Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

bảo tàng chứng tích chiến tranh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.45 KB, 6 trang )

Trương Nhật Tuấn Lớp DCT1123 MSSV:3112410148
Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh Việt Nam
Là một trong những bảo tàng của Việt Nam được xếp hạng cao trong khu vực. Bảo
tàng chứng tích chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là nơi lưu giữ
những hiện vật chiến tranh gây xúc động của Việt Nam mà hơn thế bảo tàng chính
là nơi kêu gọi hòa bình cho thế giới.
Được thành lập tháng 9/1975 với tên gọi đầu tiên là “Nhà trưng bày tội ác Mỹ -
Ngụy”. Sau đó đến năm 1990 đổi tên thành “Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm
lược”. Chính thức trở thành “Bảo tàng chứng tích chiến tranh” ngày 4/7/1995. Kể
từ đó đến nay, bảo tàng không ngừng hoàn thiện với những cuộc trưng bày thường
niên, những cuộc trưng bày ngắn ngày hoặc lưu động, cũng như tìm kiếm thu thập
thêm hiện vật nhằm giúp công chúng có cái nhìn xác thực nhất về sự mất mát, hy
sinh, tổn thất của Việt Nam qua các cuộc chiến tranh
Bài Thu Hoạch
Page 1
Trương Nhật Tuấn Lớp DCT1123 MSSV:3112410148
Bảo tàng được chia thành 2 khu vực gồm có khu vực trưng bày tài liệu, hình ảnh
tái hiện lại cuộc chiến tranh của Việt Nam và khu vực trưng bày hiện vật.
Bên cạnh khu vực trưng bày gồm có gian trưng bày thường xuyên, gian trưng bày
không thường xuyên, gian trưng bày lưu động, bảo tàng còn có khu vực trưng bày
hiện vật. Đa phần các hiện vật ở đây được trưng bày ngoài trời bởi kích thước các
hiện vật rất lớn và cần có không gian rộng để khách thăm quan có thế chiêm
ngưỡng, tìm hiểu. Trong số các hiện vật đó có thể kế đến Bộ sưu tập máy bay; Bộ
sưu tập pháo; Bộ sưu tập Xe tăng; Bộ sưu tập bom…
Bài Thu Hoạch
Page 2
Trương Nhật Tuấn Lớp DCT1123 MSSV:3112410148
Những bộ sưu tập này gây ấn tượng mạnh cho khách thăm quan là điều dễ hiểu bởi
thực tế cũng không có mấy ai có thể bắt gặp những thứ như: xe tăng, máy bay quân
sự, bom… nếu không đến các bảo tàng quân sự. Nhưng hiện vật để lại nhiều cảm
xúc, sự đau xót nhất cho du khách phải kể đến Máy chém. Cỗ máy này được thực


dân Pháp đưa sang Việt Nam để đàn áp nhân dân trong cuộc kháng chiến giành độc
lập dân tộc của đất nước đầu thế kỷ 20. Sau Hiệp định Geneve, chính quyền Sài
Gòn cũ đã đưa máy chém này đi khắp các tỉnh ở miền Nam để hành quyết những
người yêu nước. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cỗ máy giết người này
được đưa vào đây để là minh chứng cho tội ác chiến tranh của thực dân.
Để thu hút số lượng khách du lịch ngày càng đông hơn, bên cạnh những hoạt động
thường ngày, bảo tàng thường xuyển tổ chức các hoạt động với chủ đề khác nhau
như văn hóa, ẩm thực… các chương trình ẩm thực sẽ giới thiệu các món ăn thời
chiến tranh như khoai mì, cơm nắm, bánh tét, vừng… Những chương trình văn hóa
với chủ đề như tình yêu trong chiến tranh rất thu hút công chúng.
Với sự kết hợp giữa các hiện vật và các hoạt động đa dạng, những năm gần đây,
Bảo tàng chứng tích chiến tranh ngày càng thu hút đông khách du lịch. Năm 2011,
số lượng khách du lịch đến bảo tàng là 660.000 triệu khách, năm 2012 có hơn
700.000 lượt khách đến đây thăm quan. Cũng trong năm 2012, trang web về du
lịch nổi tiếng thế giới TripAdvisor đã xếp Bảo tàng chứng tích chiến tranh của Việt
Nam trong Top 10 trong số các bảo tàng hấp dẫn nhất Châu Á.
Tháng 7 vừa qua, vị trí của bảo tàng trong bảng xếp hạng đã được nâng lên 5 bậc
đứng vị trí thứ 5 trong danh sách 25 bảo tàng hấp dẫn của khu vực Châu Á, cũng
theo bình chọn của TripAdvisor.
Bài Thu Hoạch
Page 3
Trương Nhật Tuấn Lớp DCT1123 MSSV:3112410148
Khách đến thăm quan bảo tàng có đến 70% là khách du lịch ngoại quốc, họ đến
đây để tìm hiểu về các cuộc chiến tranh tại Việt Nam, để hiểu thêm về những mất
mát, sự hy sinh và cả những tổn thất không thể bù đắp với người dân Việt. Sau khi
thăm quan các gian trưng bày tranh ảnh, tài liệu và khu vực bày hiện vật chiến
tranh, cảm nhận chung với du khách là sự cảm thông và xúc động… Cảm thông
trước những nỗi đau, những mất mát quá lớn không thể bù đắp mà Việt Nam đã
phải gánh chịu trong một khoảng thời gian dài. Xúc động với những hy sinh,
những nghị lực phi thường và ý chí chiến đấu mạnh mẽ, quật cường của một dân

tộc. Hình ảnh những vị khách quốc tế đứng lặng người trước một bức ảnh, một
hiện vật dường như đã trở thành hình ảnh quen thuộc tai đây. Bởi trong suy nghĩ,
trong tưởng tượng của nhiều người, dù họ có biết về chiến tranh Việt Nam nhưng
chắc chắn họ không thể tưởng tượng nổi hậu quả nặng nề mà chiến tranh đã đem
đến có thể tàn khốc như vậy.
Với những thành tích đã và đang đạt được, hy vọng rằng Bảo tàng sẽ ngày càng thu
hút du khách hơn để thế giới có cái nhìn rõ nét hơn về những gì mà dân tộc Việt
Nam, người dân Việt Nam đã trải qua trong suốt một thời gian dài trong lịch sử
đấu tranh của dân tộc.
Bài Thu Hoạch
Page 4

×