Tải bản đầy đủ (.ppt) (305 trang)

Phân tích hoạt động kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 305 trang )

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
“PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH”

GS.TS. Bùi Xuân Phong

Khoa Quản trị kinh doanh 1

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật,
hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ
phận cấu thành của sự vật hiện tượng đó.
Trong lĩnh vực tự nhiên, việc chia nhỏ này
được tiến hành với những vật thể bằng các
phương tiện cụ thể
Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, các hiện tượng
cần phân tích chỉ tồn tại bằng những khái niệm
trừu tượng. Do đó, việc phân tích phải thực hiện
bằng những phương pháp trừu tượng
Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các
hiện tượng, các quá trình và các kết quả hoạt
động kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu
thành, trên cơ sở đó, dùng các phương pháp
liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm


rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của
các hiện tượng nghiên cứu
Phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả của quá
trình hoạt động kinh doanh.
Kết quả hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng phân
tích có thể là kết quả riêng biệt của từng khâu, từng giai
đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh
2. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh
Nội dung chủ yếu của phân tích hoạt động kinh
doanh là các hiện tượng, các quá trình kinh doanh đã
hoặc sẽ xẩy ra trong các đơn vị, bộ phận và doanh nghiệp
dưới sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách
quan. Các hiện tượng, các quá trình kinh doanh được thể
hiện bằng một kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể được
biểu hiện bằng các chỉ tiêu.
3. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả của
từng khâu riêng biệt, cũng có thể là kết quả tổng
hợp của quá trình hoạt động kinh doanh. Khi phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh phải hướng vào
kết quả thực hiện các định hướng, mục tiêu và
phương án đặt ra.
4. Vai trò và yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh
Vai trò
- Là một công cụ quả lý kinh tế có hiệu quả các hoạt động
của doanh nghiệp.
-
Đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu phản ánh
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Xem xét việc thực hiện các mục tiêu hoạt động kinh

doanh, những tồn tại, nguyên nhân khách quan, chủ quan
và đề ra biện pháp khắc phục nhằm tận dụng một cách
triệt để thế mạnh của doanh nghiệp.
- Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là những
căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch
định chiến lược phát triển và phương án hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả
- Chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ
thể với sự tham gia cụ thể của từng bộ phận chức
năng của doanh nghiệp.
- Là công cụ quan trọng để liên kết mọi hoạt động của
các bộ phận cho hoạt động chung của doanh nghiệp
được nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao.
- Giúp các nhà đầu tư quyết định hướng đầu tư và các
dự án đầu tư
Tóm lại PTHĐKD là điều hết sức cần thiết và có vai trò quan
trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với HĐKD, là
cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương
hướng phát triển của các DN
- Tính đầy đủ: Nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc
rất nhiều vào sự đầy đủ nguồn tài liệu phục vụ cho công tác
phân tích. Tính đầy đủ còn thể hiện phải tính toán tất cả các
chỉ tiêu cần thiết thì mới đánh giá đúng đối tượng cần phân
tích.

Yêu cầu
- Tính chính xác: Chất lượng của công tác phân tích
phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác về nguồn số
liệu khai thác; phụ thuộc vào sự chính xác lựa chọn

phương pháp phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích.
- Tính kịp thời: Sau mỗi chu kỳ HĐKD phải kịp thời tổ
chức phân tích đánh giá tình hình hoạt động, kết
quả và hiệu quả đạt được, để nắm bắt những mặt
mạnh, những tồn tại trong HĐKD, thông qua đó đề
xuất những giải pháp cho thời kỳ HĐKD tiếp theo có
kết quả và hiệu quả cao hơn.
Để đạt được các yêu cầu trên, cần tổ chức tốt công tác
phân tích hoạt động kinh doanh phù hợp với loại hình, điều
kiện, quy mô hoạt động kinh doanh và trình độ quản lý của
doanh nghiệp. Phải thực hiện tốt các khâu:
+ Chuẩn bị cho quá trình phân tích
+ Tiến hành phân tích
+ Tổng hợp, đánh giá công tác phân tích

1.2 LOẠI HÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Theo thời điểm phân tích:
+ Phân tích trước kinh doanh: là PT khi chưa tiến hành
KD như PT dự án, phân tích kế hoạch... Tài liệu sử dụng
PT là các bản luận chứng, bản thuyết trình về hiệu quả dự
án, các bản kế hoạch. Mục đích nhằm dự báo, dự đoán cho
các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai, để cung cấp
thông tin cho công tác xây dựng kế hoạch.
+ Phân tích hiện hành: là PT đồng thời với quá trình KD nhằm
xác minh tính đúng đắn của phương án KD, của dự án đầu
tư, của công tác kế hoạch, đồng thời điều chỉnh kịp thời
những bất hợp lý trong phương án KD, trong dự án đầu tư
và trong kế hoạch của DN
+ Phân tích sau kinh doanh: là PT kết quả HĐKD nhằm đánh
giá hiệu quả của phương án KD , dự án đầu tư, của việc

hoàn thành kế hoạch KD của DN, xác định những nguyên
nhân ảnh hưởng đến kết quả HĐKD
Theo thời hạn phân tích:
+ Phân tích nghiệp vụ (hàng ngày): nhằm đánh giá sơ bộ kết
quả kinh doanh theo tiến độ thực hiện, phục vụ kịp thời cho lãnh
đạo nghiệp vụ kinh doanh .
+ Phân tích định kỳ (quyết toán): là phân tích theo thời hạn ấn
định trước không phụ thuộc vào thời hạn và tiến độ kinh doanh
nhằm đánh giá chất lượng kinh doanh trong từng thời gian cụ
thể.

Theo nội dung phân tích gồm :
+ Phân tích chuyên đề: là PT vào một bộ phận hay một
khía cạnh nào đó của KQKD như phân tích sử dụng lao
động, vốn, tài sản, hiệu quả KD, hiệu quả của công tác quản
lý . . .nhằm làm rõ tiềm năng, thực chất của HĐKD để cải
tiến và hoàn thiện từng bộ phận, tứng khía cạnh đó.
.
+ Phân tích toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh: là PT,
đánh giá tất cả mọi mặt của kết quả trong mối liên hệ
nhân quả giữa chúng nhằm xem xét mối quan hệ và tác
động ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
Theo phạm vi phân tích có :
+ Phân tích điển hình: là phân tích chỉ giới hạn phạm vi ở
những bộ phận đặc trưng như bộ phận tiên tiến, bộ phận lạc
hậu, bộ phận trọng yếu, ...
+ Phân tích tổng thể: là phân tích kết quả kinh doanh trên
phạm vi toàn bộ, bao gồm các bộ phận tiên tiến, bộ phận lạc
hậu trong mối quan hệ với các bộ phận còn
Theo lĩnh vực và cấp quản lý:

+ Phân tích bên ngoài: là phân tích nhằm đáp ứng yêu
cầu quản lý cấp trên hoặc các ngành chuyên môn có
liên quan như ngân hàng, tài chính, kế hoạch,...
+ Phân tích bên trong: là phân tích chi tiết theo yêu
cầu của quản lý kinh doanh doanh nghiệp
1.3 CƠ SỞ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Nghiên cứu PTHĐKD được đặt trong mối quan hệ qua lại
chặt chẽ của các hiện tượng, các quá trình KT..

Nghiên cứu PTH KDĐ phải chú ý xem xét mâu thuẫn nội
tại, có các biện pháp giải quyết những mâu thuẫn đó

Nghiên cứu PTHĐKD phải được tiến hành trong quá trình
phát triển tất yếu của các hiện tượng, các quá trình kinh tế.
1 4. NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
- Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông
qua các chỉ tiêu kinh tế
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm
các nguyên nhân gây nên ảnh hưởng của các nhân tố đó
- Đề xuất giải pháp nhằm khai thác triệt để tiềm năng và
khắc phục những tồn tại của quá trình hoạt động kinh doanh
- Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã
định:
1.5. CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH
1. Khái niệm
Chỉ tiêu phân tích là những khái niệm nhất định
phản ánh cả số lượng, mức độ, nội dụng và hiệu qủa
kinh tế của một hiện tượng kinh tế, một quá trình kinh
tế toàn bộ hay từng mặt cá biệt hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp.
- Nội dung của chỉ tiêu biểu hiện bản chất kinh tế
của các hiện tượng, các quá trình kinh tế, do đó nó
luôn luôn ổn định
- Giá trị về con số của chỉ tiêu biểu thị mức độ đo
lường cụ thể, do đó nó luôn biến đổi theo thời gian và
không gian cụ thể


×