Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN: Lời văn nghệ thuật trong Vợ nhặt - Kim Lân và Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.78 KB, 20 trang )













SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VÀO TRONG CÁC TIẾT DẠY
VĂN THƠ HỒ CHÍ MINH Ở LỚP 11,12



I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có thể nói, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là sự kế thừa, tiếp thu có
chọn lọc, sáng tạo từ các tiền đề: Một là chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn
hoá, giáo dục và tinh thần nhân ái Việt Nam, hai là triết lí giáo dục phương
Đông đặc biệt là triết lý nhân sinh của Nho, Phật, Lão. Ba là những tiến bộ
thời kỳ cận đại. Nhưng tiền đề quan trọng nhất, cái tạo nên sự phát triển về tư
tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lê nin.
Được thế giới suy tôn là người anh hùng phóng dân tộc và danh nhân
văn hoá Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã trở thành một nhà đạo đức chân
chính, một tấm gương đạo đức tuyệt vời vì suốt đời Người không ngừng hoàn
thiện mình theo lý tưởng: chân, thiện, mỹ.


Hồ Chí Minh là biểu tượng của sự kết hợp hài hoà tinh hoa văn hóa dân
tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại, Đông và Tây. Từ nhỏ, Người đã hấp
thụ văn hoá nhân đạo và dân chủ của phương Tây, đặc biệt là tinh thần tự do,
bình đẳng, bác ái của truyền thống văn hoá cách mạng Pháp. Chính trí tuệ
siêu việt, vốn sống thực tế phong phú và vốn văn hoá của loài người. Người
đã làm chủ được nhiều ngôn ngữ khác nhau, sử dụng một cách thành thạo
trong viết văn làm báo, làm thơ, viết kịch. Trải qua nhiều năm học tập và rèn
luyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng bước vươn lên tầm cao của trí tụê thời
đại để từ đó vận dụng và phát triển, sáng tạo và đổi mới, đóng góp vào kho
tàng văn hoá thế giới những giá trị văn hoá đặc sắc, in đậm dấu ấn Việt Nam-
Hồ Chí Minh.
Là một nhà thơ lớn của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời là nhà
văn lớn, là người mở đầu và đặt nền móng cho nền văn xuôi cách mạng Việt
Nam. Người đã tìm tòi và viết nhiều thể loại: tiểu thuyết du ký, truyện ngắn,
thư từ, ký, kịch, tiểu phẩm, văn chính luận. Ở lĩnh vực nào người cũng đạt
được những thành tựu đặc sắc, đem lại những yếu tố rất mới, rất hiện đại và
giữ nguyên giá trị trong sự đổi mới của văn học hôm nay.
“Văn học là nhân học” chức năng của văn chương là mang lại các giá trị
nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ.
Bản thân tôi là người giáo viên dạy văn, tôi nhận thấy khi dạy cho học
sinh các tác phẩm văn thơ Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là hướng dẫn,
giúp các em tiếp cận và hiểu sâu sắc cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ
thuật trong thơ Bác mà cần cho học sinh hiểu được văn thơ của người còn có
giá trị giáo dục sâu sắc về đạo đức cho học sinh. Sự đổi mới của giáo dục phải
thông qua mổi giờ lên lớp của từng giáo viên bộ môn. Thông qua các tiết dạy
văn thơ Hồ Chí Minh ở lớp 11, 12 học sinh nắm vững các tri thức hình thành
kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho
các em. Việc chủ động tìm tòi, khám phá vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào
các tiết dạy văn thơ Hồ Chí Minh còn giúp các em giải quyết được các vấn đề
thực tế của cuộc sống sau này của mình, một cách gián tiếp đó cũng là giáo


dục kĩ năng sống cho các em: không trông chờ, ỉ lại, biết yêu nước thương
nòi, biết quý trọng người cần lao, biết Cần, Kiệm, Liêm, Chính…
Nhận thức được tính cấp thiết của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
vào trong tiết dạy thơ văn Hồ Chí Minh là điều vô cùng cần thiết bởi vì nó sẽ
góp phần giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường về mặt đạo
đức, giúp các em hiểu sâu hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào giúp các
giáo viên tiến hành dạy văn thơ Hồ Chí Minh ở lớp 11, 12 được tốt hơn, học
sinh tích cực, hứng thú hơn trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học,
hiểu sâu sắc hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài
này.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Cơ sở khoa học
Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh là một phần không thể thiếu trong đời
sống tinh thần của Đảng và nhân dân ta vì đó là:
- Trí tuệ của nhân loại, tính cách mạng triệt để của giai cấp công nhân,
truyền thống văn hoá và sức mạnh đoàn kết dân tộc.
- Tài sản vô giá làm nên sức mạnh Việt Nam chiến thắng mọi kẻ thù và
chấn hưngđất nước hôm nay.
- “Tư tưởng của người dã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của
nhân dân ta giành thắng lợi trở thành giá trị vững bền của dân tộcViệt Nam và
lan toả ra thế giới”
Ngày 27/3/2003, Ban bí thư có chỉ thị số 23CT/TW về đẩy mạnh nghiên
cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới.
Ngày 7/11/2006, Bộ chính trị có chỉ thị 06-CT/BCT về tổ chức cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Mục đích của việc dạy học ngữ văn ở trường là người giáo viên không
chỉ giúp học sinh hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn

chương mà quan trọng hơn là thông qua các tác phẩm để góp phần giúp các
em phát triển tư duy, hoàn thiện nhân cách.
Chỉ thị 40/2008/CT-Bộ GD&ĐT ngày 22/7/2008 với mục tiêu phát huy
tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động
xã hội một các phù hợp, hiệu quả.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Ở trường THPT Trần phú đa số học sinh còn lười học, tỉ lệ tuyển sinh
đầu vào thấp nên sự say mê của các em với môn ngữ văn chưa cao. Phần lớn
các em khi tiếp cận với thơ văn của Hồ Chí Minh chỉ quan tâm đến nội dung
vànghệ thuật cơ bản của tác phẩm. Mặt khác, một số giáo viên dạy bộ môn
ngữ văn 11, 12 phần nào đó chưa chú ý nhiều đến việc vận dụng tư tưởng Hồ

Chí Minh vào các tiết dạy thơ văn Hồ Chí Minh. Giáo viên chỉ chú ý vào thời
gian qui định đối với mổi tiết dạy, lên lớp cốt để hướng dẫn học sinh tiếp cận
nắm vững nội dung và nghệ thuật của tác phẩm là đủ mà chưa nhận thấy được
một cách đầy đủ cần phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1 Vấn đề đặt ra.
Thực tế lâu nay khi giảng dạy các tác phẩm văn thơ Hồ Chí Minh, giáo
viên chỉ chú trọng kiến thức về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Tâm lí
và suy nghĩ của học sinh khi học chỉ cần nắm vững nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm đã là quá đủ.
Là giáo viên không những cần có phương pháp dạy học phù hợp nhằm
truyền đạt đủ kiến thức cho học sinh lĩnh hội và tiết học không bị nhàm chán
mà còn hướng đến giáo dục tư tưởng nhân cách cho học sinh thông qua giờ
dạy. Để đạt được điều đó người giáo viên phải giúp học sinh kiến tạo kiến
thức dưới sự tác động của người thầy. Giáo sư Trần Đình Sử qua bài viết
“Đọc hiểu văn bản – một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy
văn hiện nay đã nhận định”: “…Môn văn trong nhà trường là môn đọc văn.
Dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc kĩ năng đọc để hiểu bất cứ văn bản

nào” cùng loại.
Trong chương trình ngữ văn lớp 11, 12 gồm có 4 tác phẩm của Hồ Chí
Minh gồm:
+ Vi hành
+ Mộ (Chiều tối)
+ Lai Tân
+ Tuyên ngôn độc lập
Và một bài văn học sử: Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Môn văn ở trường phổ thông có nhiều ưu thế thuận lợi trong việc tích
hợp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong các tiết dạy văn thơ Hồ Chí
Minh. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh bao nhiều bộ phận, trong đó tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh có vai trò ý nghĩa quan trọng vì đạo đức là nền tảng của
người cách mạng hơn nữa nhân dân ta đang triển khai cuộc vận động “ Học
tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh” nên việc quán triệt và làm theo tấm
gương của người càng cần thiết. Công việc này sẻ góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục và đạt mục tiêu giáo dục đã xác định.
Với 5 bài dạy về thơ văn Hồ Chí Minh, tôi xin đưa ra các giải pháp để
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong các tiết dạy văn thơ Hồ Chí Minh ở lớp
11, 12 trên cơ sở các giải pháp này đã được trình bày ở tài liệu tập huấn: Tích
hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Bộ
GD&ĐT trên cơ sở áp dụng nghiên cứu ở phạm vi hẹp chỉ với 5 tác phẩm:
+ Vi hành

+ Mộ (Chiều tối)
+ Lai Tân
+ Tuyên ngôn độc lập
Và một bài văn học sử: Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Các giải pháp để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong các tiết dạy văn
thơ Hồ Chí Minh ở lớp 11, 12 là:
- Cung cấp cho học sinh một số tư liệu phim ảnh, bài viết về cuộc đời

của Bác.
- Đưa nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nội dung của môn
học.
- Nêu kết luật khái quát về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần học tập.
- Vận dụng sáng tạo cụ thể những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong
hoạt động thực tiễn.
- Phát huy tính tích cực của học sinh trong giáo dục tư tưởng, tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh (Vận dụng nguyên tắc tự giáo dục, hình thành và phát
triển năng lực của học sinh trên cơ sở phát huy tính tích cực chủ động sáng
tạo).
2.2 Biện pháp thực hiện các giải pháp.
Để các tiết dạy thơ văn Hồ Chí Minh ở lớp 11, 12 được thành công, đặc
biệt trong các tiết dạy đó vận dụng được tư tưởng Hồ Chí Minh một cách linh
hoạt người giáo viên và học sinh cần tuân thủ theo các trình tự như sau:
2.2.1 Cung cấp cho học sinh một số tư liệu phim ảnh, bài viết về cuộc đời của
Bác.
Đối với bài dạy về Tác gia Hồ Chí Minh (Lớp 12), người giáo viên có
thể cho học sinh xem lại một số tư liệu quý về cuộc đời của Bác như
+ Quê hương: Làng Sen - Kim Liên – Nam Đàn Nghệ An.
+ Các tư liệu, đoạn phim về cuộc đời hoạt động của Bác.
Đối với các bài dạy về thơ trích trong tập thơ Nhật kí trong tù gồm các
tác phẩm: Mộ, Lai Tân có thể đọc cho học sinh nghe một vài đoạn trích ngắn
trong các bài nghiên cứu: Đạo đức và tác phong của Hồ Chủ Tịch (Trường
Chinh); Đặc sắc văn hóa Hồ Chí Minh (Nguyễn Gia Nùng): Học tậpvà làm
theo tấm gương đạo đức Bác Hồ (Nguyễn Mạnh Hà); Đến với tư tưởng Hồ
Chí Minh (Trần Bạch Đằng).
Đối với: Bài dạy Tuyên ngôn độc lập, giáo viên cần cho học sinh xem lại
tư liệu Hồ Chủ Tịch đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch
sử vào ngày 2/9/1945. Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số đoạn văn ngắn
trong Trời cao xanh ngắt sáng tuyên ngôn (Chế Lan Viên); Văn chính luận ở

Tuyên ngôn độc lập(Nguyễn Đăng Mạnh)…

Việc trong các tiết dạy về thơ văn của Hồ Chí Minh, giáo viên cho học
sinh xem một số hình ảnh, phim trực quan sẽ có tác dụng rất tốt bởi vì “trăm
nghe không bằng một thấy”. Điều đó sẽ giúp người giáo viên vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào các tiết dạy thơ văn Hồ Chí Minh vào các tiết dạy
một cách linh hoạt và sáng tạo hơn, khơi dậy niềm đam mê trong các tiết
học.Từ đó phát huy tính tích cực của học sinh trong việc Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Đấy cũng là cách tạo ấn tượng cho bài dạy,
tránh được sự đơn điệu nhàm chán, là một trong những “điểm nhấn” rất cần
thiết cho một tiết dạy văn về tác phẩm văn thơ Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên không lạm dụng các phương tiện hỗ trợ: tranh ảnh, phim… về
Hồ Chí Minh vì khi sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong giờ dạy văn cần có
sự cân nhắc kĩ lưỡng. Bởi vì nếu quan niệm máy móc cứ cho rằng phải sử
dụng càng nhiều các phương tiện hỗ trợ là càng thể hiện sự đổi mới trong dạy
học ngữ văn, biệt là dạy các tác phẩm thơ văn Hồ Chí minh thì đôi khi lại
nhận được kết quả ngược lại.
2.2.2 Liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh.
Việc liên kết nôị dung bài học trong các tiết dạy về văn thơ Hồ Chí Minh
với tư tưởng Hồ Chí Minh là việc làm rất cần thiết. Nếu không có sự liên kết
nội dung bài học với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thì tiết học sẽ trở nên rời
rạc, nhiều lúc sẽ rơi vào giáo điều nặng về giáo huấn.
Hồ Chí Minh là một thiên tài kiệt xuất.Cái gốc, cái cốt tử trong thiên tài
của Bác là đạo đức cách mạng. Tất cả cho cách mạng, tất cả cho độc lập của
dân tộc, cho tự do của nhân dân, cho hạnh phúc của loài người bị áp bức,
thiên tài của Bác đã được phát huy trên cơ sở của những mục tiêu ấy.
Cũng như các vị sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin, cũng như các nhà tư
tưởng, nhà văn, nhà nghệ sĩ tiên tiến của các thời đại trước, Bác không quan
niệm văn học tách khỏi sự nghiệp giải phóng dân tộc, xã hội, con người,
Lênin, Bác, Đảng ta coi văn học là là bộ phận của công tác cách mạng, là

công cụ để cải tạo thế giới, cải tạo con người. Nó là một công cụ dưới bất cứ
hình thức nào và và thể loại nào để giáo dục cho con người những tư tưởng và
tình cảm lành mạnh cao quí. Thơ văn của Bác có một sự thống nhất về tinh
thần và logic, đồng thời vô cùng phong phú và uyển chuyển về phong cách:
lời ít mà ý nhiều, giản dị mà tinh vi, rạo rực mà sáng tạo, cụ thể, thiết thức mà
cao siêu, chất phác mà thanh nhã.
Bất cứ trong tình huống nào, Bác luôn làm chủ được ngoại cảnh, làm chủ
được tư duy và tình cảm của mình, làm chủ được lời nói của mình như mặt
trời và các hành tinh chuyển động xung quanh, lời nói, câu văn của Bác đưa
ra một cách rất tự nhiên với người nghe, người đọc. Bác nói rất ngay thẳng
đúng đắn điều mà quần chúng đang suy nghĩ trong đầu óc, điều mà quần
chúng đang ôm ấp trong trái tim. Bác diễn đạt với cách thức và phong thái mà
quần chúng muốn diễn đạt. Vì vậy văn thơ của Bác viết ra là để:
1. Động viên tinh thần yêu quý độc lập, tự do, yêu chủ nghĩa xã hội.

2. Động viên tinh thần chiến đấu bất khuất, khí phách anh hùng cách
mạng.
3. Kêu gọi thắt chặt tình đoàn kết chiến đấu xung quanh ngọn cờ đại
nghĩa.
4. Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân.
5. Nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, quyết tâm suốt đời làm người
đày tớ trung thành của nhân dân.
6. Phát huy tinh thần lạc quan.
Ở bài dạy: Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Trong phần I. Vài
nét tiểu sử việc liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
cần phải chú ý đến ba giai đoạn lớn trong cuộc đời của Hồ Chí Minh.
- Giai đoạn thứ nhất (thời niên thiếu đến năm 1911): Ngay từ thủa nhỏ
Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành đã biểu hiện những phẩm chất đạo
đức của người con ngoan trò giỏi. Có được điều ấy bởi ảnh hưởng của sự giáo
dục gia đình, tác động điều kiện xã hội ở quê hương. Đây là thời kỳ tiếp cận

một cách tự nhiên đối với bản thân theo định hướng giáo dục của gia đình và
thầy giáo, những điều cơ bản về đạo đức truyền thống của dân tộc và những
nguyên tắc đạo đức của Khổng giáo. Lớn lên, tác động của xã hội làm phát
triển mạnh mẽ hơn ở Nguyễn Tất Thành lòng yêu nước, nghĩa đồng bào.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn thứ nhất chính là tìm
hiểu nguồn gốc hình thành các phẩm chất đạo đức, nguồn gốc đầu tiên hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Giai đoạn thứ hai (1911-1941): Ra đi tìm đường cứu nước, trở thành
người cộng sản, về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Trong giai đoạn thứ hai này ngoài việc hướng dẫn cho học sinh nắm
vững các mốc thời gian với các sự kiện trong cuộc đời của Hồ Chí Minh cần
phải nhấn mạnh cho học sinh thấy được: Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng đạo
đức cách mạng Việt Nam. Đạo đức cách mạng này đã tôi luyện nhân dân, các
chiến sĩ cách mạng trong cuộc đấu tranh bất khuất chống kẻ thù, trong cảnh
lao tù tàn khốc. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh ở giai đoạn này phải cho học
sinh thấy được tư tưởng và tấm gương đạo đức của Nguyễn Ái Quốc đã là
nguồn sức mạnh để bảo vệ và phát triển cách mạng Việt Nam đi tới sự phát
triển thắng lợi trong sự phát triển của cách mạng thế giới.
Giai đoạn thứ 3 (1941-1969): Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh
đạo cách mạng Việt Nam, cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng cho
đến khi qua đời.
Cần cho học sinh thấy được Hồ Chí Minh suốt đời trung với nước, hiếu
với dân, yêu thương mọi người, sống có nghĩa có tình. Cần, kiệm, liêm, chính,
chí công, vô tư, có tinh thần quốc tế trong sáng.
Trong phần II. Sự nghiệp văn học ngoài việc hướng dẫn học sinh phải
nắm được quan điểm sáng tác văn chương, di sản văn học, phong cách nghệ

thuật cần chú ý thêm việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh qua cách viết các
tác phẩm văn chương của Bác. Nhấn mạnh đê học sinh thấy được thiên chức
của người cầm bút sáng tác, ý thức được cái tâm của nhà văn. Văn học cần

hướng đến tính dân tộc, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ và đặc biệt phải
có tính chân thật. Vì vậy tác phẩm văn học của Bác dù sáng tác trong nhiều
thời gian khác nhau nhưng đều thể hiện vẻ đẹp tâm hồn phẩm chất tài năng
của Hồ Chí Minh. Bác viết không chỉ bằng trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm
lòng yêu nước vĩ đại. Với văn chính luận lời lẽ thuyết phục, lập luận chặt chẽ,
hành văn súc tích giàu hình ảnh thấu tình đạt lý. Truyện và hồi ký bút pháp
hiện đại có tính chiến đấu mạnh mẽ văn phong đa dạng, dí dỏm và hài hước.
Thơ ca có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại,
giữa chất trữ tình và chất thép, giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc sâu
sắc.
Từ đó giáo dục cho học sinh tình yêu thương con người, tình yêu thương
tổ quốc, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt ngoan hiền. Đồng thời
người giáo viên phải khơi dậy lòng tự hào của nhân dân Việt Nam về nhà lãnh
tụ vĩ đại của nhân dân, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
Đối với bài dạy Vi hành của Nguyễn Ái Quốc
Trong phần thứ I. Tìm hiểu chung, ngoài việc hướng dẫn học sinh tìm
hiểu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, mục đích viết truyện ngắn này cần cho
học sinh thấy và hiểu sâu thêm về cách thức viết văn của Bác. Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh thông qua tác phẩm Vi hành cần thấy được thái độ của
người viết văn. Cần giữ được thái độ khách quan, tránh lối viết thoá mạ trực
tiếp và mạt sát đao to búa lớn.
Đồng thời cần vạch trần được bản chất bù nhìn, tay sai của vua Khải
Định, nhân tiện cũng tố cáo luôn tính chất bịp bợm của những danh từ “văn
minh”, “khai hoá” của chủ nghĩa thực dân Pháp.
Đối với tác phẩm Mộ (Chiều tối) và Lai Tân của Hồ Chí Minh việc liên
kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần cho học sinh
thấy được phong thái, cốt cách, bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng,yêu
thiên nhiên. Phải là một bậc chí nhân mới có thểquên đi những nỗi buồn đau
tột độ của riêng mìmh để trìu mến từng cánh chim trời, từng áng mây trôi,để
nặng tình thương một kiếp sống cần lao, để chia sẻ niềm vui với những người

dân mà Bác không hề quen biết.
Việc liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh để
giáo dục đạo đức cho các em được người giáo viên thể hiện trong phần II.
Đọc hiểu văn bản. Cái đích của sự liên kết cần cho học sinh thấy được sự kết
hợp hài hoà giữa tình yêu thiên nhiên cuộc sống và bản lĩnh người cách mạng
Hồ Chí Minh.Từ đó giáo dục cho các em tình yêu thương con người Việt
Nam, biết sống chan hoà với thiên nhiên. Trong cuộc sống mổi một chúng ta
cần có bản lĩnh của con người Việt Nam. Tố Hữu trong bài thơ Bác ơi đã từng
viết những câu thơ về Bác: “Nâng niu tất cả để quên mình”

Đối với tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập khi hướng dẫn học sinh tiếp cận,
khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm việc liên kết nội dung bài học
với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần thể hiện trước hết ở giọng văn chính
luận, ở tinh thần yêu nước, ở tư tưởng độc lập. Vận dụng tích hợp tư tưởng
Hồ Chí Minh vào bài dạy cần chọn đúng thời điểm, thông qua tác phẩm để
giúp học sinh ý thức được quyền độc lập của dân tộc, niềm tự hào của Tổ
quốc, thấy được sức mạnh của chính nghĩa, biết phân biệt bạn hay thù một
cách rõ ràng. Đồng thời học tập tài nghệ xây dựng luận cứ, luận điểm mà
Người đã đưa ra,những bằng chứng không ai chối cãi được và đằng sau những
lí lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầmvăn hoá lớn đã tổng kết trong văn bản ngắn
gọn, trong sáng, khúc chiết, kinh nghiệm củanhiều thế kỉ đấu tranh vì độc lập
tự do,vì nhân quyền và dân quyền của nhân loại.
2.2.3 Nêu kết luận khái quát về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần học tập
Mục đích trọng tâm và xuyên suốt tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là vì
con người, cho con người và xây dựng con người mới. Hồ Chí Minh không để
lại cho chúng ta một tác phẩm, một hệ thống lí luận về phương pháp giáo dục,
nhưng trong các tác phẩm, các bài viết ngắn gọn của Người đã hàm chứa các
phương pháp giáo dục mẩu mực.
- Người giáo viên khi đứng lớp cần phải vận dụng được việc vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào bài dạy là điều hết sức cần thiết. Phải lồng nhận thức

với hành động và bồi dưỡng tinh thân yêu nước cho học sinh. Để đạt được
điều đó người giáo viên hơn ai hết phải là những người đi tiên phong, gương
mẫu tích cực hưởng ứng và tham gia các cuộc vận động “học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Khi nói và viết cần lưu ý cần lưu ý bốn vấn đề được Bác nhấn mạnh:
nói cái gì, viết cái gì, nói viết như thế nào, chủ đề đối tượng, mục đích quyết
định cách thể hiện, cách thể hiện tốt làm cho nội dung nói và viết đúng với
chủ đề, đúng đối tượng và đạt được mục đích của việc nói và viết. Nói và viết
cần ngắn gọn, trong sáng, giản dị và dễ hiểu.
- Với con người Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là cái quan trọng quyết
định nhân cách. Đức và tài phải gắn bó với nhau.
- Đạo đức cách mạng đối với tuổi trẻ, với thanh niên: cần nuôi dưỡng
hoài bảo, chí khí lớn, nghị lực đấu tranh cho chân lí, cho tình thương lẽ phải.
- Nói phải đi đôi với làm.
- Yêu thương con người, sống có tình có nghĩa.
- Cần, kiệm, liêm, chính.
2.2.4 Vận dụng sáng tạo cụ thể những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong
hoạt động thực tiễn.
Trong hoạt động dạy và học các tác phẩm Hồ Chí Minh ở lớp 11 và 12,
việc vận dụng nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần được vận dụng một cách
linh hoạt sáng tạo. Người giáo viên dạy ngữ văn cần chú ý việc giáo dục tư

tưởng Hồ Chí Minh trong các tiết dạy tác phẩm của Hồ Chí Minh phải dựa
trên cơ sở đặc trưng của môn học. Mức độ giáo dục toàn phần hay từng bộ
phận tuỳ thuộc vào nội dung của bài học. Với 4 tác phẩm được học trong
chương trình ngữ văn 11 và 12 thuộc mức độ giáo dục một bộ phận hay còn
gọi là giáo dục một phần vào nội dung bài học.
Việc giáo dục tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua
các tác phẩm của Hồ Chí Minh cũng cần phải dựa theo chuẩn kiến thức kĩ
năng, thái độ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.

Việc giáo dục tư tưởng nói chung và về đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng
phải được tiến hành trên cơ sở nguyên tắc phương pháp luận về sư phạm.
Giáo dục cho học sinh phải thực hiện nguyên tắc “nói và làm” nêu gương
những điều học sinh tiếp nhận được thông qua các tiết dạy phải trở thành hiện
thực chứ không chỉ dừng lại ở nhận thức lý luận mang tính tư liệu.
Việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cần có sự kết hợp giữa
giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội. Thông qua việc giáo dục học sinh có
nhiều cơ hội để vận dụng những bài học về tư tưởng Hồ Chí Minh vào những
tình huống thực trong cuộc sống.
2.2.5 Phát huy tính tích cực của học sinh trong giáo dục tư tưởng tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh (vận dụng nguyên tắc tự giáo dục, hình thành và phát
triển năng lực của học sinh trên cơ sở học sinh phát huy tính tích cực chủ
động, sáng tạo)
Hồ Chí Minh viết “Đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống.
Nó do đấu tranh và rèn luyện kiên trì hàng ngày mà phát triển cũng cố. Cũng
như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Vì vậy phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời. Tự rèn luyện có vai trò
rất quan trọng. Người khẳng định “Đã là người thì ai cũng có chỗ hay chỗ dỡ,
chổ xấu chổ tốt, ai cũng có thiện ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng
vào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc, thấy rõ cái hay, cái tốt, cái
thiện để phát huy và thấy rõ cái xấu để khắc phục. Tu dưỡng đạo đức phải
được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong
sinh hoạt cộng đồng, trong mối qua hệ của mình”.
Để phát huy được tính tích cực của học sinh trong giáo dục tư tưởng tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh ở
chương trình ngữ văn lớp 11 và 12 người dạy phải vận dụng nguyên tắc tự
giáo dục của Bác vào trong thực tiễn, hoàn cảnh của mỗi học sinh hiện nay.
Phải làm cho các em học sinh tự nguyện tự giác tích cực khi học tập môn ngữ
văn, đặc biệt là học các tác phẩm văn thơ của Hồ Chí Minh trên cơ sở các em
nhận thức được sự cần thiết phải học tập giáo dục từ đó khơi dậy niềm đam

mê, hứng thú trong học tập, tự giáo dục, vận dụng kiến thức đã học.
Quá trình học tập nội dung theo môn học, người giáo viên phải nhấn
mạnh tới việc hình thành nhân cách nhân văn cho học sinh trong nhà trường
phổ thông có khả năng tạo điều kiện giúp học sinh nâng cao năng lực lĩnh hội

và học tập, giúp học sinh có cơ hội thuận lợi để rèn luyện phẩm chất tốt đẹp
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách hiệu quả nhất. Phải chú ý tiến
hành giáo dục nội dung bài học ngữ văn với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức cách mạng.
Ngoài ra, người giáo viên cũng phải tạo điều kiện cần thiết về thiết bị và
các phương tiện dạy học để hiệu quả giáo dục được nâng cao thông qua các
tiết dạy.
Nếu nhà trường có điều kiện, tổ bộ môn ngữ văn có thể tổ chức ngoại
khoá cho học sinh bằng cách thi thuyết trình, bình về một số tác phẩm của Hồ
Chí Minh nhằm giúp các em hiểu sâu con người, tác phong, suy nghĩ, việc
làm của Hồ Chí Minh con người suốt một đời vì nước vì dân. Thiết nghĩ đó
cũng là cách để các em phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình
trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và học tập làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Mặc dù thời gian có hạn chế và để thực hiện được việc “Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh trong các tiết dạy văn thơ Hồ Chí Minh 11, 12” giáo viên
phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu. Thông qua các tiết dạy tại các lớp 11
và 12 bản thân tôi đã thấy được một số kết quả khả quan và thiết thực, phù
hợp với chương trình sách giáo khoa mới và với những tiết dạy theo hướng
dẫn đổi mới phương pháp dạy học.
Học sinh đã có hứng thú hơn trong việc học tập, tích cực chủ động và
sáng tạo hơn trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài học và thực
tiễn cuộc sống. Không khí học tập sôi nỗi. Học sinh yêu thích thơ văn Hồ Chí
Minh hơn. Đặc biệt là khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn

học. Tôi hy vọng việc áp dụng phương pháp tích hợp này các tác phẩm thơ
văn của Hồ Chí Minh được học sinh quan tâm nhiều hơn, từ đó thấm nhuần
được tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vận dụng được vào trong cuộc sống,
hình thành nên kĩ năng sống cho học sinh.
Kết quả khảo sát mức độ hứng thú và hiểu bài của học sinh trong các tiết
dạy tác phẩm thơ văn Hồ Chí Minh có tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh như
sau:
Lớp
Số học sinh có hứng thú/
Tổng học sinh của lớp
Số học sinh hiểu bài/
Tổng học sinh của lớp
12A5 34/38 38/38
12A4 37/43 43/43

IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Đề xuất

Sau khi áp dụng phương pháp tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
vào các bài dạy tác phẩm thơ, văn Hồ Chí Minh vào trong chương trình khối
lớp 11 và 12, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm sau:
- Khi giảng dạy thơ văn của Hồ Chí Minh trong các tiết dạy giáo viên
cần nêu rõ mục tiêu đạt được về một nội dung, phân chia thời gian hợp lí để
tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
- Khi tổ chức cho học sinh tìm hiểu các tác phẩm của Hồ Chí Minh, giáo
viên chú ý nghiên cức thêm tài liệu tham khảo để vận dung linh hoạt hơn việc
tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong các tác phẩm văn thơ của Hồ Chí Minh.
- Giáo viên dạy ngữ văn phải luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong
phương pháp dạy học. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các
đồ dùng dạy học đẹp, chính xác phù hợp với nội dung bài dạy. Sử dụng triệt

để có hiệu quả các tranh ảnh, phim tư liệu, phương tiện thiết bị dạy học. Bên
cạnh đó nên có những buổi ngoại khoá, tham quan các bảo tàng về Hồ Chí
Minh.
- Việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh của giáo viên phải
được thực hiện trên nguyên tắc “nói và làm” nêu gương những điều học sinh
tiếp nhận được thông qua các tiết dạy phải trở thành hiện thực chứ không
dừng lại ở nhận thức lý luận mang tính tư liệu.
2. Một số kiến nghị
- Hiện nay các nhà trường đều đã được trang cấp rất nhiều các thiết bị
dạy học. Tuy nhiên đối với bộ môn ngữ văn số lượng các tư liệu đa phương
tiện (đĩa CD, băng hình, phim ảnh tư liệu…) còn rất hạn chế đặc biệt là các tư
liệu về Hồ Chí Minh có liên quan đến các tác phẩm thơ văn của Người. Do đó
để đạt được hiệu quả cao hơn các nhà trường cần đầu tư sưu tầm các tư liệu
đa phương tiện liên quan phục vụ công tác dạy học.
- Tạo điều kiện tổ chức các hoạt động ngoại khoá tìm hiểu về cuộc đời,
chân dung, văn thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh để học sinh tiếp thu tư tưởng
Hồ Chí Minh có hứng thú hơn đồng thời biết vận dụng linh hoạt những tư
tưởng đã tiếp thu vào trong cuộc sống hàng ngày.
- Giáo dục và vận động học sinh Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh chính là góp phần vào chiến lược chung xây dựng môi trường
học đường “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”.
- Cần có sự kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh ở nhiều môn
học có sự hợp tác của học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh, kết hợp gia đình
với nhà trường và xã hội.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngữ văn 11 tập 1, Ngữ văn 12 tập 1 - Nhiều tác giả - NXB Giáo dục - 2008

2. Tài liệu tập huấn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh môn ngữ văn - TS Nguyễn Thuý Hồng, TS Phạm Văn Nam,

TS Nguyễn Thị Hồng Vân, ThS Trần Thị Kim Dung - Vụ Giáo dục Trung
học Bộ GD&ĐT - 2010.
3. Văn Thơ Hồ Chí Minh - Phạm Du Yên - NXB Đồng Nai - 2003.
4. Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ - Mạnh Hà - NXB Từ điển Bách khoa
- 2007.
5. Vẻ đẹp thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhiều tác giả - NXB Giáo dục –
2005.
6. Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nhiều tác giả - Viện HCQG - 2010.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Dương Thị Tiến

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(HỒ CHÍ MINH)
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được những nét khát quát nhất về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.
- Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của Tuyên ngôn Độc lập cũng như vẻ đẹp của
tư tưởng và tâm hồn tác giả.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Tác phẩm gồm ba phần: phần 1 nêu nguyên lý chung; phần 2 vạch trần những tội ác của thực
dân Pháp; phần 3 tuyên bố về quyền tự do, độc lập và quyết tâm giữ vững quyền độc lập, tự do
của toàn thể dân tộc.
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để
phân tích thơ văn của Người.
- Đọc - hiểu văn bản chính luận theo thể loại đặc trưng.
III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK; SGV và sách tham khảo.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt?
- Sự trong sáng của tiếng Việt được thể hiện qua những phương diện nào? Cho ví dụ?
3. Giảng bài mới: Như ta đã biết, chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là
một nhà văn chính luận mẫu mực. Điều này ta có thể thấy qua một tác phẩm bất hủ của Người:
Tuyên ngôn độc lập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu chung về bản tuyên ngôn.
- Thao tác 1: Tìm hiểu hoàn cảnh
sáng tác của bản tuyên ngôn.
+ GV: Bản tuyên ngôn ra đời trong
hoàn cảnh của thế giới và Việt Nam
như thế nào?
+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả
lời.
+ GV: Nhấn mạnh hơn về tình hình
thế giới: Sự thắng lợi của phe Đồng
minh trong cuộc Chiến tranh thế giới
thứ hai, Pháp mượn uy danh Đồng
minh để trở lại xâm lược Việt Nam.
 Tình hình đất nước “Ngàn cân
treo s
ợi tóc”.

I. Tìm hiểu chung:

1. Hoàn cảnh sáng tác:


- Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc
(Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt của phát
xít Đức, Nhật đầu hàng Đồng minh).
- Trong nước: Cả nước nổi dậy giành chính quyền
thắng lợi.
- Ngày 26 tháng 8 năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh
từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, soạn thảo bản
Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945: Hồ Chí Minh thay mặt
chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba
Đ
ình, Hà N
ội.


- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh xác
định mục đích viết và đối tượng
hướng đến của bản tuyên ngôn.
+ GV: Bản tuyên ngôn được viết ra
nhằm mục đích gì?
+ HS: Phát biểu.


+ GV: Đối tượng mà bản tuyên ngôn
hướng đến là những ai?
+ HS: Trao đổi và trả lời.
+ GV: Nêu một số dẫn chứng từ bản
tuyên ngôn.

2. Mục đích và đối tượng:


- Mục đích:
+ công bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
+ thể hiện nguyện vọng hòa bình, tinh thần quyết
tâm bảo vệ độc lập tự do
- Đối tượng:
+ Tất cả đồng bào Việt Nam
+ Nhân dân thế giới
+ Các lực lượng ngoại bang nhân danh đồng
minh diệt phát xít Nhật (Pháp, Mĩ , Anh, Trung
Qu
ốc….

- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh xác
định giá trị của bản tuyên ngôn.
+ GV: Bản nguyên ngôn có những
giá trị nào?
+ HS: Khái quát từ phần Tiểu dẫn
của sách giáo khoa để trả lời.
3. Giá trị:

- Là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn.
- Là áng văn chính luận đặc sắc, bất hủ.
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh xác
định bố cục của văn bản.
+ GV: Cho học sinh nghe giọng đọc
của Bác khi đọc bản tuyên ngôn. Lưu ý

học sinh cách Ngữ văn chính luận như
Bác.
+ GV: Cho học sinh tìm bố cục và
nội dung từng phần.
+ HS: Trao đổi, thảo luận theo nhóm
bàn và trả lời.
+ GV: Định hướng, nhận xét ý kiến
của học sinh.
+ GV: Cho học sinh thấy rõ phần 3
của bản tuyên ngôn thể hiện được tầm
nhìn chính trị của Bác.
4. Bố cục:




- Phần 1: Từ đầu đến “…không ai chối cãi được”
 nguyên lí chung của bản tuyên ngôn (khẳng định
quyền con người và các dân tộc.
- Phần 2: “Thế mà, …. phải được độc lập”
 tố cáo tội ác của Pháp, khẳng định thực tế lịch sử
(là nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Phần 3: Còn lại
 tuyên bố trước thế giới quyền tự do độc lập và
quyết tâm của dân tộc.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học
sinh đọc hiểu văn bản.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu phần 1 của bản tuyên ngôn.

+ GV: Cách đặt vấn đề của Bác có gì
đặc biệt?
+ HS: Suy nghĩ và phát biểu cá nhân.

+ GV: Dẫn lời bản tuyên ngôn này,
Bác muốn nêu lên điều gì?
+ HS: Suy nghĩ và phát biểu cá nhân.









II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Nguyên lí chung của bản tuyên ngôn:

- Điểm đặc biệt: trích dẫn hai bản tuyên ngôn:

+ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ:
o “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể
xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc.”
 nêu nguyên lí chung về quyền lợi của con người
và các dân tộc.

o “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các
dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền
tự do.”





+ GV: Dẫn thêm bản tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền của Pháp là
muốn khẳng định thêm điều gì?
+ HS: Suy nghĩ và phát biểu cá nhân.

 từ quyền lợi của con người, Bác nâng lên thành
quyền lợi của dân tộc ta.
+ Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của
Cách mạng Pháp năm 1791
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi;
và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền
lợi.”
 xoáy sâu vào quyền bình đẳng của con người.
=> “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”:
kh
ẳng định dứt khoát để chuyển sang phần tiếp theo.


+ GV: Theo em, việc Bác trích dẫn
lời của hai bản tuyên ngôn này có ý
nghĩ gì?

+ HS: Trao đổi, trả lời.
+ GV: Có thể bổ sung, giải thích cho
học sinh thấu đáo vấn đề.
- Ý nghĩa:
+ Là lời của tổ tiên người Mĩ và Pháp: phù hợp với
đối tượng hướng đến của bản tuyên ngôn (Mĩ và
Pháp.
+ Hai bản tuyên ngôn là chân lí bất hủ của nhân
loại.

+ GV: Từ ý nghĩa trên, em hiểu được
là Bác trích dẫn hai bản tuyên ngôn này
nhằm mục đích gì?
+ HS: Trao đổi và trả lời.


- Mục đích:
+ Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông”: để
bác bỏ luận điệu xâm lược và ngăn chặn âm mưu tái
xâm lược của Pháp và Mĩ.
+ Dùng lập luận so sánh: đặt vai trò của cách mạng
Việt Nam ngang hang với cách mạng Pháp và Mĩ.
+ GV: Theo em, Bác dựa vào những
chân lí bất hủ của hai bản tuyên ngôn
để nêu lên điều gì mới?
+ HS: Phát biểu
+ GV: Khẳng định đóng góp lớn về
tư tư
ởng của Bác ở phần n
ày.


+ Dựa vào chân lí bất hủ của hai bản tuyên ngôn để
đưa ra chân lí mới: tự do độc lập của mọi dân tộc,
trong đó có Việt Nam.
 những đóng góp lớn về tư tưởng của Bác.
=> Vừa kiên quyết vừa khôn khéo.

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu những tội ác của Pháp mà Bác
đã ghi nhận trong bản tuyên ngôn.


+ GV: Trong đoạn văn này, Bác
muốn nêu lên điều gì?
+ HS: Phát biểu
2. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định
quyền độc lập tự do của dân tộc Việt nam:
a. Tố cáo tội ác của Pháp:
- Nêu khái quát:
“Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi
dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất
nước ta, áp bức đồng bào ta.”
 phủ nhận hoàn toàn thái độ của Pháp, đã phản bội
lại lời lẽ của cha ông.


+ GV: Khi Pháp có luận điệu về
công “khai hóa” nhân dân các nước
thuộc địa, Bác đã kể những tội gì của
chúng?

+ GV: Tìm dẫn chứng và lần lượt trả
lời.





- Pháp kể công “khai hóa”, bản tuyên ngôn kể tội
chúng:
+ Về chính trị:
o “Chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút
tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng
lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn
cản việc thống nhất nước nhà của ta”
o “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.
Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước
thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa
của ta trong những bể máu.”
o “Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách








+ GV: Theo em, cách viết xuống
dòng và kiểu câu trùng lặp có tác dụng

gì trong đoạn văn?
+ HS: Phát biểu.
ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi
giống ta suy nhược.”
 Cách viết xuống dòng, phép lặp cú pháp: phơi bày
rõ ràng, dồn dập, tăng dần những tội ác của Pháp.

+ GV: Về kinh tế, bọn thực dân Pháp
đã có những chính sách gì?
+ HS: Phát biểu.

+ Về kinh tế:
 Cướp không ruộng đất, hầm mỏ, độc quyền in
giấy bạc, xuất cảng, nhập cảng, đặt hàng trăm
thứ thuế vô lí.
 Gây ra nạn đói năm Ất Dậu năm 1945 làm 2
tri
ệu đồng b
ào ta b
ị chết.



+ GV: Khi Pháp kể công “bảo hộ”,
bản tuyên ngôn lên án chúng điều gì?
+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.
- Pháp kể công “bảo hộ”, bản tuyên ngôn lên án
chúng:
+ “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng

Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh,
thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa
nước ta rước Nhật.”
+ “Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới
của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ
chạy, hoặc là đầu hàng.”


bán nư
ớc ta hai lần cho Nhật.

+ GV: Khi Pháp khẳng định Đông
Dương là thuộc địa của chúng, Bác nói
lên sự thật gì?
+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.
- Pháp khẳng đinh Đông Dương là thuộc địa của
chúng, tuyên ngôn nói rõ:
+ “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã
thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa
của Pháp nữa.”
+ “Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay
Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.”
 Đông Dương là thuộc địa của Nhật, ta giành lại
chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ Pháp

+ GV: Khi Pháp muốn nhân danh
Đồng minh để vào chiếm lại Đông
Dương, Bác đã vạch trần những tội
trạng gì của chúng?
+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.

+ GV: Bác đã lên án thêm những tội
ác gì của chúng?







+ GV: Trong đoạn văn này, Bác
muốn khẳng định điều gì?
+ HS: Phát biểu.
- Pháp nhân danh Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã
thắng Nhật, chúng có quyền lấy lại Đông Dương,
tuyên ngôn vạch rõ:
+ Chính pháp là kẻ phản bội lại Đồng minh, hai lần
dâng Đông Dương cho Nhật.
+ “Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã
kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn
thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng
bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy,
chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở
Yên Bái và Cao Bằng.”
 bác bỏ luận điệu giả dối và lên án tội ác dã man,
đê tiện của chúng.
+ “Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước
ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.”
 chỉ có Việt Minh mới thuộc phe Đồng minh vì
đứng lên giải phóng dân tộc.

+ GV: Sau cuộc đảo chính, nhân dân
ta đã đối xử với người Pháp bằng
những thái độ gì?
+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.
+ GV: Chốt lại vấn đề.

- Tinh thần nhân đạo của Việt Nam đối với Pháp:
+ Giúp và cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam
Nhật
+ Bảo vệ tính mạng và tài sản cho người Pháp.
=> Lập luận sắc bén.


+ GV: Trong đoạn văn này, Bác đã
tuyên bố trước toàn thể nhân dân thế
giới điều gì?
+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.







+ GV: Người còn nêu lên quyết tâm
gì của dân tộc?
+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.




+ GV: Căn cứ vào những điều khoản
quy định về nguyên tắc dân tộc bình
đẳng ở hai hội nghị Tê – hê – răng và
Cựu Kim Sơn, chủ tịch Hồ Chí Minh đã
kêu gọi điều gì?
+ HS: Đọc dẫn chứng và phát biểu.




b. Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc:
- “Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ
của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt
Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ
hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt
Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất
nước Việt Nam.”
 Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ
hết những hiệp ước mà Pháp ký về nước Việt Nam
- “Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết
chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.”
 thể hiện quyết tâm chống lại mọi âm mưu xâm
lược.

- “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công
nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội
nghị Tê – hê - răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể
không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.”
 kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc
lập tự do của dân tộc Việt Nam.


- “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp
hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe
Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó
phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”
 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
=> Các chứng cứ, lí lẽ đều thấu lí đạt tình.


+ GV: Chốt lại.
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu phần 3 của bản tuyên ngôn.
+ GV: Trong phần này, chủ tịch Hồ
Chí Minh đã tuyên bố những điều gì?
+ HS: Lần lượt trả lời.


+ GV: Lưu ý: trong bản tuyên ngôn,
đây mới là đoạn văn tràn đầy khí phách
dân tộc Việt Nam, thể hiện ý chí sắt đá
nhất, yêu cầu hòa bình nhưng không sợ
chiến tranh, sẵng sàng đón nhận phong
ba bão táp.
3. Lời tuyên bố độc lập:

- “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập,
và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.”
 vừa tuyên bố vừa khẳng định điều không ai chối
cãi được.






- “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững
quyền tự do, độc lập ấy.”
 bày tỏ quyết tâm của toàn dân tộc.
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu những yếu tố thành công, mẫu
mực của bản tuyên ngôn.
+ GV: Em hãy nhận xét về lập luận
của bản tuyên ngôn?
+ HS: Lần lượt trả lời.
+ GV: Bản tuyên ngôn được xây
dựng bằng những lí lẽ như thế nào?
+ HS: Lần lượt trả lời.
+ GV: Nhận xét về những dẫn chứng
mà Bác đưa vào bản tuyên ngôn?
+ HS: Lần lượt trả lời.
+ GV: Ngôn ngữ của bản tuyên ngôn
thể được những tình cảm gì của Bác?
+ HS: Lòng yêu nước thương dân
nồng nàn, sâu sắc.
- Thao tác 5: Ý nghĩa của văn bản?
4. Nghệ thuật:


- Lập luận: chặt chẽ, thống nhất, chủ yếu dựa vào
quyền lợi tối cao của các dân tộc và nhân dân ta.

- Lí lẽ: hùng hồn, gợi cảm, xuất phát từ tình yêu công
lí, tôn trọng sự thật và chính nghĩa của dân tộc.
- Dẫn chứng: xác thực, không ai chối cãi được.

- Ngôn ngữ: chan chứa tình cảm, cách xưng hô tha
thiết, gần gũi.



5. Ý nghĩa văn bản:
- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá
tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về
quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng
định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy.
- Kết tinh lí tưởng đấu giải phóng dân tộc và tinh
thần yêu chuộng độc lập, tự do.
- Là một áng văn chính luận mẫu mực.

* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh
tổng kết giá trị nội dung và nghệ
thuật của bản tuyên ngôn.
+ GV: Qua việc tìm hiểu, em có nhận
xét gì về giá trị của bản Tuyên ngôn
độc lập?
III. Tổng kết:


- Là một văn kiện chính trị lớn, tổng kết cả một thời
kì lịch sử.
- Là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt


+ GV: Củng cố kiến thức.

chẽ, kế thừa các chân lí lớn của thế giới.
- Nâng cao lòng tự hào về truyền thống và lịch sử
văn học.
V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI, CHUẨN BỊ BÀI
1. Hướng dẫn học bài:
- Hoàn cảnh ra đời của bản tuyên ngôn.
- Ý nghĩa lịch sử trọng đại của bản tuyên ngôn.
- Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản tuyên ngôn.
- Cuộc tranh luận ngầm với luận điệu của thực dân Pháp.
- Văn phong của Hồ Chí Minh qua bản tuyên ngôn.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- Học lại nội dung bài học.
- Soạn bài mới:
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
Câu hỏi: Là thanh niên, học sinh, ta cần phả có trách nhiệm gì để giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt?


×