Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Công việc của phụ nữ và vấn đề an ninh lương thực bền vững cho các hộ ngư dân vùng ven biển (trường hợp điển cứu huyện duyên hải tỉnh trà vinh) đề tài nghiên cứu khoa học cấp đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.15 MB, 107 trang )

ðẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ðẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ðỊA LÝ
---o0o---

ðỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP ðẠI HỌC QUỐC GIA
Mã số: B2008-18b-06

CÔNG VIỆC CỦA PHỤ NỮ VÀ VẤN ðỀ AN NINH LƯƠNG THỰC
BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGƯ DÂN VÙNG VEN BIỂN
Trường hợp ñiển cứu: Huyện Duyên Hải – Tỉnh Trà Vinh

Chủ nhiệm đề tài:

Ngơ Thanh Loan

Tham gia thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Trần Duy Minh
Lư Phước Hiệp

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tháng 12/2010


LỜI CẢM TẠ
Nhóm thực hiện đề tài xin trân trọng cám ơn Ủy Ban Nhân dân, Sở Nông nghiệp
và PTNT, Sở Tài ngun và Mơi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Sở Kế hoạch và ðầu tư tỉnh Trà Vinh, UBND huyện Duyên Hải, UBND và Hội
Phụ nữ hai xã Dân Thành và ðơng Hải đã hỗ trợ chúng tơi rất nhiều trong q
trình làm việc tại ñịa phương.
ðề tài này ñã ñược hoàn thành nhờ giúp ñỡ nhiệt tình của Hội Phụ nữ huyện


Duyên Hải và Ban Giám ñốc, cán bộ nhân viên Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh
môi trường, thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Trà Vinh.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự đón tiếp, những chia sẻ và góp ý rất chân
tình của cộng đồng dân cư tại hai xã Dân Thành và ðơng Hải. Tình cảm ân cần
của tất cả cơ, chú, anh, chị, em đã góp sức cho chúng tơi hồn tất cuộc khảo sát
này một cách tốt đẹp.
Cám ơn Phòng Sau ðại học – Quản lý Khoa học và Khoa ðịa Lý, trường ðại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, các bạn ðỗ Xuân Biên, Bùi
Thị Thúy Hồng, Văn Ngọc Trúc Phương, Lê Thị Hồng Quế, Mai Thị Hằng Nga
và Lường Thị Thu Hằng đã chung sức cùng chúng tơi thực hiện đề tài này.

Nhóm thực hiện đề tài

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................... vii
TĨM TẮT .................................................................................................................... 1
SUMMARY ................................................................................................................. 3
PHẦN MỞ ðẦU .......................................................................................................... 5
1. ðặt vấn ñề ..................................................................................................... 5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................... 6
3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 9
4. Khung nghiên cứu ....................................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu, thực hiện............................................................. 10
6. Giới hạn thực hiện ñề tài ............................................................................. 11
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................... 13

Chương I:
Tổng quan về ñề tài nghiên cứu ....................................................... 13
I.1. Giới thiệu các khái niệm liên quan ñến ñề tài ............................................ 13
I.1.a. An ninh lương thực và an ninh lương thực nơng hộ ............................ 13
I.1.b. Giới và vấn đề an ninh lương thực...................................................... 16
I.1.c. Hệ sinh thái nhân văn vùng ven biển và vấn ñề an ninh lương thực..... 17
I.2. Giới thiệu ñịa ñiểm nghiên cứu ................................................................. 19
I.2.a. ðặc ñiểm tự nhiên của huyện Duyên Hải ............................................ 20
I.2.b. ðặc ñiểm kinh tế xã hội của huyện Duyên Hải ................................... 20
I.2.c. ðặc diểm ñịa lý của xã Dân Thành ..................................................... 23
I.2.d. ðặc diểm địa lý của xã ðơng Hải ....................................................... 27
Chương II:
Kết quả khảo sát tại huyện Duyên Hải ............................................. 33
II.1. ðặc ñiểm chung của các hộ ñược khảo sát ............................................... 33
II.1.1. Thời gian cư trú ................................................................................ 36
II.1.2. Tình trạng cư trú ............................................................................... 37
II.1.3. Cơng việc tạo ra thu nhập chính cho gia đình .................................... 38
II.2. ðặc điểm chung của nhóm phụ nữ được khảo sát..................................... 40
II.2.1. Tuổi, tuổi kết hơn và số con trung bình ............................................. 40
II.2.2. Trình độ học vấn ............................................................................... 42
II.2.3. Việc làm ........................................................................................... 43
II.3. Thực trạng tiêu thụ lương thực - dinh dưỡng của các hộ ngư dân ............. 46
II.3.1.Chuẩn bị bữa ăn ................................................................................. 46
II.3.2.Chất lượng bữa ăn.............................................................................. 48
II.3.3. ðánh giá chung về an ninh lương thực của hộ ................................... 50
II.4. Hỗ trợ của chính quyền và cộng ñồng ...................................................... 52
II.5. Chiến lược ñảm bảo an ninh lương thực của hộ........................................ 56
iii



Chương III: Nhận ñịnh và kiến nghị .................................................................... 58
III.1. Nhận ñịnh về tình hình an ninh lương thực tại khu vực khảo sát ............. 58
III.2. ðề xuất giải pháp.................................................................................... 60
III.3. Các yếu tố tác động đến cơng việc và khả năng ñảm bảo an ninh lương
thực bền vững của các hộ ngư dân................................................................... 61
III.3.1. Các dự án kinh tế - xã hội quan trọng............................................... 61
III.3.2. Các tác ñộng của biến ñổi khí hậu.................................................... 65
III.4. ðề xuất các hướng nghiên cứu sắp tới .................................................... 66
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 71
PHỤ LỤC................................................................................................................... 74
Phụ lục 1: Bảng hỏi ......................................................................................... vii
Phụ lục 2: Biên bản phỏng vấn sâu ................................................................. xiii
Phụ lục 3: Một số hình ảnh về các khu vực khảo sát ...................................... xxx
Phụ lục 4: Một số hình ảnh về công việc của phụ nữ tại khu vực khảo sát..... xxxi
Phụ lục 5: Thuyết minh ñề tài ñã ñược phê duyệt - Quyết ñịnh giao ñề tài và hợp
ñồng thực hiện ............................................................................................ xxxii

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BBPV

Biên bản phỏng vấn

BðKH

Biến ñổi khí hậu


CAP

Kế hoạch hành động cấp xã (Commune Action Plan)

CWPDP

Dự án bảo vệ và phát triển vùng ñất ngập nước ven biển phía Nam

ðBSCL

ðồng bằng sơng Cửu Long

PTNT

Phát triển nơng thơn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VANFS

Mạng lưới xã hội dân sự cho các hoạt động vì An ninh lương thực

v



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Biến động của diện tích rừng tại Dân Thành qua các năm .............................. 26
Bảng 2: Số hộ ñiều tra phân theo khu vực ................................................................... 33
Bảng 3: Thời gian cư trú (năm)................................................................................... 36
Bảng 4: Thời gian cư trú phân theo khu vực khảo sát.................................................. 36
Bảng 5: Tình trạng cư trú............................................................................................ 37
Bảng 6: Tình trạng sở hữu .......................................................................................... 37
Bảng 7: Diện tích đất ở trước và sau khi tái định cư .................................................... 38
Bảng 8: Diện tích đất canh tác bị thu hồi..................................................................... 38
Bảng 9: Công việc tạo ra thu nhập chính cho gia đình................................................. 39
Bảng 10: ðiều kiện làm việc tại nơi ở mới .................................................................. 39
Bảng 11: Thay ñổi thu nhập ........................................................................................ 40
Bảng 12: Thay ñổi thu nhập ảnh hưởng xấu ñến cuộc sống ......................................... 40
Bảng 13: Nhóm tuổi.................................................................................................... 41
Bảng 14: Tuổi kết hơn của nữ giới .............................................................................. 41
Bảng 15: Số con trong gia đình................................................................................... 41
Bảng 16: Số con hiện đang đi học ............................................................................... 42
Bảng 17: Trình ñộ học vấn.......................................................................................... 42
Bảng 18: Việc làm hiện nay của phụ nữ ...................................................................... 44
Bảng 19: Có làm thêm cơng việc khác khơng?............................................................ 45
Bảng 20: Cơng việc tìm được ở nơi ở mới................................................................... 46
Bảng 21: Người lo bữa ăn hàng ngày .......................................................................... 46
Bảng 22: Tiền chợ mỗi ngày (ñồng)............................................................................ 47
Bảng 23: Chất lượng bữa ăn hiện nay của gia đình...................................................... 48
Bảng 24: Bữa ăn thiếu chất gì ..................................................................................... 48
Bảng 25: Chất lượng bữa ăn có được cải thiện hay khơng? ......................................... 49
Bảng 26: Chất lượng bữa ăn ñược cải thiện, nhờ ......................................................... 50
Bảng 27: Chất lượng bữa ăn khơng được cải thiện, kém hơn, vì.................................. 50
Bảng 28: Vấn đề lương thực cho gia đình đã ổn định chưa? ........................................ 51

Bảng 29: Các yếu tố ảnh hưởng ñến bữa ăn hàng ngày................................................ 51
Bảng 30: Nhận định về các khó khăn trong vấn ñề lương thực của hộ ......................... 52
Bảng 31: Có nhận ñược sự hỗ trợ thêm ñể ổn ñịnh cuộc sống hay không?................... 52
Bảng 32: Nguồn hỗ trợ ............................................................................................... 53
Bảng 33: Hỗ trợ cụ thể................................................................................................ 53
Bảng 34: Các chương trình dạy nghề .......................................................................... 54
Bảng 35: ðánh giá hiệu quả của chương trình dạy nghề .............................................. 54
Bảng 36: Các chương trình hỗ trợ để xóa đói .............................................................. 54
Bảng 37: Lúc thiếu đói xóm giềng có nhiệt tình giúp đỡ nhau hay khơng? .................. 55
Bảng 38: Những giúp ñỡ cụ thể .................................................................................. 56

vi


Bảng 39: Gia đình dự định sẽ làm gì để cải thiện bữa ăn của gia đình ......................... 57
Bảng 40: Diện tích bị ảnh hưởng nếu mực nước biển dâng 1m.................................... 67

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu...................................................................... 22
Hình 2: Sơ đồ vị trí các ñiểm khảo sát......................................................................... 34
Hình 3: Một số hình ảnh của các khu vực khảo sát...................................................... 35
Hình 4: Một số hình ảnh về cơng việc của phụ nữ....................................................... 44
Hình 5: Bữa ăn của các hộ dân tại phương .................................................................. 50
Hình 6: Sơ đồ quan hệ giữa nghèo đói và an ninh lương thực...................................... 59

vii


TĨM TẮT
Tên đề tài: Cơng việc của phụ nữ và vấn ñề an ninh lương thực bền vững cho

các hộ ngư dân vùng ven biển - Trường hợp ñiển cứu: Huyện Duyên Hải, tỉnh
Trà Vinh
Mã số: B2008-18b-06
Chủ nhiệm ñề tài: Ngô Thanh Loan
ðiện thoại: 38291103 - Email:
Cơ quan chủ trì: Trường ðH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh
Tham gia thực hiện:
Nguyễn Thị Lan - Viện ðịa lý Tài nguyên TP.HCM
Trần Duy Minh - Trường ðH Khoa học Xã hội và Nhân văn
Lư Phước Hiệp - Sở Nông nghiêp và PTNT tỉnh Trà Vinh
Thời gian thực hiện: 02/2008 ñến 12/2010

1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá thực trạng cơng việc của phụ nữ nghèo ở
một vùng ven biển và vai trị của họ trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho
hộ gia đình, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện ñời sống và ñịa vị xã
hội của người phụ nữ vùng ven biển nước ta.
2. Nội dung chính:
Dựa vào các phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, khảo sát bằng bảng hỏi,
phỏng vấn sâu và điều tra thực địa, nội dung chính của đề tài được trình bày
trong 3 chương như sau:
-

Chương 1: Giới thiệu các khái niệm ñược sử dụng trong báo cáo và khái
quát về ñịa bàn nghiên cứu

-

Chương 2: Các kết quả khảo sát, bao gồm (1) ðặc ñiểm của ñối tượng
khảo sát, (2) Thực trạng tiêu thụ lương thực và chất lượng bữa ăn, (3)

Các hỗ trợ ñã nhận ñược và (4) Chiến lược ñảm bảo an ninh lương thực
của hộ.

-

Chương 3: Nhận định của nhóm nghiên cứu về vấn ñề an ninh lương thực
tại ñịa phương và các kiến nghị.

1


3. Kết quả chính đạt được:
-

Khu vực ven biển là nơi giàu tài nguyên nhưng cũng thường xuyên ñối
ñầu với thiên tai, biến ñộng về tự nhiên. ðặc ñiểm này ảnh hưởng công
việc, thu nhập và nguồn thực phẩm của người dân vùng ven biển

-

Hai xã ñiển cứu tại huyện Dun Hải, tỉnh Trà Vinh ngồi các đặc trưng
của một vùng nơng thơn ven biển cịn chịu tác động của việc di dời dân,
dưới tác ñộng của các dự án kinh tế - xã hội. Sống khá phụ thuộc vào các
nguồn tài ngun thiên nhiên, thu nhập thấp, trình độ văn hóa thấp là
những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp ñến an ninh lương thực
của các hộ ngư dân trong khu vực này.

-

ða số hộ dân trong khu vực khảo sát sống bằng nghề ñánh bắt cá

(45,8%), số cịn lại làm th mướn, làm nơng hoặc mua bán. Phụ nữ có
mặt trong tất cả các hoạt động kinh tế này; 26,5% số phụ nữ ñược khảo
sát tham gia vào việc ñánh bắt, thu gom, chế biến hải sản, kế đến là làm
nơng, làm mướn. Ngồi các hoạt ñộng kinh tế, phụ nữ còn là người lo
bữa ăn gia đình (92,8%). Thực phẩm chính lấy từ thu hoạch hải sản,
trồng trọt, thu nhập chủ yếu là ñể mua gạo.

-

Bữa ăn thiếu cân đối về dinh dưỡng, khơng đủ thịt, rau, sữa. Các hiểu
biết về vấn ñề dinh dưỡng rất thấp. Hỗ trợ của nhà nước chủ yếu trực tiếp
bằng tiền và cho vay ñể sản xuất. Các chương trình dạy nghề khơng hiệu
quả do thiếu đầu ra, thiếu nguồn ngun liệu. Sự giúp đỡ của hàng xóm
láng giềng chính là cứu cánh quan trọng của người dân trong những lúc
thiếu đói.

-

Người dân vẫn phải xoay sở để đủ ăn hàng ngày, khơng có những dự tính
lâu dài để cải thiện đời sống. Trong khi đó, việc thay đổi nơi cư trú cịn
buộc người dân phải thích nghi với ñiều kiện cư trú và làm việc mới.

-

Trên cơ sở nhận định này, chúng tơi kiến nghị có những nghiên cứu sâu
hơn về xu hướng đơ thị hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại khu vực ñể
làm cơ sở cho những đề xuất phù hợp và có tính lâu dài hơn nhằm đảm
bảo an ninh lương thực và góp phần nâng cao mức sống người dân tại
ñây. Các hệ quả của việc tái ñịnh cư cũng cần ñược xem xét và có hướng
khắc phục phù hợp với đặc điểm dân cư địa phương


-

Ngồi ra, trong bối cảnh biến đổi khí hậu mà ðBSCL sẽ là một trong các
khu vực chịu ảnh hưởng mạnh, chúng tôi cũng kiến nghị là các chiến
lược phát triển của vùng ven biển phải tính đến tính ứng phó với sự biến
đổi này.
2


SUMMARY
Project title: Women’s works and sustainable food security for fishermen’s
households in the coastal zone of Duyen Hai district, Tra Vinh province
Code: B2008-18b-06
Coordinator: Ngô Thanh Loan
Implementing Institution: University of Social Sciences and Humanities of Ho
Chi Minh City
Duration: from February 2008 to December 2010
1. Objective: The main objective of the project is to examine actual situation of
the women’s work in a coastal area and their role in ensuring food security
for their household.
2. Main contents: Based on the secondary data analysis and information
collected from surveys by questionnaire, in-depth interviews and field
observation, the results of our project are presented in 3 chapters:
- Chapter 1: Presentation of principal concepts used in the report and
characteristics of the study sites.
- Chapter 2: Findings from field surveys and observation about (1)
Characteristics of research’s objects (2) Situation of food consumption and
nutrition (3) Aids received and (4) Strategy for food security of households.
- Chapter 3: Discussion and recommendations.

3. Results obtained:
-

The coastal zone is rich in natural resources but usually confronts with
hazards and disasters, causing negative effects on economic activities,
income and food availability of fishermen households.

-

Two studied sites in Duyen Hai district, Tra Vinh province have the
common characteristics of poor coastal communities and at the same
time suffer impacts from relocation projects. Dependence on natural
resources, poor income and low vocational level are factors influence,
directly or indirectly, their food security.

-

Most of them live with fishery (45,8%), then hiring labor, agriculture and
small-scale trade. Women are present in all those economic activities
(26,5% in catching, collecting and processing fish), they also take care of
3


meals for the whole family (92,8%). Food is collected from fishery,
cultivation, only a small amount is bought from the market, mainly rice.
-

Nutritive imbalance of food consumption, their meal are seriously lack of
meat, vegetable and dairy products. Aids from government seem not to
be efficient, the habitants have to turn to their neighbors for help in case

of difficulties.

-

Having enough food for daily need is the main concern of local people.
They don’t have a long-term view to improve their living standard, trying
to adapt with new life in resettlement sites.

-

Based on this remark, we suggest more detailed studies about impacts of
large-scale projects and relocation on socio-economic environment of
those coastal communities. A shift to non-agricultural activities might be
suggested for new income generation purpose for local people.

-

Impacts of climate change, that will severely affected the Mekong delta,
are also recommended to get more attention, before setting solutions for
sustainable food security.

4


PHẦN MỞ ðẦU
1. ðặt vấn đề
-

-


-

-

Bên cạnh nơng nghiệp, hoạt ñộng ngư nghiệp ở nước ta, ñặc biệt là các
vùng nông thôn ven biển, thực chất là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ
gia đình, là cơ sở đảm bảo cho an ninh lương thực của hộ. Nuôi trồng và
khai thác thủy sản đóng góp một phần quan trọng trong các chương trình
giảm nghèo tại Việt Nam. Lao động trong ngành thủy sản chiếm 5,1%
lực lượng lao ñộng và khai thác thủy sản là nghề chính của 4,3% các hộ
gia ñình Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2001). Theo Bộ Kế hoạch ðầu
tư, “Phấn ñấu ñến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55%
GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn
ñề xã hội, cải thiện một bước ñáng kể ñời sống của nhân dân vùng biển
và ven biển" (www.ciren.gov.vn, 13/02/2007). ðể làm ñược ñiều này,
việc tìm hiểu hiện trạng hoạt ñộng kinh tế và ñời sống của người dân
vùng ven biển là một việc cần thiết.
Dù ngư nghiệp đóng vai trị quan trọng trong kinh tế và an ninh lương
thực của hộ, nhưng khi ñề cập ñến vấn ñề an ninh lương thực các nhà
hoạch định chính sách thường chỉ tập trung vào phát triển nông nghiệp,
sản xuất lương thực. Ngay trong lĩnh vực nghiên cứu cũng cịn ít đề tài
tìm hiểu sâu về vấn đề này. Trong khi đó, một thực tế ñáng lo ngại là sản
lượng ñánh bắt ở nhiều nơi trong nước ñang ngày càng suy giảm, ñịa
phương ñiển cứu cũng thốt khỏi tình trạng này (xem phần Giới thiệu ñịa
ñiểm nghiên cứu), làm ảnh hưởng ñến nguồn lương thực và thu nhập của
các cộng ñồng dân cư ven biển và khả năng ñảm bảo an ninh lương thực
của các khu vực này.
Việc ñảm bảo vấn ñề an ninh lương thực cho các vùng ven biển hiện nay
càng cần ñược lưu tâm do đặc điểm sản xuất khơng ổn định của khu vực
này (phụ thuộc vào thời vụ, thời tiết, thổ nhưỡng, chế ñộ nước,...). Một

số quan sát ban ñầu cho thấy cần chú trọng đến tính bền vững để đảm
bảo cho sự thành cơng lâu dài của chương trình an ninh lương thực tại
các khu vực này.
Từ trước ñến nay quan niệm cho rằng nam giới đóng vai trị chủ ñạo
trong hoạt ñộng ngư nghiệp mà quên ñi vai trò then chốt của người phụ
nữ trong việc thu hoạch, chế biến và mua bán sản phẩm ngư nghiệp, cũng
như việc duy trì đủ về số lượng và nâng cao chất lượng bữa ăn của gia
đình. Chính vì thế đề tài này nhằm mục đích nhấn mạnh vai trị của
5


người phụ nữ trong việc tạo nguồn lượng thực thực phẩm cho gia đình
(thơng qua hai hoạt động chính là nơng nghiệp và ngư nghiệp), tạo thu
nhập (trong đó có một phần quan trọng dành cho mua lương thực), chuẩn
bị bữa ăn và ni con, góp phần đảm bảo an ninh lương thực của hộ ngư
dân ở vùng ven biển.
Từ những nhận định trên, đề tài này mong được góp một phần nhỏ vào việc
đánh giá một khía cạnh cần quan tâm trong phát triển vùng ven biển. Chúng tôi
hy vọng các kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ là cơ sở nhằm giúp chính quyền tại
địa phương điển cứu và các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch hành ñộng
thiết thực và phù hợp hơn nhằm cải thiện ñời sống và ñảm bảo an ninh lương
thực khu vực ven biển.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
a) Ngồi nước
Nhiều cơng trình nghiên cứu về an ninh lương thực (lý thuyết lẫn kinh
nghiệm thực tiễn) đã được cơng bố như: Maxwell, Frankengerger T.
(1992), Household food security: Concepts, Indicators, Measurements;
Smith Lisa C., El Obeid Amani E., Jensen Helen H. (2000), The
geography and causes of food insecurity in developing countries… cũng

như nhiều nghiên cứu, các văn bản của các tổ chức quốc tế như FAO,
WHO…1 Trong các tài liệu này, khái niệm an ninh lương thực được phân
tích dưới các góc độ khác nhau, quan niệm về an ninh lương thực cũng
có sự thay đổi, ngày càng phức hợp và mang tính liên ngành hơn.
Sau Hội Nghị Thượng ðỉnh Thế Giới Về An Ninh Lương thực năm
2002, nhiều nước đã có báo cáo tiến độ thực hiện các chương trình an
ninh lương thực, trên cơ sở Kế hoạch hành ñộng quốc gia về an ninh
lương thực. Các báo cáo này cung cấp một nguồn thông tin khá phong
phú và ña dạng về hiện trạng lương thực tại nhiều nước, trong đó có Việt
Nam (www.foodsecurityportal.org/vietnam). Overseas Development
Institute (Anh) trong báo cáo Food Security and the Millennium
Development Goal on Hunger in Asia năm 2003 ñã tổng hợp ñược tình
hình sản xuất, mua bán và quản lý lương thực của một số nước châu Á,
trong đó có Việt Nam, ñặc biệt lần ñầu tiên ñề cập ñến việc bùng phát
của bệnh AIDS và vấn ñề an ninh lương thực. Tuy nhiên, qua tham khảo
1

Các báo cáo chính của các tổ chức này ñược ghi trong phần Tài liệu tham khảo. Ngồi ra nhiều thơng
tin khác trên các trang web của Special Program for Food Security (FAO), cũng ñược sử dụng trong ñề
tài này.

6


một số tài liệu nêu trên, chúng tôi chưa thấy những nghiên cứu sâu về
vấn ñề an ninh lương thực vùng ven biển.
Về vai trò của người phụ nữ trong việc đảm bảo lương thực cho các hộ
nơng dân, các tác giả Quisumbing, Brown, Feldstein, Haddad và Pena
(1995) trong báo cáo Women: The Key to Food Security ñã chứng minh
vai trị quan trọng của người phụ nữ trong việc đảm bảo lương thực, ñồng

thời khảo sát các phương thức nâng cao tính ổn định cho an ninh lương
thực qua các chính sách và chương trình tăng năng lực cho phụ nữ và tạo
điều kiện vật chất cho họ hồn thành tốt vai trò này.
Rekha Mehra và Mary Hill Rojas (2008) có bài báo cáo Women, Food
security and Agriculture in a global marketplace, trong đó nhấn mạnh
vai trị của phụ nữ trong sản xuất nơng nghiệp và đặc biệt vai trị của phụ
nữ trong q trình chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp từ sản xuất tự cấp
sang sản xuất hàng hóa. Thị trường hóa sản xuất lương thực là một trong
yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến khả năng tiếp cận nguồn lượng.
ðây cũng là cách chúng tôi tiếp cận khi tìm hiểu vấn đề an ninh lương
thực tại một địa phương nghèo của ðBSCL.
b) Trong nước:
Chúng tơi có tìm thấy thơng tin của hai dự án có liên quan ñến an ninh
lương thực:
(1) Dự án An ninh lương thực Quảng Bình (do Trung Tâm dịch vụ và
hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện, tháng 9/1997). Nội dung của dự án:
-

Nghiên cứu, phân tích các nguồn tạo thu nhập phi nơng nghiệp và hiện
trạng kinh doanh của các hoạt ñộng phi nơng nghiệp tại Quảng Bình

-

Trợ giúp để phát triển hệ thống đánh giá và giám sát thích hợp thực tế
cho tiểu hợp phần phi nơng nghiệp

-

Phân tích những khó khăn và thuận lợi và nhu cầu trợ giúp ñối với các
nhóm đối tượng


-

ðưa ra những đề nghị chung và giải pháp ñể trợ giúp cho việc phát triển
các hoạt ñộng phi nơng nghiệp khả thi để tạo việc làm và thu nhập cải
thiện ñời sống của người dân ñịa phương.

7


(2) Các nghiên cứu - ứng dụng của mạng lưới xã hội dân sự cho các
hoạt động vì An ninh lương thực (VANFS) tại Việt Nam.
Mạng lưới xã hội dân sự cho các hoạt ñộng VANFS là bộ phận của dự án
Xây dựng mạng lưới quốc tế về an ninh lương thực (INFS) ñược tài trợ
bởi Cộng ñồng châu Âu và thực hiện bởi ActionAid – một tổ chức phi
chính phủ chun về chống đói nghèo trên thế giới. Dự án này tại Việt
Nam ñược thực hiện trong 4 năm.
Các ñối tác chính của mạng lưới là Viện Tư vấn phát triển kinh tế – xã
hội nông thôn và miền núi (CISDOMA), các tổ chức xã hội dân sự Việt
Nam có hoạt động liên quan đến phát triển bền vững kinh tế xã hội, sinh
thái môi trường, nông nghiệp nông thôn, công nghệ sinh học, an ninh
lương thực…
Mục tiêu của dự án là góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về
ñảm bảo an ninh lương thực và quyền của dân chúng trong sản xuất
lương thực, ñược tiếp cận lương thực ñủ và ñảm bảo chất lượng. Cụ thể,
nhiệm vụ của dự án nhằm:
-

Liên kết các tổ chức xã hội dân sự thành một mạng lưới hoạt ñộng hiệu
quả và tăng cường năng lực cho các tổ chức trong việc thực hiện các dự

án an ninh lương thực.

-

Thúc ñẩy ñàm thoại giữa các tổ chức trong mạng VANFS và các cơ quan
chức năng của Chính phủ về an ninh lương thực.

-

Thu hút sự quan tâm hơn nữa của các nhà chức trách tới những đóng góp
của các tổ chức trong mạng VANFS trong q trình xây dựng các chính
sách và thực hiện các hoạt ñộng an ninh lương thực của ñất nước;

-

Thúc ñẩy những hoạt ñộng hợp tác và chia sẻ giữa các tổ chức dân sự xã
hội Việt Nam và các tổ chức dân sự xã hội quốc tế về an ninh lương thực.
Các tổ chức tham gia mạng lưới này ñã tiến hành thực hiện những nghiên
cứu và hỗ trợ trực tiếp một số ñịa phương trong cả nước thực hiện các
cơng trình như: Bảo tồn giống lúa ngơ địa phương tại ðiện Biên; Các mơ
hình điển hình sản xuất giỏi của nơng dân ðiện Biên; Xây dựng mơ hình
chăn ni gà địa phương trong nơng hộ; Phân tích và hỗ trợ triển khai
chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo (CPRGS); Mơ hình làm phân
vi sinh; Phát triển mơ hình giống vật ni; Nghiên cứu và phân tích các
ảnh hưởng của hội nhập đối với an ninh lương thực xét trên khía cạnh
giới…

8



Hai dự án này thực chất là những dự án phát triển, mang nặng tính ứng
dụng, tư vấn hơn là nghiên cứu.
(3) ðặc biệt, đề tài nghiên cứu “Cơng việc của phụ nữ ở các cộng đồng
ven biển: bn bán, chế biến và an ninh lương thực nông hộ tại khu
vực phá Tam Giang” do Bộ môn Xã hội học, Trường ðại học Khoa học
Huế ñang tiến hành ñã cho chúng tơi ý tưởng để thực hiện một đề tài
nghiên cứu ở một cộng đồng ven biển phía Nam để so sánh và ñề xuất
ñịnh hướng cải thiện ñời sống và ñịa vị xã hội của người phụ nữ nhằm
ñảm bảo an ninh lương thực trong các hộ ngư dân vùng ven biển nói
chung. Tuy nhiên, đề tài do Trường ðH Khoa học Huế thực hiện chỉ
dừng lại ở khảo sát hiện trạng tiêu thụ lương thực tại các hộ. Do vậy, để
đạt được mục tiêu nghiên cứu chúng tơi sẽ phải thu thập thêm thơng tin
trên cấp độ cộng đồng cũng như các thơng tin khác có liên quan ñến môi
trường tự nhiên và kinh tế xã hội của ñịa phương chọn ñiển cứu ñể có thể
ñánh giá hết các yếu tố có ảnh hưởng đến việc làm của phụ nữ, trong mối
quan hệ với việc ñảm bảo lương thực cho hộ.

3. Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu chung
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá thực trạng công việc của phụ nữ
nghèo ở một vùng ven biển và vai trị của họ trong việc đảm bảo an ninh
lương thực cho hộ gia đình, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện
ñời sống và ñịa vị xã hội của người phụ nữ vùng ven biển nước ta.
b) Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu hiện trạng đời sống và cơng việc liên quan đến đánh bắt,
bn bán, chế biến hộ ngư dân tại một khu vực ven biển thuộc huyện
Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
- Tìm hiểu vai trị của phụ nữ trong việc đảm bảo bữa ăn cho gia đình
và chiến lược đảm bảo lương thực của các hộ ngư dân tại đây.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến việc ñảm bảo an ninh lương thực

cho các cộng ñồng dân cư ven biển.
- ðưa ra các khuyến nghị mang tính giải pháp để giúp nơng hộ giải
quyết vấn ñề lương thực (về lượng cũng như về chất) và tăng năng
lực cho người phụ nữ vùng ven biển.

9


4. Khung nghiên cứu

Môi trường tự nhiên

Tăng thu nhập, tăng sức
mua (gián tiếp)

Các hoạt ñộng sản xuất
ñặc trưng của khu vực

Công việc của phụ nữ
(thu gom, chế biến, mua bán)

Tiếp cận nguồn thực
phẩm (trực tiếp)

Môi trường kinh tế - xã
hội

Nhận thức của phụ nữ về vấn
ñề an ninh lương thực của hộ


ðảm bảo an ninh
lương thực cho hộ
(lượng + chất)

5. Phương pháp nghiên cứu, thực hiện
ðề tài mang tính liên ngành cao (xã hội, mơi trường, ngư nghiệp, dinh
dưỡng), vì vậy chúng tơi mong muốn kết hợp giữa phân tích xã hội, phân
tích khơng gian và đặc biệt khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và
của chính quyền địa phương vào q trình thực hiện đề tài
ðể thực hiện ñề tài nghiên cứu theo hướng tiếp cận này, chúng tơi đã áp
dụng các phương pháp thu thập thơng tin cụ thể sau:
a) Thu thập tài liệu thứ cấp: bao gồm các văn bản, các báo cáo về
tình hình kinh tế xã hội của xã, huyện; giới thiệu và báo cáo tiến
ñộ thực hiện các dự án lớn của tỉnh; một số báo cáo nghiên cứu
khoa học có liên quan ñến ñề tài hoặc về ñịa bàn nghiên cứu; các
bản dồ và số liệu thống kê.
b) ðánh giá nhanh nông thơn có sự tham gia: ðánh giá hiện trạng
mơi trường, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu, về cơng việc
và nhận thức của cộng đồng về vấn ñề an ninh lương thực.
c) Khảo sát bằng bảng hỏi: Mục đích để thống kê các đặc điểm kinh
tế - xã hội và hiện trạng việc làm của phụ nữ, nguồn lương thực và
chi tiêu cho lương thực của nông hộ, và các vấn đề sức khỏe có
liên quan đến dinh dưỡng của hộ.
Việc khảo sát bằng bảng hỏi ñược tiến hành tại 3 ñiểm dân cư là
khu Mù U ven biển, khu tái ñịnh cư Mù U (xã Dân Thành) và khu
tái định cư Hồ Thùng (xã ðơng Hải), huyện Duyên Hải. Tổng
cộng 83 hộ sống tại các khu này ñã ñược khảo sát. Người trực tiếp
10



trả lời các bảng hỏi là phụ nữ là chủ hộ, vợ của chủ hộ hoặc con
gái lớn, có tham gia lao ñộng.
d) Phỏng vấn sâu: trao ñổi với một số phụ nữ trong khu vực khảo sát,
theo nhóm hoặc cá nhân, về cách thức ñể ñảm bảo lương thực cho
gia đình, nhận thức và những đề xuất, nguyện vọng của họ về việc
ổn ñịnh nguồn lương thực (6 phỏng vấn).
Ngồi ra, chúng tơi cũng có những buổi trao đổi với cán bộ phụ
nữ xã Dân Thành về các chương trình, kế hoạch hỗ trợ đời sống
và việc làm cho phụ nữ trong xã; với cán bộ Hội Phụ nữ huyện
Duyên hải, UBND Huyện, UBND và cán bộ hai xã Dân Thành và
ðông Hải, các cơ quan cấp Tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Sở Tài nguyên và Mơi trường, Sở Kế hoạch và ðầu tư,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các dự án và
Trung tâm xúc tiến thương mại). Nội dung các buổi trao ñổi này
cũng ñược sử dụng cho các phân tích trong báo cáo.
ðể phân tích các tài liệu, số liệu thu thập được, ngồi việc tổng hợp và so
sánh các tài liệu thứ cấp, chúng tơi cịn sử dụng hai phương pháp:
a) Phân tích thống kê trên phần mềm SPSS, đối với các thơng tin thu
thập từ bảng hỏi
b) Xử lý, tổng hợp các kết quả các phỏng vấn sâu theo chủ ñề

6. Giới hạn thực hiện ñề tài
- Giới hạn về mặt khơng gian: do điều kiện đi lại khá khó khăn và hạn chế về
kinh phí nên theo sự góp ý của Hội Phụ nữ huyện Duyên Hải chúng tôi chỉ chọn
khảo sát ở hai xã ven biển là Dân Thành và ðông Hải, là hai xã nằm cách trung
tâm huyện khơng xa, đồng thời có nhiều biến động cư trú và mơi trường tự
nhiên tác ñộng khá rõ ñến sinh kế người dân.
Tại hai xã này, chúng tơi chọn 2 khu tái định cư và một khu dân hồi cư ñể khảo
sát. Việc chọn các khu tái ñịnh cư ñể khảo sát dựa trên cơ sở ñây là những khu
dân cư nằm trong quy hoạch, mức ñộ ổn ñịnh cao hơn so với các khu dân cư

khác cịn có thể chịu tác động của những thay ñổi trong quy hoạch phân bố dân
cư trong tương lai. Với sự lựa chọn này, chúng tôi cũng hy vọng ngồi việc nắm
được các tập qn trong phân cơng lao ñộng, giải quyết vấn ñề lương thực của
phụ nữ ñịa phương, còn ñánh giá ñược tác ñộng của việc tái ñịnh cư ñến an ninh
lương thực của các hộ dân có liên quan.

11


Riêng khu hồi cư Mù U ven biển (do dân ñã ñược tái ñịnh cư nhưng quay về nơi
cũ ñể sinh sống) chúng tôi mong muốn qua cuộc khảo sát này tìm hiểu lý do hồi
cư cũng như cách thức ổn ñịnh cuộc sống, ñặc biệt giải quyết vấn ñề lương thực
của các hộ ngư dân này.
- Giới hạn về nội dung khảo sát: báo cáo khơng đi sâu vào phân tích kinh tế hộ,
cơ cấu bữa ăn, các vấn ñề dinh dưỡng khác mà chỉ tập trung vào phân tích khả
năng tiếp cận nguồn lương thực và nhận thức về vấn ñề an ninh lương thực của
phụ nữ tại khu vực khảo sát.
Các kết quả thu thập ñược sẽ ñược trình bày trong Phần nội dung và chia thành
3 chương như sau:
Chương I: Giới thiệu tổng quan các khái niệm thường ñược sử dụng trong
báo cáo và ñặc ñiểm của khu vực nghiên cứu.
Chương II: Tổng hợp các kết quả thu ñược từ khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng
vấn sâu và quan sát thực địa.
Chương III: Trình bày các nhận định của nhóm nghiên cứu và các đề xuất của
nhóm.

12


PHẦN NỘI DUNG

Chương I:

Tổng quan về ñề tài nghiên cứu

Trong chương này, trước tiên chúng tơi sẽ đề cập đến một số khái niệm có liên
quan đến đề tài nhằm làm rõ ý nghĩa các thuật ngữ ñược sử dụng trong bài. Tiếp
sau là phần giới thiệu một số ñặc ñiểm của ñịa bàn nghiên cứu, ñó cũng là cơ sở
để chúng tơi phân tích các kết quả khảo sát và ñề xuất một số giải pháp cho vấn
ñề an ninh lương thực tại ñịa phương.

I.1. Giới thiệu các khái niệm liên quan ñến ñề tài
I.1.a. An ninh lương thực và an ninh lương thực nơng hộ
Vấn đề an ninh lương thực nổi lên trong thập niên 1970 và là chủ đề của nhiều
nghiên cứu từ đó đến nay. Trong các báo cáo có liên quan, hai định nghĩa về
khái niệm này thường ñược nhắc ñến nhiều nhất là của FAO và của Bộ Nơng
nghiệp Hoa Kỳ.
ðịnh nghĩa đầu tiên nói rằng: An ninh lương thực có được khi tất cả mọi người,
vào bất kỳ lúc nào, có thể tiếp cận nguồn lương thực một cách đầy đủ, an tồn
và ñủ dinh dưỡng ñể thỏa mãn nhu cầu ăn uống và chọn lựa loại thực phẩm theo
ý thích nhằm đảm bảo một cuộc sống năng ñộng và khỏe mạnh2
Theo Melaku Ayalew, chuyên gia về Quản lý thiên tai và an ninh lương thực, có
thể xem Liên Hiệp Quốc là tổ chức khởi xướng ra khái niệm về an ninh lương
thực. Cụ thể, trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948 có nói đến
“quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc
cho bản thân và gia đình kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở, y tế và những dịch vụ
cần thiết; ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội trong trường hợp thất
nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa bụa, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do
những hoàn cảnh ngồi ý muốn”3.
Khởi đầu, xu hướng phổ biến là hiểu vấn ñề an ninh lương thực theo hướng khả
năng cung cấp lương thực. Năm 1979, The World Food Program Report ñánh

giá an ninh lương thực như “một sự ñảm bảo về mặt cung cấp và một sự cân
bằng giữa cung và cầu trên thị trường lương thực thế giới”. Từ quan ñiểm này,
bản báo cáo cho rằng việc gia tăng sản xuất lương thực là cơ sở cho an ninh
2

World Food Summit 1996 ( />Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, bản dịch tiếng Việt của Cao ủy nhân quyền của Liên hiệp quốc
( />
3

13


lương thực tại các nước ñang phát triển. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy khả năng
cung cấp lương thực chung trên tồn thế giới khơng thể đảm bảo an ninh lương
thực cho mọi quốc gia vì những người dân đang bị ảnh hưởng bởi nạn đói ở một
nước châu Phi khơng hẳn tiếp cận được với gì có trên thị trường lương thực thế
giới. Tương tự như vậy, sự gia tăng trong sản xuất lương thực chung của một
nước, dù là một yếu tố quan trọng trong việc ñảm bảo an ninh lương thực,
khơng thể riêng nó giải quyết được nạn đói hoặc thiếu dinh dưỡng tại một số
vùng trong nước (Melaku Ayalew). ðể sản lượng lương thực này ñược phân
phối một cách ñồng ñều cho tất cả các vùng, các hộ gia đình thì những nơi/ ai
khơng có khả năng sản xuất phải có một sức mua đủ để ñảm bảo cho gia ñình
một lượng thực phẩm mà họ khơng tự sản xuất được. Rất tiếc tại các nước ñang
phát triển sức mua của người nghèo thường thấp.
Tuyên bố chung của Hội nghị thượng ñỉnh về Lương thực 1996 (Rome
Declarion on World Food Security)4 một lần nữa khẳng ñịnh và thể hiện quyết
tâm của cộng ñồng thế giới trong việc xóa đói giảm nghèo thơng qua chương
trình hành động ñể nhằm hướng tới các mục tiêu:
(1) ðảm bảo một mơi trường chính trị, xã hội và kinh tế thuận lợi nhất cho việc
xóa nghèo và hịa bình lâu dài, trên cơ sở sự tham gia toàn diện của phụ nữ và

nam giới, vì đó là điều kiện thuận lợi nhất ñể ñạt ñựơc an ninh lương thực bền
vững cho tất cả mọi người.
(2) Áp dụng các chính sách xóa nghèo và bất bình đẳng; và cải thiện điều kiện
vật chất cũng như kinh tế cho việc tiếp cận và sử dụng có hiệu quả một nguồn
lương thực an tồn, ñủ về lượng và về chất, cho tất cả mọi người, vào bất kỳ
thời điểm nào.
(3) Tiếp tục các chính sách về lương thực, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp
và phát triển nơng thơn bền vững và khuyến khích sự tham gia, là các yếu tố cần
thiết cho việc cung cấp lương thực một cách ñầy ñủ từ cấp hộ gia đình đến cấp
quốc gia và tồn cầu. Chống sâu bệnh, hạn hán và sa mạc hóa và quan tâm ñến
ñặc ñiểm ña chức năng của nông nghiệp.
(4) Cố gắng ổn định việc mua bán lương thực nói riêng và mua bán nơng sản
nói chung, hướng tới an ninh lương thực cho tất cả mọi người thông qua hệ
thống thương mại tồn cầu.
(5) Phịng tránh và chuẩn bị ứng phó với thiên tai cũng như các hiểm họa môi
trường do hoạt ñộng của con người theo hướng tạo ñiều kiện cho việc phục hồi,
tái tạo và phát triển các hoạt ñộng nhằm thỏa mãn các nhu cầu tương lai.
4

World Food Summit 1996 ( />
14


(6) Khuyến khích việc phân phối và sử dụng đầu tư của nhà nước và tư nhân
một cách tốt nhất ñể tận dụng nguồn nhân lực và các hệ thống lương thực, nông
- lâm - ngư nghiệp bền vững.
(7) Áp dụng, giám sát và theo dõi các Kế hoạch hành ñộng quốc gia thông qua
vệc hợp tác ở các cấp trong nước với cộng ñồng thế giới.
Ở nước ta, trước ñây an ninh lương thực ñược gắn với các chương trình sản xuất
lương thực, phát triển nơng nghiệp và xóa ñói giảm nghèo. Khi nước ta trở

thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng ñầu trên thế giới nhiều người
ñã nghĩ rằng vần ñề an ninh lương thực và nạn đói đã được giải quyết. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy vấn ñề trở nên phức tạp hơn và cần ñược ñánh giá lại
một cách khoa học hơn.
Trước tiên, chúng ta cũng cần xem xét lại cách ñịnh nghĩa an ninh lương thực
cho phù hợp với bối cảnh hiện nay. Theo Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơn thì “An ninh lương thực ñược hiểu là sự ñảm bảo về tiếp cận lương thực
và sản xuất lương thực ñủ về số lượng và chất lượng dinh dưỡng. An ninh
lương thực chính là vấn đề bảo đảm an ninh sinh kế”. Qua phân tích định nghĩa
này chúng tơi muốn nhấn mạnh đến hai khía cạnh, đó là khả năng tiếp cận
nguồn lương thực và ñặc biệt là chất lượng dinh dưỡng - yếu tố thường bị bỏ
quên trong các chính sách an ninh lương thực.
Gần ñây, một số nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng kinh tế khơng đồng nghĩa
với giảm nghèo và an ninh lương thực. Chênh lệch trong thu nhập và khả năng
tiếp cận nguồn lương thực gia tăng, ñặc biệt là ở khu vực nông thôn và trong các
nhóm dân tộc ít người ngày càng rõ.
Theo TS. Võ Hùng Dũng, Trưởng phịng Thương mại và Cơng nghiệp chi
nhánh Cần Thơ thì “An ninh lương thực cần được hiểu và phải bao gồm: ñủ
lương thực cho xã hội ñể khơng ai bị đói; người làm ra lương thực khơng bị
nghèo ñi, dù là nghèo ñi một cách tương ñối so với mặt bằng xã hội”5.
Như vậy, an ninh lương thực khơng chỉ đơn giản là giải quyết được vấn ñề
lương thực trong một thời ñiểm hay một giai ñoạn nào đó mà điều này cần phải
được duy trì lưu dài, cả về lượng lẫn về chất; ñồng thời ñảm bảo việc phân phối
cơng bằng và tính bền vững của các giải pháp áp dụng.
Một khái niệm cũng thường ñược ñề cập là An ninh lương thực của hộ, dựa trên
nhận định mỗi thành viên trong hộ có nhu cầu và khả năng tiếp cận nguồn lương
thực khác nhau. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA): “An ninh lương thực
5

/>

15


cho một hộ có nghĩa là tất cả thành viên của hộ phải ln ln được tiếp cận
nguồn lương thực ñầy ñủ cho một cuộc sống hoạt ñộng khỏe mạnh. An ninh
lương thực tối thiểu phải bao gồm (1) có sẵn sàng một nguồn lương thực an
tồn và đầy đủ dinh dưỡng, và (2) khả năng bảo ñảm kiếm ñược nguồn lương
thực chấp nhận ñược bằng những phương cách chấp nhận ñược (nghĩa là loại
trừ qua các cách như cứu trợ lương thực, lượm lặt, cướp giật hay các cách
tương tự)” (Food security for a household means access by all members at all
times to enough food for an active, healthy life. Food security includes at a
minimum (1) the ready availability of nutritionally adequate and safe foods, and
(2) an assured ability to acquire acceptable foods in socially acceptable ways
(that is, without resorting to emergency food supplies, scavenging, stealing, or
other coping strategies)
Như vậy, an ninh lương thực của hộ ñặt ra một bài tốn khó gấp nhiều lần do
nhu cầu lương thực (về lượng và về chất) của các thành viên trong hộ rất đa
dạng, tronng khi chỉ có một bộ phận thành viên có khả năng làm ra hoặc có thu
nhập ñể bảo ñảm nhu cầu cho tất cả mọi người trong hộ.
I.1.b. Giới và vấn ñề an ninh lương thực
Từ bao đời nay, trong gia đình, người phụ nữ có vai trị vơ cùng quan trọng và
khơng thể thiếu được. Ảnh hưởng của người phụ nữ ñã tác ñộng ñến hầu hết các
lĩnh vực trong cuộc sống gia đình và ngày càng trở nên quyết ñịnh hơn và cũng
ñược ghi nhận nhiều hơn.
Dù hoạt động kinh tế chính của gia đình là gì đều có sự đóng góp trực tiếp hay
gián tiếp của người phụ nữ. Trong sản xuất nông nghiệp phụ nữ là người đóng
vai trị chính ở hầu hết các khâu quan trọng. ðối với sản xuất trồng trọt, việc ra
quyết ñịnh về lựa chọn giống, lựa chọn kỹ thuật canh tác, mua công cụ và vật
tư, việc thực hiện các khâu từ làm ñất ñến thu hoạch, bán sản phẩm, th cơng
cụ và lao động đều do người vợ ra quyết định chính. Trong chăn ni, người vợ

ra quyết định chính về bán sản phẩm, phụ nữ thực hiện chủ yếu khâu chăm sóc,
ni dưỡng gia súc gia cầm vốn địi hỏi nhiều thời gian và sự tỉ mỉ, khéo léo.
Ngược lại, trong ñánh bắt ngư nghiệp, cơng việc chính của phụ nữ chỉ là tham
gia thu gom, chế biến và bán sản phẩm, trong khi đó nam giới ñảm trách việc ra
khơi ñánh bắt.
Tuy ngày nay tỷ lệ phụ nữ tham gia công việc xã hội ngày càng nhiều và thành
công không kém nam giới, nhưng nhìn chung cơng việc nội trợ vẫn cịn là mảng
cơng việc chủ yếu do phụ nữ ñảm trách. Từ ñi chợ, nấu ăn, giặt giũ đến qt
dọn, bày trí, sắp xếp, mua sắm... cũng một tay người phụ nữ lo liệu. ðó là mảng
16


công việc lặt vặt, tỉ mỉ, chiếm nhiều thời gian nhưng khơng thể khơng có. Người
phụ nữ đã sắp xếp, tổ chức gia đình theo suy nghĩ, nhận thức và tính năng động
của mình.
Phụ nữ cũng là người chăm sóc bữa ăn hàng ngày cho cả gia đình. Chương trình
Phụ nữ, sức khỏe và phát triển của Tổ chức Sức khỏe tồn châu Mỹ (PanAmerica Health Organization) đã tổng hợp các cơng việc có sự tham gia của
người phụ nữ như sau:
Sản xuất lương thực

Tiếp cận nguồn lương
thực

- Phụ nữ là người tham
gia một cách tích cực vào
việc sản xuất lương thực.
Họ làm việc trong các
trang trại nhỏ và khu vực
nơng nghiệp đơ thị để sản
xuất nơng sản hàng hóa.


- Phụ nữ đảm bảo cho
mỗi thành viên của gia
đình nhận ñược một phần
lương thực ñầy ñủ.

- Phụ nữ cũng tham gia
vào các lĩnh vực khác của
sản xuất lương thực,
chẳng hạn như quản lý
các tài nguyên.

Sử dụng lương thực

- Phụ nữ là người chịu
trách nhiệm chính về bữa
ăn trong phần lớn các gia
ñịnh. Họ quyết ñịnh loại
- Phụ nữ phụ trách chính lương thực nào và chuẩn
việc mua lương thực, bị chúng như thế nào.
dành thời gian và thu - Trong nhiều trường hợp,
nhập cho công việc này.
việc chuẩn bị bữa ăn địi
hỏi ln cả việc tìm kiếm
nguồn chất đốt và chuẩn
bị các nguyên liệu.
Nguồn: Women, Health and Development Program

Vì vậy, khi bàn về vấn ñề an ninh lương thực của hộ thì việc tìm hiểu nhận thức,
kiến thức, thói quen của người phụ nữ là rất cần thiết. Việc chọn lựa, chế biến,

bảo quản các nguồn thực phẩm và gián tiếp qua việc đóng góp vào thu nhập của
gia đình người phụ nữ góp phần vào an ninh lương thực chung của cả hộ. Khi
quyền quyết ñịnh của người phụ nữ càng được tơn trọng thì vai trị của người
phụ nữ trong an ninh lương thực cho hộ càng ñược ñảm bảo. Vì vậy, tăng năng
lực cho phụ nữ là chìa khóa cho an ninh lương thực của hộ (Shimwaayi
Muntemba and Ruvimbo Chimedza, 1995; S. L. Roberts, 2001; G. Gopal, 2001;
Quisumbing A. et al., 2001; ... )
I.1.c. Hệ sinh thái nhân văn vùng ven biển và vấn ñề an ninh lương thực
Hệ sinh thái nhân văn vùng ven biển là một tổng thể bao gồm các phân hệ tự
nhiên và nhân tạo (xã hội) có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Nằm ở khu vực tương

17


tác giữ biển và ñất liền, vùng ven biển là nơi có hệ sinh thái phức hợp và năng
động.
1. Mơi trường tự nhiên vùng ven biển:
o Sự ña dạng của mơi trường vùng ven biển: Sự đa dạng lồi và các
hệ sinh thái của vùng ven biển tạo ra nhiều khả năng khai thác,
phục vụ đời sống. Mơi trường ven biển ñược xem là năng ñộng
nhất trên hành tinh với hoạt động của thủy triều, các yếu tố mang
tính nhịp ñiệu của thời tiết, khí hậu, tương tác giữa biển – đất liền,
biển – sơng, lẫn sự xuất hiện thường xuyên của những yếu tố bất
lợi như bão, sóng thần, ngập, xâm nhập mặn…
o Tiếp cận với nguồn tài nguyên: nhiều nguồn tài nguyên của vùng
ven biển là “mở”, có nghĩa là ai cũng có thể tiếp cận và khai thác
hoặc quyền khai thác chưa ñược xác ñịnh rõ ràng (Campbell,
Whittingham & Townsley, 2006)6. Ở một góc độ nào đó, ñiều này
có thể xem ñây là ñiểm thuận lợi cho người dân nghèo ở ñây so
với các khu vực mà việc khai thác tài nguyên bị giới hạn do ñiều

kiện tiếp cận và quản lý khai thác. Tuy vậy, thuận lợi này cũng bị
giới hạn bởi khả năng ñầu tư khai thác của người dân. Ngoài ra,
mối tương quan giữa mức độ khai thác và bảo tồn mơi trường, sự
đa dạng sinh học là vấn ñề ngày càng ñược quan tâm.
2. Mơi trường xã hội:
o ðặc điểm của cư dân: Dân cư vùng ven biển sống bên cạnh nguồn
tài nguyên dồi dào lẫn những rủi ro của môi trường nhạy cảm
vùng ven biển. Vì vậy tính thích nghi của người dân ven biển
thường cao. Họ hiểu môi trường tự nhiên tường tận như ngơi nhà
của họ. Họ cũng gắn bó với nhau, tương trợ để ứng phó với những
rủi ro từ thiên nhiên.
o Các biến ñộng và vấn ñề nghèo ñói: Vùng ven biển là nơi tập
trung các hoạt ñộng nuôi trồng và khai thác thủy sản. Cư dân vùng
ven biển vốn quen thích nghi với mơi trường tự nhiên nhiều biến
động, nhưng hiện nay phải thích ứng với mơi trường nhiều cạnh
tranh hơn, trong đó việc tiếp cận với các nguồn tài nguyên ngày
càng khan hiếm và cơ hội ñể sử dụng các nguồn tài nguyên này
cũng ngày càng hạn hẹp hơn. Người nghèo, khả năng ñầu tư thấp
6

Chu Thai Hoanh, To Phuc Tuong, J.W. Gowing, B. Hardy (ed.), 2006, p. 274 - 292

18


×