Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phanthikimoanh v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.46 KB, 2 trang )

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam”
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62.31.01.01
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Những đóng góp mới về mặt học thuật và lý luận
Vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nơng dân có phạm vi rộng. Luận án lựa
chọn tiếp cận một số nội dung liên quan trực tiếp đến vai trò của Nhà nước trong xây
dựng hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách; tổ chức phối hợp thực hiện chính sách
ASXH với các chính sách kinh tế- xã hội khác; tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát nhằm
thiết lập và tạo các điều kiện thực thi của hệ thống ASXH đối với nông dân, bao gồm
ASXH theo ngun tắc đóng - hưởng và ASXH khơng dựa trên nguyên tắc đóng góp.
Luận án chỉ rõ 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến vai trị của nhà nước về ASXH đối
với nông dân là 1).Quan điểm của nhà nước về ASXH đối với nông dân; 2). Khả năng tài
chính của nhà nước và thu nhập của nơng dân; 3) Năng lực hệ thống quản lý ASXH đối
với nông dân và 4). Nhận thức xã hội về ASXH đối với nông dân.
Luận án khẳng định mức độ bao phủ và mức độ tác động của an sinh là kết quả việc
thực hiện vai trò của nhà nước về ASXH đối với nơng dân.
Ba nội dung, 4 nhóm nhân tố và hai kết quả trên được nghiên cứu thống nhất trong
suốt các chương của luận án.
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án
Từ hệ thống các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố, các báo cáo của ngành, địa phương
cũng như các số liệu thống kê có nguồn gốc tin cậy và tài liệu điều tra khảo sát thu thập từ
258 hộ nông dân và 197 cán bộ quản lý nhà nước các cấp tại ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An
và Hà Tĩnh, luận án đã phân tích rõ thực trạng, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn
chế chủ yếu, nguyên nhân của hạn chế và khuyến nghị phương hướng, giải pháp tăng cường
vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân Việt Nam những năm tới.
Bốn vấn đề quan trọng mà luận án kiến nghị là:
1) Để phát triển BHXHTN, một mặt, Nhà nước cần thay đổi quy định về căn cứ
đóng BHXHTN, khơng nên theo tiền lương tối thiểu mà nên theo mức thu nhập bình
quân vùng; mặt khác cần tăng chế độ hưởng để đảm bảo sự bình đẳng với BHXHBB.


2) Để tiến tới BHYT tồn dân, Nhà nước cần hỗ trợ từ 60-80% phí đóng góp cho
các đối tượng nơng dân có thu nhập trung bình và cận nghèo tham gia BHYTTN.
3) Tăng phạm vi bao phủ TGXHTX từ 1,65% dân số năm 2010 lên 3,0% vào năm
2015 và 5% vào năm 2020; nâng kinh phí TGXHTX từ NSNN từ 0,54% năm 2010 lên
1,12% năm 2015 và 2,45% năm 2020. Trong TGXHĐX, cần chú trọng cho trợ cấp đối với
hộ gia đình nơng dân thuộc nhóm dễ bị tổn thương.
4) Về tổ chức hệ thống, Nhà nước cần nghiên cứu tách bộ phận theo dõi BHXHTN
đối với nông dân và lao động khu vực phi chính thức nói chung thành một hệ thống
thống nhất từ trung ương tới các xã.
TM. Tập thể hướng dẫn khoa học

GS.TS. Mai Ngọc Cường

Nghiên cứu sinh

Phan Thị Kim Oanh




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×