Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Nguyenvanthuyanh v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.08 KB, 1 trang )

TRANG THƠNG TIN VỀ NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may
Hà Nội
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động)
Mã số: 62340404
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Vân Thùy Anh    
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Thu
PGS.TS. Cao Văn Sâm
Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Luận án đề xuất đánh giá kết quả đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp
thông qua đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu công việc của công nhân kỹ thuật sau khi được
đào tạo về kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc và khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương
lai. Tiêu chí khả năng phát triển nghề nghiệp của người học sau đào tạo là đóng góp mới của
luận án so với các nghiên cứu lý thuyết về đánh giá kết quả đào tạo trước đây.
Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của Luận án
1. Kết quả nghiên cứu sâu các tấm gương cơng nhân kỹ thuật điển hình về phát triển nghề nghiệp
trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội cho thấy: (i) nền tảng đào tạo ban đầu và các hoạt động
đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp tác động tích cực đến sự phát triển nghề nghiệp của
cơng nhân kỹ thuật sau này, (ii) bản thân sự trưởng thành trong công việc và các cơ hội thăng
tiến nghề nghiệp có ý nghĩa kích thích động lực lao động lớn. Do vậy, đào tạo và phát triển còn
cần được nhìn nhận là một cơng cụ tạo động lực lao động phi tài chính quan trọng đối với cơng
nhân kỹ thuật.
2. Nghiên cứu tác động của các yếu tố đến kết quả đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong
các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội, luận án chỉ ra rằng công nhân kỹ thuật sau khi được đào tạo
và phát triển có kỹ năng và thái độ lao động đạt yêu cầu nhưng kiến thức và khả năng phát triển
nghề nghiệp còn rất hạn chế, do một số nguyên nhân chủ yếu: (i) kiến thức chuyên môn và năng
lực sư phạm của các giáo viên dạy nghề cịn yếu, (ii) các chính sách đào tạo và đãi ngộ cịn ít tác
dụng khuyến khích về vật chất và tinh thần với người lao động, làm giảm động lực học tập của
người học, (iii) các phương pháp đào tạo đang được áp dụng chủ yếu là đào tạo trong cơng việc,
kém tính bài bản và hệ thống, (iv) doanh nghiệp không muốn đầu tư vào đào tạo và phát triển
công nhân kỹ thuật do e ngại công nhân thành thạo tay nghề có thể bỏ việc và khơng thu hồi


được chi phí đào tạo.
3. Luận án đề xuất các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội cần nhìn nhận đào tạo và phát triển công
nhân kỹ thuật vừa là giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững vừa
là cơng cụ kích thích tinh thần với người lao động, do đó, đổi mới quan điểm đào tạo và phát
triển công nhân kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận theo năng lực. Các đóng góp mới về giải
pháp gồm: hoàn thiện các phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng các chuẩn đầu ra về năng lực nghề
nghiệp, sử dụng bản thân hoạt động phát triển nghề nghiệp cho cơng nhân kỹ thuật như là cơng
cụ kích thích tinh thần và giữ chân lao động giỏi của doanh nghiệp và hoàn thiện hệ thống đánh
giá kết quả đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật. Luận án cũng đề xuất một số kiến nghị với
Chính phủ và các cơ quan hữu quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho hoạt động đào
tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội.
Nghiên cứu sinh
Xác nhận của đại diện tập thể hướng dẫn

Nguyễn Vân Thùy Anh

PGS.TS. Trần Thị Thu



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×