VỢ NHẶT
Kim Lân
I / GIỚI THIỆU:
1/ Tác giả
2/ Tác phẩm:
a/ Xuất xứ: “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, in trong tập Con chó xấu xí
(1962). Tiền thân của truyện này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết ngay sau CMT8 nhưng dang
dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hịa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết
truyện ngắn này.
b/ Đề tài: nạn đói 1945, hai triệu người chết đói, do bon thực dân-phát xít
c/ Chủ đề: “Vợ nhặt” khơng chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nơng dân nước ta trong nạn
đói khủng khiếp 1945 mà còn thể hiện bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay bên bờ vực
của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình, vẫn yêu thương, đùm bọc nhau và
hướng về tương lai.
d/ Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”
- Nghĩa đen: nhặt được vợ.
- Nhan đề tạo ấn tượng, gây sự chú ý của người đọc vì đây khơng phải là cảnh lấy vợ có cưới hỏi
theo phong tục mà nhặt được vợ một cách dễ dàng như người ta nhặt cọng rơm, cái rác bên đường.
- Từ đó, nêu bật thân phận rẻ rúng của con người, tình cảnh thê thảm, thân phận tủi nhục của người
nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp, sự đen tối, bế tắc của xã hội Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945.
II / ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1/ Bức tranh ảm đạm ngày đói ở xóm ngụ cư:
* Khơng gian: Truyện diễn ra vào nạn đói 1945, khơng khí chết chóc đã lan đến xóm ngụ cư, khiến
cuộc sống vốn bình lặng nơi này thay đổi
* Thời gian: từ chiều tối sáng hơm sau
* Cảnh vật:
- Khơng khí: vẩn … mùi gây của xác người
- Âm thanh: tiếng trống thúc thuế, tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết, tiếng hờ khóc trong đêm
cảnh thê lương xót xa, tồi tàn, tang tóc
* Con người:
- Trẻ con ngồi ủ rũ, khơng buồn ra đón anh Tràng
- Những gia đình … xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ …, dật dờ
- Người chết như ngả rạ, … ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường
Sống trong tâm trạng lo lắng, phập phồng, bất an, không biết sống chết khi nào, cái sống cận
kề bên cái chết
- Cảnh nên vợ nên chồng: tội nghiệp, xơ xài, thảm hại
+ Anh Tràng nhặt được vợ
+ Cô gái trở thành “vợ nhặt” sau một bữa ăn, không cuới xin, cho thấy thân phận rẻ rúng của
con người lúc bấy giờ
+ Mọi người đều ái ngại lo lắng cho đơi vợ chồng trẻ này: “Ơi chao! Giời đất này cịn rước
cái của nợ đời về. Biết có ni nổi nhau sống qua được cái thì này khơng?
- Bữa ăn ngày đói đón cơ dâu mới thật thảm hại:
+ 1 lùm rau chuối thái rối
+ 1 dĩa muối với cháo lõng bõng
+ miếng cám đáng nghét, nghẹn bứ trong cổ họng
Tâm trạng: “khơng ai nói câu gì …. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí”
Sơ kết: Tác phẩm miêu tả, tái hiện sinh động, đầy đủ từ quang cảnh xung quanh đến cụ thể của cái
đói nơi xóm ngụ cư - hình ảnh thu nhỏ của xã hội VN trước CMT8. Qua đó, tác giả tố cáo tội ác bọn
thống trị Nhật – Pháp – phong kiến VN đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp.
2/ Những người lao động nghèo khổ có phẩm chất tốt đẹp:
a/ Anh Tràng:
* Ngoại hình: xấu xí, thơ kệch (“Hai con mắt nhỏ tí”,“Hai bên quai hàm bạnh ra”,“Thân hình to lớn,
1
vập vạp, lưng to rộng như lưng gấu”,“Cái đầu trọc lóc”)
* Gia cảnh:
- Anh là người dân xóm ngụ cư nghèo khổ: thường bị khinh miệt, xem thường trong xã hội cũ
dành cho những người khắp nơi trôi dạt đến đây, không gốc gác, quê quán.
- Tràng sống với mẹ già trong một căn nhà “vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn
những búi cỏ dại” ở xóm ngụ cư, Đây thực chất là một cái chịi, một cái lều xiêu vẹo, thảm hại.
- Anh làm nghề “kéo xe bị th cho liên đồn tỉnh”, cuộc sống bấp bênh qua ngày.
Anh Tràng đại diện cho những người nông dân lao động nghèo khổ đến tận cùng trong xã hội cũ,
xấu xí, nghèo khổ, quê mùa, ít học, nói chuyện cọc lốc… Chính vì vậy, việc Tràng lấy được vợ là
một sự kiện hết sức bất ngờ, gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người, thậm chí là người trong cuộc.
* Tính cách: thật thà chất phác, vơ tư, đơn hậu, giàu tình thương người, có khát vọng hạnh
phúc, hướng đến tương lai. Điều này được thể hiện rõ qua việc Tràng nhặt vợ trong nạn đói qua 2
lần gặp gỡ
+ lần 1: đẩy xe thóc lên tỉnh, hị vu vơ mấy câu và gặp cơ gái phụ đẩy xe.
Nhận được cái “liếc mắt, cười tít” của cơ gái, Tràng thích lắm bởi “từ cha sinh …. tình tứ” (do ngoại
hình xấu xí, gia cảnh nghèo khó, Tràng ít được các cơ gái để mắt đến)
+ lần 2: xảy ra nạn đói, khơng nhận ra cơ gái vì cơ thay đổi nhiều. (dẫn chứng ngoại hình cơ gái).
Sau đó cơ gái địi ăn một cách đanh đá chua ngoa, Tràng vẫn hào phóng đãi cơ gái ăn “một chặp bốn
bát bánh đúc” dù bản thân chẳng dư dả gì hào hiệp, tốt bụng, nhân hậu
Trong nạn đói, khi con người vì miếng ăn sẵn sàng giẫm đạp tranh giành, thì Tràng- một người
nghèo khổ - lại đãi người đàn bà xa lạ một bữa ăn. Dẫu chỉ có 4 bát bánh đúc chẳng nhiều nhặn gì,
nhưng “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ẩn sau ngoại hình xấu xí là tấm lịng thương người,
hào hiệp, tốt bụng khiến ta cảm động.
+ Tràng nói đùa và cô gái theo về. Lúc đầu Tràng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân
mình cũng chả biết có ni nổi khơng, lại cịn đèo bồng…chậc, kệ”. Nhưng sau đó Tràng cũng chấp
thuận đưa cơ gái về Bên ngồi là sự liều lĩnh, nơng nổi, nhưng bên trong chính là sự khao khát
hạnh phúc lứa đơi, quyết theo đuổi hạnh phúc đời thường, muốn vươn lên vượt khỏi thực tại tầm
thường, nên sẵn sàng đối mặt với cái đói, cái chết để có vợ.
Quyết định có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng khát vọng hạnh phúc mãnh liệt và tình thương đối với
người gặp cảnh khốn cùng. Việc nên vợ nên chồng không chỉ xuất phát từ tình u nam nữ mà cịn
từ nghĩa tình giữa người với người.
Sự đói khát có thể tha hóa con người, đẩy con người vào bước đường cùng, nhưng không giết chết
được khát vọng sống hạnh phúc, chân chính của con người. Trong hồn cảnh đói khát chết chóc,
Tràng vẫn khao khát sống, khao khát hạnh phúc và cố gắng vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó
là ánh sáng le lói giữa cuộc sống bộn bề tối tăm ảm đạm lúc bấy giờ.
+ Tràng mua một cái thúng con và vài thứ lặt vặt cho cô gái. Rồi lại mua 2 hào dầu để thắp sáng
trong đêm tân hôn thể hiện sự chu đáo, quan tâm cô gái dù chỉ là vợ nhặt. Đó cũng chính là sự
trân trọng hạnh phúc khơng dễ dàng có được của anh Tràng.
* Dĩên biến tâm trạng
- Trên đường về nhà:
+ Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà “mặt hắn có vẻ gì phớn phở khác thường,
tủm tỉm cười nụ một mình, hai mắt thì sáng lên lấp lánh” vui mừng vì cưới được vợ, lịng lâng
lâng khó tả. Niềm vui lấn át cái lo. Tràng chưa trải đời nhiều nên chưa hiểu hết những khó khăn
đang chờ ở tương lai (mọi người láng giềng đều lo lắng cho đơi vợ chồng trẻ “giời đất này cịn rước
cái của nợ đời về, biết có ni nổi nhau qua cái thì này khơng”)
+ Cũng có lúc “lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai bên kia người đàn bà”
+ Khi mọi người chọc ghẹo, người vợ nhặt ngượng nghịu thì Cái mặt hắn cứ vênh lên tự đắc
- Về đến nhà:
+ Tràng ngượng ngùng, thấy sờ sợ
+ Hắn loanh quanh … trong nhà
+ Nhìn thị ngồi … rồi đấy ư
Chính vì ít tiếp xúc với phụ nữ, nên chính bản thân Tràng khơng biết phải nói gì hay làm gì. Tràng là
một người chất phác, đơn thuần, hiền lành, anh khơng có kinh nghiệm trong tình u. Mọi cảm xúc
diễn ra lẫn lộn, vui sướng xen lẫn hoang mang, lo lắng. Có lúc anh cịn ngạc nhiên, khơng tin vào sự
thật rằng mình đã có vợ.
+ Tràng nơn nao đợi mẹ về, lật đật chạy ra đón mẹ.
2
+ Khi giới thiệu cô vợ nhặt với bà cụ Tứ: gọi cô vợ nhặt là nhà tôi, …làm bạn với tôi… Anh
cũng không xem thường, khinh khi mà vẫn tôn trọng, yêu thương cô vợ nhặt.
Là người vô tư, Tràng cũng biết lấy vợ là chuyện hệ trọng cuả đời người. Dẫu không cưới vợ theo
đúng lễ nghi phong tục, nhưng Tràng vẫn biết cần được mẹ chấp thuận, hạnh phúc mới trọn vẹn.
Anh hiếu thảo, lễ phép qua cách thưa chuyện với bà Cụ Tứ. Tràng giải thích với mẹ chuyện nên vợ
nên chồng của họ là duyên số trời định. Khi cụ Tứ đồng ý: “Tràng thở phào … nhẹ hẳn đi” vơi đi
nỗi lo lắng mẹ không chấp nhận cô vợ nhặt, tạm quên đi hiện thực khốc liệt mà mơ tưởng về tương
lai hạnh phúc.
- Sáng hơm sau:
+ Lúc mới trở dậy: Tràng có cảm giác mới mẻ, kì diệu thấy “trong người êm ái lửng lơ như
người vừa trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hơm nay hắn vẫ cịn ngỡ ngàng như khơng phải ”
Có lẽ Tràng bất ngờ trước hạnh phúc quá lớn lao. Tác giả như hóa thân vào nhân vật để diễn tả cái
mới mẻ, lạ lẫm trong Tràng – một niềm vui cảm động lẫn lộn giữa hiện thực và ước mơ.
+Tràng chợt nhận ra xung quanh đã có sự thay đổi, mới mẻ khác lạ: “Nhà cửa sân vườn hôm nay
đều được quét tước thu dọn sách sẽ, gọn gàng…người mẹ lúi húi giẫy cỏ dại, người vợ lại quét cái
sân… Cảnh tượng ấy thật đơn giản bình thường nhưng “hắn lại thấm thía cảm động”. nhà cửa đã
gọn gàng, tươm tất
Buổi sáng sau đêm đầu tiên Tràng có vợ, khơng khí gia đình anh trở nên khác hẳn. Nhờ sự có mặt
của người đàn bà mà cái nhà của anh mới thật sự là một tổ ấm. Trước kia, mẹ con Tràng chỉ sống
tạm bợ cho qua ngày. Nay ai cũng có trách nhiệm hơn với nhà cửa, vườn tược của mình. Tràng quan
tâm đến ngơi nhà của mình, nhận ra sự thay đổi do tâm trạng, hồn cảnh xung quanh thay đổi. Điều
đó có nghĩa là Tràng đã ý thức được giá trị của cuộc sống gia đình.
+Anh thấy mình phải có trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận với gia đình. Điều đó thể biện qua hành
động “xăm xăm chạy ra giữa sân để phụ giúp mẹ, giúp vợ”. Lần đầu tiên Tràng nghĩ về tương lai
“hắn sẽ cùng vợ con sinh con đẻ cái”
Sự kiện nhặt được vợ đã làm thay đổi cuộc đời và số phận của Tràng: Tràng cảm thấy mình nên
người và có ý thức trách nhiệm với gia đình, chứ khơng phải chỉ tận hưởng niềm vui riêng của cá
nhân. Anh Tràng yêu thương vợ con, gắn bó với gia đình. Trong buổi sáng ấy ngồi sự thay đổi về
nhận thức thì anh cịn hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn.
+ Bữa cơm ngày đói thật thảm hại nhưng khơng ảnh hưởng đến tình u thương, khát vọng vào
tương lai tươi sáng của các thành viên trong gia đình. (chưa bao giờ trong nhà mẹ con lại hịa thuận
như thế, Tràng ngoan ngỗn nghe mẹ nói chuyện tương lai)
- Kết thúc truyện
+Khi nghe vợ kể chuyện Việt Minh phá thóc chia cho người nghèo, Tràng cảm thấy tiếc… Tràng
chưa được giác ngộ cách mạng nên lúc nghe kể có người cướp thóc anh thấy sợ, đổi đường khác đi.
Giờ hiểu ra, anh lại ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu…
+Kết thúc tp: Trong óc Tràng hiện lên “hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. Tràng là
người tốt bụng, Tràng nghĩ đến cuộc đời nghèo khổ của mình, nghĩ đến sự thay đổi cuộc sống dù ý
thức chưa đầy đủ. Ở Tràng bắt đầu nhen nhóm ý thức cách mạng. Điều này hứa hẹn: một ngày
không xa, anh sẽ giác ngộ, sẽ gia nhập Việt Minh để tự cứu người, cứu mình. Đó là ý nghĩa dự báo
cách mạng của tác phẩm này.
Tác giả đã chỉ ra con đường thoát khỏi đói nghèo đây chính là tinh thần nhân đạo của tác phẩm
Nhận xét: Tràng là hình ảnh tiêu biểu cho người lao động nghèo với những phẩm chất tốt đẹp
và niềm khát khao hạnh phúc.
b/ Người vợ nhặt:
* Lai lịch, hoàn cảnh: Cuộc đời bất hạnh của nhân vật này gói gọn trong con số 0 trịn trĩnh:
- Khơng có tên, tác giả thường gọi là “thị”, “người vợ nhặt” … thân phận rẻ rúng đến nỗi cái tên
cũng khơng có
- Khơng gia đình q hương, khơng có chốn nương thân, khơng nghề nghiệp, …
Tác giả nhấn mạnh, hoàn cảnh bất hạnh, số phận rẻ rúng của con người trong xã hội bấy giờ.
Đây không phải là hoàn cảnh cụ thể mà là số phận chung của những người dân nghèo trong nạn
đói khủng khiếp ấy.
* Ngoại hình: “Cái mặt lưỡi cày xám xịt, áo quần tả tơi tổ đĩa, người gầy sọp hẳn đi, trên cái khn
mặt lưỡi cày xám xịt chỉ cịn thấy hai con mắt” cùng 1 cái nón lá rách” Ngoại hình khác hẳn so
3
với lần đầu anh Tràng gặp. Thị là nạn nhân của cái đói, bị cái đói đẩy ra lề đường. Cái đói đã khiến
vẻ ngồi của thị trở nên nhếch nhác, xấu xí, gầy gị đến thảm hại. Nhưng tính cách của thị cịn thay
đổi hơn.
* Tính cách, Hành động: Khi gặp anh Tràng
- Lần 1: Kiếm sống bằng những nghề vặt vãnh, khơng có cơng ăn việc làm ổn định. Thị ngồi với
những cơ gái khơng có việc làm để chờ có người đến th. Thị vẫn cịn lanh lợi, nhanh nhẹn, xơng
xáo đẩy xe bị phụ anh Tràng.
+ Lời nói: Gọi Tràng là “nhà tơi ơi” (Đây là cách nói của vợ nói với chồng)
+ “Cong cớn nói”, “liếc mắt, cười tít” với Tràng khiến Tràng thích lắm.
- lần 2: Sự đói khát khơng chỉ thay đổi ngoại hình cơ gái mà cịn làm thay đổi cả tính cách, nhân
phẩm của con người.
+ “Thị ở đâu sầm sập chạy đến”, “sưng sỉa nói”, trách móc Tràng là “điêu”
+ Vẻ mặt: “sưng sỉa”, “chao chát, chỏng lỏn”
+ Thị gợi ý để được ăn “Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”
+ Khi nghe anh Tràng mời ăn: “Hai con mắt trũng hốy của thị tức thì sáng lên” rồi “thị cắm
đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc chẳng chuyện trị gì” cái đói đẩy lùi sỉ diện, sự ý tứ nết na của
người phụ nữ.
+ Khi ăn xong, “thị cầm dọc đôi đũa quệt, ngang miệng, thở”
Cái đói xóa đi sự hồn nhiên, hóm hỉnh khiến Thị đanh đá, chua ngoa, liều lĩnh, táo bạo. Vì đói,
người phụ nữ này đã bám víu vào những lời nói đùa vu vơ của Tràng, hi vọng mong manh chỉ để
được ăn. Vì đói nên khơng cịn giữ được sự e dè nết na vốn có của người phụ nữ. Vì đói cơ đã chấp
nhận theo khơng một người đàn ông xa lạ, trở thành vợ nhặt chỉ để trốn chạy cái đói.
Cái đói làm tha hóa con người. Người phụ nữ này đã đặt sự tồn tại của mình, miếng ăn lên lịng
tự trọng của bản thân. Thị theo Tràng chỉ vì miếng ăn, muốn có một nơi nương tựa chứ khơng vì tình
cảm u thương. Hành động tuy liều lĩnh, mang tính bản năng sinh tồn, nhưng thể hiện khát vọng
sống mãnh liệt của con người giữa nạn đói khủng khiếp. Chính lịng ham sống mãnh liệt, Thị đã
đồng ý và chấp nhận theo Tràng không do dự. Khát vọng sống ấy thật đáng quý, hợp lẽ tự nhiên.
Nhân vật có số phận bi thảm, đáng thương nhiều hơn đáng trách.
Nhan đề “Vợ nhặt” đã tái hiện số phận bi thảm, giá trị con người thật rẻ rúng trong nạn đói.
Nhưng dẫu trong cảnh đói khát chết chóc, con người vẫn khao khát sống mãnh liệt. Đây là giá trị
hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
* Diễn biến tâm trạng:
- Trên đường theo Tràng về, cái vẻ "cong cớn" biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng
ngùng và cũng đầy nữ tính, khác hẳn vẻ táo tợn khi vịi ăn. Khi cái đói được hịa hỗn, nhân phẩm
lương tri lại trỗi đậy, cô gái trở lại với bản chất tốt đẹp của mình
+“Thị cắp hẳn cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất
đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn”
+ Khi nhận thấy những cái nhìn tị mị, lời bàn tán của người xung quanh, “thị càng ngượng
nghịu, chân nọ bước níu cả vào chân kia”
ở Thị khơng chỉ có sự mắc cỡ của cô dâu theo chồng về nhà, mà cịn có cả nỗi tủi hổ của thân
phận “vợ nhặt”, không được cưới hỏi theo đúng lễ nghi phong tục.
- Khi về đến nhà:
+ Khi thấy ngôi nhà: “nén tiếng thở dài” buồn, chán nản, thất vọng, chấp nhận cam chịu vì
nơi nương tựa, bấu víu cũng chẳng khá giả gì, quá nghèo khổ.
+ Ngồi ở mép giường … mặt bần thần ý tứ khi ngồi trên giường người đàn ơng, lo lắng vì
nhiều nỗi: khơng biết mẹ Tràng có chấp nhận nàng dâu khơng cưới hỏi, lo về tương lai khốn khổ sau
này.
+ Khi gặp bà cụ Tứ:
.lễ phép, ngượng ngùng chào bà cụ Tứ là “u”. Cùng với đó là tâm trạng lo âu, băn khoăn cùng nỗi tủi
thân, tủi phận khi ra mắt mẹ chồng trong thân phận là “vợ nhặt”: “thị cúi mặt xuống … rách bợt”.
Tiếng chào ẩn chứa bao cầu mong được bà cụ chấp thuận.
. Ngoan ngoãn nghe mẹ chồng dạy bảo, khun răn.
- Sáng hơm sau: có nhiều thay đổi
+ Dậy sớm, dọn dẹp nhà cửa
4
+ Nom thị hôm nay khác lắm … hiền hậu đúng mực
Tình u, tình người, hịan cảnh hiện tại làm cho cơ gái thay đổi, bắt nguồn từ lịng biết ơn và ý
thức muốn gắn kết, sống lâu dài với gia đình Tràng giờ đây cũng là của cơ. Thị thành vợ hiền dâu
thảo, đảm đang, tháo vát. Thị muốn góp cơng sức của mình vào ngơi nhà mà mình đang ở, muốn vun
vén cái hạnh phúc nhỏ nhoi này. Sự đanh đá chua ngoa trước đây do cái đói tạo nên, chứ không phải
là bản chất của cô.
+ Ăn cháo cám thì điềm nhiên và vào miệng, dù“2 con mắt thị tối sầm lại” cách ứng xử khéo
léo, cô hiểu ra cơ sự nghèo khó của gia đình nhưng khơng muốn làm buồn lịng người mẹ chồng. Cơ
hiểu được nỗi lòng của bà mẹ thương con, muốn con no bụng trong cảnh đói khổ. (so sánh với lúc ăn
bánh đúc không ý tứ, nết na: cắm đầu cắm cổ ăn…)
+ Kể chuyện người đói theo Việt Minh đi phá kho thóc xua đi khơng khí ảm đạm do cái
đói đem đến, nhen nhóm ý thức Cách mạng, tạo sự thay đổi nơi Tràng. Kết thúc mở, đem lại hi vọng
cho những con người cùng khổ.
*Tác động của cô vợ nhặt: Cô gái vô danh nhưng không vô nghĩa trong tác phẩm.
- Cô gái được Tràng cưu mang và giờ đây cô đem lại những tác động tốt đẹp cho gia đình Tràng. Cơ
cịn là người nhen nhóm ý thức CM, thắp lên niềm tin và hi vọng cho mọi người. Thị là mắc xích,
cầu nối giữa Tràng và mẹ, giữa cá nhân và gia đình, giữa nhân dân và cách mạng.
+Tràng có vợ, trưởng thành
+ Bà cụ Tứ vui vì con đã yên bề gia thất, cố gắng sống để vun vén hạnh phúc cho con.
+ Gia đình Tràng hịa thuận, sống hướng đến tương lai.
- Cơ vợ nhặt đem đến luồng sinh khí mới cho xóm ngụ cư.
Trong hoàn cảnh ngặt nghèo, những con người nghèo khổ đã nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau cùng
tồn tại, cùng hồn thiện để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhận xét: Cơ vợ nhặt vừa đáng thương lại vừa đáng trách, là nạn nhân của nạn đói khủng
khiếp, là nhân vật có ý nghĩa tố cáo hiện thực sâu sắc, đồng thời tơ đậm giá trị nhân đạo của
tác phẩm. Đó là lí do vì sao tác phẩm mang nhan đề “Vợ nhặt”.
Tác giả phát hiện vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn, bản chất lương thiện đối lập với ngoại hình của
người vợ nhặt. Qua đó Kim Lân khẳng định: dù trong hoàn cảnh nào, con người vẫn khát khao được
sống, được có một mái ấm gia đình hạnh phúc)
c/ Bà cụ Tứ:
* Hồn cảnh: Nghèo khổ, gố bụa, già nua, ốm yếu: “ngưòi húng hắng ho, lọng khọng đi”, sống
cùng con trai ở xóm ngụ cư.
* Diễn biến tâm trạng:
- Lúc mới vào nhà:
+ Khi nghe tiếng reo, nhận thấy thái độ vồn vã khác thường của con: phấp phỏng, biết có điều bất
thường đang chờ đợi.
+ đến giữa sân đứng sững lại … và ngạc nhiên khi thấy có một người đàn bà xa lạ trong nhà
chào mình là “u”. Bà ngạc nhiên đến mức khơng cịn tin vào tai và mắt mình.
+ Quay lại nhìn con tỏ ý băn khoăn không hiểu rồi ngồi xuống giường.
- Khi hiểu chuyện
+ cúi đần nín lặng với biết bao nỗi niềm tâm sự
+lịng người mẹ già … vừa ai ốn vừa xót thương
! tủi thân tủi phận vì khơng lo được cho con mình một đám cưới đầy đủ Chao ơi, người ta
dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau
này. Cịn mình thì… Thơi thì bổn phận bà là mẹ, bà chẳng lo lắng được cho con…cái buồn cái tủi
của bà mẹ bị dồn vào cảnh nghèo khổ, túng quẫn. Bà làm mẹ mà không lo được cho con một đám
cưới đàng hoàng, đến nỗi phải nhặt vợ.
! lo khơng biết 2 con có sống khỏi qua nạn đói hay khơng Biết rằng chúng nó có ni nổi
nhau sống qua được cơn đói khát này khơng
! thương cho con mình và cho con dâu “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người
ta mới đến lấy con mình. Mà con mình mới có vợ được … "
! mừng cho con trai mình có được vợ nhưng không giấu nỗi lo lắng khi nghĩ đến tương lai
của con. “May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó,
5
chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được”
Bà lo nhiều hơn mừng, vì đã trải đời nhiều nên hiểu rõ cuộc sống nghèo đói.
- Đối với cơ vợ nhặt: khơng khinh khi, xem thường mà cịn cảm thơng. Chấp nhận nàng dâu mới
(dù không được cưới hỏi đúng lễ nghi) với những lời an ủi, động viên đầy yêu thương nhân hậu
- Khuyên nhủ, động viên đôi vợ chồng trẻ: “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” động
viên con bằng kinh nghiệm sống, bằng những triết lý dân gian & thể hiện niềm tin tưởng vào cuộc
sống tương lai. Nỗi lo một mình bà gánh chịu, giấu hết trong lịng, chỉ nói ra những lời tốt đẹp hi
vọng để động viên con.
Tuy vậy, bà vẫn khơng sao thốt khỏi sự ngao ngán khi nghĩ “đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc
của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia khơng?”
- Lo lắng, thương xót cho đơi vợ chồng trẻ Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u
thương quá”
Những giọt nước mắt thể hiện nỗi lòng lo lắng, yêu thương con của bà mẹ nghèo khổ, nhân hậu.
NT: miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế, chân thật và cảm động
- Sáng hôm sau:
+ bà cụ tươi tỉnh, nhẹ nhõm … khấm khá hơn niềm vui khi con có vợ đã tiếp them sinh lực
cho bà mẹ già nua ốm yếu. Bà cố gắng sống, để vun vén hạnh phúc cho con.
+ Tạo khơng khí gia đình êm ấm: dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa cơm, mẹ chồng nàng dâu thuận
hoà
- Trong bữa ăn: thảm hại của ngày đói (niêu cháo long bõng, ăn với muối, 1 lùm rau chuối thái
rối) nhưng bà “vừa ăn vừa kể chuyện, nói tồn chuyện vui, tồn chuyện sung sướng về sau này. Bà
nói dự định mua một đơi gà … chẳng mấy chốc thành đàn gà.
Sáng nay bà cụ gần đất xa trời lại nói nhiều nhất về tương lai. Bà cố gắng thắp lên niềm hi vọng
về tương lai cho đôi vợ chồng trẻ. Bà mẹ già đang chăm lo, vun vén cho hạnh phúc con mình.
+ Bà đãi con trai và nàng dâu mới nồi chè khoán thực chất là cám. Khi bưng nồi cám bà vui vẻ, lật
đật, vừa khuấy vừa cười, khoe “xóm ta khối nhà cịn chả có cám mà ăn”. Bằng sự lạc quan trong
cảnh khốn khó, bà cụ động viên con cố gắng ăn để mà sống. Lòng người mẹ nghèo luôn mong con
được no bụng.
Nhưng hiện thực khốc liệt “miếng cám đắng chát nghẹn bứ trong cổ họng” đã dập tắt niềm hi
vọng mong manh, tương lai xa vời mà bà cụ Tứ cố gắng nhen nhóm sáng nay. Khơng khí êm ấm vui
vẻ của gia đình tan vỡ, “một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người, họ tránh nhìn vào mặt nhau”.
Thêm vào đó là tiếng trống thúc thuế khiến bà cụ bật khóc, nhưng bà quay mặt đi khơng muốn
con thấy bà khóc. Bà cố giấu đi những giọt nước mắt, giữ những nỗi lo cho riêng mình.
Nhận xét: Bà cụ Tứ là một người mẹ có tấm lịng nhân hậu, bao dung, đầy hi sinh, tiêu biểu
của người mẹ nghèo VN. Trong nạn đói khủng khiếp ấy, người mẹ già bằng sức lực còn lại của
mình đã cố thắp lên niềm hi vọng, vun vén hạnh phúc cho con. Tình thương và tấm lịng nhân
hậu của người mẹ nghèo là chỗ dựa tinh thần cho các con.
Sơ kết:
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc,
- Miêu tả cuộc sống nghèo khổ của con người trong nạn đói, ca ngợi phẩm chất tót đẹp, tình
nhân ái, cưu mang đùm bọc lẫn nhau, niềm tin, sự hi vọng vào tương lai, sức sống khát vọng
hạnh phúc mãnh liệt
“Khi đói người ta khơng nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở
trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh
sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người” (Kim Lân)
3/ Hình ảnh CM: xa mà gần, trừu tượng mà cụ thể
-Xúât hiện cuối tác phẩm, qua lời cô vợ nhặt và qua suy nghĩ của Tràng
+ Cô vợ nhặt kể chuyện Việt Minh phá thóc chia cho người nghèo,
+ Tràng cảm thấy tiếc… Tràng chưa được giác ngộ cách mạng nên lúc nghe kể có người cướp
thóc anh thấy sợ, đổi đường khác đi. Giờ hiểu ra, anh lại ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu…
+Kết thúc tp: Trong óc Tràng hiện lên “hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. Ở Tràng
bắt đầu nhen nhóm ý thức cách mạng.
Hình ảnh gây một sự xúc động đối với những con người nghèo khổ, đem lại niềm tin, sự hi vọng
6
vào tương lai và ánh sáng CM của thời đại, khiến con người thay đổi. Con đường đến với Cm là tất
yếu. Kết thúc mở có ý nghĩa dự báo cách mạng của tác phẩm này.
Tác phẩm đã chỉ ra con đường thốt khỏi đói nghèo đây chính là tinh thần nhân đạo của tác
phẩm
4/ Giá trị nhân đạo
-Tác giả quan tâm đến những con người khốn khổ, bày tỏ lịng thương cảm xót xa với cuộc sống
bi đát của người nơng dân nghèo trong nạn đói.
-Tố cáo tội ác của bọn thống trị đã gây ra nạn đói khủng khiếp đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn
cùng (giá trị hiện thực)
-Phát hiện và ca ngợi những phẩn chất tốt đẹp của những người lao động nghèo khổ (nhân hậu,
thương người, …), nâng niu trân trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người.
-Tác phẩm mở ra con đương thoát khỏi nghèo khổ, đến với cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tin
tuởng vào CM sẽ làm thay đổi số phận của những con nguời nghèo khổ ấy.
5/ Giá trị nghệ thuật:
a/ Tình huống truyện: Độc đáo, hấp dẫn được gợi ra từ nhan đề tác phẩm Tình huống vừa lạ,
vừa éo le, vừa bi thảm, vừa vui mừng vì:
- Tràng là một người nơng dân nghèo, xấu xí, là dân ngụ cư mà nhặt được vợ một cách dễ dàng (chỉ
qua mấy câu đùa cợt và bốn bát bánh đúc).
- Tràng lấy vợ ngay giữa nạn đói 1945, khi đó, con người đang đứng bên bờ vực thẳm của cái chết.
- Đây là tình huống lạ, gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người và cho chính Tràng.
- Tình huống trên là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến diễn biến tâm trạng và hành
động của nhân vật. Tình huống truyện tạo được sự chú ý cho người đọc, làm nổi bật giá trị hiện thực
và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
b/ Xây dựng nhân vật: Độc đáo từ ngoại hình, lời ăn tiếng nói, hành động đến thế giới nội tâm
suy nghĩ của nhân vật, tiêu biểu cho những người lao động nghèo khổ
c/ Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn: Dẫn truyện tự nhiên, đơn giản nhưng chặt chẽ, bút
pháp tương phản làm tăng sức thuyết phục (hoàn cảnh bi thảm - phẩm chất tốt đẹp)
d/ Ngôn ngữ: đối thoại sinh động, lời văn giản dị trong cách vận dụng ngơn ngữ dân dã, lời ăn
tiếng nói hàng ngày khéo léo, phù hợp với lối sống và tâm hồn người dân quê Bắc bộ.
III. GHI NHỚ: sgk
7