Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu viết về chiến tranh sau 1975"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.57 KB, 124 trang )

MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với một dân tộc ngay từ thuở hồng hoang dựng nước và giữ nước
đã luôn phải đương đầu với các cuộc chinh phạt của ngoại bang thì việc văn
học đặc biệt lưu tâm tới đề tài chiến tranh cũng là điều dễ hiểu. Hiện thực đấu
tranh chống ngoại xâm đã trở thành đối tượng khám phá và phản ánh của văn
học như một tất yếu. Và 30 năm không ngừng tiếng bom, tiếng súng chống
thực dân Pháp, đế quốc Mĩ vừa qua của cả dân tộc đã trở thành mảng hiện thực
phong phú, có sức hấp dẫn không ít người cầm bút. Họ viết về chiến tranh ngay
khi cuộc chiến còn đang diễn ra, họ viết về chiến tranh cả khi tiếng súng đã
lắng lại và vòng nguyệt quế đã được đặt trên đầu người chiến thắng. Có thể nói,
trong sự phát triển 50 năm của văn học hiện đại Việt Nam, mảng văn học về đề
tài chiến tranh với nhiều thể loại: thơ ca, truyện ngắn, truyện vừa, kịch, kí, tiểu


thuyết… chiếm vị trí rất quan trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tiểu thuyết
dường như đã phát huy được lợi thế về dung lượng khi tiếp cận mảng hiện thực
trải dàn trên một không gian rộng lớn kéo dài từ Bắc tới Nam, từ cao nguyên
tới đồng bằng, gắn với khoảng thời gian 30 năm không hề ngắn ngủi. Trước
1975 phải kể đến Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Sống mãi với thủ đô
(Nguyễn Huy Tưởng), Hòn đất (Anh Đức), Gia đình má Bảy (Phan Tứ), Dấu
chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Chiến sĩ (Nguyễn Khải), Vùng trời
(Hữu Mai)…Sau 1975 các tiểu thuyết viết về chiến tranh vẫn tiếp tục ra mắt
công chúng: Họ cùng thời với những ai (Thái Bá Lợi), Đất trắng (Nguyễn
Trọng Oánh), Năm 1975 họ đã sống như thế, Chim én bay (Nguyễn Trí Huân),
Nắng đồng bằng, Ba lần và một lần, Ăn mày dĩ vãng, Vòng tròn bội bạc (Chu
Lai), Nước mắt đỏ (Trần Huy Quang), Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh),

Chuyện làng Cuội (Lê Lựu)… Ở những tiểu thuyết này, chiến tranh dù được
1
đề cập đến trực tiếp hay gián tiếp thì vẫn hướng tới mục đích tái hiện một thời
kì lịch sử đầy sóng gió của dân tộc trong một cái nhìn mới từ cuộc sống hiện tại
sau ngày giải phóng. Người viết luận văn chọn đối tượng nghiên cứu là tiểu
thuyết viết về chiến tranh trước hết bởi đề tài chiến tranh là một đề tài lớn, đầy
sức hấp dẫn của văn học nước nhà và tiểu thuyết là một thể loại đạt khá nhiều
thành công khi khai thác mảng đề tài này.
Chọn đề tài "Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu viết
về chiến tranh sau 1975", người viết xuất phát từ một thực tế rằng tiểu thuyết
viết về chiến tranh sau 1975 đã có nhiều phương diện đổi mới so với tiểu
thuyết trước 1975 mà trong đó sự thay đổi về cảm hứng sáng tác là một trong

những phương diện đổi mới cơ bản. Trước 1975, chiến tranh được miêu tả
bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn ngợi ca, bởi vậy tiểu thuyết thời kì
này mang hơi thở của những bản hùng ca hào sảng, tự tin, đầy khí thế. Điều
này cũng dễ hiểu khi văn chương được coi là vũ khí đắc lực để tiêu diệt kẻ
thù, cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn quân, toàn dân. Vả chăng cái xôn xao,
náo nức hào hùng đó cũng là là tâm lí chung của cả cộng đồng "những buổi
vui sao cả nước lên đường" (Chính Hữu). Sau 1975, khi văn chương đã trút
bỏ vai trò chính trị, trở lại với bản chất nghệ thuật đích thực của mình và nhà
văn có đủ độ lùi thời gian cần thiết để nghiền ngẫm lại hiện thực… thì hứng
thú viết về chiến tranh có sự vận động, biến đổi. Ở mức độ đậm nhạt khác
nhau, trên nét lớn có thể thấy có một cảm hứng chung xuất hiện trong hầu hết
các tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kì này: cảm hứng bi kịch. Trước đây,

chúng ta nói nhiều đến chiến thắng, niềm vui, thì bây giờ, trong các trang viết
sau ngày giải phóng, những mất mát đau thương vốn dĩ rất thường tình của
chiến tranh được nhà văn phản ánh sống động, chân thực với đầy đủ vẻ gai
góc của nó. Sự vận động của cảm hứng sáng tác về đề tài chiến tranh trong
tiểu thuyết sau 1975 đã đem lại cho tiểu thuyết nói riêng và văn học thời kì
2
này nói chung một diện mạo mới. Đây cũng là lí do quan trọng thu hút người
viết luận văn đến với đề tài "Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu
biểu viết về chiến tranh sau1975".
Khảo sát tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975, người viết luận văn
nhận thấy phần lớn các sáng tác có sự gặp gỡ chung là hứng thú viết về nỗi
buồn, về sự mất mát, éo le. Chiến tranh không còn được nhìn bằng cái nhìn

ngợi ca lãng mạn mà thay vào đó, những góc khuất đen tối, đau thương của
hiện thực bắt đầu được bày lên trang viết của các cây bút sau 1975. Tuy
nhiên, sự biến đổi cảm hứng sáng tác từ một đề tài lớn như vậy lại chưa được
một công trình qui mô nào nghiên cứu. Hầu hết các công trình nghiên cứu
mới chỉ dừng lại ở cấp độ bài báo, tham luận hoặc ý kiến, nhận định… Ở đây,
các phương diện biểu hiện của cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết về chiến
tranh sau chiến tranh chưa được đề cập đến đầy đủ trong tính hệ thống. Giới
hạn của một bài viết nhỏ buộc người viết chỉ có thể khảo sát sự biểu hiện đó ở
một vài phương diện nhất định, ví dụ: hướng tiếp cận hiện thực, số phận con
người, nghệ thuật xây dựng tình huống kịch… Với đề tài "Cảm hứng bi kịch
trong một số tiểu thuyết tiêu biểu viết về chiến tranh sau 1975", người viết
luận văn mong muốn có thể đem đến cho bạn đọc một cái nhìn có tính hệ

thống về mảng văn học viết về chiến tranh sau chiến tranh với các đặc điểm
cơ bản và những biến đổi nội tại đặc trưng của nó.
Từ các lí do chọn đề tài trên đây, người viết hi vọng qua luận văn "Cảm
hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu viết về chiến tranh sau 1975"
có thể giúp người đọc xác lập một số đặc điểm cơ bản của văn học viết về
chiến tranh sau 1975 trong sự đối sánh với văn học giai đoạn trước đó; đưa ra
những kiến giải giúp người đọc phần nào hiểu rõ quy luật vận động nội tại
của văn chương nói chung và văn học về chiến tranh nói riêng; từ đó khẳng
3
định các giá trị nhân bản bền vững vốn là kết tinh của mảng văn học viết về
chiến tranh trong những năm tháng hoà bình này.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Sau chiến thắng vĩ đại mùa xuân năm 1975, lịch sử dân tộc ta đã mở
sang một trang mới. Khi tiếng bom, tiếng súng đã lắng xuống thì cuộc sống
thời bình mở ra với vô số những biến động của đời thường. Trước những đổi
thay đó của môi trường sống, văn học tự thân cũng xuất hiện nhu cầu đổi mới.
Được cổ vũ bởi tinh thần dân chủ của Đại hội Đảng VI, các cây bút sau 1975
đã có nhiều nỗ lực lao động nghệ thuật, tạo được những lối đi mới táo bạo,
độc đáo, thoát khỏi lối mòn cũ của văn chương trước đây. Việc khuyến khích
tự do, dân chủ trong sáng tác của Đảng thực tế đã đọc "lời ai điếu cho một
giai đoạn văn nghệ minh hoạ"[40], mở ra một giai đoạn văn nghệ mới mà ở
đó nhà văn có thể tự tin bộc lộ cá tính, dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, cất
lên tiếng nói cá nhân mà trước đây do phải "tự bạt chiều cao thấp đi cho khỏi
chạm trần, tự ép khuôn khổ chiều ngang lại để khỏi kềnh càng"[40] trong cái

hành lang văn nghệ vừa hẹp vừa thấp, nhà văn không có điều kiện thể hiện.
Nằm trong sự vận động đổi mới chung của văn học sau 1975, tiểu thuyết viết
về chiến tranh cũng có nhiều phương diện đổi mới mà sự chuyển hướng cảm
hứng sáng tác là một phương diện cơ bản.Thông qua các sáng tác về chiến
tranh thời kì này, các tác giả đã thể hiện nỗ lực bổ sung những phương diện
hiện thực trước đây ít được đề cập tới như: những gay cấn của lịch sử, cái giá
phải trả cho chiến thắng, số phận bi kịch của con người…Đặt mảng văn học
chiến tranh sau 1975 trong quá trình vận động đổi mới của văn học nước nhà,
Giáo sư Hà Minh Đức khẳng định "Đại hội Đảng lần thứ VI đã mở ra một
thời kì mới cho đất nước, cho sự đổi mới trong tư duy, bao gồm cả tư duy
nghệ thuật. Thái độ thẳng thắn nhìn nhận và đánh giá đúng bản chất của
các hiện tượng xã hội, tinh thần dân chủ được phát huy trong quá trình đổi

4
mới đã tạo nên sự thúc đẩy lớn lao cho sự phát triển văn xuôi. Đề tài chiến
tranh vẫn tiếp tục được miêu tả với nhiều bình diện, những tổn thất đau
thương và số phận con người trong chiến tranh và sau chiến tranh"[48].
Nhận định trên của Giáo sư Hà Minh Đức đồng thời cũng là nhận định chung
của giới phê bình sau 1975 khi bàn về những đổi mới của tiểu thuyết chiến
tranh giai đoạn này. Hàng loạt các tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975:
"Nắng đồng bằng" (1977), "Miền cháy" (1977), "Năm 1975 họ đã sống như
thế" (1978), "Đất trắng" (1979); đặc biệt là các tiểu thuyết ra đời trong thập
kỉ 80 và 90: "Chim én bay" (1985), "Gió không thổi từ biển" (1985), "Mùa
lá rụng trong vườn" (1985), "Nước mắt đỏ" (1988), "Tiễn biệt những ngày
buồn" (1988), "Vòng tròn bội bạc" (1990), "Thân phận của tình yêu"

(1990), "Ăn mày dĩ vãng" (1994)….đã mở ra những bình diện đổi mới đa
dạng, phong phú, nhiều vẻ của mảng văn học chiến tranh mà sự đổi mới cảm
hứng sáng tác là một bình diện tiêu biểu.
Cũng như nhiều bình diện đổi mới khác của văn học sau 1975 nói chung
và tiểu thuyết chiến tranh nói riêng, sự chuyển hướng cảm hứng sáng tác đã
gây nhiều sự quan tâm, chú ý của giới nghiên cứu, phê bình. Tuy nhiên các
công trình nghiên cứu về sự chuyển hướng cảm hứng sáng tạo này mới chỉ
dừng lại trong giới hạn của bài báo, tham luận hay ý kiến, nhận định nhân các
hội thảo bàn về văn học viết về chiến tranh. Ngoài các bài báo được đăng tải
trên các tạp chí quen thuộc như Văn nghệ Quân đội, Văn nghệ, Tạp chí Văn
học, đáng chú ý phải nói đến các tham luận được trình bày trong hội thảo "50
năm Văn học Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám" do khoa Ngữ Văn- Đại

học Sư phạm, khoa Ngữ Văn- Đại học Tổng hợp cùng với trường viết văn
Nguyễn Du và tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 3-
6-1995. 44 báo cáo, tham luận của các nhà văn, nhà phê bình, nhà nghiên cứu
văn học có tên tuổi như: Chu Lai, Xuân Thiều, Đinh Xuân Dũng, Lã Nguyên,
5
Nguyễn Văn Long, Vương Trí Nhàn… đã bàn luận đến nhiều vấn đề của tiểu
thuyết viết về chiến tranh sau 1975 ở cả phương diện tích cực và tiêu cực
nhưng cơ bản vẫn đặc biệt lưu tâm đến sự chuyển hướng cảm hứng sáng tác
của nhà văn. Năm 1990, tiểu thuyết "Thân phận của tình yêu" của Bảo Ninh
được trao giải thưởng Hội nhà văn đã dấy lên một làn sóng tranh luận với nhiều
ý kiến khen- chê. Ngày 24-8-1991, tuần báo Văn nghệ tổ chức thảo luận về tiểu
thuyết "Thân phận của tình yêu" của Bảo Ninh với sự góp mặt tham dự của:

Trần Đình Sử, Nguyên Ngọc, Vũ Quần Phương, Chu Lai, Từ Sơn... Ngoài các
ý kiến được đăng tải trên báo chí, các tham luận được trình bày trong các hội
thảo, vấn đề cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết chiến tranh sau 1975 cũng
được đề cập tới rải rác trong các công trình nghiên cứu về văn xuôi giai đoạn
này, tiêu biểu có thể kể đến luận án "Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật
sau 1975" của Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình. Qua các công trình nghiên cứu của
mình, các nhà nghiên cứu đều khẳng định có sự xuất hiện của cảm hứng bi kịch
trong các sáng tác viết về chiến tranh sau chiến tranh ở mức độ đậm nhạt khác
nhau. Có thể nhận thấy dấu ấn của cảm hứng này trên nhiều bình diện của tiểu
thuyết sau 1975 như: hướng tiếp cận hiện thực, việc miêu tả số phận con người
hay nghệ thuật xây dựng tình huống, tạo dựng giọng điệu…
Khảo sát tiểu thuyết sau 1975, các nhà nghiên cứu đều nhận thấy khi

miêu tả, tái hiện hiện thực, các cây bút tiểu thuyết đều bộc lộ một nhu cầu
"được thành thực" hết sức mãnh liệt. Chiến tranh vì thế không còn được mô tả
trong vị thế độc tôn của cảm hứng lãng mạn ngợi ca, mà được tái hiện lại
bằng sự trải nghiệm có tính cá nhân, cá thể, gắn với những đau thương mất
mát có thực mà nó gây ra cho con người. Nói cách khác, "nhà văn coi mình
có nhiệm vụ hấp dẫn là mổ xẻ thực tế chiến tranh, tìm đến các mặt khác
nhau của hiện thực chiến tranh, dù đó là anh hùng hay hèn nhát, niềm vui
hay nỗi buồn, chiến công hay thất bại, chiến thắng và những cái giá phải trả
6
cho chiến thắng, không chỉ phải trả ngay trong chiến tranh, mà còn phải
tiếp tục phải trả cả những năm dài sau chiến tranh"[42]. Đồng tình với ý
kiến của Đinh Xuân Dũng, Ngô Thảo trong bài "Thử nhìn lại mức độ chân

thực của các tác phẩm viết về chiến tranh và quân đội" cũng khẳng định
"Không mô tả những chi tiết nặng nề bi thảm của chiến tranh là xuyên tạc
bộ mặt thật của chiến tranh trong ý thức loài người"[73]. Việc đào xới sâu
vào những góc khuất của hiện thực, dũng cảm nói lên những sự thật có thực
trong cuộc chiến tranh vừa qua của dân tộc như tâm lí hoang mang, dao động,
nỗi bi quan, chán nản, sự thương vong, chết chóc.. đã chứng tỏ nỗ lực cố gắng
khắc phục sự phiến diện trong cách tiếp cận hiện thực chiến tranh của văn học
trước đó. Nỗ lực đổi mới hướng tiếp cận hiện thực này được giới phê bình
đánh giá cao song đồng thời cũng chỉ ra nhiều nhược điểm, hạn chế. Lê
Thành Nghị trong bài "Tiểu thuyết viết về chiến tranh, mấy ý kiến góp bàn"
cho rằng nhiều tác giả đã có "những nỗ lực quá đà" và "để khắc phục sư
phiến diện, không phải trước đây viết về anh hùng thì lúc này viết về phi anh

hùng, trước đây viết về cái tích cực, lúc này viết về cái tiêu cực (…). Không
nên cho rằng viết về cái tiêu cực mới là viết về sự thật, mới là "dám" viết sự
thật"[69.172]. Nhận xét về hướng khám phá hiện thực của tiểu thuyết chiến
tranh nói riêng và văn xuôi viết về chiến tranh sau 1975 nói chung, Xuân
Thiều một mặt khẳng định: "đã có những nét mới trong cách nhìn nhận
đánh giá hiện thực trong chiến tranh trung thực hơn, mạnh dạn hơn", song
mặt khác cũng thừa nhận: "bên cạnh những quan điểm đổi mới đích thực
lành mạnh đã xuất hiện những quan điểm cực đoan, mà nguy hại nhất là
quan điểm phủ định quá khứ (…), vẽ lên những khung cảnh ảm đạm giả
tạo, nặn lên những nhân vật trong chiến tranh như những con thú nhằm
khơi dậy sự uỷ mị, chán ngán"[69.145]. Cũng một quan điểm như vậy, Hồ
Phương nhận định rằng nhiều tác giả hôm nay "không hề né tránh tất cả sự

7
tàn khốc của chiến cuộc tranh. Viết về những nội dung tàn khốc ấy, các tác
giả có ước muốn qua đó có thể làm rõ hơn, sống động hơn sức chịu đựng,
lòng hi sinh của con người, cũng như làm cho cái giá và ý nghĩa của chiến
thắng được thấy rõ hơn(…). Viết về sự tàn khốc của chiến tranh là điều cần
phải làm, nhưng viết như thế nào để không là mờ mất tính chất của cuộc
kháng chiến ấy, để cuối cùng người đọc có thể chỉ thấy toàn chuyện chết
chóc, ghê sợ và muốn chối bỏ"[69.153]
Bên cạnh các ý kiến khái quát, mang tính nhận định chung về hướng
tiếp cận hiện thực chiến tranh của văn xuôi sau 1975 nói chung và tiểu thuyết
nói riêng, giới nghiên cứu phê bình cũng thể hiện những đáng giá, nhận định
cụ thể ở nhiều tác phẩm. Điều này được thể hiện trong các cuộc tranh luận

khá sôi nổi xung quanh các tiểu thuyết: "Đất trắng" (Nguyễn Trọng Oánh),
"Ăn mày dĩ vãng", "Vòng tròn bội bạc"(Chu Lai), "Thân phận của tình yêu"
(Bảo Ninh)… Với việc phản ánh một cuộc chiến tranh đầy khốc liệt, tổn thất
và những mầm mống của những dao động, phản bội đã xuất hiện ở một số
nhân vật có cấp bậc cao, ngay từ khi mới ra mắt bạn đọc, "Đất trắng" (1977)
của Nguyễn Trọng Oánh đã vấp phải luồng sóng phê phán mạnh mẽ. Tuy
nhiên, cùng với thời gian - đặc biệt là tác động của phong trào đổi mới văn
học sau 1975, giới phê bình đã có những đánh giá công bằng hơn về tiểu
thuyết này. Giải thưởng Hội nhà văn được trao cho "Đất trắng" sau đó đã
khẳng định giá trị của tác phẩm cũng như sự thành công trong hướng tìm tòi,
khám phá hiện thực chiến tranh mới mẻ của nhà văn
Tiểu thuyết chiến tranh của Chu Lai sau 1975 thực tế cũng gây nhiều

tranh luận với những luồng ý kiến khác nhau, song chủ yếu vẫn là khen ngợi.
"Qua những cuốn sách gần đây viết về chiến tranh", nhà phê bình Lê Thành
Nghị nhận thấy Chu Lai "đã không ngần ngại đưa ra ánh sáng những điều
lâu nay còn dấu kín"[74]. Bùi Việt Thắng trong bài "Một cách tái hiện chiến
8
tranh" cũng nhận định: "Viết về chiến tranh còn có ý nghĩa là viết về hậu
quả của nó(…) Vòng tròn bội bạc của Chu Lai … xoáy vào những vết
thương của chiến tranh trong lòng người và cách thức của con người chữa
trị những vết thương đó" [83]. Khảo sát các tiểu thuyết chiến tranh và tập
truyện "Phố nhà binh" của Chu Lai… PGS – TS Lý Hoài Thu khẳng định:
"Dù trực tiếp viết về dĩ vãng mù mịt bom đạn hay chuyển dịch sang tiếp cận
những "kênh" thông tin mới xô bồ của thời hiện tại, bao giờ Chu Lai cũng

nghiền ngẫm suy tư về hiện thực với sự nhiệt tâm và trung thực của người
lính" [85].
Nhận thức được rằng "chiến tranh đối với bất cứ dân tộc nào, dù
chính nghĩa hay phi nghĩa, cũng không sao tránh khỏi màu sắc bi kịch"
(Chu Lai), các cây bút sau 1975 không ngại ngần khi đề cập đến những đau
thương, mất mát mà chiến tranh đem lại. Tuy nhiên phần đông các tác phẩm
khai phá mảng đề tài chiến tranh này dẫu có thể hiện cái bi, các buồn thì vẫn
được nâng đỡ bởi chất "tráng", chất "hùng" nên bi kịch mà vẫn lạc quan, buồn
đau mà không tàn lụi niềm tin. Bảo Ninh tạo ra một sự khác biệt khi viết
"Thân phận của tình yêu"- đó là sự bao trùm của hứng thú viết về nỗi buồn,
của cảm hứng bi kịch. Từ vị thế của một nạn nhân khốn khổ, hiện thực chiến
tranh đã được nhà văn miêu tả với toàn bộ tính phi nhân gớm guốc của nó.

Với cách nhìn hiện thực chiến tranh đậm màu sắc bi kịch của nhà văn, xung
quanh tiểu thuyết "Thân phận của tình yêu" đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận
gay gắt với những ý kiến khen chê khá quyết liệt. Trong cuộc thảo luận về
"Thân phận của tình yêu" do báo Văn nghệ tổ chức ngày 24/8/1991, Giáo sư
Trần Đình Sử cho rằng Bảo Ninh "đã lộn trái cuộc chiến tranh ra để ta được
nhìn vào cái phía trong bị che khuất" [72]. Đồng tình với Trần Đình Sử
trong việc ủng hộ hướng khám phá, tiếp cận hiện thực của Bảo Ninh, nhà văn
Nguyên Ngọc khẳng định tác phẩm "là sự nghiền ngẫm về chiến thắng; nó
9
chỉ cho chúng ta biết rằng chúng ta đã làm nên chiến công vĩ đại thắng Mỹ
với cái giá ghê gớm biết chừng nào" [72]. Theo Nguyên Ngọc, miêu tả chiến
tranh bằng cảm hứng bi kịch, chỉ ra những thảm cảnh đau thương, bi đát do

chiến tranh mang lại, nhà văn muốn cất lên tiếng nói thống thiết: "phải sống
sao hôm nay cho xứng đáng với quá khứ từng quá thiêng liêng và đau đớn
như vậy". Đối lập với các ý kiến đồng tình, ủng hộ Bảo Ninh – Từ Sơn cho
rằng: "Âm hưởng của tác phẩm còn đậm chất bi, âm hưởng hùng còn bị
chìm lấp đâu đó, chưa tạo nên đầy đủ nét bi hùng của một thời đã qua"[72].
Vũ Quần Phương nhận thấy Bảo Ninh "đã đánh mất cái hào khí rất đẹp của
năm tháng ấy, có thể nó ấu trĩ nhưng nó có. Có cảm giác tác giả có những
điều không hài lòng nên có cái nhìn thiên kiến, có chỗ cực đoan" [72]. Sau
cuộc hội thảo do báo Văn nghệ tổ chức, "Thân phận của tình yêu" vẫn tiếp
tục là tâm điểm chú ý của nhiều bài viết trên các tờ báo, tạp chí trong suốt một
thời gian dài. Đặt câu hỏi "Nghĩ gì khi đọc Thân phận của tình yêu" trên báo
Văn nghệ số 43/1991, Đỗ Văn Khang thẳng thắn cho rằng "lẽ ra không nên in

vội Thân phận của tình yêu". Hồ Phương tỏ ra khách quan hơn với nhận xét:
"Nỗi buồn chiến tranh xứng đáng là một sự khai mở, với văn phong, với cấu
trúc mới mẻ khác rất nhiều những tác phẩm về chiến tranh trước nó. Chỉ
đáng tiếc cái nhìn của tác giả về cuộc kháng chiến lại quá buồn bã và cũng
là đáng sợ hãi, kể cả cay đắng" [78]. Có thể nói, xuất bản năm 1991, tiểu
thuyết "Thân phận của tình yêu"đã gây "sốc" cho một bộ phận công chúng
không nhỏ bởi chính bức tranh hiện thực tàn khốc, nghiệt ngã mà nhà văn
miêu tả trong tác phẩm- thậm chí có người còn quyết liệt cho rằng không nên
trao giải thưởng Hội nhà văn cho Bảo Ninh. Phản ứng này cũng là điều dễ
hiểu khi lâu nay chúng ta đã quen với những trang viết hoành tráng, hào sảng
về cuộc chiến tranh thần thánh vừa qua của cả dân tộc.
10

Miêu tả chiến tranh bằng cái nhìn ít nhiều mang màu sắc bi kịch, các
nhà văn đã đem đến cho văn học thời kì này âm hưởng lặng lẽ, khắc khoải của
nỗi buồn chiến tranh mênh mang. Niềm đau u ẩn đó không phải là cái hư vô
ảo ảnh mà được chạm khắc thành hình khối ngay trên thân phận bé nhỏ của
con người. Nhân vật của tiểu thuyết chiến tranh sau 1975 vì thế đã trở thành
đối tượng gửi đi bức thông điệp u buồn của nhà văn tới tất cả bạn đọc. Nhận
thấy sự thay đổi trong cách xây dựng nhân vật, tạo dựng hình tượng của tiểu
thuyết sau 1975, Tôn Phương Lan khẳng định: "Càng lùi về cuối thập kỷ 80,
sự thật trong văn chương viết về chiến tranh càng được biểu hiện theo một
hướng khác (…). Con người trở thành đối tượng khám phá của cả người
viết lẫn người đọc, và hiện thực chiến tranh với đầy đủ tính chất ác liệt của
nó đã được hiện lên qua số phận và thế giới nội tâm của con người (…). Sắc

thái của nhân vật trong văn xuôi chiến tranh có phong phú hơn và tính
phản quang của đời sống thông qua hệ thống nhân vật đã làm cho văn xuôi
trở nên sinh động" [63].
Cũng như Tôn Phương Lan, Hồ Phương nhận thấy một trong những tìm
tòi không mệt mỏi của tác phẩm viết về chiến tranh sau 1975, đặc biệt là trong
thập kỷ 80 và 90 là "những vấn đề về số phận con người đã được chú ý đào
xới, khai thác một cách khá sâu sắc (…). Gắn liền với việc viết sâu về tính
cách và số phận con người trong chiến tranh, mặt bi kịch của chiến tranh
cũng đã được miêu tả sâu sắc, chân thực hơn trước" [77]. Bàn về quan niệm
và cách thể hiện con người trong văn xuôi sau 1975 khi trình bày "Mấy suy
nghĩ về mảng văn học chiến tranh cách mạng" tại Hội thảo "50 năm văn
học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám", Xuân Thiều nhận định: "Sự quan

tâm của phần lớn các nhà văn viết về chiến tranh là âm vang chiến tranh,
nghĩa là viết về số phận con người thời kì hậu chiến mà chiến tranh dù đã đi
qua vẫn để lại những dấu ấn khó quên, chiến tranh đã đưa đẩy họ tới
11
những nẻo bất ngờ, ở đấy có thể có niềm vui, nỗi buồn, có tình yêu thương
và lòng căm thù, có lòng dũng cảm và tính đớn hèn, có lòng trung thành và
những phút giây dao động" [69.140].
Như vậy, khi xem xét hệ thống nhân vật của tiểu thuyết chiến tranh sau
1975, giới nghiên cứu phê bình đều nhận thấy các cây bút thời kỳ này tỏ ra
đặc biệt quan tâm đến số phận con người. Ở đó những bi kịch cá nhân riêng tư
mà chiến tranh dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đều để lại hậu quả đau lòng…
đã được nhà văn đề cập tới không ngần ngại. Phản ánh bộ mặt của chiến tranh

qua thân phận con người, tiểu thuyết chiến tranh thời kì hậu chiến cho thấy
dấu ấn của cảm hứng bi kịch không chỉ thể hiện qua bức tranh hiện thực toàn
cảnh mà còn thể hiện ngay trong cuộc đời cụ thể của mỗi nhân vật trong tác
phẩm.
Khảo sát các tiểu thuyết viết về chiến tranh hôm nay, các nhà phê bình
nhận thấy con người – nhân vật văn học đang trút bỏ "bộ cánh xã hội" của
mình để trở về với bản chất tự nhiên, gắn với những quan hệ đời thường và
những vui buồn giản dị của cuộc sống con người. Và vì thế âm hưởng ngợi ca
lãng mạn không còn vị thế thống trị trong nền văn học nước nhà như trước
đây. Điều này tác động đến sự thay đổi giọng điệu của văn học hôm nay nói
chung và tiểu thuyết chiến tranh nói riêng. Hồ Phương cho rằng bên cạnh
giọng say sưa lãng mạn "văn học hôm nay đã có những giọng dung dị và

trầm tĩnh, có giọng thô mộc và dân dã, trong khi đó lại có những giọng rất
bỗ bã, suồng sã, và có cả những giọng sát phạt, góc cạnh…đã xuất hiện
những giọng buồn sâu lắng, lắm lúc đến cay đắng" [69.135].
Sơ lược qua một số ý kiến, nhận định trên đây của một số nhà nghiên
cứu, phê bình, người viết luận văn nhân thấy tiểu thuyết viết về chiến tranh
sau 1975 thực sự trở thành tâm điểm chú ý của công chúng, khuấy động đời
sống văn học vốn đang trở nên phẳng lặng sau chiến thắng oanh liệt 30 năm
12
ồn ào đạn bom của dân tộc. Những ý kiến, nhận định đó rất phong phú, đa
dạng đã bàn đến nhiều phương diện đổi mới của văn học chiến tranh sau 1975
- đặc biệt là sự chuyển hướng cảm hứng sáng tác được biểu hiện cụ thể qua
cách nhìn về chiến tranh của nhà văn. Nhiều ý kiến đánh giá cao vị trí của

mảng văn học này, ủng hộ sự đổi mới tìm tòi của các cây bút san 1975. Họ
cho rằng nhà văn có quyền viết về nỗi buồn, về bi kịch và chính từ những bi
kịch này mà hiện thực chiến tranh mới được tái hiện lại trong bản chất đích
thực của nó. Tuy nhiên, bên cạnh những lời đồng tình, ủng hộ là những tiếng
nói phê phán khá gay gắt, quyết liệt. Họ cho rằng các nhà tiểu thuyết sau 1975
đã cho ra đời những tác phẩm viết về chiến tranh theo khuynh hướng bóp méo
hiện thực, chỉ tập trung đi tìm những mất mát, đau thương, bi thảm, éo le, độc
ác xảy ra trong chiến tranh và coi đó là toàn bộ hiện thực chiến tranh. Như thế
là phủ nhận ý nghĩa của cuộc kháng chiến gian lao mà vĩ đại vừa qua của cả
dân tộc. Có một sự khách quan, công bằng hơn, nhiều nhà nghiên cứu – phê
bình vừa nhận thấy chỗ mạnh đồng thời vừa nhìn thấy điểm yếu của tiểu
thuyết về chiến tranh sau 1975. Những nhà phê bình này cho rằng việc miêu

tả chiến tranh bằng cái nhìn bi kịch khiến cho hiện thực chiến tranh hiện lên
sắc nét, chân thực với mọi góc cạnh thô ráp, xù xì của nó – nhưng cũng lại
đánh mất đi yếu tố chân thực quan trọng không kém khác: cái hùng, cái tráng
là âm hưởng có thực của thời đại một thủa.
Mặc dù còn nhiều luồng ý kiến khen chê khác nhau song người viết luận
văn nhận thấy các ý kiến, nhận định của giới nghiên cứu – phê bình đều thừa
nhận dấu ấn của cảm hứng bi kịch trong mảng văn học chiến tranh sau 1975
nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Tất nhiên, ở mỗi tác phẩm cụ thể cảm hứng
bi kịch đó được biểu hiện ở những mức độ đậm nhạt khác nhau. Phá vỡ vị thế
độc tôn của cảm hứng ngợi ca lãng mạn, sự xuất hiện của cảm hứng bi kịch
trong văn học chiến tranh sau 1975 xét cho cùng là một tất yếu khi văn học đã
hoàn thành chức năng lịch sử của mình và nhà văn với nhu cầu "được thành

thực" đã có đủ độ lùi thời gian cần thiết để nghiền ngẫm lại hiện thực.
13
Thừa nhận tính tất yếu, khách quan của sự chuyển hướng cảm hứng
sáng tác trong văn học viết về chiến tranh sau 1975, các nhà nghiên cứu – phê
bình cũng đồng thời quan tâm đến nhiều phương diện biểu hiện khác nhau của
cảm hưng bi kịch. Bàn về các phương diện biểu hiện này, các ý kiến đánh giá,
phân tích tương đối thống nhất khi cho rằng cảm hứng bi kịch được thể hiện
thông qua toàn bộ chỉnh thể nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, từ cách
miêu tả hiện thực, quan niệm về con người cho tới nghệ thuật xây dựng tình
huống, bố trí không gian, thời gian, tạo dựng giọng điệu.
Khảo sát tình hình nghiên cứu cảm hứng bi kịch trong văn học chiến
tranh sau 1975, người viết luận văn nhận thấy đây là một vấn đề gây nhiều

tranh cãi. Chọn đề tài "Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu
viết về chiến tranh sau 1975, người viết không có ý định khuấy động lại
những tranh cãi mà chỉ muốn đưa ra quan điểm có tính cá nhân đồng thời cắt
nghĩa, lí giải trong tính hệ thống các đặc điểm khu biệt của một mảng văn học
mà ngay từ khi mới xuất hiện đã thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng.
Đây là điều mà không nhiều công trình nghiên cứu có quy mô đã làm được.
Vấn đề cảm hứng bi kịch trong văn học chiến tranh sau 1975 đã được các nhà
nghiên cứu đề cập tới từ rất sớm song khuôn khổ hạn hẹp của một bài báo,
một cuộc thảo luận, trao đổi, chỉ cho phép người nghiên cứu dừng lại ở việc
nêu vấn đề chứ chưa thực sự nhìn nhận, xem xét, lí giải nó trong tính hệ
thống. Đóng góp của luận văn này chính là việc đặt cảm hứng bi kịch của văn
học chiến tranh sau 1975 trong sự vận động đổi mới của văn học dân tộc, xem

xét quá trình vận động, phát triển cũng như các phương diện biểu hiện của
nó…, từ đó đem đến cho người đọc cái nhìn toàn diện về vị trí của mảng văn
học này, đánh giá đúng những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp vốn được ẩn
kín trong mạch ngầm, đằng sau những đau thương, bi kịch mà chiến tranh
mang lại.
14
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài "Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu viết về
chiến tranh sau 1975, người viết luận văn không có tham vọng nghiên cứu
toàn bộ các tiểu thuyết chiến tranh được sáng tác sau 1975 mà chỉ dừng lại
khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của văn học giai đoạn này. Mặt khác, những

năm tháng sau ngày giải phóng, cái không khí hào hùng một thủa và niềm vui
thắng trận vẫn tiếp tục làm con người ngây ngất. Bởi vậy các tiểu thuyết viết về
chiến tranh ngay sau chiến tranh với cảm hứng chủ đạo là ngợi ca lãng mạn là
chủ yếu, đã có sự xuất hiện của cảm hứng bi kịch song mới chỉ thấp thoáng đâu
đó trong một vài tác phẩm. Kể từ sau Đại hội VI của Đảng với chủ trương
"nhìn thẳng vào sự thật", cảm hứng bi kịch đã xuất hiện đậm nét hơn trong văn
học. Từ thực tế sáng tác đó của các nhà văn, người viết luận văn chọn đối
tượng nghiên cứu chủ yếu là các tiểu thuyết chiến tranh thời kì đổi mới - đặc
biệt là các tiểu thuyết ra đời trong thập kỷ 80 và 90. Đó là các tiểu thuyết: "Đất
trắng" (1979), "Chim én bay" (1985),, "Nước mắt đỏ" (1988), "Tiễn biệt
những ngày buồn" (1988), "Vòng tròn bội bạc" (1990), "Thân phận của tình
yêu" (1990), "Phố" (1993), "Ăn mày dĩ vãng" (1994), …

Ngoài ra, để làm rõ hơn cảm hứng bi kịch trong văn học chiến tranh sau
1975, người viết luận văn mở rộng phạm vi khảo sát tới các truyện ngắn viết
về chiến tranh thời kì này. Đó là chùm truyện ngắn viết về chiến tranh của
Nguyễn Minh Châu (Bức tranh, Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành, Bên đường chiến tranh, Mùa trái cóc ở miền Nam, Cơn giông…), 49
cây cơm nguội (Nguyễn Quang Lập), Người sót lại của rừng cười (Võ Thị
Hảo), Tiếng vạc sành (Phạm Trung Khâu)…
2. Phương pháp nghiên cứu:
15
Thực hiện đề tài "Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu
viết về chiến tranh sau 1975", người viết đã sử dụng linh hoạt nhiều phương
pháp nghiên cứu để làm nổi bật cảm hứng bi kịch cũng như thể hiện chân xác

các phương diện biểu hiện của nó:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này, người viết
đặt văn học viết về chiến tranh sau 1975 nói chung và tiểu thuyết nói riêng trong
sự so sánh với văn học và tiểu thuyết chiến tranh giai đoạn trước, từ đó nhận ra
sự chuyển hướng cảm hứng sáng tác của nhà văn được thể hiện trên nhiều bình
diện (quan niệm về hiện thực, về con người, tình huống, giọng điệu..)
- Phương pháp phân tích: Với phương pháp phân tích, người viết đã đi
sâu vào từng tác phẩm cụ thể, phân tích, thẩm bình từng chi tiết nghệ thuật... để
làm nổi bật tính bi kịch tiềm tàng trong mỗi nhân vật, mỗi tình tiết. Phương
pháp phân tích đã giúp người viết tiếp cận được với nhiều phương diện biểu
hiện khác nhau của cảm hứng bi kịch. Đây là một phương pháp cơ bản mà luận
văn đã sử dụng.

- Phương pháp tổng hợp: Sử dụng phương pháp tổng hợp, người viết
luận văn có được một cái nhìn toàn diện về mảng văn học mà luận văn quan
tâm nghiên cứu. Phương pháp này giúp người viết rút ra được những đặc
điểm cơ bản của cảm hứng bi kịch trong văn học chiến tranh sau 1975 cùng
các phương diện biểu hiện của nó.
IV.CẤU TRÚC LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cảm hứng bi kịch trong cái nhìn về hiện thực.
Chương II: Mối quan hoài về số phận con người.
16
Chương III: Một số thủ pháp nghệ thuật thể hiện cảm hứng bi kịch.

17
Chương 1
CẢM HỨNG BI KỊCH TRONG CÁI NHÌN VỀ HIỆN THỰC.
I. GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ KHÁI NIỆM
Là cảm hứng xuất hiện trong một số lượng đông đảo các tác phẩm viết
về chiến tranh sau 1975, nghiên cứu cảm hứng bi kịch cần phải đặt nó trong
quan hệ với khái niệm cảm hứng chủ đạo. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ
văn học, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã đưa ra
định nghĩa cảm hứng chủ đạo như sau: " Cảm hứng chủ đạo là trạng thái
tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn với một tư
tưởng ác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của
những người tiếp nhận tác phẩm.(...) Về sau LLVH xem cảm hứng chủ đạo

là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng và xúc
cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới được mô tả"[34]. Cũng theo nhóm nghiên cứu
này, "trong nghiên cứu Văn học hiện đại có người phân loại cảm hứng chủ
đạo bi kịch, chính kịch, anh hùng, cảm thương, lãng mạn…" [34] – hay còn
gọi là cảm hứng bi kịch, chính kịch, cảm thương, lãng mạn...
Như vậy, cảm hứng bi kịch là một trong số nhiều dạng cảm hứng sáng
tác của nhà văn, chứa đựng tình cảm, tư tưởng của nhà văn gắn liền với một
tư tưởng xác định, một cách đánh giá nhất định của tác giả và tác động được
đến cảm xúc của người tiếp nhận. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về cảm hứng bi
kịch, cần đặt khái niệm này trong sự đối sánh với các khái niệm bi kịch, cái
bi. Nếu cảm hứng bi kịch mang đậm dấu ấn chủ quan của nhà văn thì bi kịch
mang tính khách quan hơn trong vai trò là một thể loại văn học với những quy

định, khuôn mẫu thể loại riêng buộc người viết phải tuân thủ. Đó là thể loại
"dựa vào xung đột bi đát của các nhân vật anh hùng, có kết thúc bi thảm và
tác phẩm đầy chất thống thiết"[34.19]. Là một thể loại văn học, bi kịch xuất
18
hiện từ rất sớm và nhanh chóng được công chúng hào hứng đón nhận. Thế kỉ
V trước công nguyên, bi kịch cổ đại Hi lạp ra đời từ và thế kỉ XVI – XVIII,
châu Âu bùng nổ sự phát triển của bi kịch cổ điển với nhiều tên tuổi: Sêchpia,
Raxin, Corney... Được xem như là "một trạng thái tình cảm mãnh liệt", cảm
hứng bi kịch dường như đồng hành cùng với văn chương ngay từ thủa ban sơ
khi con người có nhu cầu mượn văn chương để kí thác tâm trạng, giãi bày nỗi
niềm buồn vui đau khổ của mình. Bởi vậy, không thể đồng nhất cảm hứng bi
kịch với bi kịch dù giữa hai khái niệm này có sự gặp gỡ nhau ở trạng thái

buồn thảm, cảm xúc thương đau, có tính thống thiết.
Bên cạnh sự tương đồng đó, cảm hứng bi kịch cũng có nhiều mối liên
hệ tương giao với khái niệm cái bi tuy không phải bao giờ chúng cũng trùng
khít với nhau. Theo nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi – cái bi là "phạm trù mỹ học phản ánh một hiện tượng có tính qui luật
của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không
ngang sức giữa cái thiện với cái ác, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái
phản động... trong điều kiện những cái sau còn mạnh hơn những cái trước.
Đó là sự trả giá tự nguyện cho những chiến thắng và sự bất tử về tinh thần
bằng nỗi đau và cái chết của nhân vật chính diện. Cái bi tạo một cảm xúc
thẩm mỹ phức hợp bao hàm cả nỗi đau xót, niềm hân hoan lẫn nỗi sợ hãi
khủng khiếp. Cái bi thường đi liền với nỗi đau và cái chết, song bản thân nỗi

đau và cái chết chưa phải là cái bi. Chúng chỉ trở thành cái bi khi hướng tới
và khẳng định cái bất tử về mặt tinh thần của con người"[70.31]. Gắn cái bi
với nỗi buồn, với đau thương, mất mát – "nhưng là sự mất mát của lí tưởng,
của cái cao cả, cái đẹp", nhóm tác giả Phương Lựu, Lê Ngọc Trà, La Khắc
Hoà... khẳng định "cái bi rất gần gũi với cái cao cả"[71.160]. Không phải là
một phạm trù mỹ học mà là một trạng thái tình cảm mãnh liệt gắn liền với
một tư tưởng cụ thể của nhà văn nhằm tạo ra xúc cảm cho bạn đọc nhưng cảm
19
hứng bi kịch có sự tương đồng với cái bi ở chỗ "đi liền với nỗi đau và cái
chết", tạo ra "nỗi đau xót, niềm hân hoan và nỗi sợ hãi khủng khiếp". Cảm
hứng bi kịch vì thế được hiểu như là cái nhìn mang nỗi thương đau, mang
niềm xa xót, mang mối quan hoài thống thiết về hiện thực, về con người... Cái

buồn đau, xa xót ấy được cất lên từ chính những trái ngang, những oái oăm
phạm vào cõi thiêng liêng của cái đẹp, cái thiện. Cảm hứng bi kịch vì thế là
cảm hứng viết về nỗi buồn chứ không phải niềm vui, là nốt lặng trầm chứ
không phải khúc hoan ca.
Bàn về cái bi, Mác cho rằng "bản chất của cái bi là sự xung đột"- đó
là "xung đột giữa yêu cầu tất yếu về mặt lịch sử với việc không có khả năng
thực hiện được yêu cầu đó trong thực tiễn" (Mác- Angghen toàn tập. Tập 29,
tr 495). Với bản chất là sự xung đột, cái bi được biểu hiện trong phạm trù nội
dung của tác phẩm. Cảm hứng bi kịch có một bình diện thể hiện rộng lớn
hơn- ở cả mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Được coi là yếu tố chủ
đạo của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng và xúc cảm của
nghệ sĩ đối với thế giới được mô tả, cảm hứng bi kịch hiện diện ngay từ nội

dung phản ánh của tác phẩm, từ cái nhìn về hiện thực, cách xây dựng nhân
vật, xây dựng tình huống... cho tới giọng điệu, ngôn ngữ và các biện pháp tổ
chức nghệ thuật khác của tác phẩm. Nói cách khác, cảm hứng bi kịch được
biểu hiện thông qua các phức hợp các bình diện nội dung và hình thức trong
mối quan hệ bổ khuyết cho nhau.
Sau năm 1975, với chủ trương của Đảng "Đổi mới tư duy, nhìn thẳng
vào sự thật, đánh giá đúng sự thật" (Báo cáo chính trị Ban chấp hành Trung
ương Đảng VI), văn học có bước chuyển mình với nhiều đổi mới trong quan
niệm về hiện thực, về con người, về cảm hứng sáng tạo... Văn học viết về
chiến tranh nói chung và tiểu thuyết nói riêng không nằm ngoài sự vận động
khởi sắc ấy và thực tế mảng văn học này đã tạo nên được những nét đặc trưng
20

riêng độc đáo của mình. Khai thác đề tài chiến tranh, tiểu thuyết sau 1975
mang tính đa dạng bởi cảm hứng sáng tác phong phú của các tác giả. Vẫn còn
dư âm của cảm hứng lãng mạn anh hùng ca trong nhiều tiểu thuyết song phải
thừa nhận một thực tế rằng ở một số lượng tác phẩm không nhỏ, cảm hứng bi
kịch đã xuất hiện với những mức độ đậm nhạt khác nhau. Tập trung khám phá
những góc khuất của hiện thực mà trước đây cái nhìn lãng mạn ngợi ca không
cho phép nói đến, các cây bút sau 1975 đã tạo nên một mảnh ghép hoàn hảo,
giúp tái hiện hiện thực chiến tranh trong cái nhìn toàn cảnh, đa chiều. Hơn
bao giờ hết số phận con người với những bi kịch cá nhân riêng tư được nhà
văn đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng không phải chỉ
sau năm 1975 cảm hứng bi kịch mới xuất hiện trong các sáng tác văn học.
Thực tế, ngay từ những sáng tác trước 1975 đã thấy có sự xuất hiện của cảm

hứng này, dẫu là thoáng qua- như một tiên liệu cho những tìm tòi mạnh mẽ
hơn sau 1975. Ở "Dấu chân người lính" (1972), Nguyễn Minh Châu tỏ ra
quan tâm đến những bi kịch cá nhân riêng tư khi bộc lộ nỗi trăn trở về mối
tình éo le giữa Lượng- một chiến sĩ cách mạng với Xiêm- vợ của một nguỵ
quân Sài Gòn. Cuộc đời ông cụ Phang trong tiểu thuyết này cũng được miêu
tả gắn với bi kịch đau đớn, xót xa của một người cha có đứa con trai duy nhất
cầm súng trong hàng ngũ kẻ thù. Một số tiểu thuyết sáng tác ngay sau ngày
giải phóng cũng tỏ ra hết sức nhạy cảm khi chạm vào bi kịch cá nhân riêng tư
của con người vốn ít nhiều là hậu quả của chiến tranh. Nguyễn Trí Huân tái
hiện được không khí chiến trận hào hùng của cả dân tộc những năm đánh Mĩ
trong tiểu thuyết "Năm 1975 họ đã sống như thế" (1978) nhưng cũng ngay ở
tác phẩm này dấu ấn của cảm hứng bi kịch đã xuất hiện. Nhà văn ngoài việc

miêu tả con người với chức năng xã hội còn chú ý đến con người với tư cách
là một cá nhân, cá thể với những vấn đề riêng tư của mình. Bởi vậy nhiều
nhân vật trong tiểu thuyết được miêu tả trong những cảnh ngộ éo le riêng.
21
Mạc có nỗi đau khổ trong hạnh phúc riêng tư khi chồng đang lăn lộn ở chiến
trường miền Nam thì ở nhà vợ "ngang nhiên đi lại với một người đàn ông
khác, bất chấp dư luận, bất chấp sự lên án của cơ quan, bạn bè"[6.181]. Đối
với Duật, Phác nỗi đau lại đến từ phía người thân gia nhập vào hàng ngũ kẻ
thù, trở thành kẻ đối đầu bên kia chiến tuyến. Bên cạnh việc quan tâm đến
cảnh ngộ cá nhân, nhà văn đã tái hiện được một hiện thực chiến tranh trong
cái nhìn mới mẻ khi không ngần ngại nhắc đến những hi sinh, thương vong,
chết chóc, thậm chí cả những thất bại từ chính phía hàng ngũ cách mạng. Ở

tiểu thuyết "Đất trắng", Nguyễn Trọng Oánh lại đi theo một hướng khác-
không thể hiện cảm hứng bi kịch từ những cảnh ngộ cá nhân mà từ những
biểu hiện tiêu cực, đáng buồn ngay trong hàng ngũ những người lãnh đạo sư
đoàn. Tuy nhiên ở các sáng tác về chiến tranh trước 1975 và các sáng tác
ngay sau ngày giải phóng, cảm hứng bi kịch chưa trở thành cảm hứng chủ đạo
mà mới chỉ là những dự cảm, những tiên liệu có tính khơi gợi, mở đường cho
các sáng tác giai đoạn sau của Chu Lai, Lê Lựu, Bảo Ninh, Trung Trung
Đỉnh... Đến "Chim én bay", "Nước mắt đỏ", "Ăn mày dĩ vãng", "Thời xa
vắng", "Thân phận của tình yêu", "Vòng tròn bội bạc", "Ba lần và một
lần"... dấu ấn của cảm hứng bi kịch đã được định hình rõ rệt và trở thành sợi
dây liên kết các tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh trong một sự
gặp gỡ, đồng cảm. Nghiên cứu cảm hứng bi kịch thể hiện qua một số tiểu

thuyết tiêu biểu viết về chiến tranh sau1975- đặc biệt là các tiểu thuyết thời kì
đổi mới, người viết luận văn mong muốn đem đến cho người đọc cái nhìn có
tính hệ thống hơn về sự liên kết, gặp gỡ đó.
II. TỪ BẢN HÙNG CA CHIẾN TRẬN CỦA VĂN HỌC TRƯỚC 1975
Lấy đề tài từ hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc kéo dài suốt
30 năm- chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ- văn học Việt Nam trước 1975 đã
bao quát và tái hiện được một bức tranh hiện thực rộng lớn. Đó không phải là
22
mảng hiện thực gắn với những mảnh đời nhỏ bé, những số phận bất hạnh,
những mộng tưởng cá nhân như trong văn học 1930- 1945 mà là hiện thực
chiến trường kéo dài từ Bắc tới Nam. Mỗi một miền quê, mỗi một cánh rừng,
mỗi một triền sông... đều được miêu tả như một trận tuyến đánh quân thù với

không khí sục sôi, nóng bỏng. Không gian được tái hiện trong tác phẩm vì thế
không còn là không gian của một ngôi nhà, một căn gác nhỏ mà là không gian
của các chiến dịch, các mặt trận, các ngả đường hướng ra tiền tuyến trên khắp
mọi miền tổ quốc. Hàng loạt các tiểu thuyết ra đời trong thời kì này đã bao
quát hiện thực chiến tranh rộng lớn và phản ánh được hơi thở hừng hực của
thời đại máu lửa này. Tiêu biểu có thể kể đến: "Xung kích" (Nguyễn Đình
Thi), "Hòn đất" (Anh Đức), "Mẫn và tôi" (Phan Tứ), "Đất nước đứng lên"
(Nguyên Ngọc), "Trước giờ nổ súng" (Lê Khâm), "Dấu chân người lính"
(Nguyễn Minh Châu), "Chiến sĩ" (Nguyễn Khải), "Vùng trời" (Hữu Mai)...
Mảnh đất hiện thực được các nhà văn mở rộng phạm vi- không chỉ miêu tả
cuộc kháng chiến của dân tộc trên một dải đồng bằng quen thộc của người
Kinh mà còn vươn tới những cánh rừng đại ngàn trên dẻo cao để phản ánh ý

chí quật cường của đồng bào dân tộc thiểu số Bana, Êđê, Sơđăng... Bóng
chiến tranh được tái hiện từ những trận đánh đối đầu ác liệt rát lửa đạn bom;
từ những chiến dịch được chuẩn bị công phu hàng tháng trời; từ công tác
chuẩn bị sôi nổi, hăng hái cho một chiến dịch; từ không khí thi đua sản xuất
chuẩn bị sức người, sức của ở hậu phương để cung cấp cho tiền phương... Với
lợi thế về dung lượng, thể loại tiểu thuyết thực sự đã đáp ứng được tham vọng
bao quát hiện thực rộng lớn của nhà văn. Sự kiện, biến cố xuất hiện liên tiếp
là một đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kì này. Sự dồn
nén một khối lượng lớn các sự kiện, biến cố trong tiểu thuyết đã phác hoạ
được bối cảnh không hề phẳng lặng yên bình của thời đại. Mở rộng phạm vi
phản ánh, tiểu thuyết viết về chiến tranh trước 1975 tạo được tầm vóc của
23

mình từ chính hiện thực miêu tả rộng lớn và hoành tráng đó. Dáng đứng hiên
ngang, tầm vóc kì vĩ, lớn lao của dân tộc thực tế cũng được tôn vinh từ chính
cái nền hiện thực ấy.
Đưa vào tiểu thuyết một bức tranh hiện thực phong phú, rộng lớn- văn
học thời kì này đã bứt khỏi giọng điệu buồn thương, sầu mộng của văn học
1930- 1945 để cất lên âm hưởng lãng mạn hào sảng, tươi vui. Do sự chi phối
của khuynh hướng sử thi như một đặc điểm bao trùm nền văn học thời kì
chiến tranh, tiểu thuyết giai đoạn 1945- 1975 nhìn chung không hướng tới
tính đa thanh mà chủ yếu hướng đến sự đồng nhất trong quan điểm của người
trần thuật, quan điểm của nhân vật chính với quan điểm của quần chúng để
tạo nên một giọng điệu chung. Bởi vậy cái tôi riêng tư của nhà văn hoà tan
trong cái ta cộng đồng, hơi thở của cá nhân hoà cùng hơi thở của dân tộc và

tiếng nói của văn học thời kì này đồng thời cũng là tiếng nói của cả dân tộc
"những buổi vui sao cả nước lên đường" (Chính Hữu). Với giọng điệu ngợi ca
lãng mạn, tiểu thuyết về chiến tranh trước 1975 đã phản ánh được cái xôn
xao, náo nức trong mỗi con người Việt Nam. Đối với họ, đường ra trận là
đường đẹp nhất và "những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả.
Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn’’ (Chế Lan Viên). Tiểu thuyết "Dấu chân
người lính" (Nguyễn Minh Châu) đầy ắp không khí nóng bỏng, nhiệt tình,
hăng say của triệu triệu con người Việt Nam hướng về tiền tuyến. Từ Kinh,
Lượng... đến Khuê, Lữ, Hoạt là sự nối tiếp của các thế hệ "lớp cha trước, lớp
con sau" như một dòng chảy hiện thân cho sức sống bất diệt của đất nước, quê
hương. "Dấu chân người lính" không chỉ là dấu chân hành quân của các binh
đoàn mà còn là bước đi của các thế hệ, của cả dân tộc trên chặng đường "Xẻ

dọc Trường Sơn đi cứu nước". Âm hưởng hùng ca tráng lệ ấy cũng là âm
hưởng chung của tiểu thuyết nói riêng và văn học 1945-1975 nói chung.
Những cái tên "Xung kích", "Đất nước đứng lên", "Sống mãi với thủ đô",
24
"Dấu chân người lính"," Vùng trời"…ngay từ tựa đề đã cho thấy nội dung
sử thi ngợi ca tầm vóc, dáng đứng của dân tộc.
Bên cạnh việc ca ngợi tổ quốc, quê hương, tiểu thuyết thời kì này dù tiếp
cận hiện thực từ góc độ nào cũng đều hướng đến làm nổi bật hình tượng con
người Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp đáng quí, đáng yêu. Chiến tranh
chính là hoàn cảnh, là điều kiện để cái đẹp đó trong con người thăng hoa, toả
sáng và tính khốc liệt của cuộc chiến trở thành một thứ dung môi thử thách,
khẳng định phẩm chất của con người. Bởi vậy, tiểu thuyết viết về chiến tranh

trước 1975 đề cập nhiều đến niềm vui và chiến thắng- những mất mát đau
thương nếu có thì chỉ là nhân tố góp phần tôn vinh vòng nguyệt quế trên đầu
người chiến thắng. Kiểu kết thúc "ta thắng địch thua", "chính nghĩa thắng phi
nghĩa" đã trở thành kiểu kết thúc phổ biến, quen thuộc của các tác phẩm văn
học thời kì này. Bị chi phối bởi cảm hứng lãng mạn ngợi ca, tiểu thuyết sau
1975 đặc biệt ít viết về cái chết, về thương vong, tổn thất. Những mất mát nếu
có được nói đến cũng là nhằm thể hiện chất "hùng", chất "tráng" của chủ nghĩa
anh hùng cách mạng. Sự hi sinh của chị Sứ (Hòn đất- Anh Đức), Lữ (Dấu chân
người lính- Nguyễn Minh Châu)… được miêu tả mang đậm dấu ấn của cảm
hứng lãng mạn, ngợi ca đó. Tinh thần "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" đã đem
đến cái nhìn hào sảng về những gì tưởng là mất mát đau thương ấy.
Tái hiện hiện thực bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn ngợi ca,

tiểu thuyết trước 1975 đồng thời cũng xây dựng nên hàng loạt các mẫu hình lí
tưởng. Nhân vật của tiểu thuyết thời kì này không phải là những con người
bước ra từ cuộc sống bình thường. Chiến tranh là môi trường bất thường nên
đã sản sinh ra những con người cũng hết sức đặc biệt. Ở họ có sự kết tinh của
vẻ đẹp thời đại, của thế hệ và vì thế họ được xem như là hiện thân, là đại diện
của cộng đồng, của dân tộc. Sống trong thời đại "muôn người như một",
gương mặt cá nhân phản ánh khuôn mặt cộng đồng, vẻ đẹp cá nhân thắp sáng
25

×