Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế nông nghiệp đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.36 MB, 180 trang )

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của luận án
Cây Bần chua có tên khoa học là Sonneratia caseolaris L. thuộc họ Bần
(Sonneratiaceae) nay đổi sang họ Lythraceae, Bần chua là loại cây tự mọc và được
trồng nhiều ven các con sông, cửa biển, trên các bãi đất bồi và là một quần thể
không thể thiếu của rừng ngập mặn (RNM) ven biển nước ta (Đỗ Huy Bích và
cộng sự, 2004). Chiều cao của cây với kích thức to lớn và hệ thống rễ chằng chịt,
có khả năng chắn sóng, chống xói mịn, gió; theo dân gian, cây bần khơng những
được sử dụng để tạo thêm hương vị cho các món ăn mà cịn có thể tạo ra những bài
thuốc có giá trị như: cầm máu, viêm tấy, giải nhiệt. Trên thế giới, cây bần được sử
dụng như chất kháng oxy hóa và các tế bào độc hại. Hơn nữa, cây bần còn sử dụng
như chất làm se vết thương, chữa bong gân, chữa bệnh trĩ, ngăn chặn xuất huyết
(Jiny và cộng sự, 2010).
Tại các tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cây Bần
chua mọc tập trung rất nhiều và dày, tạo thành rừng bần rộng lớn, với diện tích
hàng trăm đến hàng nghìn ha; rừng bần phân bố ở gần cửa sông, nơi độ mặn của
nước từ 3‰ đến 20‰. Nguồn lợi thủy sản của rừng Bần chua phong phú và dồi
dào. Thủy, hải sản có nhiều loài khác nhau và chúng xuất hiện theo mùa. Các sản
phẩm bao gồm: cá Ngác, cá Quát, cá Bống sao, cua Biển, cá Kèo, Nghêu, Dộp,...
Cách thức đánh bắt cũng đa dạng, phù hợp cho từng giới và từng lứa tuổi. Đàn ông
tham gia đánh bắt cá, phụ nữ và trẻ em bắt cua giống, cá Kèo, Nghêu, Dộp...
Nguồn lợi thủy sản mang lại thu nhập rất lớn cho các hộ gia đình ở những làng ven
biển. Đai rừng bần phịng hộ góp phần tạo nên mơi trường sinh thái thuận lợi cho
nuôi trồng thủy sản ở vùng đệm. Rừng bần đóng vai trị như một máy lọc nước
khổng lồ, có chức năng làm sạch nguồn nước trước khi bơm vào ao nuôi, ngay cả
làm lắng đọng các chất thải từ ao ni xả ra (Ngơ Đình Quế và Võ Đại Hải, 2012).
1


Theo Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2000), tài nguyên thuỷ sản trong rừng


ngập mặn ở vùng cửa sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng rất phong phú, đa dạng. Tài
nguyên rừng ngập mặn đóng góp đáng kể vào thu nhập và sinh kế của người dân
địa phương, cung cấp các sản phẩm như: gỗ, củi, dược liệu. Trái bần là nguồn thức
ăn quan trọng cho cá và các loài thủy sản nói chung. Các dịch vụ và giá trị của
rừng Bần mang lại như: ngăn chặn lan tràn nước mặn và sóng; chống bão, sóng
thần, triều cường, gió lốc, bảo vệ bờ biển, lấn biển; giảm nhẹ thiệt hại, bảo vệ đê
biển và các cơng trình ở vùng ven biển; lưu trữ dinh dưỡng đất; sản xuất sinh khối;
duy trì các quá trình sinh thái tự nhiên ở vùng ven biển và du lịch, giải trí, nghiên
cứu khoa học. Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ở vùng cửa sơng Cửu Long có thể
đạt 3.099,36 USD/ha/năm (gồm giá trị từ nguồn gỗ, củi là 16,35 USD/ha/năm và
giá trị gián tiếp là 3.083 USD/ha/năm) (Ngơ Đình Quế và Võ Đại Hải, 2012).
Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam và Bangladesh là hai
nước đang phát triển sẽ bị thiệt hại nặng nề do hiện tượng nước biển dâng. Phần
lớn đất màu mỡ nhất của Việt Nam bị chìm, ngập, đất nơng nghiệp và GDP (Gross
Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội) đều chịu những tác động xấu
(Dasgupta và cộng sự, 2007).
Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển hơn 3.200 km, thường xuyên
hứng chịu tác động mạnh của sóng, gió, bão... Với kịch bản nước biển dâng cao 1
m, thì nước ta có hơn 40.000 km2 vùng ven biển và các đảo bị tác động, trong đó
ĐBSCL và một số đảo bị nhấn chìm... làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nơng
nghiệp và nơi cư trú của hơn 17 triệu người.
Để bảo vệ, phát triển rừng bần, tạo thêm thu nhập cho người dân sống xung
quanh, phát triển tiềm năng du lịch, mang lại giá trị kinh tế cho con người và xã
hội,... từ đó góp phần quan trọng trong việc tạo dựng, khai thác rừng bần một cách
hợp lý để mở rộng, phát triển hành lang xanh, chắn sóng, gió biển. Trong điều kiện
cực đoan về lập địa, thời tiết khí hậu khắc nghiệt và tác động mạnh, thường xuyên
của sóng gió, bão...
2



Chính vì những giá trị trên, nghiên cứu được thực hiện với đề tài “Đánh giá
giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long”, nhằm
phân tích, đánh giá giá trị kinh tế từ sản phẩm rừng bần. Kết quả nghiên cứu làm
cơ sở quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp quản lý,
khai thác và phát triển rừng bần hợp lý, như là một phần của giải pháp cho chiến
lược đối phó với biến đổi khí hậu, đồng thời bổ sung một nội dung mới trong
nghiên cứu khoa học về giá trị kinh tế của RNM tại ĐBSCL.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tổng quát là đánh giá giá trị kinh tế
của sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sơng Cửu Long, từ đó đề xuất một số giải
pháp làm tăng giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu trên, các mục tiêu cụ thể của luận án bao gồm:
(1) Phân tích, đánh giá thực trạng sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông
Cửu Long.
(2) Đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu
Long.
(3) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng giá trị kinh tế của sản
phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi về không gian
Việc thực hiện đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần là lĩnh vực
nghiên cứu mới, nghiên cứu được thực hiện thông qua việc tổng hợp, phân tích các
tài liệu báo cáo có liên quan, phỏng vấn các chuyên gia, điều tra xã hội học theo
phiếu điều tra được thiết kế sẵn. Số liệu sơ cấp thu thập thông qua việc phỏng vấn
3


người dân sống ven rừng bần tại 03 huyện thuộc 02 tỉnh ĐBSCL (huyện Duyên

Hải thuộc tỉnh Trà Vinh, huyện Cù Lao Dung và huyện Trần Đề thuộc tỉnh Sóc
Trăng) để tiến hành điều tra, phỏng vấn. Số liệu sau khi thu thập được sử dụng cho
việc phân tích, đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần như việc khai thác
các sản phẩm từ rừng bần để tạo thu nhập cho hộ dân sống ven rừng, giá trị cảnh
quan du lịch mà rừng bần mang lại cho khách tham quan (thơng qua chỉ tiêu đánh
giá chi phí du lịch và giá trị phịng hộ chắn sóng, gió, bão của rừng bần). Rừng bần
tại ĐBSCL được chọn làm địa bàn nghiên cứu vì những lý do sau:
Thứ nhất, đây là vùng rừng bần tiêu biểu với đặc điểm toàn là cây bần già,
kết hợp với rừng bần non mới phát triển, rất dày (các cây rừng khác mọc đan xen
vào là không đáng kể) mà các vùng khác chưa có. Nơi đây chứa đựng những giá trị
sinh thái và đa dạng sinh học, mang lại nét đặc trưng riêng so với các vùng RNM
khác.
Thứ hai, rừng bần tại khu vực nghiên cứu có nhiều giá trị kinh tế, bao gồm
cả giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp. Cho nên, kết quả nghiên
cứu có thể đưa ra nhận định mang tính khách quan, hạn chế tối thiểu sự tương
quan, ràng buộc về giá trị kinh tế so với các vùng RNM khác.
Thứ ba, với các giá trị kinh tế đa dạng, cũng như các giá trị về sinh thái
quan trọng có được từ rừng bần tại ĐBSCL, bởi rừng bần là nơi mà sự xung đột
giữa các hoạt động phát triển và bảo tồn thể hiện rõ ràng nhất. Vì vậy, vùng này rất
cần có sự tiếp cận nghiên cứu khá tồn diện, cụ thể là nhằm có giải pháp quản lý,
khai thác, sử dụng tài nguyên mang tính đồng bộ, hệ thống, trong đó có các thơng
tin về giá trị kinh tế từ sản phẩm rừng bần.
1.3.2. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng việc tạo ra thu nhập chủ yếu của
hộ dân sống xung quanh rừng bần, nhờ vào việc khai thác các sản phẩm từ rừng
bần, tiềm năng phát triển du lịch và giá trị phịng hộ của rừng bần tại ĐBSCL.
Thơng tin thu thập từ số liệu thứ cấp như: các tài liệu, đề tài, đề án, các báo cáo
4



tình hình hoạt động bảo vệ, phát triển rừng bần tại các tỉnh thuộc ĐBSCL giai đoạn
2010 - 2019. Bên cạnh đó, số liệu sơ cấp được thu thập từ khảo sát thực tế để ước
lượng các mơ hình nghiên cứu, khảo sát tại 03 huyện (02 tỉnh thuộc Trà Vinh và 01
tỉnh thuộc Sóc Trăng) giai đoạn từ tháng 06/2018 đến tháng 12/2019. Các huyện
được chọn khảo sát chính là nơi có quy mơ và diện tích rừng bần lớn nhất ĐBSCL
hiện nay.
1.3.3. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu thông qua điều tra xã hội học thống kê, tổng hợp, phân tích,
đánh giá các sản phẩm từ rừng bần mang lại thu nhập cho các hộ dân. Trong bối
cảnh nghiên cứu, sản phẩm từ rừng bần được xem là nguồn thu nhập chính của các
hộ dân sống ven rừng bần, khơng có thu nhập từ các nguồn nào khác, thậm chí có
nhưng khơng đáng kể. Nghiên cứu khơng khảo sát những hộ dân có nguồn thu
nhập chính từ các nguồn khác. Thơng qua kết quả phân tích, nghiên cứu làm rõ
thêm giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần.
Nghiên cứu đánh giá, xác định giá trị cảnh quan thông qua giá trị du lịch của
rừng bần và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển tiềm năng du lịch, hỗ trợ
xây dựng kế hoạch dài hạn bảo vệ, khai thác và phát triển rừng bần tại ĐBSCL.
Xác định giá trị của rừng phịng hộ thơng qua việc xác định chi phí xây
dựng, bảo dưỡng đê bao ngăn sóng biển, gió, bão tại những nơi khơng có rừng bần
để ước tính giá trị kinh tế của rừng bần phòng hộ (giá trị thay thế).
1.3.4. Giới hạn nghiên cứu
Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước trước đây tiếp cận với nhiều
khía cạnh khác nhau về giá trị kinh tế RNM, nhưng chủ yếu tập trung vào các giá
trị sử dụng (Use Value - UV) và giá trị phi sử dụng (Non Use Value- NUV). Giá trị
sử dụng bao gồm 3 nhóm: giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá
trị lựa chọn. Giá trị phi sử dụng được phân thành giá trị tồn tại và giá trị lưu truyền
(Turner, 2003).
5



Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá về giá trị trực tiếp và giá trị gián
tiếp của sản phẩm rừng bần tại ĐBSCL theo 03 nhóm như: (1) Giá trị tạo thu nhập,
(2) Giá trị du lịch và (3) Giá trị phòng hộ của rừng bần. Đây là nội dung hồn tồn
mới và khác biệt so với các cơng trình nghiên cứu trước đây về RNM. Cụ thể như
sau:
(1) Giá trị tạo thu nhập của hộ dân sống xung quanh rừng bần thông qua
việc khảo sát, thống kê, tổng hợp thu nhập các sản vật từ rừng bần của hộ dân sống
xung quanh rừng bần (kể cả việc tiền nhận khốn bảo vệ rừng bần của Chính phủ);
(2) Giá trị du lịch là việc xác định giá trị hàng hóa, chất lượng mơi trường
thơng qua việc xác định chi phí du lịch của khách đến các điểm tham quan, du lịch
các rừng bần;
(3) Giá trị phòng hộ của rừng bần thơng qua xác định chi phí thay thế, đó là
chi phí đầu tư xây dựng, bồi trúc đê bao tại những nơi lân cận khơng có rừng bần.
Cả 3 nhóm giá trị trên chính là giá trị kinh tế quan trọng của sản phẩm rừng
bần tại ĐBSCL.
* Giới hạn của nghiên cứu: Các hộ dân sinh sống quanh rừng bần thu nhập
chủ yếu từ việc khai thác từ các sản vật trong rừng bần (ngoài gỗ cây bần, giá trị gỗ
không đáng kể), công sức họ bỏ ra hàng ngày được xem là chi phí để có thu nhập
từ các sản phẩm không phải gỗ (NTFP- Non timber forest products). Do hạn chế
về mặt thời gian, nguồn lực luận án chỉ tập trung nghiên cứu các sản phẩm mang
lại thu nhập cho hộ dân nên việc tính tốn chi phí NTFP và các giá trị kinh tế khác
khơng được đề cập trong nghiên cứu.
1.4. Các câu hỏi nghiên cứu
Giá trị từ sản phẩm nào của rừng bần mang lại thu nhập cho hộ dân sống
ven rừng bần?
Các yếu tố nào tác động đến giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần ?
Giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần là bao nhiêu và sản phẩm nào của
6



rừng bần có giá trị kinh tế cao?
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
1.5.1. Về mặt khoa học
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề quan trọng
liên quan đến rừng bần tại ĐBSCL theo 04 chức năng: Cung cấp, hỗ trợ, điều tiết
và văn hóa của rừng bần. Các chức năng này có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho
các nghiên cứu tiếp theo có cách nhìn bao qt và chọn đúng hướng nghiên cứu.
Thứ hai, luận án đã xây dựng được mơ hình đánh giá việc tạo thu nhập
thông qua chỉ tiêu đặc trưng của hộ dân, thu hoạch những sản phẩm từ rừng bần
tạo nên, thiết lập đường cầu du lịch để tính chi phí khách du lịch đến tham quan
rừng bần và dùng phương pháp thống kê để tính giá trị của rừng bần phòng hộ. Các
kết quả thống kê thứ cấp, kết quả điều tra, các mơ hình lý thuyết được vận dụng
vào việc tính tốn, kiểm định, đảm bảo về độ tin cậy của các thành phần cấu thành
nên thu nhập hộ gia đình, giá trị du lịch và giá trị phòng hộ. Đồng thời, kết quả
kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu góp phần khẳng định là cần có sự tồn tại giá
trị của sản phẩm rừng bần tại ĐBSCL.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu chỉ ra được mối tương quan giữa giá trị kinh tế
của sản phẩm từ rừng bần thông qua đánh giá chỉ tiêu thu nhập hộ, với sự đa dạng
hóa sản phẩm rừng bần tạo ra; phát triển du lịch sinh thái, cũng như mức độ đóng
góp của rừng bần đối với việc ngăn ngừa bão, lũ, triều cường xâm nhập mặn tại
ĐBSCL.
Thứ tư, những khám phá mới từ kết quả nghiên cứu của luận án góp phần
làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực RNM trong phạm
vi toàn quốc.
5.1.2. Về mặt thực tiễn

7


Thứ nhất, nghiên cứu đã chỉ ra tiềm năng phát triển kinh tế của sản phẩm

rừng bần tại ĐBSCL, thông qua phương pháp thống kê mô tả, đo lường các biến
quan sát và ước lượng mơ hình nghiên cứu trong luận án.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học, thực tiễn khách quan giúp
cho các nhà quản lý rừng bần (các nhà hoạch định chính sách về RNM, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi Cục Kiểm lâm, chính quyền địa phương…)
thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo tồn, khai thác và phát triển rừng bần hợp lý và
bền vững.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các
Trường đào tạo bộ môn Kinh tế Nông nghiệp, bộ môn Tài nguyên Môi trường về
việc khai thác, phát triển sản phẩm từ rừng bần tại ĐBSCL, khắc phục những hạn
chế mà từ trước đến nay chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, rõ ràng. Đặc biệt
là chú trọng đến việc khai thác, phát triển rừng bần hợp lý, góp phần vào việc bảo
vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay.
Thứ tư, nghiên cứu đã đưa ra một số kiến nghị đối với các nhà quản lý, các
nhà hoạch định chính sách có cách nhìn đầy đủ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của
rừng bần, góp phần gia tăng giá trị kinh tế từ sản phẩm của rừng bần tại ĐBSCL.
1.6. Kết cấu của luận án
Bao gồm 05 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan tài liệu
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

8


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các nghiên cứu về giá trị kinh tế của rừng ngập mặn

Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước trước đây đã phân tích, đánh
giá các khía cạnh khác nhau về tổng giá trị kinh tế của RNM, bao gồm hai nhóm
giá trị cơ bản, đó là: giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng.

Nguồn: Turner, năm 2003
Hình 2.1. Tổng giá trị kinh tế của RNM
Giá trị kinh tế của RNM được Turner (2003) phân thành giá trị sử dụng và
giá trị phi sử dụng, cụ thể như sau:
♦ Giá trị sử dụng: Là những hàng hóa và dịch vụ sinh thái mà RNM cung
cấp cho con người và các hệ thống kinh tế, được phân thành 3 nhóm: (1) Giá trị sử
dụng trực tiếp, (2) Giá trị sử dụng gián tiếp, (3) Giá trị lựa chọn. Các giá trị được
định nghĩa như sau:

9


(1) Giá trị sử dụng trực tiếp: Bao gồm những hàng hóa dịch vụ do giá trị
kinh tế mà RNM mang lại và có thể sử dụng trực tiếp như: gỗ, củi, thủy sản, mật
ong hay giá trị du lịch, giải trí.
(2) Giá trị sử dụng gián tiếp: Là những giá trị, lợi ích từ những dịch vụ do
hệ sinh thái RNM mang lại và các chức năng sinh thái như: tuần hồn dinh dưỡng,
hấp thụ cacbon, điều hịa khí hậu.
(3) Giá trị lựa chọn: Mang bản chất của những giá trị sử dụng trực tiếp hoặc
giá trị sử dụng gián tiếp của RNM. Mặc dù, giá trị lựa chọn có thể sử dụng ở hiện
tại nhưng chưa được sử dụng vì một lý do nào đó mà để lại sử dụng trong tương
lai. Ví dụ: Giá trị tạo cảnh quan, làm dược liệu.
♦ Giá trị phi sử dụng: Là những giá trị bản chất, nội tại của RNM và được
phân thành giá trị tồn tại và giá trị lưu truyền, được định nghĩa như sau:
(1) Giá trị tồn tại của RNM: Là giá trị nằm trong nhận thức, cảm nhận và sự
thỏa mãn của cá nhân khi biết được các thuộc tính của RNM đang tồn tại ở một

trạng thái nào đó và thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để có
được trạng thái đó.
(2) Giá trị lưu truyền: Là sự thỏa mãn nằm trong cảm nhận của cá nhân khi
biết rằng tài nguyên được lưu truyền và hưởng thụ bởi các thế hệ tương lai. Giá trị
này cũng thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để bảo tồn tài
nguyên cho các thế hệ sau này.
Khi đánh giá giá trị kinh tế RNM, phần lớn các nhà nghiên cứu trước đây
thừng thực hiện theo hai hướng chính là: (1) Sử dụng tài liệu thứ cấp, tài liệu sơ
cấp, dựa trên ý kiến thảo luận các chuyên gia; (2) Thông qua kết quả khảo sát địa
bàn, phỏng vấn các đối tượng có liên quan, và thường được áp dụng bằng bộ câu
hỏi điều tra để xác định, phân tích các giá trị kinh tế.
2.2. Các giá trị trực tiếp
Theo Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2000) cho rằng, giá trị kinh tế của
10


RNM tại vùng cửa sơng Cửu Long có thể ước tính là 3.100 USD/ha/năm, gồm giá
trị từ nguồn gỗ, củi… và giá trị gián tiếp là 3.083 USD/ha/năm. Sản lượng tính
tốn theo lý thuyết phù hợp một cách hợp lý với số liệu về sản lượng đánh bắt và
điều này có nghĩa là 1 ha diện tích RNM mang lại gần 700 kg sản lượng hải sản
đánh bắt.
Theo Dự án: “Định giá Kinh tế RNM Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh”
(2000), giá trị trực tiếp của RNM hiện nay bao gồm: gỗ, củi, than, thủy sản, các
loại lâm sản, thực phẩm, dược liệu, sinh vật hoang dã (Dơi, khỉ, rắn…), các lồi
nhuyễn thể, giáp sát (Sị huyết, dộp, nghêu, cua, tôm…).
Nghiên cứu rừng bần chua khu vực ven cửa biển tại ĐBSCL, Ngơ Đình Quế
và Võ Đại Hải (2012) nhận định rằng, nguồn lợi thủy sản của rừng Bần chua
phong phú và dồi dào. Thủy hải sản vùng cửa sơng ở Sóc Trăng có nhiều lồi khác
nhau và chúng xuất hiện theo mùa. Các sản phẩm bao gồm các loài cá như: cá
Ngác, cá Quát, cá Bống sao, cua giống, cá Kèo, Nghêu, Sò huyết,… Cách thức

đánh bắt cũng đa dạng, phù hợp cho từng giới và từng lứa tuổi. Đàn ơng thì đánh
bắt cá, phụ nữ và trẻ em bắt cua giống, cá Kèo, Nghêu, Sò huyết,… Nguồn lợi thủy
sản mang lại thu nhập chính cho các hộ gia đình ở những vùng ven biển. Đai rừng
Bần chua phịng hộ góp phần tạo nên kinh tế sinh thái thuận lợi cho nuôi trồng
thủy sản ở vùng đệm. Rừng bần có vai trị như một máy lọc nước khổng lồ, góp
phần làm sạch nước trước khi bơm vào ao nuôi và làm lắng đọng các chất thải từ
ao nuôi xả ra.
♦ Giá trị trực tiếp tạo thu nhập của RNM
Nghiên cứu của Uỷ ban Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh), việc tạo thu
nhập hộ dân bao gồm 3 thành tố chính: Nguồn lực, khả năng vốn có của con người
và thu nhập là những giá trị thay đổi có lợi cho cộng đồng. Chính nhờ các chiến
lược kinh tế hợp lý nên thu nhập của người dân được nâng lên, đời sống văn hoá,
tinh thần, cuộc sống được cải thiện, ổn định hơn và giảm rủi ro, an ninh lương thực
quốc gia được đảm bảo và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên
11


được sử dụng một cách bền vững hơn.
Việc xem xét và đánh giá tác động của RNM ở Việt Nam để tạo ra thu nhập
bền vững cho người dân vùng RNM là một việc làm hết sức quan trọng và cần
thiết, khơng chỉ có ý nghĩa để đánh giá hiệu quả trước mắt mà còn để rút ra những
bài học trong việc tạo ra những thu nhập ổn định, bền vững cho các hộ dân sống
ven RNM. Nghiên cứu về tạo thu nhập cho các hộ dân có nhiều hướng tiếp cận
khác nhau, một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước trước đây
nghiên cứu về tạo thu nhập cho các hộ dân như:
Nghiên cứu của Ellis (2000) về đa dạng hóa tạo thu nhập, nghiên cứu dựa
trên phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững. Nghiên cứu sử dụng khung phân tích
sinh kế bền vững với 05 nguồn vốn cơ bản là vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn con
người, vốn vật chất và vốn tài chính. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng vốn con người
là minh chứng rõ nhất, như là chìa khóa của sự đa dạng hóa sinh kế thành cơng.

Nghiên cứu cũng đưa ra chính sách mà Chính phủ cần quan tâm như: cung cấp các
dịch vụ về y tế, giáo dục và các kỹ năng phù hợp và có chất lượng tại khu vực
nông thôn để tăng thu nhập cho các hộ dân.n
Ellis (2000) khẳng định, các yếu tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập như
một hiện tượng đặc trưng cho chiến lược tồn tại hộ gia đình nơng thôn nghèo tại
các quốc gia đang phát triển, và cho rằng đa dạng hóa sinh kế là một vấn đề quan
trọng cho các chính sách dài hạn liên quan đến cơng tác xóa đói giảm nghèo ở các
nước đang phát triển có thu nhập thấp. Lợi ích của việc đa dạng hóa là một chiến
lược để quản lý thời vụ, rủi ro và sự thất bại của thị trường; Ellis (2000) khẳng
định các yếu tố quyết định của sự đa dạng hóa thu nhập như: Mùa vụ, rủi ro, thị
trường lao động, thị trường tín dụng, chiến lược tài sản, hành vi ứng phó và thích
ứng. Trong đó, mùa vụ có tác động đến động cơ đa dạng hố thu nhập, đặc biệt là
trong lĩnh vực nông nghiệp.
Lipton và Ravallion (1995) cho rằng do các rủi ro và thất bại thị trường phổ
biến trong nền kinh tế nông thôn ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp, các
12


hộ gia đình ln gặp khó khăn trong chi tiêu sinh hoạt hằng ngày do bởi sinh kế,
sinh tồn của người dân khơng được đảm bảo. Bên cạnh đó, các rủi ro luôn gắn liền
với các nguồn thu nhập không đồng đều. Vì lý do này, một động lực quan trọng
đối với sự đa dạng hóa thu nhập gắn với mùa vụ là để làm giảm biến đổi thu nhập
theo mùa. Điều này đòi hỏi thu nhập các chu kỳ theo mùa trong các cơ hội tạo thu
nhập không được đồng bộ với các mùa riêng của nông nghiệp. Việc lựa chọn là di
cư theo mùa tới các vùng nông nghiệp khác hoặc tham gia làm nghề phi nông
nghiệp. Rủi ro cũng được xem là động lực cơ bản để đa dạng hố sinh kế. Các hộ
gia đình đa dạng hoá thu nhập bằng danh mục đầu tư vào nhiều hoạt động khác
nhau để giảm thiểu rủi ro, có một sự đánh đổi giữa tổng thu nhập cao hơn với xác
suất thất bại lớn hơn và tổng thu nhập thấp hơn với xác suất thất bại thấp hơn.
Trong danh mục đầu tư, Lipton và Ravallion (1995) khuyến khích đa dạng hố thu

nhập theo hướng phi nơng nghiệp hơn là nơng nghiệp vì có mối tương quan rủi ro
thấp giữa các thành phần tạo thu nhập. Vai trò của thị trường lao động trong việc
làm giảm các mối đe dọa mang tính chu kỳ và mất an ninh để xây dựng đời sống
nông thôn. Thị trường lao động cũng cung cấp các cơ hội tạo thu nhập phi nơng
nghiệp nhưng địi hỏi về trình độ giáo dục, kỹ năng, vị trí, độ tuổi, số năm kinh
nghiệm, giới tính...
Hoạt động kém của thị trường tài chính nơng thơn ở các nước đang phát
triển làm cho các hộ gia đình nơng thơn khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng (đầu vào)
phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp như: Máy cày, máy bơm nước… đã
làm ức chế sự gia tăng năng suất sản xuất nơng nghiệp. Có nhiều lý do dẫn đến
việc khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng như: Chi phí thành lập ngân hàng
phục vụ khu vực nơng thơn cao, khó tiếp cận đầy đủ thơng tin khách hàng vay tiềm
năng, nguy cơ phát sinh nợ xấu cao và thiếu tài sản thế chấp đảm bảo cho các
khoản vay. Thất bại thị trường tín dụng lại là một động lực quan trọng để đa dạng
hóa nguồn thu nhập của các hộ dân vùng nông thôn. Các hộ dân có thể chủ động sử
dụng các nguồn thu ngồi nơng nghiệp để mua vật tư hay thiết bị nông nghiệp
(Reardon và cộng sự, 1997).
13


Theo quan điểm Scoones (1998), chiến lược tài sản của hộ gia đình đầu tư
để nâng cao triển vọng tạo thu nhập trong tương lai bao gồm năm loại tài sản
chính, với mục đích xác định tình trạng tài sản và sự tồn tại của chiến lược tài sản.
Các loại tài sản bao gồm vốn tự nhiên (đất, nước, cây xanh), vốn vật chất (kênh
tưới, dụng cụ, đường giao thông), vốn nhân lực (giáo dục, kỹ năng, sức khỏe), vốn
tài chính (tiết kiệm, đồ trang sức, dê và gia súc) và vốn xã hội (mạng lưới, các hiệp
hội). Các loại tài sản nằm ngồi khả năng kiểm sốt trực tiếp của các hộ gia đình
nơng thơn như: Cơ sở hạ tầng nông thôn (đường xá, giao thông, thủy lợi, điện) và
dịch vụ công cộng nông thôn (Internet, y tế và giáo dục). Các loại tài sản này phần
lớn được đầu tư bởi Chính phủ. Số lượng và chất lượng của các tài sản trên tạo sự

khác biệt lớn và gắn liền với sự tồn tại của người dân nông thôn. Chiến lược tài sản
là động lực để đa dạng hoá, đảm bảo được an ninh sinh kế cao hơn trong tương lai.
Đa dạng hóa vì lý do này có thể là tạm thời, nếu mục tiêu cụ thể như: mua thêm đất
và chiến lược thu nhập thì sau đó hộ gia đình sẽ trở lại tự làm nơng nghiệp. Mặt
khác, đa dạng hóa thực hiện để cải thiện vốn con người (ví dụ như để tài trợ cho
việc học hành của trẻ em) có thể tạo ra nhiều nguồn đa dạng hơn về thu nhập của
hộ trong tương lai. Hành vi ứng phó và thích ứng, trong đó ứng phó chỉ các
phương pháp được sử dụng bởi các hộ gia đình khi đối mặt với các cú sốc bất ngờ
như: thảm họa tự nhiên, hạn hán, lũ lụt, bão, sâu bệnh và chiến tranh dân sự. Đối
phó tương ứng khá chặt chẽ với các khái niệm về đa dạng hóa, hành vi ứng phó bất
ngờ với cuộc khủng hoảng có thể bao gồm việc tìm kiếm các nguồn thu nhập mới
ở giai đoạn đầu và bán tài sản ở giai đoạn sau, có thể làm thay đổi các mơ hình tạo
thu nhập trong tương lai của hộ gia đình.
Muhamad Israr (2010) phân tích các nguồn thu nhập của nơng hộ ở các
vùng nông thôn, Bắc Pakistan. Nguồn thu nhập của nông hộ bao gồm hai nguồn:
nông nghiệp và phi nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nguồn thu nhập
chính của các nơng hộ là nơng nghiệp, các hoạt động liên quan thì giảm trong vùng
nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phi nơng nghiệp là nguồn

14


thu nhập phổ biến hơn so với các nguồn nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các nông
hộ phải sử dụng cả hai nguồn để tạo thu nhập gia đình.
Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Văn Hướng (2015) nghiên cứu khái quát
thực trạng nguồn lực và ảnh hưởng của chúng tới thu nhập của nông hộ tại huyện
Hà Trung và Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. Nghiên cứu chủ yếu tổng hợp số liệu điều
tra với 80 nông hộ, phương pháp phân tích chính là thống kê mơ tả và hồi quy đa
biến. Nghiên cứu cho thấy chất lượng lao động, quy mô đất đai và lượng vốn của
các nông hộ điều tra cịn ở mức thấp. Thu nhập của nơng hộ ở mức bình quân 72

triệu đồng/năm, đặc biệt thu nhập từ tiền lương, tiền cơng đóng góp một tỷ lệ khá
cao trong tổng thu nhập của hộ. Các nguồn lực của nông hộ như: quy mô đất sản
xuất, số lượng và trình độ học vấn của lao động, giá trị phương tiện sản xuất tỷ lệ
thuận với thu nhập của hộ, trong đó quy mơ đất sản xuất có ảnh hưởng lớn nhất.
Ngoài ra, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, giới tính của chủ hộ và vị trí địa lý
cũng có ảnh hưởng đến thu nhập của nơng hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
giữa các thành viên trong gia đình có sự cải thiện về mức độ giáo dục, chính là nhờ
hồn thành cấp trung học hoặc giáo dục đại học, tác động tích cực đến mức độ đa
dạng hố thu nhập giữa các nơng hộ được khảo sát. Sự gia tăng trình độ giáo dục
trong mức vốn con người đã cung cấp các kỹ năng cần thiết để gia nhập vào thị
trường lao động tốt hơn, đặc biệt là các hoạt động phi nông nghiệp, nhờ làm công
ăn lương phi nông nghiệp hoặc tự tạo việc làm.
Tài sản vật chất nhờ tiếp cận nguồn vốn nông nghiệp và tiếp cận thị trường
cũng có ý nghĩa quan trọng đến đa dạng hóa thu nhập của hộ. Khả năng tiếp cận
nguồn vốn nơng nghiệp có tác động tiêu cực đến mức độ đa dạng hóa thu nhập, bởi
vì tiếp cận vốn để đầu tư cho nông nghiệp là cần thiết để tăng sản lượng nơng
nghiệp. Do đó, những hộ nơng dân có thể tiếp cận máy cày, động vật để làm đất
nơng nghiệp và ít đa dạng trong nguồn thu nhập của họ, tham gia nhiều hơn vào
các hoạt động nông nghiệp. Tiếp cận thị trường liên quan đến khả năng vận chuyển
và bán các sản phẩm nông nghiệp là yếu tố quyết định tích cực và quan trọng của
đa dạng hóa thu nhập. Nơng dân có thể bán các sản phẩm nông nghiệp của họ dễ
15


dàng hơn. Ngụ ý rằng, họ có điều kiện truy cập, tiếp cận các cơ hội thị trường tốt
hơn. Họ cũng có thể tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp (Scoones, 1998).
Vốn xã hội bao gồm sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau và di cư tác động tích cực
đến mức độ đa dạng hố thu nhập. Hỗ trợ lẫn nhau hoặc lao động không lương làm
giảm cả thời gian và chi phí lao động của các hộ gia đình làm nơng nghiệp, và tạo
cơ hội cho các thành viên trong hộ gia đình có thêm thời gian để tham gia vào các

hoạt động khác ngồi nơng nghiệp. Hộ gia đình có người di cư thường duy trì quan
hệ với các hộ cư trú, và tiền gửi của họ làm tăng thu nhập của các hộ gia đình và là
một nguồn thu nhập quan trọng, đặc biệt là ở các khu vực có thu nhập nơng nghiệp
khơng đủ do tiềm năng nông nghiệp thấp hoặc thay đổi theo mùa. Đặc điểm nông
nghiệp đã được sử dụng như đại diện cho các tiềm năng nông nghiệp nhờ quy mô
của trang trại và các khu vực đất nông nghiệp được tưới tiêu. Phát hiện này có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định mức độ đa dạng hóa thu nhập. Các hộ nơng
dân có diện tích đất nơng nghiệp càng lớn thì hệ thống tưới tiêu có nhiều khả năng
đa dạng thu nhập hơn. Nhờ vậy, hộ gia đình có điều kiện tập trung nhiều hơn vào
sản xuất nông nghiệp (Reardon và cộng sự, 1997).
Ngô Thị Phương Lan (2011) nghiên cứu sự bất ổn về thu nhập và di cư lao
động của người Khơmer tại huyện Cầu Kè và huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh.
Qua phân tích về thu nhập của hộ nông dân người Khơmer cho thấy sự phát triển
của khoa học kỹ thuật hiện nay chủ yếu chú trọng đến việc tăng năng suất và đa
dạng cây trồng, vật nuôi nhưng chưa giải quyết được vấn đề hạn chế về diện tích
sản xuất. Thu nhập của người Khơmer ở vùng ĐBSCL từ nông nghiệp là chủ yếu.
Các nghề chính của người Khơmer gồm: trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái, cây
công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc - gia cầm, nuôi trồng thủy sản và đi
làm mướn. Bên cạnh đó, do sản xuất nơng nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện
tự nhiên và yếu tố thị trường nên nguồn thu này cũng gặp nhiều rủi ro về sản
lượng và giá cả. Để sinh tồn, tăng thu nhập cho hộ gia đình, di cư lao động là một
lựa chọn của nhiều cá nhân và hộ gia đình Khơmer vùng nông thôn tại ĐBSCL.
Các hoạt động tạo thu nhập nhằm duy trì và phát triển các nguồn vốn và tài sản
16


của hộ dân. Tuy nhiên, đa số các hộ dân nghèo chưa nhận biết được làm thế nào
để hoạt động tạo thu nhập theo hướng giản đơn và bền vững đơn, hay các hoạt
động cụ thể nào giúp họ cải thiện được thu nhập và nâng cao mức sống.
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Mai và Nguyễn Duy Thắng (2011) về thu

nhập của cộng đồng ngư dân ven biển ở ba tỉnh dun hải như: Thanh Hóa,
Khánh Hịa và Sóc Trăng. Các nguồn lực tạo thu nhập và những rủi ro mà cộng
đồng ngư dân ven biển gặp phải được tác giả mô tả chi tiết và rõ ràng. Nguồn thu
nhập của người dân chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tài nguyên tự nhiên là chính.
Những rủi ro của các hoạt động tạo thu nhập xuất phát từ các nguồn lực sinh kế
đã bị suy giảm hay yếu kém.
Nghiên cứu của Ngô Thị Phương Lan (2011) về thu nhập của các tộc
người thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn - Khơmer ở Bình Phước đã cho thấy sự tác
động của các chính sách phát triển kinh tế đến đời sống của đồng bào dân tộc
thiểu số. Nhìn chung, các chính sách đã có nhiều tác động tích cực, góp phần
nâng cao đời sống của đồng bào nơi đây. Tuy nhiên, nếu xét ở cấp độ hộ gia đình
thì nhiều bất ổn về thu nhập đã xuất hiện. Dữ liệu được thu thập từ cuộc khảo sát
nghiên cứu của đề tài “Tri thức bản địa của các tộc người ở Đông Nam bộ” vào
các năm 2012 và 2013 tại huyện Bù Đăng và huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân đang chuyển từ tâm lý tự chủ trong cuộc
sống sang tâm lý bất an, phụ thuộc do những hạn chế về sức khỏe, trình độ, ngơn
ngữ, nguồn vốn… Đó chính là những rào cản trong việc tiếp cận, thích nghi của
đồng bào với những thay đổi ở cấp độ vĩ mô tác động đến thu nhập của họ.
Lê Duy Thường (2014), nghiên cứu đánh giá về các hoạt động tạo thu
nhập của người dân miền núi huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Mục đích của
nghiên cứu là giúp cho người dân hiểu rõ về các hoạt động tạo thu nhập, cũng
như hoạt động kinh tế nào là phù hợp với nguồn lực của từng người dân. Kết quả
nghiên cứu đã khái quả được các nguồn lực tạo thu nhập, đồng thời phân tích
thêm cơ cấu thu nhập từ các hoạt động kinh tế của người dân và xác định những
17


thuận lợi, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực hiện có. Thơng qua nghiên
cứu, tác giả chỉ ra rằng thu nhập của các hộ dân chủ yếu dựa vào nguồn lực tự
nhiên là chính, do chưa chủ động trong sản xuất nên hiệu quả sản xuất không cao,

thu nhập vẫn cịn thấp. Các nguồn lực có mối liên hệ mật thiết với nhau, các
nguồn lực này đòi hỏi phải có sự tương tác đồng đều với nhau trong các hoạt
động kinh tế mới, từ đó hướng tới phát triển bền vững.
Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập nông hộ dựa trên tiếp cận sinh kế tạo thu nhập bền vững của Bộ Phát
triển Quốc tế Vương Quốc Anh tại 409 hộ canh tác lúa - màu, lúa, cây ăn trái, tơm,
hoa màu, lúa - thủy sản và mía tại 9 tỉnh ĐBSCL (An Giang, Đồng Tháp, Kiên
Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu). Số liệu
được khảo sát năm 2013, chủ yếu quan sát về tài sản và kết quả tạo thu nhập được
chuẩn hóa theo thang đo nhị phân. Do giá trị kết quả thu nhập hộ dân biến động từ
0 đến 1 nên mơ hình hồi quy Tobit được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng
thu nhập nông hộ. Nghiên cứu cho thấy tài sản sinh kế tạo thu nhập hộ chuyên
canh thấp hơn hộ canh tác kết hợp lúa - thủy sản, lúa - màu. Nông hộ chun canh
tơm ở vùng ven biển gặp khó khăn do ô nhiễm nước và dịch bệnh trên tôm (vốn tự
nhiên) và các vấn đề xã hội. Trong khi đó, nơng dân sản xuất lúa và mía đối mặt
với sự suy giảm vốn tài chính do giá nơng sản thấp. Kết quả thu nhập hộ có sự ảnh
hưởng tích cực của các nguồn vốn tài chính, xã hội và vật chất. Chất lượng lao
động cũng thúc đẩy hộ đạt kết quả sinh kế tốt. Tuy nhiên, giảm giá nông sản đã
làm cho hộ trồng lúa và hoa màu chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.
Hiện nay, Việt Nam có nhiều nghề tạo ra thu nhập mới đang được phát triển
như: Trồng trọt và chăn nuôi gia súc ở vùng đệm của Vườn quốc gia U Minh
Thượng; làm chổi nan dừa ở Bến Tre; chăn ni bị sữa, bị thịt, heo, gà; nuôi tôm
sú, tôm thẻ, tôm càng xanh tại ĐBSCL… nhưng chưa có đề tài nghiên cứu khoa
học nào về tạo thu nhập từ rừng bần ven biển cho người dân sống ven rừng bần tại
ĐBSCL. Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc tạo thu nhập cho người dân từ sản
phẩm từ rừng bần. Nghiên cứu đã tiến hành điều tra, xác định vai trò của sản phẩm
18


rừng bần trong tăng thu nhập của người dân thông qua các chỉ tiêu đánh giá như:

Độ tuổi, giới tính, dân tộc, số người trong hộ, trình độ học vấn chủ hộ, trình độ học
vấn các thành viên trong hộ, trình độ chun mơn, kinh nghiệm sản xuất, thu nhập
trung bình năm, vay vốn ngân hàng, diện tích đất khai thác… để tổng hợp, phân
tích, đánh giá giá trị của sản phẩm từ rừng bần, góp phần tạo thu nhập cho hộ dân.
Singh và Strass (1986) cho rằng: Thu nhập của hộ gia đình gồm thu nhập từ
nơng nghiệp và phi nông nghiệp. Tổng cục Thống kê (2010) định nghĩa cụ thể hơn:
Thu nhập của hộ gia đình là tồn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau
khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một
thời gian nhất định. Quan điểm của Mankiw (1998) cho rằng, sự khác biệt trong
thu nhập giữa các nước chính là năng suất lao động. Mincer (1974) cho rằng, thu
nhập của hộ chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề
nghiệp và giới tính của chủ hộ. Nghiên cứu của Scoones (1998) chỉ ra những yếu
tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình bao gồm: Vốn tự nhiên, vốn tài chính,
vốn con người và vốn xã hội. Vốn tự nhiên là đất đai, nước, khơng khí... là cơ sở
cho các hoạt động kinh tế của con người. Vốn tài chính bao gồm các khoản tiết
kiệm và tiếp cận tín dụng cho đầu tư vào các hoạt động tạo thu nhập. Vốn con
người mô tả các yếu tố như: Giáo dục, chăm sóc y tế, lực lượng lao động và giới
tính. Nguồn vốn này được khai thác sử dụng trong quá trình người lao động tham
gia vào sản xuất và được phản ánh qua năng suất lao động và hiệu quả công việc
của họ. Vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa những con người
với nhau, như: Sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau và sự chia sẻ giá trị đạo đức,
phong cách nối kết những thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với
nhau. Theo quan điểm của Reardon và cộng sự (1992) thì đa dạng hóa sản xuất
kinh doanh ở vùng nơng thơn có tác động tăng thu nhập cho nơng hộ. Bên cạnh đó,
Karttunen (2009) cho rằng nguồn nhân lực vốn con người của hộ gia đình và các
yếu tố nhân khẩu xã hội như: Giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ cùng với tỷ lệ
phụ thuộc đều có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.
♦ Về giá trị dịch vụ, du lịch
19



Theo nghiên cứu của Ngô Văn Ngọc và cộng sự (2015) về giá trị kinh tế
dịch vụ kinh tế rừng Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An. Mục tiêu
của nghiên cứu là lượng hóa một số giá trị dịch vụ kinh tế rừng của Khu bảo tồn
đất ngập nước Láng Sen. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này gồm:
Phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp chi phí du hành cá nhân (Individual
Travel Cost Method - ITCM) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent
Value Method - CVM). Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị lưu giữ, hấp thụ
cacbon trên mặt đất hàng năm của khu rừng tràm này là 1.256.221.559 đồng; giá
trị cảnh quan giải trí ước tính là 478.285.000 đồng và giá trị tồn tại là 109.956.000
đồng. Kết quả xác định được tổng các giá trị kinh tế dịch vụ kinh tế hàng năm của
hệ sinh thái Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen ước tính là 1.844.462.559 đồng.
Theo Dự án thuộc chương trình về Bảo tồn và Quản lý đất ngập nước ở Việt
Nam (2000), nghiên cứu về định giá kinh tế rừng ngập mặn Cần Giờ. Nghiên cứu
đã chỉ ra rằng sinh cảnh RNM đem lại giá trị sản phẩm du lịch, giáo dục môi
trường và nghiên cứu khoa học. Trên thực tế, hoạt động du lịch chỉ được khai
trương chính thức từ đầu năm 1997 (kể cả khảo sát nghiên cứu khoa học) trên điạ
bàn RNM Cần Giờ. Ngoài một Lâm viên Cần Giờ được thành lập, cịn có một số
cơng ty du lịch, hoặc những tổ chức nhỏ lẻ từ nơi khác đến thực hiện hoạt động du
lịch tại địa bàn này từ 1997 trở lại đây. Cơ quan kinh tế cấp huyện và Ban quản lý
rừng huyện Cần Giờ theo dõi thống kê hoạt động này, cả về số lượt người, chi phí
và thu nhập tài chính. Trong năm 1997, nơi này có được 21.218 lượt người tham
quan, năm 1998 là 32.026 lượt người. Riêng 6 tháng đầu năm 1999 đã có hơn
30.000 lượt người tới du lịch ở RNM Cần Giờ, 800 đoàn nghiên cứu khoa học
(60% là đoàn người nước ngoài), hơn 1.000 lượt học sinh của các Trường học phổ
thông thuộc thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh đến tham quan học tập. Tổng
cơng ty du lịch Sài Gịn đã khảo sát nghiên cứu thị trường du lịch trên địa bàn
RNM Cần Giờ và dự báo từ năm 2000 trở đi, riêng địa bàn RNM Cần Giờ sẽ đón
được 1.200 người/tuần (hiện nay 620 đến 780 người/tuần), tập trung vào các ngày
nghỉ cuối tuần, dịp Lễ, Tết. Văn phòng Kinh tế tiếp thị của Tổng Cơng ty Sài Gịn

20


Du lịch (Sài Gòn Tourist) dự báo tỷ lệ tăng số lượng khách du lịch sẽ là 12% đến
15% hàng năm đến năm 2010 ở Cần Giờ. Trên cơ sở theo dõi thống kê về du lịch,
giá trị kinh tế đạt được từ các nguồn thu phí mà riêng ngành tài chính địa phương
thu được (trực tiếp hoặc gián tiếp qua thuế đối với các hoạt động) thì trung bình
mỗi năm của giai đoạn 1995 đến 1998 là 100.000 đồng/một lượt người. Nguồn thu
từ du lịch và những hoạt động khoa học, giáo dục, nghỉ dưỡng ở Cần Giờ trung
bình đạt 3,4 tỉ đồng/năm. Các hoạt động du lịch, giáo dục, khoa học, bảo vệ sức
khỏe gắn chặt với RNM Cần Giờ, khơng chỉ đem lại lợi ích về mặt kinh tế mà cịn
có ý nghĩa rất lớn về tinh thần, văn hóa và nâng cao kiến thức mơi trường cho
nhiều đối tượng xã hội.
Để xác định được giá trị du lịch của RNM Rú Chá, xã Hương Phong, thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, nghiên cứu thu thập số liệu từ cán bộ địa
phương và người quản lý RNM Rú Chá, theo số liệu thu thập được thì số người
đến du lịch tại vùng này trung bình có khoảng 25 người/tuần, thời gian thích hợp
để tham quan du lịch là trong vòng 4 tháng (tháng 4 đến tháng 7 hằng năm), với
mức giá của mỗi lượt khách phải chi trả là 100.000 đồng/lần. Vậy ước tính giá trị
về du lịch sinh thái RNM Rú Chá thu được là: 40.000.000 đồng/năm (Trần Thị
Thúy Hằng và cộng sự, 2012).
2.3. Các giá trị sử dụng gián tiếp
Kết quả nghiên cứu của Dự án: “Định giá Kinh tế RNM Cần Giờ, thành phố
Hồ Chí Minh” (2000) đã chỉ ra giá trị sử dụng gián tiếp của RNM như: Cố định
bùn đất bồi lắng, tạo lá chắn phòng hộ ven biển, duy trì đa dạng sinh học, điều tiết
và lưu trữ nguồn nước ngầm, giá trị cải thiện kinh tế, lưu trữ cacbon, xử lý nước
thải vùng ven biển, chống xói lở bờ biển… Các giá trị sử dụng gián tiếp mà RNM
mang lại giá trị kinh tế bao gồm các nhóm sau:
♦ Cố định bùn đất bồi lắng
RNM cố định được khối lượng lớn đất phù sa từ dòng chảy của những con

sông, dồn tụ và bồi lắng ở vùng cửa sơng ven biển. Đặc biệt RNM có khả năng
21


ngưng kết cố định phù sa tương đối cao, chính là nhờ vào bộ rễ khí sinh của chúng.
Lợi dụng tính năng này của RNM, người dân biết khoanh ni RNM tự nhiên ở
các vùng cửa sông ven biển và cứ qua một chu kỳ rừng trưởng thành từ 12 đến 18
năm, tùy theo điều kiện đất đai và thủy văn mỗi vùng lại chặt rừng và đắp đê bao
phần đất mới do RNM cố định phù sa mà hình thành, một mặt có thêm đất canh
tác, một mặt tiếp tục trồng rừng mới phía ngồi đê bao, gọi là “lấn biển”.

Nguồn: Phạm Trọng Thịnh, năm 2011
Hình 2.2. Thay đổi diện tích rừng bần ngập mặn và đường bờ biển ở Cù Lao
Dung, tỉnh Sóc Trăng. Dấu (+) thể hiện vị trí địa lý giống nhau ở cả 3 thời điểm
Những thay đổi diện tích đất tại Cù Lao Dung từ 1965 đến 2007 được trình
bày trong Hình 2.2. Tổng diện tích của xã An Thạnh Nam và xã An Thanh 3 vào
khoảng 5.498 ha năm 1965, tăng lên 6.726 ha năm 1995 và 7.559 ha vào năm
2007. Từ năm 1965 đến năm 2007, tổng diện tích của 2 xã này tăng khoảng
2.061,7 ha với tốc độ bình quân là 48 ha/năm (Phạm Trọng Thịnh, 2011).
♦ Tạo lá chắn phòng hộ ven biển
Giá trị phòng hộ ven biển của RNM từ lâu đời đã được các cộng đồng dân
cư RNM bản địa ghi nhận. Vai trò này ngày càng được xã hội nhìn nhận rộng rãi
hơn, đặc biệt là sau hậu quả thảm khốc của trận Sóng thần ở Châu Á vào tháng 12
năm 2004 và vết hoang tàn của Cơn lốc Nargis để lại trên vùng ven biển Myanmar
22


vào tháng 5 năm 2008 (Hình 2.2).

Nguồn: Mazda, năm 1997

Hình 2.3. RNM bảo vệ các cộng đồng ở vùng ven biển. Bờ biển với đai
rừng bảo vệ (Hình bên trái) và Bờ biển khơng có đai rừng bảo vệ (Hình bên phải)
Hình 2.3 diễn tả sinh động RNM, rừng có thể góp sức phịng hộ ven biển
theo nhiều hướng. Một số trường hợp, rừng có thể giúp giảm thiểu tốc độ xói lở bờ
biển, chúng giúp bảo vệ vùng đất liền bên trong trước sóng cao hoặc nước cuốn do
sóng thần. Ở một chừng mực nào đó, chúng có thể giúp bảo vệ trước những cơn
gió lốc. Một số bằng chứng cho thấy rằng năng lượng và chiều cao bước sóng giảm
đi đáng kể khi chúng đi xuyên qua RNM, có vai trị rất lớn trong việc phịng hộ
trước sóng biển (Phạm Trọng Thịnh, 2011). Mazda (1997) phát hiện ra rằng dải
rừng Trang (Kandelia obovata) rộng 1,5 km làm giảm chiều cao bước sóng do gió
tạo nên từ 1 m xuống còn 5 cm tại một khu vực ở miền Bắc Việt Nam (Hình 2.4).

23


Nguồn: Mazda và cộng sự, năm 1997
Hình 2.4. Bước sóng giảm dần qua đai rừng ngập mặn rộng 1,5 km
miền Bắc Việt Nam
Các nghiên cứu sa bàn với sóng thần bước lớn cũng cho thấy rằng dải RNM
hoặc thực vật rừng khác có thể làm giảm tác động của sóng thần một cách đáng kể
(Hiraishi, 2008). Trong khi các kết quả này ủng hộ với những báo cáo cho rằng các
vùng bờ biển có cây bần ngập mặn phịng hộ bị thiệt hại ít hơn những nơi khác sau
trận Sóng thần ở Châu Á vào năm 2004 (Danielsen và cộng sự, 2005), thì số khác
vẫn đặt nghi vấn về lợi ích phịng hộ của RNM trước sóng thần. Điển hình là
Cochard và cộng sự (2008) kết luận rằng RNM không có tác dụng bảo vệ bờ biển
gần tâm động đất, nhưng có thể góp phần phịng hộ ở các bờ biển xa hơn.
Cơng trình nghiên cứu về giá trị kinh tế của một số dịch vụ RNM, Barbier
và cộng sự (1997) ước tính giá trị phịng hộ bão lũ của 1 km2 RNM tương ứng
khoảng 1,6 triệu đôla (USD) trong thời gian 20 năm. Con số này lớn hơn rất nhiều
24



so với giá trị riêng lẻ của sản phẩm gỗ (86.400 USD trên 1 km2 trong 20 năm),
nuôi thủy sản kết hợp với rừng (211.700 USD trên 1 km2 trong 20 năm), hoặc
chuyển sang nuôi tôm công nghiệp (963.200 USD trên 1 km2 trong 20 năm).
♦ Duy trì đa dạng sinh học
Những vùng bãi biển ngập triều và các kênh rạch ở vùng cửa sông ven biển
khi thủy triều xuống là những bãi kiếm ăn lý tưởng cho các loài chim. Theo tổ
chức của các Luật gia kinh tế thế giới (EJF, 2003), RNM ở vùng cửa sông, ven
biển ĐBSCL có 386 lồi và phụ lồi chim, 260 lồi cá, hàng trăm lồi động vật
xương sống. Ở vùng cửa sơng Cửu Long, nghiên cứu của Phạm Trọng Thịnh
(2011) tại địa bàn xã Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đã thống kê được 27 lồi bị sát, 8
lồi lưỡng cư, 16 lồi thú và 60 loài chim. Một số loài hiếm và có nguy cơ bị đe
dọa được phát hiện ở đây như: Tắc kè (Gekko gekko), Kỳ đà hoa (Varanus
salvator), Rái cá lông mượt (Lutra perspicilata), Mèo cá (Felis viverina), Bồ nơng
(Pelecanus philipensis), Cị lơng xám (Mycteria cinerea). Về thủy sinh vật RNM
ven biển tại ĐBSCL, Trần Kim Hằng và cộng sự (2003) đã thống kê được 185 loài
thực vật nổi, trong đó nhóm Bacillariophyta chiếm 79%, có 93 lồi động vật nổi
(bao gồm 57 lồi của nhóm Arthropoda (62,29%)), 90 loài động vật đáy đã được
xác định (bao gồm 41 lồi thuộc nhóm Arthropoda (45,56%)). Vùng cửa sơng có
661 lồi cá thuộc 319 họ, trong đó số lồi cá sống ở tầng đáy và gần đáy chiếm
khoảng 72%, họ cá Mối (Priacanthidae) chiếm 54,43%, họ cá Khế (Canrangidae)
chiếm 25,5%, họ cá Trác (Priancabidae) chiếm 3,79%, các loài cá sống ở tầng nổi
chiếm 28%, tầng trung và nổi có các lồi cá Bạc má, cá Nục, cá Mối vạch, cá
Chuồn đen, cá Chích trịn, cá Thu vạch. Số lồi sống ở gần bờ chiếm 68% và cá
sống xa bờ chiếm 32%. Có 20 lồi tơm trong khu vực, gồm 12 lồi tơm biển (thuộc
5 họ), 8 lồi tơm nước ngọt (7 loài thuộc họ Palaemonidae và 1 loài thuộc họ
Caridae). Các lồi tơm chủ yếu trong vùng là những lồi có giá trị cao như
Penaeus indicus; Metapeneusensis, M. lysanassa và M. spinulatus. Nghêu giống
xuất hiện ở hầu hết các bãi bồi vùng cửa sông, đã đem lại nguồn thu nhập rất quan

trọng cho người dân địa phương. Những người nông dân sống lâu năm ở khu vực
25


×