Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển cộng đồng, đời sống kinh tế và giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong việc hòa nhập với sự phát triển cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.42 KB, 7 trang )

Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển cộng đồng, đời sống kinh tế và giải pháp tăng
cường sự tham gia của phụ nữ trong việc hòa nhập với sự phát triển cộng đồng
I. Vai trò và tầm quan trọng của phụ nữ trong sự hòa nhập vào các dự án phát triển
cộng đồng:
I.1. Vai trò của phụ nữ trong đời sống kinh tế:
Từ những năm 80, các dự án đã chú ý đến sự phát triển của phụ nữ. Người ta nhận thấy
một điều rằng: Khi phụ nữ không phải là mục tiêu trực tiếp của phát triển cộng đồng thì họ
không có tiếng nói riêng của mình và ít được chú ý trong việc hình thành các chương trình
phát triển. Họ không được hưởng lợi từ dự án và vai trò của họ bị lu mờ so với nam giới,
vì nam giới có nhiều cơ hội hơn.
Có thể phụ nữ có được nhu cầu thực tiễn nhưng họ không có lợi ích chiến lược. Dự án
phát triển cộng đồng hướng đến phát triển chung chung, đảm bảo nhu cầu thực tiễn của
người dân, nhưng lại không chú trọng nhiều đến phụ nữ, khiến cho lợi ích chiến lược
không được thực hiện.
Trong giai đoạn này các tổ chức phát triển đã nhận thấy rằng ngay cả khi lấy phụ nữ làm
mục tiêu cũng chưa đủ. Do vậy xu hướng là xem xét phụ nữ trong mối tương quan và sự
kết hợp hài hòa với nam giới tạo ra sự phát triển cso hiệu quả nhất. Có nghĩa là người ta
không nhìn nhận phụ nữ một cách biệt lập nữa, đây là cách tiếp cận mới trên quan điểm về
giới và phát triển.
Trong nhiều thập kỉ qua, vấn đề chăm soc sức khỏe bà mẹ trẻ em, việc lam cho lao động
nữ, sinh đẻ có kế hoạch…được xem xét giải quyết một cách độc lập, và được coi là vấn đề
riêng của nam hoặc nữ giới. Các vấn đề này thường được đặt ra riêng ré bên các vấn đề
chung cần giải quyết, tách rời các vấn đề về phát triển của xã hội.Song trong lịch sử, nam
giới và nữ giới có tương quan và tác động qua lại trong quan hệ gia đình xã hội và chỉ
trong sự tương quan ấy mới thấy vai trò của giới.
Bất kì ở đâu, lúc nào người ta cũng thấy sự đóng góp công sức to lớn của nữ giới trong
các công việc gia đình và xã hội, song dường như sự đóng góp này lại không được công
1
nhận một cách chính thức và được đánh giá đúng mức trong các tài liệu thống kê. Nhiều
số liệu thống kê không đề cập đến vai trò của nữ giới. mặc dù nữ giới đảm nhiệm rất nhiều
công việc như:


- Công việc nội trợ
- Phát triển kinh tế hộ gia đình….
Đây cũng là những công việc khó có thể đo, đếm chính xác, nhưng qua đó có thể nói phụ
nữ là người chủ yếu chăm lo công việc nuôi sống bản thân gia đình….Ở các nước đanh
phát triển, trong đó có Việt Nam, nơi gần 80% dân số đang sống ở nông thôn, trong đó phụ
nữ chiếm 51% dân số và hơn 52% lực lượng lao động( số liệu thống kê năm 2000 của
TCTK) người phụ nữ phải gánh vác phần lớn công việc trên đồng ruộng. Họ không chỉ lo
sản xuất đủ lương thực cho tiêu dùng mà còn cho cả việc xuất khẩu gạo, đóng góp nuôi
sống một phần thế giới. Người phụ nữ phải lao động với một cường độ rất lớn. Thời gian
làm việc kéo dài mà ít có điều kiện nghỉ ngơi.
Tại thành phố, người phụ nữ cũng chịu một sức ép rất lớn về việc làm. Họ cũng phải chịu
một gánh nặng về đời sống kinh tế xã hội, và cũng phải hy sinh cho công việc chăm sóc
gia đình mà dường như xã hội không tính đến và không trả công cho họ.
Những con số do chương trình phát triển phụ nữ đã đưa ra vào năm 1985 tại Hội nghị thế
giới về phụ nữ lần thứ hai tại Nairobi, thủ đô Kenya đã làm chấn động thế giới:
- Phụ nữ chiếm ½ dân số thế giới.
- Phụ nữ làm việc 2/3 tổng số thời gian làm việc của thế giới.
- Sản xuất ra ½ sản lượng nông nghiệp thế giới.
Nhưng:
- Họ chiếm 2/3 số mù chữ thế giới
- Được hưởng thụ 1/10 thu nhập thế giới
- Phụ nữ chiếm 70% số người nghèo trên thế giới
Phụ nữ tham gia và có tầm quan trọng trong phát triển thế giới nhưng họ lại là người thiệt
thòi nhất, sự thiệt thòi này kéo theo nhiều vấn đề xã hội cản trở phát triển cộng đồng như:
bệnh tật, sản xuất thấp, hạn chế về dân trí…
Nói về nguyên nhân của vấn đề này Viện nghiên cứu Phát triển xã hội của Liên hiệp quốc
2
nhận định rằng đó là sự thất bại về mặt kiến thức, cơ cấu tổức của phong trào phụ nữ và
phát triển. Một sự thật hiển nhiên cùng với sự bất bình đẳng về giới đang là vấn đề mang
tính toàn cầu. Đây cũng là vấn đề lớn nhất mà các dự án phát triển cộng đồng đang hướng

tới.
Vì sự tiến bộ của xã hội, đặc biệt là sự tiến bộ về giới, mối quan hệ giữa hai giới trong
hiện tại và tương lai của sự phát triển, cách tiếp cận giới và phát triển phải được xem xét
thực trạng giới nữ ở một vùng, một nước một dân tộc và cả thế giới trong sự so sánh với
nam giới. Giải quyết các vấn đề của nữ giới trong mối liên hệ gắn bó với vấn đề chung và
cả với nam giới nữa.
Cách tiếp cận giới và phát triển khi nhìn vào thực tế xã hội có cùng sự tồn tại, đó là nhìn
vào sự chung sống của hai giới trong sinh hoạt gia đình và cộng đồng, những vấn đề riêng
của từng giới chỉ được giải quyết trong cái chung dưới sự quan tâm của xã hội. Không chỉ
riêng nữ giới mà cần có sự hợp tác chung của hai giới vì lợi ích của sự tiến bộ xã hội. Bởi
lẽ :” một quốc gia muốn phát triển bền vững là một quốc gia ở đó sự tăng trưởng kinh tế
không làm xấu đi mối quan hệ giữa con người với con người, không gây ra hoặc tăng thêm
sự bất công, tệ nận xã hội, không kèm theo sự suy giảm đạo đức, sự xói mòn bản sắc dân
tộc và hủy hoại môi trường.”

I.2. Vai trò của phụ nữ, giới trong sự phát triển cộng đồng.
Trên quan điểm tiếp cận giới trong sự phát triển và vai trò của nữ giới đã được chú trọng
trong các dự án phát triển cộng đồng. Họ vừa là người quản lý lại vừa là người thực hiện,
các hoạt động của dự án. Sự tham gia của họ là yếu tố cơ bản cho một sự phát triển cân
bằng và bền vững, song thực tế những người nghèo và nhất là phụ nữ rất hay bị lãng quên
trong các dự án phát triển cộng đồng. Chính vì vậy, việc giám sát giới trong dự án là việc
luôn được đặt ra. Cũng như các phương pháp khác việc tiếp cận giới không phải là giải
pháp dùng cho mọi vấn đề, nó luôn gặp khó khăn trong công tác thực hiện phát triển cộng
đồng. Nó chỉ có thể thực sự có hiệu quả khi trở thành một phần của phương pháp tiếp cận
toàn diện với việc phát triển bao gồm cả công tác vận động quần chugns tham gia và hoàn
thành mạng lưới hoạt động. Nhìn chung, trong các dự án phát triển được thiết kế có sự
3
tham gia của người dân trong cộng đồng – những người sẽ được hưởng lợi, các cán bộ
phát triển hỗ trợ có thể bằng các hình thức khác nhau. Chẳng hạn như dạy nghề, tạo điều
kiện phát triển hay cung cấp nguồn vốn để người dân có thể sử dụng tốt. Đó là phát triển

từ dưới lên trên, từ nhu cầu và nỗ lực của quần chúng tạo ra sự phát triển cộng đồng.
Khi lập kế hoạch phát triển làng xã, phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham
gia ( PRA) thường được sử dụng để xem xét nhu cầu, theo dõi hoặc đánh giá các giai đoạn
của dự án, nâng cao chất lượng của chu trình, dự án đang được tiến hành – phương pháp
này cần có nhiều thời gian và tạo điều kiện để khai thác chia sẻ thông tin giữa người dân
địa phương và cán bộ phát triển một cách tối ưu. Tuy nhiên, cấc thành viên trong cộng
đồng có hoàn cảnh khó khăn, thường là người nghèo và đặc biệt là phụ nữ. Họ có trình độ
học vấn thấp, do đó họ thường khó tiếp cận với các kế hoạch phát triển ban đầu cũng như
các chu trình cảu dự án. Nếu như những người làm công tác phát triển không khuyến
khích họ tham gia thì khó thu hút được sự quan tâm của người dân đặc biệt là nữ giới.
Thậm chí, hoạt động này có lợi cho họ nhưng nhận thức của họ có hạn cũng khó khăn
trong tổ chức.
Thực tế cho thấy, các dự án phát triển cộng đồng thường hướng tới phát triển các vùng
sâu, vùng xa, nơi có nhiều người dân tộc thiểu số. Trong số họ có nhiều người không biết
chữ, thậm chí không nói được tiếng Kinh, nhiều cuộc họp thôn bản cũng như các lớp tập
huấn cho phụ nữ, phải cử nam giới đi thay để về truyền đạt lại. Đặc biệt là các dự án cho
vay vốn của Hội phụ nữ, người quản lý vốn lãi trong các nhóm tiết kiệm – tín dụng của
phụ nữ đòi hỏi phải có trình độ đủ dể tính toán các loại lãi, vốn và số tiền phải trả. Công
việc này rất khó, đòi hỏi sự tỉ mi cẩn thận và phải biết cách làm, cách giải thích cụ thể cho
người vay, vì không phải người vay nào cũng hiểu cách tính. Song, chính qua các hoạt
động vay vốn này, cán bộ phụ nữ đã được bồi dưỡng về kiến thức tài chính nâng cao năng
lực quản lý và kinnh doanh cho bản thân. Hơn nữa, đa số các dự án cho vay ddeuf quy
định phụ nữ phải có phương án sử dụng có hiệu quả, hợp lý số tiền vay và mục đích sinh
lời, vì thế họ pahir có các phương án trước khi nhận tiền, từ đó họ chủ động hơn trong tiếp
cận vốn và sử dụng vốn. Chính cách này dã tạo cho chị em cách làm ăn và biết tính toán
kinh tế. hoạt động của các dự án này không chỉ cung cấp lợi ích kinh tế mà thực sự đã tạo
4
ra khả năng kĩ thuật cho phụ nữ. Vai trò của phụ nữ tron dự án được đẩy mạnh, vì họ ngày
càng có khả năng, tự tin hơn vào công việc xác đinh và đưa ra giải pháp cho vấn đề riêng
của mình mà không chỉ là vấn đề phát triển kinh tế.

Khi được tiếp cận với vốn và biết cách sử dụng vốn, người phụ nữ đã mang lại nguồn lợi
kinh tế cho gia đình. Giúp gia đình có cuộc sống tốt, ngoài ra họ còn nâng cao vị thế của
mình trong gia đình và xã hội. Vai trò của người phụ nữ ngày càng được nâng cao. Người
phụ nữ tự khẳng định được mình, không phải phụ thuộc vào nam giới nữa. Đồng thời họ
còn giúp cho sự thúc đẩy của những người phụ nữ khác tham gia vào cộng đồng. Một yếu
tố quan trọng khác là họ giúp cho cộng đồng đoàn kết hơn và nâng cao sự công bằng trong
cộng đồng.
Trong các dự án phát triển cộng đồng của các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức phi chính
phủ ( NGO) thường có một số loại khác nhau. Các hoạt động có liên quan trực tiếp đến
phụ nữ như: Tín dụng, chăm sóc sức khỏe được thực hiện tốt – ở đó vai trò cảu phụ nữ đã
được khẳng định. Trong các dự án khác như kế hoạch hóa gia đình, quản lý rừng đầu
nguồn, chương trình nước sạch, làm ruộng nương đã thu hút được cả nữ giới và nam giới
tham gia. Trong nhiều trường hợp nữ giới đã vượt xa nam giới khi đảm nhận các công việc
( làm giống lúa, vườn ươm, chăn nuôi, quản lý và phòng trừ dịch hại tổng hợp- IPM). Có
thể nói, tuy còn một số nhóm phụ nữ còn thiếu kinh nghiệm và kĩ năng quản lý nhưng bù
lại là sự nhiệt tình và tập trung trong công việc. Khi sử dụng phần thu nhập bổ sung của
minh, phụ nữ có xu hướng dành nhiều ưu tiên cho con cái hơn là nam giới. Đồng thời họ
cũng xây dựng tình đoàn kết xóm làng qua các haojt động hỗ trợ nhau trả nguồn vốn trong
tiết kiệm của họ, khuyến khích con người gần gũi nhau hơn trong cuộc sống. Trước khi
vay vốn, họ làm ăn tự phát mạnh ai nấy làm. Không có sự tác động qua lại. Khi có dự án
vay vốn, họ được vay vốn cùng nhau, cùng nhau học kic thuật, cách quản lý vốn và cùng
nhau trả vốn đúng lúc. Từ đó hình thành các mối quan hệ giữa chị em phụ nữ với nhau. Họ
bắt đầu biết liên kết nhau trong sự cố kết của cộng đồng và hợp tác cùng nhạu phát triển.
Ngoài ra họ còn chia sẻ với nhau những kinh nghiệm chăm sóc con cái và gia đình…. Từ
đó vị thế của họ được nâng cao, đồng thời tiếng nói của họ có trọng lượng hơn.
Người ta cũng nhận thấy răng nữ giới có phẩm chất để tham gia phát triển cộng đồng. họ
5
sẵn sàng đấu tranh vì sự công bằng, lẽ phải, luôn ủng hộ những ý kiến tiến bộ, yêu chuộng
hòa bình và ít tham nhũng, lãng phí. Như vậy, khi đầu tư cho phát triển cộng đồng thì cần
pphair phát triển phụ nữ…

I.3. Sự hòa nhập xã hội của phụ nữ
Sự hòa nhập của phụ nữ( chiếm trên 50% dân sô) chính là điều quan trọng để xây dựng
một xã hội phát triển, công bằng và văn minh. Tuy nhiên, sự hòa nhập của phụ nữ có nhiều
khó khăn. Do sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, giữa thành thị và nông thôn,
giữa đồng bằng và miền núi giữa các thành phần kinh tế làm cho một bộ phận phụ nữ ít có
điều kiện trham vào quá trình phát triển cộng đồng. Những phụ nữ ở vùng xâu, vùng xa,
phụ nữ đông con thường không có đủ việc làm, không có điều kiện tham gia quản lý và
không có sơ hội tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhiều phụ nữ nghèo không có
điều kiện phải làm thuê hoặc tự kiếm việc làm và chấp nhận mọi việc làm không ổn định,
tiền công thấp. Một bộ phận em bé gái đến tuổi đi học nhưng do điều kiện nhà nghèo
không được đến trường, nhiều em phải bỏ học sớm để lao động giúp đỡ bố mẹ. Tất cả
những vấn đề này đặt ra sự cần thiết phải xem xét và nâng cao điều kiện và hòa nhập của
phụ nữ trong các hoạt động phát triển cộng đồng.
II. Xu hướng biến đổi:
- Ngày nay các dự án phát triển cộng đồng đã tập trung vào vấn đề phát triển giới. Các dự
án không chỉ tập trung giải quyết các nhu cầu thực tiễn của giới mà còn tính đến lợi ích
chiến lược, hướng tới sự bình đẳng giới trong phát triển cộng đồng.
- Các dự án về phát triển cộng đồng liên quan nhiều hơn với phát triển phụ nữ như: Đào
tạo cán bộ nữ, vay vốn tín dụng của Hội phụ nữ, dự án chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ
em( đã được đưa vào mục tiêu phát triển thiên nhiên kỉ của Việt Nam). Ngày càng nhiều
và góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ và tăng cường bình đẳng giới.
- Phụ nữ đang tham gia vào quản lý cũng như thực hiện phát triển cộng đồng với số
lượng đông đảo và ngày càng có chất lượng. Số lượng phụ nữ cán bộ tăng lên ở các cấp…
- Nam giới cũng đã tham gia nhiều hơn vào các dự án mà trước đây mọi người cho rằng
6
chỉ có phụ nữ tham gia như: chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em…
III. Một số định hướng chính sách và giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của
phụ nữ trong phát triển cộng đồng:
• Biện pháp chung và quan trọng nhất trong việc biến đổi và thực hiện chính sách phát
triển cộng đồng là tuyên truyền giáo dục và mạnh dạn huy động nữ giới tham gia quản lý

nhiều hơn ở các cấp, nhất là cấp cơ sở. Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nữ
giới và tất cả các khâu của quá trình quản lý sự phát triển của xã hội, bao gồm việc hoạch
định chính sách, lập kế hoạch, chương trình, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và điều
chỉnh chính sách. Để làm tốt được điều này thì một mặt cần tiếp tục đấu tranh khắc phục
tư tưởng trọng nam khinh nữ, mặt khác cần quán triệt sâu rộng quan điểm xem sự tham gia
của phụ nữ là điều kiện quan trọng nhất để khai thác phát huy mạnh mẽ những tiềm năng
to lớn của lực lượng chiếm ½ dân số thế giới.
• Có chính sách bảo vệ, hỗ trợ một cách cụ thể, thiết thực đối với phụ nữ là nông dân
• Mở rộng việc làm và đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ
• Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo
• Xã hội hóa việc thực hiện chính sách đối với phụ nữ và nâng cvao năng lực vai trò tổ
chức xã hội của phụ nữ
• Nâng cao nhận thức về giới của cán bộ quản lý và lãnh đạo các cấp
• Kiện toàn bộ máy tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của
phụ nữ từ TW, các bộ ngành đến các địa phương và cơ sở.
7

×