Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đất nước (đoạn 3) và cảm nhận về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với non sông đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.24 KB, 4 trang )

ĐỀ 2 (ĐOẠN 3): Cảm nhận về đoạn thơ sau trong đoạn trích “Đất Nước” của NKĐ . Từ đó
nhận xét…. ( ĐC NGẮN )
“Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn.
Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang ĐN đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước mn đời…

I. MB: Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước. Ơng có tác phẩm xuất sắc là “Mặt đường
khát vọng”. Trường ca này được sáng tác vào năm 1971 ở chiến khu Trị - Thiên. Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu
chương V của tác phẩm “Mặt đường khát vọng” .
Nó có thể được chia thành nhiều đoạn trong đó đoạn thơ sau là lời nhắn nhủ của nhà thơ về trách nhiệm của thế hệ
trẻ đối với non sơng đất nước:
(nhìn vào đề ghi câu đầu… câu cuối)
II.TB: 1. KQC: Trong văn học Việt Nam, Đất Nước vốn là một đề tài lớn và quen thuộc. Tuy cùng viết về một đề tài
nhưng mỗi nhà văn, nhà thơ có cách diễn đạt riêng. Với Nguyễn Khoa Điềm, qua đoạn trích “Đất Nước”, ông đã đem đến
cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về Đất Nước trên nhiều phương diện: lịch sử, địa lí, văn hóa.
2. PHÂN TÍCH:
Đ1: Tóm tắt đoạn 1, đoạn 2:
- Ở những đoạn thơ trước, tác giả đã lí giải cội nguồn của Đất Nước trong chiều sâu văn hóa. Đất Nước gắn với những gì
bình dị nhất nhưng cũng rất đỗi thiêng liêng. Đất Nước được tạo dựng bởi không gian mênh mông, thời gian đằng đẵng, có
truyền thống đạo lí uống nước nhớ nguồn.


- Đến đoạn thơ này, Nguyễn Khoa Điềm đã suy ngẫm về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Đất Nước dưới dạng lời trị
chuyện tâm tình của anh và em.
Đ2: PT câu 1,2:
- Mở đầu đoạn thơ, tác giả khẳng định ĐN có trong mỗi chúng ta:
“Trong anh và em hơm nay
Đều có một phần Đất Nước”
- Cách xưng hơ “anh” - “em” thể hiện tình cảm gần gũi, thân mật khiến cho lời thơ như một lời tâm sự chân thành của tác
giả với thế hệ trẻ. Bằng giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, nhà thơ khẳng định mỗi cá nhân đều có 1 phần ĐN. ĐN chứa mọi cá
nhân nên ai cũng đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc.
- Cụm từ “đều có” mang sắc thái khẳng định. Mỗi người chúng ta đều được sinh ra và lớn lên giữa lịng ĐN, đều có chung
dịng máu Lạc Hồng, đều là con Rồng, cháu Tiên.
- Đất Nước không ở đâu xa, không phải ở trên ta, mà ở trong, là một phần máu thịt của mỗi con người, là hóa thân ngay
trong anh và em. Hai câu thơ mở đầu của Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, với
đất nước là quan hệ máu thịt, không thể chia tách.
Đ3: Bốn câu thơ tiếp theo, tác giả nhấn mạnh mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và tập thể, sự thống
nhất của tình cảm gd với tình yêu ĐN:
“Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn”
- Từ “cầm tay” lặp lại 2 lần nhấn mạnh sự đồn kết, u thương. Hình ảnh “hai đứa cầm tay” gợi sự gắn bó lứa đơi, tượng
trưng gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc thì sẽ làm cho Đất Nước “hài hịa nồng thắm” vì mỗi gia đình là 1 tế bào của
xã hội. ĐN sẽ lớn mạnh khi cs của mỗi con ng được hp.
- Nếu “khi hai đứa cầm tay ĐN trong chúng ta hài hịa nồng thắm” thì “khi chúng ta cầm tay mọi người ĐN vẹn tròn to
lớn”. “Chúng ta cầm tay mọi người” nghĩa là chúng ta gắn bó, yêu thương, đoàn kết với những người khác trong xã hội,
cái riêng hịa vào cái chung, tình u lứa đơi phát triển thành tình u tổ quốc. Khi đó sẽ taọ nên sức mạnh cho Đất Nước.


- Từ “hài hòa nồng thắm” đến “vẹn tròn to lớn” là một bước phát triển đi lên của lịch sử dân tộc. ĐN được cảm nhận là sức
mạnh của khối đại đồn kết dân tộc.

Đ4: ĐN có trong “anh” và “em”, trong chúng ta hôm nay và cả mai sau nên nhà thơ nhắn nhủ:
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang ĐN đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
- Nhà thơ bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào thế hệ con cháu mai sau sẽ tiếp bước cha ông xây dựng ĐN ngày càng tươi đẹp,
đưa ĐN sánh vai với các cường quốc năm châu “đến những tháng ngày mơ mộng”.
- “Mơ mộng” là rất đẹp, đẹp ngoài trí tưởng tượng về một VN văn minh, giàu mạnh.
- “Mai này” nghĩa là thế hệ trẻ sẽ biến những điều mà mỗi chúng ta “mơ mộng” hôm nay thành hiện thực trong tương lai
không xa.
- Lời thơ là lời nhắn nhủ kì vọng vào thế hệ mai sau- chủ nhân tương lai của đất nước- không chỉ biết kế thừa, phát huy
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn “mang Đất Nước đi xa”.
Đ5: Từ những suy nghĩ trên về ĐN, nhà thơ nhắn nhủ về trách nhiệm của mỗi người đối với TQ:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời… “
- Nhà thơ cất lời tiếng gọi tha thiết, yêu thương “em ơi em” để nhắn nhủ thế hệ tương lai: “ĐN là máu xương của mình”.
Với nghệ thuật so sánh, tác giả ví ĐN như 1 phần thân thể ruột thịt thân yêu của mình. Cách ví von ấy thể hiện sự thiêng
liêng và niềm tự hào mãnh liệt của nhà thơ về ĐN.
- Vì “ĐN là máu xương của mình” nên phải biết “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân” để xây dựng ĐN tồn tại vững bền.
- Các từ “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân” nêu lên những hành động cụ thể của mỗi cơng dân đối với ĐN.
- “Gắn bó” là u thương, đoàn kết; “san sẻ” là chia sẻ, chung sức gánh vác trách nhiệm; “hóa thân” là sự cống hiến, dâng
hiến tuổi trẻ, tuổi thanh xuân của mình cho non sơng.
- Từ “hóa thân” được sử dụng rất độc đáo và giàu ý nghĩa hơn từ hy sinh. Nó biểu hiện sự dâng hiến, hòa nhập, sống còn
cùng ĐN.
Đ6: - Có “gắn bó”,“san sẻ”, “hóa thân” thì mới làm nên được ĐN mn đời. Nói 1 cách khác, để ĐN mãi mãi trường tồn
thì mỗi con người phải biết đồn kết, yêu thương, hiến dâng.
- Với nghệ thuật liệt kê, tác giả cho thấy “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân” cho ĐN là nghĩa vụ thiêng liêng và cũng là biểu
hiện tình yêu TQ của anh, của em, của con người Việt Nam.
- Điệp ngữ “phải biết” được lặp lại 2 lần như một mệnh lệnh phát ra từ con tim làm cho giọng thơ mạnh mẽ.

- Trong hoàn cảnh kháng chiến chống Mĩ quyết liệt, lời thơ của NKĐ như lời thúc giục, khơi dậy ý thức trách nhiệm của
mỗi người đối với ĐN đồng thời cũng là lời tác giả tự nhắn nhủ chính mình.
3. ĐG: - Đoạn thơ mang tính chính luận nhưng khơng khơ khan trái lại đầy cảm xúc bởi nhà thơ vận dụng rất khéo léo và
tinh tế hình thức trị chuyện, tâm tình của anh và em.
- Để diễn tả lời nhắn nhủ của nhà thơ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với non sông đất nước. NKĐ đã sử dụng ngôn ngữ
giản dị, thể thơ tự do, câu thơ dài ngắn đan xen, hình thức diễn đạt giàu suy tư, giọng thơ trữ tình - chính luận. Điệp từ
“ĐN” được viết hoa và lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ. Đặc biệt, NKĐ sử dụng sáng tạo nhiều chất liệu văn học, văn hóa
dân gian tạo nên một thế giới nghệ thuật vừa gần gũi, quen thuộc vừa kì diệu, bay bổng.
4.NHẬN XÉT (VĐBL T2): Viết 10 dòng
III. KB: Đoạn thơ trên là một trong những đoạn hay nhất của đoạn trích “Đất Nước”. Nó là lời nhắn nhủ của nhà thơ về
trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với non sơng đất nước đồng thời cịn cho thấy được…(ghi VĐBL T2 VÀO). Đoạn thích trên
đã góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm “MĐKV” là ĐN của ND và bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước và
niềm tự hào về truyền thống dân tộc của NKĐ. Với đoạn thơ này, nhà thơ đã làm thức tỉnh tuổi trẻ đô thị ở vùng tạm chiến
miền Nam, giúp họ nhận thức được ĐN thật thiêng liêng nhưng cũng thật gần gũi và kêu gọi họ có trách nhiệm với ĐN.
Đoạn thơ đã bồi dưỡng cho em tình yêu quê hương ĐN và lòng tự hào dân tộc.


ĐỀ 3 (ĐOẠN 4): Cảm nhận về đoạn thơ sau trong đoạn trích “Đất Nước” của NKĐ
Những người vợ nhớ chồng cịn góp cho Đất Nước
Con cóc, con gà q hương cùng góp cho Hạ Long
những núi Vọng Phu
thành thắng cảnh
Cặp vợ chồng u nhau góp nên hịn Trống Mái
Những người dân nào đã góp tên Ơng Đốc, Ơng Trang,
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua cịn trăm ao đầm để
Bà Đen, Bà Điểm
lại
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gị bãi
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống

Vương
ơng cha
Những con rồng nằm im góp dịng sơng xanh thẳm
Ơi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút,
Những cuộc đời đã hóa núi sơng ta.
non Nghiên.
I. MB: Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước. Ơng có tác phẩm xuất sắc là “Mặt
đường khát vọng”. Trường ca này được sáng tác vào năm 1971 ở chiến khu Trị - Thiên. Đoạn trích “Đất Nước” thuộc
phần đầu chương V của tác phẩm “Mặt đường khát vọng” . Nó có thể được chia thành nhiều đoạn trong đó đoạn thơ
sau là lời nhắn nhủ của nhà thơ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với non sơng đất nước:
(nhìn vào đề ghi câu đầu… câu cuối)
II.TB: 1. KQC: Trong văn học Việt Nam, Đất Nước vốn là một đề tài lớn và quen thuộc. Tuy cùng viết về một đề tài
nhưng mỗi nhà văn, nhà thơ có cách diễn đạt riêng. Với Nguyễn Khoa Điềm, qua đoạn trích “Đất Nước”, ông đã đem
đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về Đất Nước trên nhiều phương diện: lịch sử, địa lí, văn hóa.
2. PHÂN TÍCH:
Đ1: Tóm tắt đoạn 1, đoạn 2:
- Ở những đoạn thơ trước, tác giả đã lí giải cội nguồn của Đất Nước trong chiều sâu văn hóa. Đất Nước gắn với những gì
bình dị nhất nhưng cũng rất đỗi thiêng liêng. Đất Nước được tạo dựng bởi không gian mênh mông, thời gian đằng đẵng,
có truyền thống đạo lí uống nước nhớ nguồn đồng thời nhà thơ nhắn nhủ trách về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với non
sông đất nước.
- Đến đoạn thơ này, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân trên phương diện địa lí.
Đ2: Nhận xét chung về 8 câu đầu:
-Tám câu thơ mở đầu của đoạn thơ này nói về một ĐN hùng vĩ, một giang sơn gấm vóc tươi đẹp, đáng ngợi ca, tự hào:
Những người vợ … Bà Điểm
- Với nghệ thuật liệt kê, tác giả đã nêu lên hàng loạt địa danh, thắng cảnh nổi tiếng của ĐN như: núi Vọng Phu, hòn Trống
Mái, núi Bút, non Nghiên, vịnh Hạ Long, Bà Đen, Bà Điểm,....
- Ngoài nghệ thuật liệt kê, nhà thơ cịn sử dụng điệp từ “góp” nhiều lần nhằm nhấn mạnh Nhân Dân chính là người tạo
dựng nên ĐN.
Đ3: Khắp nơi trên mọi miền ĐN ta, ở đâu cũng đều có những danh lam thắng cảnh. Trong đó núi Vọng Phu, hòn Trống

Mái đã đi vào huyền thoại, cổ tích:
Những người vợ…Trống Mái
- NKĐ đã có một cái nhìn khám phá và rất nhân văn. Dưới con mắt của ông, núi Vọng Phu là do “những người vợ nhớ
chồng góp cho”, hịn Trống Mái là do “cặp vợ chồng yêu nhau góp nên” để làm đẹp thêm cho ĐN. Núi Vọng Phu, hịn
Trống Mái khơng chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam. Tình
yêu đơi lứa thắm thiết, tình nghĩa vợ chồng thủy chung đã tạo cho ĐN có những hình tượng kì lạ, thú vị, đẹp đẽ.
Đ4: Hai câu thơ tiếp theo ca ngợi vẻ đẹp ĐN về mặt lịch sử và truyền thống:
Gót ngựa …Hùng Vương
- Câu thơ “gót ngựa của Thánh Gióng đi qua cịn trăm ao đầm để lại” gợi chúng ta liên tưởng đến truyền thuyết “Thánh
Gióng” với câu chuyện cậu bé lên ba đánh đuổi giặc Ân.
-Hình ảnh “gót ngựa của Thánh Gióng” và “trăm ao đầm” ngợi ca truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân
tộc.
-Cụm từ “đất Tổ Hùng Vương” không chỉ gợi nhớ đến những truyền thuyết về các vua Hùng mà còn làm chúng ta nghĩ đến
vùng đất Tổ ở tỉnh Phú Thọ-nơi thờ các vua Hùng. Đó là nơi có nhiều đồi núi đẹp nhìn giống như những con voi.
-Những từ ngữ “ đi qua cịn để lại”, “ góp mình dựng” thật bình dị mà tự hào biết bao về sự thiêng liêng của ĐN.


Đ4: Ngồi núi Vọng Phu, hịn Trống Mái, đất Tổ Hùng Vương, …ĐN ta cịn có “dịng sơng xanh thẳm”. Nhờ những con
rồng “nằm im” từ bao đời nay nên người dân Nam Bộ có dịng sơng trong xanh, mát mẻ với nước ngọt phù sa, tôm cá và
biển lúa bốn mùa. Câu thơ gợi cảm ca ngợi hình dáng của một con sơng. ĐN cịn có núi Bút non Nghiên. Nhìn núi Bút non
Nghiên, NKĐ khơng nói đến những người anh hùng hào kiệt mà nghĩ về người học trị nghèo:
Những học trị… non Nghiên.
“ Nghèo” nhưng vẫn góp cho ĐN núi Bút non Nghiên làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt. Nghèo về vật chất mà
giàu có về trí tuệ. Phải chăng tác giả ca ngợi về truyền thống hiếu học của dân tộc VN qua hình dáng sơng núi.
Đ5: Hạ Long trở thành kì quan , thắng cảnh là nhờ có “Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho” , những tên làng tên núi
tên sơng như Ơng Đốc, Ơng Trang, Bà Đen, Bà Điểm là do “những người dân nào đã góp tên” . Những người dân bình dị,
vơ danh đã đem mồ hơi ,xương máu phá rừng, lấp biển, đào kênh, bắt sấu,...làm nên ĐN:
Con cóc… bà Điểm
Nhà thơ đã thầm ngợi ca đức tính cần cù , siêng năng, dũng cảm trong lao động sáng tạo của nhân dân, khẳng định
nhân dân vô cùng vĩ đại và là chủ nhân “ làm nên ĐN muôn đời”

Đ7: Tám câu thơ với bao địa danh và cổ tích huyền thoại được nhà thơ nói đến thể hiện niềm tự hào và biết ơn Đất Nước
cùng Nhân Dân. Các hình ảnh: người vợ, cặp vợ chồng, gót ngựa, chín mươi chín con voi, người học trị nghèo, con cóc,
con gà, những người dân nào... dưới ngòi bút của NKĐ mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm hồn trung hậu, cho trí tuệ và tài
năng, đức tính cần cù và tinh thần dũng cảm của nhân dân ta. Chính nhân dân vĩ đại đã “ góp cho”, “góp nên”, “để lại”,
‘góp mình”, “ cùng góp cho”, ‘đã góp tên”...đã làm cho đất nước ngày thêm giàu đẹp. Đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã
viết
Tâm hồn tơi khi Tổ quốc soi vào
Thấy nghìn núi, trăm sơng diễm lệ
Đ8: Từ những hình ảnh, cảnh vật cụ thể, nhà thơ khái quát sâu sắc:
Và ở đâu … núi sơng ta....
“Ruộng đồng gị bãi “ là hình ảnh của quê hương ĐN . Điệp từ “một” kết hợp với nghệ thuật liệt kê và thán từ “ôi”
khẳng đinh những tên núi, tên sông, tên đồng, tên bãi,...trên khắp ĐN Việt Nam đều mang một “dáng hình, một ao ước, một
lối sống ông cha “. Câu thơ “Những cuộc đời đã hóa núi sơng ta....”là lời ngợi ca tâm hồn Việt Nam, văn hóa Việt Nam.
Chính những con người của ĐN, chính vẻ đẹp tài năng, nhân cách của họ làm nên vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa cho ĐN.
3. ĐG: - Nhà thơ đã kể, liêt kê một loạt kì quan thiên nhiên trải dài trên lãnh thổ từ Bắc vào Nam như muốn phác thảo
tấm bản đồ văn hóa đất nước. Đây là những danh lam thắng cảnh do bàn tay tự nhiên kiến tạo nhưng từ bao đời nay, ơng
cha ta đã phủ cho nó tính cách, tâm hồn, lẽ sống của dân tộc.
- Đoạn thơ trên đã thể hiện cách cảm nhận mới mẻ, độc đáo về Đất Nước trên nhiều phương diện lịch sử, địa lí, văn hóa.
Để diễn tả những cảm nhận đó, NKĐ đã sử dụng thể thơ tự do, câu thơ dài ngắn đan xen, hình thức diễn đạt giàu suy tư,
giọng thơ trữ tình - chính luận. Điệp từ “ĐN” được viết hoa và lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ . Đặc biệt, NKĐ sử dụng
sáng tạo nhiều chất liệu văn học, văn hóa dân gian tạo nên một thế giới nghệ thuật vừa gần gũi quen thuộc vừa kì diệu, bay
bổng.
4. NHẬN XÉT: Qua đoạn thơ trên chúng ta thấy…. (viết 10 dòng)
III. KB: Đoạn thơ trên là một trong những đoạn hay nhất của đoạn trích “Đất Nước”. Nó thể hiện tư tưởng Đất Nước
của nhân dân đồng thời còn cho thấy được…(ghi VĐBL T2 VÀO). Đoạn thích trên đã góp phần thể hiện chủ đề tư
tưởng của tác phẩm “MĐKV” là ĐN của ND và bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào về truyền thống dân
tộc của NKĐ. Với đoạn thơ này, nhà thơ đã làm thức tỉnh tuổi trẻ đô thị ở vùng tạm chiến miền Nam, giúp họ nhận thức
được ĐN thật thiêng liêng nhưng cũng thật gần gũi và kêu gọi họ có trách nhiệm với ĐN. Đoạn thơ đã bồi dưỡng cho em
tình yêu quê hương ĐN và lòng tự hào dân tộc.




×