Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Những đóng góp của phan kế bính trong văn học việt nam đầu thế kỷ xx công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 81 trang )

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2008

TÊN CƠNG TRÌNH:

NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA PHAN KẾ
BÍNH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
ĐẦU THẾ KỶ XX

THUỘC NHÓM NGÀNH: XH2A


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2008

TÊN CƠNG TRÌNH:

NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA PHAN KẾ
BÍNH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
ĐẦU THẾ KỶ XX

Thuộc nhóm ngành khoa học: XH2a.
Họ và tên sinh viên: HOÀNG THỦY NGUYÊN. Nữ. Dân tộc:
Nùng.
Lớp: Văn học 2004B. Khoa: Văn học và Ngôn ngữ. Năm thứ: 4/4.
Ngành học: Văn học.


Người hướng dẫn: PGS.TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ
HỘI VÀ NHÂN VĂN
——

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 25 tháng 08 năm 2008.

Kính gửi: Ban chỉ đạo xét Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học”, Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Tên tơi là: HỒNG THỦY NGUN. Sinh ngày 21 tháng 08 năm 1986.
Sinh viên năm thứ: 4/4.
Lớp: Văn học 2004B. Khoa: Văn học và Ngôn ngữ.
Ngành học: Văn học.
Địa chỉ nhà riêng: 30/3, tổ 2, khu phố II, phường Long Bình Tân , Tp. Biên Hòa,
Đồng Nai.
Số điện thoại: 0902980569.
Địa chỉ email:
Tơi làm đơn này kính đề nghị Ban chỉ đạo cho tơi được gửi cơng trình nghiên
cứu khoa học để tham dự Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm
2008.
Tên đề tài: “Những đóng góp của Phan Kế Bính trong văn học Việt Nam
đầu thế kỷ XX”.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS. TS Huỳnh Như Phương và không phải là luận văn tốt nghiệp.
Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Xác nhận của Trường
(Ký tên và đóng dấu)

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hoàng Thủy Nguyên


Kính gửi: Ban chỉ đạo xét Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học”,
Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Họ và tên: HOÀNG THỦY NGUYÊN. Ngày
sinh: 21/08/1986.
Sinh viên năm thứ: 4/4.
Lớp ; Văn học 2004B. Khoa: Văn học và Ngôn
ngữ. Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn.
Ngành học: Văn học.
Địa chỉ nhà riêng: 30/3, tổ 2, KP. II, P. Long
Bình Tân, Tp. Biên Hịa, Đồng Nai.
Số điện thoại: 0902980569.
Địa chỉ email:
Thành tích:
- Xếp loại tốt nghiệp: Giỏi. Điểm trung bình: 8,44.
- Bằng khen: Giải I nghiên cứu khoa học cấp Bộ với đề tài “Giá trị văn
học và hiệu ứng xã hội của hai quyển nhật ký Đặng Thùy Trâm và
Nguyễn Văn Thạc” (cùng tham gia với 4 thành viên khác).
- Giấy khen và giải thưởng: Giải I nghiên cứu khoa học cấp Trường năm
học 2006 – 2007 với đề tài trên. Giải II nghiên cứu khoa học cấp trường

năm học 2007 – 2008 với đề tài “Những đóng góp của Phan Kế Bính
trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX”.
- Học bổng: Học bổng khuyến khích học tập các học kỳ dành cho sinh
viên có thành tích học tập tốt.
Suy nghĩ của sinh viên về NCKH trong thời gian học tập tại trường:
NCKH đã trở thành một hoạt động khá phổ biến trong suốt quá trình học
tập của sinh viên. Tôi tham gia NCKH từ năm học thứ 2 cùng nhiều bạn
khác với mong muốn học hỏi kinh nghiệm, làm quen dần với việc nghiên
cứu – điều rất cần thiết cho một sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội
như tôi. Tôi nghĩ NCKH thực sự đã trở nên quan trọng trong việc giúp sinh
viên cũng như các giảng viên tự do thể hiện và đóng góp những đề tài mà
họ quan tâm, u thích.


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài:.......................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài:..........................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: ..............................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu: ..........................................................................6
5. Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................7
6. Đóng góp của đề tài:..................................................................................7
7. Cấu trúc của đề tài:....................................................................................8
Chương 1: XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ
TÁC GIA PHAN KẾ BÍNH ..................................................................................9
1.1. Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX:................................9
1.1.1 Tình hình lịch sử: ...............................................................................9
1.1.2 Tình hình văn học: ............................................................................15
1.2. Phan Kế Bính – tác gia, tác phẩm: ..........................................................19

1.2.1.Tác gia Phan Kế Bính: ......................................................................19
1.2.2. Tác phẩm: .........................................................................................26
Chương 2: PHAN KẾ BÍNH - SÁNG TÁC VÀ DỊCH THUẬT ............................29
2.1 Phan Kế Bính và sự nghiệp sáng tác: .......................................................29
2.1.1.Nam Hải dị nhân liệt truyện: ..............................................................29
2.1.2. Hưng Đạo Vương:.............................................................................34
2.2 Phan Kế Bính và văn học dịch: ................................................................39
Chương 3: PHAN KẾ BÍNH V SỰ NGHIỆP BIÊN KHẢO ..................................46
3.1 Vài nét về lĩnh vực biên khảo trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ
XX ....................................................................................................................... 46
3.2. Việt Hán văn khảo và Việt Nam phong tục - những cơng trình nghiên cứu lớn
về văn học, văn hóa trong sự nghiệp biên khảo của Phan Kế Bính.........................47
KẾT LUẬN...........................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................70
PHỤ LỤC..............................................................................................................73


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
“Những đóng góp của Phan Kế Bính trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ
XX” là công trình nghiên cứu tiến hành tìm hiểu về con người, cuộc đời cùng những
đóng góp của danh nhân Phan Kế Bính trong nền văn học Việt Nam ta giai đoạn
đầu thế kỷ.
Có thể nói, Phan Kế Bính là một tác gia có nhiều đóng góp cho nền văn học
dân tộc. Ông được biết đến như một nhà văn, nhà dịch giả, nghiên cứu xuất sắc.
Mười bốn năm tham gia cầm bút ơng đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trên các
lĩnh vực như sáng tác, khảo cứu và dịch thuật. Người ta biết đến Phan Kế Bính với
Nam hải dị nhân liệt truyện, Hưng Đạo Vương, Việt Hán văn khảo, Việt Nam phong
tục… Qua các tác phẩm của mình, Phan Kế Bính đã thể hiện một kiến thức uyên
bác và sự ưu ái lớn lao của ông dành cho đất nước.
Với đề tài này, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu những đóng góp của Phan Kế

Bính trên ba phương diện: sáng tác, khảo cứu và dịch thuật. Trước tiên chúng tơi đi
vào tìm hiểu bối cảnh xã hội giai đoạn ông sống cùng cuộc đời, con người ơng. Trên
cơ sở đó, chúng tơi đi sâu phân tích, tìm hiểu những tác phẩm có giá trị do ông để
lại để đưa ra những đánh giá, nhận định về cơng lao cũng như đóng góp của ơng
cho nền văn học dân tộc đầu thế kỷ.


- Trang 1 -

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Gia tài mà quá khứ để lại là kho báu vô tận cho những ai thực sự quan tâm và
say mê nghiên cứu. Khơng chỉ trân trọng, nâng niu và gìn giữ, đi sâu vào nó, tìm
hiểu nó cũng là việc làm cần thiết để ý thức rõ hơn giá trị của kho báu kia. Phan Kế
Bính - một danh nhân văn hóa nước ta đầu thế kỷ XX – là viên ngọc sáng trong gia
tài quý giá ấy. Ông được tôn vinh là một trong những “gương sáng trời Nam” cùng
thắp lên bầu trời lung linh cho lịch sử văn hóa, văn học dân tộc. Người ta nhắc đến
ơng như nhắc đến một học giả có kiến thức uyên bác. Sống và cầm bút trong một
thời gian không dài, song Phan Kế Bính đã để lại lượng lớn những trước tác vơ
cùng đồ sộ và có giá trị trên nhiều lĩnh vực: dịch thuật, sáng tác, khảo cứu…Có thể
nói Phan Kế Bính thực sự là một cuộc đời và nhân cách lớn. Ông là tấm gương về
tinh thần say mê học hỏi, một nhiệt tình yêu nước cùng lối sống, đạo đức cao đẹp.
Nghiên cứu về ông là một điều vơ cùng thú vị.
Phan Kế Bính là một học giả lớn có những đóng góp quan trọng trên khá
nhiều lĩnh vực nhưng hình như vẫn chưa nhiều người ý thức đầy đủ hết tầm vóc lớn
lao của ơng cùng sự nghiệp do ơng để lại. Khơng ít người xem sự có mặt của Phan
Kế Bính cùng những đóng góp của ông như một điều hiển nhiên mà quên không đi
sâu tìm hiểu những gì ơng ưu ái gửi tặng cuộc đời. Đó là thành quả của một q
trình nghiên cứu, tìm tịi đầy mê say vất vả.
Nghiên cứu văn học mở ra trước mắt ta rất nhiều con đường. Có những con

đường đã đặt khơng ít dấu người đi song cũng có những con đường khơng nhiều thậm chí chưa ai thực sự đặt chân bước những bước sâu tìm tịi khám phá. Phan Kế
Bính xuất hiện khá lâu và gần như không xa lạ cùng những ai yêu học thuật, thế
nhưng những nghiên cứu về ông cho đến nay dường như vẫn còn là điều khá mới
mẻ. Nguời ta biết đến ơng, khơng ít người nhìn nhận rõ vai trị to lớn của ơng đối
với sự nghiệp văn học dân tộc qua những tác phẩm do ông để lại, song hầu như
chưa có cơng trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu về ông.


- Trang 2 Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
dẫu rằng chỉ mới mạnh dạn đặt những bước chân đầu tiên tìm hiểu về Phan Kế Bính
dưới góc độ văn học tìm hiểu sự nghiệp văn học của ông. Đây chỉ là một trong rất
nhiều những đề tài thú vị, mới mẻ xoay quanh tác giả họ Phan này. Nghiên cứu
Phan Kế Bính nói chung cũng như sự nghiệp văn học của ông nói riêng vẫn là con
đường bỏ ngỏ, chờ đợi những ai thực sự quan tâm, hứng thú.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Phan Kế Bính là một danh nhân lớn, một nhà văn thuộc thế hệ tiên phong trong
nền văn học mới đầu thế kỷ XX – văn học chữ Quốc ngữ. Ơng có rất nhiều đóng
góp cho cả nền văn hóa cũng như văn học dân tộc, thiết nghĩ sẽ có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu về ơng, thế nhưng những tài liệu viết riêng về Phan Kế Bính lại
khơng nhiều. Có thể tìm thấy một số thơng tin về ông trong bài viết của những tác
giả ở các sách như: Văn học từ điển (quyển 1) do Thanh Tùng, Lê Tùng Thanh biên
soạn, Nhà văn hiện đại (tập 1) của Vũ Ngọc Phan, Luận đề về nhóm Đơng Dương
tạp chí của Trần Việt Sơn…
Trong các bộ từ điển văn học lớn, bên cạnh nhiều nhà văn khác Phan Kế Bính
cũng được nhắc đến. Văn học từ điển (quyển 1) do Thanh Tùng, Lê Tùng Thanh
biên soạn là một cơng trình lớn có phạm vi ghi chép tương đối rộng về các tên tuổi,
sự kiện… liên quan đến văn học. Ở đây ta có thể gặp một số thông tin về cuộc đời
và tác phẩm của Phan Kế Bính. Tuy vậy những thơng tin được các nhà biên soạn
đưa ra về Phan Kế Bính lại khơng nhiều. Nói về tác giả, người biên soạn cung cấp
những thông tin rất ngắn gọn như: “Phan Kế Bính ( 1875 – 1921), hiệu Bưu Văn,

người làng Thụy Khuê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đơng. Ơng đậu cử nhân năm
1906, thơng Hán học, sách quốc văn, lại có học cả Pháp văn, là một cây bút hữu
danh trong làng báo nước ta ngày trước, đã từng góp cơng biên tập trong các tờ báo
đứng đắn như: Đăng cổ tùng báo (1907), Lục tỉnh tân văn (1912), Đơng Dương tạp
chí (1914), Trung Bắc tân văn và Học báo (1918).” [33, 244]. Ngoài những thông
tin về tác giả trên, một số tác phẩm của Phan Kế Bính cũng được liệt kê như: Nam
Hải dị nhân liệt truyện, Hưng Đạo Vương, Việt Hán văn khảo, Việt Nam phong


- Trang 3 tục…. Văn học từ điển đề cập đến khá nhiều thông tin về văn học nhưng do mang
tính chất của một bộ từ điển nên những thơng tin được đưa ra đều rất khái qt
Trong cơng trình nổi tiếng: Nhà văn hiện đại, tập 1 do nhà xuất bản Khoa học
Xã hội phát hành năm 1988 của mình Vũ Ngọc Phan cũng dành một phần nhỏ để
viết về Phan Kế Bính. Ơng giới thiệu Phan Kế Bính trong khuôn khổ khoảng ba
trang giấy. Ở đây đáng tiếc là Vũ Ngọc Phan khơng hề có dịng nào viết về tiểu sử
của tác giả mà ông đang đề cập. Ông chỉ đặc biệt nhấn mạnh về mảng văn học dịch
của Phan Kế Bính mà dường như khá sơ sài trong việc điểm qua những lĩnh vực
khác như nghiên cứu, sáng tác. Nhận xét về Phan Kế Bính, Vũ Ngọc Phan có những
lời khá tinh tế - những nhận xét khá đắt mà sau này khi nhắc đến Phan Kế Bính
nhiều người vẫn mượn lời của tác giả Nhà văn hiện đại như: “Trong số các nhà nho
viết văn hồi bấy giờ, văn Phan Kế Bính đáng được coi là những áng văn xuất sắc
hơn hết. Văn ông đã sáng, lời lại đanh nhiều câu đọc chắc nịch”, “vào thời ơng,
chính những người viết quốc văn chứ khơng nói chi những người đọc quốc văn,
cũng cho quốc văn còn chưa thành lề lối, vậy mà văn ông, nếu đem so với những
áng văn hay nhất ngày nay, cũng không khác nhau mấy tý”[23,57]… Như vậy có
thể thấy Phan Kế Bính đã được đánh giá khá cao trong số những nhà văn hiện đại
lúc bấy giờ. Tuy thế cũng như Văn học từ điển của Thanh Tùng, Lê tùng Thanh, tập
sách này của Vũ Ngọc Phan mang tính chất là cơng trình giới thiệu chung về khá
nhiều nhà văn hiện đại nên cũng khơng cung cấp được cái nhìn đủ đầy, chi tiết, tỉ mỉ
về Phan Kế Bính được.

Khi nhắc đến những tác gia, tên tuổi đáng chú ý của văn học giai đoạn đầu thế
kỷ XX, bên cạnh Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Đỗ
Mục… ngoài Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, một số tài liệu vẫn khơng qn
đưa cái tên Phan Kế Bính vào. Thế nhưng cũng như trên, những gì được nói đến về
ơng khơng nhiều, chỉ mang tính chất một bài viết giới thiệu sơ lược, chưa phải là
cơng trình nghiên cứu.
Có một cuốn sách xuất bản cách đây khá lâu của Trần Việt Sơn – đó là Luận đề
về nhóm Đơng Dương tạp chí, nhà xuất bản Thăng Long Sài Gịn, 1958. Trong
quyển sách này Trần Việt Sơn viết về ba cây bút lớn của Đơng Dương tạp chí:


- Trang 4 Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính và Nguyễn Đỗ Mục. Có thể xem đây là cuốn sách
đưa ra những nhận định, đánh giá về các tác giả của Đơng Dương tạp chí khá
nghiêm túc bởi như tựa đề của cuốn sách, các bài viết mang tính chất luận đề. Tuy
nhiên đây khơng phải một cơng trình nghiên cứu quy mô bởi cuốn sách rất mỏng và
viết đều về cả ba cây bút của Đơng Dương tạp chí. Chính vì vậy phần viết về Phan
Kế Bính cũng rất ngắn gọn, tác giả đề cập khái quát cuộc đời và đưa ra một vài
nhận định dành cho các công trình sưu tầm, dịch thuật của Phan Kế Bính. Đây là
những nhận định khá hay và thú vị. Trần Việt Sơn cũng đã đưa ra một vài kiến giải
về việc Phan Kế Bính cầm bút nghiên cứu văn học cổ của Việt Nam và Trung quốc
với những lý do như: “bảo tồn nền văn học cũ với những tinh hoa của nó”, “phát
huy cái hay cái đẹp của dân tộc tạo sự hiểu biết và gây tín nhiệm với văn học nước
nhà”, “xây dựng nền quốc văn mới tín nhiệm với chữ Quốc ngữ”[25,43]. Như vậy
có thể thấy Phan Kế Bính đã được quan tâm và đánh giá cao. Tuy thế đây cũng chỉ
là một phần viết trong cuốn sách viết chung với hai nhân vật lớn khác của Đông
Dương tạp chí là Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Đỗ Mục. Vì vậy những gì viết về
Phan Kế Bính vẫn chưa thực sự đầy đủ và quy mơ. Nó vẫn chỉ mới dừng lại ở một
phần viết nhỏ, chưa mang tính chất một cơng trình nghiên cứu.
Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ là quyển sách
khơng cịn xa lạ với giới u học thuật và nghiên cứu. Trong tập III, Phạm Thế Ngũ

dành một phần trong chương viết về công việc biên khảo và phê bình để viết về
Phan Kế Bính. Ở đây tác giả cũng đề cập một số thông tin về cuộc đời và văn
nghiệp của Phan Kế Bính, tất cả gói trong hơn một mặt giấy, phần cịn lại ơng dành
cho việc tìm hiểu Việt Nam phong tục và Việt Hán văn khảo. Tác giả điểm qua, hệ
thống lại tất cả những mục chính, nội dung được đề cập trong hai tác phẩm biên
khảo trên của Phan Kế Bính. Điểm đáng chú ý là ở đây tác giả đã tiến hành công
việc phê bình hai tác phẩm trên và giúp người đọc hiểu hơn tác phẩm. Có thể nói
đây là quyển sách đầu tiên từ trước đến giờ tiến hành phân tích, phê bình về hai tác
phẩm biên khảo của Phan Kế Bính. Tuy vậy những phân tích, nhận định về hai tác
phẩm trên cũng chưa thật chi tiết. Tác giả chưa thực sự đi sâu được vào tác phẩm
bởi phạm vi Việt Nam văn học sử giản ước tân biên đề cập tương đối rộng. Phần


- Trang 5 viết về Phan Kế Bính và hai tác phẩm trên chỉ là một phần nhỏ nằm trong một
chương viết trong khi Việt Nam phong tục và Việt Hán văn khảo là hai cơng trình
nghiên cứu khá lớn của Phan Kế Bính, khơng thể chỉ phân tích, phê bình trong vài
trang giấy. Hơn nữa, ở đây tác giả chỉ đề cập đến mảng biên khảo của Phan Kế Bính
mà khơng hề nhắc đến văn học dịch và sáng tác của ơng do đó cũng chỉ dừng lại ở
góc độ một trong những bài viết ít ỏi về Phan Kế Bính mà thơi.
Có thể thấy trên đây chỉ là những bài viết nhỏ giới hạn trong phạm vi khoảng
vài trang sách, cung cấp cái nhìn cịn khá sơ lược về vài nét trong cuộc đời cũng
như sáng tác của Phan Kế Bính, chưa thể gọi là cơng trình nghiên cứu về ông.
Trong số những tài liệu không nhiều viết về Phan Kế Bính đáng kể phải kể
đến quyển sách do Bùi Văn Vượng chủ biên và Lê Thanh Bình sưu tầm, biên soạn:
Phan Kế Bính - tác giả, tác phẩm, Nxb Thanh Niên, 2004. Ở đây các tác giả đã tìm
hiểu về cuộc đời cùng những đóng góp to lớn của Phan Kế Bính. Tuy nhiên, đó chỉ
là những đánh giá gói gọn trong một số trang qua phần giới thiệu và tiểu sử nhà
văn. Công việc chủ yếu mà các tác giả làm là sưu tầm, biên soạn lại những tác phẩm
của Phan Kế Bính ở hai lĩnh vực sáng tác và biên khảo như: Nam hải dị nhân liệt
truyện, Hưng Đạo Đại Vương, Việt Hán Văn khảo và Việt Nam phong tục. Do

khn khổ có hạn nên quyển sách chỉ sưu tầm và biên soạn được bốn tác phẩm ấy,
chưa có những tác phẩm do Phan Kế Bính dịch thuật. Như vậy, đây chỉ là một cơng
trình tập trung vào việc sưu tập và biên soạn dù vẫn chưa đầy đủ. Các tác giả vẫn
chưa đưa ra được những đánh giá, đi sâu tìm hiểu phân tích, phê bình các tác phẩm
của Phan Kế Bính trên từng lĩnh vực cụ thể: sáng tác, biên khảo và dịch thuật nhằm
làm bật lên tầm vóc to lớn của ơng cùng sự nghiệp văn học do ông để lại. Tuy vậy,
xét một cách toàn diện, theo Bùi Văn Vượng - người chủ biên của cuốn sách thì:
“đây là cuốn sách quy mơ đầu tiên về danh nhân Phan Kế Bính được biên soạn và
xuất bản.”[35, 12]. Điều này có thể thấy, Phan Kế Bính - tác giả, tác phẩm là cơng
trình quy mơ nghiêm túc đầu tiên về một nhà văn có nhiều đóng góp đầu thế kỷ XX.
Như vậy, qua việc liệt kê một số quyển sách đáng chú ý viết về Phan Kế
Bính như trên, chúng tơi có thể rút ra nhận xét rằng cho đến nay vẫn chưa có cơng
trình nào đi sâu nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá về Phan Kế Bính cùng những đóng


- Trang 6 góp to lớn của ơng trong sự nghiệp văn học dân tộc cho tương xứng với một tầm
vóc lớn như ơng. Những vấn đề xoay quanh Phan Kế Bính vẫn cịn khá nhiều điều
thú vị, mới mẻ chờ đợi những ai thực sự quan tâm đến học giả này.
Trước tình hình nghiên cứu và nguồn tài liệu hiếm như trên, việc tiến hành
tìm hiểu tác gia Phan Kế Bính cùng sự nghiệp văn học do ơng để lại với chúng tôi
thực sự không phải việc dễ dàng… Thế nhưng trong chừng mực có thể chúng tơi
vẫn cố gắng tiến hành với hy vọng sẽ góp thêm tiếng nói trong việc nhìn nhận lại
những đóng góp của Phan Kế Bính .
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
3.1 Mục đích:
-Tiến hành đề tài, chúng tơi mong muốn đưa ra cái nhìn đầy đủ về sự nghiệp văn
học của Phan Kế Bính cùng những đánh giá đúng về sự nghiệp do ông để lại.
- Qua đề tài, chúng tôi hy vọng sẽ nhiều người hơn nữa biết đến Phan Kế Bính,
hiểu hơn về sự nghiệp văn học của ông.
-Đồng thời nghiên cứu về Phan Kế Bính, chúng tôi cũng hy vọng sẽ góp phần

tơn cao hơn nữa vai trị to lớn với những đóng góp của ơng trong sự nghiệp văn học
dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ:
-Nghiên cứu bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX – nửa đầu thế kỷ XX –
giai đoạn Phan Kế Bính sống đồng thời trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu tìm hiểu
về con người và hệ thống những tác phẩm của ơng.
-Đi sâu tìm hiểu những tác phẩm cụ thể trên từng lĩnh vực tạo nên sự nghiệp văn
học của Phan Kế Bính: sáng tác, khảo cứu và dịch thuật.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp là yếu tố không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học nói chung
cũng như nghiên cứu văn học nói riêng. Ở đây chúng tơi chủ yếu vận dụng các
phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành văn học như: lịch sử, phân tích, hệ
thống, tổng hợp…
Bao giờ cũng vậy, một tác gia văn học luôn gắn liền với một bối cảnh xã hội
nhất định. Những yếu tố lịch sử, văn hóa, xã hội của thời đại luôn ảnh hưởng đến


- Trang 7 con người, cuộc đời cũng như chính tác phẩm của nhà văn. Chính vậy, khi nghiên
cứu một tác gia văn học nào đó, điều quan trọng là phải đặt tác gia ấy trong cái nhìn
gắn cùng bối cảnh xã hội giai đoạn ông sống. Phương pháp lịch sử do đó càng trở
nên vơ cùng cần thiết. Khi nghiên cứu Phan Kế Bính, chúng tơi cũng vận dụng
phương pháp này để đặt ông trong hệ thống bối cảnh xã hội lúc bấy giờ nhằm hiểu
hơn con người, cuộc đời và tác phẩm của ông. Đồng thời cũng nghiên cứu cả hệ
thống toàn bộ những sáng tác của học giả họ Phan trên các lĩnh vực: sáng tác, khảo
cứu, dịch thuật để rồi từ đó tiến hành các thao tác phân tích và tổng hợp.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Tên đề tài là “Sự nghiệp văn học của Phan Kế Bính”. Chính vì vậy trong
cơng trình này, chúng tơi chỉ tập trung nghiên cứu về tiểu sử Phan Kế Bính và
những hoạt động chính trong cuộc đời của ơng. Bên cạnh đó chúng tơi trọng tâm đi
sâu vào tìm hiểu, đánh giá các tác phẩm do ông để lại trên ba lĩnh vực: sáng tác,

khảo cứu và dịch thuật – đây là những lĩnh vực làm nên sự nghiệp văn học của Phan
Kế Bính.
Cụ thể ở lĩnh vực sáng tác của Phan Kế Bính chúng tơi đi vào tìm hiểu hai tác
phẩm Nam Hải dị nhân liệt truyện và Hưng Đạo vương; về khảo cứu chúng tôi
nghiên cứu Việt Hán văn khảo và Việt Nam phong tục. Riêng với lĩnh vực dịch
thuật, do các tác phẩm dịch của Phan Kế Bính khá nhiều nên chúng tơi khơng đi vào
tìm hiểu, phân tích tồn bộ và trọn vẹn tất cả các tác phẩm của ơng mà chỉ tiến hành
phân tích tựa trên một số tác phẩm dịch tiêu biểu để từ đó có cái nhìn tổng thể về sự
nghiệp văn học dịch của Phan Kế Bính.
Đồng thời trong q trình nghiên cứu sự nghiệp văn học của một tác gia lớn như
Phan Kế Bính, chúng tơi cũng đi tìm hiểu thêm về bối cảnh xã hội giai đoạn ông
sống – giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX - để hiểu hơn về cuộc đời
cũng như tác phẩm của ơng.
6. Đóng góp của đề tài:
6.1. Ý nghĩa lý luận:
- Có cái nhìn hệ thống đầy đủ hơn về sự nghiệp văn học của Phan Kế Bính
- Đánh giá vai trị to lớn của Phan Kế Bính qua sự nghiệp văn học mà ông để lại


- Trang 8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Liên hệ những kết quả nghiên cứu của Phan Kế Bính để soi sáng những vấn đề
của văn học Việt Nam.
- Qua việc thực hiện đề tài này, hy vọng người viết có thêm kinh nghiệm trong
hành trình nghiên cứu, bổ sung thêm kiến thức và nâng cao trình độ bản thân, tạo
tiền đề cho các nghiên cứu sau được hoàn thiện hơn.
7. Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
chúng tôi nghiên cứu đề tài với ba chương:
- Chương 1: Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và tác gia
Phan Kế Bính.

Chương này gồm các mục như:
1.1.

Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.

1.2.

Phan Kế Bính – tác giả, tác phẩm.

- Chương 2: Phan Kế Bính – sự nghiệp sáng tác và dịch thuật.
Các mục trong chương viết này gồm:
1.1.

Phan Kế Bính và sự nghiệp sáng tác.

1.2.

Phan Kế Bính và dịch thuật.

-

Chương 3: Phan Kế Bính - sự nghiệp biên khảo.

Kết cấu chương này gồm các mục như sau:
1.1.

Vài nét về lĩnh vực biên khảo trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

1.2.


Việt Hán văn khảo và Việt Nam phong tục - những cơng trình nghiên
cứu lớn về văn học, văn hóa trong sự nghiệp biên khảo của Phan Kế
Bính.

Cuối cùng là phần Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo và Phụ lục.

Chương 1:


- Trang 9 -

XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ
KỶ XX VÀ TÁC GIA PHAN KẾ BÍNH
1.1 Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX:
1.1.1 Tình hình lịch sử:
Ngày 31 – 08 – 1858, thực dân Pháp bất ngờ nổ súng bắn vào cửa biển Đà
Nẵng mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược của phương Tây vào nước ta. Bằng
thái độ vô cùng hống hách, không qua thương lượng đàm phán, Pháp muốn chiếm
cảng của ta để sữa chữa tàu bè, cung cấp nhiên liệu. Lịch sử dân tộc bước vào
những đổi thay, xáo trộn về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
Sau khi nổ súng xâm lược nước ta tại Đà Nẵng, quân Pháp bị bệnh tật đe dọa
nên năm 1859 chúng quay lại Nam Kỳ, tấn công vào Gia Định với âm mưu chiếm
được các tỉnh phía Nam. Việc tấn cơng miền đất Nam Bộ làm nhân dân hết sức bất
ngờ, hoảng sợ.
Ngày 17-01-1859, Pháp chiếm được Gia Định. Thực dân Pháp thi hành chiến
lược tấn công Nam Kỳ trước rồi tranh thủ tập trung lực lượng mở rộng, đánh ra khu
vực miền Bắc nhằm thơn tính cả nước ta.
Năm 1862, Pháp chiếm được ba tỉnh Đơng Nam Kỳ. Năm 1867, Pháp chiếm
ba tỉnh cịn lại. Như vậy Lục tỉnh Nam Kỳ đã nằm trọn trong tay Pháp. Nhân dân
sống dưới ách cai trị, bóc lột của kẻ thù vô cùng cực khổ. Thực dân Pháp đi đến đâu

gieo bao đau thương tang tóc đến đấy. Chúng khiến không chỉ nhân dân miền Nam
căm hờn mà cả nhân dân hai miền Trung, Bắc cũng hết sức bất bình.
Thực dân Pháp xâm lược khiến giai cấp phong kiến lo âu, hốt hoảng. Triều
đình nhà Nguyễn – lực lượng đứng đầu nắm quyền cai trị chủ yếu lúc này - thiết
nghĩ sẽ là chỗ dựa vững chắc cùng nhân dân kề vai chống giặc thế nhưng trái lại, đã
nhanh chóng đầu hàng làm tay sai cho giặc.
Trong khi triều đình Huế quỳ gối hàng giặc một cách nhục nhã thì nhân dân
ta – với truyền thống yêu nước, căm thù giặc tự ngàn xưa đã kiên cường đứng lên
đấu tranh chống lại bè lũ xâm lược. Khí thế đấu tranh đầy căm hờn sôi sục như một


- Trang 10 làn sóng mạnh loang rộng trong cả nước. Kẻ thù thẳng tay đàn áp, cố dồn dân tộc ta
vào gọng kìm nơ lệ khiến mâu thuẫn của chúng với nhân dân ta, dân tộc ta càng
thêm gay gắt.
Đến năm 1897, về cơ bản trong 40 năm, thực dân Pháp đã hồn thành xong
cơng cuộc chinh phục, bình định nước ta. Chúng bắt tay vào củng cố nền thống trị
và thực hiện triệt để việc bóc lột thuộc địa. Việc tổ chức và khai thác được tiến hành
một cách quy mô hơn. Thực dân Pháp ra sức xây dựng một bộ máy Nhà nước thực
dân với hàng loạt các biện pháp về kinh tế, tài chính nhằm tiến hành một chương
trình khai thác bóc lột lâu dài. Chính sách văn hóa nơ dịch được chúng ra sức thúc
đẩy nhằm củng cố nền thống trị thực dân.
Đầu thế kỷ XX, khi đã chiếm được Lục tỉnh Nam Kỳ, tạm thời đã ổn định bộ
máy cai trị, Pháp tiếp tục chĩa mũi nhọn tấn cơng, kìm kẹp hai khu vực Trung Kỳ và
Bắc Kỳ.
Các phong trào cách mạng lúc này bị đàn áp rất dã man nên thất bại khiến
không ít người chán nản. Có người quay lưng chấp nhận thời cuộc nhưng khơng ít
người vẫn kiên trì con đường đấu tranh một cách không mệt mỏi. Bằng sự nhạy cảm
thức thời, họ đã tìm ra được hướng đi mới cho dân tộc: đánh đuổi kẻ thù, xây dựng
đất nước bằng việc đổi mới, tiếp thu những tiến bộ bên ngồi nhằm canh tân xã hội.
Phong trào duy tân, Đơng Kinh Nghĩa Thục diễn ra mạnh mẽ, được đông đảo trí

thức yêu nước tiến bộ tham gia.
Từ 1905 đến 1908, phong trào cách mạng do sĩ phu yêu nước phát động phát
triển mạnh ở cả ba miền. Làn sóng đấu tranh lan nhanh trong cả nước khiến thực
dân Pháp hoang mang và ra sức đàn áp. Phong trào vì thế mà lắng xuống.
Đông Kinh Nghĩa Thục đã làm dấy lên trong cả nước trào lưu yêu nước
chống Pháp. Vì vậy, tháng 12 năm 1907 phong trào bị Pháp tìm cách tiêu diệt, đàn
áp. Năm 1908, các nhà Nho, trí thức yêu nước cả ba miền bị Pháp bắt giam, đàn áp
và tra tấn rất dã man.
Tuy phong trào duy tân, Đơng Kinh Nghĩa Thục khơng cịn tiếp tục nữa
nhưng làn sóng u nước, duy tân vẫn cịn trong đơng đảo quần chúng nhân dân.
Các trí thức có tư tưởng tiến bộ tiếp thu những gì phong trào mang lại. Họ hưởng


- Trang 11 ứng cuộc canh tân, tiếp cận văn minh phương Tây và hướng đến một nền học thuật
mới.
Xã hội có những bước chuyển giao giữa hai thời đại. Sự can thiệp của thực
dân Pháp vào đời sống kinh tế đã khiến tình trạng kinh tế nước ta giai đoạn này trở
nên rất phức tạp.
Năm 1867, sau khi chiếm được Lục tỉnh Nam Kỳ, Pháp bắt tay vào khai thác
thuộc địa trước nhất ở miền Nam. Chúng lập ra các phịng, ban để theo dõi, kiểm
sốt gắt gao các hoạt động kinh tế. Nam Bộ là vùng đất khá trù phú nên thực dân
Pháp ra sức khai thác, tận dụng mọi tài ngun sẵn có và tìm cách đầu tư phục vụ
cho việc khai thác thu lợi của mình được dễ dàng hơn. Đến những năm cuối của thế
kỷ XIX, Nam Bộ về cơ bản đã có những thay đổi lớn trong diện mạo kinh tế.
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), Pháp tiến hành hai cuộc
khai thác thuộc địa ở nước ta nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh ở chính quốc.
Năm 1897, Pháp tiến hành tổ chức và khai thác kinh tế một cách quy mô. Việc kinh
doanh được mở mang, thúc đẩy. Các đồn điền cao su và nhà máy được thực dân
Pháp xây dựng mà lao động là những người dân làm cơng với giá rẻ mạt, bị bóc lột
nặng nề chỉ để phục vụ cho mục đích khai thác của chúng.

Quan hệ sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa bắt đầu hình thành tồn tại song song
bên cạnh quan hệ sản xuất phong kiến có sẵn từ trước. Đặc tính chung của những
quan hệ sản xuất trên là quan hệ bóc lột, khai thác và đàn áp. Nước ta trở thành
nước thực dân nửa phong kiến, phải cung cấp lợi nhuận cho kẻ thù.
Xã hội có sự phân hóa một cách sâu sắc. Bên cạnh các giai cấp đã có từ
trước xuất hiện thêm các giai tầng mới trong xã hội. Giai cấp nông dân là tầng lớp
cơ cực nhất trong xã hội. Họ bị hai ách kìm kẹp: thực dân Pháp và bọn địa chủ
phong kiến không ngừng ra sức vơ vét, bóc lột. Nạn sưu cao, thuế nặng khiến đời
sống người dân vô cùng khổ cực. Họ bị tước đoạt hết ruộng đất và dần dần đi vào
con đường bần cùng hóa. Giai cấp địa chủ phong kiến trở thành chỗ dựa vững chắc
cho thực đân Pháp, được Pháp cung cấp thêm ruộng đất và quay lại thẳng tay cùng
kẻ thù đàn áp nhân dân ta. Trong giai cấp này cũng có một số phần tử yêu nước tiến
bộ đã tách ra đi theo cách mạng.


- Trang 12 Sau năm 1897, khi Pháp đã ổn định ách thống trị trên đất nước ta, diện mạo
kinh tế có những bước thay đổi, một số tầng lớp mới xuất hiện: Tư sản mại bản, tiểu
tư sản và vơ sản. Đây là sản phẩm của q trình khai thác bóc lột kinh tế thuộc địa ở
nước ta của thực dân Pháp.
Cũng là kết quả quá trình khai thác thuộc địa của Pháp, giai cấp công nhân
Việt Nam xuất hiện trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, trước khi
chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra. Ban đầu giai cấp cơng nhân cịn non trẻ và chưa
ý thức được hết sứ mệnh của mình nhưng dần về sau đã có những bước trưởng
thành hơn, nhanh chóng nắm vai trò lãnh đạo cách mạng, thực hiện sứ mệnh lịch sử
giao cho.
Từ 1910, một tầng lớp mới có khuynh hướng Phương tây, cải cách chống
Pháp xuất hiện. Đây là những trí thức tân tiến, tiếp thu nền tân học, được đọc các
sách “Tân thư”.
Như vậy xã hội Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đã có sự
phân hóa giai cấp khá rõ. Các giai cấp ấy có những nhận thức và cách phản ứng

riêng trước thời cuộc đất nước.
Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội lúc này là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam
và đế quốc Pháp cùng bè lũ tay sai của chúng. Mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay
gắt trước những hành vi khai thác, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp. Tình hình ấy
tác động đến mọi giai tầng trong xã hội và mỗi người tùy vào tầm suy nghĩ cùng
những nhận thức khác nhau đã chọn cho mình một thái độ cùng hướng đi riêng.
Triều đình nhà Nguyễn đã nhanh chóng đầu hàng thỏa hiệp với kẻ thù. Một
số địa chủ phong kiến tìm cách níu giữ chút quyền lợi cịn sót lại của mình. Chúng
sẵn sàng cùng thực dân Pháp đàn áp đẫm máu nhân dân chỉ để được làm một vài
chức quan nhỏ cho kẻ thù như tri phủ hay tổng đốc… Cũng có một số sĩ phu quan
tâm lo lắng cho vận mệnh đất nước nhưng họ lại tỏ ra chán nản với thời cuộc và tìm
quên trong ẩn dật. Họ thiết tha mong mỏi có được một chế độ xã hội phong kiến
thịnh trị tựa trên một nền tảng đạo lý vững chắc. Thế nhưng bên cạnh đó cũng
khơng ít người tiếp nối được mạch nguồn truyền thống yêu nước của dân tộc và
đứng lên chống giặc… Nhiều người trong số họ tiếp thu tư tưởng qua làn gió Duy


- Trang 13 tân và các “Tân thư” để rồi tự tìm ra những hướng đi mới. Đó chính là cách lựa
chọn riêng mà các cá nhân, giai tầng này đã lựa chọn khi đứng trước vận mệnh của
toàn dân tộc.
Các phong trào yêu nước do các sĩ phu phát động được đông đảo nhiều
người hưởng ứng như phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa
Thục … Các biến cố chính trị được phát động do những phong trào trên đã lan rộng
khắp nơi. Sinh viên Việt Nam được gửi sang Nhật và các nước tiên tiến khác du
học. Các trường học được hình thành phục vụ cho việc truyền bá tư tưởng Tây Âu.
Một sự kiện văn hóa đáng chú ý lúc này là phong trào Đông Kinh Nghĩa
Thục. Vấn đề đặt ra là vấn đề duy tân. Đây là đường lối của các sĩ phu tiến bộ đầu
thế kỷ. Duy tân là phong trào đổi mới, rộng lớn làm rung chuyển xã hội về nhiều
mặt trong đó chủ yếu là tư tưởng, học thuật và xã hội. Lãnh đạo phong trào là các
nhà Nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ. Xuất phát từ lợi ích của chính dân tộc, Đông

Kinh Nghĩa Thục sớm bị thực dân Pháp hủy diệt sau 9 tháng tồn tại, tuy vậy những
cống hiến do phong trào để lại thật vô cùng to lớn.
Mặc dù bị thực dân Pháp cùng tay sai của chúng liên tục đàn áp song làn
sóng đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta lúc này đã lan rộng khắp nơi
Trước khi thực dân Pháp xâm lược, ở Việt Nam chỉ có duy nhất một chế độ
giáo dục khoa cử - đó là việc học theo chữ Hán, đi thi, đỗ đạt và làm quan ra phục
vụ triều đình. Bộ máy giáo dục ở phủ, huyện thì có các huấn đạo coi sóc việc học,
cao hơn, ở tỉnh có các quan đốc học tổ chức các kỳ thi tuyển.
Năm 1865 chế độ thi cử kiểu cũ ở Nam Kỳ bị bãi bỏ, thay vào đó là chế độ
giáo dục của Pháp. Pháp âm mưu dần xóa bỏ nền Hán học, thay vào đó là truyền bá
các tư tưởng văn hóa Pháp. Pháp khuyến khích học bổng cho những ai học tiếng
Pháp nhưng không hiệu quả. Đến năm 1908, Hội đồng cải cách học vụ quy định chế
độ giáo dục ba cấp. Tại các xã, trường học chủ yếu dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ
để tuyển sinh, những người đỗ sẽ tiếp tục lên huyện học tiểu học. Ở bậc tiểu học
dạy chữ Hán với Tứ thư, Ngũ kinh ... kết thúc có kỳ thi khóa sinh, những người đỗ
tiếp tục lên tỉnh học. ba năm sẽ có một kỳ thi và người đỗ được thi hương. Chế độ
thi cử này chấm dứt ở Bắc Kỳ năm 1915 và Trung Kỳ năm 1918.


- Trang 14 Năm 1917, chế độ giáo dục trong cả nước được thống nhất với ba bậc: tiểu
học, trung học và đại học. Khơng cịn nữa sự tồn tại song song của hai chế độ khoa
cử: Nho giáo ở Bắc và Trung Kỳ, chế độ giáo dục của Pháp ở Nam Kỳ.
Tấn công ra Bắc Kỳ, Pháp mở trường đại học ở Hà Nội nhằm nục đích tuyên
truyền. Ngày 01 – 01 – 1907, Pháp thành lập thêm một viện Đại học. Chúng lập ra
nhiều phân khoa và cử những tiến sĩ người Pháp đến dạy, sinh viên khoảng 50
người. Các trường cao đẳng và trung học được thành lập. Ngồi ra chúng cịn mở ở
đây một trường thơng ngôn nhằm đào tạo những người sau này ra làm cho chúng.
Năm 1907, thực dân Pháp mở ở Hà Nội trường Tân quy, mô phỏng một số
sinh hoạt của Đông Kinh Nghĩa Thục. Mục đích của việc mở trường này là để đối
đầu lại với trường Đông Kinh nghĩa thục do các trí thức yêu nước lập ra.

Sau khi phong trào Đơng Kinh Nghĩa Thục bị dập tắt, phía tồn quyền Pháp
đã lập ra một hội đồng cải cách giáo dục, đem chữ quốc ngữ vào nhằm xây dựng
một nền tân học mới để xóa hẳn nền Hán học. Âm mưu xa hơn của chúng là từng
bước xây dựng nền Pháp học nhằm đồng hóa nước ta cho dễ bề cai trị. Để thực hiện
cho những cải cách giáo dục ấy, chúng thành lập một trường sư phạm đào tạo giáo
viên tiểu học người Việt.
Trong học thuật đã có sự cải cách và điều này được rất đơng các trí thức Nho
học tiếp thu. Mặc dù là những trí thức của nền học cũ với Nho học đã ngàn năm ăn
sâu vào đời sống, thế nhưng các trí thức này vẫn tiếp nhận những tư tưởng khá tiến
bộ, sử dụng chữ quốc ngữ để bắt kịp với văn minh nhân loại.
Năm 1915, cuộc thi hương cuối cùng ở miền Bắc được tổ chức và từ đây
khép lại chế độ khoa cử xưa cũ. Học thuật Việt Nam đã thực sự có những bước
chuyển mình cho phù hợp xu thế chung của thời đại. Một nền Hán học với chế độ
Nho khoa vốn tồn tại bao đời nay ở đất nước chịu ngàn năm ách đơ hộ Trung Hoa
khơng cịn nữa, thay vào đó là nền Pháp học. Tuy Hán học khơng cịn nữa nhưng số
người biết tiếng Hán vẫn chiếm số lượng khá đông trong xã hội. Một số tri thức am
hiểu cả hai nền tân học và cựu học.
1.1.2 Tình hình văn học:


- Trang 15 Trong tình hình lịch sử như trên, văn học đứng trước những thử thách mới.
Một nhiêm vụ rất lớn được đặt ra : văn học phải làm sao khơng ngừng vận động,
tiến lên cho thích ứng với nhu cầu mới của xã hội. Đây quả thực là một nhiệm vụ rất
nặng nề nhưng văn học đã làm được. Một nền văn học mới đã ra đời đáp ứng nhu
cầu khách quan của thực tế văn học và thực tế lịch sử.
Nhắc đến văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
không thể không nhắc đến chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ xuất hiện rất sớm, từ
những năm đầu của thế kỷ XVII, khi các nhà truyền giáo Phương Tây đến nước ta.
Xuất hiện sớm nhưng mãi đến giai đoạn sau này, với tác động của các phong trào
Đông Du, Duy Tân chữ Quốc ngữ mới được truyền bá một cách sâu rộng. Trước

đây các nhà Nho đứng trên lập trường yêu nước nên xem đó là chữ của kẻ thù và ra
sức phản đối, quay lưng lại với chữ Quốc ngữ, kiên quyết trung thành cùng chữ
Hán. Bước sang thời đại mới, tựa trên một lập trường tiến bộ hơn, các sĩ phu u
nước khơng cịn nhìn chữ Quốc ngữ gắn với hành động xâm lược của thực dân như
trước mà nhận ra được lợi ích của chữ Quốc ngữ để phổ biến thứ văn tự mới này.
Những năm cuối thế kỷ XIX, ở Nam Kỳ, một số tri thức như Trương Vĩnh
Ký, Huỳnh Tịnh Của…đã bắt đầu xây dựng một ngôn ngữ viết dựa trên cơ sở khẩu
ngữ được ghi lại bằng chữ Quốc ngữ. Đây là những học giả có cơng hàng đầu trong
việc phổ biến chữ Quốc ngữ lan rộng cả nước, không chỉ giới hạn ở Nam Kỳ. Cuối
thế kỷ XIX, những người sử dụng chữ Quốc ngữ còn đang hạn chế nhưng bước
sang thế kỷ XX, khoảng từ năm 1900 đến 1908 là giai đoạn nhảy vọt của chữ Quốc
ngữ. Số người sử dụng đã tăng nhanh bởi họ nhận ra nhiều ưu điểm của loại văn tự
mới này: dễ đọc, khơng nhiều nét khó viết như chữ Nôm, chữ Hán.
Năm 1910, chữ Quốc ngữ được sử dụng chính thức trong giao tiếp, hành
chính được đưa ra như một quy định của Thống sứ Bắc Kỳ. Kế hoạch của kẻ thù
khá thâm độc, ban đầu chúng vẫn duy trì chữ Hán nhưng từng bước, từng bước đưa
chữ Pháp, chữ Quốc ngữ vào thay thế hẳn chữ Hán nhằm dọn đường cho văn hóa
Pháp vào Việt Nam. Việc chấm dứt chế độ khoa cử Hán học của thực dân Pháp là
một bằng chứng thể hiện âm mưu của chúng khá cụ thể.


- Trang 16 Thực dân Pháp muốn sử dụng chữ Quốc ngữ như một công cụ để phục vụ
cho việc thống trị cùng âm mưu đồng hóa dân tộc ta. Các trí thức yêu nước của ta
lại biết cách lợi dụng chính những âm mưu, chính sách của kẻ thù biến văn tự mới
này thành vũ khí trong việc nâng cao dân trí, truyền bá những tư tưởng duy tân, cấp
tiến, làm hoàn thiện hơn nền văn học dân tộc.
Trước đây ngôn ngữ văn tự thường sử dụng trong các sáng tác văn chương
của ta là chữ Hán và Nôm. Thế nhưng bước sang giai đoạn mới, chữ Quốc ngữ đã
được xem như chữ của dân tộc, là tiếng mẹ đẻ gắn với nền học thuật mới và sự tiến
bộ của dân tộc trên bước đường tiến đến văn minh. Các cây bút sử dụng chữ Quốc

ngữ ngày càng chiếm địa vị đông đảo. Họ sử dụng cho việc sáng tác, phiên dịch…
Một số sáng tác văn xuôi bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện ở Nam Bộ cuối thế
kỷ XIX mang tính chất thử nghiệm như: các bài ký của Trương Vĩnh Ký, Thầy
Larazô Phiền của Nguyễn Trọng Quản... Bên cạnh đó là mảng văn học yêu nước
gắn với tên tuổi của các trí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Huỳnh Thúc Kháng… Đây là mảng văn học có giá trị nhất trong thời kỳ này. Lực
lượng sáng tác chủ yếu là những nhà Nho yêu nước. Họ sáng tác để thức tỉnh lòng
yêu nước, kêu gọi đồng bào đứng dậy chống giặc. Các nhà Nho sử dụng các thể loại
truyền thống như thể thơ song thất lục bát.
Nền văn học giai đoạn này không chỉ là nền văn học của những sáng tác mà
còn mở rộng ở phạm vi các tác phẩm dịch thuật và khảo cứu.
Lúc này cơng việc nghiên cứu, phê bình chủ yếu được thực hiện trên hai tờ
báo Đơng Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí. Dịch thuật chiếm ưu thế trên văn
đàn. Các tác phẩm Trung Quốc và văn học Pháp được dịch với đủ thể loại: kịch,
thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết… Dịch Hán Văn có Phan Kế Bính, Nguyễn Hữu Tiến;
dịch Pháp văn có Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh. Qua việc dịch thuật, chữ quốc
ngữ được hoàn thiện và trở nên phong phú hơn.
Nghiên cứu phê bình lúc này đã xuất hiện cùng Phan Kế Bính với Việt Hán
văn khảo, Nguyễn Văn Ngọc với các tập Ca dao tục ngữ, Truyện cổ nước Nam, Câu
đối, Thiếu Sơn với Phê bình và cảo luận…


- Trang 17 Thực dân Pháp muốn tạo dựng một nền văn học riêng theo ý chúng nhằm
làm công cụ tuyên truyền cho chủ nghĩa thực dân. Chúng sử dụng những tay sai đắc
lực phục vụ cho mục đích của mình. Báo chí trở thành phương tiện hữu ích. Điểm
qua một chút về tình hình báo chí và in ấn nước ta trong giai đoạn này là điều hết
sức cần thiết.
Ngày 15–04–1865, Gia Định báo - tờ báo đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ
xuất hiện. Người phụ trách báo này là Trương Vĩnh Ký. Năm 1897, Gia Định báo
chấm dứt hoạt động.

Ở mỗi miền, thực dân Pháp xây dựng những tờ báo riêng và kiểm sốt rất
chặt. Có thể kể tên một số tờ báo đáng chú ý ra đời trong giai đoạn này như: Đăng
Cổ Tùng báo, Đồng Văn nhật báo…ở Bắc kỳ. Tờ Lục Tỉnh tân văn thành lập năm
1907 ở Nam Kỳ. Tờ báo này do Trần Chánh Chiếu – một nhà tư sản yêu nước Nam
Kỳ lập ra.
Đơng Dương tạp chí là tờ báo gây được khá nhiều ảnh hưởng đối với văn
học. Nó thu hút khá đơng các nhà văn và góp phần khơng nhỏ vào việc xây dựng
nền văn học Quốc ngữ. Đông Dương tạp chí thành lập năm 1913 với chủ bút
Nguyễn Văn Vĩnh. Thực ra đây chỉ là một phần phụ bản của Lục Tỉnh tân văn, thời
kỳ đầu có khuynh hướng đề cập đến những vấn đề chính trị, nhưng về sau đã đề cập
nhiều hơn đến văn học. Năm 1918, Đơng Dương tạp chí đổi thành Học Báo.
Nếu Đơng Duơng tạp chí do Nguyễn Văn Vĩnh cai quản thì Phạm Quỳnh lại
chủ bút của Nam phong tạp chí - một cơng cụ đắc lực cho việc tun truyền của
chính phủ Pháp.
Nam Phong tạp chí thường ra vào ngày đầu của tháng và số đầu ra vào tháng
7 năm 1917. Nam Phong tạp chí là tờ báo gây khá nhiều tranh cãi vì những mục
đích chính trị riêng. Thế nhưng, nhìn nhận một cách cơng bằng thì đây là tờ báo có
vai trị tương đối lớn trong việc làm nên sự thành công bước đầu của nền văn học
Quốc ngữ.
Sau Đơng Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí là sự ra đời các tờ báo khác có
nội dung văn học như: An Nam tạp chí là tờ báo chuyên về văn học, Đông Pháp


- Trang 18 thời báo đã có riêng một trang dành cho văn chương, Hữu Thanh có khá nhiều mục
bàn về văn học …
Như vậy có thể nói giai đoạn cuối thể kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đã dẫn đến sự
xuất hiện hàng loạt các tờ báo. Báo chí lúc này - xét về phương diện văn học - là nơi
để trao đổi làm giàu thêm cho ngôn ngữ, sưu tầm phổ biến văn học cổ điển của
nước nhà cũng như giới thiệu văn học Pháp và Trung Quốc. Có thể xem báo chí
chính là mơi trường đầu tiên đào tạo các tác giả văn học quốc ngữ.

Xã hội Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX có những chuyển
biến về lịch sử cũng như văn học khá rõ. Đặt trong bối cảnh giao thoa giữa hai thời
đại – lịch sử và văn học nước ta lúc này mang những đặc điểm riêng. Pháp xâm
lược đem theo những tư tưởng mới du nhập vào nước ta. Với âm mưu biến nước ta
thành thuộc địa lâu dài chúng ra sức khuyến khích một nền tân học, chấm dứt chế
độ khoa cử. Điều này làm xã hội và nền giáo dục Việt Nam ta thay đổi. Các trí thức
tân học xuất hiện cùng những tư tưởng canh tân, hưởng ứng phong trào duy tân do
các nhà Nho yêu nước đề ra. Bên cạnh những trí thức Tây học là những nhà Hán
học tiến bộ, am hiểu cổ văn nhưng cũng không ngừng tiếp thu văn minh phương
Tây.
Một nền văn học chữ Quốc ngữ đã ra đời trên cơ sở những biến chuyển lịch
sử ấy, thu hút khá đơng trí thức tiến bộ tham gia. Đây chính là một biểu hiện cụ thể
và ý nghĩa nhất trong việc đi theo tiếng gọi của phong trào duy tân. Việc sử dụng
chữ Quốc ngữ chính là cách biểu lộ thái độ yêu nước ở một số nhà trí thức. Các
sáng tác văn học lúc này phục vụ cho mục đích chính là biểu lộ tinh thần yêu nước,
kêu gọi nhân dân đứng dậy cứu nước. Một số tác phẩm văn xuôi sáng tác bằng chữ
Quốc ngữ ra đời. Bên cạnh đó là lượng lớn những dịch thuật, khảo cứu của các nhà
văn.
Báo chí đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng một nền văn học. Các
sáng tác văn học, nghiên cứu và dịch thuật chủ yếu được đăng trên các báo. Có thể
nói báo chí là mơi trường trong đó nền văn học chữ Quốc ngữ được trau dồi, nâng
cao và thể hiện đủ sắc thái. Báo chí là phương tiện để các nhà văn ra sức xây dựng
một nền văn học mới, truyền bá những tư tưởng học thuật tiến bộ của phương Tây,


- Trang 19 đúng như Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập 3 đã viết: “ Báo chí là nơi thảo
luận trao đổi, thí nghiệm cách làm giàu ngơn ngữ, cách xây dựng câu văn xi. Nó
cịn là nơi sưu tầm phổ biến vốn văn học cổ điển của nước nhà, giới thiệu văn học
Pháp và Trung Quốc. Quan trọng hơn cả, nó là nơi hầu hết các nhà văn bấy giờ và
về sau rèn luyện ngòi bút của mình”.

Tình hình lịch sử văn học nước ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX còn rất
nhiều điều chưa đề cập hết. Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra những nét chính về lịch sử
và văn học trong bối cảnh xã hội Việt Nam ở giai đoạn này nhằm thấy được sự tác
động đối với Phan Kế Bính. Trên cơ sở những hiểu biết ấy nhằm hiểu hơn về con
người cũng như cuộc đời ơng
1.2. Phan Kế Bính - tác giả, tác phẩm:
1.2.1.Tác giả Phan Kế Bính:
Theo các tài liệu ghi chép trước đó như Nhà văn hiện đại (tập 1) của Vũ Ngọc
Phan, Văn học từ điển (quyển 1) do Thanh Tùng - Lê Tùng Thanh biên soạn, Luận
đề về nhóm Đơng Dương tạp chí của Trần Việt Sơn… cũng như những thông tin do
hai cụ Lưu Văn Thành và Trần Thị Lan – hậu duệ và cháu rể của Phan Kế Bính hiện
sống tại Hà Nội cung cấp thì: ơng sinh năm 1875 – năm Ất Hợi, đời Tự Đức thứ 29
tại làng Thụy Khê, huyện Hồn Long, Hà Đơng. Mảnh đất này ngày nay đã là căn
nhà thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ – nơi gia đình Phan Kế Bính đang
sống. Thời cầm bút, Phan Kế Bính lấy hiệu là Bưu Văn. Theo cụ Lưu Văn Thành
thì: “Bưu” có nghĩa là lưu truyền lại. “Bưu Văn” – tức những lời văn truyền lại đời
sau. Như vậy “Bưu” nghĩa là truyền tin, “Bưu Văn” tức lưu truyền lại những lời
văn, vẻ đẹp, những điều nghe thấy cho đời sau. Cách giải thích trên của cụ Lưu Văn
Thành đã hiểu đúng tinh thần của bút hiệu Phan Kế Bính sử dụng. Ơng cầm bút với
ước muốn lưu truyền, gìn giữ lại những giá trị cho đời sau. Tìm hiểu cuộc đời cầm
bút của Phan Kế Bính ta sẽ thấy ông không bao giờ chệch khỏi hướng đi này.
Phan Kế Bính sinh ra trong một gia đình có dịng dõi khoa bảng, nền nếp thi
thư. Ơng thân sinh ra Phan Kế Bính là cụ Phan Tính Hiên, sinh năm 1847, đã đỗ Tú
tài năm Mậu Dần (1878). Nhân dân làng Thụy Khuê vẫn thường gọi ông là cụ Tú.
Ông mất năm 1919, thọ được 71 tuổi.


×