Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Những khó khăn của người nhiễm hiv trong bối cảnh nguồn viện trợ cho hoạt động phòng chống hiv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 187 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐINH VĂN MÃI

NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV
TRONG BỐI CẢNH NGUỒN VIỆN TRỢ CHO
HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS BỊ CẮT GIẢM
(Điển cứu tại Chi hội phòng chống HIV/AIDS Nắng Mai)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠNG TÁC XÃ HỘI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐINH VĂN MÃI

NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV
TRONG BỐI CẢNH NGUỒN VIỆN TRỢ CHO
HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS BỊ CẮT GIẢM
(Điển cứu tại Chi hội phịng chống HIV/AIDS Nắng Mai)

Chun ngành Cơng Tác Xã Hội
Mã ngành: 60900101

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐỖ HẠNH NGA

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Hạnh Nga. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là
trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.
Tơi xin cam đoan là mọi sự giúp đỡ trong luận văn này đều đã được cảm ơn và
các thông tin trong luận văn đều được trích dẫn rõ nguồn gốc.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Đinh Văn Mãi


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của rất nhiều Thầy Cơ,
Anh/Chị đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Đỗ Hạnh
Nga – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong quá trình thực hiện
luận văn để tơi có động lực cố gắng và phấn đấu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Quý anh, chị nhân viên xã hội; anh, chị đang cơng tác
trong lĩnh vực phịng chống HIV/AIDS, anh, chị trong Ban điều hành Chi hội Nắng Mai
và các anh, chị người nhiễm HIV/AIDS đã hỗ trợ tơi trong q trình thu thập dữ liệu và

cho ra kết quả nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả Qúy Thầy/Cơ đã giảng dạy trong Chương trình
Cao học ngành Cơng tác xã hội K1 – những người đã truyền đạt kiến thức hữu ích của
ngành Cơng tác xã hội, phương pháp nghiên cứu để tơi có thể hồn thành tốt luận văn.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những người thân
ln quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện giúp tôi trong suốt quá trình học.
Với tinh thần cầu thị và đam mê nghiên cứu, tơi rất mong nhận được đóng góp của
Q Thầy/Cơ và Q anh/chị học viên để tơi có thể rút ra bài học kinh nghệm cho bản
thân trong những nghiên cứu tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Đinh Văn Mãi


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU……………………………………………………….………………........1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………….…….....1
2. Tổng quan tài liệu ................................................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................9
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ......................................................................10
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................10
6. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................10
7. Giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................................10
8. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................11

9. Ý nghĩa của nghiên cứu .......................................................................................16
10. Kết cấu của luận văn .........................................................................................16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI
NGƯỜI NHIỄM HIV ............................................................................................18
1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ...............................................................18
1.2. Các khái niệm chính sử dụng trong nghiên cứu .................................................23
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến chính sách của Nhà nước dành cho người nhiễm
HIV .........................................................................................................................34
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI NHIỄM
HIV TRONG BỐI CẢNH NGUỒN VIỆN TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG
PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS BỊ CẮT GIẢM ......................................................32
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................32
2.2. Khách thể nghiên cứu .......................................................................................34
2.3. Thực trạng nguồn viện trợ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại
Việt Nam ................................................................................................................37
2.4. Thực trạng những khó khăn của người nhiễm HIV trong bối cảnh nguồn viện trợ
cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm. ................................................42
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................61


CHƯƠNG 3: CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM NHẰM HỖ TRỢ NGƯỜI NHIỄM
HIV TRONG BỐI CẢNH NGUỒN VIỆN TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG
PHỊNG CHỐNG HIV/AIDS BỊ CẮT GIẢM ......................................................62
3.1. Phương pháp cơng tác xã hội nhóm ..................................................................62
3.2. Kế hoạch can thiệp dự kiến ...............................................................................63
3.3. Ứng dụng phương pháp CTXH nhóm hỗ trợ người nhiễm HIV tìm ra các biện
pháp giải quyết khó khăn khi nguồn viện trợ bị cắt giảm .........................................67
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................96

1. Kết luận ...............................................................................................................96
2. Kiến nghị .............................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................99
PHỤ LỤC .............. ... .............................................................................................i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADB

Diễn giải
Asia Development Bank
Ngân hàng Phát triển Châu Á

AusAID

Australian Agency for International Development
Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc

BHYT

Bảo hiểm y tế

BYT

Bộ Y tế

CDC

Centers for Disease Control and Prevention

Trung tâm kiểm soát và phịng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ)

CP
CSIS

Chính phủ
Centre for Strategic and International Studies
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế

CIDA

Canadian International Development Agency
Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada

CTXH

Công tác xã hội

DFID

Department for International Development
Bộ Phát triển Quốc tế thuộc Chính phủ Anh

ĐH

Đại học

ĐTB

Điểm trung bình


KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn
HCM
ILO

Hồ Chí Minh
International Labour Organization
Tổ chức Lao động Quốc tế

INGO

International non-governmental organization
Tổ chức Phi chính phủ Quốc tế

IOM

International Organization for Migration
Tổ chức Di cư Quốc tế

JICA

Japan International Cooperation Agency
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản


MTQG
NĐ – CP

Mục tiêu quốc gia
Nghị định Chính phủ


NTL

Người trả lời

NXB

Nhà xuất bản

NQ
NVXH

Nghị quyết
Nhân viên xã hội

ODA

Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức)

OPC

Outpatient clinic (Phịng khám ngoại trú)

PCPNN

Phi chính phủ nước ngồi

PEPFAR

President's Emergency Plan for AIDS Relief

Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng
chống AIDS

PVV
QĐ – TTg
SCDI

Phỏng vấn viên
Quyết định của Thủ tướng
Center for Supporting Community Development Initiatives
Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến và Phát triển Cộng đồng

STI

Sexually transmitted infections
Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Tp

Thành phố

TW

Trung ương

UBND
UNAIDS

Uỷ ban nhân dân
Joint United Nations Programme on HIV and AIDS

Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV và AIDS

USAID

United States Agency for International Development
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

VNP+

VietNam Network of People Living with HIV/AIDS
Mạng lưới người sống chung với HIV/AIDS

WB
WHO

World Bank (Ngân hàng Thế giới)
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Mô tả khách thể nghiên cứu


34

Bảng 2.2

Kinh phí năm 2014 theo các nguồn đầu tư qua Bộ Y tế

38

Bảng 2.3

Bảng so sánh ngân sách đầu tư theo các đề án năm 2013 và 2014

39

Bảng 2.4

Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2015 – 2020

41

Bảng 2.5

Đánh giá mức độ khó khăn của người nhiễm HIV trước khi nguồn
viện trợ bị cắt giảm

Bảng 2.6

Đánh giá mức độ khó khăn của người nhiễm HIV khi nguồn viện
trợ bị cắt giảm


Bảng 2.7

55

Đánh giá mức độ thường xuyên về những khó khăn của người
nhiễm HIV khi đi làm

Bảng 2.11

53

Đánh giá mức độ thường xuyên về những khó khăn của người
nhiễm HIV khi tìm việc làm

Bảng 2.10

51

Đánh giá mức độ thường xuyên về những khó khăn của người
nhiễm HIV trong việc chăm sóc sức khỏe

Bảng 2.9

46

Đánh giá mức độ đồng ý tham gia các người nhiễm HIV vào các
hoạt động của Chi hội Nắng Mai sau khi nguồn viện trợ cắt giảm

Bảng 2.8


42

57

Đánh giá mức độ đồng ý về những giải pháp để tiếp tục điều trị
ARV khi nguồn viện trợ bị cắt giảm.

60

Bảng 3.1

Bảng thông tin cơ bản về thành viên tham gia CTXH nhóm

69

Bảng 3.2

Nội quy hoạt động của nhóm Tia Nắng

72

Bảng 3.3

Phân tích nguồn lực hỗ trợ hoạt động nhóm

73

Bảng 3.4

Những khó khăn và hướng giải quyết của người nhiễm HIV


74

Bảng 3.5

Kết quả đánh giá của người nhiễm HIV khi tham gia tiến trình sinh

Bảng 3.6

hoạt nhóm

87

Kết quả đánh giá của người nhiễm HIV khi tham gia từng buổi

89

sinh hoạt nhóm
Bảng 3.7

Kết quả đánh giá của NVXH khi thực hiện tiến trình CTXH nhóm

90

Bảng 3.8

Kết quả đánh giá cuả NVXH về sự thay đổi của người nhiễm HIV

91



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Biểu đồ 2.1

Mức độ lo lắng của người nhiễm HIV khi nghe thông tin phải
sử dụng bảo hiểm y tế để điều trị ARV trong thời gian tới

Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3

Trang
48

Sự thay đổi hoạt động của Chi hội Nắng Mai khi nguồn viện
trợ bị cắt giảm

50

Nguồn thông tin tiếp cận liên quan đến việc cắt giảm viện trợ

58


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã
hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bệnh tật cần được quan tâm và hỗ trợ trong đó có

dịch HIV/AIDS. HIV/AIDS là một trong những gánh nặng bệnh tật hàng đầu trên thế
giới và Việt Nam. Đây cũng là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu ở
nhiều góc độ khác nhau. Từ kinh nghiệm thực tiễn hỗ trợ người nhiễm HIV, tác giả nhận
thấy người nhiễm HIV gặp phải những khó khăn khi viện trợ cắt giảm. Điều đó thơi thúc
tác giả thực hiện nghiên cứu “Những khó khăn của người nhiễm HIV trong bối cảnh
nguồn viện trợ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm”.
Nghiên cứu được thực hiện trong một năm với khách thể nghiên cứu là người
nhiễm HIV đang sinh hoạt tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính và ứng dụng phương pháp CTXH
nhóm với người nhiễm HIV. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng các lý thuyết hệ thống,
hành vi, thực nghiệm để phân tích các vấn đề liên quan đến người nhiễm HIV.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra khó khăn của người nhiễm HIV/AIDS liên quan đến
tâm lý và xã hội. Trước khi viện trợ chưa cắt giảm, khó khăn của người nhiễm HIV liên
quan đến thu nhập thấp và việc làm không ổn định. Khi viện trợ cắt giảm, người nhiễm
HIV sẽ không được điều trị ARV miễn phí là khó khăn lớn nhất. Ngồi ra, cịn có các
khó khăn liên quan đến kỳ thị, phân biệt đối xử, tiếp cận thông tin HIV/AIDS, tiếp cận
dịch vụ chăm sóc y tế, việc làm, chính sách cũng như tham gia hoạt động của nhóm đồng
đẳng. Người nhiễm HIV trở nên hoang mang, lo lắng, chưa tìm ra biện pháp giải quyết
các khó khăn. NVXH đã ứng dụng phương pháp CTXH nhóm nhằm giúp người nhiễm
HIV tìm ra biện pháp giải quyết khó khăn. Qua các buổi sinh hoạt nhóm, người nhiễm
HIV xây dựng được mối quan hệ khắng khít với nhóm, tích cực chia sẻ vấn đề đang gặp
phải và tìm ra các biện pháp giải quyết vấn đề. Người nhiễm HIV trở nên lạc quan, tự tin,
nâng cao kiến thức và phát triển các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,
góp phần cải thiện cuộc sống. Họ nhận thức được tầm quan trọng của BHYT, cam kết
điều trị ARV qua BHYT và tích cực tham gia hoạt động nhóm đồng đẳng.


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe là vốn quý của mỗi người dân, là tài sản của toàn xã hội, là nhân tố quan
trọng góp phần vào cơng cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Cơng tác chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe tồn dân khơng chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà cịn là bổn
phận của mỗi người dân, gia đình và cộng đồng. Với vai trò lãnh đạo đất nước, Đảng ta
đã ban hành nhiều nghị quyết định hướng công tác chăm sóc sức khỏe tồn dân trong đó
phải kể đến nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương ngày 25-10-2017
về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới. Từ đây, Bộ Y tế đã tiến hành xây dựng kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân giai đoạn 2016 – 2020. Nhờ đó, các chỉ số về sức khỏe và tuổi thọ bình
quân của người dân được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bệnh tật cần được
quan tâm, hỗ trợ trong đó có dịch HIV/AIDS. HIV/AIDS là một vấn đề sức khỏe cộng
đồng quan trọng, là một gánh nặng bệnh tật hàng đầu trên thế giới và Việt Nam.
Tại Việt Nam, số lượng người nhiễm HIV có xu hướng gia tăng qua từng năm
(UNAIDS, 2015). Trong chín tháng đầu năm 2017, cả nước phát hiện mới 6.883 người
nhiễm HIV, chuyển sang giai đoạn AIDS 3.484 người, số người nhiễm HIV tử vong
1.260 người. Dự báo cả năm 2017 sẽ có khoảng 9.800 người nhiễm HIV mới được phát
hiện và có khoảng 1.900 người nhiễm HIV tử vong (Bộ Y tế, 2017). Trong 6 tháng đầu
năm 2018 đã phát hiện thêm 3.500 trường hợp nhiễm HIV trong cả nước (HT,2018). Tp.
Hồ Chí Minh là một trong những nơi có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất cả nước. Ước
tính năm 2017, Tp. Hồ Chí Minh phát hiện 5.864 trường hợp nhiễm mới HIV, tăng 2.778
trường hợp so với năm 2016 (Thanh Minh, 2018). Để khống chế tình hình dịch HIV,
Chính phủ đã ban hành và thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động quốc gia về
phòng chống HIV/AIDS. Các bộ, ban, ngành, UBND tỉnh, thành phố đã vào cuộc để đẩy
lùi dịch HIV/AIDS. Các tổ chức phi chính phủ trong và ngồi nước đã xây dựng chương
trình can thiệp, cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người nhiễm HIV, gia đình và con cái của họ.
Những năm qua, 80% kinh phí cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Việt
Nam từ nguồn viện trợ quốc tế (vaac.gov.vn, 2018). Các khoản viện trợ xuất phát từ các
nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc... Trong đó, Quỹ PEPFAR của Mỹ đang viện trợ trên



2

70% nguồn kinh phí phịng chống HIV/AIDS tại Việt Nam (Lan Anh, 2012). Nhờ nguồn
viện trợ quốc tế cùng nỗ lực phòng, chống HIV/AIDS, từ năm 2007 dịch HIV/AIDS tại
Việt Nam giảm ở cả 3 tiêu chí (người nhiễm mới, người chuyển qua AIDS, và tử vong).
Tuy nhiên, khi Việt Nam có mức thu nhập trung bình, các nguồn viện trợ sẽ dần bị cắt
giảm để giúp đỡ các nước khó khăn hơn. Các chương trình gồm điều trị, dự phịng,
truyền thơng, giám sát đều giảm dần hoạt động. Điều này gây ảnh hưởng đến cơng tác
phịng chống HIV/AIDS tại Việt Nam và tác động trực tiếp đến người nhiễm HIV.
Khi nguồn viện trợ cắt giảm, người nhiễm HIV sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong
cuộc sống. Do đó, cần phải có nghiên cứu khoa học để tìm hiểu những khó khăn của
người nhiễm HIV nhằm đưa ra những giải pháp và kiến nghị phù hợp giúp người nhiễm
HIV vượt qua khó khăn. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, tác giả quyết định chọn đề
tài: “Những khó khăn của người nhiễm HIV trong bối cảnh nguồn viện trợ cho hoạt động
phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm (Điển cứu tại Chi hội phòng chống HIV/AIDS Nắng
Mai)” để nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong khoảng hai thập kỷ gần đây, vấn đề dịch HIV/AIDS ngày càng thu hút sự
quan tâm của cộng đồng trong nước và quốc tế. Vấn đề trên không chỉ ảnh hưởng đến
sức khỏe của một cá nhân mà tác động đến cộng đồng. Từ khi phát hiện ca nhiễm đầu
tiên năm 1990, tại Việt Nam, số người nhiễm HIV ngày càng gia tăng qua các năm. Tình
hình dịch HIV/AIDS diễn biến rất phức tạp. Những nỗ lực của Chính phủ cùng với
nguồn viện trợ quốc tế đã giúp Việt Nam cơ bản kiểm soát được dịch HIV/AIDS. Trong
phần này, tác giả sẽ tổng quan tài liệu gồm những nghiên cứu tình hình HIV/AIDS, ảnh
hưởng kinh tế - xã hội của dịch HIV/AIDS, điều trị ARV, nguồn viện trợ cho hoạt động
phòng chống HIV/AIDS, trợ giúp cho người nhiễm HIV, vai trò của CTXH với người
nhiễm HIV.
 Tình hình HIV/AIDS và tuyên bố liên quan đến HIV/AIDS
Về vấn đề HIV/AIDS, Hội nghị AIDS quốc tế lần thứ 22 năm 2018 với chủ đề

“Phá vỡ rào cản, xây dựng những nhịp cầu” cho rằng HIV/AIDS tiếp tục là một vấn đề
sức khỏe công cộng lớn trên tồn cầu. Tính trong năm 2017, tồn thế giới có 940,000
người thiệt mạng vì HIV/AIDS; 1,8 triệu ca nhiễm mới (TTXVN, 2018). Tại Việt Nam,


3

tình hình dịch HIV thường xuyên được cập nhật trong báo cáo cơng tác phịng chống
HIV/AIDS hàng năm của Bộ Y tế và Cục phòng chống HIV/AIDS. Các báo cáo nhận
định dịch HIV/AIDS vẫn đang tìm ẩn nhiều nguy cơ trong cộng đồng và diễn biến rất
phức tạp. Điểm tích cực mà các báo cáo đưa ra là số liệu phát hiện nhiễm HIV/AIDS có
xu hướng giảm qua từng năm. Các báo cáo nêu ra vai trò của ban ngành – đồn thể trong
cơng tác phịng chống HIV/AIDS, định hướng hoạt động trong những năm tiếp theo.
Trước diễn biến của tình hình dịch HIV/AIDS, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đưa
ra những thơng điệp chính trị nhằm thức tỉnh người dân trên tồn cầu cần phịng chống
HIV/AIDS. Nổi bật đó là “Tun bố chính trị về phịng chống HIV và AIDS: Tăng cường
mạnh mẽ nỗ lực của chúng ta để xóa bỏ HIV và AIDS” thơng qua năm 2011 đã đưa ra
những cam kết trong việc thúc đẩy quyền của con người để giảm kỳ thị, phân biệt đối xử
và bạo lực liên quan đến HIV; xây dựng khung pháp lý, xã hội, chính sách hỗ trợ người
nhiễm HIV; tăng cường tiếp cận, dự phòng lây nhiễm HIV, hỗ trợ việc làm, pháp lý, giáo
dục cho người nhiễm HIV, tạo mơi trường an tồn để trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV tiếp cận
các dịch vụ nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Để thực hiện mong muốn chấm dứt dịch
HIV/AIDS trên toàn cầu, Liên hợp quốc ra tuyên bố chính trị về kết thúc dịch AIDS: Dồn
tổng lực để đẩy nhanh tiến độ phòng, chống HIV và kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.
Tuyên bố này một lần nữa khẳng định cần phải đẩy lùi dịch HIV/AIDS để hạn chế những
ảnh hưởng về kinh tế - xã hội đối với các quốc gia. Để thực hiện cam kết phòng chống
HIV/AIDS, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hành động
trong đó nổi bật là “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030” của Uỷ ban Quốc gia phịng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma
túy, mại dâm. Chiến lược đưa ra các đề án trong cơng tác chăm sóc – điều trị, dự phòng,

nâng cao hệ thống y tế, giám sát. Từ chiến lược này, các bộ, ban ngành, đồn thể tiến
hành xây dựng kế hoạch phịng chống HIV/AIDS.
 Ảnh hưởng của HIV đến kinh tế - xã hội
Nghiên cứu về ảnh hưởng của HIV/AIDS được đề cập trong báo cáo “Những ảnh
hưởng kinh tế - xã hội của HIV/AIDS đối với những hộ gia đình dễ bị tổn thương và tình
trạng nghèo đói ở Việt Nam” do Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và chương
trình phát triển Liên hợp quốc (Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, 2009), báo cáo


4

“Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội và các yếu tố đáp ứng điều trị, chăm sóc và
kỳ thị tới tình trạng sức khỏe của trẻ em HIV/AIDS” (Bùi Thị Hạnh, 2012), “Phụ nữ và
đại dịch HIV/AIDS: Đáp ứng các nhu cầu”, “Trẻ em và HIV/AIDS” của Viện Nghiên cứu
Phát triển xã hội, “HIV tại Việt Nam” của nhóm chuyên gia về HIV/AIDS thuộc trung
tâm CSIS (J. Stephen Morrison & Phillip Niebury, 2006). Các nghiên cứu đã có thấy
HIV/AIDS ảnh hưởng đến các mặt trong đời sống từ kinh tế, xã hội, y tế. Cụ thể làm
giảm tuổi thọ; gia tăng tình trạng nghèo đói vì mất việc làm; giảm thu nhập; tăng chi tiêu
để điều trị HIV; lao động sớm của trẻ em; ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận giáo dục – chăm
sóc y tế; vấn đề kỳ thị trong cộng đồng, cơ sở y tế; vấn đề tự kỳ thị của người nhiễm HIV
làm ảnh hưởng đến việc làm và các mối quan hệ xã hội. HIV còn ảnh hưởng đến trẻ em,
phụ nữ, gia đình và người chăm sóc. Thơng qua các nghiên cứu, các tác giả cho thấy nỗ
lực của Chính phủ Việt Nam trong việc phối hợp với các ban ngành, đồn thể, các tổ
chức phi chính phủ trong và ngồi nước trong phịng chống HIV/AIDS để giảm thiểu
những ảnh hưởng của HIV đến tính tổn thương trong cộng đồng nhất là cộng đồng nghèo,
có hồn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa.
Một trong những ảnh hưởng rất lớn liên quan đến HIV/AIDS đó là sự kỳ thị phân biệt đối xử. Vấn đề này được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu điển hình
như “Tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại Việt Nam”
(Khuất Thu Hồng, Nguyễn Thị Vân Anh và Ogden, 2004), “Tìm hiểu và giảm kỳ thị liên
quan đến mại dâm và HIV ở Việt Nam – Bộ công cụ hướng dẫn hành động.” (Khuất Thu

Hồng, Nguyễn Thị Vân Anh, 2011); “Giảm thiếu kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến
HIV/AIDS tại nơi làm việc ở Việt Nam” (Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam ILO,
2004), “Tăng cường và mở rộng các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử trong
chương trình phịng chống HIV được PEPFAR tài trợ” (Anne Stangl và cộng sự, 2011),
"Cải thiện chất lượng chăm sóc trong bệnh viện thông qua giảm kỳ thị và phân biệt đối
xử liên quan đến HIV" (Khuất Thị Hải Oanh và cộng sự, 2008); “Kỳ thị với người nhiễm
HIV và quyền của trẻ nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam” (Hà Thúc Dũng, Bùi Đức Kính,
2013). Các cơng trình nghiên cứu trên cho thấy kỳ thị phân biệt đối xử là rào cản trong
cơng tác phịng chống HIV/AIDS. Kỳ thị xuất phát từ cộng đồng, gia đình, nơi làm việc,
nhân viên y tế và từ chính người nhiễm HIV/AIDS. Vấn đề này xuất phát từ nhiều


5

nguyên nhân khác nhau như nhận thức của người dân, cán bộ y tế về HIV/AIDS còn hạn
chế; sự gán nhãn của người dân và truyền thông đại chúng cho rằng HIV/AIDS là chết
chóc, là tệ nạn xã hội;...Kỳ thị đối xử đã làm cho người nhiễm HIV gặp khó khăn tiếp
cận các dịch vụ từ chăm sóc sức khỏe, giáo dục đến việc làm (Khuất Thị Hải Oanh,
2008; Khuất Thu Hồng, 2011). Điều đó khiến cho người nhiễm HIV tự kỳ thị bản thân,
suy nghĩ tiêu cực và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Hiện nay, sự phân biệt đối xử
với người nhiễm HIV đang có xu hướng giảm (Hà Thúc Dũng, Bùi Đức Kính, 2013).
 Điều trị ARV
Điều trị ARV là quá trình điều trị suốt đời và liên tục. Do đó, người nhiễm
HIV/AIDS cần phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, cán bộ y tế. Bộ Y tế đã
đưa ra hướng dẫn mới nhất về điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS theo công văn
số 3655/BYT – AIDS ngày 29/5/2015. Nội dung đề cập đến việc áp dụng tiêu chuẩn điều
trị mới HIV/AIDS. Điểm mới của tiêu chuẩn điều trị ARV là việc nâng tiêu chuẩn bắt
đầu điều trị ARV ở người lớn và trẻ trên 5 tuổi theo chỉ số CD4 từ dưới hoặc bằng 350 tế
bào/mm3 thành dưới hoặc bằng 500 tế bào/mm3. Đây được xem là một bước tiến quan
trọng, nhằm tạo điều kiện cho nhiều bệnh nhân được điều trị ARV. Ngồi ra, việc điều trị

ARV khơng phụ thuộc CD4 được áp dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú
nhiễm HIV; người nhiễm HIV có vợ/ chồng hoặc bạn tình khơng nhiễm HIV; đồng
nhiễm virus viêm gan B,C; người nhiễm HIV nằm trong các nhóm nguy cơ cao như
người tiêm chích ma túy, mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới; người nhiễm HIV
trên hoặc bằng 50 tuổi; người nhiễm HIV sinh sống làm việc tại khu vực miền núi, hải
đảo, vùng sâu, vùng xa. Tất cả trẻ em dưới 5 tuổi sẽ được điều trị ARV mà không phụ
thuộc vào giai đoạn lâm sàng cũng như có virus ARV. Đồng thời, trẻ em dưới 18 tháng
tuổi cũng sẽ được điều trị ARV miễn phí.
Bên cạnh đó, Cục phịng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế đã tiến hành biên soạn
các tài liệu tập huấn, giảng dạy dành cho nhân viên y tế, sinh viên trong cơng tác hỗ trợ
chăm sóc, điều trị ARV. Điển hình như là “Tài liệu đào tạo HIV/AIDS sử dụng trong các
trường trung cấp y tế”, “Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS dùng cho đào tạo cử nhân
điều dưỡng”, “Hướng dẫn tư vấn cho trẻ bị nhiễm HIV”, “Tư vấn xét nghiệm HIV tự
nguyện cho phụ nữ mang thai dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con”, “Điều trị và


6

chăm sóc cơ bản cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS”. Các tài liệu cung cấp cho người sử dụng
những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS.
Đặc biệt, các tài liệu nhấn mạnh sự tuân thủ điều trị đối với người nhiễm HIV/AIDS là
điều rất quan trọng để người nhiễm HIV/AIDS đảm bảo sức khỏe, duy trì cuộc sống.
Ngồi ra, tài liệu hướng dẫn cụ thể các kỹ năng trong tư vấn, điều trị cho trẻ em, phụ nữ
và nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Trong tài liệu “Điều trị ARV cho tất cả mọi người
nhiễm HIV và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho những người có hành vi nguy cơ
cao”, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo bất cứ ai bị nhiễm HIV nên bắt đầu điều
trị ARV ngay sau khi chẩn đoán càng sớm càng tốt. WHO nhấn mạnh những lợi ích của
điều trị sớm trong tài liệu “Lợi ích của việc xét nghiệm HIV sớm và điều trị HIV sớm”
(WHO, 2017). Điều trị sớm giúp người nhiễm HIV/AIDS duy trì sức khỏe, kéo dài tuổi
thọ và sống có ích cho gia đình; giảm chi phí thuốc men, chi phí khám chữa bệnh và chi

phí nằm viện; giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cho người khác.
Trong bối cảnh nguồn viện trợ cắt giảm, người nhiễm HIV tại Việt Nam phải điều
trị ARV thông qua bảo hiểm y tế (BHYT). Về vấn đề này, tác giả Nguyễn Hoàng Long
cùng cộng sự đã đưa ra “Ước tính kinh phí BHYT chi trả cho điều trị HIV/AIDS tại Việt
Nam” với dự báo tổng chi phí điều trị HIV vào năm 2015 khoảng 919 tỷ đồng và sẽ tăng
lên khoảng 1,566 tỷ đồng năm 2020 bao gồm cả việc điều trị nội trú. Kinh phí chi trả từ
BHYT cho điều trị HIV chiếm phần cao nhất trong tất cả các nguồn chi trả vào năm 2020
(52%) khi độ bảo phủ BHYT đạt mức cao nhất trong các năm (Nguyễn Hoàng Long và
cộng sự, 2014). Một nghiên cứu nổi bật liên quan đến BHYT trong điều trị ARV là
nghiên cứu “Bảo hiểm y tế với người nhiễm HIV ở Việt Nam” được Cục phịng, chống
HIV/AIDS và UNAIDS cơng bố tháng 9/2015 (Cục phòng, chống HIV/AIDS, 2015).
Bằng phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, kết quả nghiên cứu cho thấy người
nhiễm HIV có nhu cầu khám chữa bệnh với chi phí hợp lý. Họ thấy cần thiết phải tham
gia BHYT. Tuy nhiên, người nhiễm HIV thiếu niềm tin và có những quan điểm tiêu cực
về BHYT (Cục phòng, chống HIV/AIDS, 2015). Nghiên cứu chia ra những yếu tố ảnh
hưởng tiêu cực đến quyết định tham gia lâu dài và thường xuyên sử dụng BHYT của
người nhiễm HIV đó là khơng đủ khả năng mua BHYT theo hộ gia đình, chi phí xét
nghiệm tế bào CD4, tải lượng virus không được miễn phí, nhiều cơ sở y tế chưa đủ điều


7

kiện để ký với bên bảo hiểm xã hội, sự kỳ thị phân biệt đối xử của cộng đồng, cơ sở y tế,
tự kỳ thị còn nhiều ở người nhiễm HIV, thủ tục hành chính liên quan cịn rườm rà và
phức tạp (Cục phòng, chống HIV/AIDS, 2015). Từ nghiên cứu này, tác giả nhận thấy
BHYT là phao cứu sinh cho người nhiễm HIV trong bối cảnh viện trợ cắt giảm. Người
nhiễm HIV cần chủ động tham gia BHYT để duy trì điều trị ARV.
 Nguồn viện trợ cho hoạt động phịng chống HIV/AIDS
Thơng tin về nguồn viện trợ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS được đề cập
trong báo cáo phòng chống HIV/AIDS của Bộ Y tế, một số các báo cáo nghiên cứu của

tổ chức phi chính phủ. Các báo cáo đều nhận định nguồn viện trợ quốc tế cho hoạt động
phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam bị cắt giảm. Trong khi đó, kinh phí chương trình
mục tiêu quốc gia của Việt Nam chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu (Bộ Y tế, 2017). Trước
tình hình này, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt đề án “Bảo đảm tài chính cho các
hoạt động phịng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 – 2020” với quan điểm Nhà nước bảo
đảm đầu tư nguồn lực cho phòng chống HIV/AIDS, đẩy mạnh xã hội hóa đối với cơng
tác phịng chống HIV/AIDS, tăng cường sự chủ động của địa phương các cấp, sự tham
gia của các bộ, ban ngành, đoàn thể; tiếp tục vận động và sử dụng hiệu quả nguồn viện
trợ quốc tế. Bảo đảm tài chính cho hoạt động phịng chống HIV/AIDS bền vững là một
trong những yếu tố quan trọng để thực hiện thành cơng “Chiến lược quốc gia phịng
chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”, hồn thành mục tiêu 90 – 90 – 90
như cam kết với Liên hợp quốc.
Liên quan đến nguồn viện trợ, tác giả Trương Quốc Cường với tham luận “ODA
của Mỹ đối với Việt Nam” đã mơ tả bức tranh khái qt về chính sách ODA của Mỹ đối
với Việt Nam từ những năm 1990. Mỹ mở rộng các hỗ trợ cho Việt Nam trong cơng tác
phịng chống HIV/AIDS từ năm 1995 thơng qua USAID và Chương trình cứu trợ AIDS
khẩn cấp của tổng thống Hoa Kỳ. Viện trợ của Mỹ cho các dự án phòng chống
HIV/AIDS tăng qua các năm đã giúp cho Việt Nam triển khai nhiều hoạt động điều trị,
dự phòng và đạt được thành cơng điển hình như điều trị cai nghiện ma túy bằng
Methadone, kiểm soát dịch HIV/AIDS (Trương Quốc Cường, 2012).
Báo cáo “Khung đầu tư chiến lược trong phòng, chống HIV/AIDS – tiếp cận và
ứng dụng tại Việt Nam” của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI)


8

cho biết nguồn tài trợ quốc tế đang giảm nhanh chóng, đầu tư từ chương trình mục tiêu
quốc gia bị cắt giảm nhiều trong khi việc huy động từ các nguồn xã hội hố cịn hạn chế.
Kinh phí mua ARV tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2010 từ ngân sách nhà nước chỉ
chiếm 4%, tài trợ quốc tế 96% (SCDI, 2014). Giai đoạn 2014 – 2020, Việt Nam mới đáp

ứng được 45,7% nguồn kinh phí cần có cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Báo cáo
đưa ra thách thức trong cơng tác phịng chống HIV/AIDS tại Việt Nam là 93% bệnh nhân
điều trị ARV từ viện trợ quốc tế, 7% bệnh nhân điều trị từ kinh phí của chương trình mục
tiêu quốc gia (SCDI, 2014). Có thể thấy rằng, nguồn viện trợ cho hoạt động phòng chống
HIV/AIDS ngày càng cắt giảm. Người nhiễm HIV gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Họ cần có được hỗ trợ giải quyết các vấn đề để ổn định tâm lý, duy trì điều trị.
 Trợ giúp cho người nhiễm HIV
Nước ta đã có nhiều chính sách xã hội hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS cũng
như người chăm sóc, ni dưỡng người nhiễm HIV/AIDS như trợ cấp xã hội, vay
vốn,...Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở
người (HIV/AIDS) năm 2006 quy định rõ ràng những quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm
của người nhiễm HIV. Các tổ chức phi chính phủ trong và ngồi nước đã thực hiện các
dự án trợ giúp cho người nhiễm HIV về tâm lý, xã hội, pháp lý nhằm giúp họ vượt quá
khủng hoảng để đương đầu với cuộc sống. Nổi bật là tài liệu “Trợ giúp pháp lý - niềm
vui cho người nhiễm HIV” do Hội Luật gia Việt Nam, Trung tâm tư vấn pháp luật và
chính sách về y tế, HIV/AIDS được sự giúp đỡ của UNAIDS tổ chức biên soạn tháng
6/2010. Cuốn sách đề cập đến quyền của người nhiễm HIV được trích dẫn từ Luật phịng
chống virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm
2006 bao gồm quyền được sống và hòa nhập với cộng đồng, xã hội; quyền được học văn
hóa, học nghề và làm việc; quyền được điều trị và chăm sóc sức khỏe; quyền được giữ bí
mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS…Đồng thời, Luật nghiêm cấm các hành vi kỳ thị,
phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Đây là cơ sở pháp lý để người nhiễm HIV tự bảo
vệ mình khi quyền của họ bị vi phạm hoặc họ có thể nhờ cơ quan pháp luật bảo vệ.
 Vai trò của CTXH với người nhiễm HIV
Một số nghiên cứu như “Vai trò của nhân viên CTXH trong hỗ trợ tâm lý cho đối
tượng nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm khám chữa bệnh Sở Lao động – Thương binh và


9


Xã hội tỉnh Thái Bình” (Trần Thị Hoa, 2015), “Vai trò của nhân viên CTXH trong việc
hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS hòa nhập học đường” của tác giả Phạm Văn
Tư đề cập đến vai trò của NVXH với người nhiễm HIV. Đặc biệt, “Tài liệu hướng dẫn
thực hành công tác xã hội với người sống chung với HIV/AIDS” dành cho cán bộ xã hội
cấp cơ sở của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội nêu ra những vai trò của NVXH khi
làm việc với người nhiễm HIV gồm tham vấn, biện hộ, vận động chính sách, kết nối,
chuyển gửi, chăm sóc, trợ giúp (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2016).
Vấn đề liên quan đến HIV và người nhiễm HIV là một trong những chủ đề rất
rộng, tương đối phức tạp và khó có thể bao phủ hết trong nghiên cứu cụ thể. Những cuộc
nghiên cứu, báo cáo ở trên tập trung đề cập đến tình hình dịch HIV/AIDS, điều trị ARV,
ảnh hưởng kinh tế - xã hội của dịch HIV/AIDS, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV,
trợ giúp cho người nhiễm HIV. Một số tài liệu chia sẻ về bối cảnh nguồn viện trợ cắt
giảm. Dựa trên sự kế thừa những kết quả nghiên cứu, tác giả tiếp tục tìm hiểu những khó
khăn của người nhiễm HIV trong bối cảnh nguồn viện trợ bị cắt giảm. Đây là điểm mới
của nghiên cứu.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu những khó khăn của người nhiễm HIV khi nguồn viện trợ cho hoạt
động phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm. Từ đó, áp dụng phương pháp CTXH nhóm với
người nhiễm HIV để giúp họ tìm ra biện pháp giải quyết vấn đề.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về người nhiễm HIV, CTXH nhóm với người
nhiễm HIV, khó khăn của người nhiễm HIV và nguồn viện trợ cho hoạt động phòng
chống HIV/AIDS tại Việt Nam.
- Tìm hiểu thực trạng những khó khăn của người nhiễm HIV trong bối cảnh nguồn
viện trợ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm.
- Ứng dụng phương pháp CTXH nhóm với người nhiễm HIV giúp họ tìm ra biện
pháp giải quyết vấn đề trong bối cảnh nguồn viện trợ cho hoạt động phòng chống
HIV/AIDS bị cắt giảm.



10

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những khó khăn của người nhiễm HIV/AIDS trong bối cảnh nguồn viện trợ cho
hoạt động phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Người nhiễm HIV sống trong cộng đồng đang sinh hoạt tại Chi hội phòng chống
HIV/AIDS Nắng Mai.
- Nhân viên xã hội, đồng đẳng viên làm việc trong lĩnh vực HIV/AIDS.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Dưới góc nhìn khoa học CTXH, nghiên cứu tập trung tìm hiểu
những khó khăn của người nhiễm HIV khi nguồn viện trợ cắt giảm và đánh giá hiệu quả
ứng dụng CTXH nhóm hỗ trợ người nhiễm HIV.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Chi hội phòng, chống
HIV/AIDS Nắng Mai, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Phạm vi về thời gian: Dữ liệu được thu thập tại thời điểm nghiên cứu và tiến
hành từ tháng 1/2018 đến 12/2018.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên
cứu như sau:
- Thực trạng nguồn viện trợ cho cơng tác phịng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
hiện nay như thế nào
- Những khó khăn mà người nhiễm HIV sẽ gặp phải khi nguồn viện trợ cho phòng
chống HIV/AIDS bị cắt giảm?
- Hiệu quả của phương pháp CTXH nhóm hỗ trợ người nhiễm HIV ứng phó trước
khó khăn khi nguồn viện trợ bị cắt giảm?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Khi nguồn viện trợ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm, người

nhiễm HIV sẽ gặp nhiều khó khăn về tâm lý và xã hội. Nếu sử dụng phương pháp CTXH
nhóm để giúp người nhiễm HIV tìm ra biện pháp giải quyết khó khăn thì cuộc sống của
họ sẽ cải thiện.


11

8. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định lượng và
định tính nhằm tìm hiểu những khó khăn của người nhiễm HIV trong bối cảnh nguồn
viện trợ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm. Đồng thời, tác giả ứng dụng
phương pháp CTXH nhóm hỗ trợ người nhiễm HIV tìm ra biện pháp giải quyết khó khăn
khi nguồn viện trợ cắt giảm.
8.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Mục đích: Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để thu nhập các số
liệu liên quan đến những khó khăn của người nhiễm HIV trong bối cảnh nguồn viện trợ
cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm.
- Nội dung:
Công cụ thu thập dữ liệu được sử dụng trong phương pháp nghiên cứu định lượng
là bảng khảo sát. Bảng khảo sát gồm hai phần chính là thơng tin đặc điểm nhân khẩu và
khó khăn của người nhiễm HIV. Tác giả tìm hiểu những khó khăn trước và sau khi
nguồn viện trợ cắt giảm liên quan đến các yếu tố như xin việc làm, đi làm, tiếp cận thông
tin, tham gia sinh hoạt nhóm đồng đẳng, kỳ thị phân biệt đối xử, tiếp cận dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, người nhiễm HIV chia sẻ những giải pháp để giải quyết
khó khăn khi viện trợ cắt giảm. Bảng khảo sát gồm 36 câu, được thiết kế cho người
nhiễm HIV trả lời trong vòng 40 – 45 phút.
Để xây dựng bảng khảo sát, tác giả làm việc với trưởng chi hội Nắng Mai, giảng
viên hướng dẫn để hoàn chỉnh trước khi thực hiện tại cộng đồng. Tác giả tích cực tham
gia các hoạt động của chi hội nhằm xây dựng lòng tin với người nhiễm HIV. Khảo sát
được thực hiện vào tháng 9/2018 tại văn phòng chi hội. Tác giả phát bảng hỏi và hướng
dẫn người nhiễm HIV thực hiện. Với trường hợp không biết chữ, tác giả sẽ đọc câu hỏi

để người nhiễm HIV trả lời. Kết quả khảo sát thu thập được 35 mẫu người nhiễm HIV.
- Thực hiện:
+ Cách thức chọn mẫu: Nghiên cứu thực hiện khảo sát người nhiễm HIV đang
sinh hoạt tại chi hội Nắng Mai. Do tính nhạy cảm của người nhiễm HIV nên nghiên cứu
sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Với cách chọn mẫu này, tác giả có cơ hội


12

để tiếp cận với người nhiễm HIV khi họ tham gia các hoạt động của chi hội. Từ đó, tác
giả có thể xây dựng lịng tin và tiến hành cuộc khảo sát.
+ Xử lý dữ liệu: Thông tin thu thập được từ bảng khảo sát sẽ xử lý bằng phần
mềm SPSS 22.0 để tính tỉ lệ phần trăm các dữ liệu thu thập được. Từ dữ liệu, tác giả tiến
hành xây dựng hệ thống bảng, biểu đồ để trình bày thực trạng khó khăn của người nhiễm
HIV khi nguồn viện trợ bị cắt giảm.
8.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng vì tính chất nhạy cảm của khách
thể và vấn đề nghiên cứu là người nhiễm HIV và khó khăn của họ trong bối cảnh nguồn
viện trợ cắt giảm. Với phương pháp nghiên cứu định tính, đề tài khơng chỉ khái qt được
vấn đề nghiên cứu mà cịn đi sâu phân tích những khía cạnh bên trong liên quan đến yếu
tố tâm lý, tình cảm và diễn biến hành vi của người nhiễm HIV khi tham gia CTXH với
nhóm. Cơng cụ được sử dụng trong nghiên cứu định tính là phỏng vấn sâu và quan sát.
- Phỏng vấn sâu:
+ Mục đích: nhằm giúp tác giả khai thác cụ thể những thông tin liên quan đến khó
khăn của người nhiễm HIV và ý kiến chia sẻ của họ về hiệu quả của CTXH nhóm.
+ Nội dung:
Để thu thập thông tin, tác giả chuẩn bị sẵn chủ đề phỏng vấn sâu đối với người
nhiễm HIV, NVXH, trưởng nhóm đồng đẳng và cán bộ làm việc trong lĩnh vực
HIV/AIDS. Thời gian phỏng vấn sâu trung bình từ 45 đến 60 phút. Địa điểm thực hiện
phỏng vấn sâu với người nhiễm HIV là tại văn phòng chi hội Nắng Mai. Với các khách

thể còn lại, tác giả chủ động liên hệ để tìm địa điểm phỏng vấn phù hợp.
Khi thực hiện phỏng vấn sâu, tác giả tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp từng người phỏng
vấn để thu thập thông tin. Khách thể được phỏng vấn sâu phải đồng ý trả lời câu hỏi trong
tình trạng tỉnh táo, thoải mái. Nội dung câu hỏi được chuẩn bị trước và có thể sử dụng
thêm hình thức phỏng vấn theo ngữ cảnh.
+ Thực hiện:
Để thực hiện phỏng vấn sâu các khách thể là NVXH, cán bộ làm việc trong dự án
HIV/AIDS, trưởng nhóm đồng đẳng; tác giả lựa chọn những người có uy tín trong cộng
đồng, kinh nghiệm làm việc lâu năm. Đối với NVXH, tác giả đánh giá tác động và khó


13

khăn mà người nhiễm HIV gặp phải khi nguồn viện trợ bị cắt và những đề xuất của
NVXH. Đối với trưởng nhóm đồng đẳng, tác giả tìm hiểu hoạt động của mạng lưới, đánh
giá tác động khi nguồn viện trợ bị cắt giảm liên quan hoạt động của mạng lưới, những
thay đổi hoạt động của mạng lưới trong thời gian tới. Đối với cán bộ làm việc trong dự
án HIV/AIDS, tác giả tìm hiểu thực trạng nguồn viện trợ cho hoạt động phòng chống
HIV/AIDS, tác động khi nguồn viện trợ bị cắt giảm và giải pháp giải quyết khó khăn.
Với người nhiễm HIV, tác giả tìm hiểu khó khăn, giải pháp vượt qua khó khăn, cảm xúc
khi tham gia sinh hoạt nhóm, đánh giá hiệu quả khi tham gia sinh hoạt nhóm. Tác giả tìm
hiểu các thơng tin liên quan đến nhân khẩu, công việc làm, thời gian nhiễm HIV và điều
trị ARV để thể hiện sự quan tâm và tạo tin tưởng với người nhiễm HIV.
Tác giả sắp xếp thời gian và địa điểm hẹn phỏng vấn và trình bày rõ mục đích của
cuộc phỏng vấn với người được phỏng vấn. Trước khi phỏng vấn, tác giả gửi giấy đồng ý
tham gia cho người được phỏng vấn đọc và ký tên. Trong quá trình phỏng vấn, tác giả
xin phép ghi âm cuộc trị chuyện và chú thích một số thông tin quan trọng để làm rõ vấn
đề hơn. Kết thúc phỏng vấn, tác giả gỡ băng phỏng vấn và nhóm các thơng tin theo chủ
đề gồm khó khăn của người nhiễm HIV, viện trợ bị cắt giảm, tác động của viện trợ bị cắt
giảm, giải pháp hỗ trợ người nhiễm HIV, hiệu quả của phương pháp CTXH nhóm để

phân tích và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã phỏng vấn sâu được 2 NVXH, 1
cán bộ làm việc trong lĩnh vực HIV/AIDS, 2 trưởng nhóm đồng đẳng, 5 người nhiễm
HIV đang sinh hoạt tại Nắng Mai.
- Quan sát:
+ Mục đích: nhằm giúp tác giả nhận biết cảm xúc, mối quan hệ tương tác của
người nhiễm HIV trong q trình tham gia CTXH nhóm cũng như phỏng vấn sâu.
+ Nội dung: Tác giả tiến hành quan sát tương tác của người nhiễm HIV khi tham
gia sinh hoạt nhóm.
+ Thực hiện: Tác giả quan sát mối quan hệ tương tác của người nhiễm HIV tham
gia các buổi sinh hoạt nhóm từ khi bắt đầu đến giai đoạn kết thúc. Từ đó, tác giả ghi chép
lại các thơng tin quan sát được và vẽ sơ đồ tương tác giữa các thành viên trong q trình
sinh hoạt nhóm. Dựa trên thông tin này, tác giả đưa ra những nhận định, đánh giá về sự
thay đổi của người nhiễm HIV sau các buổi sinh hoạt nhóm.


14

8.3. Phương pháp CTXH nhóm
- Mục đích: Phương pháp CTXH nhóm là một trong ba phương pháp cơ bản của
nghề CTXH. Ứng dụng phương pháp này vào trong nghiên cứu nhằm xây dựng mối quan
hệ tương tác tích cực của người nhiễm HIV để giải quyết vấn đề chung của nhóm khi
nguồn viện trợ cắt giảm. Từ đó, người nhiễm HIV tìm ra các biện pháp để giải quyết vấn
đề khó khăn khi nguồn viện trợ cắt giảm.
- Nội dung: CTXH nhóm sẽ tạo ra cảm giác thuộc về nhóm cho người nhiễm HIV
mà nghiên cứu muốn hướng đến. Người nhiễm HIV sẽ tương tác cùng nhau để tạo nên sự
gắn kết, bày tỏ và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân từ đó điều chỉnh hành vi tích cực,
giải quyết được vấn đề cả nhóm cùng quan tâm.
- Thực hiện: Phương pháp CTXH nhóm được thực hiện sau khi tìm hiểu khó khăn
của người nhiễm HIV trong bối cảnh viện trợ cắt giảm. Tác giả thực hiện tiến trình
CTXH nhóm theo 4 giai đoạn gồm giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm; giai đoạn nhóm

bắt đầu hoạt động; giai đoạn can thiệp và giai đoạn kết thúc.
Trong giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm, tác giả tiếp cận người nhiễm HIV
tham gia khảo sát để trò chuyện, tiếp xúc, chia sẻ lý do hình thành nhóm trợ giúp. Sau đó,
tác giả cùng người nhiễm HIV đồng ý tham gia nhóm có buổi gặp mặt đầu tiên để trao
đổi về mục đích thành lập nhóm, đánh giá khả năng của từng thành viên và tiến hành
thành lập nhóm.
Ở giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động, tác giả đánh giá nhu cầu của từng thành viên
để có những điều chỉnh về mục đích hoạt động cho phù hợp, xây dựng mục tiêu can thiệp
dựa trên nhu cầu của người nhiễm HIV. Đồng thời, nhóm thiết lập nội quy làm việc, cam
kết thực hiện nội quy và bầu trưởng nhóm, đặt tên nhóm, phác thảo kế hoạch can thiệp.
Ở giai đoạn can thiệp, nhóm thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra nhằm
đạt được mục tiêu can thiệp. Trong giai đoạn này, trưởng nhóm hồn tồn chủ động sắp
xếp, thực hiện các hoạt động cùng với người nhiễm HIV, khuyến khích người nhiễm
HIV chia sẻ thơng tin về vấn đề liên quan đến buổi sinh hoạt và giải quyết mâu thuẫn nếu
xảy ra. Tác giả đóng vai trò là người định hướng, hỗ trợ xây dựng kế hoạch thực hiện cho
từng buổi can thiệp. Khi buổi can thiệp diễn ra, tác giả sẽ tham gia vào các cơng tác
chuẩn bị, tổ chức hoạt động trị chơi, hỗ trợ khi cần thiết. Đồng thời, tác giả thực hiện


×