Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

quy trình kết nạp đảng và chuyển đảng viên chính thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.16 KB, 6 trang )

Hướng dẫn quy trình kết nạp đảng và chuyển đảngchính thức
HƯỚNG DẪN
QUY TRÌNH KẾT NẠP ĐẢNG VÀ CHUYỂN ĐẢNG CHÍNH THỨC

I. Giới thiệu quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng
Các Chi đoàn và Tổ Công đoàn xét chọn trong số Đoàn viên, Công đoàn
viên ưu tú theo sự quy hoạch của Chi bộ, có nguyện vọng xin vào Đảng để
giới thiệu với Đoàn trường, Công đoàn trường học lớp bồi dưỡng kiến
thức về Đảng. Ban chấp hành (BCH) hoặc Ban Thường vụ (BTV) Đoàn
trường hoặc Công đoàn Trường họp xét, lập danh sách báo cáo với Đảng
ủy. BTV Đảng ủy duyệt danh sách và lên kế hoạch tổ chức lớp “Nhận thức
về Đảng” hoặc giới thiệu tham dự lớp do các đơn vị khác tổ chức.
Lưu ý: buổi họp xét chọn phải có ít nhất 2/3 thành viên của đơn vị tham
dự, người được xét chọn phải đạt trên 50% số thành viên có mặt đồng ý.
Sau khi hoàn thành xong lớp học này, quần chúng ưu tú sẽ được cấp giấy
chứng nhận. Đoàn trường và Công đoàn tiếp tục bồi dưỡng và theo dõi,
giúp đỡ những đối tượng này để đưa vào diện cảm tình Đảng.
II. Giới thiệu quần chúng ưu tú vào Đảng
1. Tổ chức họp giới thiệu tại đơn vị
Sau thời gian phấn đấu của cảm tình đảng, các đơn vị tổ chức họp đề nghị
xét kết nạp Đảng cho quần chúng ưu tú. Cụ thể:
Đối với quần chúng là đoàn viên và đang sinh hoạt Đoàn thì Chi đoàn tổ
chức họp xét (Đối tượng 1)
Đối với quần chúng là cán bộ - giảng viên là công đoàn viên đã trưởng
thành Đoàn thì Tổ Công đoàn (bao gồm cả các thành viên là đảng viên) tổ
chức họp xét (Đối tượng 2)
Buổi họp phải có ít nhất 2/3 thành viên của đơn vị tham dự, theo trình tự:
1) Người xin vào đảng tự nhận xét về bản thân;
2) Các ý kiến đóng góp của đơn vị tập trung vào 04 vấn đề:
ü Về phẩm chất chính trị
ü Về đạo đức, lối sống và quan hệ quần chúng;


ü Về học tập, chuyên môn;
ü Về quá trình hoạt động và năng lực công tác;
3) Tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm: phiếu tín nhiệm phải ghi rõ 02 cột: đồng
ý, không đồng ý và có dấu treo của Đoàn trường đối với đối tượng 1 và
dấu treo của Công đoàn đối với đối tượng 2.
Những trường hợp đơn vị chuyển hồ sơ lên cấp trên phải được sự đồng ý
của trên 50% số người tham dự cuộc họp.
2. Hoàn tất hồ sơ đề nghị
Trong khoảng thời gian 3 (ba) tuần sau khi họp, các đơn vị gửi hồ sơ lên
cấp trên (Đối tượng 1 gửi hồ sơ lên Đoàn trường, đối tượng 2 gửi hồ sơ
lên Công đoàn trường), hồ sơ bao gồm:
ü Biên bản họp đơn vị,
ü Biên bản kiểm phiếu;
ü Phiếu tín nhiệm;
- Sau khi nhận được hồ sơ, BCH hoặc BTV Đoàn trường, Công đoàn
trường họp nhận xét theo 04 nội dung nêu trên (những trường hợp đạt
phải được sự đồng ý của trên 50% số người tham dự cuộc họp)
- Đoàn trường, Công đoàn trường ra Nghị quyết giới thiệu, chuyển hồ
sơ những trường hợp đạt qua Chi bộ sinh viên (đối với quần chúng là sinh
viên) hoặc Chi bộ của các phòng, khoa (đối với quần chúng là cán bộ -
giảng viên) nơi quần chúng đang sinh hoạt, công tác.
- Các Chi bộ họp cho ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cho khai lý
lịch. Cuộc họp phải đảm bảo về số lượng đảng viên (từ 2/3 trở lên); ý kiến
nhận xét và tỷ lệ phiếu tín nhiệm (trên 2/3 tổng số đảng viên chính thức trở
lên)
- Chi bộ xem xét, đồng ý cho khai lý lịch đối với những trường hợp
đạt và phân công Đảng viên chính thức trong chi bộ theo dõi, giúp đỡ quần
chúng. Đảng viên chính thức này phải là đảng viên cùng công tác, lao
động, học tập ít nhất 1 năm với người được giới thiệu vào đảng. Nếu đảng
viên giúp đỡ người vào đảng chuyển đơn vị công tác thì chi bộ phân công

đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào đảng được liên tục
(không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác với người vào đảng ít nhất là
1 năm). Nếu quần chúng là đối tượng được giới thiệu chuyển đơn vị công
tác thì Chi bộ tiến hành bàn giao đối với Chi bộ mới để tiếp tục quá trình
theo dõi, giúp đỡ.
- Các chi bộ liên hệ Văn phòng Đảng ủy để nhận “Lý lịch người xin
vào đảng”. Đảng viên được phân công trong khoảng thời gian 1 (một) tuần
phải chuyển Lý lịch và hướng dẫn quần chúng khai lý lịch đầy đủ và rõ
ràng trong khoảng thời gian 2 (hai) tuần kể từ ngày nhận được “Lý lịch
người xin vào đảng”, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
3. Thẩm tra lý lịch
Trong thời gian 2 (hai) tuần làm việc, hồ sơ thẩm tra lý lịch phải được gửi
đi để thẩm tra. Công tác thẩm tra lý lịch bao gồm thẩm tra lý lịch bản thân
và gia đình, thẩm tra vấn đề sinh hoạt và chấp hành chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước.
Người được cử xác minh lý lịch là đảng viên được phân công hướng dẫn
quần chúng. Tuy nhiên, tùy tình hình Chi bộ có thể cử Đảng viên khác.
Trường hợp quần chúng có cha, mẹ, anh, chị, em ruột là đảng viên thì có
thể thẩm tra tại nơi quản lý hồ sơ đảng của người đó. Nếu Chi bộ không
thể cử người đi thẩm tra được thì báo cáo BTV Đảng ủy để phân công
người đi thẩm tra. Trong trường hợp không thể cử Đảng viên đi xác minh
trực tiếp thì có thể gửi lý lịch qua đường bưu điện, đề nghị Chi bộ nơi cần
xác minh tiến hành xác minh và gửi về Văn phòng Đảng ủy trường.
Chú ý: Người được cử đi xác minh lý lịch phải là đảng viên chính thức.
4. Xét kết nạp
a. Trình tự
- Sau khi thẩm tra lý lịch, đảng viên được phân công hướng dẫn viết
giấy giới thiệu quần chúng vào đảng.
- Đối với quần chúng là CB – GV đã trưởng thành Đoàn thì phải có
biên bản họp của đơn vị nơi công tác, trong đó có trên 50% ý kiến biểu

quyết đồng ý giới thiệu quần chúng vào Đảng.
- Chi bộ họp ra Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên.
- Ban Tổ chức, Bảo vệ chính trị nội bộ và Đoàn thể của Đảng ủy tổng
hợp hồ sơ xét kết nạp đảng trình Đảng ủy quyết định.
b. Hồ sơ xét kết nạp đảng bao gồm:
1) Lý lịch của người xin vào Đảng (đã xong phần thẩm tra);
2) Đơn xin vào Đảng (viết tay, không được đánh máy – thêm phần tự
nhận xét);
3) Giấy giới thiệu người ưu tú vào Đảng:
+ Nếu người xin vào Đảng đang sinh hoạt Đoàn thì phải có 01 đảng viên
chính thức giới thiệu và BCH hoặc BTV Đoàn trường giới thiệu;
+ Nếu người xin vào Đảng đã trưởng thành Đoàn thì phải có 01 đảng viên
chính thức giới thiệu và BCH hoặc BTV Công đoàn Trường giới thiệu;
4) Nhận xét của đoàn thể:
+ Tổ Công đoàn nơi người xin vào Đảng trực tiếp sinh hoạt và Ban chấp
hành Công đoàn (nếu người xin vào đảng đã hết tuổi sinh hoạt đoàn thanh
niên);
+ Chi đoàn nơi người xin vào Đảng trực tiếp sinh hoạt (nếu người xin vào
Đảng còn tuổi sinh hoạt đoàn thanh niên)
5) Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể và nơi cư trú;
6) Bản sao giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng;
7) Bảng điểm học tập có xác nhận của Phòng Đào tạo (đối với sinh
viên)
8) Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và Nghị
quyết;
9) Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Chi bộ;
10) Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Đảng bộ;
(Các điểm 1, 2, 3, 5, 9 và 10 theo mẫu quy định của Thành ủy TP.Hồ Chí
Minh)
5. Tổ chức lễ kết nạp

Khi có quyết định kết nạp đảng viên của cấp có thẩm quyền, trong thời
gian không qúa một tháng, chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp đảng viên. Lễ kết
nạp Đảng viên phải tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người
một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một lễ). Lễ kết nạp Đảng
bao gồm các phần:
- Nghi thức Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca);
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
- Người vào Đảng đọc đơn xin vào Đảng.
- Đại diện đảng viên được phân công đọc lời giới thiệu người vào
Đảng;
- Đại diện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đọc lời giới thiệu đoàn viên ưu tú
vào Đảng (đối với quần chúng là đoàn viên).
- Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên
của cấp ủy có thẩm quyền (toàn thể đảng viên đứng nghiêm).
- Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ (toàn thể đảng viên đứng nghiêm).
- Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người đảng viên,
nhiệm vụ chi bộ nơi đảng viên đó sinh hoạt và phân công đảng viên chính
thức giúp đỡ đảng viên dự bị.
- Đại diện Đảng ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có).
- Bế mạc (chào cờ).
6. Giai đoạn đảng viên dự bị
Thời gian dự bị là 12 tháng tính từ ngày Chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong
giai đoạn này, đảng viên dự bị có các quyền và nghĩa vụ như đảng viên
chính thức (trừ quyền bầu cử, ứng cử và biểu quyết)
Chi bộ tiếp tục theo dõi và bồi dưỡng đảng viên dự bị.
III. Thủ tục chuyển Đảng chính thức
1. Trình tự
Sau 12 tháng kể từ ngày được kết nạp, Đảng viên dự bị phải làm bản kiểm
điểm và làm đơn đề nghị Chi bộ xem xét chuyển đảng chính thức.
BCH hoặc BTV Đoàn trường họp cho ý kiến nhận xét (Đối với đảng viên

đang sinh hoạt đoàn)
Tổ Công đoàn họp cho ý kiến nhận xét (Đối với đảng viên dự bị là CB –
GV đã trưởng thành đoàn).
Chi bộ họp cho ý kiến nhận xét và biểu quyết.
2. Hồ sơ xét chuyển đảng chính thức
Hồ sơ xét chuyển đảng chính thức bao gồm:
1) Đơn xin chuyển Đảng chính thức;
2) Bản nhận xét của đảng viên được phân công giúp đỡ
3) Ý kiến nhận xét của BCH Công đoàn (hoặc của tổ công đoàn, có xác
nhận của BCH Công đoàn cơ sở) hoặc BCH Đoàn nếu đang sinh hoạt
Đoàn
4) Bản nhận xét của cấp uỷ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị
5) Tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức Công đoàn (hoặc Đoàn thanh
niên) và Chi bộ nơi đảng viên dự bị cư trú
6) Giấy chứng nhận tốt nghiệp chương trình ly luận chính trị phổ thông
(lớp bồi dưỡng đảng viên mới)
7) Biên bản họp Chi bộ xét chuyển chính thức
8) Nghị quyết của Chi bộ đề nghị công nhận đảng viên chính thức
9) Nghị quyết của Đảng uỷ đề nghị công nhận Đảng viên chính thức
(Các điểm 1, 2, 5, 6, 8 và 9 theo mẫu quy định của Thành ủy TP.Hồ Chí
Minh)
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì liên hệ Ban Tổ chức –
Bảo vệ Chính trị nội bộ và Đoàn thể để được hướng dẫn.

TM. BCH ĐẢNG BỘ
BÍ THƯ

(Đã ký & đóng dấu)

×