Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh
C
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN
Têt Tên đề tài:
LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN ĐỨC
TỪ THẾ KỶ XVIII ĐẾN THẾ KỶ XX
(History of German Law Philosophy Thought
from 18th century to 20th century)
Tham gia thực hiện
Học hàm, học vị,
Họ và tên
TS. Ngô Thị Mỹ Dung
Chịu trách
nhiệm
Chủ nhiệm
2.
TS. Nguyễn Thị Hương
Giang
Thư ký
083822
1903
3.
TS. Phạm Thị Hồng Hoa
Tham gia
091819
1791 du.vn
4.
TS. Lê Đình Lục
Tham gia
090417
7257
5.
TS. Trần Hoàng Hảo
Tham gia
090332 tranhoanghao2009@yahoo.
3728 com.vn
TT
1.
Điện
thoại
090803
1586
Email
TP.HCM, tháng .. năm ….
Đại học Quốc gia
Thành Phố Hồ Chí Minh
C
BÁO CÁO TỔNG KẾT
Tên đề tài:
LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN ĐỨC
TỪ THẾ KỶ XVIII ĐẾN THẾ KỶ XX
(History of German Law Philosophy Thought
from 18th century to 20th century)
Ngày 9 tháng 3 năm 2015
Chủ tịch hội đồng nghiệm thu
(Họ tên, chữ ký)
Ngày 6 tháng 3 năm 2015
Chủ nhiệm
(Họ tên và chữ ký)
Ngày ... tháng ...... năm ....
Cơ quan chủ quản
Ngày 25 tháng 4 năm 15
Cơ quan chủ trì
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
TP.HCM, tháng .. năm ….
MỤC LỤC
TÓMTẮT……………………………………………………………………………….
ABSTRACT…………………………………………………………………………….
BÁO CÁO TÓM TẮT…………………………………………………………………
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………….
Trang
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………...1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN………………………...27
1.1. Khái niệm triết học pháp quyền và những hệ tư tưởng pháp quyền cơ bản ……...27
1.2. Mối quan hệ giữa triết học pháp quyền với triết học đạo đức, lý luận
pháp quyền và triết học chính trị…………………………………………………..57
Kết luận chương 1………………………………………………………………...........68
Chương 2. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN ĐỨC THẾ KỶ XVIII……71
2.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận ảnh hưởng
đến tư tưởng pháp quyền Đức thế kỷ XVIII……………………………….............71
2.2. Tư tưởng triết học pháp quyền Christian Thomasius (1655 - 1728)………………92
2.3. Tư tưởng triết học pháp quyền Christian Wolff (1679 - 1754) ..............................99
2.4. Tư tưởng triết học pháp quyền Immanuel Kant (1724 - 1804)…………………..112
Kết luận chương 2……………………………………………………………………..128
Chương 3. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN ĐỨC THẾ KỶ XIX…… 131
3.1. Khái quát bối cảnh lịch sử xã hội châu Âu và Đức thế kỷ XIX………………….131
3.2. Tư tưởng triết học pháp quyền Johann Gottlieb Fichte (1762 –1814)……...........143
3.3. Tư tưởng triết học pháp quyền Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770 –
1831)……………………………………………………………………………..159
3.4. Tư tưởng triết học pháp quyền Karl Marx (1818 – 1883)
và Friedrich Engels (1820 - 1895)……………………………………….............229
Kết luận chương 3………………………………………………………......................249
Chương 4. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN ĐỨC THẾ KỶ XX……...254
4.1. Khái quát bối cảnh lịch sử xã hội châu Âu và Đức thế kỷ XX …………………..254
4.2. Tư tưởng triết học pháp quyền Gustav Radbruch (1878 - 1949)………. ………..269
4.3. Tư tưởng triết học pháp quyền Athur Kaufmann (1923 – 2001)………................280
4.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tư tưởng triết học pháp quyền Đức
từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX đối với quá trình xây dựng nhà nước
pháp quyền Việt Nam hiện nay…………………………………………………..305
Kết luận chương 4 …………………………………………………………………….320
KẾT LUẬN CHUNG………………………………………………………………..324
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………..330
PHỤ LỤC SẢN PHẨM
PHỤ LỤC QUẢN LÝ
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu khoa học “Lịch sử tư tưởng triết học pháp quyền Đức từ thế kỷ
XVIII đến thế kỷ XX” do TS. Ngô Thị Mỹ Dung làm chủ nhiệm, mã số:
C 2013 - 18b - 07, theo Hợp đồng số C2013 - 18 - 07/HD - KHCN ký ngày 15.03.2013.
Mục đích của đề tài là trình bày và phân tích một cách có hệ thống những nội
dung cơ bản của lịch sử tư tưởng triết học pháp quyền Đức từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ
XX thông qua những tư tưởng pháp quyền đặc trưng của từng thế kỷ, từ đó đưa ra
những nhận định khoa học về mặt tiến bộ và hạn chế, ý nghĩa của nó đối với việc xây
dựng lý luận nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích trên, đề tài tiến hành nghiên cứu những nội dung cơ bản:
khái quát về triết học pháp quyền với những hệ tư tưởng pháp quyền cơ bản, phân tích
mối quan hệ giữa triết học pháp quyền với triết học đạo đức, lý luận pháp quyền và triết
học chính trị; trình bày và phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng triết học pháp quyền
Đức thế kỷ XVIII, XIX, XX thông qua một số nhà triết học tiêu biểu, trên cơ sở đó đưa
ra một số nhận định chung về những giá trị và hạn chế của những tư tưởng trên.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được nghiên
cứu, biên soạn thành 4 chương. Chương 1: Khái quát về triết học pháp quyền; Chương
2: Tư tưởng triết học pháp quyền Đức thế kỷ XVIII; Chương 3: Tư tưởng triết học pháp
quyền Đức thế kỷ XIX; Chương 4: Tư tưởng triết học pháp quyền Đức thế kỷ XX.
Đề tài được thực hiện theo đúng tiến độ hợp đồng (03.2013 – 03.2015). Từ cơng
trình nghiên cứu này đã có 4 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành và đào
tạo được hai thạc sỹ chuyên ngành triết học .
ABSTRACT
Scientific research project "History of German Law Philosophy Thought from
18th century to 20th century " by Dr. Ngo Thi My Dung as chairman, code: C 2013 - 18b
- 07, under Contract No. C2013 - 18 - 07/HD - KHCN signed on 03.15.2013 .
The purposes of the project are presenting and analyzing systematically the basic
contents of the history of German law philosophy thought from the eighteenth century
to the twentieth century through specific characteristics of jurisdictional thoughts in
each century, from then making scientific judgments on the advantages and limitations,
as well as defining its meaning for the theory construction of Vietnamese state of law
nowadays.
To achieve these purposes, the project studies the basic contents: generalizing the
philosophy of law with basic law thought systems, analyzing the relationship between
the philosophy of law and moral philosophy, theories of law and political philosophy;
presenting and analyzing the basic content of philosophical thought about German law
in the XVIII, XIX, XX centuries through some typical philosophers, thereby giving
some general observations about the value and limitations of the ideas above .
Besides the introduction, conclusion and list of references, the project is compiled
into 4 chapters. Chapter 1: Overview of the philosophy of law; Chapter 2: German law
philosophy thought in the 18th century; Chapter 3: German law philosophy thought in
the 19th century; Chapter 4: German law philosophy thought in the 20th century.
The project is done on schedule contract (03.2013 - 03.2015). From this project,
there were four articles which were published in scientific journals and two philosophymajor Masters who were trained.
Mẫu R05
Mã số đề tài:…………………..
Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh
BÁO CÁO TĨM TẮT
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
(Đính kèm trong các báo cáo tồn văn của báo cáo định kỳ, báo cáo tổng kết hoặc xin gia hạn)
A. THÔNG TIN CHUNG
A1. Tên đề tài
- Tên tiếng Việt: : Lịch sử tư tưởng triết học pháp quyền Đức từ thế kỷ XVIII
đến thế kỷ XX
- Tên tiếng Anh: History of German Law Philosophy Thought from 18th century
to 20th century
A2. Thuộc ngành/nhóm ngành
Khoa học Xã hội
Khoa học Nhân văn
Kinh tế, Luật
Quản lý
Tốn
Vật lý
Hóa học và Cơng nghệ Hóa học
Sinh học và Công nghệ Sinh học
Khoa học Sức khỏe
Khoa học Trái đất và Môi trường
Khoa học và Công nghệ Vật liệu
Năng lượng
Cơ khí, Tự động hóa, Kỹ thuật Giao thơng
Điện – Điện tử
Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Xây dựng
Khác:….
A3. Loại hình nghiên cứu
Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu ứng dụng
Nghiên cứu triển khai
A4. Thời gian thực hiện
Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 03/2013 đến tháng 03/2015
Được gia hạn (nếu có): Từ ……đến …………
A5. Kinh phí
Tổng kinh phí: 160 (triệu đồng), gồm :
Kinh phí từ ĐHQG-HCM: 160 triệu đồng
Kinh phí cấp đợt 1: 40 triệu đồng theo QĐ số…………ngày ……………
Kinh phí cấp đợt 2: 40 triệu đồng theo QĐ số…………ngày ……………
Kinh phí cấp đợt 3: 80 triệu đồng theo QĐ số…………ngày ……………
Kinh phí từ nguồn huy động (vốn tự có và vốn khác): …….. triệu đồng
A6. Chủ nhiệm
Học hàm, học vị, họ và tên: TS. Ngô Thị Mỹ Dung
Ngày, tháng, năm sinh: 02.09.1967
Nữ: .......
Cơ quan: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0908031586
.Email:
A7. Cơ quan chủ trì
Tên cơ quan: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh..
Họ và tên thủ trưởng: PGS. TS. Võ Văn Sen
Điện thoại: 84 -8 38293828 Fax: 84-838221903
E-mail:
...................................................................................................................................
A8. Danh sách tham gia thực hiện
TT
1
Họ và tên
TS. Ngô Thị Mỹ Dung
2
TS. Nguyễn Thị Hương Giang
3
TS. Phạm Thị Hồng Hoa
4
TS. Lê Đình Lục
5
TS. Trần Hồng Hảo
Đơn vị cơng tác
Khoa Triết học - ĐHKHXH
& NV
Khoa Triết học - ĐHKHXH
& NV
Khoa Triết học - ĐHKHXH
& NV
Khoa Giáo dục chính trị Đại học Sài gịn
Hành chính- tổng hợp _
ĐHKHXH &NV
Nội dung công việc
Chủ nhiệm đề tài
Thư ký
Nghiên cứu, biên soạn
Nghiên cứu, biên soạn
Nghiên cứu, biên soạn
B. BÁO CÁO
B1. Nội dung công việc
B1.1 Nội dung hoàn thành theo tiến độ đăng ký
TT
Nội dung đăng ký
Kết quả đạt được
Mức độ hoàn
thành nội dung
đăng ký
Nghiên cứu, biên soạn chương 1: Khái
quát về triết học pháp quyền
Nghiên cứu, biên soạn chương 2: Nội
dung cơ bản của tư tưởng triết học pháp
quyền Đức thế kỷ XVIII
Đã nghiên cứu và biên 100%
Nghiên cứu, biên soạn chương 3: Nội
soạn xong 4 chương
dung cơ bản của tư tưởng triết học pháp
quyền Đức thế kỷ XIX
Nghiên cứu biên soạn chương 4: Nội
dung cơ bản của tư tưởng triết học pháp
quyền Đức thế kỷ XX
04 bài báo đăng trên tạp chí chuyên
ngành
Đã đăng 04 bài báo trên 100%
tạp chí chuyên ngành
B1.2 Nội dung chưa hoàn thành theo tiến độ đăng ký
TT
Nội dung chưa hoàn thành
Nguyên nhân
Biện pháp khắc
phục
B2. Sản phẩm nghiên cứu (kèm minh chứng)
B2.1 Ấn phẩm khoa học
Có 04 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chun ngành:
1. Ngơ Thị Mỹ Dung, Một số nội dung cơ bản trong triết học pháp quyền Georg Wilhelm
Friedrich Hegel (1770 -1831), Tạp chí Khoa học xã hội, số 4, 2013, tr. 8- 16,
2. Ngô Thị Mỹ Dung, Triết học pháp quyền của Immanuel Kant, Tạp chí Khoa học xã
hội, số 2, 2014, tr. 3 – 10.
3. Ngô Thị Mỹ Dung: “Khái niệm công bằng trong triết học pháp quyền Arthur
Kaufmann”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 05, 2014, tr. 03 – 08.
4. Ngô Thị Mỹ Dung: “Một số nội dung cơ bản của tư tưởng triết học pháp quyền
Christian Wolff (1679 – 1754)”, Tạp chí Thơng tin khoa học xã hội, số 08, 2014, tr.
31 – 36.
B2.2 Đăng ký sở hữu trí tuệ
Mơ tả sản phẩm/kết quả nghiên cứu (căn cứ đề cương được phê duyệt)
01 báo cáo cuối kỳ (kèm theo đĩa CD) và các bài báo khoa học
Công nghệ/ giải pháp hữu ích đã chuyển giao cơng nghệ (kèm minh chứng)
TT
1
2
Tên cơng nghệ/ giải pháp hữu ích
đã chuyển giao (sản phẩm chuyển
giao- Thông số kỹ thuật của sản
phẩm)
Năm
chuyển
giao
Đối tác ký
hợp đồng
Ngày ký
hợp đồng
Doanh thu
từ hợp
đồng
Quy
mô
B2.3 Kết quả đào tạo (kèm minh chứng): 02 thạc sỹ
1. Lê Thị Thu Hồng với đề tài “Vấn đề con người trong triết học Immanuel Kant”,
bảo vệ ngày 03/01/2014.
2. Trần Minh Lê với đề tài “Vấn đề nhận thức luận trong triết học Immanuel
Kant,” bảo vệ ngày 21/08/2014.
B3. Hội nghi, hội thảo trong và ngoài nước đã được tổ chức, tham gia
TT
Thời gian
Tên hội thảo, hội nghị (chủ đề)
Địa điểm
Kết quả
Cán bộ được cử đi trao đổi HTQT về KH&CN (Hội nghị, hội thảo, tập huấn ngắn hạn)
thông qua đề tài/dự án
TT
Tên người
được cử đi
Thời gian
Địa điểm
Nội dung
trao đổi
Kết quả thu được
B4. Tình hình sử dụng kinh phí
Số tiền
(triệu đồng)
Kinh phí
Kinh phí đề tài đề nghị ĐHQG-HCM cấp
160
Kinh phí cấp đến thời điểm báo cáo
160
Kinh phí sử dụng đến thời điểm báo cáo (Ghi rõ từng nội dung cụ 160
thể như th khốn chun mơn, mua sắm trang thiết bị, photo, in
ấn,…)
TT
1
Tên nội dung đã quyết toán
Xây dựng thuyết minh đề cương; tổng thuật sưu tầm tài liệu;
viết xong 04 chương
2
Thù lao chủ nhiệm đề tài; quản lý chung; mua sách, in tài liệu;
văn phịng phẩm, …
0
Kinh phí đề nghị cấp tiếp
B5. Nhận xét và đánh giá kết quả đạt được so với yêu cầu
B5.1 Về nội dung
Hoàn thành 100% nội dung
Ghi chú
B5.2 Về sản phẩm
Có 04 bài báo khoa học và đào tạo 2 thạc sỹ
B5.3 Về tiến độ
Hoàn thành đúng tiến độ
B5.4 Kiến nghị:
Ngày 10 tháng12 năm 2014
Chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ tên)
TS. Ngô Thị Mỹ Dung
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi chân thành cảm ơn Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh, Ban Khoa học – Công nghệ Đại học Quốc gia, Hiệu trưởng Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã tạo điều kiện tốt cho nhóm nghiên
cứu chúng tơi hồn thành đề tài khoa học “Lịch sử tư tưởng triết học pháp
quyền Đức từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX” đúng thời hạn.
Đặc biệt, chúng tôi chân thành cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của
Phịng quản lý Khoa học và Dự án Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu
trong suốt q trình triển khai đề tài.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10.12.2014
Chủ nhiệm đề tài
TS. Ngô Thị Mỹ Dung
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nhà nước pháp quyền là một đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp đổi
mới ở nước ta hiện nay, là một khâu trọng yếu trong đổi mới hệ thống chính trị,
góp phần tiến tới thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Đấy là một quá trình lâu dài trên cơ sở hình thành đầy đủ các tiền đề và nền
tảng của mơ hình mới về nhà nước pháp quyền cả trong lý luận cũng như trong
thực tiễn. Vậy bản chất của pháp quyền và nhà nước pháp quyền là gì ? Quá
trình nhận thức và thực hiện nó như thế nào ? Đấy là những vấn đề mà triết học
pháp quyền quan tâm và đấy cũng là những vấn đề mà ở mỗi thời đại lịch sử,
mỗi chế độ xã hội đều có những quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
Nhưng như Engels đã nói, một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa
học thì khơng thể khơng có tư duy lý luận, mà muốn phát triển năng lực tư duy
đó thì cho tới nay, khơng có cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ lịch sử
triết học thời trước.1 Vì vậy việc kế thừa có tính sáng tạo những tư tưởng pháp
quyền tiến bộ của nhân loại, trong đó có tư tưởng triết học pháp quyền Đức từ
thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta
hiện nay là điều hết sức cần thiết.
Ở phương Tây, triết học pháp quyền là một mơn học quan trọng của triết
học, có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng đến thể chế chính trị, văn hóa và pháp
quyền trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. Ở Việt Nam, nhiều cơng trình khoa
học nghiên cứu về tư tưởng pháp quyền, tư tưởng nhà nước pháp quyền với
nhiều tên gọi khác nhau (lý luận về nhà nước và pháp luật, các học thuyết chính
trị - xã hội trên thế giới…) đã đem lại cho chúng ta một cách nhìn tổng thể về tư
1
C. Mác và Ph. Ăng-ghen (2002), Tồn tập, t. 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 487.
1
tưởng pháp quyền cùng hệ thống chính trị của nó, đóng góp thiết thực cho việc
xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
tư tưởng pháp quyền dưới góc độ triết học ở Việt Nam cịn rất ít, đặc biệt tư
tưởng triết học pháp quyền Đức từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX lại càng ít hơn
(chủ yếu chỉ đề cập đến tư tưởng pháp quyền của Marx, Engels).
Tư tưởng triết học pháp quyền Đức từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX một
mặt, chịu sự qui định của tính lịch sử thời đại, nhưng mặt khác chính nó lại tác
động đến thể chế chính trị pháp quyền của thời đại đó. Trong thế kỷ XVIII, nhiều
tư tưởng triết học pháp quyền tiêu biểu như tư tưởng của Christian Thomasius
(1655 - 1728), Christian Wolff (1679 - 1754), đặc biệt là tư tưởng của Immanuel
Kant (1724 – 1804) đã để lại cho nhân loại những giá trị nhân văn sâu sắc, đánh
dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử tư tưởng pháp quyền phương Tây. Việc
Kant phân tích một cách có hệ thống về nhà nước và pháp luật xuất phát từ sự
tôn trọng phẩm giá con người và sự lý giải về quyền và nghĩa vụ của mỗi công
dân đối với nhà nước, cũng như nghĩa vụ bảo vệ quyền tự do cá nhân của nhà
nước đối với mọi công dân, rất đáng trân trọng.
Kế thừa tư tưởng duy lý của các bậc tiền bối, đặc biệt là Kant, tư tưởng
triết học pháp quyền Đức thế kỷ XIX đã được nối tiếp bởi nhà triết học Johann
Gottlieb Fichte (1762 – 1814) và đạt đến đỉnh cao của nó trong triết học pháp
quyền Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770 - 1831). Trên tinh tiếp thu có phê
phán mạnh mẽ những quan điểm cực đoan của triết học pháp quyền Hegel,
những vấn đề cơ bản của triết học pháp quyền Đức từ thế kỷ XVIII về vấn đề tự
do, quyền và phẩm giá làm người, đã được Karl Marx (1818 – 1883) và
Friedrich Engels (1820 - 1895) kế thừa và phát triển. Không chỉ dừng lại ở sự
nhận thức về những vấn đề trên, triết học pháp quyền của Marx và Engels đã
đưa ra phương thức cụ thể đảm bảo những nội dung pháp quyền trên có thể trở
thành hiện thực.
2
Trong xu thế hội nhập quốc tế về mọi mặt do sự ảnh hưởng của việc tồn
cầu hóa ở thế kỷ XX, nhiều tư tưởng triết học pháp quyền Đức ra đời với nội
dung phong phú hơn. Nhưng cũng chính vì thế mà câu hỏi quan trọng nhất của
triết học pháp quyền Đức thế kỷ này quan tâm là, liệu có tồn tại những nguyên
tắc pháp quyền chung cho mọi nền văn hóa ? Nếu có thì nội dung của những
ngun tắc pháp quyền đó là gì ? Có nhiều học thuyết được đưa ra nhưng chiếm
ưu thế hơn cả vẫn là tư tưởng pháp quyền của Gustav Radbruch (1878 - 1949) và
Athur Kaufmann (1923 – 2001).
Radbruch và Kaufmann cho rằng vấn đề cơ bản của triết học pháp quyền
thế kỷ XX là cơng bằng xã hội. Nó là tiêu chí và là cơ sở cho luật ban hành nhằm
hiện thực hóa quyền con người. Kế thừa và phát triển những tư tưởng của các nhà
triết học trong lịch sử về khái niệm công bằng, Kaufmann đã đưa ra một khái
niệm công bằng theo nghĩa rộng, không chỉ dừng lại ở mặt hình thức (đối xử như
nhau đối với những cái như nhau và khác nhau đối với những cái khác nhau của
Aristote), mà còn là sự kết hợp hài hịa với nội dung (cơng bằng xã hội) và chức
năng (an tồn pháp lý) của nó. Ơng cho rằng sự thực hiện bình đẳng và cơng bằng
xã hội bảo đảm an tồn pháp lý và an tồn pháp lý khơng tồn tại cho bản thân mà
phục vụ cho sự bình đẳng và công bằng xã hội. Khi đưa ra những ý tưởng pháp
quyền mang tính bao trùm trên, Kaufmann cũng đề cập đến những mâu thuẫn nội
tại của nó (giữa cơng bằng xã hội và an tồn pháp lý) và cách thức giải quyết vấn
đề trong trường hợp giữa chúng có sự xung đột.
Nhìn chung, vấn đề cơ bản của tư tưởng triết học pháp quyền Đức từ thế kỷ
XVIII đến thế kỷ XX là làm thế nào để hiện thực hóa quyền con người và giải
quyết vấn đề cơng bằng xã hội. Bởi việc nghiên cứu xuất phát từ nhiều góc độ và
thế giới quan khác nhau nên các nhà triết học cũng đưa ra nhiều cách thức khác
nhau trong việc hiện thực hóa nội dung tư tưởng pháp quyền với những hệ thống
quyền lực khác nhau. Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, một số tư tưởng
pháp quyền Đức đã tách rời tính chất đặc trưng của nó, vi phạm nghiêm trọng
3
quyền con người (pháp quyền thực chứng và nhà nước phát xít Đức), nhưng nhìn
chung, tư tưởng triết học pháp quyền Đức từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX phong
phú, đa dạng, thể hiện sự kế thừa tinh thần văn hóa pháp quyền Đức trong nhiều
thế kỷ. Nó khơng không chỉ đề cập đến tư tưởng pháp quyền Đức trong quá khứ
mà còn liên quan đến những vấn đề thời sự rất quan trọng của một nhà nước pháp
quyền hiện đại hướng tới những giá trị nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, ở Việt Nam
hiện nay, do những điều kiện khách quan và chủ quan nên vấn đề này chưa được
quan tâm đúng mức. Xuất phát từ việc cần phải nâng cao năng lực lý luận về vấn
đề pháp quyền và kế thừa có tính sáng tạo những mặt tiến bộ của tư tưởng văn
minh nhân loại, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,
chúng tôi đã chọn “ Lịch sử tư tưởng triết học pháp quyền Đức từ thế kỷ XVIII
đến thế kỷ XX” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Ở phương Tây nói chung và ở Đức nói riêng, triết học pháp quyền là một
mơn học quan trọng của triết học, có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng đến thể
chế chính trị, văn hóa và pháp quyền trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. Ở
Việt Nam tư tưởng triết học pháp quyền được đề cập đến trong các học thuyết
lý luận về nhà nước và pháp luật, triết học chính trị và chính trị học. Trong các
tác phẩm "Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế” của các học giả liên bang
Nga biên sọan và Lưu Kiếm Thanh, Phạm Hồng Thái dịch, Nxb Văn hóa thơng
tin, Hà Nội, xuất bản năm 2001; “Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và
pháp luật” do Đào Trí Úc (chủ biên) Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản
năm 1995, “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” của TS. Trần Hậu Thành, Nxb. Lý luận
chính trị, Hà Nội, 2005; Nguyễn Ngọc Đào “Lịch sử nhà nước và pháp luật
nhà nước”, xuất bản năm 1998; “Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và
pháp luật” của Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Nxb. Chính trị quốc
4
gia, Hà Nội, 1995…đã đề cập đến khái niệm pháp quyền, nhà nước pháp
quyền, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng nhà nước pháp quyền trong
tiến trình lịch sử tư tưởng nhân loại và thực tiễn tổ chức nhà nước theo hướng
nhà nước pháp quyền hiện nay trên thế giới.
Tài liệu nghiên cứu về lịch sử tư tưởng triết học pháp quyền Đức từ thế
kỷ XVIII đến thế kỷ XX ở Việt Nam chưa nhiều. Hầu hết các bài báo khoa học
và tài liệu tham khảo tập trung trình bày và phân tích tư tưởng pháp quyền Đức
thế kỷ XIX, cụ thể là của Karl Marx (1818 – 1883) và Friedrich Engels (1820 1895) thông qua một số tác phẩm tiêu biểu đã được dịch ra tiếng Việt (Mác và
Ăngghen tồn tập) như "Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegel"
(1843), "Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegel. Lời nói đầu”
(1843/1844), "Hệ tư tưởng Đức” (1845/1846), "Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản" (1848), "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước",
(1884) và bộ "Tư bản" gồm ba tập xuất bản vào những năm 1867, 1885 và
1894. Qua đó các nhà nghiên cứu đã làm rõ nội dung cơ bản của Marx và
Engels về nguồn gốc, bản chất của nhà nước và pháp luật, cũng như cách thức
hiện thực hóa nội dung pháp quyền thơng qua thể chế chính trị.
Tư tưởng triết học pháp quyền của các nhà triết học cổ điển Đức thế kỷ
XVIII - XIX như Immanuel Kant (1724 – 1804), Johann Gottlieb Fichte (1762 1814), và Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770 – 1831) lại càng ít hơn bởi
nguồn tài liệu gốc được liệu dịch ra tiếng Việt quá ít. Chúng ta có thể tìm thấy
tư tưởng pháp quyền của các nhà triết học trên thông qua một số tài liệu tham
khảo như “Triết học Imanuin Cantơ”của Nguyễn Văn Huyên, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà nội, xuất bản năm 1996; “I. Cantơ - Người sáng lập nền triết học cổ
điển Đức”do Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
xuất bản năm 1977. Các cơng trình khoa học trên chủ yếu đề cập đến triết học
lý luận và triết học đạo đức của Kant, chỉ một vài bài nghiên cứu trình bày khái
5
quát tư tưởng triết học pháp quyền của ông. Trong các tác phẩm “Lịch sử triết
học”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 1998, của Nguyễn Hữu
Vui; “Lịch sử phép biện chứng” (tập 3), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998,
của Viện hàn lâm khoa học Liên Xơ, do Đỗ Minh Hợp dịch và hiệu đính;… đã
giới thiệu sơ lược một số tư tưởng pháp quyền của Kant và Hegel. Đáng chú ý
là tác phẩm “Triết học pháp quyền của Hêghen”, do Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, xuất bản năm 2002, của Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp đã đề
cập đến những nội dung cơ bản của tư tưởng triết học pháp quyền Hegel như ý
chí tự do và vấn đề bản chất của pháp luật; vấn đề xã hội, nhà nước và con
người; vấn đề quan hệ giữa các nhà nước và lịch sử thế giới.
Thơng qua sự phân tích các tác phẩm của Marx về triết học pháp quyền
Hegel như “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”; “Lời nói
đầu cho tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, của
Đinh Ngọc Thạch, một số nội dung tư tưởng của triết học pháp quyền Hegel
cùng với thế giới quan duy tâm thần bí, tính chất dung hịa về mặt chính trị của
ơng đã được làm rõ. Những năm gần đây, Bùi Văn Nam Sơn đã dịch và chú
giải một số tác phẩm quan trọng của Immanuel Kant trong đó có tư tưởng triết
học pháp quyền, cụ thể là “Phê phán lý tính thuần túy”, Nxb. Văn học, Hà Nội,
xuất bản năm 2004; “Phê phán lý tính thực hành”, Nxb. Tri thức, Hà Nội, xuất
bản năm 2007 và “Phê phán năng lực phán đoán”, Nxb. Tri thức, Hà Nội, xuất
bản năm 2007; Một số tác phẩm quan trọng của hệ thống triết học G.W. F.
Hegel cũng được Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải. Đó là “Hiện tượng học
tinh thần”, Nxb. Văn học, Hà Nội, xuất bản năm 2006; “Bách khoa thư các
khoa học triết học - I. Khoa học Lơgíc”, Nxb. Tri thức, Hà Nội, xuất bản năm
2008 và “Các nguyên lý của triết học pháp quyền”, Nxb. Tri thức, Hà Nội,
năm 2010. Đây là những nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng ta có cơ sở để
phân tích tư tưởng triết học pháp quyền Kant và Hegel một cách hệ thống hơn.
6
Nhìn chung, tài liệu nghiên cứu tiếng Việt về lịch sử tư tưởng pháp
quyền Đức từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX cịn rất ít. Đặc biệt là tư tưởng pháp
quyền của các nhà triết học khai sáng Đức thế kỷ XVIII như Christian
Thomasius (1655 - 1728), Christian Wolff (1679 - 1754) và tư tưởng pháp
quyền Đức thế kỷ XX như Gustav Radbruch (1878 - 1949) và Athur Kaufmann
(1923 – 2001) hầu như chưa được các nhà khoa học ở nước ta quan tâm.
Ở Đức, lịch sử tư tưởng triết học pháp quyền từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ
XIX rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên không phải nhà triết học Đức nào
cũng đề cập đến tư tưởng pháp quyền, và không phải tư tưởng pháp quyền nào
cũng có giá trị. Vì vậy đề tài chỉ tập trung phân tích những tư tưởng pháp
quyền tiêu biểu có ý nghĩa nhất định của từng thế kỷ. Để thực hiện tốt đề tài,
chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu cả nguồn tài liệu nguyên bản của các nhà
triết học, lẫn nguồn tài liệu tham khảo có giá trị.
Tư tưởng triết học pháp quyền Đức thế kỷ XVIII có ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển của lịch sử tư tưởng pháp quyền Đức sau này, đặc
biệt là tư tưởng triết học pháp quyền của Christian Thomasius (1655 - 1728),
Christian Wolff (1679 - 1754) và Immanuel Kant (1724 – 1824).
Trong những tài liệu tham khảo về tư
tưởng triết học Christian
Thomasius có thể kể đến tác phẩm “Giới thiệu về Christian Thomasius”
(“Christian Thomasius zur Einführung”) của Peter Schröder, Nxb. Junius
Verlag, 1999; hai tác phẩm “Vương quốc và luật pháp trong triết học Đức”
(“Reich und Recht in der deutschen Philosophie”, xuất bản năm 1943 và “Tìm
hiểu về lịch sử tư duy pháp quyền Đức
và về những học thuyết đạo
đức”(Untersuchungen zur Geschichte des deutschen Rechtsdenken und zur
Sittenlehre”, xuất bản năm 1944 của K. Larenz.
Các tác giả trên đã trình bày và phân tích tư tưởng pháp quyền của
Thomasius trong mối quan hệ với thể chế chính trị phong kiến và đạo đức cửa
Vương quốc Đức thời bấy giờ. Theo đó, Thomasius đã bác bỏ quan điểm cho
7
rằng, ý chí của Thượng đế tạo nên bản chất tự nhiên của con người và vì vậy
luật tự nhiên nằm trong ý chí của Thượng đế và trở thành cơ sở của luật thành
văn. Ơng chỉ cơng nhận con người và cuộc sống tình cảm của họ. Con người là
một thực thể cảm tính. Phù hợp với quan điểm đó, Thomasius cho rằng, sự ổn
định của luật pháp là sự ổn định của cuộc sống ham muốn và xúc cảm nội tâm
của con người dưới khía cạnh của những ý tưởng về lợi ích. Sự ổn định của
luật pháp là cần thiết bởi những ham muốn của con người như sự hiếu thắng,
tham vọng và tính hưởng thụ cá nhân có thể làm cho đời sống xã hội mất sự ổn
định. Theo ơng, cần thiết phải có những biện pháp bắt buộc từ bên ngoài để
hạn chế những ham muốn cá nhân nhằm đưa lại sự ổn định cho xã hội. Luật
không phải là trách nhiệm đạo đức bên trong mà là sự bắt buộc nhằm cân bằng
một cách thông minh kết quả của tất cả các cá nhân bằng phương tiện quyền
lực nhà nước. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải tách rời đạo đức, tôn giáo khỏi
luật pháp hiện hành, và nhà thờ khỏi nhà nước. Các qui phạm pháp luật có thể
cưỡng chế thực hiện, nó có nhiệm vụ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các
thành viên trong xã hội, còn đạo đức là lĩnh vực của lương tâm cá nhân, thuộc
về đời sống nội tâm của con người.
Tư tưởng triết học của Christian Wolff được đề cập đến trong nhiều tài
liệu tham khảo. Một số tác phẩm như “Sự trình bày mang tính khái quát về
triết học của Christian Wolff, Günter Gawlick, und Lothar Kreimendahl”
(“Einleitende Abhandlung über Philosophie im allgemeinen von Christian
Wolff, Günter Gawlick, und Lothar Kreimendahl”) của Frommann Holzboog,
2006; “Trách nhiệm pháp lý mang tính lý tính của Christian Wolff” (“Das
rationale Pflichtenrecht Christian Wolff) của B.Winiger, xuất bản năm 1992,
“Lịch sử triết học” (“Geschichte der Philosophie”), tập 2, của Hirschberger,
Johannes, xuất bản năm 1991, cho chúng ta một cách nhìn tổng thể tư tưởng
pháp quyền của Wolff. Theo đó Wolff cho rằng, tất cả các hiện tượng trong tự
nhiên đều có thể nhận thức được bằng lý tính. Giống Thomas Aquinas, Wolff
8
cho rằng, giữa lý tính và niềm tin khơng có sự mâu thuẫn, vì vậy con người vừa
có thể thực hiện trách nhiệm tơn giáo của mình vừa có thể thực hiện trách
nhiệm xã hội do luật pháp hiện hành qui định. Luật thành văn cần phù hợp với
luật tự nhiên.
Tài liệu về tư tưởng triết học pháp quyền Immanuel Kant khá nhiêu.
Phần lớn các tác phẩm quan trọng của ông vẫn được lưu giữ nguyên bản, thậm
chí được tái xuất bản nhiều lần với những chú giải phong phú của các nhà
nghiên cứu như “Phê phán lý tính thuần túy” (“Kritik der reinen Vernunft”) ,
do Raymund Schmidt phát hành, Nxb. Philipp Reclam jun. Leipzig, 1979;
“Dẫn luận về một siêu hình học tương lai” (“Prolegomena zu einer jeden
künftigen Metaphysik”), do Steffen Dietzsch phát hành, Nxb. Philipp Reclam
jun. Leipzig, 1979; “Phê phán năng lực phán đoán” (“Kritik der
Urteilskraft”), do Karl Kehrbach phát hành, Nxb. Philipp Reclam jun. Leipzig,
1982; “Đặt nền móng cho siêu hình học của đạo đức” (“Grundlegung zur
Metaphysik der Sitten”), do Matina Thom phát hành, Nxb. Philipp Reclam jun.
Leipzig, 1983; “Phê phán lý tính thực tiễn” (“Kritik der praktischen
Vernunft”) do Matina Thom phát hành, Nxb. Philipp Reclam jun. Leipzig,
1983.
Tư tưởng chủ đạo của Kant về triết học pháp quyền trong các tác phẩm
của ông là khẳng định quyền con người xuất phát từ quyền tự nhiên bẩm sinh
(das angeborene Recht) và quyền có được (das erworbene Recht) do pháp luật
ban hành qui định – một bước tiến lớn so với tư tưởng pháp quyền tự nhiên của
thời phục hưng – cận đại. Điều đặc biệt ở Kant là luận giải của ông về khái
niệm “pháp quyền” và “trách nhiệm pháp lý” (die Rechtspflichten). Khác với
cách hiểu thông thường theo nghĩa tiêu cực (chịu sự trừng phạt khi gây ra hậu
quả xấu), trách nhiệm pháp lý ở Kant được hiểu theo nghĩa tích cực là nghĩa vụ
của mỗi người đối với chính mình và với mọi người. Theo đó, với chính mình,
hãy là một con người biết nhận thức về quyền của mình trong mọi quan hệ xã
9
hội. Ln khẳng định giá trị của mình là giá trị của một con người, khơng tự
làm mình chỉ trở thành phương tiện, mà đối với người khác hãy đồng thời là
mục đích. Với mọi người, khơng làm điều gì bất công, phải đối xử đúng luật và
hãy tránh xa những mối liên hệ, những tổ chức gây bất công cho người khác.
Nguồn tài liệu tham khảo về triết học pháp quyền Kant khá đa dạng. Một
trong những tác phẩm quan trọng khái quát tư tưởng triết học của Kant tương
đối hệ thống là tác phẩm “Kants Rechtsphilosophie” (“Triết học pháp quyền
của Kant”) của G.- W. Kuenters, xuất bản năm 1988. Tập hợp những văn bản
liên quan đến tư tưởng pháp quyền Kant, nhà nghiên cứu H. Klenner đã cho ra
đời tác phẩm “Immanuel Kant, học thuyết pháp quyền; tài liệu về triết học
pháp
quyền”
(“Immanuel
Rechtsphilosophie”) xuất bản
Kant,
Rechtslehre;
Schriften
zur
năm 1988, trong đó ơng đi sâu phân tích tư
tưởng pháp quyền tự nhiên của Kant, cụ thể là quyền tự do của con người và
khái niệm “pháp quyền” của Kant.
Những tài liệu khá quan trọng luận bàn trực tiếp về hệ thống pháp quyền
của Kant bao gồm luật tự nhiên và luật ban hành, khẳng định sự tiến bộ của
Kant khi ông vừa kế thừa tư tưởng pháp quyền tự nhiên của các nhà khai sáng
Pháp để lập luận cho quyền tự nhiên của con người, vừa thấy được tầm quan
trọng của luật ban hành trong việc thực thi quyền tự nhiên đó, thể hiện rõ trong
các tác phẩm “Khái niệm của Kant về luật tự nhiên và mối quan hệ giữa tư luật
và công luật” (“Kants Begriff des Naturrechts und das Verhältniss von
privatem und öffentlichem Recht”) của G. Römpp, xuất bản 199; “Luật tự
nhiên và luật ban hành trong triết học pháp quyền Kant”( “Naturrecht und
positives Recht in Kants Rechtsphilosophie”) do R. Dreier chủ biên, xuất bản
năm 1990.
Tư tưởng cơ bản của triết học pháp quyền Kant về vấn đề tự do, quyền
và phẩm giá làm người được trình bày trong nhiều tác phẩm trong đó có các tác
phẩm “Nhân phẩm con người, pháp quyền và nhà nước của Kant: năm sự
10
nghiên
cứu”
(“Menschenwürde,
Recht
und
Staat
bei
Kant:
Fünf
Untersuchungen”) của Dietmar von der Pfordten , Nxb. Mentis-Verlag, xuất
bản năm 2009; “Siêu hình học Kant: cuộc cách mạng trong tư duy lý luận hay
Kant về tự nhiên, Thượng đế và con người” (“Die Metaphysik Immanuel
Kants: Eine Revolution im theoretischen Denken oder Kant über die Natur,
Gott und den Menschen”) của Georg Biedermann, Nxb. Angelika Lenz Verlag,
xuất bản năm 2000; “Sở hữu và lập luận về nhà nước trong siêu hình học đạo
đức Kant”(Eigentum und Staatsbegründung in Kants Metaphysik der Sitten”)
của Rainer Friedrich, Nxb. Gruyter, xuất bản năm 2004;
Nối tiếp truyền thống duy lý từ Kant, tư tưởng pháp quyền Đức thế kỷ
XIX đã đạt tới đỉnh cao của nó với triết học pháp quyền Georg Wilhelm
Friedrich Hegel (1770 – 1831) mà người nâng đỡ nó là Johann Gottlieb
Fichte (1762 – 1814). Trên cơ sở của điều kiện kinh tế - xã hội Đức thời bây
giờ và sự tiếp thu có tính phê phán những mặt cực đoan của triết học pháp
quyền Hegel, triết học pháp quyền của Karl Marx (1818 – 1883) và Friedrich
Engels (1820 - 1895) ra đời, kết thúc một thời kỳ lịch sử rất đáng tự hào của
dân tộc Đức trên lĩnh vực tinh thần.
Các tác phẩm nguyên bản của Johann Gottlieb Fichte về tư tưởng triết
học nói chung và tư tưởng pháp quyền nói riêng được con trai ông - Immanuel
Hermann Fichte – sưu tầm, biên soạn những năm 1845 – 1846, gồm 8 tập, đã
được Nxb. Bayrische Akademie der Wissenschaften, tái xuất bản năm 1971,
trong đó có tác phẩm “Những nền tảng của pháp quyền tự nhiên theo những
nguyên tắc của học thuyết khoa học” (“Grundlage des Naturrechts nach
Prinzipien der Wissenschaftslehre”) - một tác phẩm quan trọng luận bàn về tư
tưởng pháp quyền tự nhiên của Fichte.
Các tác phẩm quan trọng khác của Fichte như “Sự đòi hỏi trở lại của sự
tự do tư tưởng từ những lãnh chúa Châu âu đối với những dân tộc mà họ đã đè
nén cho đến nay”(“Zurückforderung der Denkfreiheit von den Fürsten
11
Europens, die sie bisher unterdrückten”) được Frank – Peter Hansen phát
hành, Nxb. Akademie – Verlag , Berlin, năm 1998; “Về khái niệm học thuyết
khoa học nói chung” (“Űber den Begriff der Wissenschaftslehre überhaupt”)
do Johannes Hirschberger phát hành, Nxb. Herder, Freiburg, năm 1991; “Cơ
sở của toàn bộ học
thuyết khoa học” ( “Grundlage der gesammten
Wisenschaftslehre”) do Schulter Gueter phát hành, Nxb. Campus Verlag,
Frankfurt am Main; “Những ý niệm về triết học của tự nhiên” (“Ideen zu einer
Philosophie der Natur”) (1797), trong: Tủ sách các nhà triết học, do Heinrich
Opitz và Hans Steussloff phát hành, Nxb. Dietz Verlag, Berlin, năm 1988; “Về
linh hồn thế giới, một giả thuyết của vật lý tối cao nhằm giải thích về cơ thể
phổ biến” (“Von der Weltseele, eine Hypothese der hoeheren Physik zur
Erklaerung des allgemeinen Orgasnismus”) (1798), do Manfred Schoeter
phát hành, Nxb. Frankfurt a. Main;“Nhà nước thương mại khép kín. Một phác
thảo triết học như là sự bổ sung cho học thuyết về luật và là sự thử nghiệm về
một chính sách chính trị trong tương lai” (“Der geschlossene Handelsstaat.
Ein philosophischer Entwurf als Anhang zur Rechtslehre und Probe einer
kuenftig zu liefernden Politik”) (1800) do Kutschera Franz phát hành, Nxb.
Deutscher Verlag der Wissenschaften, Berlin, năm 1982. “Hệ thống của học
thuyết đạo đức” (“Das System der Sittenlehre”) do Immanuel Hermann Fichte
phát hành, Nxb. Bayrische Akademie der Wissenschaften, 1971, t.2; “System
des transzendentalen Idealismus” (“Hệ thống chủ nghĩa duy tâm tiên
nghiệm”) (1800), do Wener Juergen phát hành, Nxb. Frankfurt am Main,
1982; “Hệ thống của học thuyết pháp quyền” (“Das System der Rechtslehre”)
(1812), do Richard Schottky phát hành, Hamburg, 1980.
Tư tưởng cơ bản của triết học pháp quyền Fichte trong các tác phẩm của
ông là vấn đề tự do và cùng với nó là quyền tự nhiên của con người. Một trong
những tác phẩm có ý nghĩa quan trọng trong tư tưởng triết học pháp quyền của
Fichte là tác phẩm “Những nền tảng của pháp quyền tự nhiên theo những
12
nguyên tắc của học thuyết khoa học” (“Grundlage des Naturrechts nach
Prinzipien der Wissenschaftslehre” (1796). Trong tác phẩm này Fichte đã đề
cập đến những nội dung cơ bản của triết học pháp quyền (khái niệm pháp
quyền, quan hệ pháp quyền, hệ thống pháp luật…), đặc biệt là quyền nguyên
thủy (Urrecht) của con người theo lập luận của những nguyên tắc khoa học
chung. Một trong những ngun tắc đó là: cái Tơi khơng thể tồn tại nếu khơng
có cái Khơng - Tơi, hay cái Tôi bị giới hạn bởi cái Tôi khác. Vận dụng nguyên
tắc trên vào lĩnh vực pháp quyền, Fichte đã lập luận rằng mỗi cá thể (tức chủ
thể - Subjektivitaet) khơng thể tồn tại nếu khơng có sự tồn tại của những cá thể
khác (cái liên chủ thể – Intersubjektiviaet) và tự do của mỗi cá thể cần sự tồn
tại (bị giới hạn bởi) tự do của những cá thể khác.
Trong tác phẩm “Nhà nước thương mại khép kín. Một phác thảo triết
học như là sự bổ sung cho học thuyết về luật và là sự thử nghiệm về một chính
sách chính trị trong tương lai” (“Der geschlossene Handelsstaat. Ein
philosophischer Entwurf als Anhang zur Rechtslehre und Probe einer künftig
zu liefernden Politik”) (1800), Fichte đã trình bày một mơ hình nhà nước lý
tính (Vernunftstaat) với những những đạo luật và cách thức sản xuất cụ thể để
mỗi con người đang sống là một công dân thực sự của nhà nước đó và mỗi sản
phẩm do cơng việc làm ra thuộc vào khối lượng của vòng luân chuyển chung.
Một nhà nước mà sự phân công lao động giữa các nghành nghề phải phù hợp
với năng lực tự nhiên và mỗi người đều phải có việc để tồn tại xứng đáng với
nhân phẩm của một con người.
Từ sự phân tích mối quan hệ giữa tự do và quyền, giữa quyền và luật
trong tác phẩm “Hệ thống của học thuyết pháp quyền” (“Das System der
Rechtslehre”) (1812), Fichte kết luận rằng “pháp luật nhất thiết phải là một
tổng thể (eine Allheit), và chỉ những cá thể mà ý chí của anh ta tự giác phục
tùng pháp luật mới thuộc vào tổng thể đó.” Một nguyên tắc quan trọng nhất
trong quan hệ pháp quyền, theo Fichte, là “tất cả cần phải được tự do và không
13