Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường tại xã tân nhựt, huyện bình chánh, tp hồ chí minh công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.32 MB, 65 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN - EURÉKA”
LẦN 9 NĂM 2007

Tên cơng trình :

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TẠI
XÃ TÂN NHỰT, HUYỆN BÌNH CHÁNH,
TP. HỒ CHÍ MINH

Thuộc nhóm ngành :

KHOA HỌC XÃ HỘI

Mã số cơng trình : ………………………………


ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN - EURÉKA”
LẦN 9 NĂM 2007

TÊN CƠNG TRÌNH :



ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MƠI
TRƯỜNG TẠI XÃ TÂN NHỰT, HUYỆN BÌNH
CHÁNH, TP. HỒ CHÍ MINH

THUỘC NHĨM NGÀNH : KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thanh Hải
Thực hiện : Trần Thị Hà Vân chủ nhiệm
Nguyễn Thị Quỳnh tham gia
Nguyễn Thị Thảo tham gia
Nguyễn Thanh Bình tham gia

Mã số cơng trình : ………………………………


MỤC LỤC
---o0o--Trang
Tóm Tắt Cơng Trình ...............................................................................................9
Phần MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 11
2. Mục tiêu ..............................................................................................................11
2.1. Mục tiêu chung................................................................................................11
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 11
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 11
4. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................ 12
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 12
5.1. Phương pháp luận ............................................................................................ 12
5.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 13
6. Giới hạn nghiên cứu............................................................................................ 14

7. Kế hoạch nghiên cứu .......................................................................................... 14
Phần NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BÌNH CHÁNH VÀ XÃ TÂN NHỰT
1.1. Tổng quan về huyện Bình Chánh ................................................................ 15
1.1.1. Tóm lược vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .............................................. 15
1.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội ......................................................................... 17
1.2. Tổng quan về xã Tân Nhựt .......................................................................... 21
1.2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 21


1.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội............................................................................. 23
...................................................................................................................................

CHƯƠNG 2.
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP XÃ TÂN NHỰT

2.1. Nguồn lực ........................................................................................................ 25
2.1.1. Nguồn lực tự nhiên....................................................................................... 25
2.1.2. Nguồn lực kinh tế-xã hội .............................................................................. 25
2.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp ................................................................... 25
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................. 25
2.2.2. Sản xuất nông nghiệp ................................................................................... 26
2.2.3. Các vấn đề nông nghiệp đáng quan tâm........................................................ 29
2.3. Đánh giá về hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã Tân Nhựt .................... 30
2.3.1. Thuận lợi...................................................................................................... 30
2.3.2. Khó khăn ..................................................................................................... 30
2.3.3. Cơ hội ...........................................................................................................30
2.3.4. Thách thức ....................................................................................................31

CHƯƠNG 3.

Q TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NƠNG NGHIỆP Ở XÃ
TÂN NHỰT

3.1. Sự cần thiết tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi...................... 32
3.2. Các mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp .................................. 33
3.2..1. Mơ hình VAC(vườn-ao-chuồng) ..................................................................34
3.2.2. Mơ hình trồng rau – lúa.................................................................................36
3.2.3. Mơ hình ni cá – heo...................................................................................38
3.2.4. Mơ hình ni cá cảnh....................................................................................38


3.2.5. Mơ hình trồng mai vàng ghép .......................................................................39
3.3. Hiệu quả chuyển đổi ở xã Tân Nhựt ............................................................... 39
3.3.1. Tổng quan .....................................................................................................40
3.3.2. Hiệu quả nhìn từ góc độ nhà quản lý .............................................................40
3.3.3. Hiệu quả nhìn từ góc độ người dân................................................................41

CHƯƠNG 4.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2010
4.1. Lý luận cơ bản về nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bền vững, mối
quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế xã hội .................................... 43
4.1.1. Nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp bền vững ...........................................43
4.1.2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế- xã hội ............................44
4.2. Hiện trạng mơi trường tác động đến q trình chuyển đổi ............................ 46
4.2.1. Nguyên nhân.................................................................................................46
4.2.2. Hiện trạng môi trường tác đơng đến q trình chuyển đổi .............................48
4.3. Định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp đến năm 2010 ............................ 50
4.3.1. Tổng quan .....................................................................................................50
4.3.2. Mục tiêu........................................................................................................50
4.3.3. Định hướng chuyển đổi đến năm 2010 ..........................................................50

4.4. Một số kiến nghị của người dân ....................................................................... 52
4.4.1. Kiến nghị về vấn đề môi trường ....................................................................52
4.4.2. Kiến nghị về đầu ra cho nông sản..................................................................54
4.5. Giải pháp đối với quá trình chuyển đổi ........................................................... 54
4.5.1. Giải pháp về chính sách ................................................................................54
4.5.2. Giải pháp quy hoạch kế hoạch nhằm ổn định vùng đất sản xuất nông nghiệp
lâu dài.......................................................................................................... 55
4.5.3. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng ............................................................55
4.5.4. Giải pháp khoa học kỹ thuật (KHKT) và cơng nghệ ......................................55
4.5.5. Giải pháp vốn - tín dụng - đầu tư...................................................................57
4.5.6. Giải pháp phát triển kinh tế tập thể như HTX và tổ hợp tác (THT)...............58
4.5.7. Giải pháp đầu vào, xúc tiến thương mại và tiêu thụ nông sản ........................58
4.5.8. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý, điều
hành .............................................................................................................. 59
4.5.9. Giải pháp về môi trường ...............................................................................60


Phần KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ................................................................................................................ 62
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 62
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 64

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình

Trang

Hình 1. Phương pháp luận nghiên cứu ...................................................................... 13
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Bình Chánh ...................................................... 16
Hình 1.2. Tốc độ phát triển GDP so với năm 2000, phân theo khu vực kinh tế.......... 18

Hình 2.1. Cơ cấu đất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp xã Tân Nhựt 2005............ 27
Hình 2.2. Một số sản phẩm nơng nghiệp chính của Tân Nhựt .................................. 29
Hình 3.1. Sơ đồ phân vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Bình Chánh .... 34
Hình 3.2. Mối quan hệ trong VAC ............................................................................ 34
Hình 3.3. Một số hình ảnh về mơ hình VAC tại hộ ơng Nguyễn Thế Hùng .............. 35
Hình 3.4. Mơ hình rau-lúa tại hộ ơng Lê Quang Lộc ................................................. 37
Hình 3.5. Mơ hình cá – heo tại hộ ơng Lê Phước Đây............................................... 38
Hình 3.6. Mơ hình ni cá cảnh tại hộ ơng Trịnh Văn Tân........................................ 39
Hình 3.7. Mơ hình trồng mai vàng ghép tại hộ bà Thái Thị Điện............................... 39
Hình 3.8. Hiệu quả của quá trình chuyển đổi ............................................................ 41
Hình 4.1. Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi ................................................................... 46
Hình 4.2. Nước cống bị nhiễm bẩn ........................................................................... 47
Hình 4.2. Một số hình ảnh về nước kênh bị ơ nhiễm ................................................. 49


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Trang

Bảng 1.1. Các đơn vị hành chính của Huyện Bình Chánh ....................................17
Bảng 1.2. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các xã, thị trấn ........................19
Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Nhựt ..............................................22
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất Nông nghiệp xã Tân Nhựt ...............................26
Bảng 2.2. Giá trị sản lượng nông nghiệp xã Tân Nhựt năm 2006 .........................27
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chính năm 2005.............29
Bảng 4.1. Thống kê doanh nghiệp có khả năng gây ơ nhiễm nguồn nước trong khu
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân ...........................48



DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
[1,2,…]:

Số thứ tự tài liệu tham khảo

KDC:

Khu dân cư

Cty:

Công ty

KCN:

Khu công nghiệp

CNH:

Công nghiệp hóa

ĐTH:

Đơ thị hóa

Tp.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

KT-XH:


Kinh tế-xã hội

UBND:

Ủy ban nhân dân

VAC:

Vườn-Ao-Chuồng

VCT:

Vườn – chuồng – tận thu

BVTV:

Bảo vệ thực vật

HTX:

Hợp tác xã

THT:

Tổ hợp tác

CĐCCSXNN:

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp



9

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Cơng trình nghiên cứu khoa học mang tên “Định hướng phát triển kinh tế nông
nghiệp gắn với bảo vệ mơi trường tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố
Hồ Chí Minh” xuất phát từ vấn đề thực tiễn hiện nay mà UBND thành phố cũng như
người dân đều quan tâm. Đó là vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo
hướng hình thành nền nông nghiệp đô thị năng suất cao, sản xuất tập trung, phát triển
bền vững trên địa bàn thành phố; đặc biệt là ở các huyện ngoại thành, nơi có diện tích
đất trồng lúa có năng suất thấp cịn chiếm tỷ lệ cao.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả
nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong những năm qua, kinh tế thành phố đã có sự
chuyển dịch mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề bao gồm công nghiệp, nông
nghiệp và dịch vụ. Trong nông nghiệp, mục tiêu đăt ra là tiếp tục thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng cây trồng, vật ni có năng suất cao gắn
với thị trường liền kề, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, đảm
bảo sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phục vụ đô thị
xanh, sạch, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Và để từng bước cụ thể hoá mục
tiêu này, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành chính sách chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp (giai đoạn: 2006 – 2010), theo quyết định 105/2006/QĐ – UBND
ngày 17/07/2006 (được gọi tắt là chương trình 105).
Thực hiện chủ trương trên, huyện Bình Chánh - một trong những huyện ngoại
thành của thành phố Hồ chí Minh- đã triển khai chương trình chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi trên 13 xã thuộc địa bàn huyện. Trong đó, xã Tân Nhựt là địa phương
đi đầu trong việc xây dựng mơ hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng nghiệp. Vì vậy,
cơng trình đã chọn xã Tân Nhựt là địa bàn nghiên cứu. Phần Mở đầu của cơng trình
giới thiệu tổng qt về lý do chọn đề tài, chọn địa điểm nghiên cứu khảo sát và một số
phương pháp, công cụ để nghiên cứu; những giới hạn và kế hoạch nghiên cứu đề tài.

Đồng thời, chương 1 của cơng trình đã trình bày khái quát về huyện Bình Chánh và xã
Tân Nhựt bao gồm cả điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, được xem là
những tiền đề cho việc phát triển sản xuất nơng nghiệp.
Trong chương 2 của cơng trình, nhóm nghiên cứu đi từ cái nhìn tổng quan về hiện
trạng sản xuất nông nghiệp xã Tân Nhựt. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích
SWOT để đánh giá hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã. Trên cơ sở đó thấy được
những thuận lợi, những khó khăn, những cơ hội, những thách thức đối với quá trình
chuyển đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp.
Hiệu quả của q trình chuyển đổi này được thể hiện cụ thể thông qua các mơ hình
kinh tế nơng nghiệp được triển khai thí điểm trong thời gian vừa qua. Vì thế, chương 3
tập trung đi sâu vào các mơ hình và những kết quả bước đầu gặt hái được trong quá
trình thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của xã Tân Nhựt.
Chương 4 được xác định là chương trọng tâm của cơng trình. Chương này được
mở đầu bằng việc nêu lên những lý luận cơ bản về nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp
bền vững, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường, đặt nền tảng vững chắc
cho bước phát triển tiếp theo ở những phần sau của cơng trình. Cụ thể, nhóm nghiên


10
cứu đi sâu vào tìm hiểu những tác động của môi trường đối với hoạt động sản xuất
nông nghiệp, đồng thời ghi nhận những ý kiến, kiến nghị của người dân. Từ đó đề xuất
một số giải pháp, nhằm hướng đến định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với
bảo vệ mơi trường.
Tóm lại, cơng trình nghiên cứu khơng chỉ nêu lên thực trạng của quá trình chuyển
dịch kinh tế nông nghiệp trên địa bàn xã Tân Nhựt mà cịn nhấn mạnh vai trị của cơng
tác bảo vệ mơi trường, xử lý ô nhiễm nhằm hạn chế những mặt trái của q trình cơng
nghiệp hố – đơ thị hố đối với phát triển nông nghiệp.


11


PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tiễn phát triển kinh tế đất nước những năm vừa qua đã chỉ ra tính đúng đắn
của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Từ nền
kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc sang nền kinh tế nơng nghiệp hàng hóa là một q
trình chuyển biến tích cực, ở đó cung tiếp cận cầu và người dân thu được nhiều lợi
nhuận hơn từ mảnh đất của mình. Mỗi giai đoạn phát triển đòi hỏi một tư duy, một
cách tiếp cận và một phương pháp luận mới phù hợp với tình hình thực tế cũng đồng
thời đáp ứng được động thái phát triển của xã hội. Quá trình đơ thị hóa, hệ quả tất yếu
của q trình cơng nghiệp hóa, đang diễn ra mạnh mẽ tại các vùng ven đơ Thành phố
Hồ Chí Minh (Tp.HCM) đã kéo theo sự chuyển dịch, xáo trộn, đan cài các hoạt động
kinh tế. Nền kinh tế nông nghiệp truyền thống độc canh cây lúa mất dần ưu thế cạnh
tranh là tiền đề cho quá trình chuyen dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, q trình CNH-ĐTH cũng kéo theo
nhiều vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên. Giải quyết hiệu quả bài toán nâng cao hiệu quả sản xuất gắn liền với bảo vệ môi
trường là bước đầu tiên trong q trình phát triển một nền nơng nghiệp bền vững.
Xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Tp.HCM là một xã nơng nghiệp và đang chịu tác
động mạnh từ quá trình CNH-ĐTH nên việc tìm giải pháp phát triển bền vững hoạt
động nông nghiệp là định hướng ưu tiên. Đề tài: “Định hướng phát triển kinh tế nông
nghiệp gắn với bảo vệ mơi trường tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí
Minh” được thực hiện từ những tiền đề trên.

2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất định hướng và bước đầu tìm kiếm giải pháp phát triển nông nghiệp gắn với bảo
vệ môi trường cho xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Tp.HCM đến 2010.

2.2. Mục tiêu cụ thể

− Khảo sát tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, vệ sinh môi trường của
xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh;
− Tìm hiểu hiện trạng sản xuất, q trình chuyển đổi trong hoạt động nơng nghiệp
những năm qua của xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh;
− Tìm hiểu hiện trạng môi trường và những tác động của ô nhiễm môi trường đối
với hoạt động nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu;
− Đề xuất một số mơ hình sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao
gắn liền với việc bảo vệ môi trường.

3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn, nông dân đã đươc rất nhiều nhà khoa học, tổ
chức trong và ngoài nước nghiên cứu. Tùy vào mục tiêu mà mỗi nghiên cứu chú trọng
giải quyết những nội dung khác nhau. Tuy chưa có một nghiên cứu chính thống nào về
vấn đề nông nghiệp của xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh nhưng các nghiên cứu của


12
các địa phương khác (cấp xã, phường) trong cả nước là tài liệu tham khảo tốt cho đề
tài.
Vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng nghiệp đã được thí điểm tại xã Tân Nhựt,
huyện Bình Chánh từ năm 2003 – 2005. Q trình thí điểm đã đạt được những thành
công bước đầu và cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã những năm tới đã được xác định.
Dưới đây là những tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài
mà nhóm nghiên cứu tổng quan được:
“Đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của xã Tân Nhựt, huyện Bình
Chánh, Tp.HCM ”, UBND huyện Bình Chánh (2006), đã khái quát được điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến vấn đề nông nghiệp của xã. Bên cạnh đó, đề án
cũng đề xuất và trình diễn một số mơ hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thành
công trên địa bàn xã.
Báo cáo “Tổng quan về hiện trạng sản xuất nông nghiệp và kế hoạch chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại xã Tân Nhựt”, Nguyễn Tấn Tuyến (2005) đã
tổng quan được tình hình sản xuất nơng nghiệp của xã giai đoạn (2005-2006) và định
hướng chuyển đổi sản xuất trong giai đoạn 2006-2010.
Báo cáo “Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên
địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005 – 2010”, Thái Quốc Dân (2005) đã đề cập đến nhiều
vấn đề về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố trong
nhiều năm tới. Đây là một tài liệu có giá trị giúp nhóm nghiên cứu định hướng đề xuất
chính sách phù hợp cho địa bàn nghiên cứu.
Đồng thời, qua việc tham khảo ý kiến của chính quyền và tham khảo tài liệu từ
nhiều nguồn khác nhau, nhóm nghiêu cứu thấy rằng, hiện nay, vẫn chưa có một tham
luận hay báo cáo nào đề cập sâu đến vấn đề môi trường khi thực hiện những mơ hình
kinh tế này. Do đó tính mới của đề tài là tìm hiểu hiện trạng và tác động của ơ nhiễm
mơi trường đối với q trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang được triển
khai trên địa bàn xã Tân Nhựt. Đưa ra định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp ở xã
Tân Nhựt trong thời gian tới.

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Thơng qua việc tìm hiểu hiện trạng môi trường cũng như tác động của q trình đơ
thị hố, cơng nghiệp hố đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Tân
Nhựt, đặc biệt là những bức xúc, kiến nghị của người dân xoay quanh vấn đề này cho
thấy để việc chuyển đổi xản xuất nông nghiệp tại đây đạt hiệu quả cần chú trọng hơn
nữa đến vấn đề môi trường. Đề tài với mong muốn được góp thêm tiếng nói vào việc
thực thi triệt để các giải pháp xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường vùng ngoại thành
thành phố Hồ Chí Minh.
Góp phần tìm kiếm giải pháp và định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp,
nhằm cải thiện đời sống người dân, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đến mơi trường
sinh thái trong q trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp luận



13
Trong hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại xã Tân Nhựt, nhóm nghiên cứu tìm hiểu
tiềm năng và hiện trạng của hoạt động kinh tế nông nghiệp. Xuất phát từ hiện trạng đó
cùng với u cầu của q trình đơ thị hóa nơng thơn đã dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông nghiệp ở xã Tân Nhựt. Ở đây, nhóm nghiên cứu nhóm nghiên cứu tìm
hiểu hiệu quả, đặc biệt là đi sâu tìm hiểu tác động của môi trường xung quanh đối với
các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đồng thời nêu lên những thuận lợi và khó khăn
của q trình thực hiện chuyển đổi. Trên cơ sở đó đưa ra định hướng phát triển kinh tế
nơng nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.
Hiện trạng sản
xuất nông nghiệp
Tiềm năng

Hiện trạng
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp

Hiện trạng mơi trường

Hiệu quả

Thuận lợi và khó khăn

Định hướng phát triển KTNN gắn với bảo vệ mơi trường

Hình 1. Phương pháp luận nghiên cứu

5.2. Phương pháp nghiên cứu

* Thu thập dữ liệu
Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập dựa vào hai nguồn là thứ cấp và
sơ cấp.
− Nguồn dữ liệu thứ cấp
Tiến hành thu thập dữ liệu, thông tin từ các cơ quan liên quan và từ các nguồn tài
liệu (sách, báo, internet…).
− Nguồn dữ liệu sơ cấp
Tiến hành phỏng vấn sâu các cơ quan chức năng và các hộ nơng dân triển khai thí
điểm các mơ hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp.
* Khảo sát thực tế
− Tiến hành khảo sát thực tế địa bàn xã Tân Nhựt,


14
− Tiếp cận đại diện một số hộ đang áp dụng và triển khai các mơ hình
chuyển đổi.
* Xử lý dữ liệu
Thông qua phỏng vấn sâu, sắp xếp, tổng hợp và phân loại các vấn đề thành từng
chủ đề. Các chủ đề này sẽ được minh hoạ bằng các hộp thông tin.

6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
− Không gian nghiên cứu: Do giới hạn về nguồn lực nghiên cứu, nên phạm vi
nghiên cứu của đề tài chỉ khảo sát ở xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố
Hồ Chí Minh và một số hộ nông dân tiêu biểu trên địa bàn xã.
− Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu hiện trạng sản xuất nơng nghiệp, q trình
chuyển đổi cơ cấu sản xuất và tác động đối với môi trường.

7. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Tháng
TT


Nội dung

1

Xây dựng đề cương chi tiết

2

Thu thập các dữ liệu, tài liệu liên
quan, đi khảo sát thực tế đợt 1

3

Hoàn thành nội dung nghiên
cứu tổng quan

4

Thu thập tài liệu, dữ liệu liên
quan, khảo sát phỏng vấn đợt 2,
đợt 3
Hồn thành nội dung nghiên
cứu chính

5
6

Báo cáo, kết thúc đề tài


10/0 11/0 12/0 01/0 02/0 03/0 04/0
6
6
6
7
7
7
7


15

Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BÌNH CHÁNH VÀ XÃ TÂN NHỰT
1.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BÌNH CHÁNH [13,14,15]
Diện tích tự nhiên:
Dân số:
Mật độ dân số:
Đơn vị hành chính:

HUYỆN BÌNH CHÁNH
25.269,16 ha
198.274 người (2004)
820 người/km2
1 thị trấn, 15 xã

1.1.1. Tóm lược vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Bình Chánh là một trong năm huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, có
tổng diện tích tự nhiên là 25.269,16 ha, chiếm 12% diện tích tồn thành phố. Dân số
tính đến năm 2004 là 198.274 người, chiếm 3,9% dân số thành phố, mật độ dân số

bình quân là 820 người/km2, với 15 xã và 1 thị trấn. Huyện Bình Chánh nằm về phía
Tây-Tây Nam của nội thành Tp.HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 15km. Phía
Bắc giáp huyện Hóc Mơn, phía Nam giáp 2 huyện Bến Lức và Cần Giuộc (tỉnh Long
An), phía Tây giáp huyện Đức Hịa (tỉnh Long An), phía Đơng giáp quận Bình Tân,
Quận 7, Quận 8 và huyện Nhà Bè. Bình Chánh là cửa ngõ phía Tây vào nội thành
Tp.HCM, nối liền với các trục đường giao thông quan trọng như :
* Đường Quốc lộ 1A, đây là huyết mạch giao thơng chính từ các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long đến các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh miền
Đơng Nam Bộ.
* Đường liên tỉnh lộ 10 nối liền với khu cơng nghiệp Đức Hịa (Long An).
* Đường Nguyễn Văn Linh nối từ quốc lộ 1A đến khu chế xuất Tân Thuận quận 7,
vượt sơng Sài Gịn đến quận 2 và đi Đồng Nai.
* Tỉnh lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long
An).


16

Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Bình Chánh
Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế và giao thương đường bộ giữa Tp.HCM
với vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các khu công


17
nghiệp Đông Nam Bộ, đã và sẽ mở ra nhiều triển vọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội
trên địa bàn huyện Bình Chánh.

1.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
1.1.2.1. Tổng quan
Huyện Bình Chánh được thành lập vào tháng 12 năm 2003 trên cơ sở chia tách

huyện Bình Chánh cũ thành hai đơn vị hành chính mới là huyện Bình Chánh và quận
Bình Tân. Huyện Bình Chánh mới có 15 xã và 1thị trấn. Huyện lị được đặt tại thị trấn
Tân Túc. Bình Chánh đang trong q trình cơng nghiệp hóa mạnh.
Bảng 1.1. Các đơn vị hành chính của huyện Bình Chánh
Đơn vị hành chính

Thị Trấn Tân Túc

Diện tích
(ha)

Dân số
(người)

856,40

10.939

Xã Tân Kiên

1.146,58

13.134

Xã Vĩnh Lộc B

1.744,30

13.788


Xã Vĩnh Lộc A

1.972,54

13.873

Xã Tân Quý Tây

835,54

11.126

Xã Qui Đức

647,00

7.,178

Xã Phong Phú

1.868,76

11.898

Xã Phạm Văn Hai

2.746,00

13.290


Xã Lê Minh Xuân

3.508,10

19.033

Xã Hưng Long

1.301,21

11.272

Xã Đa Phước

1.611,00

10.606

Xã Bình Lợi

1.908,00

6.143

Xã Bình Hưng

1.374,18

19.281


Xã Bình Chánh

814,24

13.973

Xã An Phú Tây

589,92

6.522

2,344

16.218

25.269,16

198.274

Xã Tân Nhựt
Huyện BÌNH CHÁNH


18
Nguồn: UBND huyện Bình Chánh, 2004

1.1.2.2. Dân số, nguồn lao động
Tính đến tháng 12 năm 2004, huyện Bình Chánh có khoảng 200.000 người [1], phân
bố khá đồng đều giữa các xã. Các xã vùng ven có mật độ cao hơn. Tỷ lệ dân thành thị

chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng tốc độ cơng nghiệp hóa thúc đẩy q trình đơ thị hóa sẽ nhanh
chóng hình thành các khu dân cư đơ thị.
Lực lượng lao động chiếm 58% dân số. Tỷ lệ lao động có việc làm trong độ tuổi
lao động đạt khá (93,05%) [2]. Phần lớn lực lượng lao động là lao động phổ thơng. Cơ
cấu lao động đang có sự dịch chuyển nhanh chóng từ khu vực nơng nghiệp sang khu
vực công nghiệp và dịch vụ. KCN Lê Minh Xuân, Tân Tạo…thu hút khoảng 10.000
lao động trực tiếp và tạo việc làm gián tiếp cho khoảng 20.000 lao động.

1.1.2.3. Kinh tế
Trong những năm vừa qua, Bình
Chánh đạt tốc độ phát triển kinh tế cao
và ổn định. Nền kinh tế đang có sự
chuyển dịch kinh tế tích cực từ khu vực 1
sang khu vực 2 và khu vực 3. Việc hình
thành các KCN tập trung đã đẩy mạnh
q trình cơng nghiệp hóa, đưa tỷ trọng
cơng nghiệp-xây dựng trong cơ cấu kinh
tế lên 82% (2005). Tốc độ phát triển
công nghiệp sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao
trong những năm tới với việc phát triển
mới các KCN và mở rộng các KCN hiện
hữu. Các ngành dịch vụ chiếm 9,56% và
nông nghiệp chiếm 8,44% tỷ trọng nền Hình 1.2. Tốc độ phát triển GDP so với
kinh tế. Việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế
năm 2000, phân theo khu vực kinh tế
tạo ra nhiều cơ hội mới cho Bình Chánh
phát triển. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến các tác động tiêu cực từ q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là việc thu giảm diện tích đất nơng nghiệp và tích lũy
chất ô nhiễm trong đất và nguồn nước của địa phương.
* Nơng nghiệp

Với diện tích đất nơng nghiệp ln chiếm trên 70% tổng diện tích tự nhiên tồn
huyện, nên những năm qua nơng nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của huyện Bình
Chánh, trong đó trồng trọt là ngành chiếm ưu thế. Ngồi những cây trồng chính như
lúa, mía, ở địa bàn huyện Bình Chánh cịn trồng một số cây khác có mơ hình diện tích
khơng lớn nhưng mang lại hiệu quả tương đối cao như: hoa kiểng, sen , bắp lai…
Ngành chăn ni của huyện Bình Chánh khơng phát triển mạnh. Tồn huyện có
tổng cộng 6.150 con bị trong đó có 2010 bị sữa. Đàn bị sữa của huyện phát triển
không ổn định do chưa quy hoạch được vùng nuôi bị sữa tập trung. Hiện nay, mơ hình
1
2

UBND huyện Bình Chánh
UBND huyện Bình Chánh


19
ni cá sấu đang được khuyến khích đầu tư và mở rộng quy mô do hiệu quả kinh tế từ
cá sấu rất cao. Ngoài ra, dê, ba ba cũng được ni với số lượng tương đối ít tại các hộ
gia đình. Việc phát triển nhanh ngành chăn ni là một trong các giải pháp ưu tiên
trong quá trình chuyển đổi kinh tế nơng nghiệp của huyện Bình Chánh.
Bảng 1.2. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của các xã, thị trấn
ĐVT: ha
Xã, thị trấn

Đất nuôi
Các Quỹ đất
trồng loại đất
nông
thủy sản
nông nghiệp dự

nghiệp
phịng
khác

Đất sản xuất
nơng nghiệp

Đất sản
xuất lâm
nghiệp

Thị Trấn Tân Túc

625,46

0

5,81

6,02

0

Xã Tân Kiên

767,72

0

56,60


0

71,51

Xã Vĩnh Lộc B

1.370,05

0

15,26

1,05

264,70

Xã Vĩnh Lộc A

1.415,04

0

16,58

2,04

563,83

Xã Tân Quý Tây


713,15

0

0,74

0

255

Xã Qui Đức

525,65

0

3,99

0

439,50

Xã Phong Phú

880,33

0

464,70


0,13

0

Xã Phạm Văn Hai

1.492,17

704,04

3,42

11,62

975,80

Xã Lê Minh Xuân

2.131,72

717,44

4,60

2,77

867,20

898,41


0

18,21

0

449,65

Xã Đa Phước

1.211,70

0

86,15

0,07

349,10

Xã Bình Lợi

1.470,11

0

89,94

0,39


1.376

Xã Bình Hưng

456,02

0

294,29

0,09

0

Xã Bình Chánh

599,53

0

8,68

2,83

178

Xã An Phú Tây

336,36


0

10,69

0

16,30

Xã Tân Nhựt

1.848,65

0

81,95

4,28

700,13

Huyện BÌNH
CHÁNH

16.742,08

1.421,48

1.161,60


31,78

6.506,72

Xã Hưng Long


20
Nguồn: Phịng Tài ngun & Mơi Trường Bình Chánh, 2006
Qua bảng số liệu ta có thể thấy phần lớn diện tích đất nơng nghiệp của huyện Bình
Chánh được sử dụng để trồng trọt và chăn ni, trong đó chủ yếu là các cây trồng ngắn
ngày. Diện tích đất trồng cây hằng năm và đất trồng lúa chiếm 12.460,46 ha (74% diện
tích đất nơng nghiệp). Đất trồng cỏ chăn ni chưa được chú trọng phát triển, hiện chỉ
có 2,01 ha được các hộ dân chuyển sang trồng cỏ ni bị. Đất lâm nghiệp phân bố ở
hai xã Phạm Văn Hai và Lê Minh Xuân với diện tích 1.421,48 ha. Diện tích rừng đang
bị thu hẹp để lấy đất phục vụ cho các dự án phát triển khác gây ra những biến động
nhất định đến sự ổn định của môi trường. Đất mặt nước phục vụ nuôi trồng thủy sản
chiếm 6,9% diện tích đất nơng nghiệp. Tỷ lệ này cịn nhỏ so với tiềm năng về mặt
nước của huyện.
Quỹ đất dự phòng trên địa bàn huyện chỉ còn 6.506,72 ha (chiếm 25,7% diện tích
đất tự nhiên). Với q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa nhanh như hiện nay, quỹ đất
cịn lại không đủ cung cấp mặt bằng cho việc phát triển các KDC, KCN và đô thị trong
thời gian tới gây ra một sức ép lớn đối với diện tích đất nơng nghiệp. Chính vì vậy,
trong thời gian tới, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện sẽ giảm. Để đảm bảo
cho nông nghiệp huyện phát triển ổn định cần phải có sự chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật ni theo hướng tăng giá trị làm ra trên một đơn vị diện tích.
* Cơng nghiệp
Trên địa ban huyện Bình Chánh tập trung chủ yếu các cơng ty, xí nghiệp sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô nhỏ về sản xuất và lao động gồm các
ngành: ngành sản xuất sản phẩm da, thủ công mỹ nghệ, sản xuất giấy và sản phẩm

giấy, dệt, chế biến thực phẩm và đồ uống… Trong những năm vừa qua, các ngành
công nghiệp này có tốc độ tăng trưởng khá cao:
- Sản xuất sản phẩm da đạt 18,3%/năm
- Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic đạt 10,9%/năm.
- Sản xuất hoá chất và sản phẩm hóa đạt 19,1%/năm.
- Chế biến thực phẩm và đồ dùng đạt 21,3%/năm
- Sản xuất trang phục đạt 18,9%/năm.
Hướng phát triển cơng nghiệp Bình Chánh trong thời gian tới là ưu tiên đầu tư các
ngành Công nghiệp kỹ thuật cao, sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến (sản xuất và lắp
ráp linh kiện điện tử, máy tính, máy gia dụng, sản xuất phầm mềm, lắp ráp ôtô, xe máy
và thiết bị điện, công nghệ sinh học, sản xuất vật liệu mới). Đặc biệt chú trọng đến vấn
đề ô nhiễm môi trường, tập trung phát triển các ngành công nghiệp sạch. Đồng thời,
kiên quyết di dời các cơ sở sản xuất gây ơ nhiễm nặng và khơng có khả năng xử lý ô
nhiễm vào những khu, cụm công nghiệp tập trung, hoặc chuyển đổi chức năng hoạt
động.
* Dịch vụ
Hoạt động thương mại, dịch vụ Bình Chánh có những bước phát triển nhanh trong
những năm vừa qua. Trung bình trong 5 năm 2000-2005, ngành dịch vụ tăng
17%/năm. Định hướng phát triển ngành dịch vụ trong những năm tới gắn kết q trình
cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa, gắn kết hoạt động kinh tế của huyện với các địa


21
phương khác. Hiện tại, huyện đang phát triển mạng lưới chợ, các trung tâm thương
mại và hệ thống siêu thị.

1.2. TỔNG QUAN VỀ XÃ TÂN NHỰT [13,14,15]
XÃ TÂN NHỰT
Phía Tây Nam trung tâm Tp.HCM


Vị trí:
Diện tích tự nhiên:
Dân số:
Mật độ dân số:

2.344 ha
16.218 người (2005)
692 người/km2

Diện tích đất nơng nghiệp:

1.935 ha

1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý của Tân Nhựt được xác định như sau:
− Phía Bắc giáp xã Lê Minh Xuân và một phần giáp xã Bình Lợi (ấp 3),
phường Tân Tạo (ấp 2);


Đơng giáp xã Tân Kiên;



Tây giáp xã Bình Lợi, Lê Minh Xuân và huyện Bến Lức (Long An);

− Nam giáp Thị trấn Tân Túc; xã Tân Bửu, xã Lê Minh Xuân (Tp.HCM)
và xã Tân Bửu (Bến Lức, Long An).

1.2.1.2. Địa hình

Địa hình xã Tân Nhựt tương đối bằng phẳng, nơi thấp nhất là vùng giáp kênh đê
bao Long An. Xã Tân Nhựt thuộc vùng trũng thấp, đầm lầy của huyện Bình Chánh có
cao độ từ 0,5 m – 1 m.

1.2.1.3. Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Tân Nhựt là 2.344,07 ha, trong đó, đất nơng
nghiệp có diện tích 1.934,88 ha (2006) chiếm 82,52% diện tích tự nhiên. Phần lớn diện
tích đất nơng nghiệp (91,51%) được sử dụng để trồng lúa và cây lương thực. Diện tích
đất nơng nghiệp còn lại chủ yếu là mặt nước được quy hoạch để ni trồng thủy hải
sản (8,27%).
Diện tích đất phi nơng nghiệp cịn ít. Tính đến tháng 02/2006, diện tích đất phi
nơng nghiệp (đất thổ cư, đất cơng trình, giao thơng, phục vụ các hoạt động công
nghiệp, dịch vụ...) là 409,01 ha (chiếm 4,73%). Đất chưa sử dụng cịn ít, khoảng 0,18
ha (2006).
Đất phèn mặn là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất, phân bố tập trung ở ấp 3, ấp 4
và một phần ấp 5 với tổng diện tích khoản 1.289,92 ha. Nhóm đất phèn chua chiếm
360 ha, phân bố chủ yếu ở ấp 1, ấp 2 và một phần ấp 6.


22
Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Nhựt
Mục đích sử dụng đất

Diện tích (ha)

Diện tích tự nhiên

2.344,07

Đất nơng nghiệp, trong đó:


1.934,88



Đất trồng cây hàng năm



Đất trồng cây lâu năm

329,49



Đất nuôi trồng thủy sản

160,00



Đất nông nghiệp khác

Đất phi nơng nghiệp, trong đó:


Đất ở nơng thơn




Đất ở đơ thị



Đất chuyên dùng



Đất khác

Đất chưa sử dụng

1.441,11

4,28
409,01
78,54
324,11
6,36
0,18
Nguồn: Thống kê xã Tân Nhựt 2006

1.2.1.4. Khí hậu
Xã Tân Nhựt thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt cao,
ổn định, biên độ nhiệt giữa các tháng không lớn. Nhiệt độ trung bình trong năm là
26,6oC. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 (36oC) và tháng có nhiệt độ thấp nhất là
tháng 12 (21oC). Lượng bức xạ mặt trời cao, trung bình hằng năm đạt 0,37 – 0,38
Kcal/cm2/ngày.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều vào tháng 6 đến tháng 9
khoảng từ 250 – 310 mm/tháng. Số ngày mưa khoảng 151 ngày trong năm. Lượng

mưa trung bình trong năm từ 1.300 – 1.700 mm. Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao,
sự chênh lệch về độ ẩm giữa các mùa không lớn. Độ ẩm vào mùa khô đạt 79,5% và độ
ẩm trong mùa mưa đạt 80 – 90%. Một hiện tượng đáng chú ý đến nông nghiệp Tân
Nhựt là hạn ”Bà Chằng” gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp thường xảy ra vào
khoảng tháng 7-8 hàng năm.

1.2.1.5. Thủy văn
Hệ thống sơng ngịi, kênh rạch trên địa bàn xã khá chằng chịt. Đây là các tuyến
đường thủy quan trọng đồng thời là nguồn cung cấp và tiêu thốt nước chính.


23
Hệ thống sơng chính là sơng Tân Bửu - Chợ Đệm. Sơng Tân Bửu - Chợ Đệm có
chiều rộng trung bình đạt 50 - 70 m và sâu 4 - 5 m. Hàng năm, vào mùa khô, nước
mặn xâm nhập sâu vào nội đồng với giá trị độ mặn đạt 4‰. Với ngưỡng mặn này
người dân không thể tiến hành canh tác nông nghiệp trong thời gian 6 tháng/năm. Hiện
nay, nhờ dự án thủy lợi Bắc Nhà Bè – Nam Bình Chánh người dân có thể tiến hành
trồng trọt 8 tháng trong năm.
Trên địa bàn xã cịn có các hệ thống kênh rạch lớn. Các kênh quan trọng nhất là
kênh Xáng Ngang, kênh C (rộng 18 – 20 m, sâu 4 -5 m), kênh B, kênh Sáu Oánh, …và
nhiều kênh nhỏ khác như kênh Ba Thước, Bốn Thước, kênh Đê Số 3, kênh Đê Số 4…
Hiện nay có nhiều kênh rạch bị bồi lắng gây ảnh hưởng tới nguồn nước tưới tiêu của
nơng dân. Một số kênh có dấu hiệu ô nhiễm, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất
nông nghiệp, nhất là các bè nuôi cá dọc Kênh C.

1.2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
1.2.2.1. Dân số và lực lượng lao động
Tính đến tháng 12/2005, xã Tân Nhựt có tổng cộng 16.218 người với 4.151 hộ
(bao gồm cả hộ KT3, KT4), mật độ dân số trung bình là 691 người/km2, thuộc loại
thấp so với các xã vùng ven của Tp.HCM (trừ các xã của huyện Cần Giờ). Số người

trong độ tuổi lao động là 9.650 người, chiếm 59,5% dân số. Đây là một tỷ lệ khá cao,
là nguồn lực quan trọng phục vụ quá trình phát triển kinh tế của xã. Phần lớn lao động
làm việc trong các nhà máy của KCN Lê Minh Xuân và các cơ sở sản xuất cơng
nghiệp đóng trên địa bàn. Một bộ phần dân cư tham gia buôn bán nhỏ. Lực lượng lao
động nơng nghiệp cịn chiếm một tỷ lệ khá cao (tính đến năm 2005 tồn xã có 1.343
hộ sống bằng nghề nông, chiếm 32,4% lực lượng lao động).

1.2.2.2. Cơ sở vật chất
- Tồn xã có 25 tuyến đường giao thơng, trong đó có các tuyến đường liên xã,
nối trung tâm huyện chiếm 10% tổng số đường giao thông đã được trải nhựa như Thế
Lữ, Láng Le, Bàu Cò, Trần Đại Nghĩa, T11, Đê số 2… Các tuyến đường còn lại hầu
hết đã được cấp phối sỏi đỏ, đá xanh và khá hẹp (1-3m) nên ảnh hưởng đến quá trình
phát triển kinh tế của xã.
- Trên địa bàn xã có 1 điểm chợ với 60 tiểu thương đăng ký kinh doanh.
- Lưới điện trung thế với chiều dài 2.174 m, lưới điện hạ thế với chiều dài 4.226m
phục vụ cho 15 khu vục trên địa bàn xã. 100% dân cư trên địa bàn xã được sử dụng
nguồn điện từ lưới điện quốc gia.

1.2.2.3. Các hoạt động kinh tế
So với các địa phương khác trong huyện Bình Chánh thì Tân Nhựt là một xã thuần
nơng, q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa chỉ mới bắt đầu. Do ít chịu ảnh hưởng
của q trình đơ thị hố và các dự án nên diện tích đất nơng nghiệp của xã Tân Nhựt
tương đối ổn định so với các xã khác trong huyện. Đặc biệt, diện tích đất trồng lúa của
xã Tân Nhựt cao nhất tồn huyện (năm 2005 diện tích lúa gieo trồng vụ hè thu là 960
ha, vụ mùa là 1,620 ha). Việc xây dựng và triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất
nông nghiệp tại xã Tân Nhựt – giảm diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại
cây con khác có hiệu quả kinh tế cao – nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của người


24

dân, giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu là một trong những mục tiêu chính yếu
của UBND huyện Bình Chánh nói riêng và của Thành phố nói chung.
Cùng với những kết quả thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi thành phố trong thời gian qua đã rút ra những bài học thực tiễn để tiếp tục thúc
đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới. Được sự quan
tâm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhằm triển khai nhanh chương trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp trong thời gian tới, phịng kinh tế huyện Bình
Chánh, Ủy ban nhân dân xã Tân Nhựt phối hợp cùng Chi Cục Phát triển nông thôn
tiến hành xây dựng đề án : “Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp xã Tân Nhựt
huyện Bình Chánh”.


25

Chương 2.
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP XÃ TÂN NHỰT
2.1. NGUỒN LỰC [7,13,14,15]
Tân Nhựt là xã nông nghiệp, đất nông nghiệp chiếm 82,5% diện tích tự nhiên, lao
động nơng nghiệp chiếm 32,4% lực lượng lao động. Phần lớn diện tích đất được sử
dụng để trồng lúa. Tuy nhiên, do thời gian nhiễm phèn, mặn và khô hạn kéo dài nên sản
lượng không cao. Trên địa bàn xã đã xuất hiện một số mơ hình sản xuất mới đem lại
hiệu quả kinh tế cao. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ đem lại nhiều thay đổi
trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của Tân Nhựt trong thời gian tới.

2.1.1. Nguồn lực tự nhiên
Trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã Tân Nhựt là 2.344,07 ha, đất dành cho sản
xuất nơng nghiệp chiếm diện tích 1.934,88 ha (82,52%), đất dành cho trồng lúa chiếm
ưu thế 1.413,89 ha (79,85 %). Điều này cho thấy hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn
là hoạt động kinh tế chủ lực của xã.
Tân Nhựt có diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người khá cao tạo điều kiện

tiến hành sản xuất nông nghiệp trên quy mơ lớn. Diện tích đất nơng nghiệp bình quân
của một hộ sản xuất nông nghiệp là 14.400 m2, ứng với 6.707 m2/lao động nông
nghiệp.

2.1.2. Nguồn lực xã hội
Tổng dân số toàn xã là 16.218 người (2005) với 4.151 hộ. Trong đó có 1.343 hộ
sản xuất nơng nghiệp (tồn xã có 5700 nhân khẩu) chiếm 32,4%, cao hơn so với các
đơn vị hành chính cùng cấp khác của thành phố.
Các phân tích cho thấy tình hình thiếu lao động trong sản xuất nơng nghiệp tại xã.
Bên cạnh đó, Tân Nhựt là một trong 20 xã nghèo của Thành phố, số hộ thuộc diện xóa
đói giảm nghèo theo tiêu chí mới là 368 hộ ( 9,27% dân số). Điều này cũng thể hiện
nguồn lực trong dân thấp, đây sẽ là một khó khăn quan trọng trong q trình chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại xã nhưng đồng thời cho thấy chuyển dịch cơ cấu
sản xuất nông nghiệp là một nhu cầu tất yếu để nâng cao mức sống của người dân.

2.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP [7,13]
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất


×