Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

NCKH bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán mô hình granger

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.19 KB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô
trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là các thầy cô khoa Tài chính ngân hàng của
trường đã tạo điều kiện cho chúng em có thể hoàn thành tốt bài nghiên cứu khoa học.
Trong quá trình nghiên cứu, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo, khó tránh
khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua.
Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên
bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài
báo cáo khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
MỤC LỤC
Trang
2
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
ST
T
Tên bảng Số trang
1 Bảng 2.1 : Số lượng công ty niêm yết trên TTCK tập trung Việt Nam
(2010-2012)
21
2 Bảng 2.2: Giá trị vốn hóa trên TTCK tập trung Việt Nam (2010-
2012)
21
3 Bảng 2.3: Kết quả giao dịch theo phương thức khớp lệnh trên TTCK
tập trung Việt Nam. (2010-2012)
21
4 Bảng 2.4: Số lượng các công ty chứng khoán trên sàn GDCK Hà Nội
(2010-2012)
22


3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý nghĩa
1 TTCK Thị trường chứng khoán
2 TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán
3 BCTC Báo cáo tài chính
4 CTCK Công ty chứng khoán
5 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
6 IR Investor Relation – quan hệ nhà đầu tư
7 NĐT Nhà đầu tư
8 NHNN Ngân hàng nhà nước
9 NHTM Ngân hàng thương mại
10 Sàn GDCK Sàn giao dịch chứng khoán
11 UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước
12 TPCP Trái phiếu chính phủ
13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
4
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, chúng ta càng thấy thấm thía hơn lời tiên tri của N. Winear – cha đẻ
của ngành Cybernetics cách đây nửa thế kỷ “Cuộc sống có chất lượng là cuộc sống với
thông tin”. Mọi hoạt động trong xã hội hiện đại đều phải dựa trên thông tin. Thông tin
là một trong những nguồn lực trọng yếu, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Có thể nói thông tin có trong mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Thị trường chứng
khoán cũng không phải ngoại lệ, mà nó còn đặc biệt cần tới thông tin hơn bất cứ một
thị trường nào khác bởi tính chất nhạy cảm của mình. Trước hết thông tin trên thị
trường chứng khoán là cơ sở cho quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường
chứng khoán, nhìn nhận những phản ứng của thị trường với cơ chế, chính sách, pháp
luật hiện hành về chứng khoán, về thị trường chứng khoán và là căn cứ quan trọng để
nhà nước đánh giá tính hợp pháp hay không hợp pháp của các chủ thể tham gia thị

trường, đồng thời cũng là cơ sở để nhà nước ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật
về chứng khoán và thị trường chứng khoán đảm bảo sự hoạt động và phát triển thông
suốt của thị trường. Đối với các nhà đầu tư, thông tin là yếu tố không thể thiếu, là căn
cứ để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư vào chứng khoán hay danh mục chứng
khoán phù hợp. Có thể khẳng định, thông tin có tác động lớn quyết định đến động thái
của tất cả các chủ thể tham gia thị trường, tuy nhiên tác động này có thể theo chiều
hướng tích cực nhưng cũng hoàn toàn đẩy thị trường, nhà đầu tư vào thế bị động, tiêu
cực. Thông tin chỉ thực sự phát huy được vai trò tích cực, to lớn của nó khi thông tin
đó là cân xứng. Còn nếu thông tin là bất cân xứng thì nó gây ra những hệ lụy không hề
nhỏ cho toàn bộ thị trường chứng khoán bao gồm cả những chủ thể tham gia và đặc
biệt là nhà đầu tư. Thông tin bất cân xứng làm các nhà đầu tư đưa ra những quyết định
sai lầm dẫn đến thua lỗ và hệ quả là làm giảm sút niềm tin của nhà đầu tư đối với thị
trường chứng khoán, điều này sẽ kìm hãm sự phát triển của thị trường chứng khoán –
vốn một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng giống như thị trường chứng khoán của
các nền kinh tế đang phát triển khác trên thế giới, mặc dù đã và đang có nhiều sự phát
triển, nhưng không thể phủ nhận rằng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn
còn tồn tại nhiều tiêu cực, bất cập. Một trong số đó chính là vấn đề bất cân xứng thông
tin. Bất cân xứng thông tin được thể hiện rõ trong quá trình phát triển của thị trường
5
chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua bằng chứng là trên thị trường liên tục xuất
hiện không ít những hành vi tiêu cực như: làm giá, rò rỉ thông tin nội gián, kẻ xấu tung
tin đồn thất thiệt để trục lợi, một số kẻ dưới danh nghĩa nhà đầu tư tạo cung cầu ảo trên
thị trường, hàng loạt doanh nghiệp niêm yết trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin, …
và còn rất nhiều những hành vi tiêu cực tác động xấu đến sự phát triển của thị trường,
làm giảm sút niềm tin của nhà đầu tư. Mà nguồn gốc sâu xa của những hệ lụy trên
chính là bởi sự tồn tại của cái gọi là bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Bất cân xứng thông tin khiến các nhà đầu tư nắm được ít thông tin
hơn từ đó đưa ra các quyết định đầu tư sai lầm, còn đối với nhứng người được hưởng
lợi từ việc có nhiều thông tin hơn lại có xu hướng làm giá, đầu cơ, cá lớn nuốt cá bé…

những tác động này dẫn đến sự phát triển lệch lạc của thị trường chứng khoán, thậm
chí nếu không có sự can thiệp, quản lý kịp thời của cơ quan quản lý nguy cơ sụp đổ thị
trường chỉ là vấn đề thời gian.
Với vai trò quan trọng của thông tin cân xứng, thực trạng những hậu quả
nghiêm trọng của thông tin bất cân xứng gây ra cho thị trường chứng khoán Việt Nam
thời gian qua, chúng tôi thấy rằng việc nghiên cứu, phát hiện và khắc phục tình trạng
bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam là vô cùng cần thiết và
cấp bách. Với lí do đó, nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Bất cân xứng
thông tin trên thị trường chứng khoán tập trung Việt Nam”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về thông tin và bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng
khoán.
- Xác định thực trạng hiện tượng thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán tập
trung Việt Nam trong thời gian nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm làm giảm hiện trạng bất cân xứng thông tin và góp
phần phát triển thị trường chứng khoán hiệu quả.
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để tập trung giải quyết mục tiêu của bài viết đề ra, các câu hỏi cần được trả lời:
- Thị trường chứng khoán tập trung Việt Nam có tồn tại hiện tượng bất cân xứng thông
tin hay không?
6
- Nguyên nhân của thực trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán tập
trưng Việt Nam là gì?
- Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng
khoán tập trung Việt Nam.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu: Những thông tin bất cân xứng.
 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thông tin bất cân xứng trên thị trường
chứng khoán tập trung Việt Nam.

- Mức độ thông tin bất cân xứng chỉ được xem xét thông qua các giao dịch báo giá trên thị
trường tập trung, các giao dịch trên thị trường phi tập trung hoặc thông qua phương thức
thỏa thuận sẽ không được xem xét.
- Về thời gian: chỉ xem xét các giao dịch trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012.
5 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập dữ liệu: dữ liệu thu thập là các dữ liệu sơ cấp đước nhóm thu
thập, tổng hợp từ những trang web của tổng cục thống kê, của ngân hàng nhà nước
Việt Nam, các sở giao dịch chứng khoán, trang web Vietstok.com và từ các bài báo
kinh tế.
 Phương pháp phân tích dữ liệu:
- Sủ dụng phương pháp so sánh, suy luận, diễn giải, phân tích để luận về thực trangjm
giải pháp của vấn đề nghiên cứu.
- Với những thông tin định lượng sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất và mô
hình Grager để hồi quy với sự trợ giúp của phần mềm excel, eviews để có những kết
quả định lượng, từ đó thấy được mối quan hệ của những biến nghiên cứu.
6 Kết cấu đề tài
Đề tài được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về thông tin và bất cân xứng thông tin trên thị trường
chứng khoán.
Chương 2: Thực trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán tập
trung Việt Nam.
Chương 3: Định hướng phát triển và giải pháp hạn chế bất cân xứng thông tin
trên thị trường chứng khoán tập trung Việt Nam.
7
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÔNG TIN VÀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
1.1 Khái niệm cơ bản
1.1.1 Thị trường chứng khoán
1.1.1.1 Khái niệm

Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, là
nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán các loại chứng khoán. Hoạt động của nó
nhằm huy động những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn
tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng
trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư.
1.1.1.2 Phân loại
 Theo đối tượng giao dịch.
• Thị trường cổ phiếu
Thị trường cổ phiếu còn gọi là thị trường vốn, là thị trường mà đối tượng giao
dịch là các loại cổ phiếu của công ty cổ phần. Thị trường cổ phiếu được coi là bộ pận
cơ bản và giữ vị trí quan trọng nhất của hệ thống TTCK. Nói đến TTCK người ta
thường đồng nghĩa với thị trường cổ phiếu.
• Thị trường trái phiếu.
Thị trường trái phiếu hay còn được gọi là thị trường nợ, là nơi giao dịch các loại
trái phiếu.
• Thị trường chứng chỉ quỹ đầu tư.
Thị trường chứng chỉ quỹ là nơi giao dịch các loại chứng chỉ quỹ. Nhà đầu tư
nắm giữ chứng chỉ quỹ là người ủy thác cho công ty quản lý quỹ thực hiện hoạt động
đầu tư theo điều lệ của quỹ.
• Thị trường chứng khoán phái sinh
Là nơi giao dịch các loại chứng khoán phái sinh như quyền mua cổ phần, chứng
quyền, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai…TTCK phái sinh là thị
trường mà sự ra đời và phát triển của nó bắt nguồn từ chính việc phát hành, giao dịch
các loại chứng khoán gốc.
 Theo các giai đoạn vận động (quá trình lưu thông) của chứng khoán.
• Thị trường sơ cấp.
Là thị trường diễn ra các giao dịch phát hành chứng khoán mới. TTCK sơ cấp
có vai trò tạo vốn cho các tổ chức phát hành và chuyển hóa các nguồn vốn nhàn rỗi
trong công chúng vào đầu tư.
• Thị trường thứ cấp.

8
Là thị trường diễn ra các giao dịch mua bán các chứng khoán đã được phát hành
trên thị trường chứng khoán sơ cấp. Vai trò của TTCK thứ cấp là thực hiện những việc
di chuyển vốn đầu tư giữa các nhà đầu tư chứng khoán. Nếu xét trên góc độ kinh tế vĩ
mô, TTCK thứ cấp là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính thực hiện chức
năng điều tiết vốn giữa các ngành, các lĩnh vực, tạo ra một sự cân đối mới cho nền
kinh tế.
 Theo hình thức tổ chức và cơ chế hoạt động.
• Thị trường chứng khoán chính thức.
TTCK chính thức hay còn gọi là thị trường có tổ chức, là thị trường mà sự ra
đời và hoạt động được thừa nhận, bảo hộ về mặt pháp lý. Các hoạt động giao dịch của
thị trường này nằm dưới sự kiểm soát và chịu ảnh hưởng bởi cơ chế điều tiết gián tiếp
cả Nhà nước. Theo hình thức tổ chức và cơ chế hoạt động, thị trường có tổ chức bao
gồm:
o Thi trường tập trung – sở giao dịch: TTCK tập trung là thị trường ở đó việc giao dịch
mua bán chứng khoán được thực hiện tại 1 địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch.
- Các chứng khoán được giao dịch tại TTCK tập trung phải thỏa mãn những điều kiện
nhất định và hoàn tất thủ tục niêm yết.
- Phương thức giao dịch chủ yếu là đầu giá hoặc ghép lệnh để hình thành giá cả cạnh
tranh tốt nhất trong các phiên giao dịch.
- Thành viên tham gia giao dịch có giới hạn, thường chỉ bao gồm các tổ chức hoặc cá
nhân có đủ điều kiện và đã được cơ quan quản lí của nhà nước về lĩnh vực chứng
khoán và TTCK cấp phép thành viên.
- Nhà nước quản lí đối với thị trường thong qua các pháp luật chuyên ngành về CK &
TTCK.
o Thị trường phi tập trung (còn gọi là thị trường OTC) – là thị trường mà ở đó việc giao
dịch mua bán chứng khoán không diễn ra tại một địa điểm tập trung mà thông qua hệ
thống máy vi tính và điện thoại kết nối gữa các thành viên của thị trường.
- Các chứng khoán được giao dịch tại đây là các chứng khoán chưa được niêm yết tại
bất kỳ thị trường tập trung nào và thường bao gồm các chứng khoán có tiêu chuẩn thấp

hơn.
- Giá cả trên thị trường được xác định theo phương thức thương lượng, thỏa thuận.
- Nhà nước quản lý đối với thị trường thông qua các pháp luật về CK & TTCK.
• Thị trường chứng khoán không chính thức ( TTCK tự do)
TTCK tự do còn gọi là thị trường ngầm hay thị trường chợ đen, là thị trường ở
đó các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán không được thực hiện qua hệ thống
giao dịch của thị trường tập trung và thị trường OTC, nó ra đời và hoạt động một cách
9
tư phát theo nhu cầu của thị trường. Hoạt giao dịch trên TTCK tự do có thể diễn ra ở
bất cứ đâu, vào bất cứ thời đểm nào, có thể thông qua các nhà môi giới hoặc do chính
những người có nhu cầu đầu tư, mua bán chứng khoán thực hiện.
 Theo hình thức giao dịch
• Thị trường giao ngay: là thị trường mà việc giao nhận chứng khoán và thanh toán thực
tiễn diễ ra ngay trong ngày giao dịch hoặc trong thời gian thanh toán bù trừ theo quy
định
• Thị trường kỳ hạn: là thị trường mà việc giao nhận chứng khoán và thanh toán diễn ra
ngay sau ngày giao dịch một khoảng thời gian quy định.
1.1.1.3 Đặc điểm
Thứ nhất: hàng hóa là các loại chứng khoán. Đó là các công cụ chuyền tải giá
trị như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh. Chứng
khoán là một loại hàng hóa đặc biệt vì nó không có những tính năng, tác dụng và mục
đích sử dụng riêng.
Thứ hai: TTCK được đặc trưng bởi hình thức chuyển giao tài chính trực tiếp.
Thứ ba: hoạt động mua bán trên TTCK chủ yếu được thực hiện qua người môi
giới.
Thứ tư: TTCK gần với thị trường cạn tranh hoàn hảo.
1.1.2 Rủi ro trên thị trường chứng khoán
1.1.2.1 Khái niệm
Cho đến nay chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro, mỗi trường phái khác
nhau thì có quan điểm khác nhau.

Theo trường phái truyền thống, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể
xảy ra cho con người.
Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang
tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát
cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực
nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những
rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
1.1.2.2 Nhận dạng rủi ro.
Nhận dạng rủi ro thực chất là quá trình bằng những phương pháp thích hợp xác
định một cách liên tục và hệ thống về rủi ro. Mục tiêu của nhận dạng rủi ro là nhằm
10
xác định thông tin về các nguồn hình thành rủi ro, các nhân tố cấu thành và các yếu tố
tác động đến rủi ro.
Ngoài ra nhiệm vụ của quá trình nhận dạng rủi ro còn là suy rộng liên kết các
rủi ro, từ đó nhận dạng, tìm kiếm, dự đoán những rủi ro mới mà con người cần quan
tâm trong tương lai đặc biệt là các nhà đầu tư tài chính.
Một số phương pháp nhận dạng rủi ro: phương pháp báo cáo tài chính, phương
pháp sơ đồ, phương pháp thanh tra hiện trường, phương pháp thông qua tư vấn,
phương pháp phân tích hợp đồng, phương pháp nghiên cứu số liệu thống kê…
1.1.2.3 Đo lường rủi ro.
Để đo lường rủi ro người ta thường sử dụng hai phương pháp là phương pháp
đồ thị và phương pháp xác định độ lệch chuẩn. Phương pháp đồ thị cho cảm nhận trực
quan về mức độ rủi ro thông qua hình ảnh biến động của các kết quả. Phương pháp xác
định độ lệch chuẩn nhằm lượng hóa mức độ rủi ro bằng con số cụ thể.
1.1.2.4 Rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
Trong đầu tư chứng khoán, rủi ro chính là việc thay đổi liên tục của giá chứng
khoán làm cho lợi nhuận thực tế nhà đầu tư thu được khác với lợi nhuận mà họ kì
vọng.
Mỗi nhà đầu tư sẽ có thái độ đối với rủi ro khác nhau nhưng có 3 loại thái độ

phổ biến là: ưa thích rủi ro (risk seeker), trung dung với rủi ro và không thích rủi ro.
Các loại rủi ro có mà các nhà đầu tư có thể gặp phải là:
 Rủi ro do tính thanh khoản thấp.
Tính thanh khoản thấp của chứng khoán mà nhà đầu tư đang sở hữu có thể do
chứng khoán đó khó và thậm chí không thể bán được, hoặc không được phép bán hay
chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn đầu tư. Thật không may cho nhà đầu tư chứng
khoán, khi vì một lý do nào đó, chứng khoán đã mua là của một công ty có tình trạng
tài chính thiếu lành mạnh và triển vọng cung cấp các yếu tố đầu vào, cũng như khả
năng tiêu thụ sản phẩm thiếu hiệu quả vững chắc.
11
Thậm chí, chỉ cần một sự thay đổi nhân sự cấp cao trong công ty cũng có thể
khiến giá chứng khoán đó sụt giảm. Và rủi ro đối với nhà đầu tư sẽ là tối đa khi công
ty phát hành chứng khoán bị phá sản và biến mất trên thương trường.
Nhà đầu tư chứng khoán cũng có thể chịu rủi ro do bỏ hết trứng vào một giỏ.
Thậm chí, việc sở hữu thuần túy các cổ phiếu ưu đãi mà không được chuyển nhượng
trong thời hạn nhất định (thường từ 3-5 năm) cũng có thể khiến nhà đầu tư gặp rủi ro,
nhất là khi cần tiền để trả lãi vay ngân hàng hoặc muốn rút vốn về để đầu tư vào chỗ
khác.
Ngay cả những chứng khoán tốt nhất cũng có thể không giữ vững được vị thế
lâu dài trước sự biến động của thị trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà
đầu tư chứng khoán này có thể phải hứng chịu cả hai thiệt hại dạng khấu hao hữu hình
và khấu hao vô hình giá trị và tính thanh khoản của các chứng khoán đang nắm giữ.
 Rủi ro từ thông tin
Thật hiếm có hoạt động kinh doanh nào mà sự thành bại của nhà đầu tư lại đòi
hỏi và gắn liền với yêu cầu về tính đa dạng, tính hệ thống, toàn diện, cập nhật và chính
xác của các thông tin có liên quan trực tiếp và gián tiếp như đầu tư chứng khoán.
Chân dung nhà đầu tư chứng khoán điển hình là người luôn háo hức trước mọi
tin đồn và hăng hái góp phần vào tin đồn; luôn cảnh giác đề phòng và cũng rất nhẹ dạ,
cả tin, ranh ma và nhạy cảm, quen biết nhiều, nhưng không kết bạn thân với ai trong
làng chứng khoán . Và trong số họ, ai nắm được thông tin tốt hơn cả thì sẽ dễ dàng

chiến thắng và giảm thiểu được nhiều rủi ro.
Nói cách khác, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán có nguồn gốc rất sâu đậm
từ số lượng và chất lượng thông tin mà nhà đầu tư cần để làm cơ sở đưa ra các quyết
định đầu tư. Rủi ro luôn rình rập ở mọi nơi và nhà đầu tư sẽ phải trả giá sớm hay
muộn, đắt hay rẻ, khi không nắm được các thông tin chính xác nhất, đầy đủ và kịp thời
nhất liên quan đến môi trường đầu tư, chất lượng chứng khoán và tình hình thị
trường
12
Một báo cáo tài chính hoặc cáo bạch chưa được kiểm toán, thẩm định bởi các tổ chức
độc lập, chuyên nghiệp, có uy tín và trình độ chuyên môn cao; một thông tin đến chậm
hoặc bị cắt xén, không chính xác về hoạt động kinh doanh của công ty phát hành cổ
phiếu, về môi trường pháp lý và về các nhà đầu tư khác trên cùng sân chơi, hoặc
đơn giản là về tình hình thời tiết hay dịch bệnh nào đó đều có thể gây ra thiệt hại
khôn lường cho nhà đầu tư chứng khoán.
 Rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ của sàn giao dịch
Vì yêu cầu đặc thù đòi hỏi bắt buộc kinh doanh chứng khoán phải thông qua các tổ
chức trung gian, môi giới, nên các nhà đầu tư có thể phải chịu nhiều rủi ro liên quan
đến các quy định, quy trình nghiệp vụ và chất lượng dịch vụ của các tổ chức trung
gian. Điển hình là các rủi ro liên quan đến việc tổ chức khớp lệnh và phân lô giao dịch
cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có tổ chức.
Việc khớp lệnh định kỳ gây rủi ro cho nhà đầu tư vì họ không thể hủy ngang
lệnh đã đặt trước khi kết thúc phiên khớp lệnh, bất chấp những biến động mới bất lợi
trên thị trường, nếu họ không muốn chịu phạt về sự thay đổi quyết định này. Khớp
lệnh định kỳ có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư vì dễ gây tình trạng cung - cầu ảo trên thị
trường và cả tình trạng nghẽn mạch, quá tải hoặc phân biệt đối xử theo kiểu bỏ rơi nhà
đầu tư nhỏ ở các sàn giao dịch.
Tuy vậy, việc khớp lệnh định kỳ này cũng có thể tạo cơ hội để nhà đầu tư giảm
bớt thiệt hại khi hủy lệnh đã đặt sau khi khớp lệnh đối với các chứng khoán còn dư
chưa xử lý hết trong phiên giao dịch gần nhất mà họ tham dự.
Trong khi đó, việc khớp lệnh liên tục, mặc dù cho phép các nhà đầu tư đặt lệnh

thận trọng, chính xác hơn, được giải quyết nhu cầu mua - bán nhiều hơn, nhanh chóng,
bình đẳng hơn và giảm thiểu tình trạng cung - cầu ảo trên thị trường chứng khoán,
song có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư ở chỗ: khớp lệnh liên tục là giao dịch trên cơ sở
khớp liên tục các lệnh mua - bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống
giao dịch, không phải chờ đến thời điểm định kỳ như kiểu khớp lệnh định kỳ.
Trong nguyên tắc xử lý khớp lệnh liên tục này thì quyền ưu tiên luôn dành cho các
lệnh mua có mức giá cao hơn và các lệnh bán có mức giá thấp hơn. Trường hợp các
13
lệnh mua và bán có đồng mức giá thì quyền ưu tiên sẽ dành cho lệnh nhập vào hệ
thống giao dịch trước.
Đến đây, rủi ro cho nhà đầu tư có thể xuất hiện theo hai cách: hoặc rủi ro vì lệnh
mua - bán của họ bị nhập vào hệ thống chậm hơn so với các nhà đầu tư khác có lệnh
tương tự nên không thực hiện được sớm hoặc hết các lệnh đã đặt; hoặc rủi ro vì họ buộc
phải mua - bán bằng hết các chứng khoán đã đặt lệnh theo mức giá thị trường thời điểm
hiện hành cao (khi mua vào) hoặc thấp hơn (khi bán ra) so với mức lệnh đã đặt.
 Rủi ro từ các chấn động thị trường
Các nhà đầu tư chứng khoán, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, có thể phải gánh chịu
nhiều rủi ro liên quan đến các chấn động thị trường trong nước hoặc nước ngoài gây
ra, bởi các trào lưu mua, bán chứng khoán theo tâm lý đám đông làm phá vỡ các quy
luật vận động bình thường của thị trường. Các hoạt động đầu cơ, tung tin đồn thất
thiệt, gây nhiễu thông tin và tự đánh bóng, thổi giá hoặc thậm chí lừa đảo và thông
đồng có tổ chức của các nhà đầu tư chuyên nghiệp đủ sức gây biến động thị trường
hòng trục lợi. Các chấn động thị trường khác từ nước ngoài như cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ châu Á hồi năm 1997 là một ví dụ điển hình.
Ngoài ra, các nhà đầu tư còn chịu các rủi ro liên quan đến các chính sách của
Chính phủ, như: chính sách hai giá trong phát hành cổ phiếu (giảm giá từ 20-40% cho
các nhà đầu tư chiến lược hoặc cán bộ, công nhân viên của công ty cổ phần hóa lần
đầu); những thay đổi trong chính sách tỷ giá, lạm phát, tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong
công ty cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư nước ngoài; chính sách
xuất nhập khẩu, độc quyền hoặc các quan hệ quốc tế song phương, đa phương

Cuối cùng, rủi ro lớn nhất và cũng là nguồn cội của mọi rủi ro trong đầu tư chứng
khoán chính là rủi ro từ sự sai lầm do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng tổng hợp, phân tích
và phản ứng thị trường nhạy bén, chính xác của bản thân nhà đầu tư Đã qua rồi
những cơ hội ngắn ngủi và các ảo tưởng về kinh doanh chứng khoán đơn giản chỉ là
mua chứng khoán vào, đợi giá lên một chiều và khi cần tiền thì bán ra.
14
1.2 Nhà đầu tư chứng khoán.
1.2.1 Khái niệm
Nhà đầu tư chứng khoán là những người bỏ tiền vào đầu tư chứng khoán nhằm
mục đích thu lợi nhuận.
1.2.2 Phân loại.
 Nhà đầu tư tổ chức là các tổ chức thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng
lớn. Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm các chuyên gia có
kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Có 1 số nhà
đầu tư chuyện nghiệp sau:
- Các công ty đầu tư và các quỹ tín thác đầu tư: được thành lập nhằm thu hút vốn của
nhiều nhà đầu tư cá nhân để đầu tư trên TTCK.
- Các công ty bảo hiểm: công ty bảo hiểm quản lí phí bảo hiểm của những người tham
gia bảo hiểm và sử dụng số tiền đó để đầu tư dưới các hình thức như: gửi ngân hàng,
đầu tư vào chứng khoán…
- Các quỹ hưu trí và các quỹ bảo hiểm xã hội khác: các quỹ này thu phí đóng góp định
kỳ của các cá nhân để sau này trả cho họ các khoản lương hưu hay các khoản trợ cấp
khác. Phần phí thu được chưa phải chi trả có thể được các nhà quản lý quỹ đầu tư vào
các chứng khoán có độ an toàn như trái phiếu chính phủ.
- Các công ty tài chính, NHTM… cũng có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp khi
họ mua bán chứng khoán cho chính mình.
 Nhà đầu tư cá nhân là những người tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường
chứng khoán. Cũng giống như những hoạt động đầu tư khác, mục đích của những nhà
đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên mỗi nhà đầu tư có khả năng tài chính, tâm lý
đầu tư và điều kiện nhận thân…khác nhau. Do vậy, họ sẽ có thái độ khác nhau đối với

rủi ro.
• Tâm lý và bản lĩnh của nhà đầu tư cá nhân còn hạn chế.
- “Nghe hơi nồi chõ” Thông tin rất quan trọng trên thị trường, nhưng vì thiếu hiểu
biết, nhiều nhà đầu tư có xu hướng nghe ngóng. Tin thì đủ loại, trên trời, dưới biển,
vận hành, tài chính, tổ chức Có điều chẳng mấy ai có khả năng kiểm định. Vì vậy,
cái sự nghe trở nên láng máng, truyền tai nhau hết sức nguy hiểm.
- Không có kỳ vọng đầu tư riêng: Nói giản dị là không biết mình muốn gì, ngoài một
nguyện vọng ngất trời cao là Lợi Nhuận. Các nhà đầu tư nước ngoài chẳng hạn, họ biết
rất chính xác điều họ muốn, và vì phần lớn là các quỹ dạng Mutual Fund, nên các
chính sách của họ tương đối nhất quán, ổn định. Họ không nhảy ra nhảy vào thị trường
15
liên hồi, gây ra các chi phí giao dịch lớn trong khi hiệu quả chưa đo đếm được. Việc
không đặt kỳ vọng đầu tư cho mình cũng có nghĩa là để ước muốn trôi theo diễn biến
thị trường. Ví dụ, lãi 20% trong vòng 3 tháng đã là tốt, nhưng vì ước muốn 40% trong
vòng 4 tháng nên kết cục có khi chỉ là không bán được cả "hàng" và chết tắc với số
tiền đầu tư. Không có kỳ vọng còn liên quan tới một hiện tượng nữa là kỳ vọng bị bóp
méo hoặc chèn ép.
- Tâm lý bầy đàn: Hiệu ứng bầy đàn rất mạnh ở Việt Nam, hiệu ứng này đặc biệt mạnh
khi giá thị trường tăng trong một khoảng thời gian liên tiếp khá dài. Hệ quả trực tiếp là
người đầu tư từ bỏ cả kỳ vọng cá nhân, để theo đuổi mức kỳ vọng của đám đông trên
thị trường, khiến cho khoảng cách chiến lược đầu tư tiến dần tới epsilon bé tí. Trong
khi đó, tính thanh khoản tạo ra do các Delta >> epsilon, và con người có các xu hướng
giao dịch trái chiều. Hệ quả thứ hai, cũng trực tiếp, là tính thanh khoản giảm dần. Mà
tính thanh khoản chính là giá trị lớn nhất, duy nhất củaTTCK (chứ không phải theo
quan niệm sai lầm chung là tính năng huy động vốn đâu!) Khi tính thanh khoản trở
nên "hàng hiếm" thị trường biến thành Casino. Thực sự là Casino vì mọi người cho
rằng nó là cỗ máy kiếm tiền, xay ra tiền, nhào ra tiền, và đâu cũng là tiền Chúng ta
bằng sự nhìn nhận bình thường sẽ hiểu rằng điều này quá sai lầm và hoàn toàn tự
huyễn hoặc.
- Quan tâm tới lợi nhuận nhưng không quan tâm tới bổ sung kiến thức. Phần lớn nhà

đầu tư chỉ quan tâm tới lợi nhuận, và thuộc một bài vỡ lòng rằng đào bới được thông
tin mật "rò rỉ" đâu đó chính là cách làm giàu kiến thức. Điều này sai. Kiến thức khác
thông tin. Kiến thức là một bộ lọc thông tin có phương hướng, có chủ đích và có
phương pháp. Tôi dám cam đoan rằng việc chỉ chăm chắm đào bới các thông tin vốn
nhiều như rác không làm các nhà đầu tư khôn ngoan hơn, có khi là tình tiết tăng nặng
của các vấn đề tồn tại ở trên. Chính vì không bổ sung kiến thức, nên thị trường hỗn
loạn trong các dòng chảy thông tin. Mệt mỏi với thông tin càng khiến cho người ta dễ
từ bỏ các kỳ vọng cá nhân, để hào hứng đi theo sự vẫy gọi của "hiệu ứng bầy đàn."
- Tin rằng "mình khôn ngoan nhất". Họ cho rằng chỉ có họ mới là khôn ngoan nhất, đó
là biểu hiện của thiếu kiến thức. Chính vì thiếu kiến thức, nhà đầu tư cũng không mấy
16
khi quan tâm thực sự tới các cách thức tính toán, quản trị vàphân tán rủi ro của rổ tài
sản.
1.3 Thông tin
1.3.1 Khái niệm
- Thông tin là một khái niệm trừu tượng, tồn tại khách quan, có thể nhớ trong đối tượng,
biến đổi trong đối tượng và áp dụng để điều khiển đối tượng. Thông tin làm tăng thêm
hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức. Thông tin về một đối tượng chính là
một dữ kiện về đối tượng đó, chúng giúp ta nhận biết và hiểu được đối tượng.
- Hay có thể hiểu đơn giản thông tin là những tin tức và dữ liệu giúp người tiếp nhận
hiểu biết hơn về vấn đề quan tâm. Trong đó, tin tức là những thông điệp phản ánh sự
kiện mới mẻ và mang tính thời sự. Còn dữ liệu bao gồm các báo cáo, tài liệu, hồ sơ,
kết quả thống kê, điều tra, tổng hợp hay phân tích.
1.3.2 Phân loại.
 Theo mức độ chất lượng của thông tin:
- Thông tin hoàn hảo: Thông tin giúp dự báo chính xác, loại trừ hoàn toàn rủi ro trong
việc ra quyết định, khai thác tốt nhất cơ hội
- Thông tin không hoàn hảo: trong thực tế, hầu như không có thông tin hoàn hảo vì việc
thu thập cực kỳ khó khăn, đòi hỏi nhiều chi phí, thời gian và do trình độ nhận thức hạn
chế của người tiếp nhận cũng như do nhiều yếu tố khách quan khác.

 Theo mức độ thỏa mãn cho người tiếp nhận:
- Thông tin hữu hiệu: là thông tin đem lại mức độ thoả mãn cao cho người tiếp nhận.
- Thông tin sai lệch: là thông tin làm người tiếp nhận đưa ra những quyết định sai lầm.
 Xét trên khía cạnh của một doanh nghiệp:
- Thông tin nội bộ: là các báo cáo của doanh nghiệp, các tài liệu lưu trữ, các văn bản, hồ
sơ, các thông tin do doanh nghiệp thu thập được.
- Thông tin bên ngoài: là thông tin từ báo chí, đài phát thanh truyền hình, truy cập từ
internet, mua thông tin, các văn bản pháp luật, các công văn, các sự kiện kinh tế –
chính trị – văn hóa – xã hội.
 Theo phạm vi của thông tin:
- Thông tin vĩ mô: những thông tin trên phạm vi lớn, những thông tin về tình hình vĩ
mô: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một đất nước. Ví dụ: những nghị quyết,
chính sách của Nhà nước, tình hình cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia
- Thông tin vi mô: những thông tin từ phía các chủ thể như: doanh nghiệp, hộ gia đình,
cá nhân,…ví dụ: thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nào
17
đó hay thông tin về việc đầu tư thua lỗ trên thị trường chứng khoán của một cá nhân,

1.3.3 Bất cân xứng thông tin và rủi ro bất cân xứng thông tin
1.3.3.1 Bất cân xứng thông tin
Trong các giao dịch tài chính thường có sự chênh lệch về thông tin giữa các bên
tham gia, đó chính là hiện tượng bất cân xứng thông tin
Cho đến nay, qua nhiều nghiên cứu, các nhà kinh tế học có nhiều cách định
nghĩa khác nhau về bất cân xứng thông tin.
- “Bất cân xứng thông tin là hiện tượng người đi vay có thông tin tốt hơn người cho
vay”- nhà kinh tế học Markusk K.Brunnermeier, Đại học Boston.
- “ Bất cân xứng thông tin là tình trạng trong đó người mua và người bán có thông tin
khác nhau về cùng một giao dịch” - theo hai nhà kinh tế học Udo Schmidt Mohr
(University des Saarlandes) và J.Miguel Villas-Boas (University of California at
Berkeley)

- “Bất cân xứng thông tin là sự không ngang bằng về một thông tin mà mỗi bên tham
gia vào một giao dịch biết được”- theo nhà kinh tế học Fredic S.Miskin Đại học
Columbia, Hoa Kỳ.
Có thể định nghĩa khái niệm thông tin không cân xứng theo nhiều cách khác
nhau. Tuy nhiên có thể hiểu bất cân xứng thông tin đó là:
- Thứ nhất, có sự khác biệt về thông tin giữa các bên tham gia giao dịch.
- Thứ hai, có nhiều trở ngại trong việc chuyển thông tin giữa hai bên.
- Thứ ba, trong hai bên có một bên có thông tin chính xác hơn. Mỗi thị trường đều đạt
đến một trạng thái cân bằng sau sự tương tác qua lại giữa người mua và người bán
dưới sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật.
Trên cơ sở sự cân bằng đó, các quan hệ kinh tế được phân tích chi tiết hơn. Tuy
nhiên, vị trí cân bằng trên các thị trường có bất cân xứng thông tin có nhiều thay đổi.
Để phân tích chi tiết hơn sự tác động của thông tin không cân xứng đến hoạt động của
thị trường, ta cần nghiên cứu cách đạt đến cân bằng thị trường và các yếu tố quyết định
đến sự cân bằng đó. Trên mỗi thị trường, đặc điểm của sự bất cân xứng thông tin và
tính chất tác động đến cân bằng thị trường không giống nhau. Vai trò của thông tin
trên thị trường càng cao thì vấn đề bất cân xứng thông tin trên các thị trường đó càng
rõ rệt và thu hút nhiều sự quan tâm của những người tham gia.
18
1.3.3.2 Rủi ro bất cân xứng thông tin
a) Lựa chọn đối nghịch.
Sự lựa chọn đối nghịch là vấn đề do bất cân xứng thông tin giữa các bên khi
tham gia giao dịch, hoặc một trong các bên thiếu thông tin và hiểu biết phục vụ cho
quá trình đàm phán, thực hiện hợp đồng. Bất cân xứng thông tin càng lớn nguy cơ lựa
chọn đối nghịch càng cao.
 Tác động của bất cân xứng thông tin và lựa chọn đối nghịch.
Trên thị trường các hàng hóa hữu hình, đặc biệt các thị trường của loại sản
phẩm có mức chất lượng biến thiên rộng, sự xuất hiện của bất cân xứng thông tin là
yếu tố quan trọng kìm hãm giao dịch. Người bán luôn có thông tin tốt hơn người mua
nên sự nghi ngờ về chất lượng sản phẩm của người mua là không thể tránh khỏi. Điều

đó đẩy người mua đến hai con đường: hoặc là chọn mặt hàng thay thế, hoặc là tìm
cách có thêm thông tin về hàng hóa đó (mua thông tin, thuê chuyên gia thẩm định…)
Tuy nhiên, việc làm này tăng chi phí giao dịch mà người mua phải trả thêm. Những
yếu tố này làm giảm nhu cầu của người mua và kết quả là trên những thị trường như
thế, doanh số giao dịch sẽ không cao. Chẳng hạn như, trên thị trường tín dụng, người
cho vay thường không thể nắm bắt đầy đủ thông tin về người vay tiền nên sẽ tính một
mức lãi suất cho vay có phần bù rủi ro. Những dự án kinh doanh có rủi ro thấp, lợi
nhuận sẽ không đủ trả lãi, chỉ còn lại những dự án rủi ro cao mới có thể chấp nhận vay
mức lãi suất cao. Chính vì tình trạng thông tin không cân xứng về dự án kinh doanh
giữa người cho vay và người đi vay, nên cuối cùng người cho vay chỉ toàn cho vay
những dự án có rủi ro cao hoặc sẽ không chấp nhận cho vay. Điều này đương nhiên sẽ
thu hẹp thị trường tín dụng. Khi đó, người cho vay đã thực hiện một lựa chọn đối
nghịch thay vì cho vay những khách hàng có mức tín nhiệm cao thì họ lại chọn những
khách hàng có mức tín nhiệm thấp vay. Trên thị trường chứng khoán, lựa chọn đối
nghịch xảy ra khi những nhà đầu tư không biết thông tin về cổ phiếu của các công ty
khác nhau do đó có thể định giá cổ phiếu không chính xáchoặc mua phải cổ phiếu của
công ty hoạt động kém, rủi ro cao. TTCK không minh bạch thông tin hoặc thông tin
không đầy đủ, nhà đầu tư thường có khuynh hướng trả mức giá trung bình cho các loại
chứng khoán khác nhau để phòng ngừa rủi ro, vì thế những công ty hoạt động kém
nhưng biết cách “tiếp thị” sẽ sẵn sàng phát hành chứng khoán với mức giá trung bình
mà nhà đầu tư muốn mua, trong khi những công ty hoạt động tốt đòi hỏi một mức giá
19
cao thì có thể phát hành sẽ không thành công. Giao dịch chứng khoán trong điều kiện
thị trường bất cân xứng thông tin, những người tham gia có thể đẩy thị trường đến một
trạng thái lựa chọn đối nghịch, đó là việc mua chứng khoán của những công ty hoạt
động kém và đẩy khỏi thị trường những chứng khoán chất lượng cao. Trong thực tế,
những nhà đầu tư sẽ dần ý thức được khả năng lựa chọn đối nghịch bất lợi của mình nên
sẽ không tiếp tục mua bất kỳ một loại chứng khoán nào nữa, trong khi đó những cổ
phiếu tốt do bị trả giá thấp ngang bằng với giá của cổ phiếu trung bình nên cũng không
bán ra nữa,… nếu những diễn biến trên xảy ra thì nhà đầu tư sẽ quay lưng với thị

trường, TTCK sẽ mất tính thanh khoản và ngày càng bị thu hẹp, hàng hóa chỉ còn những
loại chứng khoán chất lượng kém,và như vậy thị trường chứng khoán đã không làm tốt
vai trò chu chuyển vốn cho nền kinh tế.Những phân tích trên đây, giải thích một thực tế
đang diễn ra tại hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới rằng, chứng khoán trao
đổi được không phải là công cụ huy động vốn hàng đầu của các công ty. Trên thực tế,
chỉ những thị trường chứng khoán rất mạnh, có hệ thống thông tin và gíam sát thông tin
tốt mới có khả năng là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế.
b) Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là hậu quả của bất cân xứng thông tin. Khác với lựa chọn đối
nghịch, rủi ro đạo đức xuất hiện sau các cuộc giao dịch khi một bên thực hiện những
hành động ẩn giấu và có ảnh hưởng đến lợi ích của phía đối tác.
 Đặc điểm
- Thứ nhất, có sự xuất hiện của hành động ẩn giấu. Một bên tham gia giao dịch không
thể giám sát hành động của phía bên kia.
- Thứ hai, bên có hành động ẩn giấu dù vô tình hay cố ý sẽ làm tăng xác suất xảy ra hậu
quả xấu.
 Tác động của rủi ro đạo đức
Trong thực tế, vấn đề rủi ro đạo đức xuất hiện trong rất nhiều thị trường, chẳng
hạn: Có một số thị trường mà tình trạng bất cân xứng thông tin dễ được nhận thấy như
thị trường bảo hiểm (y tế, tài sản, tai nạn), thị trường cho vay tín dụng, thị trường
chứng khoán. Trong thị trường cho vay tín dụng, người vay tiền biết nhiều thông tin
hơn người cho vay về hiệu quả của phương án kinh doanh, khả năng quản lý vốn và
mức độ rủi của dự án hơn người cho vay tiền, thậm chí anh ta còn hiểu rõ về uy tín của
bản thân và biết chắc rằng mình có sử dụng khoản tiền vay đúng mục đích cam kết hay
20
không. Nói tóm lại, trong thị trường cho vay tín dụng bất cân xứng thông tin sẽ dẫn
đến cả lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức.Trên thị trường chứng khoán, công ty phát
hành chứng khoán biết nhiều thông tin hơn người mua chứng khoán về kế hoạch kinh
doanh, kế hoạch sử dụng vốn, khả năng sinh lợi của tài sản, mức độ rủi ro của dự án,
… công ty phát hành có thể che dấu những thông tin bất lợi của công ty, thay vào đó là

việc trưng ra những kế hoạch kinh doanh và sổ sách kế toán đã được làm đẹp. Sau khi
huy động được vốn thì công ty có thể dùng vốn vào những mục đích khác với cam kết
ban đầu để thu lợi và chuyển dịch rủi ro cho nhà đầu tư, nhà đầu tư dù muốn cũng
không thể kiểm soát được rủi ro này vì biết ít thông tin hơn công ty hoặc năng lực can
thiệp hạn chế.
Một trường hợp dễ nhận thấy của rủi ro đạo đức trên TTCK là tình trạng thao
túng các mặt hoạt động của công ty cổ phần và giá cổ phiếu. Các cổ đông lớn hoặc
những người nằm trong ban điều hành công ty do có được thông tin về công ty hoặc
tạo ra những sự kiện rồi liên kết mua bán để đẩy giá cổ phiếu tăng cao, kéo những nhà
đầu tư nhỏ ít kinh nghiệm vào cuộc, khi những cổ đông lớn đã rút ra khỏi thị trường
thì những cổ đông nhỏ nắm giữ những cổ phiếu giá cao (chọn lựa bất lợi).
Trên một TTCK có bất cân xứng thông tin thì những người mua bán trung thực
thường chịu nhiều thiệt hại hơn những người đầu tư mua bán với thông tin nội bộ, nhà
đầu tư cá nhân là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Khi những người mua bán
trung thực bị thua lỗ kéo dài thì chắc chắn họ sẽ rút lui khỏi thị trường vì không ai
muốn chơi trong cuộc chơi mà mình luôn ở thế bất lợi, hậu quả là thị trường bị thu
hẹp.
1.4 Tiêu chí đánh giá bất cân xứng thông tin.
1.4.1 Những hạn chế trong việc công bố thông tin và quản lý công bố thông tin.
Từ khi hoạt động đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất nhiều bất
cập trong việc công bố thông tin và quản lý công bố thông tin. Đây là một trong những
nguyên nhân quan trọng khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy không bình đẳng trong giao
dịch và đã quay lưng lại với thị trường.
Chất lượng thông tin kém được thể hiện qua các biểu hiện sau:
 Công bố thông tin chậm.
Việc chậm công bố thông tin thể hiện trước tiên trong cách thức công bố. Tờ
bản tin thị trường do Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh cung
cấp được truyền qua fax tới các công ty chứng khoán rồi từ các công ty này mới tới tay
21
nhà đầu tư. Một số công ty chứng khoán phô tô lại rồi phát cho các nhà đầu tư, một số

khác dán lên bảng tin để các nhà đầu tư đọc.
 Thông tin không đầy đủ và không rõ ràng, sai lệch.
Hiện tượng thông tin liên quan đến giao dịch còn thiếu rõ ràng là điều đã được
nhiều nhà đầu tư và báo chí đề cập nhiều. Sự thiếu minh bạch này chủ yếu diễn ra ở
các giao dịch đặc biệt như giao dịch thoả thuận, giao dịch cổ phiếu quỹ, giao dịch của
nhà đầu tư nước ngoài. Giao dịch mua bán cổ phiếu quỹ của chính tổ chức niêm yết là
một thông tin quan trọng bởi thông tin này liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của tổ chức và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên, việc công
bố những thông tin này của trung tâm giao dịch chứng khoán còn chưa đầy đủ.
Cùng là báo cáo của doanh nghiệp, nhưng số liệu trước kiểm toán có thể vênh
ít thì vài tỷ, nhiều có khi tới cả trăm tỷ đồng. Bởi lẽ, trước khi có báo cáo tài chính
kiểm toán, rất nhiều doanh nghiệp đã nhanh nhảu công bố những số liệu chưa kiểm
toán và tất nhiên nếu nhà đầu tư đua theo những con số màu hồng ước tính đó mà đầu
tư thì rất dễ vỡ mộng
1.4.2 Giá cả cổ phiếu không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của các công
ty niêm yết.
Một thực tế nữa được các nhà đầu tư thực sự quan tâm đó là hiện tượng biến
động giá cổ phiếu không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty
niêm yết. Theo quy luật thị trường, giá cả biểu hiện giá trị của hàng hoã, tuy có dao
động nhưng bao giờ cũng xoay quanh giá trị. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán
Việt Nam giá cả và giá trị nhiều khi không diễn biến theo quy luật trên. Đương nhiên,
giá cả chứng khoán còn phụ thuộc vào cung cầu thị trường, và điều này đã được thể
hiện trong thời gian đầu của thị trường khi giá cổ phiếu tăng liên tục do cầu lớn hơn
cung rất nhiều. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là có những trường hợp khi công ty
niêm yết công bố những thông tin tốt và đưa ra kết hoạch đầu tư khả thi, đáng lẽ giá cổ
phiếu sẽ tăng thì thực tế lại giảm. Và ngược lại, khi một số công ty công bố các thông
tin xấu (lợi nhuận đạt quá thấp, phải điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh, hoãn công bố
báo cáo tài chính…) thì giá cổ phiếu của các công ty này lại tăng lên.
1.4.3 Những dấu hiệu giao dịch nội gián.
22

Đối tượng quan trọng nhất của các công ty niêm yết luôn là những người có
quyển lợi và trách nhiệm đối với công ty. Những người này bao gồm: cổ đông sáng
lập,cổ đông kiểm soát, những người có liên quan trực tiếp về hiệu quả kinh doanh của
công ty như kế toán trưởng, hoặc những người có quan hệ huyết thống, thân thiện với
những đối tượng trên. Do những người này luôn có thể biết trước những thông tin liên
quan đến cổ phiếu niêm yết mà công chúng không thể biết hoặc không thể biết sớm
được nên họ là những người rất quan trọng đối với các cổ đông.
Bên cạnh đó, một số đối tượng là nhân sự của các cơ quan quản lý thị trường
cũng có khả năng tiếp cận và xử lý thông tin từ doanh nghiệp trước khi công bố trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Những thông tin dạng này được gọi là thông tin
nội gián (nội bộ). Giao dịch liên quan đến việc sử dụng thông tin này gọi là giao dịch
nội gián.
23
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG VIỆT NAM
2.1 Tổng quan thị trường chứng khoán tập trung Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 20/7/2000, TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.
-Sau 7 năm hoạt động, đến thời điểm tháng 08/2007 đã có 111 doanh nghiệp
niêm yết và 55 công ty chứng khoán thành viên, 18 công ty quản lý quỹ, 61 tổ chức
lưu ký.
- Nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thị trường, đáp ứng quá trình đổi
mới nền kinh tế, tái cơ cấu các doanh nghiệp, ngày 11/05/2007 Thủ tướng Chính phủ
đã ký quyết định số 599/QĐ chuyển Trung Tâm thành Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Một Thành
viên (100% vốn chủ sở hữu thuộc Bộ Tài chính). Việc chuyển đổi mô hình đã giúp
HOSE có một vị trí tương xứng với các Sở Giao dịch khác trên thế giới trong mối
quan hệ và hợp tác quốc tế, từ đó, nâng cao vị trí và tầm ảnh hưởng của thị trường
chứng khoán Việt Nam.

-Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội) được thành lập theo
Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ
chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội(thành lập theo Quyết định số
127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt động vào ngày 08/03/2005). Ngày 24/06/2009,
Sở GDCK Hà Nội chính thức ra mắt, hoạt động với mô hình Công ty TNHH một
thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu.
Gần 13 năm tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, TTCK Việt Nam nói
chung và hai Sở giao dịch chứng khoán nói chung đã có những đóng góp to lớn trong
việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế tuy vẫn còn rất nhiều hạn
chế, tiêu cực của một thị trường mới nổi.
• Quy mô niêm yết
24
Bảng 2.1 : Số lượng công ty niêm yết trên TTCK tập trung Việt Nam (2010-2012)
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
2011/2010 2012/2011
Số lượng
công ty
niêm yết
647 699 704
Trong năm 2011 có
thêm 52 công ty niêm
yết, tương ứng tăng
8,04%.
Trong năm 2012, số

công ty niêm yết tăng
là 5 công ty, tương
ứng tăng 0,72%
Giá trị niêm
yết(tỷ
đồng)
464.681 504.866 718.770 Giá trị niêm yết tăng
8,65%
Giá trị niêm yết tăng
42,4%
Nguồn: /> />• Giá trị vốn hóa
Bảng 2.2: Giá trị vốn hóa trên TTCK tập trung Việt Nam (2010-2012):
Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 So sánh
2011/2010 2012/2011
GTVHTT (tỷ
đồng)
723.200 538.791 924.338 Giảm 25,5% Tăng 71,565
GTVH/GDP 39% 23% 26%
Nguồn: />Và : />
• Kết quả giao dịch theo phương thức khớp lệnh.
Bảng 2.3: Kết quả giao dịch theo phương thức khớp lệnh trên TTCK tập
trung Việt Nam. (2010-2012)
25

×