Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của một số tiểu từ tình thái thường dùng trong tiếng hàn công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2015

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG CỦA MỘT SỐ
TIỂU TỪ TÌNH THÁI THƯỜNG DÙNG TRONG TIẾNG HÀN

Sinh viên thực hiện :
Yoon Hyoung Geun, 125VNH, Khoa Việt Nam học
Người hướng dẫn :
Th.S. Nguyễn Thị Hồng Yến

Thành Phố Hồ Chí Minh - Tháng 3 / 2015


MỤC LỤC
1.Mở Đầu..................................................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài : ...................................................................................................................1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài :.............................................................................................1
1.3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài : .........................................................................4
1.4. Cơ sơ lý luận và phương pháp nghiên cứu :.......................................................................................4
1.5. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu, giới hạn của đề tài : ....................................................................5
1.6. Đóng góp mới của đề tài : ..................................................................................................................6
1.7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn : ................................................................................................7
1.8. Kết cấu của đề tài : .............................................................................................................................7
2. Nội dung..............................................................................................................................................11
2.1. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa so sánh và nhấn mạnh „-은/는‟ ...................................................11
2.1.1. Kết hợp với danh ngữ: tiểu từ tình thái ‘은/는’ thể hiện ‘một đối tượng nào đó là chủ đề trong


câu’. Có ý nghĩa: ‘đưa ra một đối tượng chỉ định đặc biệt và giải thích về đối tượng đó’. ..............11
2.1.2. Kết hợp với danh ngữ, trạng ngữ, đuôi từ liên kết ‘-아, -게, -지, -고’: tiểu từ tình thái ‘은/는’
thể hiện hiển ngơn ‘một đối tượng nào đó được so sánh, đối chiếu với một đối tượng khác’. ...........12
2.1.3. Kết hợp với danh ngữ, trạng ngữ, một số đi từ liên kết: tiểu từ tình thái ‘은/는’ thể hiện ý
nhấn mạnh từ ngữ đi liền trước ‘은/는’ . ............................................................................................13
2.2. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa giới hạn „-만/-뿐/-밖에 ‟ .............................................................14
2.2.1. Tiểu từ tình thái ‘-만’ ....................................................................................................................14
2.2.1.1. Tiểu từ tình thái ‘만’ biểu thị ý có liên quan với cái gì khác, giới hạn đối tượng 'chỉ một'. ..14
2.2.1.2. Tiểu từ tình thái ‘만’ nhấn mạnh đặc biệt ý nghĩa giới hạn về thời gian...............................15
2.2.1.3. Tiểu từ tình thái ‘만’ thể hiện điều kiện để chuyển thành một trạng thái nào đó hoặc đạt
được một việc nào đó. .........................................................................................................................15
2.2.2. Tiểu từ tình thái ‘-뿐’ ................................................................................................................16
2.2.3. Tiểu từ tình thái ‘-밖에’ ............................................................................................................17
2.3. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa „bao gồm‟ „-까지, -조차, -마저‟ ................................................18


2.3.1. Tiểu từ tình thái ‘까지’ .............................................................................................................19
2.3.1.1. Tiểu từ tình thái ‘까지’ thể hiện hạn mức của thời gian, địa điểm, trình tự, trạng thái của
hành động............................................................................................................................................19
2.3.1.2. Tiểu từ tình thái ‘까지’ thể hiện điểm kết thúc của không gian hoặc thời gian; nhấn mạnh
điểm kết thúc của mức độ đạt trạng thái nào đó hoặc hành động nào đó. Trường hợp này, ‘까지’
thường kết hợp với thời gian không xác định......................................................................................20
2.3.1.3. Tiểu từ tình thái ‘까지’ thể hiện tình huống trạng thái và hành động nào đó thêm (bao gồm)
trạng thái và hành động khác..............................................................................................................21
2.3.1.4. Tiểu từ tình thái ‘까지’ thể hiện trạng thái khơng hài lịng về sự việc trước nhưng thêm một
sự việc nữa cũng không hài lịng.........................................................................................................21
2.3.1.5. Tiểu từ tình thái ‘까지’ thể hiện tình huống cực đoan như khi sự tình đạt tới mức độ nào đó
cao hoặc trên mức độ bình thường, ngồi suy đốn. Khi phát sinh tình huống khơng nằm trong dự
tính, chúng ta cũng có thể sử dụng tiểu từ tình thái này. ....................................................................22
2.3.2. Tiểu từ tình thái ‘조차’ .............................................................................................................23

2.3.2.1. Tiểu từ tình thái ‘조차’ thể hiện tình huống ‘thêm một việc không tốt xảy ra đối với sự việc,
hiện tượng được nói đến’. ...................................................................................................................24
2.3.2.2. Tiểu từ tình thái ‘조차’ thể hiện nhấn mạnh một sự việc nào đó trở thành tình huống ngồi
dự tính ở mức cao nhất. ......................................................................................................................24
2.3.2.3. Tiểu từ tình thái ‘조차’ thể hiện tình huống ‘sự vật và hiện tượng nào đó đều được bao gồm’
hoặc ‘tồn bộ đến cuối cùng của sự vật và hiện tượng nào đó’ .........................................................25
2.3.3. Tiểu từ tình thái ‘-마저 ’ ...........................................................................................................26
2.3.3.1. Tiểu từ tình thái ‘마저’ thể hiện tình huống ‘đến một cái gì đó sau cùng’. ...........................27
2.3.3.2. Tiểu từ tình thái ‘마저’ thể hiện tình huống ‘một sự việc nào đó đạt đến trạng thái mà người
nói khơng ngờ là ở mức cao nhất’. .....................................................................................................28
2.3.3.3. Tiểu từ tình thái ‘마저’ thể hiện tình huống ‘đã gặp một sự việc khơng tốt hoặc bất lợi
nhưng cũng gặp thêm một sự việc khác khơng tốt nữa’. .....................................................................29
2.4. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa „bao gồm‟ „-도‟ ...........................................................................29
2.4.1. Tiểu từ tình thái ‘도’ thể hiện ‘một sự vật, hiện tượng nào đó xảy ra giống với sự vật, hiện
tượng được nói trước’. ........................................................................................................................30
2.4.2. Tiểu từ tình thái ‘도’ thể hiện sự kết hợp hoặc liệt kê trên hai sự vật, hiện tượng của cùng một
đối tượng được nói đến. ......................................................................................................................30
2


2.4.3. Tiểu từ tình thái ‘도’ thể hiện mức độ phỏng đốn. Tiểu từ tình thái này thường được sử dụng
khi thời gian ở mức độ nhiều hoặc ít hơn người nói nghĩ. ..................................................................31
2.4.4. Tiểu từ tình thái ‘도’ thể hiện trạng thái hoặc hành động nào đó ở mức cao nhất. .................31
2.4.5. Kết hợp với phó từ hoặc danh từ, nhấn mạnh trạng thái cảm xúc như thất vọng, ngạc nhiên,
tức giận, v.v. ........................................................................................................................................32
2.4.6. Tiểu từ tình thái ‘도’ thể hiện ý nghĩa nhượng bộ hoặc cho phép vì ........................................32
2.4.7. Kết hợp với danh ngữ, tiểu từ tình thái ‘도’ thể hiện ý phủ định ở mức độ cao : .....................33
2.4.8. Sử dụng ở câu phủ định, phủ định ở mức tuyệt đối. Thường kết hợp với đại từ nghi vấn như
‘누구(ai), 언제 (khi nào), 어디 (ở đâu). ............................................................................................34
2.4.9. Tiểu từ tình thái ‘도’ thể hiện ý nghĩa ‘tồn bộ, tồn thể’ ........................................................34

2.5. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa lựa chọn „-이나 / -이라도 / -이든지‟ .........................................36
2.5.1. Tiểu từ tình thái ‘-(이)라도’ .....................................................................................................37
2.5.1.1. Tiểu từ tình thái ‘이라도’ thể hiện tình huống cần phải chuẩn bị cái gì đó mà lại chưa
chuẩn bị, nhưng cũng khơng sao. Dù khơng hài lịng nhưng người nói nghĩ việc đó khơng thành vấn
đề. ........................................................................................................................................................37
2.5.1.2. Tiểu từ tình thái ‘이라도’ thể hiện tình huống ‘có thể’ hoặc ‘khơng thể’. ............................38
2.5.1.3. Tiểu từ tình thái ‘이라도’ thể hiện tình huống khi hội đủ điểu kiện (khơng phân biệt điều
kiện là gì) thì việc gì cũng sẽ làm. Kết hợp với từ nghi vấn như ‘누구, 언제, 어떤’. ........................39
2.5.2. Tiểu từ tình thái ‘-이나’ ............................................................................................................39
2.5.2.1. Tiểu từ tình thái ‘이나’ thể hiện tình huống ‘chọn một cái gì đó trong nhiều điều kiện’, có
nghĩa tương đương với ‘hoặc’. ...........................................................................................................40
2.5.2.2. Tiểu từ tình thái ‘이나’ thể hiện ý nghĩa ‘chọn cái này, không phải là cái gì khác’, nhưng
người nói khơng hồn tồn hài lịng về sự lựa chọn của mình. ..........................................................40
2.5.2.3. Tiểu từ tình thái ‘이나’ thể hiện ý nghĩa ‘khơng có khác biệt, tất cả đều...’. Thường kết hợp
với đại danh từ nghi vấn như ‘누구, 무엇, 언제, 어디’ hoặc ‘어떤, 어느, 무슨’. ...........................41
2.5.2.4. Tiểu từ tình thái ‘이나’ thể hiện ý nghĩa dự đoán. Thường sử dụng trong câu hỏi để hỏi về
số lượng mà người nói muốn ước lượng. ............................................................................................41
2.5.2.5. Tiểu từ tình thái ‘이나’ thể hiện việc ước lượng số lượng nhưng số lượng cao/nhiều hơn
người nói đã tưởng. .............................................................................................................................42
3


2.5.3.Tiểu từ tình thái ‘-(이)든지/(이)든’...........................................................................................42
2.5.3.1. Tiểu từ tình thái ‘-(이)든지’ thường sử dụng hình thức ‘-든 -든’. ........................................43
2.5.3.2. Khơng phân biệt, khơng lựa chọn, ai / gì cũng được. ............................................................43
2.6. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa nhượng bộ „–(이)나마‟ ...............................................................44
2.6.1. Vì chưa đủ hoặc thiếu nên người nói khơng thỏa mãn và tiếc, nhưng có thể chịu được. .........44
2.7. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa phủ định „커녕‟ ...........................................................................45
2.7.1. Kết hợp với danh ngữ: Tiểu từ tình thái ‘커녕’ được sử dụng khi gặp tình huống khơng tốt
bằng tình huống đã giả định trước......................................................................................................46

2.7.2. Kết hợp với vị từ: Tiểu từ tình thái ‘커녕’ thể hiện ý nghĩa ‘điều người nói mong chờ khơng
xảy ra mà cịn ngược lại..’ ..................................................................................................................46
2.8. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa nhấn mạnh „-(이)야‟ ....................................................................48
2.8.1. Khi tình huống nhấn mạnh ý nghĩa của ‘tất nhiên’, có thể sử dụng ‘-(이)야’. ‘-(이)야’ được
kết hợp để nhấn mạnh sự đối chiếu. Có nghĩa ‘khơng có cái khác nhưng cái này thì tất nhiên’........48
2.8.2. Nếu ‘-(이)야’ kết hợp với danh ngữ liền trước, có nghĩa danh ngữ đó ‘…khơng có vấn đề’
hoặc ‘…khơng quan trọng’. ................................................................................................................49
2.8.3. Kết hợp với phó từ thời gian hoặc trạng ngữ thì có nghĩa ‘phải đạt đến A mới được B’. tình
huống này thường sử dụng bằng ‘-서야’. ...........................................................................................49
2.8.4. ‘-(이)라 -(i)la’ là hình thức việc sử dụng của động từ ‘이다’. ‘-(이)야’ có thể kết hợp với ‘(이)라’. Thường sử dụng bằng ‘-(이)라야’ để nhấn mạnh điều kiện nào đó. ....................................50
2.8.5. Khi đi từ liên kết ‘-고(고서)’ kết hợp với ‘-이야’, nhấn mạnh nội dung của vị từ chính. Kết
hợp với‘-고(고서)’, ‘-아서, -어서, -여서 ’ thì biểu hiện quan hệ hình thành điểu kiện nào đó hoặc
tình hình nào đó. .................................................................................................................................51
2.8.6. Nếu khơng phải là sự việc, hiện tượng này thì khơng có khả năng đạt được việc đó. Tức là,
tiểu từ tình thái ‘-이야’ thể hiện mạnh nghĩa của ‘vì... nên’. Đơi khi, có thể sử dụng bằng ‘-이/가

아니고서야(-i/ga a ni gô sơ ya)’........................................................................................................51
2.9. Tiểu từ tình thái nhấn mạnh đối tượng chỉ định „(이)야말로‟.........................................................52
2.10.Tiểu từ tình thái biểu thị „sự bắt đầu‟ „-부터 „ ................................................................................54
4


2.10.1. Tiểu từ tình thái ‘부터’ thể hiện trạng thái, sự vật, hiện tượng được bắt đầu bằng hành động,
địa điểm hoặc thời gian nào đó...........................................................................................................54
2.10.2. Tiểu từ tình thái ‘부터’ thể hiện sự bắt đầu của thứ tự. .........................................................55
2.10.3. Tiểu từ tình thái ‘부터’ thể hiện sự bắt đầu một hành động từ đối tượng ở vai chủ ngữ của
câu. ......................................................................................................................................................55
2.10.4. Tiểu từ tình thái ‘부터’ thể hiện ý nghĩa của ‘giải quyết bắt đầu từ việc căn bản’. ...............56
2.11.Tiểu từ tình thái biểu thị „từng cái một‟ „마다‟ ..............................................................................57
2.11.1. Tiểu từ tình thái ‘마다’ thể hiện nghĩa ‘từng cái một trong tất cả’ ........................................58

2.11.2. Kết hợp với thời gian, tiểu từ tình thái ‘마다’ thể hiện ‘sự vật, hiện tượng được lặp đi lặp lại
trong một thời gian nhất định. ............................................................................................................58
2.12.Tiểu từ tình thái biểu thị ý hạn định „-만큼‟ ...................................................................................59
2.12.1. Kết hợp với tiểu từ tình thái‘-은 / -ưn’, tiểu từ tình thái ‘만큼’ thể hiện ý nghĩa ‘…thì…
phải…’, trong tình huống A thì phải B. ...............................................................................................59
2.12.2. Kết hợp với tiểu từ tình thái ‘-도’, tiểu từ tình thái ‘만큼’ thể hiện ý nghĩa ‘mức độ thấp hơn
sự thật ’ ...............................................................................................................................................59
2.13.Tiểu từ tình thái biểu thị ý so sánh „-보다‟ .....................................................................................60
2.14. Tiểu từ tình thái biểu thị „sự nhấn mạnh‟ „-다가‟ ..........................................................................61
2.14.1. Kết hợp với đại danh từ chỉ thị hoặc trợ từ ‘-에, 에게’ nhấn mạnh một đối tượng hoặc một
nơi. ......................................................................................................................................................61
2.14.2. Tiểu từ tình thái ‘다가’ thể hiện đối tượng được thêm vào ngoài cái/ sự việc khác hoặc ngồi
sự việc có tính căn bản. .......................................................................................................................61
2.15. Tiểu từ tình thái biểu thị mức độ „깨나‟ ........................................................................................62
2.16. Tiểu từ tình thái „대로‟ ..................................................................................................................63
2.16.1. Kết hợp với danh từ, có nghĩa mệnh lệnh, chỉ thị, khuyên bảo, tiểu từ tình thái ‘대로’ có
nghĩa ‘dựa vào’, ‘như đó’, ‘theo’........................................................................................................63
2.16.2. Tiểu từ tình thái ‘대로’ thể hiện ý nghĩa ‘khơng có gì thay đổi’. ...........................................63
2.16.3. Tiểu từ tình thái ‘대로’ thể hiện ý nghĩa ‘riêng biệt’ / ‘khác biệt’ .........................................64
5


2.17. Tiểu từ tình thái „–(이)ㄴ즉‟......................................................................................................64
2.18. Tiểu từ tình thái „-따라‟ .................................................................................................................65
2.19. Tiểu từ tình thái „인들‟ ..................................................................................................................66
2.20. Tiểu từ tình thái „–치고‟ ................................................................................................................67
2.20.1. Tiểu từ tình thái ‘치고’ thể hiện tình huống ‘khơng có ngoại lệ, tất cả’. ...............................67
2.20.2. Tiểu từ tình thái ‘치고’ thể hiện tình huống có ngoại lệ trong trạng thái bình thường. .........67
2.21. Tiểu từ tình thái „(이)라고‟............................................................................................................68
2.21.1. Tiểu từ tình thái ‘라고’ thể hiện sự việc, đối tượng người nói nghĩ khơng tốt. ......................68

2.21.2. Tiểu từ tình thái ‘라고’ thể hiện lý do hoặc ngun nhân của nội dung ở phía sau. Câu có
nghĩa phủ định thường được theo sau.................................................................................................69
3. Kết luận – Kiến nghị : .......................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................71

6


1.Mở Đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài :
Hàng năm, số người nước ngoài học tiếng Hàn tăng lên, tài liệu dạy tiếng Hàn
cho người nước ngoài cũng tăng lên, nhưng tài liệu dành riêng cho học viên người Việt
vẫn thiếu. Hơn nữa, theo đà phát triển ngày càng tăng trong quan hệ ngoại giao nhiều
mặt giữa Việt Nam và Hàn Quốc, nhu cầu về nguồn nhân lực thông thạo hai thứ tiếng
Việt-Hàn cũng tăng. Báo cáo khoa học này hy vọng là một tài liệu giúp một phần nhỏ
cho việc học và nghiên cứu tiếng Hàn của học viên người Việt trong mảng tiểu từ tình
thái.
Tiểu từ tình thái là một phạm trù ngữ pháp quan trọng.Việc hiểu rõ tiểu từ tình
thái giúp người học biểu hiện tốt hơn những sắc thái đa dạng của từ ngữ trong ngôn
bản hoặc văn bản. Tuy nhiên, tài liệu về tiểu từ tình thái cho người nước ngồi nói
chung, cho người Việt nói riêng, cũng rất thiếu.
Vì những lý do trên, bài viết này chọn mơ tả, phân tích 27 tiểu từ tình thái được
xem là có tần số xuất hiện cao trong tiếng Hàn. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ nêu những
điểm người Việt học tiếng Hàn dễ phạm lỗi khi học, sử dụng những tiểu từ tình thái
này.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài :
Tiếng Hàn có hai loại trợ từ: trợ từ cách và tiểu từ tình thái. Trong số những tài
liệu đã nghiên cứu về trợ từ thì những nghiên cứu về trợ từ cách chiếm phần lớn. Do đó,
rất cần những tài liệu, chuyên khảo về tiểu từ tình thái cho người Hàn Quốc hoặc người
nước ngồi.

Theo giới ngơn ngữ học tiếng Hàn, tiểu từ trong tiếng Hàn là phần ngữ pháp
được xem là khó học đối với học viên người nước ngoài, và là một điểm ngữ pháp
1


thuộc trình độ nâng cao nên nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu. Đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu đa dạng về chúng, những chuyên khảo nổi bật và có liên
quan mật thiết đến đề tài là:
- Chinese Learner's Teaching/Learning Methods of Korean Case Particles,
Jeong Jeong-Deok, 2010, nghiên cứu về cách dạy trợ từ bằng việc so sánh, đối chiếu
giữa hai ngôn ngữ Trung Quốc và Hàn Quốc. Mục đích của việc nghiên cứu này nhằm
giúp người Trung Quốc học tiếng Hàn, khi học phần tiểu từ tình thái có thể hiểu một
cách dễ dàng hơn.
- A Study on particle error analysis and particle teaching method, Hoàng Thị
Hải Anh, 2009, nghiên cứu về phương pháp sử dụng trợ từ. Việc nghiên cứu này giúp
học viên người Việt hiểu rõ những lỗi thường mắc phải khi sử dụng trợ từ.
Tuơng tự, trợ từ trong tiếng Việt được xem là những từ chuyên đi kèm từ ngữ
trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ
ngữ đó. Cũng đã có nhiều cơng trình biên khảo có giá trị liên quan đến trợ từ/tiểu từ
tiếng Việt như: Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng, tập 1, Cao Xuân Hạo, Nxb
KHXH, TpHCM, 1991; Hư từ trong Tiếng Việt hiện đại, Nguyễn Anh Quế, Nxb
KHXH, 1988; Từ điển giải thích hư từ Tiếng Việt, Hoàng Trọng Phiến, Nxb Tri thức,
2008, v.v….
Về việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Hàn cho học viên nước ngoài, Hội giảng dạy
ngữ pháp học tại Hàn Quốc chia ra hai quan điểm: Theo quan điểm thứ nhất, việc dạy
hệ thống ngữ pháp của tiếng Hàn cho học viên nước ngoài giống với việc dạy hệ thống
ngữ pháp của tiếng Hàn cho người Hàn Quốc; Quan điểm thứ hai cho rằng việc dạy hệ
thống ngữ pháp của tiếng Hàn cho học viên nước ngoài phải khác với việc dạy hệ
thống ngữ pháp của tiếng Hàn cho người Hàn Quốc.
2



Theo một nghiên cứu của quan điểm thứ hai, vì các học viên nước ngồi có mục
tiêu, thời gian, đối tượng học tập, nền tảng tri thức và văn hóa khác với người bản ngữ
nên việc dạy tiếng Hàn cho học viên người nước ngoài phải khác với việc dạy cho
người bản ngữ. Một số nghiên cứu theo quan điểm đầu tiên cũng cho là dù việc dạy hệ
thống ngữ pháp của tiếng Hàn cho học viên nước ngoài giống với hệ thống ngữ pháp
của tiếng Hàn dành cho người Hàn Quốc nhưng cách dạy thì phải khác với người bản
ngữ.
Báo cáo khoa học này đồng ý với quan điểm thứ hai, việc dạy hệ thống ngữ
pháp dành cho học viên nước ngoài cần phải khác với hệ thống dành cho người Hàn
Quốc. Số học viên người nước ngoài học tiếng Hàn đang ngày càng tăng nên việc dạy
tiếng Hàn cho học viên nước ngồi đang được tích cực nghiên cứu bằng nhiều phương
pháp khác nhau. Tuy nhiên phần lớn việc nghiên cứu dạy tiếng Hàn tập trung cho đối
tượng những người sử dụng tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc. Phương pháp
dạy tiếng Hàn cho người sử dụng ngôn ngữ khác như tiếng Việt thì vẫn rất ít ỏi.
Do mỗi ngơn ngữ có cách cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc từ vựng khác nhau nên
theo nghiên cứu của quan điểm thứ hai, hiện nay là thời điểm cần có phương pháp dạy
tiếng Hàn hợp với từng ngoại ngữ để việc dạy và học có hiệu quả. Ví dụ như khi dạy
điểm ngữ pháp ‘Vst + (으)ㄹ 수 있다.’(tương đương với từ vựng ngữ pháp „có thể‟
trong tiếng Việt), vì đây là một từ vựng ngữ pháp tính nên khi dạy điểm ngữ pháp này
cho người sử dụng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc thì cần giải thích chi tiết mẫu câu
hoặc so sánh với từ vựng có nghĩa tương đương với ngơn ngữ của học viên nước đó.
Tuy vậy, khi dạy điểm ngữ pháp này cho học viên người Nhật thì chỉ cần giải thích
theo cách như „động từ + danh từ + ngữ diễn tả‟ lại có hiệu quả hơn, do ngữ pháp của
tiếng Nhật giống với ngữ pháp của tiếng Hàn. Do đó, việc dạy tiếng Hàn cần có cách
dạy phù hợp với từng ngoại ngữ.
3



Bằng việc học, đọc các tài liệu liên quan, cùng với kiến thức của ba năm học
tiếng Việt, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè người Việt Nam, chúng tôi
tập trung nghiên cứu về tiểu từ tình thái trong ngữ pháp tiếng Hàn bằng cách so sánh,
đối chiếu với những điểm từ vựng ngữ pháp tương đương trong tiếng Việt, rồi phân
tích, giải thích nhằm giúp cho học viên người Việt dễ hiểu hơn.
Báo cáo này cũng mong giúp cho học viên người Hàn đang học tiếng Việt dễ
dàng tiếp thu những điểm ngữ pháp tương ứng của tiếng Việt hay khi giao tiếp, dịch
thuật những vấn đề có liên quan đến tiểu từ tình thái của tiếng Hàn.
1.3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài :
Như trên đã nói, tiểu từ tình thái rất quan trọng vì rất nhiều ý nghĩa ngữ pháp, ý
nghĩa tu từ và quan hệ kết cấu quan trọng trong tiếng Hàn đều phải dựa vào tiểu từ để
diễn đạt. Để giảm khó khăn cho người học, người nghiên cứu, chúng tôi đã chọn đề tài
này.
Báo cáo khoa học này nhằm giúp người học hiểu ý nghĩa và sử dụng chính xác
tiểu từ tình thái. Đồng thời, bài nghiên cứu này cũng được viết với ý định giúp người
Hàn học tiếng Việt có thể tìm những từ tương ứng về tiểu từ tình thái giữa hai thứ tiếng
Hàn – Việt nhanh chóng dễ dàng.
1.4. Cơ sơ lý luận và phương pháp nghiên cứu :
Tiếng Hàn thuộc loại hình ngơn ngữ đa âm tiết, chắp dính, căn tố có thể dùng
như từ đơn, mỗi phụ tố chỉ mang một ý nghĩa và kết hợp với căn tố một cách cơ giới.
Ngược lại, tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập phân tích tính, quan hệ ngữ pháp không
nằm trong từ mà thể hiện chủ yếu qua trật tự từ và hư từ nên phương thức biểu hiện các
sắc thái tu từ trong hai thứ tiếng Hàn – Việt rất khác nhau. Mặt khác, mặc dù trợ từ
tiếng Hàn là một tiểu hệ thống đã được phân định rõ ràng thành các nhóm chức năng
4


khác nhau, chuyên biểu đạt những ý nghĩa ngữ pháp, ngữ dụng riêng biệt, song trong
thực tế sử dụng thường xảy ra hiện tượng luân phiên thay thế của các trợ từ, tiểu từ tình
thái thuộc những nhóm chức năng hồn tồn khác nhau. Điều này gây nhiều khó khăn

cho học viên người Việt khi học tiếng Hàn.
Trong đề tài này, bằng kiến thức của ba năm học đại học tiếng Việt, và những
kiến thức thu thập được từ các tài liệu của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Hàn ngữ
học cũng như Việt ngữ học về trợ từ và tiểu từ tình thái, chúng tơi lấy đó làm cơ sở lý
luận để phân tích ý nghĩa của 27 tiểu từ tình thái được xem là thơng dụng nhất. Mỗi ý
nghĩa của tiểu từ tình thái mà chúng tơi đề cập đều có ví dụ minh họa để giải thích.
Ngồi ra, chúng tơi cũng tìm những ý nghĩa ngữ pháp tương đương trong tiếng Việt để
học viên người Việt học tiếng Hàn dễ hiểu ý nghĩa của những tiểu từ tình thái chúng tơi
đề cập.
Phương pháp nghiên cứu là hai phương pháp chủ yếu: miêu tả và so sánh, đối
chiếu. Chúng tôi sử dụng những thủ pháp như so sánh, phân tích, giải thích, đưa ra ví
dụ minh họa dựa theo từng tình huống cụ thể. Các ví dụ phần lớn được lấy theo các
sách, các giáo trình dạy tiếng Hàn cho người nước ngoài.
1.5. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu, giới hạn của đề tài :
Có 48 tiểu từ tình thái trong tiếng Hàn1. Trong khn khổ có hạn của một bài
nghiên cứu, chúng tơi chỉ xin khảo sát, phân tích 27 tiểu từ tình thái2 được xem là có
tần số sử dụng cao, chọn lọc, sắp xếp, phân loại và phân tích theo từng đề mục nhằm
1

Theo „Na Eun-Mi, Choi Jeong-Hye (2009), the study for use of frequency of postposition particle in modern
Korean Language, the Korean Language Research Institute of Korea University‟ và „National Institute of the
Korean Language (1999), Standard Korean Dictionary‟.
2

Theo „Na Eun-Mi, Choi Jeong-Hye (2009), the study for use of frequency of postposition particle in modern
Korean Language, the Korean Language Research Institute of Korea University‟ và „National Institute of the
Korean Language (2002), The Frequency Investigation in use of Modem Korean‟.
5



giúp học viên người Việt có được những kiến thức cần thiết để nhận diện, hiểu chính
xác ý nghĩa các tiểu từ tình thái này trong các bình diện hoạt động ngữ pháp khác nhau,
giúp cho học viên đỡ nhầm lẫn khi thực tập, sử dụng phần ngữ pháp này.
27 tiểu từ tình thái thơng dụng nhất trong tiếng Hàn là các tiểu từ sau: 은/는, 만,
뿐, 밖에, 까지, 조차, 마저, 도, 이나, 이라도, 이든지, 이나마, 커녕, 이야, 이야말로,
부터, 마다, 만큼, 보다, 다가, 깨나, 대로, 인즉, 따라, 인들, 치고, 라고.
1.6. Đóng góp mới của đề tài :
Trong các cơng trình đã dẫn ở mục 1.2, các tác giả đã tập hợp và giải thích ý
nghĩa các trợ từ, xem như nhóm từ đối lập với thực từ, chỉ ra các giá trị ngữ pháp, ngữ
dụng của chúng. Họ xem chúng như một thứ “nhựa” gắn kết các dạng cấu trúc phát
ngơn, có vai trị là những “tác tử cú pháp” (operators) tạo nên các kết hợp ngữ nghĩa,
được xem là nhiều khi biến ảo đến mức khó nhận diện.
Bổ sung cho những cơng trình trên, trong đề tài này, chúng tơi phân tích sâu, chi
tiết các nét nghĩa đặc trưng mà 27 tiểu từ tình thái chứa đựng. Mỗi ý nghĩa đều có câu
ví dụ theo tình huống và những ví dụ này thường được người Hàn sử dụng trong thực
tế.
Đối với việc học và dạy tiếng như một ngoại ngữ thứ hai, việc giúp học viên hệ
thống cách dùng những từ có tần số xuất hiện cao, hoặc của một từ nhưng có nhiều
cách sử dụng với những nét nghĩa khác nhau như 27 tiểu từ tình thái này, thiết nghĩ, là
việc hỗ trợ học viên rất nhiều trong việc rút ngắn khoảng thời gian họ phải bỏ ra so với
việc học một cách rời rạc, không hệ thống.

6


1.7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn :
Ý nghĩa lý luận: trợ từ trong tiếng Hàn nói chung, tiểu từ tình thái nói riêng có ý
nghĩa rất đa dạng, khá phức tạp. Nó thường bao gồm những từ thuần túy mang ý
nghĩa ngữ pháp nên khó tìm ra những từ có ý nghĩa tương đương trong tiếng Việt. Bài
báo cáo này hy vọng giúp người học nắm bắt ý nghĩa đặc trưng, riêng biệt của từng

tiểu từ tình thái và có thể sử dụng chúng trong thực tiễn dễ dàng hơn.
Ý nghĩa thực tiễn: giúp học viên người Việt hiểu và sử dụng đúng tiểu từ tình
thái tiếng Hàn và có thể biểu hiện suy nghĩ của mình bằng tiếng Hàn một cách sinh
động, tự nhiên theo tình huống; góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập hai
thứ tiếng Hàn – Việt.
1.8. Kết cấu của đề tài :
1. Mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
1.3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
1.4. Cơ sơ lý luận và phương pháp nghiên cứu
1.5. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu, giới hạn của đề tài
1.6. Đóng góp mới của đề tài
1.7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
1.8. Kết cấu của đề tài
2. Nội dung
7


2.1. Tiểu từ tình thái so sánh và nhấn mạnh chủ đề „-은/는‟ tương đương với
tiểu từ „thì‟ trong tiếng Việt.
2.2. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa „giới hạn‟: „-만/-뿐/-밖에 ‟.
2.2.1. Tiểu từ tình thái „-만‟
2.2.2. Tiểu từ tình thái „-뿐‟
2.2.3. Tiểu từ tình thái „-밖에‟
2.3. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa „bao gồm‟ và „ngồi dự tính‟:
„-까지, -조차, -마저‟
2.3.1. Tiểu từ tình thái „-까지‟
2.3.2. Tiểu từ tình thái „-조차‟
2.3.3. Tiểu từ tình thái „-마저‟

2.4. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa „bao gồm‟: „-도‟
2.5. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa „lựa chọn‟: „-이나 / -이라도 / -이든지‟
2.5.1. Tiểu từ tình thái „-이나‟
2.5.2. Tiểu từ tình thái „-이라도‟
2.5.3. Tiểu từ tình thái „-이든지‟
2.6. Tiểu từ tình thái biểu thị „ý nhượng bộ‟: „-(이)나마‟
8


2.7. Tiểu từ tình thái biểu thị „ý phủ định‟: „-커녕‟
2.8. Tiểu từ tình thái nhấn mạnh ý nghĩa „tất nhiên‟: „-(이)야‟
2.9. Tiểu từ tình thái nhấn mạnh đối tượng chỉ định „-(이)야말로‟
2.10. Tiểu từ tình thái biểu thị „sự bắt đầu‟: „-부터 „
2.11. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa „riêng biệt, từng cái một‟: „-마다‟
2.12. Tiểu từ tình thái biểu thị „hạn định‟: „-만큼‟
2.13. Tiểu từ tình thái biểu thị „so sánh‟: „-보다‟
2.14. Tiểu từ tình thái biểu thị „ý nhấn mạnh‟: „-다가‟
2.15. Tiểu từ tình thái biểu thị „mức độ‟: „-깨나‟
2.16. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa „mệnh lệnh, chỉ thị, khuyên bảo‟: „-대로‟
2.17. Tiểu từ tình thái nhấn mạnh ý nghĩa „...là‟: „-(이)ㄴ즉‟
2.18. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa „khơng giống như ngày thường‟: „-따라‟
2.19. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa „nhượng bộ‟ và „hỏi ngược lại‟: „-인들‟
2.20. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa „có ngoại lệ‟ hoặc „khơng có ngoại lệ‟:
9


„-치고‟
2.21. Tiểu từ tình thái nhấn mạnh đối tượng của phủ định „-(이)라고‟
3. Kết Luận - Kiến nghị


10


2. Nội dung
2.1. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa so sánh và nhấn mạnh ‘-은/는’
Cách kết hợp : danh ngữ, trạng ngữ, đuôi từ liên kết + 은/는
-

Nếu có phụ âm cuối ở từ kết hợp thì sử dụng „은‟.

Tiểu từ tình thái ‘은/는’ biểu hiện ý nghĩa „đưa ra một đối tượng, giải thích rõ
hơn, so sánh hoặc nhấn mạnh đối tượng đó so với đối tượng khác‟.
2.1.1. Kết hợp với danh ngữ: tiểu từ tình thái ‘은/는’ thể hiện ‘một đối tượng
nào đó là chủ đề trong câu’. Có ý nghĩa: ‘đưa ra một đối tượng chỉ định đặc biệt và
giải thích về đối tượng đó’.
a. 형국이는 먹는 것을 좋아합니다.
Cách đọc : Hyung-Kook i nưn mơc nưn gơ sưl jo a ham ni đa.
Nghĩa : Hyung-Kook thì thích ăn.
- Trong câu này, tiểu từ tình thái ‘은/는’ miêu tả đối tượng „Hyung-Kook‟ và
nhấn mạnh chủ đề trong câu này là ‘Hyung-Kook‟. Tức là, dù không hiển thị rõ
phải phân biệt với người khác mà chỉ là diễn tả về đối tượng người nói muốn
nhấn mạnh thì tiểu từ tình thái ‘은/는’ được sử dụng.
b. 저는 베트남에서 살고 있습니다.
Cách đọc : Jơ nưn vietnam e sơ sal gô i xưm ni đa.
11


Nghĩa : Tơi thì đang sống ở Việt Nam.
- Trong câu này, tiểu từ tình thái ‘은/는’ cũng giải thích về việc „tôi‟ (chứ không
phải người khác) đang sống ở Việt Nam. Do đó, ‘은/는’ trong câu này cũng có

ý nghĩa đánh dấu „chủ đề‟.
2.1.2. Kết hợp với danh ngữ, trạng ngữ, đuôi từ liên kết ‘-아, -게, -지, -고’:
tiểu từ tình thái ‘은/는’ thể hiện hiển ngơn ‘một đối tượng nào đó được so sánh, đối
chiếu với một đối tượng khác’.
a. 사과는 먹어도 딸기는 먹지마라.
Cách đọc : Sa gua nưn mơ gơ đô tal ghi nưn mơc ji ma ra.
Nghĩa : Táo thì ăn được nhưng dâu tây thì khơng được.
- Trong câu này, tiểu từ tình thái ‘은/는’ khơng những nhấn mạnh chủ đề mà
cịn nhấn mạnh sự khác nhau giữa „táo‟ và „dâu tây‟. Như thế, ‘은/는’ có thể sử
dụng khi so sánh, đối chiếu những đối tượng khác nhau với những thuộc tính
khác nhau.
b.하노이는 가보았다.
Cách đọc : Ha nôi nưn ga bô a ta.
Nghĩa : Hà Nội thì tơi đã từng đi rồi.
12


- Câu này có nghĩa „Hà Nội thì đi rồi, nhưng thành phố khác thì…‟. Mặc dù
khơng hiển ngơn những địa điểm khác trong câu này nhưng có thể ngầm hiểu
rằng có sự đối chiếu, so sánh Hà Nội và thành phố khác qua việc sử dụng tiểu từ
tình thái ‘은/는’. Như thế, yếu tố được đối chiếu có thể ẩn trong mạch văn.
2.1.3. Kết hợp với danh ngữ, trạng ngữ, một số đi từ liên kết: tiểu từ tình
thái ‘은/는’ thể hiện ý nhấn mạnh từ ngữ đi liền trước ‘은/는’ .
a. 아무리 바쁘더라도 밥은 먹어야지.
Cách đọc : A mu ri ba bbư đơ ra đô bap ưn mơ gơ ya ji.
Nghĩa : Mặc dù rất bận nhưng cơm thì vẫn phải ăn.
- Nếu khơng có tiểu từ tình thái ‘은/는’ thì ý nghĩa câu này vẫn trọn vẹn, đầy đủ.
Nhưng có thể nhấn mạnh sự quan trọng của từ ngữ đi liền trước bằng cách sử
dụng ‘은/는’.
b. 조금은 가져가도 돼요.

Cách đọc : Jô gưm ưn ga jyo ga đơ đe yo.
Nghĩa : Nếu lấy ít thì được.
- Câu này kết hợp với tiểu từ tình thái „은/는‟ thì nhấn mạnh ý nghĩa „ít‟.

13


2.2. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa giới hạn ‘-만/-뿐/-밖에 ’
Ba tiểu từ tình thái này đều có ý nghĩa „trong phạm vi của những hạng mục
tương tự, chỉ một hạng mục được chỉ định đặc biệt và những hạng mục khác không
được lựa chọn, phải loại bỏ‟. Tuy nhiên, ba tiểu từ tình thái có sự khác biệt về cách sử
dụng như sau :
2.2.1. Tiểu từ tình thái ‘-만’
Cách kết hợp : danh ngữ hoặc trạng ngữ + 만
Tiểu từ tình thái ‘만’ thể hiện ý „giới hạn‟. ‘만’ có thể sử dụng trong cả hai tình
huống: phủ định và khẳng định.
2.2.1.1. Tiểu từ tình thái ‘만’ biểu thị ý có liên quan với cái gì khác, giới hạn
đối tượng 'chỉ một'.
a. 그는 한국어만 배우고 영어는 배우지 않습니다.
Cách đọc : Gư nưn han gu gơ man be u gô yung ơ nưn be u ji an xưm ni đa.
Nghĩa : Anh ấy chỉ học tiếng Hàn thôi, không học tiếng Anh.
b. 형권이만 시험에 통과했다.
Cách đọc : Hyung-Kwon i man si hơm e thông goa he ta.
Nghĩa : Chỉ Hyung-Kwon thi đậu thôi.

14


2.2.1.2. Tiểu từ tình thái ‘만’ nhấn mạnh đặc biệt ý nghĩa giới hạn về thời
gian.

a. 길우는 시간만 있으면 공부를 한다.
Cách đọc : Gil-woo nưn si gan man i xư mi ôn gông bu rưl han đa.
Nghĩa : Chỉ khi có thời gian Gil-woo mới học.
b. 이번 한번만 용서해주세요.
Cách đọc : I bơn han bơn man yong sơ he ju se yo.
Nghĩa : Hãy tha cho tôi chỉ lần này thơi.
2.2.1.3. Tiểu từ tình thái ‘만’ thể hiện điều kiện để chuyển thành một trạng
thái nào đó hoặc đạt được một việc nào đó.
a. 눈만 감아도 잠이 올 것 같다.
Cách đọc : Nun man ga ma đô ja mi ôl gơt ga ta.
Nghĩa : Chỉ cần nhắm mắt thì tơi sẽ ngủ được.
b. 그 사람만 보면 행복해져요.
Cách đọc : Gư sa ram man bô mi ôn heng bo khe jyơ yo.
Nghĩa : Chỉ cần nhìn người đó thơi là tơi cảm thấy hạnh phúc rồi.
15


2.2.2. Tiểu từ tình thái ‘-뿐’
Cách kết hợp : danh ngữ hoặc trạng ngữ + 뿐
Ý nghĩa của tiểu từ tình thái ‘뿐’ giống với tiểu từ tình thái ‘만’.
Nhưng ‘뿐’ chỉ có thể kết hợp với vị ngữ ‘이다’ và ‘아니다’.
a. 이 곳에서 베트남어를 할 줄 아는 사람은 혜민이뿐이다.
Cách đọc : I gô se sơ ve thư na mơ rưl hal jul a nưn sa ram ưn Hye-Min i bbun i
đa.
Nghĩa : Ở đây, chỉ Hye-Min là người có thể nói tiếng Việt thơi.
b. 이 곳에서 베트남어를 할 줄 아는 사람은 혜민이뿐이 아니다.
Cách đọc : I gô se sơ ve thư na mơ rưl hal jul a nưn sa ram ưn Hye-Min i bbun i
a ni đa.
Nghĩa : Ở đây, người có thể nói tiếng Việt thì chỉ trừ Hye-Min thôi.
* Khi vị ngữ ‘아니다’ theo sau, ‘뿐’ thường kết hợp với ‘만’:

‘-뿐만 아니다’. Hơn nữa, trong tình huống có thể sử dụng cả ‘뿐’ và ‘만’ thì ‘만’
thường được sử dụng nhiều hơn.
c. 오늘 지각한 사람은 지홍이뿐만이 아니다.

16


Cách đọc : Ô nưl ji gak han sa ram ưn Ji-Hong i bbun man i a ni đa.
Nghĩa : Hôm nay người đi học trễ không phải chỉ là Ji-Hong thơi.
2.2.3. Tiểu từ tình thái ‘-밖에’
Cách kết hợp : danh ngữ / đuôi từ làm danh từ + 밖에
Tiểu từ này thường kết hợp với danh ngữ hoặc phụ tố danh hóa ‘-기’. Vị ngữ có
nghĩa phủ định theo sau. Tiểu từ này biểu hiện phạm vi được giới hạn.
Trong tiếng Việt, ý nghĩa của ‘chỉ ... thôi’ và ‘trừ..‟ tương ứng với ý nghĩa
của ‘-밖에’.
a. 현화는 공부밖에 모른다.
Cách đọc : Hyun-Hwa nưn gông bu ba ke mô rưn đa.
Nghĩa : Hyun-Hwa chỉ biết học thơi.
- Tình huống này, người nói nghĩ Hyun-hwa khơng quan tâm gì cả hoặc khơng
biết gì cả trừ việc học. Khi tồn tâm tồn ý cố gắng làm hoặc nghĩ về một cái gì
đó, có thể sử dụng tiểu từ tình thái này.
b. 물이 반밖에 안 남았네.
Cách đọc : Mul i băn ba ke ăn na man ne.
Nghĩa : Chỉ cịn có một nửa ly nước nữa thôi.

17


- Câu này là một câu tiêu biểu thể hiện ý nghĩa phủ định của ‘-밖에’. Câu
này thường so sánh với câu ‘물이 반이나 남았네.’(mul i băn i na na mat ne /

vẫn cịn có một nửa ly nước) sử dụng tiểu từ tình thái ‘-이나’ để phân biệt ý
nghĩa phủ định và khẳng định. Xin xem bảng tiểu kết sau:




밖에

‘만’ sử dụng ở tình huống ‘뿐’ chỉ có thể kết hợp với ‘밖에’ chỉ sử dụng ở tình
phủ định và khẳng định.

vị ngữ ‘이다’ và ‘아니다’.

huống phủ định nhưng
không kết hợp với vị ngữ
‘아니다’.

2.3. Tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa ‘bao gồm’ ‘-까지, -조차, -마저’
Tiểu từ tình thái ‘까지, 조차, 마저’ là 3 tiểu từ tình thái biểu thị ý nghĩa „bao
gồm‟ và có nghĩa „ngồi dự tính, thêm sự tình nào đó, và phát triển thêm sự tình đó nữa,
đến mức cao nhất‟.
- ‘까지’ có nghĩa „đạt tới một mức độ cao nào đó‟ hoặc „trên mức độ bình
thường‟.
-‘마저’ và ‘조차’ thì có nghĩa phủ định như „khơng đạt tới một mức độ thấp nào
đó‟ hoặc „dưới mức độ bình thường‟.
-‘마저’ và ‘조차’ thường kết hợp với vị ngữ có nghĩa phủ định.
18



×