SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRUNG TÂM GDTX MƯỜNG KHƯƠNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA HỌC
VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
MƯỜNG KHƯƠNG
Môn: Ngữ văn
Tên tác giả: Lê Thị Phương Linh
Giáo viên môn: Ngữ văn
Chức vụ: Giáo viên
Năm học 2011-2012
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mác và Ăng-ghen đã khẳng định: Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã
hội và trong mối quan hệ ấy con người phải hoạt động và giao lưu với nhau để thúc
đẩy xã hội phát triển. Để việc hoạt động và giao lưu đạt kết quả như mong muốn thì
tự mỗi người phải nỗ lực hết mình và sự nỗ lực ấy sẽ không thể có nếu mỗ
i người
không tự tạo cho mình sự hứng thú tham gia vào các hoạt động xã hội. Vì vậy có
thể khẳng định rằng hứng thú có ý nghĩa thúc đẩy và kích thích hoạt động của con
người, đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả cao. Hứng thú học tập là một trong rất
nhiều loại hứng thú của chủ thể con người. Có hứng thú thì việc học tập của học
viên sẽ đạt kết quả
cao hơn bình thường. Hứng thú không những có tác dụng giáo
dục học viên về mặt trí dục mà còn giúp cho học viên phát triển toàn diện về các
mặt khác.
Hiện nay Ngữ văn là một trong những môn học chính trong nhà trường. Nó
được coi là một môn nghệ thuật mang tính khoa học. Đó là một loại hình nghệ
thuật phản ánh chân thực cuộc sống bằng hình tượng thông qua ngôn ngữ, góp
phần bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, hình thành kĩ nă
ng giao tiếp,
ứng xử làm phong phú tâm hồn và vẻ đẹp nhân cách cho người học.
Xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thì nhu
cầu về đời sống tinh thần ngày càng phong phú, đa dạng. Khi còn cuộc sống tinh
thần, con người còn có nhu cầu thẩm mĩ, chú trọng đến tình cảm thì văn học lại
càng có sức sống bền vững. Nó được coi là thứ “vũ khí vô song” bởi “văn học là
nhân học”; dạy vă
n là dạy cách làm người.
Những năm qua, ngành giáo dục đã chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó có môn Ngữ văn. Tuy nhiên điều khiến
cho những giáo viên dạy văn thấy trăn trở, băn khoăn đó là hiện nay học viên
thường tìm đến với các môn học tự nhiên như một như cầu tất yếu
để thuận lợi cho
công việc sau này. Nhiều em cho rằng Ngữ văn là môn khoa học xã hội nên tính
ứng dụng không cao, dẫn đến tình trạng chán học văn, thậm chí học mang tính
chiếu lệ, đối phó. Số học viên thích học văn đang ít dần đi. Bên cạnh đó, đa số phụ
huynh học viên lại định hướng cho con em mình chọn lựa các môn tự nhiên. Bởi
theo họ, như thế thì sẽ dễ dàng tìm được chỗ đứng trong tương lai.
Vì vậy, việc đổi mới dạy học trong đó có đổ
i mới dạy học môn Ngữ Văn
nhằm nâng cao năng lực học tập cho học viên để các em cảm nhận được cái hay,
cái đẹp, biết yêu thương chia sẻ với cuộc đời từ trong mỗi trang sách là điều hết sức
cần thiết. Đó chính là cơ sở nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học viên, khơi
dậy niềm đam mê tìm về với văn học, tìm về v
ới dòng chảy của truyền thống.
Luận ngữ viết: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không
bằng say mà học”. Vậy cảm xúc say mê chính là động lực thúc đẩy, nuôi dưỡng sự
cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi người.
Vì thế với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học
viên, hơn ai hết giáo viên phải tìm m
ọi biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực
sáng tạo của người học, gây được cảm xúc hưng phấn, khơi dậy hứng thú học tập ở
học viên.
Hơn nữa, hiện nay đứng trước cơn lốc của cơ chế thị trường, nhiều giá trị
nhân văn có nguy cơ bị xói mòn, mai một. Từ thực tế đó, đòi hỏi người giáo viên
nói chung và người giáo viên dạy Ngữ
văn nói riêng phải nhận thức được những
thử thách khốc liệt đang chờ đón phía trước. Bối cảnh đó cũng khiến cho con
đường dẫn dắt học viên tiếp cận tác phẩm văn chương, tìm hiểu các giá trị truyền
thống càng trở nên nhọc nhằn hơn và đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn phải có nghệ
thuật cao hơn, linh hoạt hơn về phương pháp mớ
i có thể tạo được hứng thú cho học
viên trong những giờ học.
Có thể nói, cốt lõi của việc tạo hứng thú cho học viên học tập các môn học
nói chung và môn Ngữ văn nói riêng là đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo
hướng “tích cực hóa”, lấy hoạt động học tập của học viên làm trung tâm, học trò là
người chủ động khám phá, lĩnh hội kiến thức, người thầy đóng vai trò là ngườ
i tổ
chức, chỉ đạo. Vì vậy việc nghiên cứu nhằm khơi dậy hứng thú học tập của học
viên trong dạy học Ngữ văn là đòi hỏi cần thiết của lý luận và thực tiễn dạy học.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp một phần nhỏ bé
vào việc hình thành cho học viên sự hứng thú, tìm tòi, tích cực học tập, khao khát
khám phá kiến thức nhằm
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội đối với
lớp trí thức trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, tôi quyết định chọn đề tài:
“Tìm hiểu hứng thú học tập môn Ngữ văn của học viên tại Trung tâm
Giáo dục thường xuyên Mường Khương”.
Mặc dù có rất nhiều ý kiến bàn về vấn đề này, nhưng trong phạm vi đề tài
này chúng tôi đưa ra một số
kinh nghiệm đã sử dụng trong thực tế giảng dạy mà
theo tôi đã ít nhiều tạo được hứng thú cho học viên trong việc học tập môn Ngữ
Văn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích của tôi khi nghiên cứu vấn đề này là tìm hiểu hứng thú học tập
môn Ngữ Văn của học viên Trung tâm GDTX Mường Khương để thấy được
thực trạng, nguyên nhân và các điều kiện ả
nh hưởng tới việc học văn của học
viên, từ đó đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Văn để nâng cao
chất lượng học tập môn Văn cho học viên Trung tâm.
Mặt khác tôi cũng mong thông qua đề tài này sẽ tạo ra được những ý tưởng
tốt bồi dưỡng tâm hồn cho các học viên. Như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng
nói: “Học văn là làm cho tâm hồ
n mỗi con người phong phú thanh cao và yêu
đời hơn, người học văn sẽ có ý thức được và không bao giờ là người thô lỗ cục
cằn’’.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM:
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Tìm hiểu về hứng thú và các biện pháp gây hứng thú trong việc dạy và học
môn Ngữ văn ở Trung tâm GDTX Mường Khương.
2. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Học viên Trung tâm GDTX Mường Khương
+ Học viên lớp 11A ( gồm 18 học viên)
+ Học viên lớp 12B ( gồm 33 học viên)
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp đối chứng.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp kiểm tra.
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
1. Phạm vi nghiên cứu:
Tìm hiểu hứng thú học tập môn Ngữ văn của học viên Trung tâm GDTX
v
ới các nội dung chính:
+ Những biểu hiện của hứng thú học văn
+ Các biện pháp gây hứng thú cho học viên.
- Nghệ thuật lên lớp của giáo viên.
- Lồng ghép một số trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở Trung tâm GDTX.
2. Kế hoạch nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Trong năm học 2010-2011 và học kì I năm học
2011-2012.
+ Bắt đầu: tháng 9 năm 2010
+ Kết thúc: tháng 12 năm 2011
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Ngày nay, khi nhân loại đang vững bước tiến vào thế kỉ 21, với ánh sáng
của văn minh tiến bộ thì con đường của giáo dục càng khẳng định được vai trò
quan trọng của mình. Đúng như Jacques Delors đã nói: “Giáo dục là một trong
những công cụ mạnh nhất mà chúng ta có trong tay để đào tạo nên tương lai”.
Cùng với sự đổi mới đó, đòi hỏi nền giáo dục nước ta có sự hóa thân, lộ
t xác
để bắt kịp thời đại. Vì thế, Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của toàn
Đảng, toàn dân và giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” (Nghị
quyết TW II - Khóa VIII).
Luật Giáo dục Điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
từng lớp học, môn học; b
ồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin năm 1998,
hứng thú có hai nghĩa, đó là “Biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách
thỏa mãn, tạo ra khoái c
ảm, thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện”
và “hứng thú là sự ham thích”.
Qua khái niệm trên ta thấy rằng: hứng thú có nghĩa là tâm trạng vui vẻ, thích
thú, hào hứng của con người đối với một hoạt động nào đó.
Khi có được sự say mê, thích thú con người sẽ làm việc có hiệu quả hơn, dễ
thành công và thành công nhanh hơn, bởi lẽ hứng thú còn chính là động lực thúc
đẩy hoạt động của con người đ
i sâu vào bản chất của đối tượng nhận thức mà
không dừng lại ở bề ngoài của hiện tượng, nó đòi hỏi con người phải hoạt động tích
cực, chịu khó tìm tòi hoặc sáng tạo. Hứng thú có nhiều tác dụng trong cuộc sống
nói chung và trong dạy học nói riêng.
*Trong cuộc sống:
- Hứng thú có tác dụng chống lại sự mệt nhọc và những cảm xúc tiêu cực,
duy trì trạng thái tỉnh táo ở con người.
- Hứng thú định hướng và duy trì tính tích cực của con người, làm con người
chịu khó tìm tòi và sáng tạo.
- Hứng thú đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển và hình thành nhân cách
con người, nó tạo nên khả năng cho hoạt động trí tuệ, thẩm mỹ và các dạng hoạt
động khác.
- Hứng thú làm cho con người xích lại gầ
n nhau hơn.
* Trong dạy học:
Dạy học là một nghệ thuật đặc biệt không hề giống với bất kỳ một ngành
nghề nào, vì với những nghề khác khi làm sai bạn có thể sửa chữa ngay lập tức,
nhưng nghề dạy học không thể sửa chữa sai lầm ngay được mà có khi sai lầm đó sẽ
ám ảnh bạn suốt cuộc đời. Vả lại, làm nghề gì trình
độ yếu cũng nguy hiểm nhưng
giáo viên yếu là nguy hiểm nhất, vì theo sau đó là cả một thế hệ dốt nát. Vì thế mà
trở thành giáo viên giỏi là điều rất cần thiết, không chỉ cho học viên, các thầy cô
giáo mà cần cho tương lai của cả một dân tộc.
Theo William A. Ward thì:
“ Người thầy trung bình chỉ biết nói,
Người thầy giỏi biết giải thích,
Người thầy xuất chúng biết minh họa,
Người th
ầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”
Từ đó ta thấy việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học viên là
yếu tố không thể thiếu. Bởi lẽ: “Chúng ta không thể dạy ai làm bất cứ điều gì,
chúng ta chỉ có thể giúp họ khám phá điều đó” (Theo Galileo Galilei).
Cho nên, nếu giáo viên khơi dậy được sự hứng thú, say mê cho học viên thì
sẽ tạo ra động cơ học tập giúp các em vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để
đạt kết
quả học tập tốt nhất, khi đó các em sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ động và tự
giác, không bị ép buộc,
Khi hứng thú học tập, trong tiết học các học viên sẽ:
- Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung câu trả lời của bạn,
thích phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề nêu ra.
- Hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giả
i thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ ràng.
- Chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, tập
trung chú ý vào vấn đề đang học.
- Kiên trì hoàn thành bài tập, không nản chí trước những tình huống khó
khăn
Hứng thú còn giúp học viên tích cực học tập qua những cấp độ từ thấp đến
cao:
- Bắt chước: gắng sức làm theo các mẫu hành động của thầy, của bạn
- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết
khác nhau về một vấn đề
- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.
Tóm lại, khi học viên hứng thú với bài học, với môn học sẽ tạo không khí
thi đua học tậ
p sôi nổi, tích cực, say mê nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi đây chính là
một trong những tiền đề dẫn đến sáng tạo và tài năng và chúng tôi tin rằng quá
trình dạy học nhất định sẽ đạt được kết quả cao.
“Hứng thú, ham mê học tập là một trong những nguồn gốc chủ yếu nhất của việc
học tập có kết quả cao, là con đường dẫn đến sáng tạo và tài năng.”
(Viện KHGD - “ Một s
ố vấn đề lý luận và thực tiễn”.)
Tóm lại, hứng thú là một phương tiện dạy học có hiệu quả. Và người giữ vai
trò quyết định tạo ra hứng thú trong quá trình dạy học không ai khác chính là người
thầy.
Vì thế thầy giáo nói riêng và những người làm công tác giáo dục nói chung
phải không ngừng tìm ra các biện pháp gây hứng thú cho học viên trong mọi hoạt
động học tập và giáo dục, có như vậy mới phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo
của người học, hướng trọng tâm vào học viên, tạo tính tự giác học tập, tự học, tự
nghiên cứu trong học viên, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Chúng ta thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại nhiều kết
quả khả quan, tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc dạy và học môn Ngữ văn
ở các Trung tâm GDTX chưa đạt được yêu cầu chất lượng và hiệu quả như mong
muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, cả chủ quan lẫn khách quan, có
thể nêu ra
đây những nguyên nhân cơ bản:
*Về phía giáo viên:
Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học
bộ môn Ngữ văn hiện nay trong các Trung tâm GDTX, từ việc thiết kế chương
trình chưa hợp lý: nặng về lý thuyết thiếu thực hành đã gây nhàm chán và lãng phí
thời gian mà lại không phát huy sự tìm tòi khám phá những điều mới mẻ của học
viên; việc thiếu thốn về trang thiết bị dạ
y học như tranh ảnh minh họa, đồ dùng trực
quan, dụng cụ nghe nhìn, tài liệu tham khảo cho giáo viên cũng như học viên
khiến cho việc áp dụng dạy học theo phương pháp mới gặp nhiều khó khăn và một
trong những nguyên nhân quan trọng nữa là việc vận dụng đổi mới phương pháp
vào giảng dạy ở môn Ngữ văn chưa đáp ứng yêu cầu. Chính vì thế, dẫn đến việc
dạy - họ
c chay tràn lan, đơn điệu, nặng về thuyết giảng một chiều, để trò ghi chép
rồi học thuộc ý của thầy. Cách học theo lối thụ động đó không gây được sự hào
hứng tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ trong mỗi giờ học. Vì thế, những kiến
thức thu nhận được trở nên hời hợt, vay mượn, không thấm sâu vào trí tuệ, tâm hồn
người học.
*Về phía họ
c viên:
Tất cả chúng ta đều thấy rõ một điều, hiện nay dù học viên đã học bậc
THPT vẫn còn tình trạng một số học viên chưa đọc thông viết thạo. Đây là một trở
ngại khá lớn khi các học viên lại tiếp tục phải tìm hiểu, khám phá những kiến thức
cao hơn, rộng lớn hơn, trừu tượng hơn.
Và phải thừa nhận một thực tế là
đa số học viên hiện nay không thích học
môn Ngữ văn, không có hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức văn chương.
Riêng đối với Trung tâm GDTX Mường Khương chất lượng đầu vào nhìn
chung khá thấp so với mặt bằng chung của các trường trong huyện Mường
Khương. Hơn nữa đa phần đối tượng học viên Trung tâm là những người lớn tuổi,
phải vừa học vừa làm nên không có đủ thời gian, đi
ều kiện học tập. Do vậy, đa số
học viên có khả năng tư duy còn rất hạn chế, hầu như các học viên chưa có tư duy
sáng tạo, tư duy logic. Vì vậy khi học các môn học trong nhà trường, học viên dù
đã cố gắng song việc lĩnh hội còn rất khó khăn, với riêng bộ môn Ngữ văn do tính
đặc thù đó là một môn học nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của mỗi
ng
ười học viên, môn học mà chất liệu là ngôn từ với những hàm nghĩa sâu xa nên
việc tiếp nhận môn học này càng khó khăn hơn. Chính điều này mà học viên của
chúng ta bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp thu và cảm thụ tác phẩm văn chương .
Hơn nữa, học viên lại có thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ
và tái hiện một cách máy móc những gì giáo viên truyền đạt. Điều này đã thủ tiêu
óc sáng tạ
o, suy nghĩ của người học, biến học viên thành những người quen suy
nghĩ và diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn của người khác.
Do đó, học viên trở thành những con người lệ thuộc vào sách vở, học viên không
hào hứng và không quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể,
cho nên khi nói và viết học viên gặp rất nhiều khó khăn.
Bản thân là giáo viên dạy Vă
n, tôi luôn băn khoăn trăn trở là làm sao học
viên của mình luôn yêu thích môn Ngữ văn, làm sao để chất lượng học tập môn
Ngữ văn của học viên được cải thiện hơn và điều quan trọng là làm sao các học
viên biết tự bộc lộ mình, nói lên được những suy nghĩ trước tập thể và trong những
trang viết của mình. Và làm sao trong mỗi tiết giảng luôn để lại cho học viên những
ấn tượng khó quên, bởi chính học viên là người đã tìm tòi, khám phá ra những cái
hay, cái đẹp của giá trị tác phẩm văn chương.
Xuất phát từ thực trạng học tập môn Ngữ văn hiện nay, từ thực tế giảng dạy
của bản thân mình, tôi mong rằng đề tài này sẽ được sự đón nhận của đồng nghiệp
và hy v
ọng phần nào sẽ cải thiện được thực trạng dạy và học Ngữ văn hiện nay.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC
NGỮ VĂN.
1. Gây hứng thú bằng nghệ thuật lên lớp của giáo viên:
1.1. Tác động vào tình cảm học viên là biện pháp rất quan trọng để
gây hứng thú học tập Ngữ văn
Đồng chí Lê Duẩn từng nói: “Thầy giáo không chỉ dạy cho học trò b
ằng
những công thức, bằng những câu, những từ có sẵn mà phải dạy bằng tất cả
tâm hồn mình”.
Đúng vậy, để học viên có thể chủ động, tích cực, tự giác đặc biệt có hứng
thú với môn học thì trước hết giáo viên phải truyền dạy tri thức bằng tất cả trái
tim và lòng tâm huyết của mình, phải đề học viên cảm nhận được tâm hồn mình
trong mỗi bài gi
ảng. Sự quan tâm, lòng nhiệt tình của giáo viên nhất định sẽ
được học trò đáp lại một cách xứng đáng mà trước tiên là thái độ hứng thú trong
việc học tập môn này, là sự nỗ lực vượt khó (vượt qua chính mình, những mặc
cảm, tự ti, khó khăn trong cuộc sống ) và cuối cùng là đạt kết quả cao trong
học tập. Do đó, mỗi giáo viên cần tâm niệm: Một giáo viên mãi cũng chỉ là một
giáo viên, nhưng sẽ là mộ
t thầy giáo, một nhà giáo vĩ đại nếu có thể làm thay
đổi được cuộc đời của học viên theo hướng tích cực.
Muốn vậy giáo viên học
tập và rèn luyện về tri thức, phương pháp, kĩ năng dạy học và nhân cách, tâm
hồn của mình. Đó là những điều tối cần thiết cho sự nghiệp trồng người để xứng
đáng với nghề nghiệp "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề
cao quý".
1.2. Gây hứng thú học Ngữ văn bằng cách xây dựng không khí lớp học
Ngạn ngữ Đức có câu “Bắt đầu làm việc bằng sự nghỉ ngơi”
Đúng vậy, Trong mọi công việc, 40 phút làm việc và 5 phút để thư giãn sẽ
mang lại kết quả lớn so với 45 phút làm việc liên tục bị gò bó. Huống chi đối với
việc học - công việc liên quan đến trí óc và thường làm chúng ta mệt mỏi về tinh
thần. Chỉ có s
ự nhiệt tình, tổ chức điều khiển giờ dạy một cách khoa học, sinh động
của giáo viên mới kích thích sự hứng thú học tập trong học viên. Từ đó, tạo ra bầu
không khí tích cực thi đua giữa các học viên. Bầu không khí chung của lớp học đầy
tinh thần bác ái, hài hòa và say sưa cũng góp phần rất lớn tạo ra sự thành công của
tiết học.
Như vậy, không khí lớp học có ý nghĩa quy
ết định đối với việc nâng cao chất
lượng dạy học, cảm xúc tích cực sẽ làm tăng hiệu suất của hoạt động nhận thức
trong học viên.
Cho nên, giáo viên phải biết cách mang một không khí thoải mái vào lớp
học. Giáo viên có thể tạo không khí lớp học bằng các chuyện vui, các câu thơ, câu
văn hay hình thức đố vui có liên quan đến nội dung bài học; bằng các tranh vẽ, sơ
đồ để gợi hứng thú, trí tò mò muố
n khám phá bài học cho học viên.
Vì thế, trong một tiết dạy, chỉ cần một ví dụ thực tế gắn với bài giảng, một
mẩu chuyện về nhà văn sẽ làm cho bầu không khí học tập thay đổi ngay; học viên
sẽ bị cuốn hút vào những giai thoại mà giáo viên kể.Và như thế lớp học sẽ sôi động
hẳn lên, học viên sẽ hứng thú và tiếp thu bài tốt hơn.
Chính sự chú ý, hứ
ng thú do không khí lớp mang lại sẽ kích thích các học
viên tích cực làm việc hơn, quá trình tư duy sẽ được thúc đẩy. Nhờ đó kiến thức
của học viên sẽ được mở rộng và đi sâu vào bản chất của vự việc, hiện tượng; kết
quả là học viên nhanh hiểu bài và nhớ bài lâu hơn.
1.3. Tạo cho học viên cảm giác hưng phấn, thoải mái trong học Ngữ văn
bằng sự phong phú đa d
ạng, luôn thay đổi về phương pháp.
Giáo viên luôn thay đổi về phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học,
tạo nên sự phong phú đa dạng trong các hoạt động của quá trình dạy học sẽ làm cho
học viên cảm thấy thoải mái, không bị ức chế về mặt tâm lí bởi sự nhàm chán, mệt
mỏi vì sự đơn điệu tẻ nhạt.
Ví dụ: Khi dạy phần Tiểu dẫn của bài “ Sóng” - Xuân Quỳnh, sách giáo
khoa Ngữ văn 12, t
ập I, thay vì dùng phương pháp vấn đáp (hỏi và ghi chép), giáo
viên ghi sẵn trên bảng và bỏ ngỏ những ý chính sau:
1.Tác giả:
a. Cuộc đời:
- Năm sinh: , năm mất
- Tên khai sinh:
- Quê quán:
- Xuất thân trong gia đình:
- Sự kiện tiêu biểu trong cuộc đời:
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Các tác phẩm chính:
- Phong cách nghệ thuật thơ:
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ:
Giáo viên yêu cầu học viên điền vào chỗ
còn trống. Học viên thay nhau làm
theo yêu cầu của giáo viên. Lớp học sẽ sinh động và học viên hứng thú học tập
hơn. Từ đó, ta thấy rằng các học viên sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn nếu trong giờ
học có sự xen kẽ nhau giữa các hoạt động dạy học.
1.4. Kích thích hứng thú học viên học Ngữ văn bằng các tình huống có
vấn đề.
Dạy h
ọc theo tình huống là giáo viên không trình bày đơn thuần nội dung bài
học mà sắp xếp lại tài liệu dạy sao cho toàn bộ bài giảng là vấn đề lớn được chia
thành một số vấn đề nhỏ có liên quan chặt chẽ với nhau, rồi kích thích hứng thú
cho học viên và khéo léo đưa các học viên vào những tình huống có vấn đề. Từ đó
mà bắt đầu những phần của bài giảng. Và như thế, hứng thú sẽ được duy trì đến khi
nào chưa tìm ra được câu trả lời.
Ví dụ: Khi dạy tác phẩm “Chí Phèo”- sách Ngữ văn 11, tập I, giáo viên đặt ra
những tình huống có vấn đề:
- Tạ
i sao Nam Cao lại để cho 3 con chó “lên tiếng” đáp lại tiếng chửi của
Chí Phèo?
- Tại sao Nam Cao lại xây dựng nhân vật thị Nở xấu ma chê, quỷ hờn như
vậy?
Tập luyện cho học viên biết giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp
trong học tập không những tạo nên sự hưng phấn mà chính là chuẩn bị cho các em
khả năng sáng tạo, giải quyết các v
ấn đề trong thực tế cuộc sống.
1.5. Gắn bài giảng với thực tế cuộc sống là một trong những biện
pháp gây hứng thú học tập môn Ngữ văn.
Việc gắn nội dung bài giảng với thực tế cuộc sống là một trong những biện
pháp gây hứng thú học tập môn Ngữ văn. Bởi lẽ giáo viên chỉ mải mê với những lí
thuyết khô khan mà xa rời thực t
ế thì bài học sẽ thiếu tính thực tiễn, mất đi tính
thuyết phục và sự lôi cuốn, không kích thích được hứng thú học tập của học viên.
Lúc này, Ngữ văn đối với học viên chỉ còn là một môn học bắt buộc, xa lạ Trong
khi đó, Ngữ văn lại có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn, với tâm hồn học viên.
Vì vậy, gắn dạy học với thực t
ế cuộc sống không những có tính chất bắt buộc trong
dạy học Ngữ văn mà còn rất cần thiết để gây hứng thú học tập cho học viên.
Ví dụ: Khi dạy bài “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” - sách Ngữ văn 11 -
tập I, ngoài những bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên yêu cầu học viên viết một
bài phỏng vấn thầy cô về công việc dạy học ở trung tâm hoặc viết bài phỏng v
ấn
bạn cùng lớp về việc thực hiện nề nếp sẽ tạo cho học viên sự tự tin, yêu thích môn
học đồng thời làm cho mối quan hệ giữa thầy và trò, trò với trò gần gũi, thân thiện
hơn.
1.6. Ứng dụng tin học vào dạy học Ngữ văn để gây hứng thú.
“Văn học là nhân học”, môn Ngữ văn không chỉ cung cấp cho học viên kiến
thức về văn chương mà còn mang một sứ mạng cao cả là bồi dưỡng tâm hồn, nhân
cách cho học viên. Vậy mà trên thực tế, học viên ngày nay lại thờ ơ với môn Văn.
Điều đó khiến cho giáo viên môn Ngữ văn không tránh khỏi những suy nghĩ trăn
trở. Vấn đề đổi mới phương pháp đã
được đặt lên hàng đầu để giải quyết tình trạng
nói trên. Tuy nhiên, nếu giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
thì chắc hẳn môn Ngữ văn sẽ tác động mạnh mẽ đến tâm hồn các em hơn. Những
đoạn phim, những tranh ảnh, những lời ca tiếng hát không những nói hộ giáo viên
nhiều điều mà còn làm cho các em say mê, hứng thú hơn môn học này.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Chí Phèo”- Sách Ngữ văn 11, tập I, giáo viên cho học
viên xem mộ
t vài đoạn phim nhỏ nói về hình ảnh Chí Phèo cùng với tiếng chửi,
hình ảnh của thị Nở cùng với bát cháo hành, hình ảnh chí Phèo hiền lành sau khi ăn
cháo hành chắc hẳn sẽ tác động trực tiếp đến tâm hồn của các em, làm cho các em
phải trăn trở suy nghĩ và từ đó sẽ gây hứng thú hơn trong việc tìm hiểu tác phẩm,
tìm hiểu về số phận của nhân vật.
Hoặc khi tìm hiểu về tác phẩm "Ng
ười lái đò sông Đà" sách Ngữ văn 12, tập
I, kèm theo những lời giảng, giáo viên cho học viên xem những bức ảnh về dòng
sông Đà lúc hung bạo, lúc trữ tình chắc hẳn niềm hứng thú học văn chương sẽ
tăng lên rất nhiều trong tâm hồn các học viên.
1.7. Gây hứng thú học tập Ngữ văn qua các bước lên lớp.
Chỉ cần học viên có hứng thú học tập thì các học viên sẽ vượt qua mọi khó
khăn, trở ngại ngăn cản bước chân các em tiến vào thế giới khoa học.
Vì thế, giáo viên cần duy trì được hứng thú học tập của các em trong tất cả
các bước lên lớp. Ở đây, tôi tập trung vào ba bước lên lớp:
1.7.1. Kiểm tra bài cũ:
Đây là khâu củng cố lại kiến thức đã học. Qua đó giáo viên có thể tự đánh
giá, rút kinh nghiệm phương pháp đã truyền đạt ở tiết trước, phát hiện những lỗ
hổng kiến thức của học viên để chấn chỉnh kịp thời. Tuy nhiên, trong thực tế, học
viên rất sợ khâu này vì một số thầy cô có quan niệm hết sức sai lầm
khi đòi hỏi học
viên trả lời bài cũ phải thuộc lòng từng câu, từng chữ. Càng thuộc bao nhiêu thì
càng được điểm cao bấy nhiêu, kể cả những vấn đề không phải là định nghĩa. Và
khi học viên trả lời, chỉ cần có vài yếu tố bên ngoài tác động vào là học viên không
nhớ gì cả. Do đó, gây ra trong tâm hồn các học viên một sự ức chế, chán học, mất
đi sự hứng thú.
Do vậy, nếu giáo viên Ngữ văn cải tiến được khâu này, chắc hẳn học viên sẽ
hứng thú hơn trong suốt tiết học và trong cả quá trình học tập môn Ngữ văn.
Ví dụ: khi kiểm tra bài cũ về phần Ca dao - Sách Ngữ văn 10, tập I, do đặc
điểm của ca dao là có thể diễn xướng nên giáo viên yêu cầu học viên diễn xướng
những bài ca dao đã học. Hoặc giáo viên cho các em hò một điệu hò đố
i đáp, hát
một điệu hát quan họ vừa tạo được không khí vui vẻ, vừa rèn kĩ năng, lại vừa
kiểm tra được kiến thức.
Vì thế, áp dụng các biện pháp gây hứng thú trong kiểm tra đầu giờ sẽ góp
phần tạo không khí lớp học vui vẻ, sôi nổi, kích thích hứng thú và làm cho học
viên say mê, tích cực tham gia vào hoạt động hơn.
1.7.2. Giới thiệu bài mới:
Đúng như Long Yellow đã nói: “M
ở đầu là một nghệ thuật vĩ đại”, vì ấn
tượng đầu tiên là rất quan trọng. Mỗi bài đều có phần mở đầu thuyết phục, 2 đến 3
phút mở đầu sẽ dẫn dắt cả tiết học; nó sẽ góp phần làm cho không khí lớp học thêm
hứng khởi, từ đó giúp học viên chiếm lĩnh kiến thức một cách thuận lợi nhất.
Bởi thế, ngay từ
phút đầu của giờ học, giáo viên phải thu hút được sự chú ý
của học viên bằng cách đặt ra tình huống có vấn đề hấp dẫn để huy động trí não của
cả lớp, tạo sự bất ngờ ngạc nhiên bằng các tranh ảnh, hình vẽ kèm theo các câu
chuyện “nóng hổi”, bằng lời ca, tiếng hát, bằng những lời nói nghệ thuật như vậy
sẽ lôi cuốn các em vào “quỹ đạo học tập” do giáo viên dự kiến sẽ tiến hành.
Ví dụ: Khi dạy bài “Vợ chồng A Phủ” sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2
phần giới thiệu bài, giáo viên cho học viên nghe bài hát "Bài ca trên núi" trong bộ
phim "Vợ chồng A Phủ" được chuyển thể từ tác phẩm. Với những ca từ mượt mà,
làn điệu êm ái, cùng với những lời giới thiệu đầy nghệ thuật của giáo viên sẽ tác
động vào tâm hồn các em những tình cảm tha thiết và có niềm hứng thú khám phá,
tìm hiểu về tác phẩm.
1.7.3. Củng cố bài:
Củng cố bài là khâu rất quan trọng, bài giảng dù hay, hấp dẫn đến đâu
nhưng không có củng cố thì chưa thể coi là tiết dạy tốt. Bởi lẽ trong công đoạn
này, giáo viên phải khắc sâu thêm kiến thức cho học viên, hệ thống hóa những tri
thức, kĩ năng quan trọng, tập cho học viên vận dụng kiến thức mới, nâng cao tính
tích cực, khả năng tư duy, sáng tạo.
C
ủng cố không đơn thuần là lặp lại nguyên si những vấn đề đã trình bày vì
như thế, học viên sẽ chán nản và mất tập trung. Hơn nữa, thường 3 đến 5 phút cuối
tiết, học viên hay có hiện tượng xao nhãng bài học, mệt mỏi Cho nên, khâu này sẽ
đạt được hiệu quả cao hơn nếu học viên tập trung chú ý, hào hứng, hợp tác với giáo
viên. Vì vậy rất cần thiết phải gây hứng thú khi củng cố bài.
Thay vì cách củng cố
thông thường, giáo viên có thể kể một câu chuyện vui, đọc một bài thơ hay của tác
giả và nêu câu hỏi kèm theo. Hoặc cũng có thể củng cố bằng những câu hỏi trắc
nghiệm có kết hợp với những phần mềm của công nghệ thông tin , học viên sẽ
không còn cảm thấy gò bó, mệt mỏi trong những phút cuối cùng của tiết học. Và
như thế chất lượng học t
ập sẽ được nâng cao. Dư âm của những buổi học sẽ in đậm
mãi trong tâm hồn học viên và học viên sẽ khao khát, chờ đón những tiết học sau.
2. Gây hứng thú bằng việc lồng ghép các trò chơi trong dạy học Ngữ
văn.
2.1. Bản chất:
Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo
dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế
giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với
phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay.
Giải pháp này sẽ thay
đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng
thú cho người học, học viên sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn
hơn trong đề xuất của mình, phát huy tư duy sáng tạo
Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến
thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học viên qua bộ môn Ngữ văn.
2.2. Một s
ố hình thức lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn.
* Nguyên tắc:
Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của từng phân môn; lưu ý mối quan hệ
giữa trò chơi và hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lý, đúng mức và đúng
lúc để không xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi
trò chơi kết thúc; trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần
đạt, không vận
dụng cho tất cả các tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ
cũng kết thúc bằng thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui
(dí dỏm, tế nhị).
* Một số hình thức lồng ghép trò chơi:
+ Xem trò chơi là một hình thức tổ chức cho một đơn vị kiến thức nhỏ trong
giờ học, để triể
n khai ở các bước khác nhau của bài giảng (phần tìm hiểu chung,
tìm hiểu ngữ liệu, phần đọc - hiểu văn bản, phần luyện tập, củng cố bài ).
+ Tổ chức tiết học thành một trò chơi lớn đối với một số tiết ôn tập hoặc khái
quát.
* Một số trò chơi có thể vận dụng lồng ghép trong dạy học Ngữ văn:
Giáo viên có thể tự sáng tác ra những trò chơ
i phù hợp với tiết học (trò chơi
phát động, trò chơi hoạt động, trò chơi luyện trí, trò chơi chú ý và quan sát, trò chơi
huy động kiến thức, trò chơi vận dụng kiến thức ), tự đặt tên một số trò chơi (theo
nguyên tắc vừa phù hợp, vừa kích thích sự tò mò của các em. Ví dụ: Ô chữ, Hùng
biện, Tiếp sức, Điền bảng, Rung chuông vàng
2.3. Lồng ghép trò chơi vào các phân môn Ngữ văn:
Do đặc thù của mỗi phân môn, việc vận dụng lồng ghép trò chơi có những
điểm khác nhau.
* Văn học: Tùy thuộc dạng bài ( bài khái quát, ôn tập, đọc - hiểu văn bản ),
lượng kiến thức, mục tiêu bài học, thời lượng để áp dụng hình th
ức trò chơi: trò
chơi nhỏ dành cho một hoạt động dạy học hay trò chơi lớn cho cả tiết học. Do đặc
thù của phân môn với mục đích cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương,
đòi hỏi những cảm xúc tinh tế, nên mức độ vận dụng trò chơi chỉ vừa phải.
* Tiếng Việt: Lồng ghép trò chơi đối với phân môn này là khá phù hợp, đặc
biệt là
đối với những tiết thực hành, luyện tập. Trò chơi cần phải gắn với các bài
tập hoặc các hình thức thực hành, luyện tập khác mà giáo viên nghĩ ra. Vận dụng
tốt giải pháp này, giờ học Tiếng Việt sẽ không còn khô cứng, học viên cảm thấy
thoải mái, hứng thú, kích thích hoạt động tư duy của các em, quan trọng hơn là góp
phần phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở họ
c viên. Qua trò chơi, tư duy và khả
năng ngôn ngữ của học viên sẽ được bộc lộ tự nhiên, giáo viên có thể phát hiện và
uốn nắn kịp thời những mặt còn hạn chế.
* Làm văn: Chính là phần thực hành Văn học và Tiếng Việt. Có thể vận
dụng trò chơi trong một số tiết học và không nên thực hiện hình thức này trong cả
tiết. Với phân môn này, việc lồng ghép hình thức trò chơi không th
ể thay thế được
các phương pháp cũng như hình thức tổ chức lớp học đặc thù như thực hành, luyện
tập, hoạt động theo nhóm hay cá nhân tự luyện tập các kĩ năng Do đó không nên
gượng ép để cố tình đưa trò chơi vào tất cả các giờ học làm văn.
2.3. Quy trình thực hiện:
* Bước 1: Giáo viên dự kiến chọn trò chơi cho phù hợp với nội dung của
từng bài học.
* B
ước 2: Giáo viên nêu thể lệ trò chơi
* Bước 3: Học viên tiến hành chơi trò chơi (với tư cách một cá nhân hoặc
một nhóm), dưới sự kiểm soát của giáo viên.
* Bước 4: Giáo viên đánh giá, cho điểm hoặc phát thưởng tùy theo sự đóng
góp của mỗi cá nhân hoặc mỗi nhóm.
2.4. Chuẩn bị: Tùy theo mỗi trò chơi cụ thể sẽ có những phần chuẩn bị khác
nhau.
2.5. Cách thức tổ chức:
Có rất nhiều trò chơi có thể gây hứng thú cho học viên trong vi
ệc dạy và học
môn Ngữ văn. Tuy nhiên trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ xin
nêu một số trò chơi sau:
2.5.1.Trò chơi điền bảng ( kết hợp với thảo luận nhóm):
* Đặc điểm:
Trò chơi này dùng trong những giờ ôn tập, thay vì cho học viên lập bảng
thống kê kiến thức bình thường, ta có thể chia lớp thành các nhóm khác nhau và
cho đại diện các nhóm lên bốc thăm để tìm công việc cho nhóm mình. Sau đó, các
nhóm s
ẽ thay phiên nhau giải quyết công việc của nhóm mình.
* Chuẩn bị:
- Về phía giáo viên:
+ Kẻ sẵn một bảng tổng kết bao gồm các đơn vị kiến thức, trong đó
chỉ có đề mục và các tiêu chí thống kê.
+ Các phiếu bốc thăm ứng với các nhóm.
+ Các thẻ kiến thức trắng đều nhau được cắt ra từ giấy Ao.
+ Keo dán, bút viết bảng ( 4 màu ứng với 4 nhóm).
- Về phía học viên: dựa vào SGK và soạn kĩ
bài theo yêu cầu của giáo viên.
* Ví dụ minh họa trò chơi điền bảng:
* Ở bài Ôn tập văn học, sách Ngữ văn 11, tập 2, giáo viên chuẩn bị:
+ Chia lớp thành 4 nhóm.
+ 4 phiếu bốc thăm - mỗi phiếu có 3 đơn vị kiến thức - các đơn vị kiến thức
này cách quãng nhau.
+ 12 thẻ kiến thức trắng, dài.
+ Keo dán, 4 bút lông viết bảng xanh, đỏ, tím, đen ứng với 4 nhóm 1, 2, 3, 4
+ Kẻ sẵn trên bảng 12 đơn vị kiến thức trong đó chỉ có đề mục và các tiêu
chí thống kê bao gồm các ô: Thứ tự - Tên tác phẩm, tác giả - Năm sáng tác - Thể
loại - Nghệ thuật và nội dung chủ y
ếu
T
Tác phẩm, tác giả Nă
m sáng
tác
T
hể
loại
Nghệ thuật và
nội dung chính
Xuất dương lưu biệt - Phan
Bội Châu
Hầu trời - Tản Đà
Vội vàng - Xuân Diệu
Tràng giang - Huy Cận
Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc
Tử
Tương tư - Nguyễn Bính
Chiều xuân - Anh Thơ
Chiều tối - Hồ Chí Minh
Từ ấy - Tố Hữu
0
Về luân lý xã hội ở nước ta -
Phan Châu Trinh
1
Một thời đại trong thi ca -
Hoài Thanh
2
Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải
phóng các dân tộc bị áp bức -
Nguyễn An Ninh
+ Các nhóm học viên nhận phiếu bốc thăm và tiến hành thảo luận để tìm ra
kiến thức phù hợp với các ô trống - ghi nội dung vào các thẻ kiến thức.
+ Đại diện học viên lên dán thẻ kiến thức vào ô trống trên bảng ứng với phần
mình đã bốc thăm.
Trò chơi này giúp học viên thống kê được kiến thức đã học mà không gây
nhàm chán. Cách này nhẹ nhàng mà huy động được sự tham gia của cả lớp. Họ
c
viên sẽ rất hứng thú khi tham gia bài.
2.5.2. Trò chơi ô chữ ( Hoạt động nhóm hoặc cá nhân)
* Đặc điểm:
Đây là cách thức mô phỏng theo các sân chơi phổ biến hiện nay như: Đường
lên đỉnh Ôlympia, Chiếc nón kỳ diệu Nó có thể sử dụng linh hoạt trong các tiết
dạy hay trong các tiết ôn tập, thực hành. Trò chơi này khá quen thuộc và đã được
áp dụng nhiều nhưng nó lại được sự đón nhận rất nhi
ệt tình của các em học viên.
Chính vì thế nó mang lại hiệu quả rất cao.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên soạn ra một bảng ô chữ cùng các câu hỏi đi kèm tương ứng với
kiến thức của các ô hàng ngang cần thực hiện. Từ gợi ý của các ô hàng ngang, học
viên dần dần tìm ra nội dung của ô hàng dọc. Đây là ô chính mà nội dung của nó có
tầm quan trọng đối với bài học mà học viên cần nắm chắc và ghi nhớ.
- Bảng ô chữ này có thể chuẩn bị sẵn ở bảng phụ hoặc giáo viên có thể áp
dụng công nghệ thông tin để trò chơi này hấp dẫn và mới lạ hơn.
Ví dụ: Bài “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, sách Ngữ văn 10, tập 2 gồm các
đoạn trích: Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng, Thề nguyền và một
bài khái khái quát về tác giả Nguyễn Du. Khi dạy xong bài này, giáo viên có thể áp
dụng trò chơi ô chữ để củng cố nhằm khắc sâu kiến thức đã học.
- Giáo viên cho học viên tham gia trò chơi theo nhóm hoặc cá nhân.
- Yêu cầu của trò chơi: Học viên nắm được những nội dung cơ bản về tác gi
ả
Nguyễn Du và các đoạn trích trong truyện. Đặc biệt khi kết thúc trò chơi, học viên
phải nắm được một trong hai giá trị lớn của Truyện Kiều, đó là “giá trị nhân đạo”.
- Giáo viên lần lượt nêu ra các câu hỏi cho các nhóm thực hiện, bắt đầu từ
nhóm 1. Các nhóm có quyền lựa chọn ô hàng ngang. Nếu nhóm nào không trả lời
được theo thời gian qui định thì phải nhường lượt cho nhóm khác tiếp tục trò chơi.
- Nhóm nào tìm được kiến thức
ở ô hàng ngang thì được cộng điểm, tìm
được ô hàng dọc khi chưa giải hết ô hàng ngang sẽ là đội thắng cuộc.
- Cụ thể về bảng ô chữ:
N G UYE N D U
V A N C H I EUH O N
T R A ODU Y E N
T ONH U
T
R
UYE N
K
IE U
K
I MT R O N G
H A T I N H
T H A N H H I E N
D A N H N H A NVA N H OA
T H E N GUY E N
Đ AI T H I HAO
T
Ư
HA I
N O I T H U O NG M I N H
Câu hỏi:
- Hàng ngang 1: Tác giả của “ Truyện Kiều” là ai?
- Hàng ngang 2: Tác phẩm nào của Nguyễn Du được viết bằng thể thơ song thất lục
bát thể hiện sự cảm thông sâu sắc của nhà thơ đối với những thân phận nhỏ bé dưới
đáy xã hội?
- Hàng ngang 3:
Hai câu thơ: “ Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Nằm trong đoạn trích nào của tác phẩm “ Truyện Kiề
u”?
- Hàng ngang 4: Tên chữ của Nguyễn Du là gì?
- Hàng ngang 5: Tác phẩm nào của Nguyễn Du được viết bằng thể thơ lục bát thể
hiện sự cảm thông sâu sắc của nhà thơ đối với người phụ nữ tài hoa bạc mệnh ?
- Hàng ngang 6: Khi đi du xuân Thúy Kiều đã gặp và phải lòng ai?
- Hàng ngang 7: Đây là quê hương của tác giả Nguyễn Du.
- Hàng ngang 8: Nguyễn Du có tên hiệu là gì?
- Hàng ngang 9: Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng Hòa bình thế giới công
nhận là:
- Hàng ngang 10: Trong đêm trăng sáng, Thúy Kiều và Kim Trọng làm lễ gì để
chứng tỏ tình yêu của mình?
- Hàng ngang 11: Xét về mặt đóng góp cho nền thơ ca dân tộc, Nguyễn Du được
coi là:
- Hàng ngang 12: Ai đã giúp Thúy Kiều báo ân, báo oán?
- Hàng ngang 13: Đoạn trích nào trong “Truyện Kiều” thể hiện rõ nỗi niềm thương
thân xót phận và ý thức cao về nhân phẩm của Thúy Kiều?
* Hàng dọc: Đây là một nội dung cơ bản và nổi bật nhất trong các sáng tác của
Nguyễn Du?
2.5.3. Trò chơ
i đọc và bình thơ:
* Đặc điểm:
Thông thường học viên rất lười đọc thuộc lòng các đoạn thơ, bài thơ hoặc bài
ca dao. Khi học thơ hoặc ca dao thì chỉ biết đến đoạn thơ hoặc ca dao ấy. Nhưng
với trò chơi này, các em sẽ hứng thú tìm hiểu và thuộc thơ nhanh hơn, thậm chí các
em còn hứng thú tìm ra giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu thơ, đoạn thơ,
bài thơ mình vừ
a đọc. Hoạt động này được sử dụng vào cuối mỗi tiết học về thơ, ca
dao hoặc những bài tổng kết về thơ hoặc ca dao.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên cho học viên tìm hiểu trước những môtip quen thuộc của ca dao,
như: “Thân em như…” hoặc “Chiều chiều…” hoặc biểu tượng quen thuộc về chiếc
khăn, chiếc áo …
- Giáo viên giới thiệu sách và cho thời gian học viên chuẩn bị để thu
ộc và
nắm được giá trị nghệ thuật và nội dung của những chủ đề vừa tìm
* Cách thức tổ chức:
- Giáo viên chia lớp thành 2 dãy – mỗi dãy một chủ đề .
- Học viên làm việc theo dãy với chủ đề đã cho – Cử đại diện nhóm lên
thuyết trình.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm học viên trả lời tốt.
- Các học viên trong lớp chép những tư liệu các bạn vừa đọc vào sổ T
ư liệu
văn học của mình.
* Ví dụ: Khi học bài ôn tập “ Văn học dân gian Việt Nam” sách Ngữ văn 10,
tập 1, giáo viên yêu cầu học viên điền tiếp vào sau các từ mở đầu Thân em như và
Chiều chiều thành những bài ca dao trọn vẹn.
Lớp chia thành hai dãy và chuẩn bị nội dung đã bốc thăm
- Dãy 1: Chủ đề “ Thân em như ”
- Dãy 2: Chủ đề “ Chiều chiều ”
Mỗi nhóm lầ
n lượt cử đại diện lên trình bày. Các em luân phiên đọc diễn
cảm các bài ca dao và bình giá trị nghệ thuật cũng như nội dung các bài ca dao vừa