả khi khơng mưa, thì
khơng c n cách n o khác l áp dụng các biện pháp ngăn triều. Hơn nữa, b i viết đưa
ra ba nguyên tắc cơ bản cho việc cải thiện tình hình ngập úng l rải nước, chôn nước
v tháo nước. Nguyên tắc rải nước nhằm hạn chế s dồn nước từ vùng có địa hình cao
xuống vùng thấp, nguyên tắc n y khi th c hiện cần phải có những quy hoạch chi tiết,
tạo ra s phù hợp giữa hướng tiêu, khu tiêu v vùng nhận nước. Nguyên tắc chôn
nước hướng đến những không gian d nh cho nước như ao hồ, kênh, rạch… được nhận
diện như l nơi ghim nước tại chỗ. Cuối cùng, nguyên tắc tháo nước chỉ được th c
hiện khi khu nhận được cho phép để tiến h nh tháo nước từ các khu chôn nước ra
sông. Điểm n i bật của b i viết l kiến nghị th c hiện đồng bộ, từ quy hoạch t ng thể
khu dân cư, hệ thống giao thơng v hệ thống tiêu thốt nước. Bên cạnh đó, để giải
quyết triệt để ngập, cần phải có một cơ quan quản l đủ mạnh về th c quyền lẫn
chuyên môn, đồng thời l s kết hợp liên ng nh giữa các cơ quan quản l như: Sở
Giao thông Vận tải, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Công ty Môi trường Đô thị,…
Như vậy, đối với những nghiên cứu về nguyên nhân, hiện trạng v những giải
pháp đã cung cấp cho nhóm nghiên cứu những kiến thức cơ bản nhất trong việc tiếp cận
16


về vấn đề ngập lụt tại Tp.HCM. Quan trọng, nguyên nhân gây ngập cho th nh phố đã
được xác định một cách cụ thể, tạo nền tảng đi đến những giải pháp chống v giảm ngập
hiệu quả trong tương lai.
Về nghiên cứu ứng dụng mơ hình tho t n ớc bền vững, đề t i tập trung tìm
hiểu thơng qua nghiên cứu “Đề xuất các giải pháp thoát nước bền vững cho th nh phố Đ
Nẵng – nghiên cứu áp dụng cho lưu v c Thạc Gián, V nh Trung, Đ Nẵng” v

“Retrofiting SuDS: A case study for Hoang Van Thu park area, HoChiMinh City”.
Luận văn thạc s “Đề xuất c c giải ph p tho t n ớc bền vững cho thành ph
Đà Nẵng – nghiên cứu p dụng cho l u vực Thạc Gi n V nh Trung Đà Nẵng”
(2012) do Nguyễn Hồng Vy th c hiện l một tiêu biểu cho những đề xuất áp dụng mơ
hình SUDS tại Việt Nam. Đề t i đi sâu v o nghiên cứu, đánh giá hiện trạng thoát
nước của th nh phố Đ Nẵng, đặc biệt l lưu v c Thạc Gián, V nh Trung. Qua đó đề
xuất những các giải pháp thoát nước bền vững cho to n th nh phố Đ Nẵng v đồng
thời đưa ra giải pháp thoát nước bề mặt bền vững cho lưu v c Thạc Gián, V nh
Trung. Tác giả xoay quanh những giải pháp rất cụ thể để đóng góp cho hệ thống thoát
nước bền vững như: xây d ng, sửa chữa v nâng cấp hệ thống cống; thiết kế mương
lọc th c vật đối với dải phân cách; tăng cường diện t ch bề mặt thấm của vỉa hè; thiết
kế các hố cây xanh, kênh th c vật; tạo d ng hệ thống cống thốt nước mưa riêng;…
Bên cạnh đó, luận văn c n đề cập đến vấn đề khuyến kh ch s tham gia, tán th nh của
người dân đối với hệ thống thoát nước bền vững. Đây l một yếu tố vô cùng quan
trọng để đánh giá s th nh cơng của một d án, bởi vì, người dân ch nh l người tr c
tiếp thụ hưởng th nh quả của một đề xuất, cụ thể ở đây ch nh l đề xuất về hệ thống
thoát nước bền vững – một hệ thống phục vụ cộng đồng – Nhận định này được sử
dụng làm cơ sở thực hiện đề tài của chính nhóm nghiên cứu.
B i nghiên cứu “Retrofiting SuDS: A c se study for Ho ng V n Thu p rk
re

Ho Chi Minh City” (2015) do Duong Van Truc th c hiện, chỉ ra tình trạng
17


khẩn thiết của th nh phố xoay quanh các vần đề l hệ quả của biến đ i kh hậu v
nước biển dâng, trong đó, ngập lụt đơ thị l một hiện tượng c c kỳ nguy hiểm. B i
nghiên cứu bao gồm 4 phần:
-


Nêu hiện trạng của th nh phố, cũng l l do cần v đủ để áp dụng SUDS;

-

Giới thiệu về SUDS v khu v c nghiên cứu – công viên Ho ng Văn Thụ;

-

Mô tả quá trình trang bị SUDS cho khu v c nghiên cứu;

-

Phân t ch, đánh giá hiệu quả v đưa ra những kết luận.
Trong đó, tác giả định ngh a SUDS l hệ thống thoát nước trên bề mặt được xây

d ng với cơ chế l tưởng bền vững để giảm tác động từ s phát triển về chất lượng v
khối lượng của d ng chảy trong đô thị, tăng t nh sinh thái v tiện nghi. Đồng thời, tác
giả th c hiện đánh giá các kỹ thuật thoát nước bền vững theo mức độ kiểm soát của
chúng. Được thể hiện trong b i viết, các kỹ thuật được chia l m các cấp bậc theo trình
t kiểm sốt từ khu v c hộ gia đình đến mức cao nhất l cấp vùng, tương ứng với đó
l các giải pháp m tác giả liệt kê theo từng cấp bậc:
-

Ngăn chặn (Prevent)

-

Kiểm soát nguồn (Source control)

-


Kiểm soát theo khu v c (Site control)

-

Kiểm soát theo vùng (Region control)
Từ cơ sở trên, tác giả đã nghiên cứu v th c hiện chọn lọc các giải pháp hợp l

nhất, áp dụng cho khu v c nghiên cứu – công viên Ho ng Văn Thụ, Tp.HCM như
sau: th c hiện trồng thảm th c vật hai bên dọc theo các lối đi, trang bị bề mặt thấm,
tận dụng hồ thấm t nhiên sẵn có tại cơng viên, tạo khu giữ nước v trang bị cống
ngầm từ hồ nước thông với khu giữ nước. Sau khi th c hiện các biện pháp như trên,
18


khu v c đã tạm thời giữ được khoảng 4,717m3 nước v xả ra trong v ng từ 24 đến 36
giờ, điều n y góp phần l m giảm đỉnh lũ v không gây quá tải cho hệ thống tiêu thốt
nước trong khu v c. Bên cạnh đó, SUDS được thiết kế nhằm mang lại những giá trị
về mặt sinh thái cảnh quan, SUDS thay thế các bề mặt của vỉa hè thông thường bằng
các diện t ch d nh cho không gian xanh, vườn hoa v bề mặt thấm nói chung lên đến
7.6% trên t ng khu v c nghiên cứu, tạo không gian trong l nh v dễ chịu. Hơn nữa,
ứng dụng trên c n có khả năng xử l hơn 80% chất thải, đảm bảo cho chất lượng nước
tại hồ không bị ô nhiễm. Đây là tài liệu chứng minh việc áp dụng SUDS bước đầu
đã mang lại những hiệu quả đáng kể, là nền tảng cho việc thống nhất trong việc đề
ra các giải pháp chống ngập cho lưu vực kênh NL – TN và toàn thành phố trong
tương lai.
Tóm lại, các nghiên cứu trong nước sẽ l m cơ sở cho việc xác định một cách t ng
quát nguyên nhân ngập cũng như các giải pháp chống ngập tại lưu v c NL - TN, trong đó
bao gồm giải pháp thốt nước đơ thị bền vững. Ngo i ra, các nghiên cứu n y cũng chỉ ra
rằng việc l a chọn giải pháp giảm ngập tại một khu v c nhất định không chỉ phụ thuộc

v o t nh hiệu quả về kỹ thuật m c n phụ thuộc v o khả năng chấp nhận của cộng đồng.
Đây ch nh l một trong những l do dẫn tới việc th c hiện đề t i n y của nhóm nghiên
cứu.
7.2. Tình hình nghiên cứu ngồi n ớc
Đối với các b i nghiên cứu ngo i nước, đề t i tập trung v o các nghiên cứu thể
hiện kinh nghiệm áp dụng các giải pháp chống ngập trên thế giới, trong đó tập trung v o
các kinh nghiệm mang t nh bền vững v mang lại những lợi ch cho cộng đồng.
Khi nhắc đến kinh nghiệm chống ngập từ các nước trên thế giới, không ai có thể
bỏ qua th nh t u từ đất nước H Lan – quốc gia có địa hình thấp so với m c nước biển,
với hơn 2/3 diện t ch đất liền có nguy cơ bị ngập lụt. Với địa hình nằm giữa biển Bắc v
19


hạ lưu ba con sông lớn – sông Rhine, sông Schelde v sông Meuse, mỗi năm người H
Lan vừa phải đối phó với s xâm th c của nước biển vừa phải ngăn chặn lũ lụt dâng lên
từ các con sơng. Ch nh vì vậy, cơng tác chống ngập lụt luôn l ưu tiên h ng đầu trong
những ch nh sách của đất nước n y. B i báo cáo “Amsterd m City of W ter A Vision
for W ter S fety nd R inproofing” được th c hiện bởi PLAN Amsterdam, the City
of Amsterdam’s Department of Physical Planning (DRO) v o tháng 7/2013, hướng tới
mục tiêu thoát nước lâu d i v bền vững hơn. Bắt đầu từ đây, khái niệm “tạo không gian
cho nước” – room for the river đã được hình th nh v áp dụng tại th nh phố Amsterdam.
Amsterdam l một điển hình cho s phối hợp thông minh của tất cả những biện pháp
ngăn ngừa ngập lụt. Để ngăn ngừa nước từ biển Bắc xâm th c v o, họ đã tạo nên một con
đê d i 353km bao bọc tại bờ biển. Hệ thống đê n y thường xuyên được gia cố v nâng
cấp. V trong tương lai, H Lan có thể có một hệ thống đê chắn sóng thơng minh nhờ v o
con chip được lắp trong đê để d báo m c nước biển. Bị ảnh hưởng bởi nằm ở hạ lưu hai
con sông lớn v m c nước biển ng y c ng dâng cao, để ngăn ngừa lũ từ bên trong,
Amsterdam xây d ng một hệ thống kênh đ o chằng chịt dùng để chứa nước. Những kênh
đ o n y được quy hoạch theo hình cánh cung v tâm l hồ IJ, có vai tr dẫn nước mưa từ
trong khu v c nội thị của th nh phố đến hồ. Có thể thấy, hồ IJ đóng vai tr như một hồ

điều h a nước mưa. Khi mưa xuống, m c nước dâng cao nhưng vẫn sẽ giữ ở mức an
to n, đảm bảo không gây ngập cho khu v c dân cư. Bên cạnh đó, nước thải từ hộ gia đình
sẽ được đưa v o hệ thống xử l nước thải riêng, c n nước mưa trong kênh được quản l
bằng quy trình thơng nước. Quy trình n y được th c hiện 3 lần/tuần gồm các bước: đóng
14 trong số 16 cửa cống quanh th nh phố v sau đó bơm nước sạch từ hồ IJ v o. Nước
cuốn rác bẩn qua cửa cống mở bên ph a khác của th nh phố sẽ được t u trang bị lưới v
máy xúc hốt chất bẩn mang đi.
Đồng hướng về các kinh nghiệm tại H Lan, b i báo cáo “Sust in ble Urb n
Drainage Systems - 8 case studies from the Netherlands” của nhóm tác giả Heidi
Birch v cộng s (2008) cung cấp các kinh nghiệm áp dụng SUDS tại 8 khu v c khác
20


nhau, gồm: Leidsche Rijn (Utrecht), Eva-Lanxmeer (Culemborg), De Vliert
(’sHertogenbosch), Monnikenhuizen (Arnhem), Haaksbergen (Twente), Ruwenbos
(Enchede), Stad van de Zon (Heerhugowaard), and Westerpark (Amsterdam). Điển hình
tại Amsterdam, với vai tr l một thủ đô v th nh phố du lịch, ch nh quyền th nh phố
luôn coi trọng yếu tố cảnh quan trong quy hoạch phát triển th nh phố. Yếu tố cảnh quan
tại Amsterdam không chỉ cung cấp t nh thẩm mỹ, t nh tiện nghi m c n hướng đến mục
tiêu quản l c ng hiệu quả c ng tốt tình trạng ngập do mưa. Trong đó, kỹ thuật mái nh
xanh (green roof) được xem l một trong những biện pháp m th nh phố Amsterdam đã
v đang áp dụng nhằm hướng đến t nh hiệu quả trong quá trình cải tạo cảnh quan cùng
với quản l ngập lụt. Theo thống kê, cứ mỗi 25cm diện t ch đất bao phủ có khả năng chặn
80% d ng chảy nước mưa trên bề mặt (Claessens & DirvenRvan Breemen, 2010). T nh
đến năm 2011, tại Amsterdam có đến xấp xỉ 110,000m2 diện t ch mái nh xanh, tăng 76%
so với năm trước, trong đó 30,000m2 l được xây d ng d a trên vốn hỗ trợ. Ch nh sách
đã tuyên bố mức chi ph cao nhất để xây d ng mái nh xanh l €50/m2 (Gemeente
Amsterdam, 2010). D án mái nh xanh (Green Roof Project) hiện đang l một trong
những ch nh sách được khuyến kh ch v hỗ trợ lớn từ ch nh phủ với €205,000 v o năm
2011. Chương trình n y đ i hỏi có s phối hợp của nhiều bên liên quan bao gồm: Ủy ban

th nh phố Amsterdam, Ban quản l nước (Waternet), người dân sinh sống v những cơng
ty tư nhân tham gia m khơng có bất cứ xung đột lợi ch n o. D a trên quan điểm của các
tác giả, các phương tiện truyền thông v thông tin phải luôn l công cụ đi trước, cũng
giống như trong việc truyền thông mái nh xanh đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao
nhận thức của các bên liên quan về lợi ch th c tế m nó mang lại, khiến cộng đồng chấp
nhận, ủng hộ v l m theo.
Tiếp đến, Nhật Bản, một quốc gia tại Châu Á, cũng l một trong số các nước trên
thế giới đang áp dụng các kỹ thuật thoát nước bền vững. B i viết “Flood control nd
rel ted technology in J p n: Counterme sures g inst Urb n Flooding” được viết
bởi Kingo Saeki (2012) chỉ rõ với tình trạng thường xun q tải của hệ thống thốt
21


×