Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Nghiên cứu lựa chọn quy trình công nghệ và hệ thống máy, thiết bị cho mô hình sản xuất lúa theo hướng cơ giới hóa đồng bộ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.73 MB, 195 trang )



BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC.07/06-10


BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ HỆ
THỐNG MÁY, THIẾT BỊ CHO MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO
HƯỚNG CƠ GIỚI HOÁ ĐỒNG BỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG (ĐBSCL) VÀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (ĐBSH)
MÃ SỐ KC.07.06/06-10



Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Cơ điện Nông Nghiệp
và Công Nghệ sau thu hoạch
Chủ nhiệm đề tài: TS. Chu Văn Thiện


8723

Hà Nội - 2010


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC.07/06-10

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ HỆ
THỐNG MÁY, THIẾT BỊ CHO MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO
HƯỚNG CƠ GIỚI HOÁ ĐỒNG BỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG (ĐBSCL) VÀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (ĐBSH)
MÃ SỐ KC.07.06/06-10

Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì đề tài
Phó Viện Trưởng




TS. Chu Văn Thiện TS. Trần Thị Mai
Ban chủ nhiệm chương trình Văn phòng các chương trình KHCN
KC.07/06-10 Trọng điểm cấp nhà nước
Chủ nhiệm chương trình Phó giám đốc



PGS.TSKH Phan Thanh Tịnh TS. Nguyễn Thiện Thành
Hà Nội - 2010

1
BÁO CÁO THỐNG KÊ

KÊT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn quy trình công nghệ và hệ thống máy,
thiết bị cho mô hình sản xuất lúa theo hướng cơ giới hoá đồng bộ ở đồng
bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và vùng đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH)”.
Mã số: KC.07.06/06-10; Thuộc chương trình: Khoa học và công nghệ trọng
điểm cấp Nhà nước KC.07/06-10 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công
nghệ phục v
ụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn”.
2. Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: TS. Chu Văn Thiện
Ngày, tháng, năm sinh: 04-02-1955 Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Tiến sỹ
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên chính.
Chức vụ: Phó viện trưởng Viện CĐNN & CNSTH.
Điện thoại: CQ: 04.38685636. NR: 04.35653797.; Mobile: 091.3552974
Fax: 04. 38689131 E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Viện Cơ điện NN&CNSTH
Địa chỉ tổ chức: 126 đường Trung Kính, Trung Hòa, Cầu giấy, Hà N
ội.
Địa chỉ nhà riêng: Số 32, Ngõ 156, Phố Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội.
3. Tổ chức chủ trì đề tài:
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Cơ điện Nông nghiệp và CNSTH.
Điện thoại: 04.38689187. Fax: 04.8689131
E-mail:
; Website: .
Địa chỉ: Viện Cơ điện Nông nghiệp và CNSTH, 126 Đường Trung Kính,
Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TSKH. Phan Thanh Tịnh
Số tài khoản: 931.01.056 mở tại Kho bạc Đống Đa- Hà Nội.

Tên cơ quan chủ quản đề tài: Bộ Khoa học và Công nghệ.
VIỆN CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP VÀ
CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2010

2
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện đề tài:
- Theo Hợp đồng đã ký kết: Từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 5 năm 2010
- Thực tế thực hiện: Từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 6 năm 2010
- Được gia hạn : Một lần: Gia hạn 01tháng (từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 6
năm 2010)
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:
a) Tổng số kinh phí thực hiện: 5.300.000tr.đ, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 3.300.000tr.đ.
+ Kinh phí từ các ngu
ồn khác: 2.000.000tr.đ.
b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn SNKH:
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Thời gian
(Tháng,
năm)
Kinh phí
(Tr.đ)

Thời gian
(Tháng, năm)
Kinh phí
(Tr.đ)
Ghi chú
(Số đề nghị
quyết toán)
1 12/2008 2.000 12/2008 2.000
2 12/2009 1.130 12/2009 791
3 5/2010 170 5/2010 356 3.300
c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
T
T
Nội dung
các khoản chi
Tổng SNKH Nguồn
khác
Tổng SNKH Nguồ
n khác
1
Trả công lao động
(khoa học, phổ
thông)
1.190 860 330 1.070 740 330
2
Nguyên, vật liệu,
năng lượng

360 190 170 397 227 170
3 Thiết bị, máy móc 1.960 1.560 400 2.043 1643 400
4
Xây dựng, sửa
chữa nhỏ
1.100 1.100 1.100 1.100
5 Chi khác 690 690 690 690

Tổng cộng 5.300 3.300 2.000 5.300 3.300 2.000
- Lý do thay đổi (nếu có):

3
1- Công văn số 98/VPCT-HCTH của VPCCT - BKHCN ký ngày 30/5/2008
về việc cho phép điều chỉnh một số hạng mục kinh phí.
2 - Công văn số: 564/VPCT-HCTH của VPCCT - BKHCN ký ngày
17/12/2009 về việc cho phép điều chỉnh một số hạng mục kinh phí.
3. Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài:
(Liệt kê các quyết định, văn bản của cơ quan quản lý từ công đoạn xác định nhiệm
vụ, xét chọn, phê duyệt kinh phí, hợp đồng,
điều chỉnh (thời gian, nội dung, kinh phí
thực hiện nếu có); văn bản của tổ chức chủ trì đề tài, (đơn, kiến nghị điều chỉnh
nếu có)
Số
TT
Số, thời gian ban hành văn
bản
Tên văn bản
Ghi
chú
1

Quyết định số: 1583/ QĐ-
BKHCN ngày 8/3/2007
Về việc phê duyệt các tổ chức,
cá nhân trúng tuyển chủ trì thực
hiện đề tài.

2
Quyết định số: 2747/ QĐ-
BKHCN ngày 19/11/2007
Về việc phê duyệt kinh phí của
đề tài

3
Hợp đồng số: 06/2007/HĐ-
ĐTCT- KC.07/06-10 ngày
20/12/2007
Hợp đồng NCKH & PTCN về
CGH đồng bộ cây lúa cho hai
vùng đồng bằng

4
Công văn số:
107/VCĐNN&CNSTH ngày
20/4/2008
Về việc đề nghị điều chỉnh một
số hạng mục kinh phí.

5
Công văn số 98/VPCT-
HCTH của VPCCT ngày

30/5/2008
Cho phép điều chỉnh một số
hạng mục kinh phí theo đề nghị
của công văn số: 107/VCĐNN
& CNSTH

6
Công văn số: 185/VCĐ-KH
ngày 23/7/2009
Về việc xin mua sắm thiết bị
trực tiếp

7
Quyết định số: 1682/QĐ-
BKHCN ngày 21/8/2010
Về việc cho phép mua sắm thiết
bị trực tiếp máy gặt đập liên
hợp

8
Công văn số:
243/VCĐNN&CNSTH ngày
25/10/2009
Về việc đề nghị điều chỉnh một
số hạng mục kinh phí.( mua 01
máy cấy và triển khai công
nghệ mạ thảm trên ruộng
ĐBSH )






4
9
Công văn số: 564/VPCT-
HCTH của VPCCT ngày
17/12/2009
Cho phép điều chỉnh một số
hạng mục kinh phí theo đề nghị
của công văn số:
243/VCĐNN&CNSTH.

10
Công văn số: 84/VCĐ-KH-
CV ngày 20/5/2010
Về việc đề nghị điều chỉnh thời
gian gia hạn 1tháng

11
Công văn số: 276/VPCT-
HCTH của VPCCT ngày
31/5/2010
Cho phép gia hạn 1 tháng

4. Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài:
Số
TT
Tên tổ chức
đăng ký theo

Thuyết minh
Tên tổ chức
đã tham gia
thực hiện
Nội dung
tham gia
chủ yếu
Sản phẩm chủ
yếu đạt được
Ghi
chú
1 Viện Lúa
ĐBSCL
Viện Lúa
ĐBSCL
Xây dựng
mô hình
CGH đồng
bộ ở ĐBSCL
Mô hình Cơ
giới hóa đồng
bộ sản xuất
cây lúa tại
vùng ĐBSCL

Viện Cây
lương thực
và cây thực
phẩm
Xây dựng

mô hình
CGH đồng
bộ ở ĐBSH
Mô hình Cơ
giới hóa đồng
bộ sản xuất
cây lúa tại
vùng ĐBSH

- Lý do thay đổi: Chọn địa điểm xây dựng tại Viện Cây lương thực&cây thực
phẩm
5. Cá nhân tham gia thực hiện đề tài:
Số
TT
Tên cá nhân
đăng ký theo
Thuyết minh
Tên cá nhân
đã tham gia
thực hiện
Nội dung tham
gia chính
Sản phẩm
chủ yếu đạt
được
1
TS. Chu Văn
Thiện
TS.Chu Văn
Thiện

Chủ nhiệm đề tài MHCGH cây
lúa 2 vùng
2 TS.Lê Văn Bảnh
3
TS. Đậu Thế
Nhu
TS. Đậu Thế
Nhu
Thư ký đề tài
MHCGH cây
lúa 2 vùng
4
TS. Hoàng Bắc
Quốc
TS. Hoàng
Bắc Quốc
Xây dựng mô
hình tại ĐBSCL
MHCGH cây
lúa ĐBSCL
5
TS. Nguyễn
Quốc Việt
TS. Nguyễn
Quốc Việt
XDQTCN –
CGHSX lúa
XDQTCN –
CGHSX lúa


5
6
Th.S Trịnh Duy
Đỗ
Th.S Trịnh
Duy Đỗ
Xây dựng mô
hình tại ĐBSH
MHCGH cây
lúa vùng
ĐBSH
7 TS. Đỗ Hữu Khi
TS. Đỗ Hữu
Khi
Xây dựng mô
hình tại ĐBSH
MHCGH cây
lúa ĐBSH
8
KS. Trần Văn
Triệu
KS. Trần Văn
Triệu
Tham gia điều tra
khảo sát CGH
Báo cáo điều
tra, khảo sát,
xây dựng MH
tổ chức
9

Th.S. Nguyễn
Xuân Thủy
Th.S. Nguyễn
Xuân Thủy
Lựa chọn thiết bị
Hệ thống
thiết bị mô
hình
10
KS. Phạm Thị
Thắm
KS. Phạm
Thị Thắm
Xây dựng mô
hình tại ĐBSH
MHCGH cây
lúa ĐBSH
- Lý do thay đổi ( nếu có): TS. Lê Văn Bảnh không có thời gian tham gia ĐT.
6. Tình hình hợp tác quốc tế:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh
phí, địa điểm, tên tổ chức
hợp tác, số đoàn, số lượng
người tham gia…)
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí,
địa điểm, tên tổ chức hợp tác, số
đoàn, số lượng người tham

gia )
Ghi
chú
1 Đoàn đi tham quan học hỏi
kinh nghiệm tại Trung
quốc:
1 đoàn 6 người x 7ngày vào
12/2008
Tổng kinh phí: 89.428Tr
Đoàn đi tham quan học hỏi kinh
nghiệm tại Hàn Quốc:
1 đoàn 2 người x 5ngày vào
5/2009
Tổng kinh phí: 89.243,959Tr

- Lý do thay đổi : Theo quyết định điều chỉnh đoàn ra số 2099/QĐ-BKHCN
ngày 23/9/2008
- Công Văn số: 401 VPCT – HCTH ký ngày 16/12/2008 v/v điều chỉnh đoàn
ra.
7. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm )
Thực tế đạt được

(Nội dung, thời gian,
kinh phí, địa điểm )
Ghi

chú*
I Hội thảo cán bộ nông dân thôn xã
hai vùng 12/2009
Hội thảo cán bộ nông
dân thôn xã hai vùng
12/
2009

6
Họp cán bộ nông dân triển khai
10/2008

Họp cán bộ, nông dân triển khai quy
hoạch ruộng đất 10/2008

Họp cán bộ, nông dân triển khai
thực hiện quy trình CGH lần1

Họp cán bộ, nông dân triển khai
thực hiện quy trình CGH lần2

Họp cán bộ, nông dân triển khai
thực hiện quy trình CGH lần3

II Hội thảo các chuyên đề 12/2009 Hội thảo các chuyên đề 12/
2009
Hội thảo chuyên đề làm đất 10/2008
Hội thảo chuyên đề Làm mạ
10/2008


Hội thảo chuyên đề cấy 10/2008
Hội thảo chuyên đề máy gieo
10/2008

Hội thảo chuyên đề chăm sóc
12/2009

Hội thảo chuyên đề LHM thu hoạch
12/2009

Hội thảo chuyên đề máy sấy
12/2009

Hội thảo chuyên đề mô hình tổ chức
quản lý 12/2009

III Hội thảo trình diễn hai mô hình
12/2009
Hội thảo trình diễn 2
mô hình
12/
2009
Hội thảo trình diễn 12/2009

7
8. Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu:
(Nêu tại mục 15 của thuyết minh, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra
khảo sát trong nước và nước ngoài)
Thời
gian

(Bắt đầu,
kết thúc)
Người,
cơ quan
thực hiện
Số
TT
Các nội dung, công việc
chủ yếu
(Các mốc đánh giá chủ yếu)
Thực tế
đạt được

1
Nội dung 1
: Nghiên cứu đề
xuất mô hình tổ chức CGH
sản xuất lúa tại hai vùng
1/2008-
10/2008
Trần Văn Triệu
VCĐNN&CNSTH
2
Nội dung 2
: Nghiên cứu xây
dựng quy trình CGHSX lúa
phù hợp với 2 mô hình
1. Nghiên cứu quy trình công
nghệ sản xuất mạ thảm trên
ruộng.

2. Nghiên cứu xây dựng quy
trình CGH đồng bộ sản xuất
lúa ở 2 MH thuộc 2 vùng.
1/2008-
10/2008


1/2008-
6/2008
1/2008-
10/2008
TS.Nguyễn Quốc Việt
VCĐNN&CNSTH
TS. Hoàng Bắc Quốc-
Viện Lúa ĐBSCL
3
Nội dung 3
:
Nghiên cứu lựa chọn hệ thống
thiết bị CGHSX lúa cho 2 mô
hình

1/2008-
10/2008
ThS. Nguyễn Xuân
Thủy
VCĐNN&CNSTH

4
Nội dung 4

: Xây dựng mô
hình cơ giới hoá sản xuất lúa
tại hai vùng
1. Xây dựng mô hình tổ chức
cơ giới hóa:
2. Vận hành hệ thống thiết
bị CGH đồng bộ tại hai
mô hình.
1/2008-
12/2009




1-ThS. Trịnh Duy Đỗ
VCĐNN&CNSTH
2-TS. Hoàng Bắc Quốc-
Viện Lúa ĐBSCL


5
Nội dung 5
:
1. Tổ chức hội thảo, hội nghị

2 Báo cáo tổng kết đề tài

12/2009

5/2010

1-Th.S Trịnh Duy;
2-TS. Hoàng Bắc Quốc
3-TS Chu Văn Thiện;
4- TS. Đậu Thế Nhu;

8
III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
a) Sản phẩm Dạng I:
Số
TT
Tên sản
phẩm và
chỉ tiêu
chất
lượng
chủ yếu
Đơn
vị đo
Số
lượng
Theo kế hoạch
Thực tế
đạt được
1
Mô hình
cơ giới
hoá đồng
bộ tại
ĐBSH

Mô hình 01
Quy mô ≥ 30 ha
Giảm chi phí lao động
20-30%
Giảm chi phí giống 15-
20%
Giảm tổn thất STH 15-
20%
- Có khả năng nhân
rộng
30
20-33

32-38

45-50
Có khả
năng nhân
rộng
2
Mô hình
cơ giới
hoá đồng
bộ tại
ĐBSCL
Mô hình 01
Quy mô ≥ 50 ha
Giảm chi phí lao động
20-30%
Giảm chi phí giống 15-

20%
- Giảm tổn thất STH
15-20%
Có khả năng nhân rộng
50
20-30

32-38

45-50

Có khả năng
nhân rộng
b) Các chuyên đề KH – KT
1 Báo cáo kết quả
điều tra, khảo sát
tình hình cơ giới
hoá sản xuất lúa tại
một số tỉnh hai
vùng
Báo
cáo
02
Đạt yêu cầu,
mục đích đề
ra của đề tài
Đạt yêu
cầu, mục
đích đề ra
của đề tài

2 Báo cáo chuyên đề
về tổ chức, quản lý
và sử dụng cơ giới
hoá đồng bộ sản
xuất lúa tại 2 mô
hình
Báo
cáo
02
Đạt yêu cầu,
mục đích đề
ra của đề tài
Đạt yêu
cầu, mục
đích đề ra
của đề tài

9
3 Báo cáo quy trình
cơ giới hoá sản xuất
lúa ở 2 vùng
Báo
cáo
02
Theo hướng
canh tác hiệu
quả, bền
vững,
Theo
hướng canh

tác hiệu
quả, bền
vững,
4 Báo cáo chuyên đề
về lựa chọn hệ
thống thiết bị cơ
giới hoá sản xuất
lúa 2MH
Báo
cáo
02
Đạt yêu cầu,
mục đích đề
ra của đề tài
Đạt yêu
cầu, mục
đích đề ra
của đề tài
5 Tài liệu hướng dẫn
sử dụng, bảo quản
hệ thống thiết bị
làm đất.
Tài
liệu
05
Đầy đủ, dễ
tiếp thu đối
với người sử
dụng
Đầy đủ, dễ

tiếp thu đối
với người
sử dụng
6 Tài liệu hướng dẫn
sử dụng, bảo quản
hệ thống thiết bị sản
xuất mạ
Tài
liệu
05
Đầy đủ, dễ
tiếp thu đối
với người sử
dụng
Đầy đủ, dễ
tiếp thu đối
với người
sử dụng
7
Tài liệu hướng dẫn
sử dụng, bảo quản
máy gieo.
Tài
liệu
05
Đầy đủ, dễ
tiếp thu đối
với người sử
dụng
Đầy đủ, dễ

tiếp thu đối
với người
sử dụng
8
Tài liệu hướng dẫn
sử dụng, bảo quản
máy cấy.
Tài
liệu
05
Đầy đủ, dễ
tiếp thu đối
với người sử
dụng
Đầy đủ, dễ
tiếp thu đối
với người
sử dụng
9
Tài liệu hướng dẫn
sử dụng liên hợp
máy thu hoạch lúa
Tài
liệu
05
Đầy đủ, dễ
tiếp thu đối
với người sử
dụng
Đầy đủ, dễ

tiếp thu đối
với người
sử dụng
c) Sản phẩm Dạng III:
Yêu cầu khoa học
cần đạt

Số
TT
Tên sản phẩm

Theo
kế
hoạch
Thực tế
đạt được
Số lượng, nơi
công bố
(Tạp chí, nhà xuất
bản)
1
“Cơ giới hóa trong tiến
trình hiện đại hóa Nông
nghiệp nông thôn Việt
Nam”, số 5/2010
01 bài
báo
01 bài
báo
Tạp chí Nông

Nghiệp & phát
triển Nông thôn

10
2
Bài báo: “Cơ giới hoá sản
xuất lúa ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long và vùng Đồng
Bằng Sông Hồng- thực
trạng và định hướng thời
gian tới“
01 bài
báo
01 bài
báo



Thông tin Cơ
điện Nông
Nghiệp và chế
biến nông sản
3
Báo cáo khoa học: “Current
situasion of rice
mechanization in some
provinces of the Mekong
river delta and Red river
delta
01 báo

cáo
khoa
học
01 báo
cáo
khoa
học
Tại hội nghị Quốc
tế: Agricultural
and bio-systems
engineering, 8-9
Decmber 2009,
Hanoi, Vietnam
d) Kết quả đào tạo:
Số lượng
Số
TT
Cấp đào tạo, Chuyên ngành đào tạo
Theo
kế
hoạch
Thực tế
đạt
được
Ghi
chú

1
01 Tiến sỹ nghiên cứu sinh về lĩnh vực
liên quan là ThS. Phạm Anh Tuấn,

Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng
Yên. Tên đề tài: “Nghiên cứu một số
thông số của bánh sắt mấu kết hợp dùng
cho máy kéo cỡ trung”;
01 01
2. Đánh giá về hiệu quả do đề tài, dự án mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
(Nêu rõ danh mục công nghệ và mức độ nắm vững, làm chủ, so sánh với trình
độ công nghệ so với khu vực và thế giới…)
- Đã điều tra khảo sát thực trạng CGH sản xuất lúa tại một số tỉnh ở hai vùng.
- Đã nghiên cứu đề xuất hình thức tổ chức mô hình CGH tại hai vùng
- Đ
ã xây dựng được quy trình CGHSX lúa phù hợp với 2 mô hình
- Đã lựa chọn được hệ thống thiết bị CGHSX lúa phù hợp cho 2 mô hình
- Đã xây dựng được hai mô hình CGH sản xuất lúa tại hai vùng và đánh giá
được hiệu quả của việc ứng dụng CGH trong sản xuất lúa,
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
(Nêu rõ hiệu quả làm lợi tính bằng tiền dự kiến do đề tài, dự án tạo ra so với
các sản phẩm cùng loạ
i trên thị trường…)

11
Hiệu quả kinh tế: Tổng chi phí sản xuất lúa nhờ đưa CGH vào giảm 20-28%;
Công lao động giảm 20-33%; Tổn thất sau thu hoạch giảm khoảng 45-50%
nhờ đưa máy gặt đập liên hợp vào sản xuất; Chi phí giống giảm khoảng 32-
38% nhờ đưa máy cấy và thiết bị gieo vào ứng dụng.
Hiệu quả xã hội: CGH có năng suất cao, ngoài việc giải phóng được sức lao
động năng nhọc của người nông dân,
đồng thời giải quyết kịp thời vụ để thâm
canh nhằm tăng năng suất. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp ở hai vùng,

khâu thu hoạch còn theo phương pháp nhiều giai đoạn, gặt thủ công năng suất
thấp, tình trạng thiếu lao động mùa vụ ngày càng nghiêm trọng, là áp lực rất
lớn nhất là đối với vụ thu hoạch hè thu thời gian chỉ 15-20 ngày. Đưa máy
GĐLH cũng như hệ th
ống gieo cấy vào mô hình CGH, sẽ giải quyết được
những bức bách về thời vụ cũng như vấn đề lao động hiện nay ở nông thôn,
đảm bảo thời vụ cây trồng vụ sau; CGH theo hướng ĐB góp phần làm giảm
sâu bệnh, tránh thời điểm phát triển sâu bệnh; Ngoài ra CGH làm tăng khả
năng tích tụ ruộng đất; tăng khả năng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; Đồng
đất đượ
c cải tạo nhờ có hệ thống thiết bị thích hợp với CGH sản xuất lúa.
3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài, dự án:
Số
TT
Nội dung
Thời
gian
thực
hiện
Ghi chú
(Tóm tắt kết quả, kết luận chính, người chủ
trì…)
I Báo cáo
định kỳ

Lần 1 12/2007-
6/2008
ĐT thực hiện đúng tiến độ các nội dung đã
đăng ký.
Lần 2 7/2008-

12/2008
ĐT cơ bản thực hiện đảm bảo tiến độ các nội
dung đã đăng ký. Đặc biệt là khâu chuẩn bị
mua sắm thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất cho
mô hình và bước đầu đã cho một số khâu (làm
đất-gieo-cấy) của mô hình đi vào hoạt động.
Lần 3 1/2009-
7/2009
- ĐT thực hiện đúng các nội dung đã được
đăng ký. Tiến độ chậm chủ yếu do thủ tục mua
sắm thiết bị, do đó ảnh hưởng đến tiến độ

12
chung của ĐT.
- Hai mô hình bước đầu đã đi vào hoạt động
cho một số kết quả khả quan (làm đất-gieo-cấy
và thu hoạch).
Lần 4 8/2009-
1/2010
- ĐT đã thực hiện đúng các nội dung và tiến
độ đã được đăng ký.
- Hai mô hình bước đầu đã đi vào hoạt động
tương đối ổn định, cho một số kết quả khả
quan và đang được hai cơ sở tiếp nhận mở
rộng việc trang bị mô hình thông qua việc
đầu tư thiết bị, đặc biệt là khâu làm đất và
thu ho
ạch. Nông dân hai vùng sau khi thăm
quan mô hình cũng đã trang bị máy móc,
thiết bị cho CGH sản xuất lúa.

II Kiểm tra
định kỳ

Lần 1 6/2008
Lần 2 12/2008
Lần 3 1/2010
Lần 4 4/2010
II Nghiệm
thu cơ sở
Ngày 26 tháng 6 năm 2010


Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)





TS. Chu Văn Thiện

Thủ trưởng tổ chức chủ trì
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)





TS. Trần Thị Mai


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BVTV: Bảo vệ thực vật
CGHSX: Cơ giới hoá sản xuất
CGH: Cơ giới hoá
CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ĐBSCL: Đồng bằng sông cửu long
ĐBSH: Đồng bằng sông hồng
ĐB: Đồng bộ
ĐX: Đông xuân
GĐLH: Gặt đập liên hợp
GRH: Gặt rải hàng
HTX: Hợp tác xã
HT: Hè thu
LHM: Liên hợp máy
Ml, CV: Mã lực
MH: Mô hình
MK: Máy kéo
NDT: Nhân dân tệ
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PTS: Phun thuố
c sâu
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TQ: Trung Quốc

Môc lôc

Trang
MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CGH SẢN XUẤT LÚA Ở
NƯỚC NGOÀI VÀ THỰC TRẠNG CGH SẢN XUẤT LÚA TRONG
NƯỚC


8
1.1. TÌNH HÌNH CGH SẢN XUẤT LÚA Ở NƯỚC NGOÀI 8
1.2. THỰC TRẠNG CGH SẢN XUẤT LÚA TRONG NƯỚC 15
Chương 2: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CGH
PHÙ HỢP CHO VÙNG ĐBSH

41
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH CGH SẢN XUẤT LÚA 41
2.2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH CGH SẢN XUẤT LÚA PHÙ HỢP VỚI
HAI MÔ HÌNH (ĐBSH VÀ ĐBSCL)

45
2.3. MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM RIÊNG KHI ỨNG DỤNG QUY TRÌNH VÀO
MÔ HÌNH ĐBSH VÀ ĐBSCL

55
Chương 3: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG
THIẾT BỊ CGH SẢN XUẤT LÚA CHO HAI MÔ HÌNH

58
3.1. LỰA CHỌN MÁY KÉO VÀ HỆ THỐNG DI ĐỘNG 58
3.2. LỰA CHỌN MÁY CHO KHÂU LÀM ĐẤT 62
3.3. LỰA CHỌN MÁY CHO KHÂU GIEO CẤY 64
3.4. LỰA CHỌN MÁY CHO KHÂU CHĂM SÓC 69

3.5. LỰA CHỌN MÁY CHO KHÂU THU HOẠCH 73
3.6 LỰA CHỌN MÁY CHO KHÂU SẤY LÚA ĐBSCL 78
Chương 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH CGH SẢN XUẤT LÚA 81
4.1 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CGH SẢN XUẤT LÚA 81
4.2 VẬN HÀNH HỆ THỐNG THIẾT BỊ TẠI HAI MÔ HÌNH 89
4.3 TRANG BỊ CGH THEO QUY MÔ SẢN XUẤT LÚA MỖI VÙNG 107
Chương 5: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI MÔ HÌNH 111
5.1 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA TỪNG KHÂU CÔNG VIỆC 111
5.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ TỔNG THỂ 128
5.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH CGH 133
Chương 6: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI 137
K
ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC



1
MỞ ĐẦU
Ở nước ta, lúa là cây lương thực quan trọng nhất. Nhờ việc chuyển đổi
cơ chế và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất lúa gạo đã đạt được
nhiều thành công. Lượng gạo xuất khẩu hàng năm tăng liên tục, nếu như năm
2000 xuất khẩu là 3,2 triệu tấn thì năm 2005 là 5,2 triệu tấn, năm 2008 xuất
khẩu đạt kim ngạch trên 1,3 tỷ USD. Diệ
n tích trồng lúa của cả nước hiện nay
khoảng 7.326.000 ha, trong đó vùng ĐBSH là 1.138.800ha; vùng đông Bắc
Bộ 555.500ha; bắc Trung Bộ 674.100ha; duyên hải nam Trung Bộ 370.200
ha; Đông Nam Bộ 418.100 ha và vùng ĐBSCL 3.826.300 ha).

Việc CGH sản xuất lúa của cả nước tiến hành còn chậm, chưa đáp ứng
được yêu cầu của sản xuất và tình trạng lao động ngày càng thiếu hụt, nhất là
khâu làm đất, thu hoạch và sấy điều đó dẫn đến tổ
n thất sau thu hoạch là rất
lớn (11-12%).
Do chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như việc phát triển các khu công
nghiệp, diện tích đất trồng lúa có xu hướng giảm, nhưng cho đến nay sản
lượng lúa vẫn không ngừng tăng lên. Với chiến lược sản xuất lúa có chất
lượng cao, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, canh tác đã được áp
dụng vào sản xuất. Về t
ương lai, lúa vẫn là cây lương thực chủ đạo, không chỉ
vì vấn đề an ninh lương thực mà còn là một mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch
lớn của cả nước.
Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước, các khu công nghiệp và
hoạt động dịch vụ đã thu hút nhiều lao động từ hầu hết các vùng ở nông thôn,
dẫn đến tình trạng khan hiếm nhân lực cho sản xuất nông nghiệp. Với đặc thù
của ngành sản xuất lúa gạo là có tính thời vụ rất cao, yêu cầu nhiều nhân lực
trong một thời gian rất ngắn (không đầy một tháng), chủ yếu tập trung vào
thời điểm thu hoạch, làm đất và gieo cấy . Đặc biệt ở vùng ĐBSCL, do xuất
hiện dịch bệnh rầy nâu, vòng lùn xoắn lá, các địa phương đã phải đồng loạt
xuống giống nên thời vụ lại càng gấp rút hơn. Đi
ều này càng tăng thêm nhu

2
cầu về nhân lực để tập trung giải quyết mang tính thời vụ cao trong sản xuất
lúa gạo.
Chính vì những lý do trên làm cho giá nhân công của các khâu CGH sản
xuất lúa gạo tăng mạnh trong vài năm gần đây. Theo điều tra sơ bộ, tại ĐBSH
chi phí cho các khâu chính sản xuất lúa cho 1 sào (360 m
2

) như sau: làm đất
30.000đ ; cấy: 60.000đ; cắt lúa: 40.000-50.000đ; đập: 20.000đ. Bức xúc nổi
lên trong thời gian vừa qua là vấn đề thu hoạch lúa. Thu hoạch lúa ở ĐBSCL
tăng một cách đột biến từ 500.000đ/ha năm 2003, đến nay đã tăng lên
2.500.000đ/ha. Giá một công gặt lúa hiện nay đã lên tới trên 150.000đ/công.
Việc khan hiếm và chi phí nhân công cao đã đẩy chi phí sản xuất lúa gạo
không ngừng tăng lên, cản trở s
ự phát triển bền vững của các vùng sản xuất
lúa tập trung, đặc biệt là vùng ĐBSCL và ĐBSH. Mặt khác, nhiều nơi do
thiếu nhân công nên không thể thu hoạch đúng thời vụ, gây ra tình trạng mất
mát sau thu hoạch cao không những về số lượng mà còn về cả chất lượng.
Chi phí lao động cho sản xuất lúa ở nước ta hiện nay còn khá cao. Nếu
tính toán theo quy trình sản xuất lúa phổ biến ở miền Bắc: Làm đất và đập
tuốt bằng máy, thu hoạch và làm mạ-cấy bằng thủ công thì chi phí lao động
trên một ha vào khoảng 90–100 công. Còn ở miền nam, nếu không dùng cấy
mà thay thế bằng phương pháp xạ thì chi phí lao động/ha sẽ vào khoảng 50–
60 công. Trong khi đó, nếu tất cả các khâu được CGH đồng bộ thì chi phí
công lao động theo tính toán sơ bộ ở cả hai miền sẽ chỉ vào khoảng 20-30
công/ha. Đó là chưa tính đến năng suất cây trồng được tăng lên, giảm lượng
gi
ống, giảm tổn thất sau thu hoạch
Như vậy, CGH không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn mang lại
hiệu quả về mặt xã hội, đảm bảo an ninh lương thực và ổn định chính trị ở các
vùng nông thôn.
CGH sản xuất lúa gạo nhằm giảm lao động, giảm tổn thất và kịp thời vụ
ngày càng trở thành nhu cầu bức xúc của các vùng sản xuất lúa tập trung.
Chính vì vậy, nhà nước cũ
ng như các địa phương đã xây dựng và phê duyệt

3

các đề án, chương trình hành động nhằm đẩy mạnh CGH và giảm tổn thất sau
thu hoạch lúa gạo, đặc biệt là ở vùng ĐBSCL và ĐBSH. Năm 2006, Bộ nông
nghiệp và PTNT cũng đã đề ra chương trình hành động về đẩy mạnh CGH và
giảm tổn thất sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL, chương trình gồm những nội dung
chính như: Quy hoạch, cải tạo đồng ruộng thích hợp cho việc di chuyển và
hoạt độ
ng của máy móc; Xây dựng và triển khai dự án về mô hình trình diễn
CGH đồng bộ sản xuất lúa; Xúc tiến chương trình chế tạo máy gặt đập liên
hợp và nhập khẩu một số máy phù hợp với điều kiện sản xuất lúa vùng
ĐBSCL.v.v.
Một số tỉnh như Nghệ An, Đắc Lắc, An Giang.v.v. đã có chính sách hỗ
trợ ưu tiên cho các chủ trang trại, HTX nông nghiệp vay vốn đầu tư trang bị
máy làm đấ
t, máy cấy và máy gặt đập liên hợp…bước đầu đã thu được nhiều
kết quả khả quan.
Cho đến thời điểm hiện nay đã có rất nhiều đề án, chiến lược, kế hoạch
được vạch ra từ trung ương đến địa phương, song trên thực tế chưa có địa
phương nào xây dựng được mô hình CGH sản xuất lúa mang tính đồng bộ mà
chủ yếu chỉ mới dừng l
ại ở khâu làm đất, tuốt lúa, gần đây có thêm khâu thu
hoạch và đánh giá đầy đủ hiệu quả các mặt để từ đó có biện pháp nhân rộng
vào sản xuất. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu lựa chọn quy trình
công nghệ và hệ thống máy, thiết bị cho mô hình sản xuất lúa theo hướng
CGH đồng bộ ở đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và vùng đồng bằng
Sông Hồng (ĐBSH)” nh
ằm thực hiện CGH đồng bộ tất cả các khâu từ làm
đất, gieo, cấy, chăm sóc và thu hoạch là việc làm hết sức cần thiết, nhằm tăng
năng suất, giảm thất thoát, giải quyết được tình trạng bức xúc về lao động và
tính khẩn trương của mùa vụ.
Đề tài “Nghiên cứu lựa chọn quy trình công nghệ và hệ thống máy, thiết

bị cho mô hình sản xuất lúa theo hướng CGH đồng bộ ở
đồng bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL) và vùng đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH)”, Mã số
KC.07.06/06-10 thuộc chương trình KHCN phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp

4
và nông thôn (KC.07/06-10). Thời gian thực hiện 30 tháng (12/2007 đến
5/2010), do TS. Chu Văn Thiện làm chủ nhiệm đề tài. Cơ quan chủ trì là Viện
Cơ Điện Nông Nghiệp và Công Nghệ sau thu hoạch.
Mục tiêu của đề tài
1. Lựa chọn được quy trình công nghệ và hệ thống máy, thiết bị phù hợp
để thực hiện CGH đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, góp phần
giải quyết tình trạng bức xúc về lao động và tính khẩ
n trương của mùa vụ tại
hai vùng sản xuất lúa tập trung.
2. Đề xuất và xây dựng được mô hình tổ chức sản xuất lúa bằng cơ giới
phù hợp.
3. Xây dựng được hai mô hình CGH đồng bộ sản xuất lúa tại hai vùng.
Nội dung nghiên cứu:
Nội dung 1
: Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức CGH sản xuất lúa tại
hai vùng
1. Điều tra khảo sát thực trạng cơ giới hoá (tổ chức, sử dụng thiết bị.v.v)
sản xuất lúa tại một số tỉnh ở hai vùng .
2. Nghiên cứu đề xuất hình thức tổ chức mô hình CGH tại hai vùng.
Nội dung 2
: Nghiên cứu xây dựng quy trình CGHSX lúa phù hợp với 2
mô hình
1. Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất mạ thảm trên ruộng.
2. Nghiên cứu xây dựng quy trình CGH đồng bộ sản xuất lúa ở 2 MH

thuộc 2 vùng.
Nội dung 3
: Nghiên cứu lựa chọn hệ thống thiết bị CGHSX lúa cho 2
mô hình
1. Lựa chọn máy kéo, hệ thống di động và máy làm đất
2. Nghiên cứu, lựa chọn hệ thống thiết bị sản xuất mạ thảm trên ruộng
cho ĐBSCL
3. Nghiên cứu, lựa chọn máy cấy thích hợp với hai vùng.
4. Lựa chọn máy phục vụ khâu thu hoạch thích hợp với hai vùng.

5
5. Nghiên cứu, lựa chọn máy sấy thích hợp với vùng ĐBSCL
Nội dung 4
: Xây dựng mô hình cơ giới hoá sản xuất lúa tại hai vùng
1. Xây dựng mô hình tổ chức cơ giới hóa:
2. Vận hành hệ thống thiết bị CGH đồng bộ tại hai mô hình.
- Nghiên cứu tổ chức sử dụng các thiết bị và dịch vụ kỹ thuật
- Vận hành và theo dõi hoạt động hệ thống máy và thiết bị trong điều
kiện sản xuất. Xác định các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật củ
a mô hình
- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý và công nhân vận hành, sửa
chữa, bảo dưỡng thiết bị, chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu nội dung 1: Thu thập các dữ liệu điều tra,
khảo sát thông tin từ các kênh trong và ngoài nước, điều tra khảo sát thực
trạng tại một số địa phương hai vùng, đặc biệt chú trọng phương pháp
điều tra
khảo sát trực tiếp làm cơ sở đánh giá thực trạng tình hình CGH sản xuất lúa
hai vùng và xác định hình thức tổ chức và sử dụng thiết bị một cách có hiệu
quả.

- Phương pháp nghiên cứu nội dung 2: Kết hợp phương pháp chuyên gia
và thu thập thông tin với việc thực hiện thực nghiệm tại hiện trường. Sử dụng
nghiên cứu so sánh để xác định giá trị các chỉ tiêu thích hợp, tươ
ng ứng với
từng quy trình công nghệ khi thực hiện CGH đồng bộ.
- Phương pháp nghiên cứu nội dung 3: Kết hợp giữa nghiên cứu lý
thuyết và kinh nghiệm thực tế, sử dụng phương pháp chuyên gia để đưa ra các
căn cứ lựa chọn mẫu máy và thiết bị phù hợp với từng khâu, từng vùng.
- Phương pháp nghiên cứu nội dung 4: Tổ chức xây dựng mô hình. Căn
cứ vào thực tế địa phương nghiên c
ứu xây dựng mô hình tổ chức. Vận hành
hệ thống máy và thiết bị tất cả các khâu. Tiến hành theo dõi hoạt động và thực
nghiệm tại hiện trường với việc đo lường, xác định các chỉ tiêu kinh tế-kỹ
thuật. Đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống máy và thiết bị; các bài toán về
tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường để đánh giá hiệu quả của việ
c

6
xây dựng mô hình CGH đồng bộ. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nhân
rộng mô hình trong cả nước.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đã tiến hành nội dung và tiến độ như
sau:
- Năm 2007-2008: Điều tra, khảo sát tình hình CGH sản xuất lúa tại
một số tỉnh hai vùng; Lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình; Nghiên cứu xây
dựng quy trình và lựa chọn hệ thống thiết bị. B
ắt đầu xây dựng mô hình CGH
sản xuất lúa và khảo nghiệm hệ thống thiết bị.
- Năm 2009: Tiếp tục xây dựng mô hình CGH sản xuất lúa tại hai vùng
(thành lập ban quản lý mô hình, tổ dịch vụ CGH, chuẩn bị ruộng và cơ sở vật
chất cần thiết). Tiếp tục khảo nghiệm hệ thống thiết bị, đánh giá tính ổn định

và hiệu quả của việc CGH.
- N
ăm 2010: Tiếp tục khảo nghiệm hệ thống thiết bị, đánh giá hiệu quả
của việc CGH. Tổng kết các kết quả đạt được của toàn bộ quá trình thực hiện
đề tài.
Kết quả đạt được của đề tài:
- Đã điều tra khảo sát thực trạng CGH sản xuất lúa tại một số tỉnh ở hai
vùng.
- Đã nghiên cứu đề xuấ
t hình thức tổ chức mô hình CGH tại hai vùng
- Đã xây dựng được quy trình CGHSX lúa phù hợp với 2 mô hình
- Đã lựa chọn được hệ thống thiết bị CGHSX lúa phù hợp cho 2 mô hình
- Đã xây dựng được hai mô hình CGH sản xuất lúa tại hai vùng và đánh
giá được hiệu quả của việc ứng dụng CGH trong sản xuất lúa, cụ thể:
+ Hiệu quả kinh tế: Tổng chi phí sản xuất lúa nhờ đưa CGH vào giảm
20-28%; Công lao độ
ng giảm 20-33%; Tổn thất sau thu hoạch giảm khoảng
45-50% nhờ đưa máy gặt đập liên hợp vào sản xuất; Chi phí giống giảm
khoảng 32-38% nhờ đưa máy cấy và thiết bị gieo vào ứng dụng.
+ Hiệu quả xã hội: CGH có năng suất cao, ngoài việc giải phóng được
sức lao động năng nhọc của người nông dân, đồng thời giải quyết kịp thời vụ

7
để thâm canh nhằm tăng năng suất. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp ở hai
vùng, khâu thu hoạch còn theo phương pháp nhiều giai đoạn, gặt thủ công
năng suất thấp, tình trạng thiếu lao động mùa vụ ngày càng nghiêm trọng, là
áp lực rất lớn nhất là đối với vụ thu hoạch hè thu thời gian chỉ 15-20 ngày.
Đưa máy GĐLH cũng như hệ thống gieo cấy vào mô hình CGH, sẽ giải quyết
được những bức bách v
ề thời vụ cũng như vấn đề lao động hiện nay ở nông

thôn, đảm bảo thời vụ cây trồng vụ sau; CGH theo hướng ĐB góp phần làm
giảm sâu bệnh, tránh thời điểm phát triển sâu bệnh; Ngoài ra CGH làm tăng
khả năng tích tụ ruộng đất; tăng khả năng sản xuất hàng hóa quy mô lớn;
Đồng đất được cải tạo nhờ có hệ thống thiết bị thích hợ
p với CGH sản xuất
lúa.
- Các kết quả khác:
+ Đã công bố được 01 bài báo trên tạp chí Nông Nghiệp & phát triển
Nông thôn: “Cơ giới hóa trong tiến trình hiện đại hóa Nông nghiệp nông
thôn Việt Nam”, số 5/2010; 01 bài báo trên tờ thông tin Cơ điện Nông Nghiệp
và chế biến nông sản: “
CƠ GIỚI HOÁ SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BĂNG SÔNG CỬU
LONG VÀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG THỜI
GIAN TỚI“;
01 báo cáo khoa học tại hội nghị Quốc tế: Agricultural and bio-
systems engineering, 8-9 Decmber 2009, Hanoi, Vietnam:
“THỰC TRẠNG CƠ
GIỚI HOÁ SẢN XUẤT LÚA TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
VÀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG”.
+ Góp phần vào việc đào tạo tiến sỹ cho 01 nghiên cứu sinh về lĩnh vực
liên quan là ThS. Phạm Anh Tuấn, Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng
Yên. Tên đề tài: “Nghiên cứu một số thông số của bánh sắt mấu kết hợp dùng
cho máy kéo cỡ trung”;

8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CGH SẢN XUẤT LÚA Ở NƯỚC
NGOÀI VÀ THỰC TRẠNG CGH SẢN XUẤT LÚA TRONG NƯỚC
1.1. TÌNH HÌNH CGH SẢN XUẤT LÚA Ở NƯỚC NGOÀI
Ở một số nước có nền sản xuất lúa nước phát triển như Trung Quốc,

Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, quá trình sản xuất lúa nước được CGH đồng
bộ với mức độ tương đối cao, có nước gần như được CGH đồng bộ hoàn toàn.
Thí dụ,
để có thể ứng dụng khâu thu hoạch bằng máy tuốt trên cây, khâu cấy
phải đảm bảo khoảng cách hàng tiêu chuẩn, ruộng đất phải được quy hoạch
tốt, hệ thống thủy lợi phải được đầu tư đầy đủ, kế hoạch sản xuất phải được
thiết lập đảm bảo cho việc ứng dụng máy móc một cách đồng bộ và triệt để.
Về mô hình tổ
chức CGH, tùy theo từng nước có sự khác nhau. Ở
Trung Quốc và Nhật Bản CGH chủ yếu theo mô hình tập thể, còn ở Hàn Quốc
lại chủ yếu mang tính dịch vụ tư nhân. Tuy nhiên dù ở hình thức nào đi chăng
nữa, thì tính kế hoạch trong sản xuất ở các nước CGH sản xuất lúa phát triển
cũng rất cao và được lập ra một cách khoa học.
Trung Quốc là đất nước rộng lớn, nông nghiệp là nền t
ảng của nền
kinh tế quốc dân và CGH đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển
nông nghiệp. Trải qua hơn 50 năm phát triển, nhất là khi Nhà nước thực hiện
những chính sách đổi mới và mở cửa, CGH nông nghiệp của Trung Quốc đã
duy trì được sự phát triển ở tốc độ cao và đã cung cấp rất nhiều loại máy móc
có hiệu quả, thích hợp cho nông nghiệp. Theo số liệu th
ống kê, vào cuối năm
1999 Trung Quốc có hơn 1,8 triệu máy kéo cỡ lớn và cỡ trung, 25 triệu máy
kéo cỡ nhỏ, 18 triệu xe vận tải dùng trong nông nghiệp, 300.000 máy gặt đập
liên hợp và một luợng lớn máy cày, bừa, gieo và bảo vệ cây trồng. Ngành
CGH nông nghiệp đã cung cấp thiết bị và đóng một vai trò quan trọng trong
việc nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, tăng cuờng khả năng khắc
phục những tác động xấ
u của tự nhiên, nâng cao mức thu nhập và tích luỹ cho

9

sản xuất, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và chấn hưng kinh tế ở các
vùng nông thôn, thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp theo huớng công
nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Vào những năm đầu thập kỷ 80, nhờ có sự cải tổ hệ thống kinh tế nông
thôn theo qui luật kinh tế thị truờng, kinh tế hộ gia đình đã có tác động mạnh
đến các vùng nông thôn làm cho nền kinh tế nông thôn phát triển nhanh
chóng. Thu nhập của nông dân đã tă
ng nhanh, thúc đẩy sự phát triển nhanh
chóng của những loại máy nông nghiệp cỡ nhỏ như máy kéo nhỏ, ôtô ba bánh
dùng trong nông nghiệp, máy liên hợp thu hoạch cỡ nhỏ và nhiều loại thiết bị
cỡ nhỏ khác.
Những năm đầu thập kỷ 90, do nhu cầu của thị truờng về máy nông
nghiệp cỡ trung và cỡ lớn tăng nhanh nên các nhà máy chế tạo máy nông
nghiệp nổi tiếng trên thế giới lần luợt đặt v
ăn phòng đại diện của họ tại Trung
Quốc. Nhiều hãng đầu tư 100% vốn để thành lập nhà máy hay liên doanh. Ví
dụ như hãng John Deer đã thành lập Công ty TNHH Máy Thu hoạch Deer
Jianlian và Công ty Máy kéo Deer Tiantuo; New Holland Beidahua Tractor và
New Holland – Shanghai Tractor, các hãng Kubota và Yanmar của Nhật Bản,
Tongyang của Hàn Quốc cũng đã thành lập công ty liên doanh hay công ty tự
đầu tư toàn bộ vốn để chế tạo máy cấy và máy gặt đập liên hợp lúa.
Cơ chế quản lý nông nghiệp Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điể
m
tương đồng: Đã cùng trải qua một thời kỳ quản lý theo kiểu tập trung, bao
cấp; Đã thực hiện chính sách cải cách, đổi mới, mở cửa; Hiện nay đều dựa
trên cơ sở kinh tế hộ nông dân tự chủ làm nền tảng; Phần lớn kinh tế hộ nông
dân còn ở quy mô nhỏ, năng lực kinh tế còn nhiều hạn chế. TQ cải cách sớm
hơn Việt Nam 10 năm và đ
ang có bước phát triển khá mạnh. Chuyển sang cơ
chế mới, TQ đã khắc phục cơ bản những nhược điểm trên. Kinh tế hộ nông

dân từng bước được phục hồi và tăng trưởng. Trong lĩnh vực CGH nông
nghiệp, TQ có bề dày kinh nghiệm hơn 60 năm qua và gần đây TQ đã thu

×